Để rộng đường dư luận, xin đăng bài viết của tác giả Vinh Chấn ủng hộ giải pháp "thoát Trung" qua ngả "Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng" sau đây. Không biết tác giả đã hỏi ý kiến Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng xem ông đã sẵn sàng lãnh đạo cuộc đổi mới II này chưa? Việc kỳ vọng và đặt gánh nặng cải cách vào tay một cá nhân, dù đó là người có quyền lực như Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho thấy nhiều người chúng ta không muốn gánh việc nước, mà chỉ muốn có một ông Bụt hiện ra và làm tất cả mọi thứ cho mình. Phá thế khó khăn mà thoát ra cũng là một cuộc tập dượt trí và lực, để khi phá ra được chúng ta đủ trưởng thành để duy trì một nền dân chủ. Nếu cái gì cũng dựa vào người khác làm hộ, sao quốc dân trưởng thành cho được?
Sự kiện China xâm lược lãnh thổ Việt Nam bằng việc đưa dàn khoan và hàng trăm tàu bảo vệ các loại, máy báy vào khu vực đặc quyền kinh tế của Việt Nam là một hành vi thách thức lòng yêu nước của người Việt và nó đo lường tính chính danh của Đảng Cộng sản Việt Nam, một Đảng tự hào và tự coi mình là lực lượng lãnh đạo duy nhất và xứng đáng của nhân dân Việt Nam.
Hành động phản ứng của Đảng Cộng sản Việt Nam có thể nói là yếu ớt và không xứng tầm với vai trò huyền thoại mà nó tự đặt ra cho mình. Có thể nói Đảng Cộng sản đang làm vào thế lưỡng nan. Lờ sự kiện này đi để China tự tung tự tác thì không khác gì bôi tro trát trấu vào mặt mình và quăng tiếp một mồi lửa vào lòng dân đang sôi sục căm thù. Còn nếu đương đầu trực tiếp với China thì không dám vì thứ nhất đám lãnh đạo tối cao phần lớn là hèn nhát, dốt nát, bất tài lại mang tâm lý quỳ lụy China. Thứ hai là nỗi e ngại không có sự bênh vực của các nước lớn, có tiềm tực quân sự mạnh mẽ như Mỹ, Nga... mà điều trớ trêu là nổi sợ thứ hai lại bắt nguồn từ điều thứ nhất.
Chúng ta xem thử cái Bộ Chính trị bao gồm toàn những anh xây dựng Đảng, tuyên giáo, dân vận, và công an thì lấy đâu ra những kiến thức để lãnh đạo đất nước toàn diện về chính trị, kinh tế xã hội và an ninh quốc phòng. Vì lửa thử vàng, gian nan thử sức nên khi đất nước lâm nguy thì những bộ mặt hèn hạ hiện nguyên hình.
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng thì chui rúc vào chăn bông suy ngẫm việc xây dựng văn hóa xã hội chủ nghĩa. Chủ tịch nước Trương Tấn Sang thì mất dạng ngoài những lời thẻ thọt: “anh phải rút trước, nhà của tôi chứ không phải nhà anh” phát ngôn như con điếm ế khách, khác hẳn phong độ lúc đấu đá nội bộ thời Trung ương 6. Nguyễn Sinh Hùng thì khỏi nói, một tay thủ đoạn, hèn nhát và dốt nát nổi tiếng. Nếu không có dây mơ rễ má với danh nghĩa đồng tông họ Nguyễn Sinh với Hồ Chí Minh thì đã đi tong từ lâu. Tô Huy Rứa, Trưởng ban Tổ chức TW Đảng thì lại tổ chức đoàn cán bộ cấp cao quân đội đi học tập kinh nghiệm tại China. Đinh Thế Huynh với vai trò Trưởng ban Tuyên Giáo thì câm như hến không làm gì ngoài việc chỉ đạo hệ thống báo chí củng cố tư tưởng, chống “thế lực thù địch”, tránh những vấn đề “nhạy cảm”. Trần Đại Quang thì xua quân đi trấn áp các nhà hoạt động dân chủ. Còn bại tướng Phùng Quang Thanh thì khỏi nói, một tay nịnh bợ mãi quốc cầu vinh lộ ra mặt.
Chỉ có Nguyễn Tấn Dũng là công khai phản ứng và phản đối China một cách quyết liệt nhất. Nên nhớ rằng kể từ Hội nghị bán nước Thành Đô 1991 thì hầu như tất cả nhân sự Bộ Chính trị trước khi đưa ra bầu bán đều phải được China bật đèn xanh và trong nhiệm kỳ của mình phải qua “mẫu quốc” bái vọng ít nhất một lần. Nguyễn Tấn Dũng cũng không nằm trong ngoại lệ và cũng không ít lần nhờ đến sự ủng hộ của Bắc Kinh để củng cố vị trí quyền lực. Nên nhớ, Đại hội Đảng 12 đã đi vào giai đoạn sắp xếp nhân sự, mọi hành động bố trí cán bộ đều được China chiếu cố và việc Nguyễn Tấn Dũng ra mặt chống China, làm dấy lên phong trào chống China mãnh liệt, đã đánh dấu chấm hết cho sự nghiệp chính trị, Đảng trị của Nguyễn Tấn Dũng.
Chúng ta thử lý giải tại sao Nguyễn Tấn Dũng làm vậy. Những người bi quan, mang tâm trạng hoài nghi thì cho rằng Đảng Cộng sản đang làm trò mèo vừa ra vẻ chống China để xoa dịu lòng dân, để đánh tiếng với thế giới, vừa hạn chế làm mất lòng “ông anh vàng”, “đồng chí tốt”, trong đó, Nguyễn Tấn Dũng đóng vai trò như một vật tế thần, một quân xanh, ra mặt chống China, còn những kẻ khác thì ẩn nhẫn, chờ cơ hội thuận lợi để làm lành với China. Quan niệm này hoàn toàn sai lầm vì ai cũng biết Nguyễn Tấn Dũng là một nhân vật gian hùng với bản lĩnh chính trị bật nhất trong hệ thống chính trị Việt Nam. Nếu việc không lợi thì Dũng sẽ không ngu dại gì ra mặt mà chỉ cần chỉ đạo Thủ phó Phạm Bình Minh đóng vai trò thích hợp nhất để làm đại diện cho mình.
Như vậy Nguyễn Tấn Dũng lợi gì khi làm như thế. Dũng là một trong những người còn sống nắm nhiều bí mật nhất của Đảng Cộng sản Việt Nam. Ông thừa hiểu tình thế kinh tế xã hội của đất nước, hiểu về tính chính danh và sự tồn tại lây lất của Đảng Cộng sản đang đến hồi kết thúc. Cũng không ngạc nhiên lắm khi chỉ còn chính xác 04 quốc gia theo chế độ Cộng sản toàn trị mà cả 04 đều bị thế giới lên án về việc vi phạm dân quyền, nhân quyền. Và cũng không ngạc nhiên lắm khi phần còn lại của thế giới gồm hơn 200 quốc gia, không có một Đảng Cộng sản nào được nhân dân bầu lên để nắm quyền.
Nguyễn Tấn Dũng không cho con gái làm chính trị và thậm chí cho phép con kết hôn với một gia đình xuất thân từ chế độ thù địch Việt Nam Cộng hòa, một hành động mà nếu rơi vào bất cứ Đảng viên Cộng sản nào thì coi như tiền độ chính trị của người đó đã đến hồi bế mạc. Dũng cho con trai học ở Mỹ, lăn lóc ở ở các cơ quan trước khi dừng bến ở Phú Quốc, Kiên Giang với vai trò Phó Chủ tịch tỉnh. Cũng cần phải biết thêm rằng, trước khi chọn Kiên Giang làm bến đỗ thì Nguyễn Thanh Nghị từng được gợi ý làm lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh, vừa giàu, vừa gần Trung ương vừa lại được tiếng luân chuyển về công tác tại địa phương. Cái dở của Quảng Ninh là quá gần China và quá phụ thuộc vào China. Mà càng gần China thì càng nguy hiễm với những người trí thức và có suy nghĩ độc lập như Nghị. Và trong giai đoạn dầu sôi lửa bỏng này, có thể đoán được tại sao Dũng cho Nghị rời càng xa Hà Nội và China càng tốt.
Đại hội Trung ương Đảng lần thứ 12 đã gần kề. Theo Hiến pháp và Điều lệ Đảng thì Dũng không còn có thể làm Thủ tướng nữa mà bắt buộc phải lên chức hoặc về vườn. Về vườn trong khi con cái còn chưa đủ lông đủ cánh là một thảm họa chính trị. Đám thuộc cấp dưới quyền thì nhìn mặt không đoán ra lòng được chưa kể phần lớn những cán bộ có triển vọng vào tứ trụ thì xuất thân từ gốc Thanh, gốc Nghệ vừa gian hùng vừa thâm hiểm (chắc do thấm nhuần 16 chữ vàng và bốn tốt của ông anh quý). Còn lên chức thì chỉ còn 03 vị trí. Chủ tịch Quốc Hội thì Dũng sẽ không làm vì hữu danh vô thực lại bị dân ghét. Làm chủ tịch nước thì Dũng không màng vì ai lại ngồi lên cái ghế của một đồng hương miền Nam mà Dũng ghét cay ghét đắng do tính nham hiểm và hèn nhát của y, và làm Chủ tịch nước để y lên chức Tổng Bí thư là một bi kịch. Còn chức Tổng bí thư thì càng khó với tới vì Dũng được cho là không có kinh nghiệm về xây dựng Đảng. Và vị trí kế nhiệm Tổng Bí thư được đồn rằng dành cho Phạm Quang Nghị, Bí thư Hà Nội.
Như vậy, trong một thế cờ mà từ hòa đến thua thì cách hay nhất là phá bỏ bàn cờ để đánh lại. Cách mà Dũng thể hiện trước dư luận thế giới mà người dân Việt Nam là một tác phong mới mẽ, chống sự lệ thuộc China, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ đã tranh thủ được sự ủng hộ của toàn dân là một thủ đoạn chính trị của Dũng, nhưng lại phù hợp với nguyện vọng của tuyệt đại đa số người dân, xóa bỏ chế độ độc tài Đảng trị và hướng tới xây dựng một nhà nước pháp quyền.
Vấn đề nhiều người đồng ý là phải thoát Trung, phải cởi bỏ sự ngu dốt mê muội của tâm lý sùng bái Tàu Cộng của đám nô tài Hà Nội. Nhưng liệu Dũng có phải là phương pháp khả dĩ lại được nhiều người quan tâm bàn tán.
Nhiều người miệt thị xuất thân của Dũng là y tá vườn, là công an trị, là dốt nát. Họ chê trách Dũng vì sự suy sụp về kinh tế, tha hóa suy đồi về xã hội, tàn bạo ngu xuẩn trong an ninh và hèn nhát yếu ớt trong quốc phòng. Nhưng họ quên một điều, cái sự xuống cấp toàn diện đó nằm trong bài toán thể chế. Cơ chế Chính trị của Đảng Cộng sản là lãnh đạo tập trung và phân tầng theo cấp bậc. Mọi hoạt động của đất nước điều phải theo chủ trương của Đảng. Từng Đảng viên phải sống, làm việc và phát ngôn theo đúng Điều lệ và chủ trương của Đảng. Và Đảng cũng là nơi phân công, bố trí, bổ nhiệm các chức danh lãnh đạo các cấp từ trung ương đến địa phương. Như vậy, Dũng chỉ là một trong những bộ phận, có thể là rất quan trọng, trong một cổ máy thể chế cộng sản riệu rã. Điều này cũng có thể lý giải tại sao Quốc Hội Việt Nam là một tổ chức yếu kém đến như vậy. Vì với thành phần hơn 90% là Đảng viên Cộng sản thì cái mà đại biểu Quốc Hội phát biểu là ý Đảng chứ không phải lòng dân. Trong khi đó, Quốc Hội là được kỳ vọng là phải có vai trò phản đối hoặc phản biện đối với những chủ trương chính sách của Chính phủ. Như vậy, với một tập thể nhân sự yếu kém, được chỉ đạo từ những chủ trương sai lầm của Đảng, thiếu vắng tiếng nói độc lập của Quốc Hội thì dù cho đó là Lý Quang Diệu hay Margaret Thatcher cũng phải mắc phải sai lầm.
Còn nếu không chọn Dũng thì chọn ai? Nếu không chọn Dũng thì chúng ta chỉ có 02 cách.
Cách thứ nhất, phát động một cuộc đấu tranh dân chủ trong phạm vi toàn quốc lật đổ chế độ độc tài Đảng trị, tổ chức bầu cử chính phủ dân chủ độc lập. Nghe hay đấy, nhưng ai sẽ đứng ra lãnh đạo và làm như thế nào. Điểm mặt các nhà dân chủ hoặc tự nhận là dân chủ của Việt Nam xem có ai xứng đáng là lãnh đạo tương lai của Việt Nam. Cù Huy Hà Vũ ư, một nhân vật hợm hĩnh và láu cá; Lê Thăng Long, một người tâm thần dạng nhẹ, Trần Huỳnh Duy Thức, cũng là người có tâm nhưng thiếu tầm, Lê Công Định có tài nhưng hèn nhát. Đảng Việt Tân thì được cho là lừa đảo và có bàn tay an ninh cài cắm. Còn những người khác thì không kể đến, có thể quá già, hoặc quá non kém về chính trị hoặc chỉ đơn thuần là anh hùng bàn phím. Điểm đặc trưng của những người hoạt động dân chủ này là thiếu khả năng tập hợp quần chúng và không có sự dấn thân, chưa kể việc các nhóm này lại đấu đá và cãi nhau như mổ bò. Như vậy, phá bỏ một cái để xây dựng một cái mới mà cũng mù mờ, không biết ai sẽ xây và xây như thế nào, có phải là quá thiển cận và nông nổi hay không? Chưa kể yếu tố có làm nổi hay không trong bối cảnh sự quản lý, theo dõi của Đảng Cộng sản đã len lỏi đến tận đơn vị hộ dân và lực lượng Công an, an ninh hùng hậu chực chờ đàn áp.
Chọn Dũng thì phải làm như thế nào? Chọn Dũng vì Dũng cũng có động cơ và động lực để thay đổi và vì Dũng đang nắm Chính quyền, tài chính, ngoại giao, quân đội, công an (tất nhiên không hoàn toàn). Chọn Dũng sẽ tránh được một sự thay đổi thể chế đột ngột sẽ rất mất thời gian để hồi phục trong khi hiểm họa xâm lược của Tàu Cộng đã và đang hiện hữu. Chọn Dũng thì phải làm thế nào?
Bước một: khảo sát mức độ tín nhiệm của Nguyễn Tấn Dũng và ý nguyện về thay đổi thể chế của toàn dân thông qua các trang dân chủ như Dân Luận hay Danlambao.
Bước hai: Khi lòng dân đã nhất quyết ủng hộ Nguyễn Tấn Dũng và thống nhất cải cách thì lúc này, cần có sự thống nhất của lãnh đạo các địa phương ủng hộ Nguyễn Tấn Dũng tuyên bố thực hiện cải cách, theo đường lối đa nguyên đa đảng.
Trước mắt, ân xá các tù nhân lương tâm, nên gọi là ân xá vì theo một nhà nước pháp quyền, các công dân này đã bị kết tội và có án thì không nên đặt nặng câu chữ là “thả ngay” hay “thả vô điều kiện”, và điều quan trọng là kết quả chứ không phải là hành vi.
Nguyễn Tấn Dũng thành lập chính phủ lâm thời, giữ lại tất cả các nhân sự đảng viên trong guồng máy. Đồng thời giải tán Quốc Hội, giải tán Hội Đồng Nhân dân các cấp. Trong vòng 6 tháng bầu cử Quốc Hội và Hội Đồng Nhân dân các cấp để thành lập Chính phủ và bố trí các Lãnh đạo địa phương.
Đảng Cộng sản và các Đảng khác được tự do tranh cử, kinh phí tranh cử được phân bổ và vận động theo đúng quy định của các nước dân chủ tiên tiến.
Tất nhiên trong nhiệm kỳ dân chủ đầu tiên, Đảng viên Cộng sản sẽ chiếm ưu thế nhưng sẽ có một số Đảng viên của Đảng khác tham gia chính trường. Ít, nhưng quý vì đó là những hạt giống dân chủ đầu tiên.
Điều quan trọng nhất mà người viết cầu mong là Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thực sự muốn thay đổi.
Vì nếu không như thế, dân tộc Việt Nam, tổ quốc Việt Nam đã đến hồi bi kịch.
Vinh Chấn
Theo Dân Luận
Theo Dân Luận
0 comments:
Đăng nhận xét