Nghệ thuật bảo vệ Tổ quốc không có đối thủ của VN
Bảo vệ Tổ quốc là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn dân và toàn thể các lực lượng vũ trang. Bảo vệ Tổ quốc (BVTQ), trong đó xây dựng hệ thống phòng thủ đáng tin cậy, vững chắc, đủ sức răn đe và giáng trả quân xâm lược là nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt quá trình dựng xây, gìn giữ đất nước.
Máy bay chiến đấu Su-30 của Việt Nam |
Việt Nam, với vị trí địa chính trị, địa quân sự hiện nay, trước tình hình căng thẳng ở khu vực biển Đông, trước các phương thức tác chiến mới trong chiến tranh hiện đại thì phòng thủ BVTQ từ hướng biển bao gồm vùng trời, vùng biển và hải đảo là hướng chính, sống còn.
Một hệ thống phòng thủ BVTQ là tin cậy, vững chắc dựa trên ít nhất 3 yếu tố:
Một là: Cơ sở lý luận-Học thuyết quân sự mà hệ thống phòng thủ đó được xây dựng có tính thực tiễn và sức sống hay không?
Hai là: Việc tổ chức xây dựng lực lượng, bố trí và sử dụng lực lượng trong hệ thống đó như thế nào?
Ba là: Hệ thống phòng thủ đó được tồn tại trong một thế ra sao? Đây là yếu tố quyết định độ tin cậy, vững chắc của hệ thống phòng thủ..
Tư tưởng nghệ thuật quân sự Việt Nam xuất phát từ cơ sở BVTQ trước nạn xâm lược
Do “sách trời định sẵn”, Việt Nam ta nằm ở một vị trí mà thuật ngữ hiện đại gọi là “địa chính tri, địa quân sự” rất quan trọng trong khu vực châu Á-TBD. Chính vì thế mà từ xa xưa các thế lực luôn nhòm ngó, lăm le và đưa quân đến xâm chiếm hết lần này đến lần khác.
Không chỉ phương Bắc, từ nửa đầu thế kỷ 19, Việt Nam cũng không thoát khỏi sự nhòm ngó của phương Tây. Pháp xâm chiếm Việt Nam cai trị gần một thế kỷ. Và từ giữa thế kỷ 20, Việt Nam phải tiến hành liên tiếp 2 cuộc chiến tranh giải phóng ròng rã suốt hơn 30 năm trời.
Tàu chiến hiện đại của Việt Nam |
Như vậy, lịch sử Việt Nam là lịch sử gồm nhiều cuộc chiến tranh và lịch sử chiến tranh đó đã ghi nhận một điều là bất kỳ kẻ xâm lược nào cũng đều bị đánh trả khốc liệt với một tinh thần “Không có gì quý hơn độc lập, tự do”.
Quân xâm lược lúc nào cũng đông và hùng mạnh, Việt Nam thì nhỏ bé. Vậy làm thế nào để chống lại chúng? Làm sao để biến được ít thành nhiều, yếu thành mạnh?...
Trải qua hơn 4000 năm xây dựng và gìn giữ đất nước, đời cha truyền lại cho đời con…Từ “Binh thư yếu lược”, “Vạn kiếp bí tông truyền” của Trần Quốc Tuấn; từ tư tưởng quân sự trong “Đại cáo bình ngô” của Nguyễn Trãi…đã hình thành một kinh nghiệm chiến tranh chống giặc ngoại xâm, đó chính là nghệ thuật quân sự Việt Nam.
Nghệ thuật QSVN được thăng hoa trong thời đại Hồ Chí Minh, nó tỏ rõ tính ưu việt, độc đáo, bản sắc Việt Nam trong 2 cuộc chiến tranh giữ nước vĩ đại.
Nghệ thuật QSVN hình thành và phát triển trước yêu cầu nhiệm vụ BVTQ chống xâm lược, cho nên, nghệ thuật QSVN không có tư tưởng tấn công xâm lược (hoạt động quân sự ngoài biên giới quốc gia) mà nó mang đậm tư tưởng phòng thủ tự vệ.
Vì vậy, tất cả mọi ý chí, hành động, tổ chức xây dựng lực lượng, bố trí, sử dụng lực lượng trong hệ thống phòng thủ BVTQ đều bắt nguồn từ học thuyết quân sự độc đáo này.
Chiến tranh hiện đại ngày nay bao giờ cũng được phát động từ một quốc gia tiềm lực quân sự, KHKT hùng mạnh. Phạm vi của cuộc chiến rộng lớn, bao gồm lãnh thổ, vùng trời, vùng biển và trong lòng biển. Thời gian chiến tranh phải hạn chế ngắn nhất có thể.
Và, cuối cùng, mục đích phải đạt được là: Hủy diệt khả năng phòng thủ phản công của đối phương, vô hiệu hóa lực lượng vũ trang và trang thiết bị kỹ thuật quân sự, tiềm lực quân sự, kinh tế của đối phương. Phá hoại tiềm lực công nghiệp và khả năng phát triển của đất nước đó. Từ đó làm thay đổi cục diện kinh tế chính trị, xã hội của đất nước đó, buộc đất nước đó thay đổi thể chế chính trị, kinh tế theo hướng có lợi cho nước tấn công.
Để đạt được điều đó bắt buộc các quốc gia này có một tư tưởng, học thuyết quân sự phù hợp cho hoạt động quân sự của lực lượng vũ trang mình.
Phòng thủ tự vệ và tấn công xâm lược là 2 phạm trù khác biệt. Biểu hiện rõ nét nhất là sự khác nhau giữa tổ chức xây dựng, bố trí và sử dụng lực lượng.
Chẳng hạn, một đơn vị chiến đấu (tàu ngầm, tàu chiến, máy bay) khi tấn công xâm lược phải đối phó với rất nhiều đòn đánh trả. Như máy bay, phải đối phó với 3 nguy cơ: Pháo cao xạ, tên lửa đất đối không và máy bay đối phương. Cho nên bắt buộc máy bay của họ phải có đủ khả năng đối phó 3 nguy cơ đó.
Vì thế, xu hướng chế tạo và sử dụng vũ khí trang bị đa nhiệm là yêu cầu tất yếu, là kết quả hợp lí, phù hợp nhất, xuất phát từ tư tưởng, học thuyết quân sự của các cường quốc đi tấn công các quốc gia nhược tiểu.
Việt Nam thì khác. Mục tiêu của cuộc chiến là BVTQ cho nên thời gian không hạn chế, có thể kéo dài “5 năm, 10 năm hoặc lâu hơn nữa…”, miễn sao đánh bại quân xâm lược.
Việt Nam thì khác. Mục tiêu của cuộc chiến là BVTQ cho nên thời gian không hạn chế, có thể kéo dài “5 năm, 10 năm hoặc lâu hơn nữa…”, miễn sao đánh bại quân xâm lược.
Khu vực tác chiến lại nằm trong phạm vi bố trí phòng thủ nên sự cơ động lực lượng là nhanh nhất (lực lượng tại chỗ).
Do đó, tính đa nhiệm của vũ khí trở nên không quan trọng bằng tính chuyên môn hóa của vũ khí.
Chẳng hạn như SU-30 của Việt Nam không những không cần quan tâm đến tác chiến không đối đất mà còn được mặt đất hỗ trợ, do đó chỉ tập trung cho không đối không hay không đối hải để chiếm ưu thế khi tác chiến với SU-30 cùng loại trên không phận Việt Nam.
Như vậy, có thể nói: Hệ thống phòng thủ đất nước Việt Nam trước những nguy cơ, thách thức rình rập đe dọa, được hình thành từ cơ sở lý luận-nghệ thuật QSVN, nghệ thuật chiến tranh nhân dân BVTQ.
Đây là nghệ thuật QS siêu đẳng, không có đối thủ, đã tỏ rõ tính ưu việt, độc đáo, qua thử thách khốc liệt nhất trong 2 cuộc chiến tranh khốc liệt nhất trên thế giới.
Hệ thống phòng thủ BVTQ của Việt Nam ngày nay có chiều sâu, phạm vi rộng. Nếu như trước đây tổ tiên ta đã có trận tuyến Bạch Đằng, sông Như Nguyệt…thì ngày nay hệ thống phòng thủ bảo vệ Tổ quốc phải bao trùm toàn bộ vùng trời, vùng đất, vùng biển Việt Nam với sự tham gia của toàn dân, toàn quân với tất cả trang bị vũ khí Việt Nam có.
Hệ thống phòng thủ vô hình, biến hóa luôn mang tư tưởng tiến công, tiến công địch bất cứ nơi đâu, bất cứ lúc nào khi chúng đặt chân đến…chỉ có thể tồn tại, phát huy trong cuộc chiến tranh nhân dân BVTQ thời đại Hồ Chí Minh.
Chẳng hạn như SU-30 của Việt Nam không những không cần quan tâm đến tác chiến không đối đất mà còn được mặt đất hỗ trợ, do đó chỉ tập trung cho không đối không hay không đối hải để chiếm ưu thế khi tác chiến với SU-30 cùng loại trên không phận Việt Nam.
Như vậy, có thể nói: Hệ thống phòng thủ đất nước Việt Nam trước những nguy cơ, thách thức rình rập đe dọa, được hình thành từ cơ sở lý luận-nghệ thuật QSVN, nghệ thuật chiến tranh nhân dân BVTQ.
Đây là nghệ thuật QS siêu đẳng, không có đối thủ, đã tỏ rõ tính ưu việt, độc đáo, qua thử thách khốc liệt nhất trong 2 cuộc chiến tranh khốc liệt nhất trên thế giới.
Hệ thống phòng thủ BVTQ của Việt Nam ngày nay có chiều sâu, phạm vi rộng. Nếu như trước đây tổ tiên ta đã có trận tuyến Bạch Đằng, sông Như Nguyệt…thì ngày nay hệ thống phòng thủ bảo vệ Tổ quốc phải bao trùm toàn bộ vùng trời, vùng đất, vùng biển Việt Nam với sự tham gia của toàn dân, toàn quân với tất cả trang bị vũ khí Việt Nam có.
Hệ thống phòng thủ vô hình, biến hóa luôn mang tư tưởng tiến công, tiến công địch bất cứ nơi đâu, bất cứ lúc nào khi chúng đặt chân đến…chỉ có thể tồn tại, phát huy trong cuộc chiến tranh nhân dân BVTQ thời đại Hồ Chí Minh.
Lê Ngọc Thống
0 comments:
Đăng nhận xét