Trang

Diệp Kính Thiên: Nguyễn Tấn Dũng có thắng không?

Khả năng được đề cử chức Tổng bí thư khóa 12 cho Nguyễn Tấn Dũng có thể chắc chắn. Đây mới chỉ là hiệp một. Sang hiệp hai – bầu cử Ban chấp hành Trung ương khóa 12 – mới là chủ yếu.

Anh Ba Thanh: Nguyễn Phú Trọng sẽ làm Tổng bí thư nửa nhiệm kỳ đầu khóa XII ?

Khai mạc hội nghị, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã hé lộ một chi tiết đáng lưu ý trong báo cáo đó là về đề xuất tiêu chí xem xét trường hợp "đặc biệt"

Hiển thị các bài đăng có nhãn Chủ tịch nước. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Chủ tịch nước. Hiển thị tất cả bài đăng

12.10.15

BBC: Trung ương Đảng khóa XII: Tứ trụ ai ở ai về?

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng nói Ban chấp hành Trung ương đã “đề xuất nhiều ý kiến” về “trường hợp “đặc biệt” đối với Ủy viên Trung ương và Ủy viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư khóa XI tái cử khóa XII.
Hội nghị 12 thảo luận nhưng chưa quyết định ai trong 'Tứ trụ' hiện nay còn ở lại khóa XII
Câu hỏi ai trong “Tứ trụ” hiện nay còn ở lại vẫn chưa ngã ngũ tại Hội nghị 12 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam.

Thông báo chính thức sau hội nghị, kết thúc chiều Chủ nhật 11/10, nói sẽ còn có hội nghị 13 và 14.
Dự kiến hội nghị trung ương 13 sẽ diễn ra sau kỳ họp thứ 10 của Quốc hội Việt Nam, khai mạc vào tháng 10 này.

Khả năng hội nghị 14, có dáng dấp của Đại hội trù bị, diễn ra ngay trước Đại hội Đảng toàn quốc đầu năm 2016, chứng tỏ thảo luận gay gắt đến giờ chót về vấn đề nhân sự cấp cao.

'Tứ trụ' là cách nói không chính thức về bốn chức vụ Tổng bí thư, Thủ tướng, Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội trong hệ thống chính trị Việt Nam.

Sẽ có quy chế 'đặc biệt'?

Như thông báo chính thức, các đại biểu dự hội nghị 12 chỉ “biểu quyết thông qua danh sách giới thiệu lần đầu các đồng chí ứng cử viên Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương (chính thức và dự khuyết) khoá XII”.

Có nghĩa là danh sách này chỉ bao gồm những ủy viên trung ương tái cử sinh từ 1956 về sau, và những người ứng cử lần đầu, sinh từ 1961.

Dự kiến 75 ủy viên trung ương hiện nay sẽ nghỉ, và khoảng 80 gương mặt mới được vào danh sách ứng cử ban chấp hành trung ương khóa XII.

Phát biểu bế mạc hội nghị, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng nói Ban chấp hành Trung ương đã “đề xuất nhiều ý kiến” về “trường hợp “đặc biệt” đối với Ủy viên Trung ương và Ủy viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư khóa XI tái cử khóa XII.

Trung ương Đảng Cộng sản cũng thảo luận về tiêu chuẩn bốn chức danh hàng đầu và các phương án lựa chọn các chức danh lãnh đạo chủ chốt.

Hàm ‎ý về việc còn cần thảo luận tiếp, ông Trọng nói: “Trung ương nhất trí cho rằng việc thảo luận và thống nhất cao về vấn đề này là cơ sở rất quan trọng để Trung ương bàn và quyết định nhân sự cụ thể.”

Thông tin ban đầu của BBC về hội nghị 12 cho biết, trái ngược với các đồn đoán, hội nghị không biểu quyết về việc ai trong “Tứ trụ” hiện nay sẽ ở lại hoặc về nghỉ.

Có hai phương án đã được thảo luận tại hội nghị 12: cho phép hai hoặc ba người "quá tuổi" trong "Tứ trụ" và Bộ Chính trị hiện nay ở lại. Một câu hỏi liên quan cũng được bàn – ở lại đến 2018 hay cả nhiệm kỳ?

Vấn đề này sẽ còn tiếp tục được bàn thảo, và có thể sẽ chỉ ngã ngũ tại hội nghị 14.

Lê Quỳnh

Theo BBC 
Bốn vị trí hàng đầu trong Đảng
  • Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng (sinh năm 1944)
  • Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng (1949)
  • Chủ tịch nước Trương Tấn Sang (1949)
  • Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng (1946)

10.10.15

Người Buôn Gió: Hội nghị trung ương Đảng Cộng Sản VN 12 chuyện nhân sự

Chính sách kinh tế có những bước ngoặt cần người có ảnh hưởng trong BCT để triển khai các chính sách mới. Điển hình cho mẫu Uỷ Viên BCT này là Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Ông Dũng có nhiều quyền lực, các cuộc cải cách kinh tế đang cần đến sự chỉ đạo của ông cũng như cầu nối quan hệ bang giao với phương Tây. Hầu hết các uỷ viên trung ương đều muốn ông Dũng ở lại để họ được chia chác lợi lộc trong yên bình. Nhất là cơ hội mở rộng quan quốc tế đang hứa hẹn đem lại nhiều bổng lộc cho mọi uỷ viên trung ương.




8.9.15

Người Buôn Gió - Nguyễn Tấn Dũng sẽ thay Trương Tấn Sang làm Chủ tịch nước?

Nguyễn Tấn Dũng đã có một điểm mạnh mà không có đối thủ nào của ông ta có được. Đó là khả năng biết chia tiền, chia nguồn thu, lợi lộc cho các đồng chí. Tính quyết đoán khi cần thanh toán đối thủ hoặc có thể nhẫn nhịn làm hoà. Những khả năng thường có ở những '' Bố Già '' thượng thặng. 
Liệu thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sẽ thay Trương Tấn Sang làm chủ tịch nước? Ảnh: AP
Năm 2012 là năm gay go nhất đối với Nguyễn Tấn Dũng, sau khi suýt bị Bộ Chính Trị kỷ luật, ông Dũng đã buộc phải đứng giữa quốc hội, xin rút kinh nghiệm và kể lể công sức của mình phục vụ đảng từ lúc nhỏ để mong được tha thứ. Đại biểu quốc hội Dương Trung Quốc lúc đó đã thẳng thừng đặt câu hỏi rằng liệu ông Dũng có nghĩ đến việc từ chức không.? Đây là một câu hỏi thằng thừng mà chưa có tiền lệ đặt ra với lãnh đạo Việt Nam.

Liên tiếp năm 2013 đến 2014 Nguyễn Tấn Dũng phải đối mặt với hàng loạt hướng tấn công từ các đối thủ của mình. Sức tấn công mạnh nhất vẫn từ hướng của Nguyễn Bá Thanh vào vụ án Vinashin. Trong lúc đó Nguyễn Phú Trọng liên tục mở những cuộc chấn chỉnh đảng, phê bình và tự phê bình, những điều đảng viên không làm để nhằm triệt hạ bằng được Nguyễn Tấn Dũng.

Nhưng cái chết bất ngờ của Nguyễn Bá Thanh đã làm đình trệ công cuộc chống tham nhũng hướng vào Nguyễn Tấn Dũng. Kỳ thực cuộc chống tham nhũng đó chỉ là cái tên của một chiến dịch thanh toán nhau trong nội bộ ĐCSVN, bởi tất cả lãnh đạo cộng sản nào cũng tham nhũng, kể cả Nguyễn Bá Thanh.

Nguyễn Tấn Dũng đã có một điểm mạnh mà không có đối thủ nào của ông ta có được. Đó là khả năng biết chia tiền, chia nguồn thu, lợi lộc cho các đồng chí. Tính quyết đoán khi cần thanh toán đối thủ hoặc có thể nhẫn nhịn làm hoà . Những khả năng thường có ở những '' Bố Già '' thượng thặng. Nhờ vậy Nguyễn Tấn Dũng nắm gần hết lá phiếu của ban chấp hành trung ương Đảng để biểu quyết cho mình, thoát được vụ kỷ luật của Bộ Chính Trị năm 2012 và các đợt tấn công những năm sau đó. Để đến năm 2015, sau hai kỳ đại hội trung ương trong năm này, Nguyễn Tấn Dũng nắm gần hết quyền lực trong đảng cộng sản. Một trong những đối thủ nặng ký với Dũng là Phùng Quang Thanh bất ngờ đổ bệnh giữa năm 2015, buộc phải làm đơn xin không ứng cử nhiệm kỳ tới đây vào năm 2016 vì lý do sức khoẻ.

Việc đổ bệnh của Phùng Quang Thanh dập tắt hoàn toàn những đốm lửa le lói còn lại từ chiến dịch của Nguyễn Bá Thanh muốn tấn công Nguyễn Tấn Dũng.

Con đường của Nguyễn Tấn Dũng thênh thang hơn bao giờ hết. Các đối thủ tấn công, người thì đột tử, đột bệnh hoặc trở nên ngoan ngoãn, hiền lành, an phận. Đối thủ có thể cạnh tranh với Dũng bây giờ là Trương Tấn Sang. Nhưng dường như Nguyễn Tấn Dũng không bận tâm đến Sang nhiều. Sang là một kẻ bất tài, không có thực lực, không tạo được vây cánh, cả sự nghiệp lãnh đạo của Sang không có một dấu ấn nào cho thấy Sang có năng lực. Bất quá chỉ là những lời nói '' lạ '' gãi đúng bức xúc của dân chúng, ngoài ra không có gì khá hơn. Nếu một kẻ như Sang có ngồi vào trước ghế TBT nhiệm kỳ tới cũng là điều Dũng chấp nhận được.

Tất cả những vị trí trọng yếu như thủ tướng, bộ trưởng công an, bộ trưởng quốc phòng, chủ tịch quốc hội tới đây đều là tay chân thân tín của Nguyễn Tấn Dũng. Vì vậy Dũng chẳng khó khăn gì, khi để chức TBT Đảng CSVN cho người hữu danh vô thực như Sang duy trì bóng ma hồn cốt của chế độ Cộng Sản, làm bình phong cho Dũng thao túng chính trường.

Trong chế độ cộng sản Việt Nam, chức thủ tưởng, chủ tịch quốc hội chủ tịch nước chỉ là bù nhìn so với Tổng Bí Thư. Nguyễn Tấn Dũng đã thành công trong việc biến chức thủ tướng vốn ít quyền hành trước kia, thành chức có nhiều quyền lực, ảnh hưởng nhất so với các thủ tướng tiền nhiệm như Võ Văn Kiệt Phan Văn Khải,. Chắc chắn tương lai ở cương vị chủ tịch nước, với bộ sậu đàn em dưới trướng. Nguyễn Tấn Dũng sẽ biến chức chủ tịch nước vô vị bấy lâu thành một chức vị quyền lực mạnh nhất, lớn nhất đất nước.

Nếu Dũng làm TBT, mặc nhiên vị trí của Dũng sẽ gây khó khăn cho các đàm phán với quốc tế trước đây. Tầm hoạt động của Dũng bị gò bó trong khuôn khổ nội bộ đất nước. Việc giao tiếp với các nước tư bản hay không cộng sản sẽ trắc trở về thủ tục ngoại giao và danh nghĩa. Ở cương vị CTN Nguyễn Tấn Dũng vẫn có danh chính, ngôn thuận để tiếp xúc thoả thuận bên ngoài và chỉ đạo trong nước thực hiện những đàm phán, thoả thuận đó.

Khả năng Dũng đạt được hai chức Tổng Bí Thư và Chủ Tịch Nước như dư luận đồn đoán là khó xảy ra. Bởi Trung Quốc sẽ không cho phép Việt Nam được bắt chước mô hình Trung Quốc bây giờ. Trừ những thủ đoạn cai trị, trấn áp người trong nước và đối phó với phương Tây bằng thái độ thù địch là được cho phép học tập, áp dụng triển khai ngay. Còn những cải cách khác về kinh tế, chính trị. Việt Nam chỉ được Trung Quốc cho phép làm theo khi cải cách đó có ở Trung Quốc từ 5 năm trở lên.

Trung Quốc đang ráo riết âm mưu ngăn cản Việt Nam chịu ảnh hưởng của Phương Tây. Cho nên một TBT kiêm CTN mà có con rể, con gái quốc tịch Hoa Kỳ như con của Dũng là điều Trung Quốc đương nhiên là không muốn.

Để cân bằng quan hệ quốc tế và quyền lực nội bộ bên trong cùng với những đòi hỏi của dân chúng về một nhà nước pháp quyền, những nhu cầu cấp thiết cần cải cách về kinh tế, pháp luật, nhân quyền, hành chính đồng thời vẫn đảm bảo sự tồn tại của Đảng CSVN mà không gây xáo trộn xã hội bất ngờ.

Chắc chắn Nguyễn Tấn Dũng phải làm Chủ Tịch Nước.


31.8.14

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: Đòi hỏi dân chủ, pháp quyền của nhân dân là tất yếu

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh, Chính phủ nhận thức rõ đòi hỏi về dân chủ, pháp quyền của nhân dân, của xã hội là đòi hỏi mang tính tất yếu, khách quan và cũng là xu thế của thời đại.
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, Trưởng Ban Chỉ đạo; Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng chủ trì buổi làm việc.
Sáng 29/8, Đoàn công tác Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp Trung ương có buổi làm việc với Ban Cán sự Đảng Chính phủ về tiếp tục thực hiện Kết luận số 92 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Chiến lược Cải cách tư pháp đến năm 2020.

Báo cáo do Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Nguyễn Văn Nên trình bày nêu rõ: Ban Cán sự Đảng Chính phủ đã lãnh đạo, chỉ đạo thể chế hóa các chủ trương, nhiệm vụ cải cách tư pháp thông qua xây dựng, hoàn thiện chính sách, pháp luật; chỉ đạo xây dựng và triển khai thực hiện các vấn đề về tổ chức cơ quan điều tra, về thi hành án; chỉ đạo công tác phòng, chống tội phạm và thi hành án; chỉ đạo công tác bổ trợ tư pháp; công tác phổ biến, giáo dục pháp luật; công tác đào tạo cán bộ tư pháp và các chức danh tư pháp, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực về tư pháp; hợp tác quốc tế về tư pháp và pháp luật…

Các bộ, ngành và địa phương được chỉ đạo khẩn trương xây dựng kế hoạch triển khai, tổ chức Hội nghị phổ biến, quán triệt Kết luận số 92 và các văn bản của Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp Trung ương hết sức nghiêm túc. Nhận thức của cán bộ, công chức, đảng viên về công tác cải cách tư pháp được nâng lên rõ rệt.

Thời gian tới, Ban Cán sự Đảng Chính phủ tập trung chỉ đạo công tác hoàn thiện thể chế, chính sách pháp luật đáp ứng mục tiêu cải cách tư pháp; tập trung các nguồn lực cho việc hoàn thành các chương trình, đề án về cải cách tư pháp; tăng cường chỉ đạo công tác phòng, chống tội phạm, công tác thi hành án; kiện toàn tổ chức và hoạt động của luật sư, trợ giúp pháp lý, công chứng, giám định; xây dựng đội ngũ và đào tạo đội ngũ công chức; bảo đảm nhân lực, cơ sở vật chất và các điều kiện cần thiết khác cho hoạt động tư pháp…

Ban Cán sự Đảng Chính phủ đề nghị Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp Trung ương tiếp tục quan tâm chỉ đạo, cho ý kiến về những định hướng lớn trong các dự án luật, pháp lệnh để thể chế hóa các quy định của Hiến pháp năm 2013 về tổ chức và hoạt động của các cơ quan tư pháp.

Đồng thời, sớm cho ý kiến về một số đề án, dự án do các bộ, ngành chuẩn bị liên quan đến cải cách tư pháp; chỉ đạo việc tăng cường triển khai Đề án thí điểm chế định Thừa phát lại tại 13 tỉnh; cho ý kiến về các giải pháp phát triển đội ngũ luật sư, trợ giúp viên pháp lý, tăng cường năng lực tranh tụng của luật sư, trợ giúp viên pháp lý trong tố tụng…

Trong buổi làm việc, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh, Ban Cán sự Đảng Chính phủ, Chính phủ nhận thức rõ đòi hỏi về dân chủ, pháp quyền của nhân dân, của xã hội là đòi hỏi mang tính tất yếu, khách quan và cũng là xu thế của thời đại; yêu cầu đặt ra phải xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN, phải xây dựng cơ quan lập pháp, hành pháp, tư pháp mạnh.

Nhận thức rõ điều này, Chính phủ đã hết sức cố gắng trong quán triệt, triển khai thực hiện nghiêm túc các chủ trương, nghị quyết của Trung ương về công tác tư pháp, cải cách tư pháp.

Quang cảnh buổi làm việc. Ảnh: VGP
Bên cạnh những kết quả đạt được, Báo cáo của Ban Cán sự Đảng Chính phủ đã nêu lên những hạn chế, yếu kém, nguyên nhân của hạn chế, yếu kém để ra sức khắc phục, để làm tốt hơn; những nhiệm vụ sát sườn cần tập trung thực hiện trong thời gian tới.

Đó là những nhiệm vụ được quan tâm chỉ đạo thường xuyên ở các phiên họp của Chính phủ, đặc biệt là nhiệm vụ về hoàn thiện thể chế, chính sách pháp luật đáp ứng mục tiêu cải cách tư pháp; thúc đẩy hoàn thành các chương trình, đề án về cải cách tư pháp…

“Tinh thần chung của Chính phủ sẽ căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ, quán triệt chủ trương của Trung ương, Hiến pháp, pháp luật, nỗ lực, cố gắng phát huy kết quả đạt được, ra sức khắc phục những hạn chế, yếu kém, thậm chí là khuyết điểm, phấn đấu làm tốt hơn, hiệu quả hơn công tác tư pháp, cải cách tư pháp”, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phát biểu.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đề nghị Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp Trung ương tiếp tục quan tâm, chỉ đạo công tác xử lý giải quyết khiếu nại tố cáo của người dân; chỉ đạo, nghiên cứu để sớm có đội ngũ luật sư công hỗ trợ tư pháp giúp cho người dân đi khiếu kiện và kể cả hỗ trợ cho chính quyền trong giải quyết khiếu nại tố cáo của công dân; kiểm tra việc triển khai thực hiện Luật Giám định tư pháp, chỉ đạo tháo gỡ các vấn đề vướng mắc…

Kết luận buổi làm việc, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang cho rằng Ban Cán sự Đảng Chính phủ, Chính phủ đã nghiêm túc quán triệt, chỉ đạo triển khai thực hiện Kết luận số 92; đồng thời đánh giá cao những kết quả toàn diện mà Chính phủ đạt được trong công tác tư pháp, cải cách tư pháp cũng như những nhiệm vụ được Chính phủ đề ra và quyết tâm thực hiện trong thời gian tới.

Chủ tịch nước đề nghị Ban Cán sự Đảng Chính phủ tiếp tục quán triệt, chỉ đạo triển khai thực hiện tốt các chủ trương của Trung ương liên quan đến công tác tư pháp, cải cách tư pháp, đặc biệt là công tác tuyên truyền; hoàn thiện thể chế, chính sách pháp luật; đảm bảo tiến độ và chất lượng xây dựng các dự án luật; trong quá trình luật hóa Hiến pháp 2013 cần hết sức quan tâm phân công trách nhiệm, kiểm soát quyền lực lẫn nhau giữa các cơ quan.

Tiếp tục quan tâm, đẩy mạnh cải cách hành chính, trong đó có cải cách hành chính trong lĩnh vực tư pháp; chỉ đạo thực hiện hiệu quả công tác xây dựng, đào tạo đội ngũ cán bộ tư pháp, đảm bảo đủ số lượng, chất lượng; cải cách chế độ công chức, công vụ đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.

Tăng cường hơn nữa công tác phòng chống tội phạm bằng các giải pháp quyết liệt, đồng bộ. Đảm bảo cơ sở vật chất và các điều kiện cần thiết cho hoạt động tư pháp.

Chủ tịch nước khẳng định, Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp Trung ương sẽ phối hợp chặt chẽ với Chính phủ, các cơ quan của Chính phủ trong giải quyết những vướng mắc liên quan đến hoạt động giám định tư pháp.

Với các đề xuất, kiến nghị của Ban Cán sự Đảng Chính phủ, của Thủ tướng, Chủ tịch nước yêu cầu Thường trực Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp Trung ương tiếp thu, xem xét, xử lý, chỉ đạo trong quá trình triển khai thực hiện nhiệm vụ.

Theo VGP

19.6.14

Vinh Chấn - Không “thoát Trung” thì làm gì? Không “phò Nguyễn Tấn Dũng” thì theo ai?

Để rộng đường dư luận, xin đăng bài viết của tác giả Vinh Chấn ủng hộ giải pháp "thoát Trung" qua ngả "Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng" sau đây. Không biết tác giả đã hỏi ý kiến Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng xem ông đã sẵn sàng lãnh đạo cuộc đổi mới II này chưa? Việc kỳ vọng và đặt gánh nặng cải cách vào tay một cá nhân, dù đó là người có quyền lực như Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho thấy nhiều người chúng ta không muốn gánh việc nước, mà chỉ muốn có một ông Bụt hiện ra và làm tất cả mọi thứ cho mình. Phá thế khó khăn mà thoát ra cũng là một cuộc tập dượt trí và lực, để khi phá ra được chúng ta đủ trưởng thành để duy trì một nền dân chủ. Nếu cái gì cũng dựa vào người khác làm hộ, sao quốc dân trưởng thành cho được?


2.7.12

Xóa đi nỗi sợ hãi trong dân

Muốn được nghe sự thật thì điều đầu tiên là phải xóa đi nỗi sợ hãi trong dân chúng. Rồi phải thật lòng muốn nghe, có năng lực lắng nghe sự thật. Muốn được nghe sự thật còn phải có niềm tin bới chẳng ai dại nói thật với người mà mình không tin cậy…

Tiếp xúc với cử tri tại TP. HCM, Chủ tịch Nước Trương Tấn Sang đã nói những lời “gan ruột”: “Tất cả chúng ta phải có trách nhiệm với đất nước, với Đảng, với nhân dân, với bộ máy này. Chúng ta đã phải đổ nhiều xương máu mới có được. Nên khi có dịp nói thì hãy nói một cách trung thực, nói rất thẳng, dù lời thật mất lòng” và “Chúng tôi cũng cảm thấy có lỗi để cho dân và đảng viên sợ, nhưng mặt khác, đảng viên và người dân cũng phải có trách nhiệm của mình, không thể thụ động. Tại sao người khác nói mà mình không dám nói? Phải nói để sáng rõ và có một chân lý. Biết mà không nói là có lỗi rất lớn, nếu là dân thì có lỗi với đất nước, đảng viên thì có lỗi với Đảng. Nếu tất cả chúng ta sợ hết thì đất nước sẽ như thế nào, Đảng sẽ ra sao? Không thể được đâu, phải hành động thôi!”
(Minh họa: Ngọc Diệp)
Có lẽ không chỉ riêng cử tri TP HCM mà nhiều và rất nhiều cử tri cả nước đều muốn nói lên những điều bức xúc từ cuộc sống, những lời nói thẳng, nói thật!

Không dũng cảm đối mặt với sự thật, chúng ta không chỉ có lỗi với Đảng, với đất nước của ngày hôm nay mà còn có lỗi với tương lai dân tộc.

Mình cũng chia sẻ với Chủ tịch khi ông nói: “Chúng tôi cũng cảm thấy có lỗi để cho dân và đảng viên sợ…”.  Thốt lên điều cay đắng này, chắc người đứng đầu đất nước đã phải nhiều đêm trăn trở. Tại sao một thể chế “của dân, do dân, vì dân” mà người dân và cả đảng viên lại phải sợ khi nói lên sự thật?

Vâng, thưa Chủ tịch! Đúng là muốn được nghe sự thật hay nói cách khác, để người dân nói thật thì điều đầu tiên là phải xóa đi nỗi sợ hãi trong dân chúng. Rồi phải thật lòng muốn nghe và năng lực lắng nghe sự thật. Muốn được nghe sự thật còn cần phải có niềm tin bới chẳng ai dại nói thật với người mà mình không tin cậy. Ông Hữu Thọ, một cây đại thụ trong làng báo đã có lần nói rằng: “Muốn nghe được lời nói thật là phải công phu lắm, phải thành tâm lắm. Hãy rửa tai để nghe lời nói thật vì không có lời nói thật nào mà không có vị chua chát. Để bệnh nói dối tràn lan chủ yếu là tại người nghe””.

Nhớ lại cách đây ít lâu, trong bài “Em biết thầy sẽ… im lặng” trên BLOG, mình đã viết:” Em biết, thầy sẽ im lặng vì trung thực rất cần sự dũng cảm và giá của nó không hề rẻ. Lời nói thật đã hơn một lần chết chém. Nhưng may mắn thay, được sống một cuộc sống trung thực đang, đã và mãi là khát vọng lớn nhất của nhân loại”.

Chủ tịch Nước đã nói, "phải hành động thôi".
Xin các cấp lãnh đạo hãy bắt đầu bằng việc xóa đi nỗi sợ hãi trong dân.
Bạn có nghĩ như mình hay không?

Bùi Hoàng Tám


BLOG rất mong nhận được bình luận của các bạn xung quanh các đề tài mà chúng ta cùng quan tâm. Xin hãy bấm vào link GỬI BÌNH LUẬN phía dưới bài, viết ý kiến của mình, rồi nhấn phím ĐỒNG Ý. Sau đó, điền thông tin theo một trong hai cách mà hệ thống hướng dẫn. Mọi ý kiến của các bạn đều được chúng tôi đón đợi và quan tâm.

Cám ơn các bạn!

Theo dantri.com.vn

25.6.12

Chủ tịch nước Trương Tấn Sang: chống tham nhũng thành công phải chấp nhận đau đớn

Với phong cách gần gũi, cởi mở, bao giờ Chủ tịch nước Trương Tấn Sang cũng sẵn lòng dành cho báo chí những cuộc trò chuyện thẳng thắn trước nhiều vấn đề “nóng” của đất nước, được đông đảo cử tri quan tâm.

Ngay sau hai buổi tiếp xúc cử tri hôm thứ bảy (23-6), Chủ tịch nước dành cho Tuổi Trẻ cuộc trò chuyện, cũng là những lời chân tình với cử tri.

Chủ tịch nước nói: “Không khí của cuộc tiếp xúc cử tri chiều thứ bảy tại Ủy ban MTTQ VN TP.HCM là khá “nóng”. “Nóng” là phải thôi. Và chính cái “nóng” đó (những ý kiến phát biểu) đã phản ánh được hơi thở của cuộc sống, của đời sống dân sinh, dân chủ ở thực tại”.
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang


Không được bỏ qua bất kỳ biểu hiện tham nhũng nào

* Thưa Chủ tịch nước, nhiều cử tri bất bình trước những biểu hiện tiêu cực, tham nhũng, thiếu gương mẫu của một bộ phận người có chức vụ cao. Sự việc xôn xao gần đây là vụ xây dựng nhà cửa “hoành tráng” của con trai bí thư Tỉnh ủy Hải Dương. Nhiều cử tri cho rằng với đồng lương của cán bộ, công chức như hiện nay sẽ rất khó làm được cơ ngơi như thế…

- Tôi đã nhiều lần chia sẻ chân tình với cử tri, nếu chống tham nhũng không thành công thì việc thực hiện nghị quyết trung ương 4 – một số vấn đề cấp bách về xây dựng Ðảng hiện nay – đang rất được nhân dân trông đợi sẽ không thể thành công được. Anh không thể nói trước nhân dân rằng mình không suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống, trong khi lại tham nhũng, tiêu cực và do vậy, dân cũng sẽ không thể tin bộ máy được trong sạch. Chống tham nhũng thành công thì những biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống chắc hẳn sẽ tốt dần lên.

Còn việc kiểm soát, minh bạch tài sản, thu nhập của đội ngũ cán bộ, công chức là chuyện đại sự. Gốc gác của vấn đề này nằm ở chỗ hiện còn sử dụng tiền mặt quá lớn trong nền kinh tế. Ðể giải quyết căn cơ hơn, nhất định phải thay đổi phương thức giao dịch này, phải thu hẹp dần, thay vào đó là thanh toán, giao dịch qua ngân hàng. Phương thức này được cho là hiệu quả để có thể kiểm soát được các “giao dịch ngầm”. Chúng ta luôn mong muốn hạn chế bị ăn cắp, ăn trộm, bòn rút của công hay các giao dịch vì mục đích tiêu cực, nhưng với chế độ sử dụng tiền mặt đại trà như hiện nay sẽ không thể kiểm soát, thậm chí tham nhũng sẽ ngày càng tệ hại hơn.

Với trường hợp cụ thể liên quan đến gia đình anh Quyến (ông Bùi Thanh Quyến, ủy viên Trung ương Ðảng, bí thư Tỉnh ủy Hải Dương) thì Ủy ban Kiểm tra trung ương đang kiểm tra. Báo chí nêu nhiều như thế, nhưng thực tế ra sao phải chờ kết luận của Ủy ban Kiểm tra trung ương. Cho đến giờ này, ngoài thông tin báo chí nêu, tôi chưa nhận được thông tin gì khác ở trường hợp nêu trên, nên phải chờ kết quả kiểm tra xem cái gì đã xảy ra ở đó.

* Nhưng thưa Chủ tịch nước, từ vụ việc cụ thể như vậy, nhiều ý kiến đặt vấn đề tính thực chất, hiệu quả của biện pháp kê khai tài sản, thu nhập của cán bộ, công chức?

- Quy định về vấn đề này đã có rồi, nhưng thực tế cũng chưa đảm bảo hiệu quả như mong muốn và tính thực chất của việc kiểm soát tài sản, thu nhập bằng biện pháp kê khai này. Chúng tôi năm nào cũng kê khai. Sắp tới đây cũng sẽ công khai các kê khai này tại nơi cư trú, nơi công tác của cán bộ, công chức.

Tuy nhiên, khi nền kinh tế còn sử dụng tiền mặt đại trà, thì vẫn rất lo ngại sẽ còn tình trạng giấu giếm tài sản, thu nhập bất chính, chưa kể tình trạng rửa tiền thông qua kênh bất động sản, chứng khoán, ngân hàng thương mại… Trong khi đó, hiệu quả của một số biện pháp kiểm soát như đã áp dụng còn hạn chế. Ðó là điều rất rõ, nên cần phải thay đổi, bổ sung biện pháp kiểm soát hữu hiệu hơn.

Về lâu dài, phải hạn chế tối đa sử dụng tiền mặt trong các giao dịch để có thể khống chế, kiểm soát được các “giao dịch ngầm”, các khoản thu nhập không rõ nguồn gốc.

Nếu người ta biếu nhau bằng nhà, đất, xe cộ… thì có thể kiểm soát được bằng biện pháp kê khai, công khai để tổ chức, nhân dân giám sát, khó có thể che đậy được tai mắt của dư luận, báo chí. Nhưng nếu họ biếu nhau bằng tiền thì sẽ rất khó khăn để kiểm soát trong điều kiện hiện nay.

Tuy nhiên, trước hết là những gì đã phơi bày trong cuộc sống, người dân, báo chí phản ánh thì nhất định phải được làm rõ, có kết luận và công khai để nhân dân biết. Tại cuộc tiếp xúc cử tri ở Ủy ban MTTQ VN TP.HCM hôm thứ bảy vừa qua, có một ý kiến phản ảnh về một cán bộ cấp cao được cấp đến mấy suất đất. Hay một ý kiến khác nói rằng có trường hợp “chiêu đãi” đoàn thanh tra của trung ương trước khi kết thúc công việc bằng một đêm “vui vẻ” với các cô gái xinh đẹp tại khách sạn…

Tôi đã cử ngay cán bộ đến tiếp xúc với những người phản ảnh công khai hai trường hợp trên để phối hợp với cơ quan chức năng làm rõ, trả lời kết quả cho cử tri. Hằng ngày có nhiều thông tin phản ảnh như thế. Nói tóm lại, đừng bỏ qua và nhất định không được bỏ qua bất kỳ dư luận nào, nếu dư luận nêu đúng thì phải xử lý, nếu nói sai cũng phải được thanh minh cho rõ ràng, trả lại sự trong sạch cho những cá nhân, tập thể bị phản ảnh không đúng.

“Tôi muốn nghe sự thật”

* Trở lại không khí của buổi tiếp xúc cử tri tại Ủy ban MTTQ VN TP.HCM, đa số ý kiến nêu bức xúc, có lúc gay gắt, ít thấy lời khen. Có ý kiến e ngại không khí đó làm cho tình hình đất nước thêm phần nặng nề, thiếu phấn khởi, kém đi phần tươi sáng… Riêng cảm nhận của Chủ tịch nước như thế nào về bầu không khí đó?

- Tôi không thấy có những lời lẽ nào khó nghe, mà thậm chí tất cả đều là những lời cần nghe. Tôi muốn nghe sự thật chứ không phải đến và mất thời gian để nghe những lời hoa mỹ, không đúng sự thật.

Tôi là đại biểu của dân, phải nghe để hiểu lòng dân đang muốn gì ở Ðảng, ở Nhà nước, ở các nhà lãnh đạo đất nước, ở hiện tại và trong tương lai của đất nước. Với tôi, không có gì lấy làm khó nghe, mà ngược lại thấy rất thích thú. Cái gì đúng cần được ghi nhận, biểu dương. Cái gì cô bác cử tri, báo chí chê trách đúng, cần nghiêm túc tiếp thu, sửa chữa.

Cuộc sống đang diễn ra như thế nào thì cần nói thế đó, không được quy kết thế này thế kia và như vậy không phải là người đại biểu của dân. Những gì dân còn muốn nói với người đại biểu của mình, muốn lãnh đạo biết, hay các phản ánh của báo chí thì suy cho cùng những ý kiến đó cũng nhằm mong muốn phản ánh sự thật, phản ánh những điều nóng bỏng của cuộc sống, mong muốn sớm được giải quyết, chứ không có ý làm cho vấn đề nóng lên hay làm phức tạp thêm.

* Thưa Chủ tịch nước, hội nghị trung ương 5 đã đưa ra quyết sách mạnh mẽ là thay đổi cách tổ chức bộ máy phòng chống tham nhũng, cụ thể là Ðảng trực tiếp nắm giữ thẩm quyền chỉ đạo, điều hành bộ máy này. Với một quyết sách như vậy, người dân có thể trông đợi gì ở kết quả phòng chống tham nhũng?

- Khi đưa ra quyết sách như vậy, trung ương đã có nhiều cân nhắc, tính toán. Với tổ chức bộ máy phòng chống tham nhũng trước đây, sau một khóa thực hiện chức trách của mình, tuy đạt được một số kết quả nhưng mục tiêu ngăn chặn, đẩy lùi tham nhũng, lãng phí thì rõ ràng chưa đạt được như nhân dân mong đợi. Ðại hội XI của Ðảng đã kết luận rất rõ điều này.

Trung ương cũng nhận thấy tổ chức bộ máy phòng chống tham nhũng như vừa qua có phần không thích hợp thì nay cần được thay đổi và tổ chức làm sao để thích hợp hơn. Mục tiêu ngăn chặn, đẩy lùi tham nhũng là nhất quán và không bao giờ thay đổi. Việc thay đổi tổ chức bộ máy chỉ đạo chống tham nhũng cũng là để thực hiện mục tiêu này, tạo được chuyển biến rõ rệt, đáp ứng mong đợi của nhân dân.

Nay Ðảng trực tiếp nắm giữ thẩm quyền chỉ đạo, điều hành và Tổng bí thư là người đứng đầu bộ máy phòng chống tham nhũng. Ban Nội chính của Ðảng được tái lập, cũng là cơ quan thường trực về phòng chống tham nhũng. Với thể chế chính trị của nước ta thì cách tổ chức bộ máy về phòng chống tham nhũng như vậy là mạnh mẽ nhất rồi và “ra tay” cỡ như vậy cũng đã là cao nhất. Nhân dân đang rất trông chờ kết quả từ quyết sách mới.

Mong đồng bào cử tri và cán bộ, đảng viên đều phải tỏ rõ tinh thần trách nhiệm cao, cả báo chí nữa, đóng góp vào công cuộc phòng chống tham nhũng đạt kết quả theo mong đợi của nhân dân. Tôi tin rằng tình hình sẽ có chuyển biến tích cực tới đây.

* Chủ tịch nước đã có lần nói thẳng với cử tri nếu chống tham nhũng không thành công và kết quả cũng chỉ dừng lại ở mức như nhận định lâu nay thì ngay bây giờ đã có thể dự thảo được báo cáo kết quả thực hiện nghị quyết trung ương 4…

- Dứt khoát phải tiến hành thành công. Ðó là mệnh lệnh của nhân dân. Không thể để nghị quyết trung ương 4 không thành công, là phụ lòng tin của dân, của Ðảng, là không vì lợi ích của nhân dân, của Tổ quốc. Chúng ta không có con đường nào khác, chỉ có một lựa chọn duy nhất là phải thành công.
Cho dù phải chấp nhận những biện pháp đau đớn cũng phải làm, vì đó là sự sống còn của Ðảng, của chế độ và tương lai tươi sáng của đất nước này.

Nhiều cử tri TP.HCM đã nói thẳng với tôi “một số cán bộ có ăn (hối lộ) thì cũng ăn vừa phải thôi. Ăn hết như thế thì còn đâu để nhân dân ăn”, nghe thật xót xa, đau đớn và xấu hổ. Do vậy, nhất định phải làm trong sạch Ðảng, trong sạch bộ máy nhà nước, không còn cách nào khác.

Công tác quản lý cán bộ có vấn đề

* Tuy nhận trách nhiệm trước Quốc hội, nhưng Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Ðinh La Thăng cho rằng quy trình bổ nhiệm ông Dương Chí Dũng làm cục trưởng Cục Hàng hải VN là đúng. Nhiều cử tri rất than phiền về điều này, chưa kể việc ông Dũng dễ dàng trốn thoát… Thưa Chủ tịch nước, quy trình bổ nhiệm có vấn đề hay vấn đề nằm ở chỗ chọn không đúng cán bộ?

- Không thể đổ cho quy trình làm công tác cán bộ được. Quy trình được xây dựng là để lựa chọn những con người có đức, có tài, không phải để chọn những con người hư hỏng. Không thể nói là làm đúng quy trình, nhưng con người được bổ nhiệm đã hư rồi thì còn nói đúng quy trình gì nữa?

Tôi cho rằng trường hợp này là đánh giá không đúng con người. Trước khi bổ nhiệm phải biết rõ con người dự định chọn là tốt hay xấu. Một người đã hư rồi nhưng bảo không hư, đã hỏng rồi nhưng còn lý giải gì nữa, chắc chắn cử tri sẽ không đồng tình. Ở đây cũng cần xem thấu đáo có phải do không biết các sai phạm trước đó hay do bao che nhau.

Trách nhiệm của người bổ nhiệm trong trường hợp này là đánh giá sai con người. Tất nhiên không phải trường hợp bổ nhiệm, đề bạt nào cũng như thế cả. Nhưng ở đây có thể thấy công tác quản lý cán bộ có vấn đề, cán bộ đã hỏng rồi mà không biết. Ðương nhiên người ký quyết định bổ nhiệm trường hợp như thế phải chịu trách nhiệm. Trong quá trình kiểm điểm theo tinh thần của nghị quyết trung ương 4 tới đây chắc chắn những trường hợp như thế sẽ được làm rõ.

“Tôi nghe khá nhiều dư luận về một số trường hợp cán bộ có thu nhập bất thường, sang tận Singapore mua hết biệt thự này đến biệt thự kia, nhưng cũng chưa có điều kiện để kiểm tra, kết luận thực hư như thế nào” – Chủ tịch nước TRƯƠNG TẤN SANG

QUỐC THANH – VIỄN SỰ (TTO)

2.2.12

Tiểu sử Chủ tịch nước Trương Tấn Sang

Ngày 25/7/2011, Quốc hội đã bầu ông Trương Tấn Sang giữ chức Chủ tịch nước với 487 số phiếu tán thành, chiếm 97,4%. Để cho nhân dân cả nước hiểu rỗ về vị Chủ tịch nước, Báo Vì Dân xin trân trọng giới thiệu tóm tắt tiểu sử của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang.
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang



Họ và tên khai sinh: TRƯƠNG TẤN SANG
Họ và tên thường gọi: Trương Tấn Sang
Sinh ngày 21 tháng 01 năm 1949.
Quê quán: xã Mỹ Hạnh, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An.
Nơi ở hiện nay: Số 51 Phan Đình Phùng, Ba Đình, Hà Nội.
Dân tộc: Kinh
Tôn giáo: Không
Trình độ chuyên môn: Cử nhân luật
Nghề nghiệp, chức vụ: Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Trung ương Đảng.
Ngày vào Đảng cộng sản Việt Nam: 20-12-1969, Ngày chính thức: 20-12-1970
Trình độ học vấn: Cử nhân
Lý luận chính trị: Cao cấp
Ngoại ngữ: Tiếng Anh (B)
Tình trạng sức khỏe: Bình thường
Khen thưởng: Huân chương Kháng chiến hạng Ba
Là đại biểu Quốc hội khóa: IX, X, XI, XIII.
TÓM TẮT QUÁ TRÌNH CÔNG TÁC ĐỒNG CHÍ TRƯƠNG TẤN SANG
- 1966- 1968: Tổ trưởng thanh niên, xây dựng cơ sở mật trong sinh viên, học sinh (PK2)
- 1969- 1971: Đảng ủy viên, Bí thư Đoàn Thanh niên, phụ trách Đội võ trang mật thị trấn Đức Hòa (Long An)
- 1971- 1973: Bị địch bắt, bị giam giữ ở nhà tù Biên Hòa, Phú Quốc. Đến năm 1973, được trao trả theo Hiệp định Pa-ri
- 1973- 4/1975: Cán bộ tổ chức Ban T.72 thuộc Ủy ban thống nhất Trung ương
- 4/1975- 10/1978: Cán bộ Công đoàn Gia Định, Phó ban Xây dựng kinh tế mới thành phố, Bí thư Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh các nông trường và Khu kinh tế mới Thành phố Hồ Chí Minh
- 1979- 8/1983: Huyện ủy viên, Giám đốc Nông trường Phạm Văn Hai, huyện Bình Chánh, Thành phố Hồ Chí Minh, Thành ủy viên dự khuyết
- 1983- 1986: Giám đốc Sở Lâm nghiệp, Thành ủy viên phụ trách lực lượng thanh niên xung phong và Ban Kinh tế mới Thành phố Hồ Chí Minh
- 1986- 1988: Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Bí thư Huyện ủy Bình Chánh, Thành phố Hồ Chí Minh.
- 1988- 1990: Đi học Trường Đảng cao cấp Nguyễn Ái Quốc Trung ương (Hà Nội)
- 1990- 1991: Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Giám đốc Sở Nông nghiệp
- 1991- 1992: Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư thường trực Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh
- 1992- 1996: Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy, Phó Chủ tịch rồi Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh
- 1996- 01/2000: Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh
- 01/2000- 2006: Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương
- 2006 – 7/2011: Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư
- 7/2011 đến nay: Tại phiên làm việc ngày 25/7, với 487 số phiếu tán thành, chiếm 97,4%, Quốc hội đã bầu ông Trương Tấn Sang giữ chức Chủ tịch nước.