Trang

Diệp Kính Thiên: Nguyễn Tấn Dũng có thắng không?

Khả năng được đề cử chức Tổng bí thư khóa 12 cho Nguyễn Tấn Dũng có thể chắc chắn. Đây mới chỉ là hiệp một. Sang hiệp hai – bầu cử Ban chấp hành Trung ương khóa 12 – mới là chủ yếu.

Anh Ba Thanh: Nguyễn Phú Trọng sẽ làm Tổng bí thư nửa nhiệm kỳ đầu khóa XII ?

Khai mạc hội nghị, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã hé lộ một chi tiết đáng lưu ý trong báo cáo đó là về đề xuất tiêu chí xem xét trường hợp "đặc biệt"

Hiển thị các bài đăng có nhãn Tổng Bí thư. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Tổng Bí thư. Hiển thị tất cả bài đăng

12.10.15

BBC: Trung ương Đảng khóa XII: Tứ trụ ai ở ai về?

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng nói Ban chấp hành Trung ương đã “đề xuất nhiều ý kiến” về “trường hợp “đặc biệt” đối với Ủy viên Trung ương và Ủy viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư khóa XI tái cử khóa XII.
Hội nghị 12 thảo luận nhưng chưa quyết định ai trong 'Tứ trụ' hiện nay còn ở lại khóa XII
Câu hỏi ai trong “Tứ trụ” hiện nay còn ở lại vẫn chưa ngã ngũ tại Hội nghị 12 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam.

Thông báo chính thức sau hội nghị, kết thúc chiều Chủ nhật 11/10, nói sẽ còn có hội nghị 13 và 14.
Dự kiến hội nghị trung ương 13 sẽ diễn ra sau kỳ họp thứ 10 của Quốc hội Việt Nam, khai mạc vào tháng 10 này.

Khả năng hội nghị 14, có dáng dấp của Đại hội trù bị, diễn ra ngay trước Đại hội Đảng toàn quốc đầu năm 2016, chứng tỏ thảo luận gay gắt đến giờ chót về vấn đề nhân sự cấp cao.

'Tứ trụ' là cách nói không chính thức về bốn chức vụ Tổng bí thư, Thủ tướng, Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội trong hệ thống chính trị Việt Nam.

Sẽ có quy chế 'đặc biệt'?

Như thông báo chính thức, các đại biểu dự hội nghị 12 chỉ “biểu quyết thông qua danh sách giới thiệu lần đầu các đồng chí ứng cử viên Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương (chính thức và dự khuyết) khoá XII”.

Có nghĩa là danh sách này chỉ bao gồm những ủy viên trung ương tái cử sinh từ 1956 về sau, và những người ứng cử lần đầu, sinh từ 1961.

Dự kiến 75 ủy viên trung ương hiện nay sẽ nghỉ, và khoảng 80 gương mặt mới được vào danh sách ứng cử ban chấp hành trung ương khóa XII.

Phát biểu bế mạc hội nghị, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng nói Ban chấp hành Trung ương đã “đề xuất nhiều ý kiến” về “trường hợp “đặc biệt” đối với Ủy viên Trung ương và Ủy viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư khóa XI tái cử khóa XII.

Trung ương Đảng Cộng sản cũng thảo luận về tiêu chuẩn bốn chức danh hàng đầu và các phương án lựa chọn các chức danh lãnh đạo chủ chốt.

Hàm ‎ý về việc còn cần thảo luận tiếp, ông Trọng nói: “Trung ương nhất trí cho rằng việc thảo luận và thống nhất cao về vấn đề này là cơ sở rất quan trọng để Trung ương bàn và quyết định nhân sự cụ thể.”

Thông tin ban đầu của BBC về hội nghị 12 cho biết, trái ngược với các đồn đoán, hội nghị không biểu quyết về việc ai trong “Tứ trụ” hiện nay sẽ ở lại hoặc về nghỉ.

Có hai phương án đã được thảo luận tại hội nghị 12: cho phép hai hoặc ba người "quá tuổi" trong "Tứ trụ" và Bộ Chính trị hiện nay ở lại. Một câu hỏi liên quan cũng được bàn – ở lại đến 2018 hay cả nhiệm kỳ?

Vấn đề này sẽ còn tiếp tục được bàn thảo, và có thể sẽ chỉ ngã ngũ tại hội nghị 14.

Lê Quỳnh

Theo BBC 
Bốn vị trí hàng đầu trong Đảng
  • Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng (sinh năm 1944)
  • Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng (1949)
  • Chủ tịch nước Trương Tấn Sang (1949)
  • Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng (1946)

RFA - Bế mạc Hội nghị trung ương Đảng cộng sản VN lần thứ 12

Chiều ngày hôm qua, hội nghị trung ương đảng cộng sản Việt nam khóa thứ 12 kết thúc. Trong diễn văn bế mạc, ông Tổng bí thư đảng Nguyễn Phú Trọng nói là ông đánh giá cao việc chuẩn bị công tác nhân sự của hội nghị này. Công tác nhân sự đó bao gồm các báo cáo nhân sự Bộ chính trị, Ban bí thư, và các chức danh chủ chốt từ đây đến đại hội đảng lần thứ 12 vào năm tới.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu bế mạc Hội nghị Trung ương lần thứ 12, chiều 11/10. (Ảnh: VGP)

11.10.15

Diệp Kính Thiên: Nguyễn Tấn Dũng có thắng không?

Khả năng được đề cử chức Tổng bí thư khóa 12 cho Nguyễn Tấn Dũng có thể chắc chắn. Đây mới chỉ là hiệp một. Sang hiệp hai – bầu cử Ban chấp hành Trung ương khóa 12 – mới là chủ yếu. Sẽ có bao nhiêu người trong số 270 ủng hộ Nguyễn Tấn Dũng? 

Trước khi hội nghi Ban chấp hành Trung ương lần thứ 12 họp (5-11/10), dư luận xã hội rất quan tâm đến nội dung của kì họp này. Nhiều bài viết mang tính "công kích nhau’’ của các phe cùng những đồn đoán về kết quả: Ai sẽ được chọn ngồi vào chiếc ghế Tổng bí thư khóa XII – đã diễn ra trong thời gian qua .

Sẽ có bao nhiêu người trong số 270 ủng hộ Nguyễn Tấn Dũng?

10.10.15

Người Buôn Gió: Hội nghị trung ương Đảng Cộng Sản VN 12 chuyện nhân sự

Chính sách kinh tế có những bước ngoặt cần người có ảnh hưởng trong BCT để triển khai các chính sách mới. Điển hình cho mẫu Uỷ Viên BCT này là Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Ông Dũng có nhiều quyền lực, các cuộc cải cách kinh tế đang cần đến sự chỉ đạo của ông cũng như cầu nối quan hệ bang giao với phương Tây. Hầu hết các uỷ viên trung ương đều muốn ông Dũng ở lại để họ được chia chác lợi lộc trong yên bình. Nhất là cơ hội mở rộng quan quốc tế đang hứa hẹn đem lại nhiều bổng lộc cho mọi uỷ viên trung ương.




9.10.15

Anh Ba Thanh: Nguyễn Phú Trọng sẽ làm Tổng bí thư nửa nhiệm kỳ đầu khóa XII ?

Hôm 5/10 mới đây, tại Hội nghi 12, lần đầu tiên, Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam công bố Báo cáo về công tác chuẩn bị nhân sự Bộ Chính trị, Ban Bí thư và các chức danh lãnh đạo chủ chốt.


Khai mạc hội nghị,  Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã hé lộ một chi tiết đáng lưu ý trong báo cáo đó là  về đề xuất tiêu chí xem xét trường hợp "đặc biệt" đối với ủy viên Trung ương và Ủy viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư khóa XI tái cử khóa XII.

7.10.15

Kami - Hội nghị Trung Ương 12: Ai đang nắm ngọn cờ?

Có người đưa ra câu hỏi "Phe nào sẽ thắng sau Hội nghị TW 12?", thoạt tiên câu hỏi tưởng chừng khó trả lời, tuy vậy nêu trả lời theo logic thì phe nào nắm được đa số các Ủy viên trong Ban Chấp hành TW Đảng thì phe đó sẽ giành chiến thắng. Hay nói rộng ra, phe đó sẽ chủ động trong việc sắp xếp nhân sự cho khóa tới. 
Ngày 5/10/2015 Hội nghị lần thứ 12 Ban Chấp Hành Trung Ương Đảng CSVN - Khóa 11, vừa khai mạc, với nhiệm vụ trọng tâm của Hội nghị là bàn về nhân sự lãnh đạo Đảng cho nhiệm kỳ Đại hội XII. Theo kế hoạch, Hội nghị này sẽ kéo dài từ ngày 5-11/10/2015.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đọc Báo cáo tình hình KT-XH

22.9.15

Người buôn gió - Phạm Quang Nghị trước cơ hội làm Tổng Bí Thư

Dường như ông Nguyễn Phú Trọng chưa định ra được người kế nhiệm của mình, hay nói cách khác là ông chưa định chọn Phạm Quang Nghị. Nên từ lúc đi Mỹ về đến nay, ông Trọng tránh những động thái để người ta hiểu nhầm ông đã chọn Nghị làm người kế nhiệm.

19.9.15

Hùng Vương - Thử chấm điểm Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng


Nếu ông Nguyễn Tấn Dũng làm Tổng Bí thư, có rất nhiều việc chờ ông, đòi hỏi bản lĩnh dám làm của ông. Dẹp bỏ Chủ nghĩa Mac-Lênin xa lạ, đề cao Tư tưởng Hồ Chí Minh sẽ là nhiệm vụ quan trọng nhất, và khó nhăn nhất.
Con đường quan lộ xuôn xẻ và chông gai của Thủ tướng Tấn Dũng.

8.9.15

Người Buôn Gió - Nguyễn Tấn Dũng sẽ thay Trương Tấn Sang làm Chủ tịch nước?

Nguyễn Tấn Dũng đã có một điểm mạnh mà không có đối thủ nào của ông ta có được. Đó là khả năng biết chia tiền, chia nguồn thu, lợi lộc cho các đồng chí. Tính quyết đoán khi cần thanh toán đối thủ hoặc có thể nhẫn nhịn làm hoà. Những khả năng thường có ở những '' Bố Già '' thượng thặng. 
Liệu thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sẽ thay Trương Tấn Sang làm chủ tịch nước? Ảnh: AP
Năm 2012 là năm gay go nhất đối với Nguyễn Tấn Dũng, sau khi suýt bị Bộ Chính Trị kỷ luật, ông Dũng đã buộc phải đứng giữa quốc hội, xin rút kinh nghiệm và kể lể công sức của mình phục vụ đảng từ lúc nhỏ để mong được tha thứ. Đại biểu quốc hội Dương Trung Quốc lúc đó đã thẳng thừng đặt câu hỏi rằng liệu ông Dũng có nghĩ đến việc từ chức không.? Đây là một câu hỏi thằng thừng mà chưa có tiền lệ đặt ra với lãnh đạo Việt Nam.

Liên tiếp năm 2013 đến 2014 Nguyễn Tấn Dũng phải đối mặt với hàng loạt hướng tấn công từ các đối thủ của mình. Sức tấn công mạnh nhất vẫn từ hướng của Nguyễn Bá Thanh vào vụ án Vinashin. Trong lúc đó Nguyễn Phú Trọng liên tục mở những cuộc chấn chỉnh đảng, phê bình và tự phê bình, những điều đảng viên không làm để nhằm triệt hạ bằng được Nguyễn Tấn Dũng.

Nhưng cái chết bất ngờ của Nguyễn Bá Thanh đã làm đình trệ công cuộc chống tham nhũng hướng vào Nguyễn Tấn Dũng. Kỳ thực cuộc chống tham nhũng đó chỉ là cái tên của một chiến dịch thanh toán nhau trong nội bộ ĐCSVN, bởi tất cả lãnh đạo cộng sản nào cũng tham nhũng, kể cả Nguyễn Bá Thanh.

Nguyễn Tấn Dũng đã có một điểm mạnh mà không có đối thủ nào của ông ta có được. Đó là khả năng biết chia tiền, chia nguồn thu, lợi lộc cho các đồng chí. Tính quyết đoán khi cần thanh toán đối thủ hoặc có thể nhẫn nhịn làm hoà . Những khả năng thường có ở những '' Bố Già '' thượng thặng. Nhờ vậy Nguyễn Tấn Dũng nắm gần hết lá phiếu của ban chấp hành trung ương Đảng để biểu quyết cho mình, thoát được vụ kỷ luật của Bộ Chính Trị năm 2012 và các đợt tấn công những năm sau đó. Để đến năm 2015, sau hai kỳ đại hội trung ương trong năm này, Nguyễn Tấn Dũng nắm gần hết quyền lực trong đảng cộng sản. Một trong những đối thủ nặng ký với Dũng là Phùng Quang Thanh bất ngờ đổ bệnh giữa năm 2015, buộc phải làm đơn xin không ứng cử nhiệm kỳ tới đây vào năm 2016 vì lý do sức khoẻ.

Việc đổ bệnh của Phùng Quang Thanh dập tắt hoàn toàn những đốm lửa le lói còn lại từ chiến dịch của Nguyễn Bá Thanh muốn tấn công Nguyễn Tấn Dũng.

Con đường của Nguyễn Tấn Dũng thênh thang hơn bao giờ hết. Các đối thủ tấn công, người thì đột tử, đột bệnh hoặc trở nên ngoan ngoãn, hiền lành, an phận. Đối thủ có thể cạnh tranh với Dũng bây giờ là Trương Tấn Sang. Nhưng dường như Nguyễn Tấn Dũng không bận tâm đến Sang nhiều. Sang là một kẻ bất tài, không có thực lực, không tạo được vây cánh, cả sự nghiệp lãnh đạo của Sang không có một dấu ấn nào cho thấy Sang có năng lực. Bất quá chỉ là những lời nói '' lạ '' gãi đúng bức xúc của dân chúng, ngoài ra không có gì khá hơn. Nếu một kẻ như Sang có ngồi vào trước ghế TBT nhiệm kỳ tới cũng là điều Dũng chấp nhận được.

Tất cả những vị trí trọng yếu như thủ tướng, bộ trưởng công an, bộ trưởng quốc phòng, chủ tịch quốc hội tới đây đều là tay chân thân tín của Nguyễn Tấn Dũng. Vì vậy Dũng chẳng khó khăn gì, khi để chức TBT Đảng CSVN cho người hữu danh vô thực như Sang duy trì bóng ma hồn cốt của chế độ Cộng Sản, làm bình phong cho Dũng thao túng chính trường.

Trong chế độ cộng sản Việt Nam, chức thủ tưởng, chủ tịch quốc hội chủ tịch nước chỉ là bù nhìn so với Tổng Bí Thư. Nguyễn Tấn Dũng đã thành công trong việc biến chức thủ tướng vốn ít quyền hành trước kia, thành chức có nhiều quyền lực, ảnh hưởng nhất so với các thủ tướng tiền nhiệm như Võ Văn Kiệt Phan Văn Khải,. Chắc chắn tương lai ở cương vị chủ tịch nước, với bộ sậu đàn em dưới trướng. Nguyễn Tấn Dũng sẽ biến chức chủ tịch nước vô vị bấy lâu thành một chức vị quyền lực mạnh nhất, lớn nhất đất nước.

Nếu Dũng làm TBT, mặc nhiên vị trí của Dũng sẽ gây khó khăn cho các đàm phán với quốc tế trước đây. Tầm hoạt động của Dũng bị gò bó trong khuôn khổ nội bộ đất nước. Việc giao tiếp với các nước tư bản hay không cộng sản sẽ trắc trở về thủ tục ngoại giao và danh nghĩa. Ở cương vị CTN Nguyễn Tấn Dũng vẫn có danh chính, ngôn thuận để tiếp xúc thoả thuận bên ngoài và chỉ đạo trong nước thực hiện những đàm phán, thoả thuận đó.

Khả năng Dũng đạt được hai chức Tổng Bí Thư và Chủ Tịch Nước như dư luận đồn đoán là khó xảy ra. Bởi Trung Quốc sẽ không cho phép Việt Nam được bắt chước mô hình Trung Quốc bây giờ. Trừ những thủ đoạn cai trị, trấn áp người trong nước và đối phó với phương Tây bằng thái độ thù địch là được cho phép học tập, áp dụng triển khai ngay. Còn những cải cách khác về kinh tế, chính trị. Việt Nam chỉ được Trung Quốc cho phép làm theo khi cải cách đó có ở Trung Quốc từ 5 năm trở lên.

Trung Quốc đang ráo riết âm mưu ngăn cản Việt Nam chịu ảnh hưởng của Phương Tây. Cho nên một TBT kiêm CTN mà có con rể, con gái quốc tịch Hoa Kỳ như con của Dũng là điều Trung Quốc đương nhiên là không muốn.

Để cân bằng quan hệ quốc tế và quyền lực nội bộ bên trong cùng với những đòi hỏi của dân chúng về một nhà nước pháp quyền, những nhu cầu cấp thiết cần cải cách về kinh tế, pháp luật, nhân quyền, hành chính đồng thời vẫn đảm bảo sự tồn tại của Đảng CSVN mà không gây xáo trộn xã hội bất ngờ.

Chắc chắn Nguyễn Tấn Dũng phải làm Chủ Tịch Nước.


11.5.15

Dương Hoài Linh - Hội nghị Trung ương 11: Phát pháo cho trận chiến quyền lực

Dân Luận: Trong bối cảnh Đảng họp kín, không cho người dân biết quá trình thảo luận cũng như những nghi vấn về kẻ "có biểu hiện cơ hội chính trị, tham vọng quyền lực, xu nịnh, chạy chọt, vận động cá nhân, tư tưởng cục bộ, phe cánh, lợi ích nhóm, mị dân, chuyên quyền, độc đoán, trù dập người thẳng thắn đấu tranh, phê bình" là ai thì mãi mãi chúng ta không thể có một nền chính trị trong sạch, bởi vì thiếu minh bạch là môi trường rất tốt để những kẻ xấu lên ngai vàng bằng quan hệ và lo lót. Có lời đồn rằng trong Hội nghị này Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã thắng thế và có khả năng sẽ lên Tổng bí thư, nhưng cũng có những nhận định ngược lại như của tác giả Dương Hoài Linh sau đây. Nói tóm lại là ai trong số họ chiến thắng thì người dân cũng là kẻ chiến bại, nếu người dân không biết đấu tranh đòi sự minh bạch và công khai trong việc chọn lựa lãnh đạo quốc gia.


16.1.15

Việt Hoàng - Thấy gì sau Hội nghị trung ương 10?

Hôm 12/1/2015 Hội nghị lần thứ 10 Ban chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam đã bế mạc sau tám ngày làm việc …bí mật. Cũng như bao lần hội nghị khác, sau khi Tổng bí thư đọc diễn văn khai mạc là bức màn bí mật được buông xuống cho đến khi Tổng bí thư tái xuất hiện và đọc diễn văn bế mạc hội nghị.


Nội dung của hội nghị lần này là để thảo luận các văn kiện của Đảng trước đại hội lần thứ 12 sẽ khai mạc vào đầu năm 2016 và chuẩn bị nhân sự cho đại hội đảng. Ai cũng biết là vấn đề chuẩn bị nhân sự cho đại hội 12 mới là chính và quan trọng nhất. Đây cũng là lần đầu tiên trong lịch sử khi đảng lấy quyết định bỏ phiếu tín nhiệm đối với Bộ chính trị, cơ quan siêu quyền lực của đảng cộng sản Việt Nam.

Việc lấy phiếu tín nhiệm đối với bộ chính trị có một ý nghĩa đặc biệt quan trọng, đó không hẳn là minh chứng cho sự dân chủ trong đảng (vì nếu là dân chủ trong đảng tại sao không công bố kết quả cho 4 triệu đảng viên được biết, chưa nói đến 90 triệu người dân Việt Nam?). Sự kiện này chứng tỏ một điều 16 ông vua trong bộ chính trị đã hết thiêng (vì không còn bất khả xâm phạm như trước đây), thứ hai là đảng cộng sản Việt Nam đã chết (như nhận định của chúng tôi) bây giờ chỉ còn lại các phe nhóm lợi ích vì tiền mà thôi. Chính vì đảng hết thiêng và không ai phục ai nên mới sinh ra chuyện lấy phiếu tín nhiệm. Kết quả ông Nguyễn Tấn Dũng về nhất (theo lời nhà báo Phạm Chí Dũng) hay về nhì là lẽ đương nhiên và ai cũng có thể đoán được.

Khi hội nghị quyết định các ủy viên trung ương đảng sẽ lấy phiếu tín nhiệm bộ chính trị thì coi như ông Nguyễn Tấn Dũng đã nắm chắc phần thắng vì chúng ta nhớ lại hội nghị 6 năm 2012, khi đó ông Dũng đã bị bộ chính trị quyết định kỷ luật nhưng khi đem ra biểu quyết tại hội nghị thì ông Dũng đã lật ngược thế cờ khiến ông Trọng nghẹn ngào khi đọc diễn văn bế mạc. Biệt danh “đồng chí X” ra đời từ đó.

Chuyện chế độ độc tài đảng trị tại Việt Nam chuyển hóa sang chế độ độc tài cá nhân trị nằm trong lô-gic của quá trình đào thải là một sự đương nhiên. Tại Việt Nam làm gì còn lý tưởng cộng sản. Chủ nghĩa Mác-Lê chỉ dùng để bịp đám dân ngu ngơ chứ trong nội bộ đảng tất cả chỉ còn tiền và quyền lợi vật chất là mục đích tối thượng mà thôi. Kẻ nào mạnh kẻ đó sẽ chiến thắng. Ông Trương Tấn Sang chỉ là “tướng không quân”, ông tổng Trọng thì đã hết thời, đương nhiên chỉ còn lại mình ông Nguyễn Tấn Dũng là đủ thế và lực để thâu tóm thiên hạ. Trước và trong khi hội nghị 10 họp ông Dũng đã ký quyết định bổ nhiệm hai ông tướng công an phụ trách tổng cục An ninh và Cảnh sát, bắt giữ bà đại biểu quốc hội và là doanh nhân Châu Thị Thu Nga. Đồng thời sự xuất hiện rất đúng lúc và kịp thời của trang blog Chân Dung Quyền Lực, tố cáo hành vi tham nhũng của các ông như Nguyễn Sinh Hùng, Nguyễn Xuân Phúc và Phùng Quang Thanh …Đặc biệt nhất là trang blog này đăng những bức ảnh của ông Nguyễn Bá Thanh đang điều trị ở Mỹ với bộ dạng rất thảm thương, đây là một lời cảnh báo sắc lạnh gửi đến những người muốn ngáng chân sự thăng tiến của một thế lực đang lên, dù bất cứ là ai. (Đây là sự thật trần trụi của “đảng ta”)

Nếu phe ông Nguyễn Tấn Dũng chiến thắng thì ông Dũng sẽ làm gì? Có lẽ, đã có ý kiến cho rằng ông Dũng nên làm tổng thống (giả hiệu dân chủ) như Putin? Vì thế ông tổng Trọng mới phát biểu trong diễn văn bế mạc là “đổi mới chính trị không có nghĩa là thay đổi chế độ chính trị”, tất nhiên là ông Trọng không đủ thẩm quyền để yêu cầu “bên thắng cuộc” nên làm thế này hay thế kia mà đây là ý chỉ của hoàng đế Trung Hoa Tập Cận Bình. Ông Dũng vì vậy không thể làm Tổng thống được. Ông sẽ làm Tổng bí thư đảng kiêm chủ tịch nước, và đương nhiên ông là “tiểu hoàng đế” của Việt Nam.

Điều gì sẽ xảy ra khi ông Dũng làm tổng bí thư kiêm chủ tịch nước? Có lẽ nhiều người vì quá khát khao “thay đổi” nên sẵn sàng tung hô cho sự lên ngôi của ông Dũng nhưng thật sự thì mọi sự “vũ như cẩn”, sẽ không có bất cứ một sự thay đổi nào về hướng dân chủ tại Việt Nam. Các tiếng nói bất đồng chính kiến sẽ tiếp tục bị đàn áp khốc liệt hơn, “món quà” trước tiên của ông Dũng dành cho những ai còn ngây thơ đặt niềm tin vào ông dũng là sự bắt bớ một loạt các blogger như Nguyễn Hữu Vinh, Hồng Lê Thọ, Nguyễn Quang Lập và Nguyễn Ngọc Già… Chuyện ông ta “chém gió” về chủ quyền biển đảo hay phản đối Trung Quốc sẽ lập tức biến mất sau khi ông đăng quang. Nếu không phải là tư tưởng xuyên suốt trong nội bộ cấp cao của đảng thì đời nào ông Phùng Quang Thanh lại hớ hênh khi phát biểu “tâm lý thù ghét Trung Quốc của người dân Việt Nam là rất nguy hiểm cho dân tộc”? Nên nhớ ông Dũng đã ngồi ghế thủ tướng 8 năm rồi và thử hỏi ông đã làm được bất cứ một điều gì như đã hứa hay chưa? Các bản án nặng nề nhất được tuyên cho các nhà hoạt động dân chủ tại Việt Nam đều là dưới thời của ông Dũng. Sự lộng hành và ngang ngược của chính quyền Trung Quốc đối với Việt Nam cũng là dưới thời ông Dũng. Sự tham nhũng kinh khủng nhất cũng dưới thời ông Dũng. Xã hội Việt Nam băng hoại và xuống cấp nhất cũng là dưới thời ông Dũng? ...Vậy liệu có nên trông chờ gì vào ông Dũng nữa hay không?

Một vấn đề nổi cộm trong hội nghị 10 này là đảng cộng sản thiếu hụt trầm trọng nhân sự cho thời gian tới. Điều này cũng đúng thôi. Những người giỏi và có tài đều bị cơ chế sàng lọc vô lý của đảng loại bỏ từ lâu. Hiện chỉ có những kẻ cơ hội, ba phải và luồn cúi mới ngoi lên được. 

Đảng tha hóa là đương nhiên. Cướp bóc và đàn áp sẽ gia tăng trong thời gian tới và sẽ tiếp tục như vậy cho đến khi chế độ sụp đổ hoàn toàn. Đây là qui luật, không thể nào khác đi được. Trí thức Việt Nam, người dân Việt Nam hãy tỉnh táo để nhìn nhận vấn đề. Mọi người đã bị lừa suốt 79 năm nay rồi, đừng để bị lừa thêm nữa. Phải chung tay góp sức để xây dựng một lực lượng dân chủ đối lập (không cộng sản) để làm đối trọng và thay thế cho đảng cộng sản khi nó sụp đổ. Chế độ độc tài cá nhân trị của ông Dũng sẽ không kéo dài được lâu vì nó không còn một chút uy tín nào hay một thành tích nào. Kinh tế Việt Nam sớm muộn sẽ bị khủng hoảng. Nước Nga của Putin đã quá suy yếu, nó không còn hỗ trợ gì cho Việt Nam nữa ngoài việc bán vũ khí. Trung Quốc đang phải đối phó với những bất ổn rất nghiêm trọng từ bên trong như khủng hoảng kinh tế, hay việc đấu đá tranh trừng nội bộ và sự phản kháng ngày càng quyết liệt của các dân tộc như Tân Cương, Tây Tạng hay Hồng Kông…

Các phe phái “bên thua cuộc” trong đảng cộng sản Việt Nam cũng sẽ không ngồi yên, “ăn không được thì đạp đổ”, họ sẽ chiến đấu đến cùng. Tương lai đất nước vô cùng nguy hiểm và mờ mịt. Trí thức Việt Nam hãy hành động để đất nước không rơi vào đổ vỡ và hỗn loạn.

Việt Hoàng

13.10.14

Kami - Tại sao Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng lại sợ "Đánh Chuột vỡ bình" lúc này?

Có lẽ đây là câu trả lời chính xác nhất cho câu hỏi "Tại sao Tổng Bí thư lại sợ "Đánh Chuột vỡ bình", hay nói cách khác là giương cờ Trắng vào lúc này?"

19.6.14

Vinh Chấn - Không “thoát Trung” thì làm gì? Không “phò Nguyễn Tấn Dũng” thì theo ai?

Để rộng đường dư luận, xin đăng bài viết của tác giả Vinh Chấn ủng hộ giải pháp "thoát Trung" qua ngả "Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng" sau đây. Không biết tác giả đã hỏi ý kiến Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng xem ông đã sẵn sàng lãnh đạo cuộc đổi mới II này chưa? Việc kỳ vọng và đặt gánh nặng cải cách vào tay một cá nhân, dù đó là người có quyền lực như Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho thấy nhiều người chúng ta không muốn gánh việc nước, mà chỉ muốn có một ông Bụt hiện ra và làm tất cả mọi thứ cho mình. Phá thế khó khăn mà thoát ra cũng là một cuộc tập dượt trí và lực, để khi phá ra được chúng ta đủ trưởng thành để duy trì một nền dân chủ. Nếu cái gì cũng dựa vào người khác làm hộ, sao quốc dân trưởng thành cho được?


16.5.12

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng làm Trưởng Ban chỉ đạo phòng chống tham nhũng


Hội nghị Trung ương 5 xem xét, quyết định nhiều nội dung quan trọng về vấn đề sửa Hiến pháp năm 1992, Luật Đất đai; Tổng Bí thư làm Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, lập lại Ban Nội chính Trung ương.
Hội nghị Trung ương 5 đã xem xét và quyết định nhiều vấn đề quan trọng - Ảnh: VGP
Sáng 15-5, Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI đã hoàn thành nội dung chương trình đề ra sau 9 ngày làm việc khẩn trương, nghiêm túc, trong không khí dân chủ, đổi mới với hơn 750 lượt ý kiến phát biểu ở tổ và hội trường cùng nhiều ý kiến bằng văn bản hoặc sửa trực tiếp vào các dự thảo nghị quyết, kết luận.
Hội nghị Trung ương 5 đã thống nhất cao ban hành các nghị quyết, kết luận để lãnh đạo, chỉ đạo việc nghiên cứu sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 1992 và Luật Đất đai năm 2003; tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí; đổi mới một số chính sách xã hội, tiền lương giai đoạn 2012-2020, bảo hiểm xã hội và trợ cấp ưu đãi người có công.
Phát biểu bế mạc Hội nghị, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã làm rõ thêm một số vấn đề và khái quát lại những kết quả quan trọng mà Hội nghị đã đạt được.
Sửa đổi, bổ sung Hiến pháp chặt chẽ, khoa học
Về tổng kết, sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 1992, Tổng Bí thư nhấn mạnh, đây là một nội dung rất lớn, đặc biệt quan trọng của Hội nghị lần này. Tại Hội nghị, Trung ương nhấn mạnh, sửa đổi, bổ sung Hiến pháp là công việc đặc biệt quan trọng, nhạy cảm, phải có quan điểm và cách nhìn toàn diện, biện chứng, cụ thể, lịch sử, có cách làm khoa học, thận trọng; tránh tư duy tư biện, xa rời thực tiễn.
Trung ương cho rằng, các đề xuất sửa đổi, bổ sung phải dựa trên kết quả tổng kết sâu sắc thực tế thi hành Hiến pháp năm 1992 và các đạo luật có liên quan; quán triệt đầy đủ yêu cầu thể chế hóa Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011) và Nghị quyết Đại hội XI của Đảng; tiếp tục kế thừa những quy định của Hiến pháp năm 1992 và các bản Hiến pháp trước đây còn phù hợp.
Về quy trình sửa đổi Hiến pháp, Hội nghị thống nhất, cần thực hiện theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 2 (khóa XI), tiến hành một cách chặt chẽ, khoa học, dưới sự lãnh đạo của Đảng; có cơ chế bảo đảm sự tham gia của các chuyên gia, các nhà khoa học, các nhà quản lý và tổ chức lấy ý kiến rộng rãi của nhân dân về các nội dung sửa đổi, để Quốc hội có đầy đủ cơ sở xem xét, quyết định.
Đất đai: Hài hoà lợi ích Nhà nước, người dân và nhà đầu tư
Hội nghị nhất trí cho rằng: Phải tiếp tục khẳng định đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý; đồng thời quy định rõ ràng, cụ thể hơn và thực thi đầy đủ, đúng đắn hơn các quyền của đại diện chủ sở hữu và quyền thống nhất quản lý của Nhà nước…
Quyền sử dụng đất cũng là một loại tài sản và hàng hóa đặc biệt nhưng không phải là quyền sở hữu. Nhà nước không thừa nhận việc đòi lại đất đã được Nhà nước giao cho người khác sử dụng trong quá trình thực hiện các chính sách đất đai; không đặt vấn đề điều chỉnh lại đất nông nghiệp đã giao cho hộ gia đình, cá nhân.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu bế mạc - Ảnh: VGP
Khẩn trương nghiên cứu sửa đổi, bổ sung Luật Đất đai và hoàn thiện pháp luật về đất đai để sớm khắc phục những hạn chế, yếu kém còn tồn tại hiện nay, đáp ứng tốt hơn yêu cầu phân bổ hợp lý, sử dụng đất đai đúng mục đích, tiết kiệm và có hiệu quả, bảo đảm lợi ích trước mắt và lâu dài, bảo vệ môi trường sinh thái. Nâng cao chất lượng và bảo vệ đất canh tác nông nghiệp, bảo đảm an ninh lương thực quốc gia, giữ vững ổn định chính trị – xã hội và phát triển bền vững. Phát triển lành mạnh thị trường bất động sản, trong đó có quyền sử dụng đất, bảo đảm hài hòa lợi ích của Nhà nước, người dân và nhà đầu tư.
Tiếp tục thực hiện giao đất, cho thuê đất nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân có thời hạn nhưng có thể kéo dài hơn để khuyến khích nông dân gắn bó hơn với đồng ruộng và yên tâm đầu tư sản xuất. Đồng thời mở rộng hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp phù hợp với điều kiện cụ thể từng vùng, để tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình tích tụ, tập trung đất, từng bước hình thành những vùng sản xuất hàng hoá lớn trong nông nghiệp.
Lập Ban chỉ đạo chống tham nhũng thuộc Bộ Chính trị
Trung ương Đảng nhấn mạnh, phải kiên trì và đẩy mạnh nhiệm vụ đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XI của Đảng và Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI). Tiếp tục quán triệt, thực hiện nghiêm túc các quan điểm, tư tưởng chỉ đạo và các nhiệm vụ, giải pháp của Nghị quyết Trung ương 3 (khoá X), gắn với việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI); chú trọng cả phòng và chống, cả phòng, chống tham nhũng và phòng, chống lãng phí.
Tập trung thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp sớm khắc phục các nguyên nhân vừa nêu trên. Nâng cao vai trò, trách nhiệm của các cấp ủy đảng, chính quyền và người đứng đầu; bổ sung, hoàn thiện cơ chế, chính sách, pháp luật về quản lý kinh tế, xã hội; tăng cường công tác tổ chức và cán bộ; nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác phát hiện, xử lý tham nhũng, lãng phí; mở rộng dân chủ, công khai, minh bạch; phát huy vai trò giám sát của Quốc hội, Hội đồng nhân dân, Mặt trận Tổ quốc, nhân dân và công luận.
Trung ương yêu cầu quyền sử dụng đất phải hoà hoà lợi ích Nhà nước, người dân và nhà đầu tư - Ảnh: VGP
Trung ương quyết định chủ trương thành lập Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng trực thuộc Bộ Chính trị do Tổng Bí thư làm Trưởng ban. Không thành lập ban chỉ đạo tỉnh, TP về phòng, chống tham nhũng; tỉnh uỷ, thành uỷ trực tiếp lãnh đạo công tác phòng, chống tham nhũng. Lập lại Ban Nội chính Trung ương, thực hiện chức năng một ban đảng và là cơ quan thường trực của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng; lập ban nội chính ở các tỉnh uỷ, thành uỷ.
***
Ưu tiên điều chỉnh tiền lương công chức
Về chính sách xã hội, Trung ương yêu cầu, phấn đấu đến năm 2015, cơ bản hoàn thành mục tiêu bảo đảm các gia đình người có công có mức sống tối thiểu bằng mức sống trung bình của dân cư trên địa bàn; đến năm 2020 cơ bản bảo đảm an sinh xã hội bao phủ toàn dân, bảo đảm mức tối thiểu về thu nhập, giáo dục, y tế, nhà ở, nước sạch, thông tin.
Về vấn đề tiền lương, bảo hiểm xã hội, Trung ương yêu cầu, trong năm 2012-2013, phải khẩn trương bổ sung, sửa đổi một số chính sách cần và có thể điều chỉnh ngay nhằm sớm khắc phục những bất hợp lý nổi cộm hiện nay; ưu tiên điều chỉnh tiền lương cho cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang gắn với việc khắc phục tình trạng quá nhiều loại phụ cấp; soát xét lại chế độ tiền lương trong các doanh nghiệp nhà nước, khắc phục tình trạng bất hợp lý, chênh lệch quá lớn giữa cán bộ quản lý và người lao động; tiền lương, thu nhập không gắn với kết quả sản xuất kinh doanh.
Đồng thời, khẩn trương nghiên cứu xây dựng Đề án cải cách chế độ tiền lương giai đoạn 2013 – 2020 cùng với các đề án có liên quan, tạo bước đột phá trong việc tạo nguồn, bảo đảm cho cải cách tiền lương, thu được kết quả. Tiến hành đồng bộ cải cách tiền lương với cải cách hành chính, tinh giản bộ máy tổ chức, biên chế, tái cấu trúc nền tài chính công và các lĩnh vực có liên quan khác; gắn điều chỉnh tiền lương với điều chỉnh chính sách bảo hiểm xã hội và trợ cấp ưu đãi người có công.
H. Thành (Theo TTXVN)



22.4.12

Vì sao Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng thăm Tổng cục 2, Bộ Quốc phòng ?

Nhân kỷ niệm 37 năm thống nhất đất nước, ngày 21/4, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Bí thư Quân ủy Trung ương đã đến thăm, làm việc với cán bộ chủ chốt Tổng cục 2 (Bộ Quốc phòng).

Tổng Bí thư biểu dương những thành tựu to lớn mà lực lượng tình báo quốc phòng đã đạt được trong những năm qua.

Tổng Bí thư nhấn mạnh lực lượng tình báo quốc phòng có vai trò, vị trí đặc biệt quan trọng trong lực lượng vũ trang, có trách nhiệm thực hiện các hoạt động nghiệp vụ để phục vụ công tác tham mưu chiến lược toàn diện của Đảng, Nhà nước và quân đội, cũng như phục vụ công tác chuyên ngành của các ngành, các cấp, các địa phương, đóng góp hết sức quan trọng vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng thăm Tổng cục 2, Bộ Quốc phòng
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng thăm Tổng cục 2, Bộ Quốc phòng 

Tổng Bí thư chỉ rõ tình hình thế giới và khu vực đang có những diễn biến phức tạp, nhanh chóng, khó lường, đất nước ta đang đứng trước cả thời cơ và thách thức lớn, đòi hỏi phải không ngừng chăm lo củng cố, tăng cường sức mạnh quốc phòng, kết hợp chặt chẽ nhiệm vụ xây dựng chủ nghĩa xã hội với nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta đang triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội XI.

Trong khi đặt lên hàng đầu nhiệm vụ phát triển kinh tế xây dựng đất nước, phải gia sức tăng cường quốc phòng, giữ vững an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, coi đây là nhiệm vụ trọng yếu thường xuyên của Đảng, Nhà nước và toàn dân, trong đó có quân đội nhân dân và công an nhân dân là lực lượng nòng cốt; xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân, kết hợp chặt chẽ với thế trận an ninh nhân dân vững chắc, xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân hùng mạnh đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.

Về phương hướng tổ chức và hoạt động của tình báo quốc phòng trong thời gian tới, Tổng Bí thư nhấn mạnh 5 nội dung cơ bản.

Trong đó, trước hết cần tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tình báo quốc phòng, đây là bài học lớn, là nguyên tắc, nhiệm vụ rất quan trọng, là yêu cầu bức thiết trong tình hình hiện nay.
Về thực hiện nhiệm vụ chính trị trung tâm thời gian tới, Tổng Bí thư chỉ rõ cần sớm phát hiện âm mưu, ý đồ chống phá của các thế lực thù địch đối với cách mạng Việt Nam; tăng cường thực hiện nhiệm vụ chính trị đối ngoại; chống chuyển hóa, chống diễn biến hòa bình, bảo vệ Đảng, bảo vệ chế độ; mở rộng phạm vi, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động, tiếp tục làm tốt vai trò tham mưu cho Bộ Quốc phòng, Bộ Tổng tham mưu về tổ chức lực lượng, định hướng và trực tiếp chỉ đạo hoạt động nghiệp vụ, chủ động, tích cực góp phần thực hiện các mục tiêu chính sách của Đảng, Nhà nước về chính trị, ngoại giao, kinh tế...

Tổng Bí thư nhấn mạnh, cần tiếp tục thực hiện quyết liệt, tạo chuyển biến về chất trong việc tổ chức lực lượng theo hướng tinh gọn, hiệu quả; đặc biệt chú trọng xây dựng đội ngũ cán bộ có bản lĩnh chính trị vững vàng, năng lực nghiệp vụ sắc sảo, trình độ kiến thức chuyên môn tương xứng với trách nhiệm và các yêu cầu nhiệm vụ trước mắt cũng như lâu dài.

Trong tình hình mới, cán bộ tình báo cần có năng lực toàn diện, bên cạnh phẩm chất chính trị, còn phải tinh thông nghiệp vụ, am hiểu địa bàn, am hiểu các vấn đề chính trị, kinh tế, văn hóa, thông thạo ngoại ngữ... Cần có chiến lược, kế hoạch đào tạo cán bộ bài bản, chú ý xây dựng đội ngũ cán bộ kế thừa vững chắc; chủ động tham mưu đề xuất với Đảng, Nhà nước có cơ chế, chính sách phù hợp, tạo điều kiện thuận lợi để lực lượng tình báo quốc phòng hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

Tổng Bí thư cũng lưu ý, Tổng cục 2 (Bộ Quốc phòng) cần tăng cường phối hợp với các bộ, ngành, địa phương, nhằm tạo sức mạnh tổng hợp thực hiện tốt các yêu cầu nhiệm vụ đặt ra trong giai đoạn mới.

Theo TTXVN

2.4.12

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Công an là thanh kiếm và lá chắn bảo vệ chế độ

Nền tảng vững chắc trong công tác xây dựng lực lượng (XDLL) là nhân tố để toàn lực lượng CAND hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ bảo vệ ANCT, giữ gìn TTATXH, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nhấn mạnh như vậy trong buổi đến thăm và làm việc với Tổng cục xây dựng lực lượng Công an Nhân dân vào sáng 2-4. Cùng tham dự buổi làm việc có Thượng tướng Trần Đại Quang, Bộ trưởng Công an.

Thiếu tướng Trần Bá Thiều, Tổng cục trưởng Tổng cục xây dựng lực lượng Công an Nhân dân đã báo cáo Tổng Bí thư về tình hình và kết quả thực hiện nhiệm vụ công tác của Tổng cục Xây dựng lực lượng Công an Nhân dân từ sau Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI đến nay.

Thượng tướng Trần Đại Quang khẳng định trong thời gian tới lãnh đạo Bộ Công an đặc biệt coi trọng công tác xây dựng Đảng, xây dựng lực lượng, nêu cao tinh thần tận tụy trong công tác, vượt mọi khó khăn gian khổ, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, vì sự bình yên và hạnh phúc của nhân dân.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng của Tổng cục xây dựng lực lượng Công an Nhân dân vừa tham mưu, đề xuất, vừa tổ chức thực hiện chỉ đạo của Đảng ủy Công an Trung ương về các lĩnh vực công tác Đảng, công tác xây dựng tư tưởng chính trị, công tác cán bộ...
Các đồng chí lãnh đạo Bộ Công an đón Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Thượng tướng Trần Đại Quang
Các đồng chí lãnh đạo Bộ Công an đón Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Thượng tướng Trần Đại Quang
Bày tỏ nhất trí với báo cáo của đồng chí Tổng cục trưởng, các đồng chí lãnh đạo Tổng cục, Thượng tướng Trần Đại Quang nêu rõ xây dựng Đảng, XDLL là công tác trọng tâm, then chốt, quyết định toàn bộ công tác Công an; vì vậy, Tổng cục XDLL CAND có vị trí, vai trò rất quan trọng trong hệ thống tổ chức bộ máy của lực lượng CAND. Để hoàn thành tốt chức trách nhiệm vụ của mình, Đảng ủy, lãnh đạo Tổng cục, cấp ủy, thủ trưởng các đơn vị thuộc Tổng cục phải nhận thức rõ về vai trò, vị trí, tầm quan trọng của công tác xây dựng Đảng, XDLL; mỗi CBCS trong Tổng cục phải không ngừng nâng cao trình độ về mọi mặt, kiến thức chuyên môn nghiệp vụ, nhất là phải nắm vững các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, để kịp thời tham mưu giúp Đảng ủy CATW, lãnh đạo Bộ Công an cụ thể hóa, triển khai thực hiện trong lực lượng CAND, góp phần XDLL CAND trong sạch, vững mạnh, hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ chính trị được giao.


Tuy nhiên, trong bối cảnh tình hình khu vực và thế giới diễn biến phức tạp, tình hình trong nước gặp nhiều khó khăn, thách thức như hiện nay, yêu cầu nhiệm vụ đặt ra đối với Tổng cục xây dựng lực lượng Công an Nhân dân ngày càng nặng nề hơn, tính chất phức tạp. Lực lượng Công an Nhân dân là lực lượng nòng cốt để giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, là thanh kiếm và lá chắn để bảo vệ chế độ, bảo vệ thành quả cách mạng, bảo vệ nhân dân.

Về phương hướng nhiệm vụ sắp tới, Tổng Bí thư nhấn mạnh, lực lượng công an phải giữ vững lập trường tư tưởng, phát huy cao độ ý thức tổ chức kỷ luật, giữ gìn phẩm chất đạo đức lối sống trong sạch lành mạnh, đối với nhân dân phải kính trọng lễ phép, ứng xử có văn hóa...

(Theo TTXVN)

9.1.12

Chống tham nhũng để củng cố “cái nóc”


Chống tham nhũng để củng cố “cái nóc”

Tiết mục "Những việc cần làm ngay” của Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh đăng báo Nhân Dân, có bài bàn về "Mới tắm từ vai”, chỉ có bốn chữ ngắn gọn thế thôi đã đủ để mọi bạn đọc biết ngay đến chỗ yếu đang là nỗi lo lắng của mọi người về Đảng: cơ quan đầu não, lãnh đạo Trung ương các cấp còn đứng ngoài tự phê bình và phê bình (tắm nhưng chưa gội đầu, rửa mặt).

Nhiều năm, lãnh đạo Trung ương vẫn tưởng đã "miễn dịch” với mọi tiêu cực. Đầu năm 1990, tiếp xúc với các lão thành cách mạng và cán bộ cao cấp nghỉ hưu để nghe góp ý kiến vào đợt xây dựng chỉnh đốn Đảng do Bộ Chính trị chỉ đạo, Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh đã nói: "Từng đồng chí trong Bộ Chính trị kể từ Tổng Bí thư sẽ tiến hành tự kiểm điểm.”

Nhiều nơi lợi dụng bất cập của Luật Đất đai để lấn chiếm,  mua rẻ của nông dân rồi bán giá thị trường cao gấp nhiều lần Ảnh: QUỐC ANH
Nhiều nơi lợi dụng bất cập của Luật Đất đai để lấn chiếm, mua rẻ của nông dân
rồi bán giá thị trường cao gấp nhiều lần Ảnh: QUỐC ANH
Tổng Bí thư đã vạch rõ, trong Đảng có những "vùng cấm” vì người ta đã gắn uy tín của Đảng với cá nhân cán bộ, lãnh đạo và cho rằng đụng chạm tới sai lầm, khuyết điểm của cán bộ lãnh đạo là đụng chạm tới uy tín của Đảng do vậy phải bảo vệ bằng mọi giá không thể công khai kiểm điểm sai lầm, khuyết điểm của lãnh đạo Trung ương. Đặc biệt khi đồng chí Nguyễn Văn Linh nói nhà đã dột từ nóc thì bên trong dù tiện nghi sang trọng cũng ẩm mốc, mục nát, con người dù cường tráng, thông minh cũng dễ nhiễm bệnh yếu hèn. Ai cũng mừng thấy Tổng Bí thư đã nhìn thẳng vào sự thật. Rất tiếc đợt xây dựng chỉnh đốn Đảng được chuẩn bị công phu nhưng chưa đạt kết quả như mong muốn. Từ Đại hội VII đến Đại hội VIII, "vùng cấm” vẫn không loại bỏ được, lãng phí, tham nhũng không sao ngăn chặn nhưng không có lãnh đạo nào bị kỷ luật.

10 năm sau (năm 1999- 2000) cán bộ hư hỏng nhiều hơn, có cả những cán bộ quản lý, lãnh đạo. Tổng Bí thư lúc này là đồng chí Lê Khả Phiêu. Nhắc đến những khó khăn của đất nước, trả lời báo Tuổi Trẻ, đồng chí đã nói: "Hồi trước, Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh nói là nhà dột từ nóc, giờ cái nhà không phải chỉ dột từ nóc mà dột nhiều chỗ khác nữa”. Một lần nữa lại tổ chức xây dựng chỉnh đốn Đảng sau Hội nghị Trung ương 6 lần 2 (khóa VIII). Dân tỏ ra hài lòng thấy lãnh đạo cao từ Tổng Bí thư tự phê bình và phê bình trước. Cuộc chỉnh đốn Đảng đã đạt một số kết quả nhưng không tiếp tục phát huy được. Đồng chí Lê Khả Phiêu đã nói: "Chúng ta làm chưa triệt để do chủ nghĩa cá nhân chi phối khá nặng nề trong mỗi người, kể cả cấp cao. Chúng ta chưa đặt đúng vấn đề là mỗi cán bộ, đảng viên phải tự soi mình xem có luôn giữ được trong sạch không, đặc biệt các ông trên”. Kết quả còn rất hạn chế vì lãnh đạo cao phê bình còn hình thức, ông này còn nóng nảy, ông kia thế này, thế khác, chứ chưa dám đi thẳng vào vấn đề cần thiết nhất như đồng chí Lê Khả Phiêu nêu ví dụ: "Tại sao anh hư hỏng, lộng quyền, xa dân”.

Hơn 10 năm tiếp theo, từ Đại hội Đảng IX đến Đại hội Đảng X (2001 - 2011), tự phê bình đôi lúc cũng được nhắc đến nhưng không thực hiện đều nữa, nhất là bên trên. Khác hẳn 10 năm trước, lãnh đạo các cấp giàu có đông hơn, cả ở trung ương và địa phương. Tình trạng năm 2010, 2011 còn khác tình trạng năm 1990 ở những cán bộ lãnh đạo giàu có khác thường không che giấu được nữa vì lương, nguồn thu nhập bao nhiêu mọi người đều biết, tham nhũng trở nên lộ liễu, quen mắt dần. Chỗ dột đáng sợ nhất là từ trên. Có quyền, có tiền lại biến chất, lòng tham không đáy. Từ Đại hội Đảng IX tham nhũng đã là mối đe dọa đến sự tồn vong của chế độ và đến hiện nay mối đe dọa này đã quá lớn. Tham nhũng có phần do chủ quan ta gây ra. Không nhìn thẳng vào sự thật này sẽ vẫn cảm thấy không hiểu nổi tại sao Đảng và Nhà nước ta càng chống thì tham nhũng càng gia tăng. Sự thật bày ra trước mắt chúng ta, đâu có quá khó nhận ra.

Nghị quyết của Đại hội Đảng VI (1986) đã quyết định phải tách chức năng quản lý nhà nước ra khỏi chức năng hoạt động sản xuất kinh doanh. Đã có giải thích cặn kẽ rằng, đã nắm tài chính, ngân hàng nhà nước, quyết định mọi thu, chi, lại kiêm buôn bán, kinh doanh, sản xuất,vừa đá bóng vừa thổi còi, rất dễ xảy ra tham nhũng. Thế nhưng một số bộ, ngành và ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố không muốn tách. Vì vậy, cơ chế bộ chủ quản và cấp hành chính chủ quản vẫn được duy trì mặc dù Đảng và Nhà nước thường xuyên nhắc nhở phải đẩy mạnh cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước (DNNN) để xóa bỏ cơ chế chủ quản. Một số bộ và mỗi UBND tỉnh, thành phố quản lý hàng trăm DNNN, có bộ quản lý gần 5000 DNNN. Lãnh đạo mỗi bộ và mỗi UBND tỉnh, thành phố nắm giữ một số vốn hàng trăm tỷ đồng, có nơi hàng nghìn tỷ đồng cùng với khối lượng tài sản công rất lớn: cửa hàng, nhà xưởng, đất công, xe công của những DNNN dưới quyền. Cơ quan chủ quản đối với DNNN dưới quyền có nhiều đặc quyền và từ đây dẫn đến nhiều đặc lợi, trong thực chất là tham nhũng đối với lãnh đạo không liêm khiết. Mỗi bộ có DNNN dưới quyền thường là cái vòng khép kín từ A đến Z, từ quy hoạch, tư vấn, quyết định đầu tư đến đấu thầu, thi công... đều trong vòng tròn thuộc một bộ khó ai giám sát dược, kể cả Quốc hội. Một "vùng cấm” đứng trên và đứng ngoài pháp luật, trong đó một số nhóm lợi ích cấu kết với nhau tạo nên thế lực tác động đến các chính sách. Có đại biểu Quốc hội gọi đây là nơi sản sinh ra những tỷ phú có chức có quyền. Trong cái vòng khép kín ấy có nơi Đảng bộ vẫn phát triển nhưng đảng viên kết nạp phải do tỷ phú có chức quyền thông qua, phải là chỗ dựa của họ. Báo chí đã vạch rõ, trong mỗi vòng khép kín không có tham nhũng mới lạ. Tại cuộc hội thảo chống lãng phí, thất thoát trong đầu tư xây dựng cơ bản do Bộ Xây dựng tổ chức giữa năm 2004, Bà Dương Thu Hương, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế và Ngân sách Quốc hội đã nêu câu hỏi:

"Liệu chúng ta có thể xóa được hết "các vòng khép kín” không? Nếu cứ bàn thảo rầm rộ mà không làm được thì nói thật với các đồng chí tôi cũng cảm thấy xấu hổ lắm...”.
Xóa rất khó vì "cái vòng khép kín” ấy lại ở dưới cái ô "cơ chế chủ quản”. Bao nhiêu lãnh đạo ở Trung ương và địa phương giàu có, thành những tỷ phú nhờ cơ chế chủ quản. Không đếm được nhưng chắc chắn không ít. Cơ chế lỗi thời này là con đẻ của thời kỳ tập trung, quan liêu, bao cấp. Khi đổi mới Đảng đã quyết tâm xóa bỏ nhưng không sao xóa nổi, nó vẫn tồn tại đến hiện nay vì không có cơ chế nào mang lại nhiều lợi ích cho cục bộ và cá nhân bằng cơ chế chủ quản. Một số lãnh đạo kể cả cao cấp đã suy thoái về đạo đức, lối sống không phải tại địch mà chủ yếu là tại cơ chế do ta đặt ra. Còn một số chính sách, cơ chế khác đang bị cán bộ có chức quyền lợi dụng mang lại lợi ích cho cá nhân, dựa vào những sơ hở để tham nhũng một cách hợp pháp, Luật Đất đai là một ví dụ điển hình. Nông dân chỉ được sử dụng đất đang canh tác và không thể có ngược đời nào hơn là cán bộ có chức quyền ở địa phương mới là chủ sở hữu đất nông dân đang canh tác và còn có quyền thu hồi đất.

Từ bốn năm (1994 - 1997) bất ổn ở nông thôn Thái Bình đến vụ cưỡng đoạt đất đai trái phép ở Tiên Lãng (Hải Phòng) ngày 5-1-2012, trải qua 19 năm Luật Đất đai có hiệu lực, nhiều cán bộ cấp huyện, xã, có nơi cả cấp tỉnh trên cả nước đã lợi dụng những bất cập của Luật để tước đoạt, lấn chiếm, mua rẻ đất của nông dân rồi bán với giá thị trường, cao gấp nhiều lần. Những tổn thất lớn lao do cơ chế chủ quản và Luật Đất đai gây ra đã chứng minh rất cụ thể tham nhũng không chỉ do ta góp phần gây ra và còn nuôi dưỡng nó thông qua những cơ chế, chính sách, luật còn quá nhiều sơ hở nhưng không loại bỏ được, không chỉnh sửa được để tồn tại năm này qua năm khác.
Từ lâu, chống tham nhũng đã là vấn đề sống còn. Đặc biệt từ sau khi có Nghị quyết về xây dựng Đảng được thông qua tại Hội nghị Trung ương lần thứ tư vừa qua, chống tham nhũng lại càng cực kỳ cấp bách. Muốn đẩy lùi tình trạng suy thoái chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, có cả cán bộ cao cấp, trước hết phải đẩy mạnh chống tham nhũng. Cần nhấn mạnh, nếu chúng ta tiếp tục chống tham nhũng như thời gian qua thì chắc chắn không thể đẩy lùi suy thoái đạo đức, lối sống. Phải chống quyết liệt, mạnh mẽ hơn và nếu vậy cần tăng cường, củng cố Ban Chỉ đạo trung ương phòng, chống tham nhũng. Ban Chỉ đạo hiện nay kiêm nhiệm quá nhiều. Tại Hội nghị toàn quốc sơ kết 5 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 3 về "Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng chống tham nhũng”, họp ngày 7-3-2012, đồng chí Lê Hoàng Quân, Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh đã nói: "Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng và các thành viên đều hoạt động kiêm nhiệm”.

Ý kiến đề nghị Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng do Quốc hội trực tiếp chỉ đạo được nhiều người đồng tình. Ông Phan Diễn, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư trả lời báo Tuổi trẻ, đã đề nghị:

"Về mô hình Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng không nên để bên cơ quan hành pháp, vì đây là cơ quan phải điều hành hàng ngày về kinh tế - xã hội. Ví dụ như chủ tịch tỉnh tốt hay không tốt mà khi đã là người đá bóng thì không thể khách quan bằng anh thổi còi. Nếu hỏi để cơ quan này ở đâu thì theo tôi có thể để ở Quốc hội”.

Thái Duy

2.1.12

Tiểu sử Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Báo Vì Dân xin chuyển đến bạn đọc cả nước Tóm tắt tiểu sử của đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Tổng bí Thư Ban Chấp Hành TW Đảng Cộng Sản Việt Nam khóa XI.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng 
Ðồng chí Nguyễn Phú Trọng sinh ngày 14-4-1944, xuất thân trong gia đình nông dân, dân tộc Kinh. Quê quán: xã Ðông Hội, huyện Ðông Anh, thành phố Hà Nội. Nơi ở hiện nay: số 5, phố Thiền Quang, quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội.
Nghề nghiệp khi được tuyển dụng: học sinh.
Ngày được tuyển dụng làm cán bộ, công chức, viên chức: 5-12-1967.
Ngày vào Ðảng: 19-12-1967; ngày chính thức: 19-12-1968.
Trình độ được đào tạo: giáo dục phổ thông: tốt nghiệp hệ 10 năm.
Chuyên môn nghiệp vụ: Tốt nghiệp Khoa Ngữ văn, Ðại học Tổng hợp Hà Nội (hệ 4 năm).
Học hàm, học vị: Giáo sư, Tiến sĩ Chính trị học (chuyên ngành Xây dựng Ðảng).
Lý luận chính trị: Cao cấp
Ngoại ngữ: Tiếng Nga
Khen thưởng: Huy chương Kháng chiến chống Mỹ, cứu nước hạng nhất, Huy chương Vì sự nghiệp văn hóa, Huy chương Vì sự nghiệp báo chí, Huy chương Vì sự nghiệp thế hệ trẻ…
Ủy viên chính thức Trung ương Ðảng các khóa VII, VIII, IX, X.
Ủy viên Bộ chính Trị các khóa VIII, IX, X; tham gia Thường trực Bộ Chính trị (8-1999 – 4-2001).
Ðại biểu Quốc hội các khóa XI, XII.
Tóm tắt quá trình công tác
1957-1963: Học Trường phổ thông cấp II, cấp III Nguyễn Gia Thiều, Gia Lâm, Hà Nội.
1963-1967: Sinh viên Khoa Ngữ văn, Trường đại học Tổng hợp Hà Nội.
12-1967 – 7-1968: Cán bộ Phòng Tư liệu, Tạp chí Học tập (nay là Tạp chí cộng sản).
7-1968 – 8-1973: Cán bộ biên tập Ban Xây dựng Ðảng, Tạp chí Cộng sản. Ði thực tập ở huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Tây (1971); Bí thư Chi đoàn cơ quan Tạp chí Cộng sản (1969-1973).
8-1973 – 4-1976: Nghiên cứu sinh Khoa Kinh tế – Chính trị, Trường Ðảng cao cấp Nguyễn Ái Quốc (nay là Học viện Chính trị – Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh), Chi ủy viên.
5-1976 – 8-1980: Cán bộ biên tập Ban Xây dựng Ðảng, Tạp chí Cộng sản, Phó Bí thư chi bộ.
9-1980 – 8-1981: Học Nga văn tại Trường Ðảng cao cấp Nguyễn Ái Quốc.
9-1981 – 7-1983: Thực tập sinh và bảo vệ luận án Phó Tiến sĩ (nay là Tiến sĩ) Khoa Xây dựng Ðảng thuộc Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Liên Xô.
8-1983 – 2-1989: Phó Trưởng ban Xây dựng Ðảng (10-1983), Trưởng Ban Xây dựng Ðảng, Tạp chí Cộng sản (9-1987); Phó Bí thư Ðảng ủy
(7-1985 – 12-1988), Bí thư Ðảng ủy cơ quan Tạp chí Cộng sản (12-1988 -12-1991).
3-1989 – 4-1990: Ủy viên Ban Biên tập Tạp chí Cộng sản.
5-1990 – 7-1991: Phó Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản.
8-1991 – 8-1996: Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản.
1-1994 đến nay: Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Ðảng Cộng sản Việt nam các khóa VII, VIII, IX, X.
8-1996 – 2-1998: Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội, kiêm Trưởng Ban Cán sự Ðại học và trực tiếp phụ trách Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội.
12-1997 đến nay: Ủy viên Bộ chính Trị Ban Chấp hành Trung ương Ðảng Cộng sản Việt Nam các khóa VIII, IX, X.
2-1998 – 1-2000: Phụ trách công tác Tư tưởng-Văn hóa và Khoa giáo của Ðảng.
8-1999 – 4-2001: Tham gia Thường trực Bộ Chính trị.
3-1998 – 8-2006: Phó Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương (3-1998 – 11-2001); Chủ tịch Hội đồng Lý luận T.Ư, phụ trách công tác lý luận của Ðảng (11-2001 – 8-2006).
1-2000 – 6-2006: Bí thư Thành ủy Hà Nội các khóa XII, XIII, XIV.
5-2002 đến nay: Ðại biểu Quốc hội các khóa XI, XII.
6-2006 đến nay: Bí thư Ðảng đoàn Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội, Ủy viên Hội đồng Quốc phòng và An ninh.
Tại Ðại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Ðảng (tháng 1- 2011), đồng chí đã được Ban Chấp hành Trung ương Ðảng bầu làm Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Ðảng khóa XI.