Trang

Diệp Kính Thiên: Nguyễn Tấn Dũng có thắng không?

Khả năng được đề cử chức Tổng bí thư khóa 12 cho Nguyễn Tấn Dũng có thể chắc chắn. Đây mới chỉ là hiệp một. Sang hiệp hai – bầu cử Ban chấp hành Trung ương khóa 12 – mới là chủ yếu.

Anh Ba Thanh: Nguyễn Phú Trọng sẽ làm Tổng bí thư nửa nhiệm kỳ đầu khóa XII ?

Khai mạc hội nghị, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã hé lộ một chi tiết đáng lưu ý trong báo cáo đó là về đề xuất tiêu chí xem xét trường hợp "đặc biệt"

Hiển thị các bài đăng có nhãn Thượng tướng. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Thượng tướng. Hiển thị tất cả bài đăng

11.4.12

Mục đích Tổng Tham mưu trưởng Đỗ Bá Tỵ thăm Trung Quốc là gì?

Tổng Tham mưu trưởng quân đội Việt Nam thăm Trung Quốc nhằm 'tăng thiện chí và độ tin cậy chính trị' giữa quân đội hai bên trong khi các diễn biến mới ở Biển Đông đang gây căng thẳng giữa hai nước.

Chuyến thăm của Thượng tướng Đỗ Bá Tỵ, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam, được nói kéo dài từ ngày 11 đến 17/4.

Thượng tướng Đỗ Bá Tỵ dẫn đầu phái đoàn thăm Trung Quốc
Thượng tướng Đỗ Bá Tỵ dẫn đầu phái đoàn thăm Trung Quốc
Báo Quân đội Nhân dân nói chuyến đi diễn ra theo lời mời của Thượng tướng Trần Bỉnh Đức, Tổng Tham mưu trưởng Quân Giải phóng nhân dân Trung Quốc “nhằm khẳng ̣định thiện chí và góp phần tăng cường độ tin cậy về chính trị giữa nhân dân và quân đội hai nước”.

Tuy nhiên, bản tin ngắn gọn của tờ báo này không cho biết lịch trình và nội dung cụ thể.

Nỗ lực ngoại giao

Có nhận định cho rằng mặc dù là chuyến thăm định kỳ, nhưng đây có thể cho thấy nỗ lực làm giảm căng thẳng đang diễn ra vì tranh chấp Biển Đông.

Mới hôm 10/4, Trung Quốc yêu cầu Nga không hợp tác với Việt Nam trong dự án khai thác khí ở Biển Đông, không lâu sau khi có cảnh cáo tương tự với Ấn Độ.

Từ Hà Nội, nhà nghiên cứu Trung Quốc Dương Danh Dy, nguyên Tổng Lãnh sự Việt Nam tại Quảng Đông, cho rằng hình thức thăm viếng khó giải quyết tận gốc căng thẳng.

Ông nói: “Nói đến vấn đề Biển Đông, tính từ sau chuyến thăm năm ngoái của ông Nguyễn Phú Trọng, vẫn chưa thực hiện được những gì hai bên đã hứa.”

“Trung Quốc không tôn trọng những lời hứa và thỏa thuận mà hai bên đã ký,” ông Dy chỉ trích.

Tháng 10/2011, ngay ngày đầu tiên trong chuyến thăm chính thức Trung Quốc của Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng, hai bên đã ký kết Thỏa thuận những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển.

Tuy vậy, thời gian gần đây, hai nước công khai to tiếng vì những diễn biến quanh Hoàng Sa và Trường Sa.

Theo ông Dương Danh Dy, Việt Nam "cũng có những hành động khiến Trung Quốc khó chịu lắm” như loan báo việc đoàn sáu vị sư ra Trường Sa hồi tháng Ba.

Kế tiếp phải kể đến biến cố 21 ngư dân đảo Lý Sơn bị Trung Quốc bắt giữ và Trung Quốc lại vừa cho hay một tàu du lịch đã hoàn tất hành trình ba ngày khảo sát dự án du lịch ở quần đảo Hoàng Sa.

Ông Dy nói: “Ở Trung Quốc hiện nay, phái hiếu chiến hay cũng là nhóm lợi ích luôn nghĩ rằng việc chạy đua vũ trang quân sự có lợi cho họ hơn.”

Khi được hỏi về ông Trần Bỉnh Đức, Tổng Tham mưu trưởng Quân Giải phóng nhân dân Trung Quốc, ông Dương Danh Dy nhận định: “ Đã là người Trung Quốc mà ở cương vị lãnh đạo như vậy, thì dứt khoát họ phải đại diện cho lợi ích bá quyền nước lớn của Trung Quốc.”

“Chỉ có khác biệt là có người dùng biện pháp lỗ mãng như Đặng Tiểu Bình, và có người lại khôn khéo như Chu Ân Lai, nhưng họ đều cùng một ruộc.”

'Không dùng vũ lực'

Tuy hai nước đang liên tục to tiếng vì Biển Đông, ông Dy cho rằng việc dùng vũ lực không đem lại lợi ích cho nước nào.
Hai nước gần đây chỉ trích nhau vì những diễn biến quanh Hoàng Sa
Hai nước gần đây chỉ trích nhau vì những diễn biến quanh Hoàng Sa

“Việc sử dụng vũ lực ở Biển Đông không đem lại lợi ích cho bất kỳ phe phái nào.”

“Trong tình hình hiện nay, nếu xảy ra xung đột quân sự thì Trung Quốc cũng không có lợi, và thậm chí còn là quốc gia bị thiệt nhất.”

“Nếu ép quá thì Việt Nam có khả năng sẽ trở thành đồng minh với Mỹ, mà nếu điều này xảy ra thì Trung Quốc càng không có lợi,” ông Dy nhận định.

 Cũng từ Hà Nội, Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, cựu đại sứ ở Trung Quốc, nói ông "không phản đối việc gìn giữ tình hữu nghị với nhân dân Trung Quốc".

Nhưng ông nói nếu Trung Quốc "cậy mạnh mà đánh, Việt Nam sẽ đánh trả".

“Chưa chắc ưu thế quân lực, phương tiện chiến tranh hiện đại của Trung Quốc đã thắng.”

"Hải quân Việt Nam nhỏ và yếu hơn Trung Quốc, nhưng họ không thể huy động toàn bộ hải quân ra Biển Đông được," Thiếu tướng Vĩnh nói.

Trong khi đó, ông Dương Danh Dy cho rằng bối cảnh ngoại giao hiện nay thuận lợi hơn cho Việt Nam so với lần cuối cùng có chiến tranh lớn với Trung Quốc.

"Ở cuộc chiến 1979, Việt Nam không nhận được sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế và Trung Quốc coi trận đánh đó chỉ là đánh cho người ta xem."

"Nay, nếu xảy ra xung đột, Việt Nam lại ở vị trí hoàn toàn ngược lại khi nhận được sự ủng hộ từ Asean cũng như bạn bè quốc tế. Trong khi, Trung Quốc sẽ là một quốc gia đơn độc, thiếu đồng minh," ông Dy nhận xét.

BBC

2.4.12

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Công an là thanh kiếm và lá chắn bảo vệ chế độ

Nền tảng vững chắc trong công tác xây dựng lực lượng (XDLL) là nhân tố để toàn lực lượng CAND hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ bảo vệ ANCT, giữ gìn TTATXH, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nhấn mạnh như vậy trong buổi đến thăm và làm việc với Tổng cục xây dựng lực lượng Công an Nhân dân vào sáng 2-4. Cùng tham dự buổi làm việc có Thượng tướng Trần Đại Quang, Bộ trưởng Công an.

Thiếu tướng Trần Bá Thiều, Tổng cục trưởng Tổng cục xây dựng lực lượng Công an Nhân dân đã báo cáo Tổng Bí thư về tình hình và kết quả thực hiện nhiệm vụ công tác của Tổng cục Xây dựng lực lượng Công an Nhân dân từ sau Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI đến nay.

Thượng tướng Trần Đại Quang khẳng định trong thời gian tới lãnh đạo Bộ Công an đặc biệt coi trọng công tác xây dựng Đảng, xây dựng lực lượng, nêu cao tinh thần tận tụy trong công tác, vượt mọi khó khăn gian khổ, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, vì sự bình yên và hạnh phúc của nhân dân.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng của Tổng cục xây dựng lực lượng Công an Nhân dân vừa tham mưu, đề xuất, vừa tổ chức thực hiện chỉ đạo của Đảng ủy Công an Trung ương về các lĩnh vực công tác Đảng, công tác xây dựng tư tưởng chính trị, công tác cán bộ...
Các đồng chí lãnh đạo Bộ Công an đón Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Thượng tướng Trần Đại Quang
Các đồng chí lãnh đạo Bộ Công an đón Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Thượng tướng Trần Đại Quang
Bày tỏ nhất trí với báo cáo của đồng chí Tổng cục trưởng, các đồng chí lãnh đạo Tổng cục, Thượng tướng Trần Đại Quang nêu rõ xây dựng Đảng, XDLL là công tác trọng tâm, then chốt, quyết định toàn bộ công tác Công an; vì vậy, Tổng cục XDLL CAND có vị trí, vai trò rất quan trọng trong hệ thống tổ chức bộ máy của lực lượng CAND. Để hoàn thành tốt chức trách nhiệm vụ của mình, Đảng ủy, lãnh đạo Tổng cục, cấp ủy, thủ trưởng các đơn vị thuộc Tổng cục phải nhận thức rõ về vai trò, vị trí, tầm quan trọng của công tác xây dựng Đảng, XDLL; mỗi CBCS trong Tổng cục phải không ngừng nâng cao trình độ về mọi mặt, kiến thức chuyên môn nghiệp vụ, nhất là phải nắm vững các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, để kịp thời tham mưu giúp Đảng ủy CATW, lãnh đạo Bộ Công an cụ thể hóa, triển khai thực hiện trong lực lượng CAND, góp phần XDLL CAND trong sạch, vững mạnh, hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ chính trị được giao.


Tuy nhiên, trong bối cảnh tình hình khu vực và thế giới diễn biến phức tạp, tình hình trong nước gặp nhiều khó khăn, thách thức như hiện nay, yêu cầu nhiệm vụ đặt ra đối với Tổng cục xây dựng lực lượng Công an Nhân dân ngày càng nặng nề hơn, tính chất phức tạp. Lực lượng Công an Nhân dân là lực lượng nòng cốt để giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, là thanh kiếm và lá chắn để bảo vệ chế độ, bảo vệ thành quả cách mạng, bảo vệ nhân dân.

Về phương hướng nhiệm vụ sắp tới, Tổng Bí thư nhấn mạnh, lực lượng công an phải giữ vững lập trường tư tưởng, phát huy cao độ ý thức tổ chức kỷ luật, giữ gìn phẩm chất đạo đức lối sống trong sạch lành mạnh, đối với nhân dân phải kính trọng lễ phép, ứng xử có văn hóa...

(Theo TTXVN)