Trang

Diệp Kính Thiên: Nguyễn Tấn Dũng có thắng không?

Khả năng được đề cử chức Tổng bí thư khóa 12 cho Nguyễn Tấn Dũng có thể chắc chắn. Đây mới chỉ là hiệp một. Sang hiệp hai – bầu cử Ban chấp hành Trung ương khóa 12 – mới là chủ yếu.

Anh Ba Thanh: Nguyễn Phú Trọng sẽ làm Tổng bí thư nửa nhiệm kỳ đầu khóa XII ?

Khai mạc hội nghị, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã hé lộ một chi tiết đáng lưu ý trong báo cáo đó là về đề xuất tiêu chí xem xét trường hợp "đặc biệt"

Hiển thị các bài đăng có nhãn Bộ Chính trị. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Bộ Chính trị. Hiển thị tất cả bài đăng

11.10.15

Diệp Kính Thiên: Nguyễn Tấn Dũng có thắng không?

Khả năng được đề cử chức Tổng bí thư khóa 12 cho Nguyễn Tấn Dũng có thể chắc chắn. Đây mới chỉ là hiệp một. Sang hiệp hai – bầu cử Ban chấp hành Trung ương khóa 12 – mới là chủ yếu. Sẽ có bao nhiêu người trong số 270 ủng hộ Nguyễn Tấn Dũng? 

Trước khi hội nghi Ban chấp hành Trung ương lần thứ 12 họp (5-11/10), dư luận xã hội rất quan tâm đến nội dung của kì họp này. Nhiều bài viết mang tính "công kích nhau’’ của các phe cùng những đồn đoán về kết quả: Ai sẽ được chọn ngồi vào chiếc ghế Tổng bí thư khóa XII – đã diễn ra trong thời gian qua .

Sẽ có bao nhiêu người trong số 270 ủng hộ Nguyễn Tấn Dũng?

19.9.15

Hùng Vương - Thử chấm điểm Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng


Nếu ông Nguyễn Tấn Dũng làm Tổng Bí thư, có rất nhiều việc chờ ông, đòi hỏi bản lĩnh dám làm của ông. Dẹp bỏ Chủ nghĩa Mac-Lênin xa lạ, đề cao Tư tưởng Hồ Chí Minh sẽ là nhiệm vụ quan trọng nhất, và khó nhăn nhất.
Con đường quan lộ xuôn xẻ và chông gai của Thủ tướng Tấn Dũng.

10.1.15

Lê Minh Nguyên - Hội nghị Trung ương 10: Nhận Định Về Bài Diễn Văn Của TBT Nguyễn Phú Trọng

Đảng CSVN đang bị lúng túng giữa những nghịch lý mà nguyên nhân cốt lõi là vì muốn duy trì chế độ độc tài độc đảng bằng mọi giá.

Sáng ngày 5/1/2015, tại trụ sở Trung ương Đảng CSVN ở Hà Nội, trong Hội nghị trung uơng 10, TBT Nguyễn Phú Trọng phát biểu khai mạc.

MỤC ĐÍCH HỘI NGHỊ:

- thông qua các dự thảo văn kiện cho Đại hội XII
- cho ý kiến về một số báo cáo, đề án
- tiến hành lấy phiếu tín nhiệm các Uỷ viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư
- giới thiệu bổ sung quy hoạch cán bộ cấp chiến lược
- bầu bổ sung Uỷ viên Uỷ ban Kiểm tra Trung ương
- giải quyết khiếu nại kỷ luật đảng
- và một số vấn đề khác

TÓM LƯỢC BÀI DIỄN VĂN:

Về các dự thảo văn kiện trình Đại hội XII: có những chủ trương, chính sách chậm hoặc chưa vào cuộc sống, chưa phát huy được tác dụng. Về nguyên nhân của nó, cần chú ý chỉ ra những nguyên nhân chủ quan, nhất là nguyên nhân thuộc về nhận thức, tư duy (có nghĩa là không nhìn vấn đề theo chỉ đạo của Đảng).

Về báo cáo kinh tế-xã hội: rút ra bài học về sự cần thiết phải nâng cao năng lực, chất lượng phân tích, dự báo tình hình… Bộ Chính trị nhận thấy cơ bản hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội đã đề ra. Xử lý đúng đắn, kịp thời những diễn biến mới, phức tạp liên quan tới Biển Đông và quan hệ Việt Nam-Trung Quốc. Các đồng chí Bộ Chính trị, Ban Bí thư giữ gìn phẩm chất đạo đức.

Tuy nhiên, sự lãnh đạo, chỉ đạo của Bộ Chính trị, Ban Bí thư trên một số lĩnh vực có mặt còn hạn chế. Kinh tế vĩ mô chưa thật sự ổn định vững chắc; việc cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng còn chậm; kiểm soát nợ công, xử lý nợ xấu, bội chi ngân sách, tái cơ cấu các doanh nghiệp nhà nước và các tổ chức tín dụng còn nhiều khó khăn. Công tác tuyên truyền có việc, có lúc chưa theo kịp những diễn biến phức tạp của tình hình. Một số vấn đề xã hội bức xúc kéo dài chưa được giải quyết có hiệu quả, dứt điểm. Đời sống nhân dân, nhất là công nhân các khu công nghiệp, khu chế xuất chậm được cải thiện. Công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí chưa đáp ứng yêu cầu. Một số chủ trương của Đảng chậm được cụ thể hoá, chưa đi vào cuộc sống. Công tác xây dựng Đảng, nhất là việc ngăn chặn và đẩy lùi tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận cán bộ, đảng viên kết quả chưa được như mong muốn. Lãnh đạo, chỉ đạo cải cách hành chính, cải cách tư pháp có mặt chưa tiến bộ rõ rệt.

Về Đề án tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức: đến nay tổ chức bộ máy vẫn có xu hướng ngày càng phình to, biên chế tăng cao, cấp phó còn nhiều; chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức chậm được cải thiện… cần nêu cao hơn nữa quyết tâm chính trị trong việc hoàn thiện bộ máy tổ chức của hệ thống chính trị phù hợp hơn với điều kiện một đảng duy nhất cầm quyền, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa…

Về Đề án quy hoạch phát triển và quản lý báo chí: cần tạo sự thống nhất cao về sự cần thiết phải xây dựng, ban hành và triển khai thực hiện Quy hoạch phát triển và quản lý báo chí đến năm 2025… thu gọn đầu mối, điều chỉnh cơ quan chủ quản và tăng cường công tác quản lý báo chí trong tình hình mới.

Về việc lấy phiếu tín nhiệm của Trung ương đối với các đồng chí Uỷ viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư: đây là vấn đề mới và khó cho nên trong quá trình tiến hành chúng ta phải vừa làm vừa rút kinh nghiệm… việc lấy phiếu tín nhiệm đối với các đồng chí Uỷ viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư… được tiến hành lần đầu, cho nên rất hệ trọng và nhạy cảm, liên quan đến uy tín và sự lãnh đạo chung của Đảng… không để các thế lực xấu, thù địch lợi dụng chống phá.

Về việc tiếp tục xây dựng Quy hoạch cán bộ cấp chiến lược: số lượng các đồng chí được quy hoạch Ban Chấp hành Trung ương và Bộ Chính trị, Ban Bí thư hiện nay còn ít so với chỉ tiêu mà Đề án nêu ra; chất lượng cũng còn phải tiếp tục được nâng cao… việc quy hoạch cần được định kỳ rà soát, bổ sung theo tinh thần “động” và “mở”… Theo kế hoạch, từ nay đến ngày 31/1/2015, các cấp uỷ, tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị trực thuộc Trung ương sẽ hoàn thành việc rà soát, bổ sung tổng thể quy hoạch cán bộ…

NHẬN ĐỊNH:

Đảng CSVN đang bị lúng túng giữa những nghịch lý mà nguyên nhân cốt lõi là vì muốn duy trì chế độ độc tài độc đảng bằng mọi giá.

Nghịch lý giữa phát triển kinh tế-hội nhập quốc tế và định hướng xã hội chủ nghĩa. Cơ bản của phát triển kinh tế-hội nhập quốc tế là một nền kinh tế thị trường đúng nghĩa, không có bàn tay lông lá của đảng thò vào, trong đó các quy luật của thị trường tự do được áp dụng, tư nhân đóng vai trò tối quan trọng, cạnh tranh bình đẳng… trong khi định hướng xã hội chủ nghĩa cho phép đảng tiếp tục thao túng các công ty quốc doanh, hoạt động không quan tâm nhiều đến hiệu quả kinh tế, luôn thua kém khi ra đấu trường quốc tế.

Nghịch lý giữa chế độ chính trị bảo đảm và bảo vệ sự tham nhũng và nguy cơ sụp đổ chế độ do sự bất mãn của quần chúng. Ông Trọng từng nói ném chuột coi chừng bể bình hoa, cho nên người muốn ném chuột như ông Nguyễn Bá Thanh phải chuốt lấy đại nạn. Ông nói ‘nhất là việc ngăn chặn và đẩy lùi tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận cán bộ, đảng viên kết quả chưa được như mong muốn’. Điều này có nghĩa là đảng đang bị hai đại nạn cùng một lúc: đại nạn ‘tự diễn biến’ và đại nạn ‘các nhóm lợi ích’ và đảng đang bất lực.

Nghịch lý giữa hội nhập quốc tế và kiểm soát báo chí. Trong khi ông luôn nói điều chỉnh sao cho phù hợp với tình hình thực tiển, tức tự do thông tin, thì ông lại đòi ‘thu gọn đầu mối, điều chỉnh cơ quan chủ quản và tăng cường công tác quản lý báo chí’ và ‘quản lý báo chí đến năm 2025′.

Nghịch lý giữa việc đảng muốn chi phối mọi hoạt động xã hội và đảng muốn bộ máy chính quyền không được phình ra, ông than ‘đến nay tổ chức bộ máy vẫn có xu hướng ngày càng phình to’, nếu chủ trương can thiệp vào mọi sinh hoạt của dân chúng thì phình to là chuyện đương nhiên.

Nghịch lý giữa một đảng chính trị đồ sộ với trên ba triệu đảng viên và tình trạng không có nhân tài, ông nói ‘số lượng các đồng chí được quy hoạch Ban Chấp hành Trung ương và Bộ Chính trị, Ban Bí thư hiện nay còn ít so với chỉ tiêu mà Đề án nêu ra’, điều này chứng tỏ cán bộ đảng chẳng còn ai có lý tưởng mà vào đảng chính yếu là vì quyền lợi.

Nghịch lý giữa việc lấy phiếu tín nhiệm để thanh trừng nhau và sự run sợ là làm như vậy sẽ bể đảng, ông nói nó ‘rất hệ trọng và nhạy cảm, liên quan đến uy tín và sự lãnh đạo chung của Đảng… không để các thế lực xấu, thù địch lợi dụng chống phá’. Nội bộ thanh toán nhau mà các phe trong đảng lại cứ đổ thừa cho thế lực thù địch.

Nghịch lý giữa điều ông nói ‘Xử lý đúng đắn, kịp thời những diễn biến mới, phức tạp liên quan tới Biển Đông và quan hệ Việt Nam-Trung Quốc’ và thực tế thực địa là TQ đang xây phi trường quân sự dài 2 cây số ở Đá Chữ Thập, Phi Luật Tân thất thanh báo động, nhưng CSVN bình chân như vại. Đã vậy, ngài Đại Tướng Bộ Trưởng Quốc Phòng mà cũng là ứng viên tổng bí thư trong Đại Hội 12 sắp đến, ông Phùng Quang Thanh, còn tuyên bố hôm 29/12/2015 “Tôi thấy lo lắng lắm, không biết tuyên truyền thế nào, chứ từ trẻ con đến người già có xu thế ghét Trung Quốc… Tôi cho rằng, cái đó là nguy hiểm cho dân tộc”.

Ông Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng ngày 8/1/2015 bổ nhiệm 3 trung tướng: Trung tướng Nguyễn Chí Thành giữ chức Tổng cục trưởng Tổng cục An ninh, Bộ Công an. Trung tướng Trần Bá Thiều giữ chức Tổng cục trưởng Tổng cục Chính trị Công an nhân dân. Trung tướng Phan Văn Vĩnh giữ chức Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát, Bộ Công an. Một sự bổ nhiệm hơi lạ và không thấy nói có Bộ Trưởng Công An Trần Đại Quang đề nghị hay không.

Từ đây đến đại hội đảng, chỉ còn khoảng 12 tháng nữa, có thể có cuồng phong bão tố cho đảng CSVN, nhưng nếu không có động tính thì làm gì có thay đổi. Thay đổi không có nghĩa là nó đương nhiên sẽ tốt hơn, nhưng ít nhất là nó sẽ cho ra một cái gì mới. Và cái mới là cái mà đất nước Việt Nam hiện nay đang cần.


Lê Minh Nguyên 

17.4.12

Tham nhũng là đe dọa lớn nhất với đảng cầm quyền Trung Quốc


Tham nhũng là đe dọa lớn nhất với đảng cầm quyền

Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo cảnh báo đảng Cộng sản cầm quyền của Trung Quốc có thể mất quyền lực nếu không giám sát chặt chẽ hơn với các lãnh đạo cấp cao để chống tham nhũng.

Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo thúc giục các quan chức tiếp tục làm việc vì một chính phủ trong sạch. Ảnh: theglobeandmail
Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo thúc giục các quan chức tiếp tục làm việc vì một chính phủ trong sạch. Ảnh: theglobeandmail

Trong bài xã luận xuất bản trên báo Cầu thị, ông Ôn lặp lại những cảnh báo trước đây rằng, nạn tham nhũng lan tràn trong tầng lớp lãnh đạo Trung Quốc có thể khiến “cả người dân và chính quyền tới chỗ diệt vong”. Ông cho rằng, tệ nạn tham nhũng phổ biến bởi "sự tập trung quyền lực và thiếu giám sát hiệu quả".

''Chúng ta nên hiểu một cách sâu sắc rằng, tham nhũng là mối đe dọa lớn nhất với đảng cầm quyền”, Thủ tướng Trung Quốc nhấn mạnh. ''Nếu vấn đề này không được giải quyết đúng đắn, bản chất của chế độ có thể thay đổi và cả người dân cũng như chính quyền có thể bị diệt vong. Đó là phép thử vô cùng nghiêm trọng mà chúng ta phải đối mặt”.

Ông Ôn nhấn mạnh yêu cầu chống tham nhũng, giám sát tệ lộng quyền, và thúc giục các quan chức phải tiếp tục làm việc vì "một chính phủ trong sạch trong năm 2012". Ở bài xã luận có tựa đề "Thực thi quyền lực dưới ánh mặt trời", ông viết rằng tất cả các cấp chính quyền phải được giám sát bởi nhân dân, và cần có các biện pháp thanh tra, kiểm tra nghiêm ngặt hơn nữa với giới chức.

Tuyên bố của ông Ôn được đưa ra chỉ vài ngày sau khi cựu Bí thư Thành ủy Trùng Khánh Bạc Hy Lai bị đình chỉ chức vụ trong Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc.

Vợ ông Bạc Hy Lai, bà Cốc Khai Lai, đang là nghi can của một cáo buộc giết doanh nhân người Anh Neil Heywood đã làm chấn động Trung Quốc. Bản tin phát ngày 10/4 của Tân Hoa xã cho biết, ông Bạc bị đình chỉ chức vụ vì "vi phạm kỷ luật nghiêm trọng”.

Trong bài viết của mình, ông Ôn nói rằng, chính phủ nên xem xét yêu cầu các nhóm cốt cán trong đảng cung cấp thông tin cá nhân, đặc biệt đối với những người có vợ/chồng và con đã ra nước ngoài.

Trước đó, vào tháng 9 năm ngoái, tại một cuộc họp với cơ quan pháp luật, ông Ôn Gia Bảo cảnh báo sẽ chống lại việc cho phép tham nhũng lan tràn trong chính phủ: "Ở thời bình, tham nhũng là nguy cơ lớn nhất với một đảng cầm quyền. Lý do căn bản của tham nhũng là quyền lực không được giám sát và hạn chế thích hợp", ông nói.

Thủ tướng Trung Quốc tuyên bố, chính phủ sẽ đảm bảo chi tiêu ngân sách minh bạch hơn. “Chính phủ sẽ yêu cầu mọi cấp đưa ra tất cả nguồn thu chi trong báo cáo ngân sách". Ông cũng cam kết mọi thông tin chính phủ cần được công bố theo luật pháp sẽ được đưa ra nhanh chóng, chính xác và chi tiết.

Thái An (theo smh)

15.3.12

Nghị quyết của Bộ Chính trị: Xây dựng nền hành chính vì dân


Công tác cải cách hành chính của Thủ đô Hà Nội vẫn chưa đạt yêu cầu. Đó là một trong những hạn chế được chỉ ra trong báo cáo đánh giá 10 năm thực hiện Nghị quyết 15-NQ/TƯ của Bộ Chính trị (khóa VIII) giai đoạn 2001-2010. 

Nghị quyết 11-NQ/TƯ của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội giai đoạn 2011-2020 đã chỉ ra rằng, phải nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác CCHC mới góp phần hoàn thành nhiệm vụ chung của TP. Hơn lúc nào hết, đây là thời điểm để Hà Nội thể hiện sức vươn của mình trong việc xây dựng một nền hành chính dân chủ, hiện đại, vì dân.

Tiếp nhận hồ sơ, giải quyết thủ tục hành chính cho người dân tại bộ phận “một cửa” UBND phường Kim Mã. Ảnh: Bảo Lâm
Tạo bước chuyển biến mạnh mẽ

Một trong những tồn tại hiện nay của Hà Nội trong vấn đề CCHC là nhận thức và trình độ của đội ngũ cán bộ, công chức (CBCC) không đồng đều. Tính đến năm 2010, trong số 2.152 CBCC làm việc tại bộ phận "một cửa" chỉ có 664 chuyên trách, nhưng có đến 1.488 kiêm nhiệm. Theo Quyết định 84/2009/ QĐ-UBND của UBND TP về việc "Ban hành quy định thực hiện cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông trong giải quyết công việc của tổ chức, cá nhân tại các cơ quan quản lý hành chính nhà nước thuộc TP Hà Nội", chỉ có bộ phận "một cửa" của UBND cấp xã mới sử dụng cán bộ hợp đồng và cán bộ chuyên môn làm kiêm nhiệm, còn "một cửa" cấp huyện và cấp sở phải sử dụng công chức chuyên trách; song trên thực tế tại UBND cấp huyện và cấp sở còn bố trí nhiều hợp đồng lao động (cấp huyện là 29%, cấp sở là 19,4%) và CBCC làm kiêm nhiệm (cấp huyện là 19,5%, cấp sở là 26,1%). Việc UBND cấp xã còn sử dụng nhiều cán bộ hợp đồng và công chức làm kiêm nhiệm với tỷ lệ 69,1% tổng số CBCC tại "một cửa" cũng là vấn đề không thể để kéo dài. Đặc biệt, sự chênh lệch giữa cường độ làm việc của cán bộ bộ phận "một cửa" ở một số UBND cấp xã, cấp huyện và cấp sở so với một bộ phận cùng cấp là rất lớn. Những tồn tại trên có nguyên nhân cả từ phía khách quan (cơ chế bố trí sử dụng cán bộ, tính phức tạp của hồ sơ...) còn có nguyên nhân từ phía năng lực và hiệu quả làm việc của CBCC. Một số đơn vị chất lượng hồ sơ tiếp nhận không cao, do vậy cũng làm khó khăn, ảnh hưởng đến việc giải quyết của các cơ quan chuyên môn, hồ sơ phải chuyển lại bộ phận “một cửa” để yêu cầu tổ chức, công dân bổ sung, hoàn thiện lại hồ sơ theo đúng quy định. Tình hình dễ tạo kẽ hở cho các hiện tượng tiêu cực nảy sinh trong quá trình giải quyết. Phẩm chất, năng lực, trách nhiệm của một bộ phận cán bộ công chức viên chức (CBCCVC) chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ, còn biểu hiện sách nhiễu, đùn đẩy, né tránh trách nhiệm, nhất là những việc khó, phức tạp, nổi cộm. Bên cạnh đó, các vấn đề về nâng cấp trụ sở làm việc; đầu tư công nghệ thông tin (CNTT); việc tổ chức thực hiện cơ chế "một cửa liên thông" ở các lĩnh vực quản lý đầu tư, xây dựng cơ bản, GPMB, lao động, thương binh và xã hội… chưa trôi chảy.

Nghiêm túc nhìn nhận những hạn chế, khuyết điểm trong công tác CCHC thời gian qua, TP Hà Nội thừa nhận điều đó đã phần nào ảnh hưởng đến việc phát huy nguồn lực của TP để phát triển KT-XH, tạo ra những khó khăn, bức xúc đối với công dân, tổ chức, doanh nghiệp khi giao dịch với cơ quan công quyền. Vì thế, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ TP Hà Nội lần thứ XV xác định, đẩy mạnh CCHC là một trong hai khâu đột phá. Thành ủy Hà Nội đã xây dựng chương trình "Đẩy mạnh CCHC, nâng cao chất lượng phục vụ của đội ngũ CBCCVC giai đoạn 2011-2015". Theo đó, TP sẽ duy trì và nâng cao chất lượng thực hiện cơ chế "một cửa" tại tất cả các cơ quan hành chính nhà nước các cấp, từ TP tới cơ sở; 100% TTHC có liên quan đến tổ chức và cá nhân được thực hiện thông qua cơ chế "một cửa, một cửa liên thông"; đào tạo 1.000 công chức nguồn cho cơ sở; 100% CBCCVC đáp ứng đủ điều kiện, tiêu chuẩn theo vị trí chức danh; 100% các sở, ban, ngành, các cơ quan hành chính cấp huyện, cấp xã triển khai xây dựng và tổ chức thực hiện áp dụng hệ thống ISO trong quản lý hành chính nhà nước theo mô hình, quy trình thống nhất; cung cấp 100% các dịch vụ công trực tuyến mức độ 2 (tải được các mẫu đơn, hồ sơ) và hầu hết các dịch vụ công cơ bản trực tuyến tối thiểu mức độ 3 (điền và gửi trực tuyến các mẫu đơn, hồ sơ); hoàn thành kế hoạch đầu tư, nâng cấp trụ sở cấp huyện, cấp xã…

Nâng cao đạo đức công vụ

Có thể thấy, nguyên nhân của những hạn chế trong công tác CCHC thời gian qua là do vai trò quản lý, điều hành còn lỏng lẻo của lãnh đạo một số đơn vị. Thực tế đã chứng minh, ở cơ quan, đơn vị nào người đứng đầu có chuyên môn vững, thực sự có quyết tâm và chỉ đạo quyết liệt thì ở nơi ấy kết quả của công tác CCHC rõ nét, có hiệu quả thiết thực và ngược lại. Đã qua một chặng đường dài cùng cả nước thực hiện công tác CCHC và TP Hà Nội lại luôn xác định CCHC là nhiệm vụ trọng tâm, cải cách TTHC và công tác cán bộ là khâu đột phá nên đến giờ không thể để tình trạng "quan tâm chưa đúng mức về CCHC" tồn tại trong các cơ quan hành chính nhà nước các cấp.

Trong giai đoạn tới, Hà Nội xác định làm tốt hơn nữa việc phân công nhiệm vụ, xác định rõ trách nhiệm người đứng đầu và đưa CCHC là một trong những nội dung để đánh giá, bình xét thi đua. Bên cạnh đó, TP sẽ tăng cường tập huấn, kiểm tra, chấn chỉnh các đơn vị. Riêng việc kiểm tra đột xuất, năm 2012, TP sẽ đổi mới bằng cách sẽ kiểm tra một vài đơn vị xã, phường trong một quận, huyện rồi mời những người trực tiếp làm công tác CCHC của các đơn vị thuộc quận, huyện đó cùng họp để rút kinh nghiệm chung. Cách làm này sẽ nhằm tạo sự chuyển biến nhanh hơn, phù hợp với các đơn vị trên cùng một địa bàn. TP kiên quyết xử lý kịp thời, nghiêm khắc đối với các trường hợp sai phạm. Thủ trưởng cơ quan, đơn vị chịu trách nhiệm về những vi phạm trong thực thi nhiệm vụ, công vụ của CBCC thuộc phạm vi quản lý. Theo Chương trình số 08-CTr/TU của Thành ủy về "Đẩy mạnh CCHC, nâng cao trách nhiệm và chất lượng phục vụ của đội ngũ CBCCVC giai đoạn 2011-2015", TP sẽ chú trọng kiểm tra, thanh tra, giám sát trách nhiệm của đồng chí bí thư cấp ủy và người đứng đầu cơ quan, đơn vị trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, triển khai tổ chức thực hiện CCHC và trách nhiệm, thái độ phục vụ của từng CBCC thực hiện nhiệm vụ liên quan đến TTHC.

Hiện nay, Hà Nội đang tiếp tục triển khai Nghị định 63/2010/NĐ-CP của Chính phủ về kiểm soát TTHC. Trong đó có nội dung tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị của tổ chức, cá nhân về quy định hành chính của UBND, Chủ tịch UBND TP Hà Nội. Theo đó, Văn phòng UBND TP là đầu mối tiếp nhận; địa chỉ tiếp nhận là Phòng Kiểm soát TTHC (trực thuộc Văn phòng UBND TP). Với địa chỉ này, tổ chức, công dân có thể phản ánh, kiến nghị những vướng mắc trong thực hiện quy định hành chính do hành vi chậm trễ, gây phiền hà hoặc không thực hiện, thực hiện không đúng quy định hành chính của cơ quan hành chính nhà nước, của CBCC VC; sự không phù hợp của quy định hành chính với thực tế, quy định không hợp pháp và tất cả những vấn đề liên quan đến quy định hành chính. Có 3 hình thức để tổ chức, công dân phản ánh, kiến nghị là: văn bản, điện thoại và phiếu lấy ý kiến. Trên cơ sở kết quả đánh giá, phân loại phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức về quy định hành chính, lãnh đạo UBND TP có trách nhiệm ký văn bản chuyển phản ánh, kiến nghị đến các cơ quan có thẩm quyền xử lý theo đúng quy định. Đối với nội dung phản ánh, kiến nghị thuộc thẩm quyền xử lý của các cơ quan hành chính nhà nước, trong vòng không quá 15 ngày, cá nhân, tổ chức sẽ nhận được văn bản thông báo về kết quả xử lý, kết quả này cũng sẽ được báo cáo với Chủ tịch UBND TP.

Với quyết tâm cao cùng với mục tiêu và lộ trình cụ thể, TP Hà Nội đã sẵn sàng tâm thế cho công cuộc xây dựng một nền hành chính dân chủ, hiện đại, vì dân, xứng đáng với vai trò là trung tâm chính trị - hành chính quốc gia.

Hiền Chi