Trang

Diệp Kính Thiên: Nguyễn Tấn Dũng có thắng không?

Khả năng được đề cử chức Tổng bí thư khóa 12 cho Nguyễn Tấn Dũng có thể chắc chắn. Đây mới chỉ là hiệp một. Sang hiệp hai – bầu cử Ban chấp hành Trung ương khóa 12 – mới là chủ yếu.

Anh Ba Thanh: Nguyễn Phú Trọng sẽ làm Tổng bí thư nửa nhiệm kỳ đầu khóa XII ?

Khai mạc hội nghị, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã hé lộ một chi tiết đáng lưu ý trong báo cáo đó là về đề xuất tiêu chí xem xét trường hợp "đặc biệt"

19.9.15

Hùng Vương - Thử chấm điểm Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng


Nếu ông Nguyễn Tấn Dũng làm Tổng Bí thư, có rất nhiều việc chờ ông, đòi hỏi bản lĩnh dám làm của ông. Dẹp bỏ Chủ nghĩa Mac-Lênin xa lạ, đề cao Tư tưởng Hồ Chí Minh sẽ là nhiệm vụ quan trọng nhất, và khó nhăn nhất.
Con đường quan lộ xuôn xẻ và chông gai của Thủ tướng Tấn Dũng.

8.9.15

Người Buôn Gió - Nguyễn Tấn Dũng sẽ thay Trương Tấn Sang làm Chủ tịch nước?

Nguyễn Tấn Dũng đã có một điểm mạnh mà không có đối thủ nào của ông ta có được. Đó là khả năng biết chia tiền, chia nguồn thu, lợi lộc cho các đồng chí. Tính quyết đoán khi cần thanh toán đối thủ hoặc có thể nhẫn nhịn làm hoà. Những khả năng thường có ở những '' Bố Già '' thượng thặng. 
Liệu thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sẽ thay Trương Tấn Sang làm chủ tịch nước? Ảnh: AP
Năm 2012 là năm gay go nhất đối với Nguyễn Tấn Dũng, sau khi suýt bị Bộ Chính Trị kỷ luật, ông Dũng đã buộc phải đứng giữa quốc hội, xin rút kinh nghiệm và kể lể công sức của mình phục vụ đảng từ lúc nhỏ để mong được tha thứ. Đại biểu quốc hội Dương Trung Quốc lúc đó đã thẳng thừng đặt câu hỏi rằng liệu ông Dũng có nghĩ đến việc từ chức không.? Đây là một câu hỏi thằng thừng mà chưa có tiền lệ đặt ra với lãnh đạo Việt Nam.

Liên tiếp năm 2013 đến 2014 Nguyễn Tấn Dũng phải đối mặt với hàng loạt hướng tấn công từ các đối thủ của mình. Sức tấn công mạnh nhất vẫn từ hướng của Nguyễn Bá Thanh vào vụ án Vinashin. Trong lúc đó Nguyễn Phú Trọng liên tục mở những cuộc chấn chỉnh đảng, phê bình và tự phê bình, những điều đảng viên không làm để nhằm triệt hạ bằng được Nguyễn Tấn Dũng.

Nhưng cái chết bất ngờ của Nguyễn Bá Thanh đã làm đình trệ công cuộc chống tham nhũng hướng vào Nguyễn Tấn Dũng. Kỳ thực cuộc chống tham nhũng đó chỉ là cái tên của một chiến dịch thanh toán nhau trong nội bộ ĐCSVN, bởi tất cả lãnh đạo cộng sản nào cũng tham nhũng, kể cả Nguyễn Bá Thanh.

Nguyễn Tấn Dũng đã có một điểm mạnh mà không có đối thủ nào của ông ta có được. Đó là khả năng biết chia tiền, chia nguồn thu, lợi lộc cho các đồng chí. Tính quyết đoán khi cần thanh toán đối thủ hoặc có thể nhẫn nhịn làm hoà . Những khả năng thường có ở những '' Bố Già '' thượng thặng. Nhờ vậy Nguyễn Tấn Dũng nắm gần hết lá phiếu của ban chấp hành trung ương Đảng để biểu quyết cho mình, thoát được vụ kỷ luật của Bộ Chính Trị năm 2012 và các đợt tấn công những năm sau đó. Để đến năm 2015, sau hai kỳ đại hội trung ương trong năm này, Nguyễn Tấn Dũng nắm gần hết quyền lực trong đảng cộng sản. Một trong những đối thủ nặng ký với Dũng là Phùng Quang Thanh bất ngờ đổ bệnh giữa năm 2015, buộc phải làm đơn xin không ứng cử nhiệm kỳ tới đây vào năm 2016 vì lý do sức khoẻ.

Việc đổ bệnh của Phùng Quang Thanh dập tắt hoàn toàn những đốm lửa le lói còn lại từ chiến dịch của Nguyễn Bá Thanh muốn tấn công Nguyễn Tấn Dũng.

Con đường của Nguyễn Tấn Dũng thênh thang hơn bao giờ hết. Các đối thủ tấn công, người thì đột tử, đột bệnh hoặc trở nên ngoan ngoãn, hiền lành, an phận. Đối thủ có thể cạnh tranh với Dũng bây giờ là Trương Tấn Sang. Nhưng dường như Nguyễn Tấn Dũng không bận tâm đến Sang nhiều. Sang là một kẻ bất tài, không có thực lực, không tạo được vây cánh, cả sự nghiệp lãnh đạo của Sang không có một dấu ấn nào cho thấy Sang có năng lực. Bất quá chỉ là những lời nói '' lạ '' gãi đúng bức xúc của dân chúng, ngoài ra không có gì khá hơn. Nếu một kẻ như Sang có ngồi vào trước ghế TBT nhiệm kỳ tới cũng là điều Dũng chấp nhận được.

Tất cả những vị trí trọng yếu như thủ tướng, bộ trưởng công an, bộ trưởng quốc phòng, chủ tịch quốc hội tới đây đều là tay chân thân tín của Nguyễn Tấn Dũng. Vì vậy Dũng chẳng khó khăn gì, khi để chức TBT Đảng CSVN cho người hữu danh vô thực như Sang duy trì bóng ma hồn cốt của chế độ Cộng Sản, làm bình phong cho Dũng thao túng chính trường.

Trong chế độ cộng sản Việt Nam, chức thủ tưởng, chủ tịch quốc hội chủ tịch nước chỉ là bù nhìn so với Tổng Bí Thư. Nguyễn Tấn Dũng đã thành công trong việc biến chức thủ tướng vốn ít quyền hành trước kia, thành chức có nhiều quyền lực, ảnh hưởng nhất so với các thủ tướng tiền nhiệm như Võ Văn Kiệt Phan Văn Khải,. Chắc chắn tương lai ở cương vị chủ tịch nước, với bộ sậu đàn em dưới trướng. Nguyễn Tấn Dũng sẽ biến chức chủ tịch nước vô vị bấy lâu thành một chức vị quyền lực mạnh nhất, lớn nhất đất nước.

Nếu Dũng làm TBT, mặc nhiên vị trí của Dũng sẽ gây khó khăn cho các đàm phán với quốc tế trước đây. Tầm hoạt động của Dũng bị gò bó trong khuôn khổ nội bộ đất nước. Việc giao tiếp với các nước tư bản hay không cộng sản sẽ trắc trở về thủ tục ngoại giao và danh nghĩa. Ở cương vị CTN Nguyễn Tấn Dũng vẫn có danh chính, ngôn thuận để tiếp xúc thoả thuận bên ngoài và chỉ đạo trong nước thực hiện những đàm phán, thoả thuận đó.

Khả năng Dũng đạt được hai chức Tổng Bí Thư và Chủ Tịch Nước như dư luận đồn đoán là khó xảy ra. Bởi Trung Quốc sẽ không cho phép Việt Nam được bắt chước mô hình Trung Quốc bây giờ. Trừ những thủ đoạn cai trị, trấn áp người trong nước và đối phó với phương Tây bằng thái độ thù địch là được cho phép học tập, áp dụng triển khai ngay. Còn những cải cách khác về kinh tế, chính trị. Việt Nam chỉ được Trung Quốc cho phép làm theo khi cải cách đó có ở Trung Quốc từ 5 năm trở lên.

Trung Quốc đang ráo riết âm mưu ngăn cản Việt Nam chịu ảnh hưởng của Phương Tây. Cho nên một TBT kiêm CTN mà có con rể, con gái quốc tịch Hoa Kỳ như con của Dũng là điều Trung Quốc đương nhiên là không muốn.

Để cân bằng quan hệ quốc tế và quyền lực nội bộ bên trong cùng với những đòi hỏi của dân chúng về một nhà nước pháp quyền, những nhu cầu cấp thiết cần cải cách về kinh tế, pháp luật, nhân quyền, hành chính đồng thời vẫn đảm bảo sự tồn tại của Đảng CSVN mà không gây xáo trộn xã hội bất ngờ.

Chắc chắn Nguyễn Tấn Dũng phải làm Chủ Tịch Nước.


11.5.15

Dương Hoài Linh - Hội nghị Trung ương 11: Phát pháo cho trận chiến quyền lực

Dân Luận: Trong bối cảnh Đảng họp kín, không cho người dân biết quá trình thảo luận cũng như những nghi vấn về kẻ "có biểu hiện cơ hội chính trị, tham vọng quyền lực, xu nịnh, chạy chọt, vận động cá nhân, tư tưởng cục bộ, phe cánh, lợi ích nhóm, mị dân, chuyên quyền, độc đoán, trù dập người thẳng thắn đấu tranh, phê bình" là ai thì mãi mãi chúng ta không thể có một nền chính trị trong sạch, bởi vì thiếu minh bạch là môi trường rất tốt để những kẻ xấu lên ngai vàng bằng quan hệ và lo lót. Có lời đồn rằng trong Hội nghị này Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã thắng thế và có khả năng sẽ lên Tổng bí thư, nhưng cũng có những nhận định ngược lại như của tác giả Dương Hoài Linh sau đây. Nói tóm lại là ai trong số họ chiến thắng thì người dân cũng là kẻ chiến bại, nếu người dân không biết đấu tranh đòi sự minh bạch và công khai trong việc chọn lựa lãnh đạo quốc gia.


Kami - Thấy gì từ Hội nghị Trung ương 11?

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã thoát hiểm tại Hội nghị TW4 một cách ngoạn mục trong gang tấc, khi đa số các Ủy viên trung ương đã không tán thành yêu cầu việc kỷ luật ông Nguyễn Tấn Dũng do Bộ Chính trị đề xuất.
Hội nghị TW 11
Sau 4 ngày làm việc, Hội nghị Ban Chấp hành trung ương Đảng CSVN lần thứ 11 – Khóa XI vừa tại Hà nội ngày 4/5/2015, với nội dung chủ yếu là bàn về công tác nhân sự, để chuẩn bị cho Đại hội Đảng CSVN lần thứ XII đã kết thúc. Hội nghị này đã tập trung vào các vấn đề, bao gồm về phương hướng công tác tổ chức nhân sự, về số lượng-việc phân bổ đại biểu, vấn đề mô hình tổ chức chính quyền địa phương và Dự án Sân bay Quốc tế Long Thành.

Với nội dung chủ yếu là bàn về công tác nhân sự, nên Hội nghị TW11 có tầm quan trọng đặc biệt, chính vì thế điều được dư luận quan tâm nhất vẫn là vấn đề đường hướng lựa chọn và cơ cấu 20 chức danh lãnh đạo chủ chốt của Đảng CSVN. Đó là danh sách các Ủy viên Bộ Chính trị và Ban Bí thư. Điều đáng chú ý và được dư luận hết sức quan tâm bàn thảo đó là chi tiết trong diễn văn bế mạc Hội nghị TW11 của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khi nói về tiêu chí lựa chọn các Uỷ viên TW Đảng. Đó là "Kiên quyết không để lọt vào BCH TƯ những người có biểu hiện không kiên định đường lối, quan điểm của Đảng, có biểu hiện cơ hội chính trị, nói và làm trái Cương lĩnh, đường lối, nguyên tắc của Đảng, cơ hội chính trị, tham vọng quyền lực, phe cánh, lợi ích nhóm và mị dân..."

Dựa vào những tiêu chí đó, đã xuất hiện luồng ý kiến cho rằng TBT ngầm ám chí quyết tâm loại bỏ đồng chí X và phe cải cách của ông ta, điều đó chứng tỏ một lần nữa mâu thuẫn phe cánh trong nội bộ lãnh đạo Đảng CSVN đã lên tới đỉnh điểm trước ĐH XII.

Vậy sự thật của vấn đề này như thế nào?

Chuyện trong nội bộ lãnh đạo cao cấp của Đảng CSVN có sự phân hóa và chia rẽ thành các phe nhóm hay không là điều không phải bàn cãi. Với bằng chứng là TBT Nguyễn Phú Trọng trong lúc đọc bài diễn văn bế mạc Hội nghị TW4 - Khóa XI, đã không cầm được nước mắt khi Ban Chấp hành TW không thông qua nghị quyết kỷ luật đồng chí X - Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Đây được coi là nước cờ nhằm hạ bệ Nguyễn Tấn Dũng.

Câu hỏi được đặt ra là, vào thời điểm hiện tại tương quan lực lượng giữa các phe phái ra sao? Phe cải cách của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đang mạnh hay yếu? Và có hay không cơ hội lật ngược thế cờ của phe bảo thủ mà người đứng đầu là TBT Nguyễn Phú Trọng trước Đại hội Đảng CSVN lần thứ XII?

Có thể nói, có lẽ thời điểm trước Hội nghị TW4 là giai đoạn hoàng kim nhất của phe Đảng của người đứng đầu là TBT Nguyễn Phú Trọng, khi đó dư luận ủng hộ việc xử lý kỷ luật đồng chí X và cho rằng đó là việc làm cần thiết. Tuy vậy, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã thoát hiểm tại Hội nghị TW4 một cách ngoạn mục trong gang tấc, khi đa số các Ủy viên trung ương đã không tán thành yêu cầu việc kỷ luật ông Nguyễn Tấn Dũng do Bộ Chính trị đề xuất.

Đây là thời điểm đánh dấu một sự chuyển biến quan trọng về quyền lực trong chính trường Việt nam, khi quyền lực tối cao trong Đảng vốn từ lâu đã thuộc về Bộ Chính trị và người đứng đầu là Tổng Bí Thư đã phải chuyển sang cho Ban Chấp hành TW. Và cũng chỉ không lâu, điều này đã được chứng minh tại Hội nghị TW sau đó, khi tiến hành bầu bổ xung thêm 02 vị trị trong Bộ Chính trị, thì các ứng cử viên hàng đầu do TBT Nguyễn Phú Trọng giới thiệu, đó là các ông Nguyễn Bá Thanh, trưởng Ban Nội chính TW và Vương Đình Huệ, trưởng Ban Kinh tế TW đã không được Ban Chấp hành TW ủng hộ. Mà thay vào đó là bà Nguyễn Thị Kim Ngân và ông Nguyễn Thiện Nhân những người được cho là ủng hộ Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Không chỉ thế, tại Hội nghị TW10 khi Ban Chấp hành TW tiến hành bỏ phiếu tín nhiệm 20 chức danh lãnh đạo cao nhất của Đảng thì Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng là người đạt được số phiếu tín nhiệm cao cao nhất.

Tuy nhiên, dư luận bất ngờ với thông tin từ bài viết "Tương quan nội bộ thay đổi lớn trước Hội nghị 11 về nhân sự khóa tới", từ blog Cầu Nhật tân nhận định cho rằng "Sau một số thất bại tạm thời tại mấy Hội nghị Trung ương gần đây, hàng loạt quyết định nhân sự vừa qua cho thấy phe Đảng trị đã có những động thái mang tầm vóc chiến lược lấy lại sức mạnh và lực lượng để chuẩn bị cho giai đoạn quan trọng nhất có tính quyết định đối với nhân sự khóa 12 tới.".

 Không chỉ thế, bài viết còn nhận định khẳng định rằng "Với việc mở rộng số Ủy viên Ban chấp hành Trung ương (lên đến 290) khóa tới, lực lượng trước đây ủng hộ phe lợi ích nhóm đang bị pha loãng và phân hóa. Dù tại các Hội nghị trước, phe lợi ích nhóm chiếm thế thượng phong, song hiện gặp khó khăn là thiếu lực lượng hậu bị và mất dần các địa bàn chiến lược, đó là chưa kể nhiều thành phần đã có biểu hiện dao động, đổi bên. Tình hình tương quan lực lượng cho thấy phe Đảng trị xem ra đã chiếm thế thượng phong trước thềm hội nghị Trung ương 11 sắp được triệu tập có tính chất cực kỳ quan trọng nhằm chuẩn bị cho Đại hội 12 diễn ra vào tháng 1 năm 2016."
Nhận định đó, nếu kết hợp với việc Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đột nhiên "trở mặt" chửi "Đế quốc Mỹ" trong bài diễn văn quan trọng đọc tại Lễ kỷ niệm 40 năm ngày thống nhất đất nước 30/4/2015 tại Sài gòn vừa qua thì cho thấy có nhiều cơ sở đáng tin. 

Tuy nhiên, nếu để ý chi tiết khi Dự án xây dựng Sân bay Quốc tế Long Thành - một Dự án của nhóm lợi ích ODA vốn được dư luận cho là cú vét ODA cuối của Chính phủ, bỗng nhiên trở thành một trong 4 vấn đề quan trọng của Đảng CSVN hiện nay, được đích thân TBT Nguyễn Phú Trọng đề nghị trung ương thông qua. Và kết quả cuối cũng đã được Ban Chấp hành TW chuẩn y. Chi tiết này được các nhà bình luận cho rằng đó là một sự thỏa thuận lợi ích, có liên quan đến vấn đề nhân sự giữa các phe nhóm, kiểu "Ông rút chần giò, bà thò chai rượu". Điều đó cho thấy phe cán của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng không yếu như người ta đồn đoán.

Có thể giải thích vấn đề này như sau:

Trước hết, thời gian gần đây người ta thấy truyền thông nhà nước đã hạn chế và hầu như không đưa các tin tức liên quan đến hoạt động của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, đồng thời người ta cũng không thấy ông Nguyễn Tấn Dũng có các phát biểu "mị dân" hay "đi ngược Cương lĩnh của Đảng" như trước đây. Ngược lại, người ta còn thấy Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng công khai tố cáo tội ác của đế quốc Mỹ. Cần phải hiểu trong lúc này, ông Nguyễn Tấn Dũng đang chứng tỏ mình là người vẫn kiên định với Chủ nghĩa Marx-Lenin và đường lối của Đảng hòn để lôi kéo các Ủy viên TW khác đang còn lừng chừng vì nghi ngờ ông Dũng sẽ phá rào tiến tới sự cải cách về chính trị. Đây là kế sách "nín thở để qua sông" của ông Dũng nhằm vươn tới chiếc ghế quyền lực cao nhất, đó là giành cho bằng được vai trò Tổng Bí thư kiêm Chủ tịch nước như của ông Tập Cận Bình ở Trung quốc.

Nên nhớ, không phải ngẫu nhiên mà buổi chiều 8/5/2015 tại Hà Nội, ngay sau khi Hội nghị TW11 bế mạc, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và các thành viên Đoàn đại biểu Quốc hội TP Hà Nội, đơn vị bầu cử số 1 đã tiến hành tiếp xúc cử tri quận Hoàn Kiếm, trao đổi với các cử tri Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cho rằng “Bí thư kiêm chủ tịch thì to quá, ai kiểm soát ông?”. Đây chính là bằng chứng rõ nét nhất cho thấy Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và không ít các lãnh đạo cao cấp trong Đảng CSVN đã và đang lo ngại vai trò của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Mà theo họ, ông Dũng có thể phá nát Đảng CSVN nếu nắm một quyền lực bao trùm như thế.

Nhìn sang quan hệ Việt - Mỹ thì người ta dễ dàng nhận thấy phía Mỹ hết sức nhẫn nhục và cam chịu trong quan hệ với Việt nam, cho dù phía Việt nam có nhiều biểu hiện có thể gọi là thiếu tôn trọng và không tin tưởng nước Mỹ. Điển hình là Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, một người vốn được coi là thân Mỹ song sẵn sàng lớn tiếng chửi Mỹ là đế quốc, là tàn bạo.... Nên hiểu, chính trị là như thế, nói yêu không có nghĩa là yêu, nói ghét cũng không có nghĩa là không thích. Chính trị là "nói dzậy nhưng không phải như dzậy". Với phía Mỹ trong lúc này họ cũng ở trong tâm trạng như Thủ tướng Dũng, hy sinh nhiều thứ về một mục tiêu đại cục của mình, trong trường hợp sau Đại hội XII nếu ông Dũng đảm trách trọng trách Tổng Bí thư kiêm Chủ tịch nước thì mọi vấn đề trong quan hệ với Việt nam của người Mỹ sẽ trở nên dễ dàng hơn.

Quay sang Trung quốc để thấy, sau chuyến thăm Trung Quốc của TBT Nguyễn Phú Trọng với sự tiếp đón ở mức độ trọng thị nhất thì báo chí Trung Quốc đã không ngần ngừ trong việc tấn công và bôi nhọ ông Tổng Bí thư. Đặc biệt là khoét sâu vào mâu thuẫn nội bộ trong ban lãnh đạo của Việt nam. Các nhà bình luận cho rằng, nếu hiện tại phe của ông Tổng Bí thư đang mạnh, ở thế thượng phong thì không bao giờ họ sẽ công khai công kích ông Trọng như vậy. Việc gia tăng xây dựng các đảo nhân tạo của Trung quốc trên Biển Đông vào thời điểm này cũng cho thấy họ muốn mọi việc rơi vào thế đã rồi, trước khi kết thúc Đại hội XII. Vì lúc đó nếu ông Nguyễn Tấn Dũng nắm chức vụ cao nhất trọng bộ máy Đảng và Nhà nước Việt nam thì chuyện gì sẽ xảy ra trong quan hệ Việt nam - Trung quốc khó mà có thể đoán trước được. Nên nhớ, trong gần hết thời gian hơn 9 năm, đảm trách 02 nhiệm ký làm Thủ tướng, ông Dũng chưa hề tiến hành thăm chính thức Trung Quốc.

Người ta có câu "Mạnh vì gạo, bạo vì tiền", ông Nguyễn Tấn Dũng từ chỗ hầu như không có gì và ít ai biết đến, thì sau 9 năm đảm trách chức vụ thủ tướng thì ông không chỉ đã thâu tóm hầu hết các quyền lực trong bộ máy nhà nước Việt nam, mà còn thu được một lượng tiền bạc khổng lồ. Với ưu thế đó, ông Dũng còn có khả năng khuynh loát và điều khiển được đa số các Ủy viên Ban Chấp hành TW Đảng. Miếng bánh Dự án Sân bay Quốc tế Long Thành được đưa ra tại Hội nghị TW11 ngoài mục đích kiếm chác của nhóm lợi ích thì nó còn là một miếng mồi để "dử" những ai còn đang chần chừ trở cờ để theo Thủ tướng, với thông điệp "Hãy quyết định dứt khoát, rồi sẽ có phần trong chiếc bành này!" Đây là lý do chính để giải thích vì sao, Dự án Sân bay Quốc tế Long Thành lại là một trong 4 vấn đề trọng đại của Đảng và được đưa vào thành một nội dung quan trọng của Hội nghị TW11. Điều đó chứng tỏ phe của ông Nguyễn Tấn Dũng đang trên thế thượng phong.

Qua những chi tiết ngầm tấn công Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trong phát biểu bế mạc của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, đặc biệt là mối lo của ông Tổng Bí thư khi lo rằng “Bí thư kiêm chủ tịch thì to quá, ai kiểm soát ông?”. Điều đó cho thấy việc tranh chấp quyền lực trong nội bộ lãnh đạo cao cấp của Đảng CSVN từ nay đến sau Đại hội Đảng lần thứ XII, dự kiến sẽ khai mạc vào đầu năm 2016 sẽ hết sức khốc liệt. Các thế lực và phe nhóm chống lại Thủ tướng Dũng sẽ bằng mọi cách cản, phá con đường dẫn đến chiếc ghế Tổng Bí thư kiêm Chủ tịch nước của ông Nguyễn Tấn Dũng. Và chắc chắn người đồng chi Phương Bắc sẽ không thể làm ngơ đối với cái gia mang tên ông Thủ tướng.

Do vậy cần hết sức chú ý theo dõi các động thái liên quan đến chính trị Việt nam trong thời gian này. Sẽ có những diễn biến mà chúng ta không thể ngờ tới sẽ xuất hiện.

Ngày 09 tháng 05 năm 2015

© Kami

* Đây là trang Blog cá nhân của Kami. Bài viết không thể hiện quan điểm của Đài Á châu Tự do RFA

Theo RFA Blog

27.1.15

Thời báo Hoàn Cầu tuyên truyền xuyên tạc, chia rẽ lãnh đạo Việt Nam

Bài viết của Thời báo Hoàn Cầu cho thấy Trung Quốc sợ Việt Nam ngả vào vòng tay Hoa Kỳ, và đó là điều Việt Nam cần làm vào lúc này!
Cơ quan ngôn luận của đảng Cộng sản Trung Quốc lại tung tin thất thiệt, kích động chia rẽ cố gắng tìm cách gây nhiễu loạn nội bộ Việt Nam.
Tân Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam Ted Osius bị Thời báo Hoàn Cầu lợi dụng làm cái cớ để công kích chia rẽ dư luận nội bộ Việt Nam
Thời báo Hoàn Cầu ngày 25/1 đăng bài bình luận với tiêu đề "Đòn bẩy thương mại có thể ngăn Việt Nam quay sang Mỹ", trong đó đưa ra nhiều bình luận xuyên tạc, chia rẽ lãnh đạo cấp cao Việt Nam và cổ súy cho tham vọng bá quyền, bành trướng lãnh thổ mà Bắc Kinh đang theo đuổi trên Biển Đông, reo rắc những suy diễn, hoài nghi gây bất lợi, chia rẽ nội bộ Việt Nam.

Đầu tiên Thời báo Hoàn Cầu nhắc tới việc Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tiếp tân Đại sứ Hoa Kỳ Ted Osius hôm 7/1, trong đó tờ báo Trung Quốc tuyên truyền rằng: "Ông Osius đã trao đổi (với Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng) về việc Nhà Trắng sẽ linh hoạt hơn trong các cuộc đàm phán hiệp định Quan hệ đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP)". Thời báo Hoàn Cầu bình luận, đàm phán TPP Việt - Mỹ bắt đầu từ hơn 5 năm trước đây dường như đang bước vào giai đoạn cuối khi Mỹ chấp nhận một số thỏa hiệp với Việt Nam.

Hoàn Cầu tuyên truyền: "Việt Nam hy vọng hiệp ước kinh tế này sẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của mình, và quan trọng nhất là giảm đi sự phụ thuộc lâu dài vào nhập khẩu từ Trung Quốc. Hơn nữa căng thẳng gia tăng ở Biển Đông đã đẩy Việt Nam đến chỗ phải tìm kiếm 'một người bảo trợ' để làm đối trọng với ảnh hưởng của Trung Quốc. Mỹ là lựa chọn tốt nhất của Việt Nam".
Cũng theo bình luận trên Thời báo Hoàn Cầu: "Năm nay sẽ đánh dấu kỷ niệm 20 năm ngày bình thường hóa quan hệ giữa Việt Nam và Mỹ. Bất chấp 2 nước đã có thời kỳ đối đầu, dịp này cung cấp cho cả hai bên động lực quan trọng để tiến lại gần nhau hơn. Thỏa hiệp của Washington trong các cuộc đàm phán TPP là một món quà cho Việt Nam, nhưng những món quà luôn được đưa ra với cái giá (phải trả)".

Xung quanh cái Hoàn Cầu gọi là "cái giá phải trả", tờ báo suy diễn tiếp: "Lịch sử đã chứng minh hàng triệu lần rằng Hoa Kỳ sẽ không bao giờ bỏ cuộc mà không có lý do trong các cuộc đàm phán, đặc biệt khi họ đã chiếm được thế thượng phong. Trong trường hợp này sự nhượng bộ của Washington không phải một chiến thuật hỗ trợ lợi ích nhỏ, mà là một chiến lược có thể tác động đến toàn bộ bối cảnh chính trị trong khu vực".

"Năm 2015 cũng sẽ là một năm căng thẳng đối với nền chính trị Việt Nam, đó là một năm để xác định người sẽ trở thành Tổng bí thư Đảng Cộng Sản Việt Nam", Thời báo Hoàn Cầu bắt đầu reo rắc những bình luận gây bất lợi cho Việt Nam, gây chia rẽ nội bộ Việt Nam: "Đại hội 12 Đảng Cộng Sản Việt Nam sẽ diễn ra vào tháng Giêng năm 2016 và Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng có thể trở thành Tổng bí thư". Nguy hiểm hơn, Thời báo Hoàn Cầu kích động chia rẽ khi xuyên tạc rằng Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng "đại diện cho phe thân Mỹ"?!
Việc Thời báo Hoàn Cầu công kích bôi nhọ Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng là nhằm âm mưu đen tối chia rẽ nội bộ Việt Nam để dễ bề thực hiện tham vọng bành trướng lãnh thổ. Tờ báo này có lẽ đã "giật thót" khi nghe khẳng định của Thủ tướng: Quyết không đánh đổi chủ quyền lãnh thổ lấy một thứ hữu nghị viển vông nào đó, và Hoàn Cầu tìm cách bôi nhọ. Ảnh: Bloomberg.
Trong khi lãnh đạo cấp cao Trung Quốc ra sức tuyên truyền rằng họ không can thiệp vào công việc nội bộ nước khác thì Thời báo Hoàn Cầu, một phiên bản của Nhân Dân nhật báo - cơ quan ngôn luận của đảng Cộng sản Trung Quốc lại tung tin thất thiệt, kích động chia rẽ cố gắng tìm cách gây nhiễu loạn nội bộ Việt Nam là một động thái hiếm thấy trong những năm qua. Chưa thấy Mỹ can thiệp vào nội bộ Việt Nam chỗ nào như Thời báo Hoàn Cầu tuyên truyền, nhưng tờ báo này "thả bom gây rối dư luận" nội bộ Việt Nam để phục vụ mưu đồ đen tối đã rõ như ban ngày - PV.

Hoàn Cầu xuyên tạc tiếp: "Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nếu trở thành Tổng bí thư khóa tới có thể sẽ làm thay đổi đáng kể chiến lược quốc gia và chính sách đối ngoại của Việt Nam, chào đón sự tham gia sâu hơn của Mỹ vào Việt Nam. Washington đã nhận ra 'tiềm năng' của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Đại hội 12 có thể là cơ hội duy nhất cho ông lên nắm quyền lực tối cao, Mỹ có ý định ca ngợi kết quả của các cuộc đàm phán TPP là một trong những thành tựu lớn của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng".

"Trong trường hợp này Washington đang nỗ lực dùng thủ đoạn 'cách mạng màu' cũ mèm của mình để thu hút Việt Nam như 'con tốt Philippines' để kiềm chế sự trỗi dậy của Trung Quốc. Vì vậy 2015 sẽ là một năm quan trọng trong cuộc chơi 3 bên Trung Quốc - Mỹ - Việt Nam. Mặc dù Trung Quốc và Việt Nam đã nhanh chóng khôi phục lại quan hệ vào cuối năm 2014 sau một năm dài căng thẳng (do những hành động khiêu khích, xâm phạm vùng biển Việt Nam mà Trung Quốc hung hăng thực hiện, bất chấp luật pháp quốc tế - PV)."

Các nhà lãnh đạo cấp cao Việt Nam bao gồm Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng lâu nay khẳng định trước sau như một, Việt Nam không liên kết nước này chống nước kia, thực hiện chính sách đối ngoại độc lập tự chủ, đa phương hóa đa dạng hóa và Việt Nam muốn là bạn của tất cả các nước yêu chuộng hòa bình. Tuy nhiên, Thủ tướng cũng nhấn mạnh, Việt Nam quyết không đánh đổi chủ quyền lấy một thứ hữu nghị viển vông, kiểu như "nhà anh là nhà tôi".

Phát biểu của Thủ tướng đã nhận được sự đồng tình ủng hộ và hướng ứng nhiệt liệt của dư luận trong và ngoài nước. Phải chăng động đến tham vọng bành trướng lãnh thổ khó nuốt trôi, Thời báo Hoàn Cầu mới tìm cách công kích, chia rẽ nội bộ người Việt trước thời điểm quan trọng ảnh hưởng đến tương lai của đất nước?

Hơn nữa một cơ quan truyền thông chính thống, tuyên truyền của đảng Cộng sản Trung Quốc lại mỉa mai nước láng giềng là "con tốt" của Mỹ liệu có phải cái tát tờ báo này nhằm vào chính những tuyên bố thiện chí lãnh đạo cấp cao của họ vẫn nói rằng Bắc Kinh tôn trọng láng giềng, không can thiệp vào công việc nội bộ của nước khác? Thời báo Hoàn Cầu tuyên truyền xuyên tạc, nói trắng dã tâm bành trướng Biển Đông bằng mọi giá: "Nỗ lực của Washington đối với Việt Nam sẽ phá vỡ các khuôn khổ an ninh khu vực dễ bị tổn thương, gây nguy hiểm đến tính toàn vẹn với chủ quyền lãnh thổ của Trung Quốc".
Trước Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Bộ trưởng Đinh La Thăng cũng trở thành mục tiêu công kích của Thời báo hoàn Cầu
Nói cho đúng hơn, Thời báo Hoàn Cầu lo sợ tham vọng độc chiếm Biển Đông sẽ khó thành khi nó không chỉ xâm phạm chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của các nước láng giềng trong đó có Việt Nam, mà còn muốn hất cẳng Mỹ ra khỏi khu vực. Tham vọng khó đạt, Thời báo Hoàn Cầu quay sang la làng rằng Mỹ đang lôi kéo các nước khác "kiềm chế" Trung Quốc? Hợp tác bình thường giữa Việt Nam và Mỹ không nhằm vào một bên thứ 3, và đương nhiên chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam thì người Việt phải bảo vệ đến cùng, dù đối thủ có hung hãn tới đâu đi nữa - PV.

Thời báo Hoàn Cầu lên giọng dọa dẫm: "Những gì Trung Quốc sẽ phải đối mặt với nước láng giềng phương Nam (Việt Nam) có lẽ sẽ là một tình huống còn căng thẳng, mãnh liệt hơn những gì đã trải qua trong năm 2014"?! Nhưng rồi tờ báo xúi giục Trung Nam Hải: "Không giống như Mỹ trắng trợn can thiệp vào công việc nội bộ nước khác, Trung Quốc có thể sử dụng kinh tế, chấp nhận giúp ích Việt Nam nhiều hơn trong mối quan hệ song phương tích cực". Nếu "dụ dỗ" không xong, Thời báo Hoàn Cầu xúi Trung Nam Hải "có biện pháp trừng phạt nếu Việt Nam liên kết với Mỹ chống Trung Quốc"?!

Tờ báo này tuyên truyền: "Để ngăn chặn Việt Nam tiếp tục ngả về phía Hoa Kỳ, Bắc Kinh cần phải có lập trường 'mềm hơn một chút' về một số vấn đề để giảm bớt tình hình căng thẳng ở Biển Đông. Nếu không tình trạng căng thẳng sẽ ngày một gia tăng, tỉ lệ cược Việt Nam trở thành đồng minh của Mỹ sẽ tăng lên rất nhiều. Trung Quốc nên phát huy đầy đủ lợi thế truyền thống như một đối tác lớn của Việt Nam, sử dụng các biện pháp kinh tế khác nhau, đặc biệt là đầu tư, xây dựng cơ sở hạ tầng ở Việt Nam. Trung Quốc cần phải nỗ lực hơn nữa để thúc đẩy kết nối giữa hai quốc gia".
Ảnh chụp màn hình bài báo tuyên truyền xuyên tạc, kích động chia rẽ nội bộ Việt Nam trên Thời báo Hoàn Cầu.
Hoàn Cầu kết luận: "Lợi ích thực sự sẽ làm cho Việt Nam 'tỉnh táo trở lại', đủ để cân nhắc những ưu và nhược điểm khi cân nhắc các quyết định có liên quan đến Trung Quốc và Mỹ"?! Vậy cũng xin nhắc lại rằng, Việt Nam muốn làm bạn với nhân dân yêu chuộng hòa bình của các quốc gia trên thế giới, nhưng "không đánh đổi chủ quyền lấy một thứ hữu nghị viển vông".

Cũng chính Thời báo Hoàn Cầu mới đây đã từng lên giọng vu cáo Bộ trưởng Đinh La Thăng vì ông đã cảnh cáo thẳng mặt Tổng thầu Trung Quốc làm ăn lem nhem, gây tai nạn và nguy hiểm cho người dân Việt Nam, coi thường luật pháp nước sở tại. Những nhà thầu và dự án như vậy từ Trung Quốc thì không quốc gia nào chấp nhận được chứ chẳng riêng gì Việt Nam. Nếu Thời báo Hoàn Cầu nghĩ rằng có thể dùng nguồn vốn, nhà thầu như vậy để thao túng Việt Nam thì tờ báo này đã nhầm - PV.


16.1.15

Việt Hoàng - Thấy gì sau Hội nghị trung ương 10?

Hôm 12/1/2015 Hội nghị lần thứ 10 Ban chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam đã bế mạc sau tám ngày làm việc …bí mật. Cũng như bao lần hội nghị khác, sau khi Tổng bí thư đọc diễn văn khai mạc là bức màn bí mật được buông xuống cho đến khi Tổng bí thư tái xuất hiện và đọc diễn văn bế mạc hội nghị.


Nội dung của hội nghị lần này là để thảo luận các văn kiện của Đảng trước đại hội lần thứ 12 sẽ khai mạc vào đầu năm 2016 và chuẩn bị nhân sự cho đại hội đảng. Ai cũng biết là vấn đề chuẩn bị nhân sự cho đại hội 12 mới là chính và quan trọng nhất. Đây cũng là lần đầu tiên trong lịch sử khi đảng lấy quyết định bỏ phiếu tín nhiệm đối với Bộ chính trị, cơ quan siêu quyền lực của đảng cộng sản Việt Nam.

Việc lấy phiếu tín nhiệm đối với bộ chính trị có một ý nghĩa đặc biệt quan trọng, đó không hẳn là minh chứng cho sự dân chủ trong đảng (vì nếu là dân chủ trong đảng tại sao không công bố kết quả cho 4 triệu đảng viên được biết, chưa nói đến 90 triệu người dân Việt Nam?). Sự kiện này chứng tỏ một điều 16 ông vua trong bộ chính trị đã hết thiêng (vì không còn bất khả xâm phạm như trước đây), thứ hai là đảng cộng sản Việt Nam đã chết (như nhận định của chúng tôi) bây giờ chỉ còn lại các phe nhóm lợi ích vì tiền mà thôi. Chính vì đảng hết thiêng và không ai phục ai nên mới sinh ra chuyện lấy phiếu tín nhiệm. Kết quả ông Nguyễn Tấn Dũng về nhất (theo lời nhà báo Phạm Chí Dũng) hay về nhì là lẽ đương nhiên và ai cũng có thể đoán được.

Khi hội nghị quyết định các ủy viên trung ương đảng sẽ lấy phiếu tín nhiệm bộ chính trị thì coi như ông Nguyễn Tấn Dũng đã nắm chắc phần thắng vì chúng ta nhớ lại hội nghị 6 năm 2012, khi đó ông Dũng đã bị bộ chính trị quyết định kỷ luật nhưng khi đem ra biểu quyết tại hội nghị thì ông Dũng đã lật ngược thế cờ khiến ông Trọng nghẹn ngào khi đọc diễn văn bế mạc. Biệt danh “đồng chí X” ra đời từ đó.

Chuyện chế độ độc tài đảng trị tại Việt Nam chuyển hóa sang chế độ độc tài cá nhân trị nằm trong lô-gic của quá trình đào thải là một sự đương nhiên. Tại Việt Nam làm gì còn lý tưởng cộng sản. Chủ nghĩa Mác-Lê chỉ dùng để bịp đám dân ngu ngơ chứ trong nội bộ đảng tất cả chỉ còn tiền và quyền lợi vật chất là mục đích tối thượng mà thôi. Kẻ nào mạnh kẻ đó sẽ chiến thắng. Ông Trương Tấn Sang chỉ là “tướng không quân”, ông tổng Trọng thì đã hết thời, đương nhiên chỉ còn lại mình ông Nguyễn Tấn Dũng là đủ thế và lực để thâu tóm thiên hạ. Trước và trong khi hội nghị 10 họp ông Dũng đã ký quyết định bổ nhiệm hai ông tướng công an phụ trách tổng cục An ninh và Cảnh sát, bắt giữ bà đại biểu quốc hội và là doanh nhân Châu Thị Thu Nga. Đồng thời sự xuất hiện rất đúng lúc và kịp thời của trang blog Chân Dung Quyền Lực, tố cáo hành vi tham nhũng của các ông như Nguyễn Sinh Hùng, Nguyễn Xuân Phúc và Phùng Quang Thanh …Đặc biệt nhất là trang blog này đăng những bức ảnh của ông Nguyễn Bá Thanh đang điều trị ở Mỹ với bộ dạng rất thảm thương, đây là một lời cảnh báo sắc lạnh gửi đến những người muốn ngáng chân sự thăng tiến của một thế lực đang lên, dù bất cứ là ai. (Đây là sự thật trần trụi của “đảng ta”)

Nếu phe ông Nguyễn Tấn Dũng chiến thắng thì ông Dũng sẽ làm gì? Có lẽ, đã có ý kiến cho rằng ông Dũng nên làm tổng thống (giả hiệu dân chủ) như Putin? Vì thế ông tổng Trọng mới phát biểu trong diễn văn bế mạc là “đổi mới chính trị không có nghĩa là thay đổi chế độ chính trị”, tất nhiên là ông Trọng không đủ thẩm quyền để yêu cầu “bên thắng cuộc” nên làm thế này hay thế kia mà đây là ý chỉ của hoàng đế Trung Hoa Tập Cận Bình. Ông Dũng vì vậy không thể làm Tổng thống được. Ông sẽ làm Tổng bí thư đảng kiêm chủ tịch nước, và đương nhiên ông là “tiểu hoàng đế” của Việt Nam.

Điều gì sẽ xảy ra khi ông Dũng làm tổng bí thư kiêm chủ tịch nước? Có lẽ nhiều người vì quá khát khao “thay đổi” nên sẵn sàng tung hô cho sự lên ngôi của ông Dũng nhưng thật sự thì mọi sự “vũ như cẩn”, sẽ không có bất cứ một sự thay đổi nào về hướng dân chủ tại Việt Nam. Các tiếng nói bất đồng chính kiến sẽ tiếp tục bị đàn áp khốc liệt hơn, “món quà” trước tiên của ông Dũng dành cho những ai còn ngây thơ đặt niềm tin vào ông dũng là sự bắt bớ một loạt các blogger như Nguyễn Hữu Vinh, Hồng Lê Thọ, Nguyễn Quang Lập và Nguyễn Ngọc Già… Chuyện ông ta “chém gió” về chủ quyền biển đảo hay phản đối Trung Quốc sẽ lập tức biến mất sau khi ông đăng quang. Nếu không phải là tư tưởng xuyên suốt trong nội bộ cấp cao của đảng thì đời nào ông Phùng Quang Thanh lại hớ hênh khi phát biểu “tâm lý thù ghét Trung Quốc của người dân Việt Nam là rất nguy hiểm cho dân tộc”? Nên nhớ ông Dũng đã ngồi ghế thủ tướng 8 năm rồi và thử hỏi ông đã làm được bất cứ một điều gì như đã hứa hay chưa? Các bản án nặng nề nhất được tuyên cho các nhà hoạt động dân chủ tại Việt Nam đều là dưới thời của ông Dũng. Sự lộng hành và ngang ngược của chính quyền Trung Quốc đối với Việt Nam cũng là dưới thời ông Dũng. Sự tham nhũng kinh khủng nhất cũng dưới thời ông Dũng. Xã hội Việt Nam băng hoại và xuống cấp nhất cũng là dưới thời ông Dũng? ...Vậy liệu có nên trông chờ gì vào ông Dũng nữa hay không?

Một vấn đề nổi cộm trong hội nghị 10 này là đảng cộng sản thiếu hụt trầm trọng nhân sự cho thời gian tới. Điều này cũng đúng thôi. Những người giỏi và có tài đều bị cơ chế sàng lọc vô lý của đảng loại bỏ từ lâu. Hiện chỉ có những kẻ cơ hội, ba phải và luồn cúi mới ngoi lên được. 

Đảng tha hóa là đương nhiên. Cướp bóc và đàn áp sẽ gia tăng trong thời gian tới và sẽ tiếp tục như vậy cho đến khi chế độ sụp đổ hoàn toàn. Đây là qui luật, không thể nào khác đi được. Trí thức Việt Nam, người dân Việt Nam hãy tỉnh táo để nhìn nhận vấn đề. Mọi người đã bị lừa suốt 79 năm nay rồi, đừng để bị lừa thêm nữa. Phải chung tay góp sức để xây dựng một lực lượng dân chủ đối lập (không cộng sản) để làm đối trọng và thay thế cho đảng cộng sản khi nó sụp đổ. Chế độ độc tài cá nhân trị của ông Dũng sẽ không kéo dài được lâu vì nó không còn một chút uy tín nào hay một thành tích nào. Kinh tế Việt Nam sớm muộn sẽ bị khủng hoảng. Nước Nga của Putin đã quá suy yếu, nó không còn hỗ trợ gì cho Việt Nam nữa ngoài việc bán vũ khí. Trung Quốc đang phải đối phó với những bất ổn rất nghiêm trọng từ bên trong như khủng hoảng kinh tế, hay việc đấu đá tranh trừng nội bộ và sự phản kháng ngày càng quyết liệt của các dân tộc như Tân Cương, Tây Tạng hay Hồng Kông…

Các phe phái “bên thua cuộc” trong đảng cộng sản Việt Nam cũng sẽ không ngồi yên, “ăn không được thì đạp đổ”, họ sẽ chiến đấu đến cùng. Tương lai đất nước vô cùng nguy hiểm và mờ mịt. Trí thức Việt Nam hãy hành động để đất nước không rơi vào đổ vỡ và hỗn loạn.

Việt Hoàng

14.1.15

Kami - Hội nghị TW10: Vì sao Thủ tướng đạt số phiếu tín nhiệm cao?

Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 10 - khóa XI (Hội nghị TW10) sau nhiều lần với nhiều lý do phải trì hoãn ngày khai mạc cuối cùng cũng đã kết thúc. Việc trì hoãn kéo dài, khiến cho năm 2014, Ban Chấp hành TW Đảng chỉ tiến hành họp Hội nghị TW duy nhất có một lần. Điều đó cộng với các diễn biến phức tạp giữa các phe nhóm trong Đảng diễn ra trước Hội nghị này, chính là lý do khiến cho dư luận hết sức quan tâm.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng
Được biết nội dung chính Hội nghị TW lần này sẽ tập trung tập trung thảo luận, thông qua các dự thảo văn kiện trình Đại hội XII của Đảng và một số vấn đề quan trọng khác. Song quan trọng hơn, đó là Hội nghị TW10 lần này sẽ tiến hành bỏ phiếu tín nhiệm đổi với 16 Ủy viên Bộ Chính trị, nhằm phục vụ cho việc lựa chọn nhân sự cấp cao chuẩn bị cho Đại hội Đảng CSVN lần thứ XII dự kiến sẽ khai mạc vào tháng giêng năm 2016. Theo đó, hội nghị sẽ cho ý kiến về việc quy hoạch cán bộ cấp chiến lược và giới thiệu nguồn bổ sung quy hoạch Bộ Chính trị, Ban Bí thư. Điều đó cho thấy tầm quan trọng của Hội nghị TW10, đây cũng là cơ hội (tuy chưa phải là cuối cùng) mang tính quyết định liên quan đến kết quả Đại hội Đảng lần thứ XII của Đảng CSVN.

Thực ra đối với đa số các Ủy viên Trung ương Đảng, khi đến dự hội nghị này họ không quan tâm đến báo cáo chính trị, hay kể cả đường lối chủ trương của Đảng. Vì kinh nghiệm nhiều năm gần đây, đã cho họ thấy chủ trương đường lối của Đảng chuyên nói một đằng làm một nẻo. Ví dụ rõ nhất như vấn đề Kinh tế, văn kiện của Đảng thì luôn nói Kinh tế thị trường định hướng XHCN, nhưng trên thực tế thì Chính phủ cứ tiến hành theo xu hướng Kinh tế thị trường tự do. Do đó đến với Hội nghị TW10 lần này, vấn đề quan trọng nhất mà các Ủy viên Trung ương Đảng quan tâm là vấn đề bỏ phiếu tín nhiệm và vấn đề nhân sự cho Đại hội Đảng lần thứ 12.

Sau 08 ngày làm việc chính thức, Hội nghị TW10 đã kết thúc với điểm sáng đó là vấn đề "đổi mới đồng bộ hơn giữa chính trị và kinh tế". Cho dù theo lời của Tổng BT Nguyễn Phú Trọng thì "Đổi mới chính trị không phải là làm thay đổi chế độ chính trị, thay đổi bản chất của Đảng ta, Nhà nước, mà là đổi mới cơ chế, chính sách, tổ chức bộ máy, kiện toàn nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, đổi mới phương thức công tác, lề lối làm việc, cải cách hành chính, chống tệ tham nhũng, lãng phí, quan liêu, nâng cao hiệu lực, hiệu quả của các cơ quan trong hệ thống chính trị, tăng cường quốc phòng, an ninh, giữ vững độc lập, chủ quyền quốc gia." Nếu như nhìn lại trước đây từ đã lâu, trong cụm từ cải cách thể chế mà ta thường thấy trong các văn kiện hay các phát biểu của lãnh đạo cao cấp Đảng CSVN chủ yếu là nói về cải cách thể chế kinh tế. Thì bắt đầu từ nay, sau Hội nghị TW10 thì vấn đề cải cách chính trị đã trở thành một vấn đề chính thức được thừa nhận bàng nghị quyết của Đảng, điều này như chúng ta đã từng thấy trong vấn đề thay đổi chế kinh tế trong năm 1986. Điều đã tạo bước ngoặt cho nền kinh tế Việt nam.

Điều này làm cho người ta liên tưởng đến thông điệp đầu năm 2014 của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, sau Hội nghị TW10 lần này, bước đầu có cơ sở để tạo nên một nền chính trị tốt đẹp hơn trước, điều mà đã có không ít người kỳ vọng nó sẽ trở thành hiện thực. Đây phải được coi chính là thắng lợi to lớn của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và phe nhóm của mình đạt được trong Hội nghị TW10. Cộng với kết quả với số phiếu tin nhiệm của Ban Chấp hành TW Đảng dành cho Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, trong phiên bỏ phiếu tín nhiệm đối với 16 thành viên Bộ Chính trị đứng hàng thứ 2 sau ông Trương Tấn Sang đã cho thấy ông Nguyễn Tấn Dũng một lần nữa đã tỏ rõ thế thượng phong của mình trong cuộc chạy đua cho chức vụ Tổng BT Đảng CSVN Khóa XII trong năm sắp tới.

Đây là điều mà chính Tổng BT Nguyễn Phú Trọng và nhiều người, kể cả các lãnh đạo cao cấp không thể ngờ tới. Nhưng nếu nhìn lại vào bối cảnh tình hình trước đây, trong Hội nghị TW 6 - Khóa 11 (tháng 10.2012), khi mà Thủ tướng Dũng phải đối mặt những cáo buộc hết sức nặng nề của Bộ Chính trị và khả năng ông Dũng phải đối mặt với một hình thức kỷ luật cũng là điều rất có thể xảy ra lúc đó. Song ông Thủ tướng đã thoát hiểm một cách ngoạn mục trong sự đau đớn không bờ bến của Tổng BT Nguyễn Phú Trọng, người đã phải gạt nước mắt khi đọc diễn văn bế mạc thì sẽ thấy không có gì là bất ngờ. Nghĩa là ông Nguyễn Tấn Dũng từ lâu đã nắm rất chắc đa số các Ủy viên Trung ương Đảng.

Đáng chú ý, trước và trong những ngày diễn ra Hội nghị TW10 bên cạnh sự xuất hiện đúng lúc, đúng thời điểm của trang blog có tên Chân dung Quyền lực (CDQL) với các bài viết tố cáo hành vi tham nhũng, lạm quyền của một số Ủy viên Bộ Chính trị như: Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng, Đại tướng Phùng Quang Thanh, Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và một số người khác, với các bằng chứng đáng tin cậy. Đặc biệt là với nhiều bài viết và hình ảnh về Trưởng Ban Nội chính Nguyễn Bá Thanh đang điều trị do bị đầu độc bằng phóng xạ. Đây là điều dư luận cho rằng đó còn là phương thức khủng bố tinh thần "vu vơ" cho một vài ai đó, với thông điệp hãy nhìn vào tấm gương Bá Thanh mà liệu hồn.

Bên cạnh đó, người ta thấy nhiều động thái thông qua việc phát biểu hay quyết định một số vấn đề quan trọng của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng xảy ra trước hay trong Hội nghị TW10, điều này cũng có ảnh hưởng không nhỏ đối với kết quả bỏ phiếu đối với các thành viên Bộ Chính trị khác. 

Cụ thể đó là:

Về mặt đối nội, đó là việc trực tiếp Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ký quyết định thành lập lại và bổ nhiệm 02 chức danh Tổng cục trưởng Tổng cục An ninh và Tổng cục Cảnh sát, tạo cơ sở cho việc tiến hành bắt Đại biểu Quốc hội - Doanh nhân Châu Thị Thu Nga, người đã được các cấp của Thành phố Hà nội bao che trong một thời gian dài (2003-2011). Nên nhớ giai đoạn này lúc đó Tổng BT Nguyễn Phú Trọng đang giữ chức Bí thư Thành Ủy Hà nội. Hay việc khởi tố và bắt tạm giam 03 nhân vật chủ chốt của Tập đoàn Thiên thanh liên quan đến vấn đề sử dụng đất đai (những khu đất vàng) của Quân đội và một số tỉnh thành trong cả nước để nhắc nhở Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh. Hay vấn đề chạy tội của nhân vật Dương Chí Dũng để nhắc nhở Bộ trưởng CA Trần Đại Quang .v.v...

Về vấn đề này dư luận cho rằng, chỉ riêng lời khai của một số nhân vật cộm cán bị bắt gần đây cũng đã động chạm đến quá nửa số Ủy viên Bộ Chính trị đang tại vị, do hành vi tiếp tay của họ cho các đối tượng này. Đây chỉ là một vài dẫn chứng trong vô số các tài liệu hiện có trong tay của Thủ tướng, mà người ta cho rằng ông Dũng có "vốn" để có thể chơi thoải mái và không hề ngán bất kỳ đối thủ nào. Có lẽ cái đó phần nào cũng giúp cho Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng có các hành động và phát biểu khá kiên quyết về mặt đối ngoại, kể cả nhiều vấn đề khác hẳn với quan điểm của Bộ Chính trị. Đó không chỉ là việc tỏ rõ thái độ với Trung quốc trước đây là "Không có bạn bè kiểu nhà tôi là của anh", hay việc cho Bộ trưởng Bộ Giao thông VT Đinh La Thăng lớn tiếng cảnh cáo nhà thầu Trung quốc ở Hà nội. Và gần đây là việc phát động phong trào toàn dân bảo vệ biển đảo, đúng ngày tiến hành bỏ phiếu tín nhiệm tại Hội nghị TW10.

Trong 8 năm ngồi ghế Thủ tướng, đến lúc này Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã nắm được thóp - các điểm yếu của các đối thủ chính trị của mình và đến lúc ông Dũng đã sử dụng nó như một thứ vũ khí lợi hại. Điều đó giúp ông Thủ tướng có thể khống chế và thao túng đối thủ của mình, biến họ như kẻ bị thôi miên. Chính điều đó đã giúp Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã thành công và bản thân ông Dũng hầu như không gặp phải bất kỳ trở ngại nào trong cuộc bỏ phiếu tín nhiệm trong Hội nghị TW10 này. và nhận được sự ủng hộ rất lớn của gần như tuyệt đại đa số các Ủy viên Ban Chấp hành TW Đảng CSVN. Đó cũng chính là lý do giải thích vì sao Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng lại nhận được số phiếu tín nhiệm không chỉ từ Quốc hội mà cả Ban Chấp hành TW. Điều đó cho thấy cánh cửa dẫn đến chức vụ Tổng Bí thư Đảng khóa 12 đối với Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đang có nhiều hứa hẹn và dần rộng mở.

Đây cũng chỉ là thắng lợi mở đầu của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, các thách thức đối với ông Dũng từ nay tới Đại hội Đảng lần thứ 12 không phải là nhỏ, đặc biệt là người đồng chí nước lạ phương Bắc có chịu ngồi yên cho Thủ tướng toại nguyện hay không?
Ngày 13 tháng 01 năm 2015

© Kami
(Blog Kami)

10.1.15

Lê Minh Nguyên - Hội nghị Trung ương 10: Nhận Định Về Bài Diễn Văn Của TBT Nguyễn Phú Trọng

Đảng CSVN đang bị lúng túng giữa những nghịch lý mà nguyên nhân cốt lõi là vì muốn duy trì chế độ độc tài độc đảng bằng mọi giá.

Sáng ngày 5/1/2015, tại trụ sở Trung ương Đảng CSVN ở Hà Nội, trong Hội nghị trung uơng 10, TBT Nguyễn Phú Trọng phát biểu khai mạc.

MỤC ĐÍCH HỘI NGHỊ:

- thông qua các dự thảo văn kiện cho Đại hội XII
- cho ý kiến về một số báo cáo, đề án
- tiến hành lấy phiếu tín nhiệm các Uỷ viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư
- giới thiệu bổ sung quy hoạch cán bộ cấp chiến lược
- bầu bổ sung Uỷ viên Uỷ ban Kiểm tra Trung ương
- giải quyết khiếu nại kỷ luật đảng
- và một số vấn đề khác

TÓM LƯỢC BÀI DIỄN VĂN:

Về các dự thảo văn kiện trình Đại hội XII: có những chủ trương, chính sách chậm hoặc chưa vào cuộc sống, chưa phát huy được tác dụng. Về nguyên nhân của nó, cần chú ý chỉ ra những nguyên nhân chủ quan, nhất là nguyên nhân thuộc về nhận thức, tư duy (có nghĩa là không nhìn vấn đề theo chỉ đạo của Đảng).

Về báo cáo kinh tế-xã hội: rút ra bài học về sự cần thiết phải nâng cao năng lực, chất lượng phân tích, dự báo tình hình… Bộ Chính trị nhận thấy cơ bản hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội đã đề ra. Xử lý đúng đắn, kịp thời những diễn biến mới, phức tạp liên quan tới Biển Đông và quan hệ Việt Nam-Trung Quốc. Các đồng chí Bộ Chính trị, Ban Bí thư giữ gìn phẩm chất đạo đức.

Tuy nhiên, sự lãnh đạo, chỉ đạo của Bộ Chính trị, Ban Bí thư trên một số lĩnh vực có mặt còn hạn chế. Kinh tế vĩ mô chưa thật sự ổn định vững chắc; việc cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng còn chậm; kiểm soát nợ công, xử lý nợ xấu, bội chi ngân sách, tái cơ cấu các doanh nghiệp nhà nước và các tổ chức tín dụng còn nhiều khó khăn. Công tác tuyên truyền có việc, có lúc chưa theo kịp những diễn biến phức tạp của tình hình. Một số vấn đề xã hội bức xúc kéo dài chưa được giải quyết có hiệu quả, dứt điểm. Đời sống nhân dân, nhất là công nhân các khu công nghiệp, khu chế xuất chậm được cải thiện. Công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí chưa đáp ứng yêu cầu. Một số chủ trương của Đảng chậm được cụ thể hoá, chưa đi vào cuộc sống. Công tác xây dựng Đảng, nhất là việc ngăn chặn và đẩy lùi tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận cán bộ, đảng viên kết quả chưa được như mong muốn. Lãnh đạo, chỉ đạo cải cách hành chính, cải cách tư pháp có mặt chưa tiến bộ rõ rệt.

Về Đề án tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức: đến nay tổ chức bộ máy vẫn có xu hướng ngày càng phình to, biên chế tăng cao, cấp phó còn nhiều; chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức chậm được cải thiện… cần nêu cao hơn nữa quyết tâm chính trị trong việc hoàn thiện bộ máy tổ chức của hệ thống chính trị phù hợp hơn với điều kiện một đảng duy nhất cầm quyền, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa…

Về Đề án quy hoạch phát triển và quản lý báo chí: cần tạo sự thống nhất cao về sự cần thiết phải xây dựng, ban hành và triển khai thực hiện Quy hoạch phát triển và quản lý báo chí đến năm 2025… thu gọn đầu mối, điều chỉnh cơ quan chủ quản và tăng cường công tác quản lý báo chí trong tình hình mới.

Về việc lấy phiếu tín nhiệm của Trung ương đối với các đồng chí Uỷ viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư: đây là vấn đề mới và khó cho nên trong quá trình tiến hành chúng ta phải vừa làm vừa rút kinh nghiệm… việc lấy phiếu tín nhiệm đối với các đồng chí Uỷ viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư… được tiến hành lần đầu, cho nên rất hệ trọng và nhạy cảm, liên quan đến uy tín và sự lãnh đạo chung của Đảng… không để các thế lực xấu, thù địch lợi dụng chống phá.

Về việc tiếp tục xây dựng Quy hoạch cán bộ cấp chiến lược: số lượng các đồng chí được quy hoạch Ban Chấp hành Trung ương và Bộ Chính trị, Ban Bí thư hiện nay còn ít so với chỉ tiêu mà Đề án nêu ra; chất lượng cũng còn phải tiếp tục được nâng cao… việc quy hoạch cần được định kỳ rà soát, bổ sung theo tinh thần “động” và “mở”… Theo kế hoạch, từ nay đến ngày 31/1/2015, các cấp uỷ, tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị trực thuộc Trung ương sẽ hoàn thành việc rà soát, bổ sung tổng thể quy hoạch cán bộ…

NHẬN ĐỊNH:

Đảng CSVN đang bị lúng túng giữa những nghịch lý mà nguyên nhân cốt lõi là vì muốn duy trì chế độ độc tài độc đảng bằng mọi giá.

Nghịch lý giữa phát triển kinh tế-hội nhập quốc tế và định hướng xã hội chủ nghĩa. Cơ bản của phát triển kinh tế-hội nhập quốc tế là một nền kinh tế thị trường đúng nghĩa, không có bàn tay lông lá của đảng thò vào, trong đó các quy luật của thị trường tự do được áp dụng, tư nhân đóng vai trò tối quan trọng, cạnh tranh bình đẳng… trong khi định hướng xã hội chủ nghĩa cho phép đảng tiếp tục thao túng các công ty quốc doanh, hoạt động không quan tâm nhiều đến hiệu quả kinh tế, luôn thua kém khi ra đấu trường quốc tế.

Nghịch lý giữa chế độ chính trị bảo đảm và bảo vệ sự tham nhũng và nguy cơ sụp đổ chế độ do sự bất mãn của quần chúng. Ông Trọng từng nói ném chuột coi chừng bể bình hoa, cho nên người muốn ném chuột như ông Nguyễn Bá Thanh phải chuốt lấy đại nạn. Ông nói ‘nhất là việc ngăn chặn và đẩy lùi tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận cán bộ, đảng viên kết quả chưa được như mong muốn’. Điều này có nghĩa là đảng đang bị hai đại nạn cùng một lúc: đại nạn ‘tự diễn biến’ và đại nạn ‘các nhóm lợi ích’ và đảng đang bất lực.

Nghịch lý giữa hội nhập quốc tế và kiểm soát báo chí. Trong khi ông luôn nói điều chỉnh sao cho phù hợp với tình hình thực tiển, tức tự do thông tin, thì ông lại đòi ‘thu gọn đầu mối, điều chỉnh cơ quan chủ quản và tăng cường công tác quản lý báo chí’ và ‘quản lý báo chí đến năm 2025′.

Nghịch lý giữa việc đảng muốn chi phối mọi hoạt động xã hội và đảng muốn bộ máy chính quyền không được phình ra, ông than ‘đến nay tổ chức bộ máy vẫn có xu hướng ngày càng phình to’, nếu chủ trương can thiệp vào mọi sinh hoạt của dân chúng thì phình to là chuyện đương nhiên.

Nghịch lý giữa một đảng chính trị đồ sộ với trên ba triệu đảng viên và tình trạng không có nhân tài, ông nói ‘số lượng các đồng chí được quy hoạch Ban Chấp hành Trung ương và Bộ Chính trị, Ban Bí thư hiện nay còn ít so với chỉ tiêu mà Đề án nêu ra’, điều này chứng tỏ cán bộ đảng chẳng còn ai có lý tưởng mà vào đảng chính yếu là vì quyền lợi.

Nghịch lý giữa việc lấy phiếu tín nhiệm để thanh trừng nhau và sự run sợ là làm như vậy sẽ bể đảng, ông nói nó ‘rất hệ trọng và nhạy cảm, liên quan đến uy tín và sự lãnh đạo chung của Đảng… không để các thế lực xấu, thù địch lợi dụng chống phá’. Nội bộ thanh toán nhau mà các phe trong đảng lại cứ đổ thừa cho thế lực thù địch.

Nghịch lý giữa điều ông nói ‘Xử lý đúng đắn, kịp thời những diễn biến mới, phức tạp liên quan tới Biển Đông và quan hệ Việt Nam-Trung Quốc’ và thực tế thực địa là TQ đang xây phi trường quân sự dài 2 cây số ở Đá Chữ Thập, Phi Luật Tân thất thanh báo động, nhưng CSVN bình chân như vại. Đã vậy, ngài Đại Tướng Bộ Trưởng Quốc Phòng mà cũng là ứng viên tổng bí thư trong Đại Hội 12 sắp đến, ông Phùng Quang Thanh, còn tuyên bố hôm 29/12/2015 “Tôi thấy lo lắng lắm, không biết tuyên truyền thế nào, chứ từ trẻ con đến người già có xu thế ghét Trung Quốc… Tôi cho rằng, cái đó là nguy hiểm cho dân tộc”.

Ông Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng ngày 8/1/2015 bổ nhiệm 3 trung tướng: Trung tướng Nguyễn Chí Thành giữ chức Tổng cục trưởng Tổng cục An ninh, Bộ Công an. Trung tướng Trần Bá Thiều giữ chức Tổng cục trưởng Tổng cục Chính trị Công an nhân dân. Trung tướng Phan Văn Vĩnh giữ chức Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát, Bộ Công an. Một sự bổ nhiệm hơi lạ và không thấy nói có Bộ Trưởng Công An Trần Đại Quang đề nghị hay không.

Từ đây đến đại hội đảng, chỉ còn khoảng 12 tháng nữa, có thể có cuồng phong bão tố cho đảng CSVN, nhưng nếu không có động tính thì làm gì có thay đổi. Thay đổi không có nghĩa là nó đương nhiên sẽ tốt hơn, nhưng ít nhất là nó sẽ cho ra một cái gì mới. Và cái mới là cái mà đất nước Việt Nam hiện nay đang cần.


Lê Minh Nguyên 

17.12.14

Chân Dung Quyền Lực - Đơn Tố cáo Nguyễn Xuân Phúc của tập thể cán bộ Văn phòng Chính phủ

Chúng tôi nhận được lá đơn sau đây do độc giả gửi tới nhờ đăng, nhưng vì không có điều kiện kiểm chứng nên đề nghị độc giả tham khảo với sự dè dặt cần thiết.
Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc

22.10.14

Chân Dung Quyền Lực - Phát biểu của ông Nguyễn Sinh Hùng có chủ đích tấn công Thủ tướng?

Bài viết sau đây được tác giả gửi tới qua đường email. Chúng tôi chưa có điều kiện kiểm chứng nên mong độc giả sử dụng thông tin ở đây với sự dè dặt cần thiết.
Chủ tịch Nguyễn Sinh Hùng ngày nay: “Cứ ăn hết lấy gì mà tiêu, ăn hết mà không có tiền chi lương thì tôi không hiểu thế nào”

13.10.14

Kami - Tại sao Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng lại sợ "Đánh Chuột vỡ bình" lúc này?

Có lẽ đây là câu trả lời chính xác nhất cho câu hỏi "Tại sao Tổng Bí thư lại sợ "Đánh Chuột vỡ bình", hay nói cách khác là giương cờ Trắng vào lúc này?"

31.8.14

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: Đòi hỏi dân chủ, pháp quyền của nhân dân là tất yếu

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh, Chính phủ nhận thức rõ đòi hỏi về dân chủ, pháp quyền của nhân dân, của xã hội là đòi hỏi mang tính tất yếu, khách quan và cũng là xu thế của thời đại.
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, Trưởng Ban Chỉ đạo; Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng chủ trì buổi làm việc.
Sáng 29/8, Đoàn công tác Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp Trung ương có buổi làm việc với Ban Cán sự Đảng Chính phủ về tiếp tục thực hiện Kết luận số 92 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Chiến lược Cải cách tư pháp đến năm 2020.

Báo cáo do Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Nguyễn Văn Nên trình bày nêu rõ: Ban Cán sự Đảng Chính phủ đã lãnh đạo, chỉ đạo thể chế hóa các chủ trương, nhiệm vụ cải cách tư pháp thông qua xây dựng, hoàn thiện chính sách, pháp luật; chỉ đạo xây dựng và triển khai thực hiện các vấn đề về tổ chức cơ quan điều tra, về thi hành án; chỉ đạo công tác phòng, chống tội phạm và thi hành án; chỉ đạo công tác bổ trợ tư pháp; công tác phổ biến, giáo dục pháp luật; công tác đào tạo cán bộ tư pháp và các chức danh tư pháp, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực về tư pháp; hợp tác quốc tế về tư pháp và pháp luật…

Các bộ, ngành và địa phương được chỉ đạo khẩn trương xây dựng kế hoạch triển khai, tổ chức Hội nghị phổ biến, quán triệt Kết luận số 92 và các văn bản của Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp Trung ương hết sức nghiêm túc. Nhận thức của cán bộ, công chức, đảng viên về công tác cải cách tư pháp được nâng lên rõ rệt.

Thời gian tới, Ban Cán sự Đảng Chính phủ tập trung chỉ đạo công tác hoàn thiện thể chế, chính sách pháp luật đáp ứng mục tiêu cải cách tư pháp; tập trung các nguồn lực cho việc hoàn thành các chương trình, đề án về cải cách tư pháp; tăng cường chỉ đạo công tác phòng, chống tội phạm, công tác thi hành án; kiện toàn tổ chức và hoạt động của luật sư, trợ giúp pháp lý, công chứng, giám định; xây dựng đội ngũ và đào tạo đội ngũ công chức; bảo đảm nhân lực, cơ sở vật chất và các điều kiện cần thiết khác cho hoạt động tư pháp…

Ban Cán sự Đảng Chính phủ đề nghị Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp Trung ương tiếp tục quan tâm chỉ đạo, cho ý kiến về những định hướng lớn trong các dự án luật, pháp lệnh để thể chế hóa các quy định của Hiến pháp năm 2013 về tổ chức và hoạt động của các cơ quan tư pháp.

Đồng thời, sớm cho ý kiến về một số đề án, dự án do các bộ, ngành chuẩn bị liên quan đến cải cách tư pháp; chỉ đạo việc tăng cường triển khai Đề án thí điểm chế định Thừa phát lại tại 13 tỉnh; cho ý kiến về các giải pháp phát triển đội ngũ luật sư, trợ giúp viên pháp lý, tăng cường năng lực tranh tụng của luật sư, trợ giúp viên pháp lý trong tố tụng…

Trong buổi làm việc, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh, Ban Cán sự Đảng Chính phủ, Chính phủ nhận thức rõ đòi hỏi về dân chủ, pháp quyền của nhân dân, của xã hội là đòi hỏi mang tính tất yếu, khách quan và cũng là xu thế của thời đại; yêu cầu đặt ra phải xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN, phải xây dựng cơ quan lập pháp, hành pháp, tư pháp mạnh.

Nhận thức rõ điều này, Chính phủ đã hết sức cố gắng trong quán triệt, triển khai thực hiện nghiêm túc các chủ trương, nghị quyết của Trung ương về công tác tư pháp, cải cách tư pháp.

Quang cảnh buổi làm việc. Ảnh: VGP
Bên cạnh những kết quả đạt được, Báo cáo của Ban Cán sự Đảng Chính phủ đã nêu lên những hạn chế, yếu kém, nguyên nhân của hạn chế, yếu kém để ra sức khắc phục, để làm tốt hơn; những nhiệm vụ sát sườn cần tập trung thực hiện trong thời gian tới.

Đó là những nhiệm vụ được quan tâm chỉ đạo thường xuyên ở các phiên họp của Chính phủ, đặc biệt là nhiệm vụ về hoàn thiện thể chế, chính sách pháp luật đáp ứng mục tiêu cải cách tư pháp; thúc đẩy hoàn thành các chương trình, đề án về cải cách tư pháp…

“Tinh thần chung của Chính phủ sẽ căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ, quán triệt chủ trương của Trung ương, Hiến pháp, pháp luật, nỗ lực, cố gắng phát huy kết quả đạt được, ra sức khắc phục những hạn chế, yếu kém, thậm chí là khuyết điểm, phấn đấu làm tốt hơn, hiệu quả hơn công tác tư pháp, cải cách tư pháp”, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phát biểu.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đề nghị Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp Trung ương tiếp tục quan tâm, chỉ đạo công tác xử lý giải quyết khiếu nại tố cáo của người dân; chỉ đạo, nghiên cứu để sớm có đội ngũ luật sư công hỗ trợ tư pháp giúp cho người dân đi khiếu kiện và kể cả hỗ trợ cho chính quyền trong giải quyết khiếu nại tố cáo của công dân; kiểm tra việc triển khai thực hiện Luật Giám định tư pháp, chỉ đạo tháo gỡ các vấn đề vướng mắc…

Kết luận buổi làm việc, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang cho rằng Ban Cán sự Đảng Chính phủ, Chính phủ đã nghiêm túc quán triệt, chỉ đạo triển khai thực hiện Kết luận số 92; đồng thời đánh giá cao những kết quả toàn diện mà Chính phủ đạt được trong công tác tư pháp, cải cách tư pháp cũng như những nhiệm vụ được Chính phủ đề ra và quyết tâm thực hiện trong thời gian tới.

Chủ tịch nước đề nghị Ban Cán sự Đảng Chính phủ tiếp tục quán triệt, chỉ đạo triển khai thực hiện tốt các chủ trương của Trung ương liên quan đến công tác tư pháp, cải cách tư pháp, đặc biệt là công tác tuyên truyền; hoàn thiện thể chế, chính sách pháp luật; đảm bảo tiến độ và chất lượng xây dựng các dự án luật; trong quá trình luật hóa Hiến pháp 2013 cần hết sức quan tâm phân công trách nhiệm, kiểm soát quyền lực lẫn nhau giữa các cơ quan.

Tiếp tục quan tâm, đẩy mạnh cải cách hành chính, trong đó có cải cách hành chính trong lĩnh vực tư pháp; chỉ đạo thực hiện hiệu quả công tác xây dựng, đào tạo đội ngũ cán bộ tư pháp, đảm bảo đủ số lượng, chất lượng; cải cách chế độ công chức, công vụ đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.

Tăng cường hơn nữa công tác phòng chống tội phạm bằng các giải pháp quyết liệt, đồng bộ. Đảm bảo cơ sở vật chất và các điều kiện cần thiết cho hoạt động tư pháp.

Chủ tịch nước khẳng định, Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp Trung ương sẽ phối hợp chặt chẽ với Chính phủ, các cơ quan của Chính phủ trong giải quyết những vướng mắc liên quan đến hoạt động giám định tư pháp.

Với các đề xuất, kiến nghị của Ban Cán sự Đảng Chính phủ, của Thủ tướng, Chủ tịch nước yêu cầu Thường trực Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp Trung ương tiếp thu, xem xét, xử lý, chỉ đạo trong quá trình triển khai thực hiện nhiệm vụ.

Theo VGP

3.8.14

Kami - Giàn khoan HY-981: Cú sốc của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng

Giàn khoan HY-981 rút khỏi lãnh hải Việt nam được phía Trung quốc cho biết là do đã hoàn thành nhiệm vụ. Nhưng có lẽ việc Trung quốc đưa giàn khoan HY-981 vào vùng biển của Việt nam là một hành động mang tính chiến thuật, với mục đích nhằm ngăn chặn Việt Nam đang có biểu hiện thoát khỏi quỹ đạo của Trung Quốc là điều ít ai nghĩ tới.


Diễn biến chính trường VN

Từ đầu năm 2014, chính trường Việt nam có nhiều dấu hiệu cho thấy phe của ông Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đang ở thế thượng phong và có khả năng có thể khuynh loát hệ thống chính trị Việt nam. Một số nguồn tin đáng tin cậy cho biết phe cải cách của ông Nguyễn Tấn Dũng đang được sự ủng hộ của quá bán (9/16) các nhân vật trong Bộ Chính trị, đó là Nguyễn Tấn Dũng, Nguyễn Sinh Hùng, Lê Hồng Anh, Phùng Quang Thanh, Lê Thanh Hải, Nguyễn Xuân Phúc, Nguyễn Thiện Nhân, Nguyễn Thị Kim Ngân và Tòng Thị Phóng. Trong khi phe bảo thủ của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tỏ ra yếu thế hơn gồm có: Nguyễn Phú Trọng, Tô Huy Rứa, Ngô Văn Dụ, Đinh Thế Huynh, Phạm Quang Nghị, Trần Đại Quang. Riêng ông Trương Tấn Sang vẫn giữ vai trò trung lập, tuy hơi nghiêng về phe cải cách, song ông này chỉ ủng hộ những cải cách về kinh tế. Điều quan trọng hơn cả là phe cải cách của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đang nắm đa số các ủy viên trong Ban Chấp hành TW, với bằng chứng là sự thắng lợi của phe này đạt được khi bầu bổ xung hai thành viên Bộ Chính trị trước đó. Đó là ông Nguyễn Thiện Nhân và bà Nguyễn Thị Kim Ngân đã trúng cử thay vì hai ứng viên được coi là nặng ký hơn là ông Nguyễn Bá Thanh - trưởng Ban Nội chính TW và ông Vương Đình Huệ, trưởng Ban Kinh tế TW là những người được cho là thuộc về phe Đảng.

Chính vì thế nên trong thông điệp đầu năm mới 2014 của mình, Thủ tướng Nguyễn Tán Dũng đã không ngại ngần đề cập tới vấn đề cải cách thể chế chính trị, đúng vào ngày Bản Hiến pháp 1992 Sửa đổi năm 2013 chính thức có hiệu lực. Điều đó xảy ra vào lúc chỉ còn chưa đầy 2 năm Đại hội Đảng khóa XII sẽ khai mạc vào đầu năm 2016, đây là lúc các phe phái trong Đảng sẽ thỏa thuận làm cơ sở để chia chác quyền lực. Việc Thủ tướng Dũng sinh năm 1949 đã giữ chức Thủ tướng 2 nhiệm, kỳ theo quy định nếu muốn tại vị thì ông Dũng phải đảm nhận chức vụ mới như Chủ tịch Nước, Chủ tịch Quốc hội hoặc chức vụ Tổng Bí thư. Theo nhận định chung của dư luận, thì một người có tham vọng và có bề dày chính trị như Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thì việc ông ta đảm nhiệm chức vụ Tổng Bí thư Đảng CSVN khóa 12 sẽ là lựa chọn duy nhất thích hợp để có thể thực hiện việc tiến hành cải cách thể chế chính trị để đưa chính trị Việt nam theo mô hình của Putin ở nước Nga hiện nay.

Tuy nhiên trước đó, sau Đại hội lần thứ XI, khi ấy phe của ông Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đang mạnh, đó là thời gian sóng gió nhất của Thủ tướng Dũng. Vào thời điểm Hội nghị TW 4, khi trong các đơn vị quân đội có luồng tin đồn cho rằng ông Nguyễn Tấn Dũng sẽ tiến hành cải cách thể chế chính trị, thay đổi Hiến pháp để biến mình thành một vị Tổng thống. Đây là lý do chính đã khiến Thủ tướng Dũng bị đưa ra kiểm điểm tại HN TW 6 - khóa XI diễn ra vào tháng 10.2012. Khi ấy người ta tưởng ông Thủ tướng sẽ "ngã ngựa", vậy mà như nhờ một phép thần, Thủ tướng Dũng đã vượt qua và đã giành thắng lợi một cách ngoạn mục trong cuộc bỏ phiếu tín nhiệm trong Ban chấp hành TW. Và trái lại người ta đã được chứng kiến sự thất bại của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, khi không dấu được nước mắt trước ống kính truyền hình trong phiên bế mạc. Cũng qua cuộc thử sức này đã cho thấy uy tín trong đảng của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng còn rất cao và rất khó có thế lực nào có thể hạ bệ được đồng chí trong thời điểm đó và kể cả trong hiện tại.
Đến đầu năm 2014, việc Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sẽ là người sẽ nắm giữ chức vụ Tổng Bí thư Đảng CSVN đã trở thành việc gàn như không phải bàn cãi. Người ta hy vọng ông Dũng với vai trò Tổng Bí thư Đảng CSVN sẽ là người tiến hành cải cách thể chế chính trị hiện tại để tiến tới chức vụ Tổng thống mới của Việt nam. Như thông điệp đầu năm mới là xây dựng một nhà nước Dân chủ và Nhà nước pháp quyền thượng tôn pháp luật. Rồi những tháng trước Hội nghị TW 9 (tháng 5.2014), một lần nữa tin đồn này lại nóng trở lại, khi ấy ở Việt nam người ta hồ hởi xầm xì cho rằng sắp tới Việt nam sẽ có sự thay đổi thể chế chính trị dưới sự lãnh đạo của ông Nguyễn Tấn Dũng. Lúc đó người ta tin rằng ông Nguyễn Tấn Dũng hoàn toàn có năng lực dùng quân đội, công an để điều khiển, khống chế Trung ương và Bộ Chính trị. Điều đó cho thấy thế mạnh của phe ông Nguyễn Tấn Dũng vào thời điểm trước Hội nghị TW 9 đã đến mức nào?

Nên nhớ, trong trường hợp để Việt nam thoát vòng cương tỏa của Trung quốc và trở thành một mắt xích quan trọng trong vòng vây Trung quốc của Hoa kỳ ở phía Thái Bình dương, đó là trục Nhật bản, Đài loan, Philippines... là điều Bắc kinh sợ nhất. Đây không chỉ là mối đe dọa cho các đối thủ chính trị của Thủ tướng Dũng trong nội bộ ban lãnh đạo của Việt nam, mà còn là mối lo sợ của nước láng giềng Trung quốc trong việc kiểm tỏa chính trị Việt nam. Và tất nhiên ban lãnh đạo Trung quốc hết sức bực tức và nghĩ rằng họ cần phải ra tay để đảo ngược tình thế này, để ngăn chặn không để Việt Nam thoát khỏi quỹ đạo của Trung Quốc.

Lá bài giàn khoan HY-981

Cần phải thừa nhận giấc mộng độc chiếm Biển Đông của chính quyền Trung quốc đã và đang là hiện thực, chỉ trong vài chục năm với chính sách bành trướng lãnh hải theo chiến lược gặm nhấm dân dần đã biến Trung quốc từ một quốc gia hầu như không có chỗ đứng trong Biển Đông, đến nay Trung quốc đã có không ít các đảo, bãi đá ngầm trong khu vực Biển Đông. Điều này dần dần đã giúp Trung quốc không ngừng tăng vị thế trong khu vực có tranh chấp. Cho đến nay, với việc đóng hàng loạt các giàn khoan di động kiểu như HY-981, Trung quốc đã chứng tỏ họ có toàn quyền mang đến hoặc rút đi các giàn khoan này, với mục đich neo đậu và tiến hành công tác thăm dò dầu khí mà hầu như không gặp phải bất kỳ trở ngại nào đáng kể.

Việc Trung Quốc bất ngờ rút giàn khoan trước thời hạn vì giàn khoan đã hoàn tất công việc cần thiết và rất thành công. Theo phía Trng quốc, việc di chuyển giàn khoan là một động thái hoàn toàn mang tính thương mại, được thực hiện trên vùng biển thuộc chủ quyền của nước họ, mà không hề ảnh hưởng đến các quốc gia khác. Điều này khác so với tuyên bố ban đầu của họ là giàn khoan sẽ hoạt động tới ngày 15.8.2014. Trước đó nhiều chuyên gia đánh giá cho rằng việc đưa giàn khoan HY-981 vào Biển Đông là bước khởi đầu trong việc khẳng định chủ quyền của Trung quốc thông qua đường Lưỡi Bò chín đoạn và sở dĩ họ chọn vùng lãnh hải của Việt nam vì Trung quốc đã nắm được tử huyệt của ban lãnh đạo Đảng CSVN thông qua mối bang giao hợp tác chiến lược và toàn diện trong khuôn khổ 4 tốt và 16 chữ vàng. Do vậy việc đưa giàn khoan HY-981 vào vùng lãnh hải của Việt nam chắc chắc sẽ không gặp bất kỳ trở ngại nào đáng kể.

Trong bài viết "Tại sao Trung Quốc rút giàn khoan HD 981 sớm hơn dự kiến" trên tờ The Diplomat mới đây, GS.Carl Thayer chuyên gia phân tích của Học viện quốc phòng Australia cho biết 1 trong 4 lý khiến Trung quốc rút giàn khoan là nhằm "Ngăn chặn Việt Nam thoát khỏi quỹ đạo của Trung Quốc" là một điều đáng quan tâm nhất. Nói cho đúng, cũng theo bài báo trên cho biết: "Vào tháng Năm vừa qua, các nhà ngoại giao tại Bắc Kinh cho biết rằng rằng các quan chức của Công ty Dầu khí Ngoài khơi Quốc gia Trung Quốc lặng lẽ tâm sự rằng ban đầu khi được yêu cầu từ chính quyền để triển khai dàn khoan HD 981 họ đã từ chối, vì cho rằng khu vực thăm dò không phải là một ưu tiên cao vì không có trữ lượng dầu khí đáng kể". Điều đó cộng với tin "Trước khi các hoạt động khoan dò được thực hiện bởi HD 981, Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ đã đưa ra một báo cáo vào năm 2013, kết luận rằng khu vực xung quanh quần đảo Hoàng Sa không có tiềm năng hydrocacbon thông thường đáng kể.". Và "... theo các nhà phân tích an ninh hàng hải có thẩm quyền truy cập vào hình ảnh vệ tinh cho biết những dấu hiệu vào cuối tháng 5.2014 từ HY-981 có thể quan sát được, cho thấy rằng giàn khoan đã phát hiện ra một số hydrocarbon. Các nhà phân tích cũng lưu ý rằng chỉ có khoảng mười phần trăm trữ lượng dầu khí sẽ được phục hồi để sử dụng trong thương mại."

Điều đó cho thấy việc đưa giàn khoan HY-981 vào khu vực Biển Đông của chính quyền Trung quốc là một giải pháp tình thế mang tính "đột xuất" mà hoàn toàn không được chuẩn bị trước và hành động này đơn thuần mang tính chất chính trị chứ hoàn toàn không phục vụ cho mục đích thương mại như phía Trung quốc tuyên bố. Phải chăng các diễn biến chính trị trong nội bộ ban lãnh đạo Đảng CSVN như phân tích ở trên, là lý do quan trọng khiến phía Trung quốc phải ra tay, thông qua việc đưa giàn khoan HY-981 để đảo ngược tình thế vốn đang có những triệu chứng rất bất lợi cho họ?

Sự ứng cứu từ Trung quốc

Trung quốc biết rất rõ rằng rất nhiều người trong Bộ Chính trị Đảng CSVN, kể các các nhân vật đang thuộc về phe "cải cách" của Thủ tướng Dũng cũng rất lo ngại phản ứng của Trung Quốc trước việc nếu Việt nam thúc đẩy quan hệ quân sự với Mỹ và họ sẵn sàng lựa chọn một giải pháp không làm mất lòng Trung quốc để đảm bảo tính an toàn trong sự nghiệp chính trị của họ.
Trong 02 tháng với sự hiện diện của HY-981 trên Biển Đông, ngay lập tức các hoạt động và các lời tuyên bố cứng rắn, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã chứng tỏ là một người đang làm chủ cuộc chơi, với hy vọng tạo ra một sự đồng thuận từ trong Bộ Chính trị trong cách đối phó với vụ khủng hoảng giàn khoan trên Biển Đông. Trong lúc phe bảo thủ trong Đảng của TBT Nguyễn Phú Trọng vẫn rất dè dặt, thận trọng để giữ đường lối thân Trung Quốc như từ trước đến nay. Đỉnh cao là phát biểu của ông Nguyễn Tấn Dũng, khi trả lời báo chí ở Philippines, khi cho rằng "Nhất định không chấp nhận đánh đổi điều thiêng liêng này để nhận lấy một thứ hòa bình, hữu nghị viển vông, lệ thuộc nào đó”, kể cả việc cho rằng Việt nam sẽ theo gương Philippines khởi kiện Trung quốc đã nhận được sự đồng tình của đa số dân chúng Việt nam.

Nhưng ít ai, kể cả Thủ tướng Dũng lại có thể nghĩ rằng việc biểu thị thái độ chống Trung quốc một cách triệt để như vậy là điều làm hại ông ta và vô tình những cái đó đã trở thành ngòi nổ trong việc tranh cãi gay gắt về quan điểm chống Trung quốc, phương án pháp lý khởi kiện Trung quốc và việc nâng cấp quan hệ với Hoa Kỳ trong Bộ Chính trị. Dù rằng với Thủ tướng Dũng, trở ngại lớn nhất của ông ta là phe bảo thủ thân Trung quốc với sự hậu thuẫn của Trung quốc, nhưng bản thân ông không hình dung được rằng Trung quốc đã dùng chiêu một mũi tên trúng nhiều đích. Họ chấp nhận mất nhiều mất công sức khi sử dụng giàn khoan HY-981 như một con bài tẩy nhằm đảo ngược thế cờ tương quan lực lượng trong ban lãnh đạo Việt nam. Kể cả việc tạo ra các vụ bạo động có tổ chức sau biểu tình ôn hòa ở các khu công nghiệp Bình Dương, Vũng Áng... diễn ra trong sự im lặng đáng ngờ của các lực lượng công an.

Đó cũng là nguyên nhân sự xuất hiện của Ủy viên Quốc vụ viện Dương Khiết Trì trong chuyến thăm Việt nam trong hai ngày 17-18.6.2014. Trong chuyến thăm này với thái độ rất cứng rắn, không dấu vẻ đe dọa Dương Khiết Trì đã lớn tiếng yêu cầu Việt nam phải chấm dứt những hành động quấy rôi và phản đối giàn khoan của Trung Quốc, không được lôi kéo các nước tham dự vào vấn này, không để Mỹ và phương Tây lợi dụng diễn biến hoà bình phá hoại 2 nước. Đồng thời cảnh cáo nếu Việt Nam vi phạm nguyên tắc đó thì Việt Nam sẽ chịu hậu quả. Không những thế, cùng lúc truyền thông Trung Quốc những ngày này đã chỉ trích đích danh Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng vì đã có những phát biểu mạnh mẽ lên án Trung Quốc.

Tất cả những cái đó chứng tỏ đã có một kịch bản có sẵn nhằm gây căng thẳng trong quan hệ Việt - Trung. Điều đó hoàn toàn phù hợp với các phân tích, nhận định trước đó về chuyến thăm Việt nam của Dương Khiết Trì, khi cho rằng với động cơ và mục đích rất thâm hiểm. Đó là nhằm trấn an cho một bộ phận lãnh đạo cấp cao của Việt Nam thân lệ Trung Quốc rằng Trung Quốc luôn đứng sau họ. Với điều kiện họ phải kiềm chế được các phản ứng đối với Trung Quốc từ phía ban lãnh đạo Việt nam. Với mục đích chính để chia rẽ lãnh đạo cấp cao của Việt Nam, vì hơn ai hết Trung Quốc hiểu rất sâu tình hình nội bộ Việt Nam.

Lật ngược thế cờ

Ngay sau đó, chuyến thăm Hoa kỳ chính thức của Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh theo lời mời của Ngoại trưởng Hoa kỳ John Kerry trong lúc vụ việc giàn khoan đang ở hồi căng thẳng đã bị hủy bỏ mà không giải thích lý do. Thay vào đó là chuyến thăm của Bí thư Thành ủy Hà nội Phạm Quang Nghị một nhân vật dược cho là giáo điều và thân Trung quốc với kết quả không hài lòng. Và trong cuộc họp đột xuất của Bộ Chính trị tổ chức sau chuyến thăm của Dương Khiết trì kết thúc, người ta thấy các ông Trương Tấn Sang, Nguyễn Thiện Nhân, Phùng Quang Thanh đã ủng hộ quan điểm của phía Trung quốc. Nghĩa là số người đứng về phía thân Trung quốc tăng lên từ 6 người thành 9 người và số người trong phe cải cách giảm xuống từ 9 người còn 7 người, đáng chú ý là hai Bộ trưởng Quốc phòng và Công an đã không cùng quan điểm với Thủ tướng Dũng. Điều đó có ảnh hưởng nghiêm trọng đến vị thế của ông Thủ tướng trong ban lãnh đạo Đảng CSVN.

Lập tức cán cân lực lượng giữa các phe phái trong Bộ Chính trị đã đảo chiều, đẫn đến Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng lập tức đã đứng về phe thiểu số và đang có nguy cơ sẽ bị cô lập trong Bộ Chính trị. Vì đa số thành viên của Bộ Chính trị đều thấy rằng quan điểm chống Trung quốc và thân phương Tây của ông Dũng có thể gây bất ổn và xáo trộn về chính trị, đó là điều hoàn toàn bất lợi cho Đảng và cá nhân họ. Điều này có nghĩa là Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đang có nguy cơ bị gạt qua một bên trong bộ máy lãnh đạo của Đảng CSVN. Điều này có thể gây ảnh hưởng xấu đến việc Việt nam gia nhập TP, cái mà phe cải cách của Thủ tướng Dũng xem là chìa khóa để đa dạng hóa kinh tế Việt nam, nhằm thoát khỏi sự lệ thuộc kinh tế vào Trung Quốc. Trong lúc những người ủng hộ thỏa hiệp với Trung Quốc vẫn thấy sự cần thiết duy trì vai trò chủ đạo của khu vực Kinh tế nhà nước, cho dù khu vực này trên thực tế đã hoạt động không có hiệu quả. Song họ tin rằng những cải cách và các nhượng bộ của Chính phủ Việt nam do yêu cầu của Mỹ để được tham dự vào TPP là quá lớn, điều đó sẽ ảnh hưởng đến việc kiểm soát nền kinh tế của Nhà nước.
Đây là thành tích triệt hạ đáng kể của phe chống Thủ tướng Dũng, nhằm chặn đứng xu thế cải cách có xu hướng thân phương Tây của phe "cải cách" do Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đứng đầu. Hành động này xảy ra giữa lúc nền kinh tế Việt nam đang lao đao và xã hội đang tiềm ẩn nhiều nguy cơ bất ổn, mà TPP là một cứu cánh theo cách nhìn của mọi phía. Song đối với Trung quốc, điều đó trái với chính sách ngăn chặn Việt Nam thoát khỏi quỹ đạo của Trung Quốc của họ

Kết:

Các học giả quốc tế cho rằng "Việt nam sẽ mất trọn Biển Đông nếu như nội bộ ban lãnh đạo của Việt nam không thống nhất được với nhau" và điều đó Trung quốc đã thành công. Có thông tin cho rằng phía Trung quốc đưa giàn khoan HY-981 vào vùng biển của Việt nam tiêu tốn mỗi ngày tốn gần 1 triệu USD, vị chi sau hơn hai tháng họ đã chịu mất số tiền hơn 60 triệu USD. Đến lúc này có lẽ người ta mới hiểu rõ lý do vì sao Bắc kinh đột nhiên đưa giàn khoan HY-981 vào Biển Đông. Đó là với mục đích chính là để lật ngược thế cờ tương quan giữa các phe phái trong nội bộ ban lãnh đạo Đảng CSVN, đồng thời để hỗ trợ cho nhóm thân Trung quốc với hy vọng tiếp tục khống chế Việt nam trong vòng cương tỏa của họ trong thời gian tới. Điều đó cho thấy chỉ mất 60 triệu USD mà lật ngược thế cờ là một cái giá quá rẻ mà Trung quốc phải bỏ ra với một đối thủ quan trọng như Thủ tướng Dũng.

Ngày 02 tháng 8 năm 2014

© Kami

Theo RFA blog

18.7.14

Trọng Nghĩa - Biển Đông: Giàn khoan Trung Quốc và đấu tranh chính trị nội bộ Việt Nam

Sau vụ Bắc Kinh đưa giàn khoan vào hoạt động ngay trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, Hà Nội đã lên tiếng dọa kiện Bắc Kinh ra trước tòa án quốc tế nhưng vẫn chưa hành động. Trong bài phân tích công bố ngày 16/07/2014, Giáo sư Carlyle Thayer thuộc Học viện Quốc phòng Úc giải thích thái độ rụt rè của Việt Nam bằng giả thuyết: Sự cản trở của phe thân Trung Quốc trong giới lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam được ông mệnh danh là «accommodationist».
Giàn khoan Hải Dương HD-981 (DR)
Bài viết « Biển Đông: Giàn khoan Trung Quốc và đấu tranh chính trị nội bộ tại Hà Nội - South China Sea: China’s Oil Rig and Political In-fighting in Hanoi » bao gồm một số câu trả lời phỏng vấn báo chí. Được sự đồng ý của Giáo sư Thayer, RFI xin giới thiệu nguyên văn phần hỏi-đáp.

HỎI: Đấu đá nội bộ giữa hai phe thân Trung Quốc và thân Mỹ trong nội bộ Đảng Cộng sản Việt Nam đã ngăn cản không cho Việt Nam có hành động pháp lý chống lại Trung Quốc ngay cả trước vụ giàn khoan HY-981. Giáo sư có thể xác nhận điều này hay không, và dựa trên yếu tố nào để chứng minh?

ĐÁP: Việt Nam đã cân nhắc hành động pháp lý chống lại Trung Quốc từ sáu năm nay, theo các nguồn tin từ Hà Nội. Khi xẩy ra cuộc khủng hoảng giàn khoan HD-981, Việt Nam đã xem xét hai phương pháp tiếp cận riêng biệt, một liên quan đến chủ quyền trên quần đảo Hoàng Sa và một liên quan đến quần đảo Trường Sa.

Sự kiện Việt Nam vẫn chưa khởi động vụ kiện chống Trung Quốc, và cũng không hỗ trợ vụ kiện của Philippines, là bằng chứng cho thấy phương án pháp lý không đảm bảo được một đa số trong Bộ Chính trị.

Điều cũng đáng ghi nhận là Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng đã công khai tuyên bố mạnh mẽ về các hành động pháp lý. Theo ông, hành động pháp lý sẽ phụ thuộc vào thời gian. Đại tướng Phùng Quang Thanh đã nói tại Đối thoại Shangri-La rằng lựa chọn pháp lý là một phương sách cuối cùng.

Có tin cho rằng Ủy viên Quốc vụ Trung Quốc Dương Khiết Trì trong chuyến thăm gần đây, đã cảnh cáo Việt Nam về việc tìm kiếm hành động pháp lý.

HỎI: Trung Quốc hiện đã di chuyển giàn khoan trước thời hạn giữa tháng Tám như từng nói lúc ban đầu. Như vậy có thể nói rằng phe thân Trung Quốc đã giành được thế thượng phong hay không? Nếu đúng thì tại sao? Nếu không, thì tại sao không?

ĐÁP: Việc Trung Quốc rút giàn khoan dầu sẽ làm cho căng thẳng giảm ngay lập tức. Trung Quốc cũng sẽ rút hạm đội hơn một trăm chiếc tàu và chiến hạm. Điều này sẽ tạo tiền đề cho Việt Nam rút lực lượng Cảnh sát biển và Kiểm ngư ra khỏi khu vực. Do đó, sẽ có cơ sở cho các cuộc đàm phán giữa Trung Quốc và Việt Nam để thảo luận về cách đưa quan hệ hai nước trở lại hướng cũ.

Phe gọi là ủng hộ Trung Quốc, hoặc là thỏa hiệp (accommodationist), sẽ chống lại bất kỳ hành động nào có thể sẽ làm xấu thêm quan hệ với Trung Quốc. Điều này có nghĩa là phương án pháp lý và việc nâng cấp quan hệ với Hoa Kỳ không có khả năng xẩy ra trong tương lai gần. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng có nguy cơ bị gạt qua một bên.

Một cuộc họp của Ban Chấp hành Trung ương Đảng dự kiến sẽ cân nhắc lợi hại của hành động pháp lý chống Trung Quốc. Cuộc họp đó sẽ chuyển khuyến nghị lên Bộ Chính trị.

HỎI: Theo quan điểm của phe thân Trung Quốc, hậu quả của việc xích lại quá gần với Hoa Kỳ sẽ như thế nào? Cũng như thế, theo quan điểm của phe thân Mỹ, việc tiếp tục thỏa hiệp với Trung Quốc sẽ có hại ra sao về chính trị và kinh tế?

ĐÁP: Xích lại quá gần với Hoa Kỳ sẽ dẫn đến áp lực tiêu cực, thậm chí biện pháp trừng phạt từ phía Trung Quốc. Xích lại quá gần với Hoa Kỳ sẽ kéo theo một số đòi hỏi phải đáp ứng yêu cầu của Mỹ, đòi Việt Nam chứng tỏ tiến bộ về nhân quyền và áp lực của Mỹ đòi quyền tiếp cận Việt Nam rộng rãi hơn về quân sự, chẳng hạn như Vịnh Cam Ranh, gia tăng các chuyến Hải quân ghé cảng và các cuộc tập trận chung.

Phe gọi là thân Mỹ sẽ cảm thấy rằng việc thỏa hiệp với Trung Quốc sẽ hạn chế quyền tự do hành động của Việt Nam và đưa Việt Nam vào thế phục tùng và lệ thuộc Trung Quốc. Sự phụ thuộc ý thức hệ sẽ làm giảm triển vọng cải cách kinh tế ở Việt Nam.

HỎI : Việc Trung Quốc rút giàn khoan ảnh hưởng ra sao đến đấu đá nội bộ giữa hai phe tại Việt Nam? Trường đấu có thể kết thúc thế nào?

ĐÁP: Sự kiện Trung Quốc rút giàn khoan sẽ dẫn đến việc giảm căng thẳng và làm tăng khả năng các cuộc đàm phán song phương cấp cao Việt-Trung. Điều đó sẽ có lợi cho những người muốn thỏa hiệp với Trung Quốc. Đấu đá trong nội bộ Đảng có khả năng tăng cường độ trên những bất đồng về lợi ích ngắn hạn so với lợi ích lâu dài.

HỎI : Đấu tranh giữa phe ủng hộ Trung Quốc với phe thân Mỹ sẽ nhào nặn cách Việt Nam xử lý các cuộc xung đột trong tương lai với Trung Quốc như thế nào?

ĐÁP: Nếu lãnh đạo Việt Nam tiếp tục chia rẽ giữa phe thân Trung Quốc và phe thân Mỹ, điều đó có nghĩa là Việt Nam sẽ không thể đẩy mạnh quan hệ với Hoa Kỳ trong các lĩnh vực quốc phòng và an ninh. Việt Nam sẽ thận trọng tiến hành việc này và một cách thất thường.

Còn về cuộc xung đột trong tương lai với Trung Quốc, nhóm thỏa hiệp sẽ tự kiểm duyệt chính mình. Họ sẽ phủ quyết bất kỳ chính sách nào có khả năng khơi dậy sự giận dữ của Trung Quốc. Họ sẽ liên kết với Trung Quốc, tức là tránh chỉ trích Trung Quốc với hy vọng rằng Việt Nam sẽ được thưởng công về kinh tế cho hành vi tốt của mình.

Vấn đề là việc chia sẻ cùng một ý thức hệ xã hội chủ nghĩa sẽ trói tay Việt Nam và hạn chế khả năng hoạt động vì lợi ích dân tộc. Tóm lại, cuộc đấu đá tiếp tục giữa phe thân Trung Quốc và phe thân Mỹ sẽ làm suy yếu khả năng của Việt Nam trong việc bảo vệ lợi ích dân tộc của mình và chống lại áp lực từ Trung Quốc.

HỎI: Liệu việc Trung Quốc rút giàn khoan có liên quan đến việc Thượng viện Mỹ thông qua một nghị quyết chỉ trích Trung Quốc vào tuần trước, và cuộc điện đàm giữa Tổng thống Obama và Chủ tịch Tập Cận Bình cách đây vài ngày?

ĐÁP: Việc Trung Quốc rút giàn khoan không liên quan trực tiếp đến nghị quyết của Thượng viện Mỹ và các cuộc điện đàm giữa Tổng thống Obama và Chủ tịch Tập Cận Bình vì các quyết định loại này không thể được thực hiện dưới sự thúc ép của tình hình.

Trung Quốc có thể là đã quyết định dời giàn khoan, vì dữ liệu thương mại đầy đủ đã được thu thập và họ không có gì để mất khi kết thúc sớm hoạt động thăm dò dầu khí. Chắc chắn là bão Rammasun sắp đến cũng tác động đến quyết định rút sớm.

Cuối cùng, Trung Quốc cũng chú tâm đến chính sách chiến lược. Họ muốn tác động đến một cuộc họp quan trọng sắp tới của Ban Chấp hành Trung ương của Đảng Cộng sản Việt Nam, mà mục tiêu là quyết định nên hay không nên có hành động pháp lý chống lại Trung Quốc và, rất có thể là tìm kiếm quan hệ gần gũi hơn với Hoa Kỳ.

Trọng Nghĩa

Theo Đài RFI