Trang

11.10.15

Diệp Kính Thiên: Nguyễn Tấn Dũng có thắng không?

Khả năng được đề cử chức Tổng bí thư khóa 12 cho Nguyễn Tấn Dũng có thể chắc chắn. Đây mới chỉ là hiệp một. Sang hiệp hai – bầu cử Ban chấp hành Trung ương khóa 12 – mới là chủ yếu. Sẽ có bao nhiêu người trong số 270 ủng hộ Nguyễn Tấn Dũng? 

Trước khi hội nghi Ban chấp hành Trung ương lần thứ 12 họp (5-11/10), dư luận xã hội rất quan tâm đến nội dung của kì họp này. Nhiều bài viết mang tính "công kích nhau’’ của các phe cùng những đồn đoán về kết quả: Ai sẽ được chọn ngồi vào chiếc ghế Tổng bí thư khóa XII – đã diễn ra trong thời gian qua .

Sẽ có bao nhiêu người trong số 270 ủng hộ Nguyễn Tấn Dũng?
Đến hôm nay (8.10), cuộc họp đã được nửa thời gian (3 ngày), có 3 bài viết đáng chú ý của 3 người có danh xưng GS,TS của học viện HCM dù đã về hưu vẫn làm đơn ’’kiện’’ lên Bộ Chính Trị về chuyên con gái TT Nguyễn Tấn Dũng là đảng viên lại mang quốc tịch Mỹ, hàm ý là vi phạm nguyên tắc tổ chức của đảng để hội nghị TƯ 12 có cớ trì hoãn việc đề cử TT Nguyễn Tấn Dũng. Trước hôm hội nghị TW12 khai mạc 2 ngày, cô Nguyễn Thanh Phượng đã dùng Facebook của mình đăng tải các tài liệu nhằm trực tiếp bác bỏ ý kiến của 3 ông GS kia khiến ngón đòn tập hậu – thứ ’’võ bẩn’’ hòng chơi Nguyễn Tấn Dũng – của đối thủ thất bại! Chúng ta cùng tìm hiểu khả năng chống trả, phản kích và dự kiến kết quả cuối cùng trận đấu của 2 võ sĩ hạng Vũ trên sàn đấu quyện lực Việt Nam: TT Nguyễn Tấn Dũng và Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Trước khi đi vào vấn đề chính, chúng ta thử khảo sát cái hệ thống quyền lực tối cao – Bộ Chính Trị và Ban chấp hành Trung ương:

Bộ Chính Trị

Nếu từ giữa khóa 10 (2001 – 2005) trở về trước, Bộ Chính Trị – dưới sự điều khiển của Tổng bí thư Nông Đức Mạnh còn tương đối thống nhất trên nhiều chủ trương đường lối… Càng gần cuối nhiệm kì 2 của Tổng bí thư, NĐM dường như càng gấp rút làm những việc có lợi cho TQ mà điển hình là việc đi TQ, vượt quyền TT – kí kết thỏa thuận cho TQ vào khai thác Bô xít trên Tây Nguyên. Khi trở về, việc làm đó bị nhân dân cả nước và trí thức phản đối dữ dội, đồng đội dị nghị. E ngại trước quyết định mang tính’’phục vụ Tàu’, Nguyễn Tấn Dũng’’ngầm’’ phản đối, đòi NĐM phải họp Bộ Chính Trị hợp pháp hóa hành động của mình, kết quả bản nghị quyết của’’đảng và nhà nước’’được ban hành, cho TQ vào khai thác Bô xít trên nóc nhà Đông Dương ! Bộ Chính Trị bắt đầu có sự phân hóa…

Tiếp sau đó, Nông cho các địa phương cho TQ vào thuê biển, thuê rừng, đưa dân Hán vào sinh sống trên đất Việt… Khi hết nhiệm kì, NĐM ’’truyền ngôi vua tập thể’’ cho Nguyễn Phú Trọng làm Tổng bí thư khóa 11, lúc này TQ dấn sâu thêm sự xâm lấn biển – đảo ‚” rừng của VN, Bộ Chính Trị thực sụ là nơi bùng phát những bất đồng khi ngấm ngầm, lúc lộ rõ… đến cuối năm 2012, sang 2013, Nguyễn Phú Trọng quyết định "ra tay" hạ bệ Nguyễn Tấn Dũng thông qua 2 cuộc họp Bộ Chính Trị và Ban chấp hành Trung ương(…). Mục đích không thành, Bộ Chính Trị chính thức chia thành 2 phe và Tổng bí thư mất quyền kiểm soát, đi đến các thất bại tiếp theo (…) và vai trò Tổng bí thư theo truyền thống, trước nay, các ủy viên TƯ luôn răm rắp nghe theo, lúc này đã chấm dứt! Các quyết định quan trọng phải chuyển sang cho Ban chấp hành Trung ương thảo luận, quyết định thông qua hội nghị toàn thể.

Chuyên hạ bệ Đồng Chí… X, chuyện đưa 2 ủy viên TƯ vào Bộ Chính Trị… bỏ phiếu tín nhiệm 20 chức danh (không công bố)… dù đã được Bộ Chính Trị quyết nhưng Ban chấp hành Trung ương vẫn bác bỏ, làm ngược lại là một thí dụ điển hình! Trò chơi quyền lực trên chính trường VN  đã chính thức thay đổi.

Ban chấp hành Trung ương

Dưới thời các đời Tổng bí thư trước Nông Đức Mạnh (Đỗ Mười, Nguyễn Văn Linh, Lê Duẩn, Trường Chinh), các ủy viên Ban chấp hành Trung ương thực chất chỉ là những’’Rô bốt giơ tay, gật’’, khi Tổng bí thư cần thống nhất một cách hình thức, đồng ý cho một chủ trương Tổng bí thư đưa ra, nhất thiết các ủy viên phải đồng ý, ai làm ngược quy định này phải’’bật bãi’’, thậm chí bị triệt hạ. Trần Xuân Bách, Trần Độ, Nguyên Cơ Thạch là một thí dụ cụ thể. Quy định này được các cơ quan nhà nước, quốc hội, đoàn thể triệt dể tuân theo, (…). Đến thời Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, quy định này đã không còn thích hợp và quyền lãnh đạo cao nhất – theo điều lệ đảng CSVN là Ban chấp hành Trung ương – mới được lần đầu tiên thực thi, thể hiện trong các sự kiện:

– Bộ Chính Tri quyết định kỷ luật ĐC…X, Hội nghi Ban chấp hành Trung ương bỏ phiếu bác bỏ, không kỉ luật.

– Hội nghị Bộ Chính Trị quyết định bầu bổ sung 2 uỷ viên Bộ Chính Trị. (Tổng bí thư dự kiến Nguyễn Bá Thanh, Vương Đình Huệ), Ban chấp hành Trung ương bác bỏ, bầu Nguyễn Thị Kim Ngân và Nguyễn Thiện Nhân – (2 người này Bộ Chính Trị không dự kiến).

– Hội nghi bỏ phiếu thăm dò uy tín của 20 chức danh trong Bộ Chính Trị, BBT. Tổng bí thưvà Bộ Chính Trị chủ trương giữ kín không công bố, nhưng dưới áp lực đa số, kết quả được công khai trên truyền thông…

Trước các thất bại đó, cộng với uy tín xuống thấp do trình độ, khả năng lãnh đạo yếu kém, nhất là tư duy bảo thủ cố duy trì hệ thống lý luận Mác-Lê dù chỉ còn cái vỏ mà nhân dân VN đang muốn lột bỏ, Tổng bí thư nhận thấy không còn tự tin tái ứng cử Tổng bí thư khóa 12.

Một sự đột biến chính trị xuất hiên: Muốn đảm bảo kế hoạch xoay trục chiến lược thành công, Chính phủ Hoa Kỳ thay đổi quan điểm, cái nhìn cố hữu tồn tại tư bao năm qua: Chấp nhận  các đồng minh châu Á trong thể chế không bắt buộc phải là nước không cộng sản. Tổng bí thư ĐCSVN Nguyên Phú Trọng được Hoa Kỳ mời, được đón tiếp trọng thị. Obama theo gương Đặng Tiêu Bình sẵn sàng cho bọn ’’Mèo mướp, Mèo đen’’ nhập bầy với đám’’Mèo trắng’’ cùng nhau săn bắt ’’Chuột cống – Tập’’. Chớp thời cơ’’ngàn năm có một’’, Nguyễn Phú Trọng chuyển mình vùng dậy, nhẩy vào vòng chiến với Nguyễn Tấn Dũng! Chúng ta cùng nhau để trí tưởng bay bổng về một Anh Y Tá và một Thầy Thư Lại, đang gấp rút chạy đua giành ghế.

Xét Anh Y Tá trước:

Thế mạnh của AYT rất dồi dào. Chẳng có’’hàm’’ hiếc,’’ vị’’ viếc gì cả (GS,TS, Viện trưởng…) nhưng trong đầu đầy ắp trí thông minh như của anh nông dân trong truyện’’trí khôn của tao đây’’… Giờ anh lại giầu nứt đô, đổ vách có thể gọi gió, hô mưa…

Điều quan trọng: Anh có thể  tàng hình, thoắt ẩn thoắt hiện. Khi cần hiện diện, anh có sẵn cả 2  bộ quần áo trắng hay đen, cùng mặt nạ da người, bất thình lình vung đoản kiếm tấn công công trực diện hay vu hồi đối thủ … Chưởng môn nhân các phái trong võ lâm ngầm suy tôn anh’’Vô địch thiên ha’’!

Còn Thầy Thừa Lại:

Thầy thuộc lòng kinh sử Mác-Lê. Nhờ gặp may, thầy được chọn làm minh chủ võ lâm. Nhưng tại vị không làm được gì cho đồng đạo. Tệ hại nhất, thời gian qua, thầy bị một tên đồ đệ yêu gây họa. Tên kia làm tướng nhưng lại câu kết với’’thế lực thù địch của ngoại bang’’, âm mưu thoán đoạt ngôi vua, cướp giang sơn của tổ sư gia… việc bị phát giác, tên tướng’’thoái hóa, biến chất’’, tên phản đồ trời đánh kia bị phế truất, bắt vào đại lao của hình bộ đang chờ ngày thụ hình, các tay chân, thủ hạ của Thầy cũng bị đối thủ chặt đứt hết…  Với những diễn tiến trên đây, đối thủ sẽ lấy làm tư liệu’’tống…chính trị’’, gán cho Thầy có liên đới trách nhiệm. Việc tranh ngôi của Thầy với đối thủ chắc chắn sẽ nhanh kết thúc theo chiều thất bại…

                                                                         ***

Mơ mộng một chút cho khuây khỏa, giơ chúng ta trở về thực tại. Kỳ ĐH ĐCSVN lần thứ XII này có một đặc điểm: Quyết định cho người được ứng cử, đề cử vào bộ máy lãnh đạo khoá 12 là do bộ máy lãnh đạo của khóa 11 nghiên cứu, xem xét. Sau khi rà soát, cân nhắc, danh sách đề cử, ứng cử các chức vụ sẽ đưa ra hội nghi TƯ 12, (hoặc 12a…) quyết định rồi trao cho ban trù bị đại hội đảng CSVN  khóa 12 tổ chức thực hiện…

Nếu liên tưởng tới các kì họp Ban chấp hành Trung ương các lần trược, TT Nguyễn Tấn Dũng thoát nạn… thắng lợi…mọi người đều thấy: Phe TT Nguyễn Tấn Dũng đã có gần ¾ số đại biểu bỏ phiếu ủng hộ. Lần này chắc chắn số đại biểu ủng hộ còn tăng lên vì bên quân đội khi Phùng Quang Thanh bị loại, TT lại vừa đề nghị thăng hàm cho 2 đại tướng, trực tiếp bổ nhiệm 4 thứ trưởng Bộ Quốc phòng hàm Thượng tướng. Như vậy khả năng được đề cử chức Tổng bí thư khóa 12 cho Nguyễn Tấn Dũng có thể  chắc chắn. Đây mới chỉ là hiệp một. Sang hiệp hai – bầu cử Ban chấp hành Trung ương khóa 12 – mới là chủ yếu. Sẽ có bao nhiêu người trong số 270 ủng hộ Nguyễn Tấn Dũng? Không biết được, đành chờ đợi thôi !

Đoạn đường đi tới đich của Nguyễn Tấn Dũng tuy đã được dọn dẹp nhưng vẫn đầy chông gai. Hi vọng ông về đích suôn sẻ!…

8.10.2015

Diệp Kính Thiên

(Bà Đầm Xòe) 

0 comments:

Đăng nhận xét