Trang

Diệp Kính Thiên: Nguyễn Tấn Dũng có thắng không?

Khả năng được đề cử chức Tổng bí thư khóa 12 cho Nguyễn Tấn Dũng có thể chắc chắn. Đây mới chỉ là hiệp một. Sang hiệp hai – bầu cử Ban chấp hành Trung ương khóa 12 – mới là chủ yếu.

Anh Ba Thanh: Nguyễn Phú Trọng sẽ làm Tổng bí thư nửa nhiệm kỳ đầu khóa XII ?

Khai mạc hội nghị, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã hé lộ một chi tiết đáng lưu ý trong báo cáo đó là về đề xuất tiêu chí xem xét trường hợp "đặc biệt"

Hiển thị các bài đăng có nhãn bãi đá ngầm. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn bãi đá ngầm. Hiển thị tất cả bài đăng

6.9.12

Nếu đúng thế thì nước ta có Trần Ích Tắc thật rồi

Mặc dù là một bài báo nhỏ được đặt ở góc khuất của báo Thanh Niên (ra ngày 4/9/2012) nhưng đã gây cho tôi một sự xúc động lớn. Tôi tin bất kì ngưòi Vịệt Nam bình thường nào cũng có cảm xúc như tôi. Đó là bất bình đến phẫn nộ trước sự hèn kém, nhu nhược thảm hại của những ngưòi soạn SGK. Tệ hại hơn sự hèn kèm, nhu nhựơc và có dấu hiệu phản quốc này của lũ ngưòi mạt hạng lại khốn nạn hơn khi rắp tâm truyền sự đốn mạt, vong quốc nô này cho thế hệ tương lai của chúng ta. Những cháu bé đang chập chững vào đời . 
Hình Minh Họa
Tác giả bài báo đó là ông Trần Cao Duyên. Dưới đầu đề “bài học nửa vời” ông TC Duyên cho biết Ở trang 4, 5 của SGK tiếng Việt 3 tập 2 dậy cho các cháu học sinh lớp ba trong bài tập đọc Hai Bà Trưng kể về chiến công vĩ đại của hai vị nữ anh hùng dân tộc nhưng các tác giả của loại sách khuôn vàng thước ngọc này lại không dám nhắc đến kẻ thù , giặc ngoại xâm đã xâm chíếm nứơc ta, gây ra bao thảm hoạ đối với dân Việt Nam dạo đó.  Thậm chí ngay đến chữ phương Bắc để ám chỉ kẻ thù tàn ác dã man đó cũng không được nêu lên. Bài tập đọc chỉ loanh quanh nói mù mờ” kẻ xâm lựơc, quân thù, giặc ngoại xâm” chung chung. Ở thế hệ tôi những ngưòi đã ngoài 60 thì bất kể ai cũng thuộc nằm lòng tên kẻ thù đã đại bại trứơc hai vị nữ anh Hùng. Đó là quân Đông Hán. 

Rồi tranh Đông Hồ mỗi dịp tết về luôn luôn có hình ảnh Hai Bà trên mình voi chiến “lộng lẫy chiến bào”, còn bọn Đông Hán mặt mũi xanh lét bị dày xéo dưới chân voi. Vậy mà các vị làm SGK ..Chao ôi. Tôi thiết nghĩ , các nhà soạn SGK là những nhà sư phạm không đến nỗi nào lại soạn ra một thứ giáo trình thiếu khoa học, thiếu tư duy biện chứng và đi ngựơc lại sự thật lịch sử hiển nhiên đến vậy. Họ chắc cũng ít nhiều có lòng yêu nước, và cũng thuộc lịch sử Việt nam nhưng chắc vì một mệnh lệnh, một chỉ thị nào có quyền hành lắm nên họ đành phải ngiến răng mà chấp hành để làm mù mờ một trang sử vẻ vang của dân tộc, để tạo ra những trang giáo khoa dậy trẻ một cách thiếu khoa học và đạo lý đến vậy.

Thứ cấp bậc đủ sức chỉ đạo để những ngưòi làm SGK phải bẻ cong ngòi bút, để che khuất lòng yêu nước làm công việc nửa vời đầy hèn nhát như vậy chắc phải cỡ to lắm, có quyền lực lắm. Tôi chợt dùng mình, nếu đúng như  bài báo viết và suy nghĩ của tôi thì những điều bán tín bán nghi về một bọn Trần Ich Tắc hiện đại đang leo cao làm băng hoại, ngăn cản lòng yêu nứoc ở Việt nam ta là có thật, và đang tác yêu tác quái trong mọi lĩnh vực.

Lại nữa. Trước sự bất bình dữ dội của lòng yêu nước mà bài báo vô tình khơi dậy , thì GS Nguyễn Minh Thuyết – Không biết có phải là ngài GS đã từng nổi tiếng là vị đại biểu quốc hội chuyên phê phán lợi ích cục bộ, lợi ích nhóm đang phá hoại nền kinh tế nứơc ta lại lên tiếng. Thật đáng tiếc nếu đúng là vị GS đáng kính đó thì từ vị trí của một trong những vị soạn SGK lại tung ra những lý lẽ lúng túng thiếu khoa học, thiếu cơ sở để loanh quanh bào chữ cho việc không đưa đích danh, không chỉ mặt kẻ thù trong bài viết về Hai Bà Trưng là đúng. 

Tôi chợt nghĩ đến những bài phát biểu hùng hồn phê phán về lợi ích ngành, lợi ích nhóm ,lợi ích cục bộ ..Chả nhẽ vì lợi ích của nhóm người soạn SGK đang tuân thủ sự chỉ đạo nào đó mà GS Thuyết đã làm một việc bào chữa vô lối cho một sự hèn hạ khi không dám nói tên kẻ thù trong một chiến công hiển hách của cha ông chúng ta sao. Đúng là nanh vuốt Trần Ích Tắc hiện đại đã bộc lộ sức mạnh đen tối đang khuynh đảo đến giới trí thức của ta rồi. Buồn thay, đáng sợ thay.

http://www.trannhuong.com/news_detail/15444/N%E1%BA%BFu-%C4%91%C3%BAng-th%E1%BA%BF-th%C3%AC-n%C6%B0%E1%BB%9Bc-ta-c%C3%B3-Tr%E1%BA%A7n-%C3%8Dch-T%E1%BA%AFc-th%E1%BA%ADt-r%E1%BB%93i

25.5.12

Mặt trận Biển Đông khi nào yên tĩnh?

Những khoảnh khắc quan trọng trong lịch sử ít khi được dự đoán trước và dự đoán đúng. Điều này có hoàn toàn chính xác khi một động thái quân sự hay pháp lý có thể giúp các bên hạ nhiệt trong cuộc tranh chấp vốn đã tồn tại từ lâu?

Giữa lúc Trung Quốc và Philippines (PLP) đang vờn nhau tại vùng bãi đá ngầm Scarbrough, ngày 13/5 Mỹ đã điều tàu ngầm USS North Carolina, loại tàu ngầm tấn công hạng tối tân nhất vào cảng PLP. Chiếc tàu ngầm này được tuyên bố sẽ ở lại PLP đến 19/5 để tu bổ định kỳ. Theo các khẳng định từ phía Mỹ và PLP, sự hiện diện của chiếc tàu ngầm này không liên quan gì đến tranh chấp chủ quyền trên bãi cạn Scarborough giữa Bắc Kinh và Manila từ hơn tháng nay.

Họa phúc phải đâu một buổi

Gần đây, dư luận chứng kiến hàng loạt tuyên bố sắt máu của các tướng lĩnh TQ. Tướng La Viện, một chuyên gia hoạch định chính sách của Quân Giải phóng TQ coi việc PLP đối đầu với TQ như trứng chọi đá, TQ đủ sức chơi đến cùng, PLP thì ngược lại, chỉ hao tiền tốn của mà thôi. Tướng Trương Triệu Trung, Đại học Quốc phòng TQ còn đưa ra sáng kiến, dùng tàu cá chở thuốc nổ đánh chìm khu trục hạm tàng hình DDG-1000 hiện đại nhất của Mỹ.

Theo tướng Kiều Lương, Phó chủ nhiệm Ủy ban chính sách an ninh quốc gia TQ, tranh chấp trên Biển Đông là điều Bắc Kinh không thể né tránh. "Kháng nghị ngoại giao không ăn thua, dùng vũ lực lại là biện pháp cuối cùng". Tướng Kim Nhất Nam, Đại học Quốc phòng TQ cũng cảnh báo, nếu coi thái độ "kiềm chế chiến lược" của Bắc Kinh là "thời  cơ chiến lược" của Manila thì TQ cần có hành động cảnh cáo. Chỉ cần PLP "đi quá đà", thì không sưng đầu cũng mẻ trán.
Ngư dân Philippines tại bãi Scarborough Shoal. Ảnh Reuters.
Sự kiện tàu ngầm Mỹ cập neo tại vùng biển PLP lần này không phải là hiện tượng đơn nhất. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao PLP ngày 4/5 cho biết, viện trợ quân sự của Washington cho Manila trong năm 2012 sẽ lên tới 30 triệu usd, tức là tăng gấp ba lần so với các năm khác. Mỹ đồng thời cam kết sẽ cập nhật các thông tin liên quan đến vùng biển của Philippines, qua đó, giúp PLP tăng cường khả năng thực thi pháp luật, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ của mình.

Việc Mỹ tăng cường viện trợ quân sự đã được khẳng định trong chuyến viếng thăm Washington gần đây của Ngoại trưởng Alberto de Rosario và Bộ trưởng Quốc phòng Voltaire Gazmin. Trong chuyến đi này, Bộ trưởng Ngoại giao và Quốc phòng PLP đã hội đàm với Ngoại trưởng Hillary Clinton và Bộ trưởng Quốc phòng Leon Panetta. Manila còn đề nghị Washington cung cấp tàu chiến, máy bay và hệ thống radar nhằm hiện đại hóa binh chủng hải quân PLP.

Vẫn theo đại diện Bộ Ngoại giao PLP, nguồn tài chính trong viện trợ quân sự có thể được dùng để mua các thiết bị quân sự mới hoặc bảo trì các thiết bị hiện có. Bộ Ngoại giao Mỹ cũng đang tìm kiếm thêm các nguồn tài chính khác để giúp đỡ PLP. Năm ngoái, PLP đã đón nhận một tàu chiến lớp Hamilton của Mỹ. Trước đó, Washington đã giao một tàu tuần tra cho Manila. Việc chuyển giao các thiết bị kỹ thuật này diễn ra vào thời điểm Mỹ đang giảm ngân sách quốc phòng.

Dư luận thế giới, nhất là các nước trong khu vực, từ lâu từng bức xúc trước việc TQ tuyên bố có chủ quyền đối với gần 80% diện tích Biển Đông, bao gồm cả lãnh hải và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam và một số nước Đông Nam Á. Trong những tháng qua, PLP liên tục bày tỏ lo ngại trước thái độ hung hăng, quyết đoán của TQ, tại những vùng biển mà PLP khẳng định thuộc chủ quyền của mình và ở những nơi đang có tranh chấp chủ quyền với Bắc Kinh.          

Sự ngang phân về an ninh là giải pháp?

Với những tranh chấp lãnh thổ kéo dài, ít nhất bắt đầu từ năm 1965 như đã từng diễn ra ở bãi đá ngầm Scarborough này, sự bất ngờ bùng nổ gần đây giữa TQ và PLP được các nhà phân tích dự đoán, ngoài những chuyển dịch về địa-chính trị trong khu vực, còn liên quan đến tình hình nội trị trong mỗi nước. Mặt trái của việc kích động chủ nghĩa dân tộc ở mỗi nước đã khiến cho các nhà ngoại giao lúng túng trong lựa chọn chính sách với những điều kiện hiện nay.

TQ thể hiện lập trường cứng rắn đúng vào thời điểm đang có bê bối chính trị liên quan cựu Bí thư Trùng Khánh Bạc Hy Lai. Giới quan sát cũng cho rằng thông qua chủ đề biển đảo, Đảng Cộng sản TQ đang muốn chứng tỏ rằng nội bộ đảng vẫn đoàn kết và đủ sức mạnh bảo vệ lãnh thổ cho dù đang có nhiều đồn đoán trước kỳ Đại hội cuối năm nay. Các nhân vật đang nhắm những vị trí lãnh đạo cấp cao nhất cũng đang muốn chứng tỏ tinh thần dân tộc và liên hệ với phe quân đội.

Trong khi đó, PLP cũng đang cảm thấy hiện nay là thời điểm có thể tỏ thái độ cương quyết hơn đối với TQ, nhờ vào chính sách "chuyển trục sang châu Á" của chính quyền Obama, và PLP tin rằng, Mỹ sẽ hỗ trợ PLP trong trường hợp cần thiết. PLP trù liệu rằng, nếu Bắc Kinh hung hăng quá mức thì các nước khác trong khu vực, trong đó có Việt Nam, Malaysia, Indonesia và Philippines sẽ xích lại gần nhau hơn, cũng như sẵn sàng hơn trong việc nâng cấp quan hệ với Mỹ để làm đối trọng.

Sự đối đầu giữa TQ và PLP trên Biển Đông cũng không diễn ra một mình. Hàng loạt các sự kiện liên đới như diễn tập quân sự chung Mỹ - PLP, giao lưu hải quân Mỹ -  Việt, tái khẳng định đồng minh quân sự Mỹ - Nhật, Mỹ điều quân đến Ốtxtrâylia, tàu sân bay đầu tiên của TQ đã nhiều lần thử ra khơi, cuộc thử nghiệm máy bay chiến đấu tàng hình J-20 của TQ... cho thấy ván bài an ninh Mỹ - Trung nói riêng và giữa các nước lớn nói chung đang đứng trước khúc quanh quan trọng.

Luật quốc tế, trong đó có cả Công ước LHQ về Luật Biển (UNCLOS) lẫn Tòa án Quốc tế về Luật Biển (ITLOS) đều không đươc cả TQ, Mỹ và PLP công nhận một cách chính thức. Tuy nhiên, tổng thống PLP Aquino, trong một động thái được coi là để kiềm chế căng thẳng, đã tuyên bố: "Lúc này chúng tôi không muốn làm gia tăng căng thẳng. Những gì Manila đang làm là chuẩn bị các hồ sơ và đưa vấn đề ra trước tòa án ITLOS.

Có thể PLP hy vọng, thời gian tới đây, Mỹ sẽ nhanh chóng phê chuẩn UNCLOS, từng được tranh luận lâu nay trong nội bộ nước Mỹ, nhằm thúc đẩy lợi ích quốc gia của Mỹ ở khu vực CÁ-TBD. Nếu điều này chưa xẩy ra thì việc PLP yêu cầu sự trợ giúp quân sự của Mỹ đối với bãi đá ngầm Scarbrough sẽ thiếu cơ sở pháp lý vững chắc. Tuy nhiên, PLP cho biết nước này sẽ đơn phương và liên tục đề xuất lên ITLOS, bất luận TQ từ chối tham dự phiên tòa.

Cuộc tranh chấp giữa Bắc Kinh và Manila đến nay vẫn đang dừng ở mức khẩu chiến. Dù có thêm sự "khua chiêng gõ trống" từ truyền thông, dư luận vẫn mong đợi là tình hình không xấu thêm. Biển Đông chỉ có thể yên tĩnh khi tất cả các bên chấp nhận sự thượng tôn luật pháp quốc tế, trong đó có UNCLOS và ITLOS. Ngoài ra, một sự cân bằng tương đối về an ninh, mà việc xuất hiện chiếc tàu ngầm của Mỹ có thể là biểu tượng hoặc ngẫu nhiên, chưa hẳn đã là giải pháp cuối cùng

Tác giả: HẢI ĐĂNG