Trang

Diệp Kính Thiên: Nguyễn Tấn Dũng có thắng không?

Khả năng được đề cử chức Tổng bí thư khóa 12 cho Nguyễn Tấn Dũng có thể chắc chắn. Đây mới chỉ là hiệp một. Sang hiệp hai – bầu cử Ban chấp hành Trung ương khóa 12 – mới là chủ yếu.

Anh Ba Thanh: Nguyễn Phú Trọng sẽ làm Tổng bí thư nửa nhiệm kỳ đầu khóa XII ?

Khai mạc hội nghị, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã hé lộ một chi tiết đáng lưu ý trong báo cáo đó là về đề xuất tiêu chí xem xét trường hợp "đặc biệt"

Hiển thị các bài đăng có nhãn Nguyễn Thiện Nhân. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Nguyễn Thiện Nhân. Hiển thị tất cả bài đăng

11.10.15

Việt Dũng - Phương án Nhân sự trình Hội nghị trung ương 12

Ngày 11/10/2015, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương (BCHTW) Đảng CSVN lần thứ 12 - khóa 11 sẽ bế mạc, với vấn đề quan trọng nhất là chuẩn bị nhân sự cao cấp cho Đại hội Đảng lần thứ 12 vào đầu năm 2016 đã được Ban CHTW thông qua. Dưới đây là một số thông tin ghi nhận được bên lề Hội nghị Trung ương 12 từ các nguồn tin.

19.9.15

Hùng Vương - Thử chấm điểm Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng


Nếu ông Nguyễn Tấn Dũng làm Tổng Bí thư, có rất nhiều việc chờ ông, đòi hỏi bản lĩnh dám làm của ông. Dẹp bỏ Chủ nghĩa Mac-Lênin xa lạ, đề cao Tư tưởng Hồ Chí Minh sẽ là nhiệm vụ quan trọng nhất, và khó nhăn nhất.
Con đường quan lộ xuôn xẻ và chông gai của Thủ tướng Tấn Dũng.

3.4.12

Phó thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân: Việt Nam cần 10 USD để rà phá lượng bom mìn khổng lồ

Chiến tranh đã đi qua mấy chục năm, nhưng hàng ngày vẫn có nhiều người dân phải bỏ mạng oan ức vì hậu quả của chiến tranh, đó là bom mìn còn sót lại!. Báo Vì Dân mời bạn đọc tìm hiểu thêm thông tin về vấn đề này.


Phó thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân
Phó thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân
Theo Phó thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân, để giải quyết lượng bom mìn khổng lồ đang làm ô nhiễm trên 20% diện tích đất nước, Việt Nam cần nguồn kinh phí trên 10 tỷ USD.

“Để làm sạch hết bom mìn sau chiến tranh, Việt Nam cần kinh phí trên 10 tỷ USD với thời gian kéo dài hơn 100 năm, chưa kể hàng tỷ USD khác cho tái định cư và đảm bảo an sinh xã hội ở vùng bị ô nhiễm bom mìn”, Phó thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân phát biểu tối 2/4 tại Nhà hát lớn Hà Nội, trước sự có mặt của nhiều quan khách quốc tế, các đại sứ quán cũng như các nhân chứng sống của thực trạng bom mìn còn rải khắp lãnh thổ Việt Nam. Buổi giao lưu nhằm phát động, huy động nguồn lực trong và ngoài nước chung tay khắc phục hậu quả của bom mìn sau chiến tranh.
Xử lý bom mìn
Xử lý bom mìn


Cũng theo Phó thủ tướng Nhân, vấn đề đặt ra hiện nay là làm sao để nâng cao năng lực và huy động nhiều nguồn lực để tăng tốc độ rà phá bom mìn, làm sao sau vài chục năm tới cơ bản giải quyết hậu quả. “Đó là nhiệm vụ của Chính phủ và là trăn trở của hơn 80 triệu dân Việt Nam”, ông Nhân nói và nhấn mạnh thêm bom mìn, vật liệu nổ không chỉ ảnh hưởng nặng nề tới việc phát triển kinh tế – xã hội của đất nước mà còn đe dọa tính mạng người dân hàng ngày hàng giờ. Hàng năm, Việt Nam đã chi hàng nghìn tỷ đồng cho việc rà phá, cấp cứu hỗ trợ các nạn nhân…


Phó thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân: "Rà phá bom mìn là nhiệm vụ của Chính phủ và là trăn trở của hơn 80 triệu dân Việt Nam".

Nhắc đến hậu quả của bom mìn sót lại sau chiến tranh, dù đã qua đi gần 40 năm, Phó thủ tướng dẫn con số hơn 40.000 người chết (trong đó tới 30.000 trẻ em) và 60.000 người bị thương. “Chính phủ Việt Nam sẽ huy động tối đa nguồn lực để khắc phục hậu quả chiến tranh song cũng rất cần sự giúp đỡ của các nước, đặc biệt là Mỹ, để đẩy nhanh tiến độ”, Phó thủ tướng nhấn mạnh.


Cán bộ, chiến sĩ công binh Bộ CHQS tỉnh Bắc Kạn đưa quả bom tìm thấy sau chiến tranh đến vị trí hủy
Cán bộ, chiến sĩ công binh Bộ CHQS tỉnh Bắc Kạn đưa quả bom tìm thấy sau chiến tranh đến vị trí hủy




Trước đó, giao lưu tại chương trình, ông Nguyễn Thiện, Phó chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh (một trong 6 tỉnh có mật độ bom mìn dày đặc) cho biết, người dân có thể gặp bom mìn khi cuốc ruộng, đào móng nhà, làm thủy lợi, thậm chí cả khi mò hến. Tuy địa phương đã có nhiều nỗ lực trong tìm kiếm, rà phá bom mìn, song kết quả vẫn rất hạn chế.

Còn anh Hồ Văn Lữ (bản Của, xã Hưng Tân, huyện Hướng Hóa, Quảng Trị) tuy sinh ra sau chiến tranh song luôn bị ám ảnh bởi bom mìn. Anh từng tận mắt chứng kiến hai vụ tai nạn do bom mìn, vật nổ xảy ra ở địa phương khiến nhiều cháu nhỏ thiệt mạng. “Tôi chỉ mong muốn Nhà nước, các tổ chức quốc tế quan tâm rà phá hết bom mìn, làm sạch đất đai để bà con yên tâm sinh sống và canh tác”, anh Lữ chia sẻ.

Ngay trong buổi tối, 34 tổ chức trong nước đã tài trợ 7,5 tỷ đồng và 9 tổ chức quốc tế tài trợ 15 triệu USD cho Chương trình hành động quốc gia khắc phục hậu quả bom mìn sau chiến tranh. Trong đó, riêng Tổ chức viện trợ nhân dân Na Uy (NPA) ủng hộ 6,3 triệu USD.

Tháng 4/2010, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã phê duyệt chương trình hành động quốc gia về khắc phục hậu quả bom mình sau chiến tranh giai đoạn 2010-2025 (Chương trình 504) với mục tiêu huy động nguồn lực trong nước và quốc tế nhằm giảm thiểu tiến tới khắc phục hoàn toàn ảnh hưởng của bom mìn; đẩy nhanh tốc độ rà phá bom mìn.

Hiện cả nước còn khoảng 6,6 triệu ha đất (trên 21% diện tích đất nước) bị ô nhiễm bởi 800.000 tấn bom mìn các loại, chưa kể số còn sót lại trên biển. Ban chỉ đạo 504 đặt mục tiêu hoàn thành nhiệm vụ giải phóng diện tích này trong khoảng thời gian dưới 100 năm. 5 năm tới, việc rà phá, làm sạch sẽ tập trung ở 6 tỉnh có mật độ bom mìn còn sót lại nhiều nhất là Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên – Huế, Quảng Nam và Quảng Ngãi. Ngoài ra, trước năm 2015, Ban chỉ đạo cũng cần lập xong bản đồ ô nhiễm bom, mìn trên toàn quốc.

29.11.08

Nguyễn Thiện Nhân: Những câu nói ấn tượng của Bộ trưởng

Sau 4 tháng giữ cương vị Bộ trưởng với các cuộc “hành quân” liên tục vào Nam ra Bắc và đặc biệt trong hơn 200 phút “đăng đàn” Quốc hội vào hai ngày 25 và 27/11, Bộ trưởng Nguyễn Thiện Nhân không những chiếm được cảm tình của đông đảo dư luận mà còn luôn khiến mọi người bất ngờ.

Mạnh mẽ, quyết liệt, không rào đón, không né tránh - đó là phong cách phát ngôn của ông Nhân. Hầu như trong các lần diễn thuyết, Bộ trưởng Nhân đều “nói vo” và rất ít khi phải cầm theo văn bản. Ông có thể đứng nói 40-60 phút liền một mạch mà không hề bị lặp ý hay vấp váp.

Bộ trưởng Nguyễn Thiện Nhân

Một điều nổi bật khác trong phong cách phát ngôn của Bộ trưởng Nhân còn là sự thẳng thắn trong việc sử dụng ngôn từ - những ngôn từ thường được coi là phải “né” như theo luật bất thành văn của những người làm chính trị. Dù vậy, ông vẫn dùng một cách rất hợp lý và cũng rất chính xác. Chính điều này đã vừa tạo nên sự bất ngờ, vừa tạo nên sự thiện chí đặc biệt của dư luận dành cho ông Bộ trưởng Bộ GD-ĐT.

Chúng tôi xin giới thiệu một số câu nói đầy ấn tượng như vậy của Bộ trưởng Nguyễn Thiện Nhân.

- Năm 2010 là năm tôi kết thúc “kỳ thi tuyển sinh” của chính bản thân tôi với đề bài là chống tiêu cực và bệnh thành tích. (Trao đổi cùng báo chí nhân dịp khai giảng năm học 2006-2007)

- Chúng ta phải chọn con đường phát triển chất lượng giáo dục cao với chi phí thấp. (Trong Lễ phát động cuộc vận động “nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích…”, 31/7/2006)

- “Tặc lưỡi” cấp bằng cho học sinh vào đời là sai lầm! Điều này có thể ví với việc xác nhận quân nhân bắn súng tốt trong khi anh ta chưa đủ tài cầm súng. Như vậy, khi ra trận, anh ta dễ dàng bị giết đầu tiên và hậu quả không chỉ là tổn thất của cá nhân anh ta mà là tổn thất của xã hội nói chung. (Trong Lễ phát động cuộc vận động “nói không…”, 31/7/2006)
- “Từ lâu nay, trong ngành sư phạm đã tồn tại tình trạng đào tạo “bừa”!” (Phát biểu tại hội nghị đổi mới các trường Sư phạm tháng 11/2006)

Các câu nói của Bộ trưởng trong dịp trong dịp trao tặng danh hiệu Nhà giáo nhân dân, Nhà giáo ưu tú nhân dịp 20/11/2006:

- Đó là những nụ cười ra nước mắt. Khi tôi lên các vùng cao và nói chuyện với các thầy cô ở đây, lúc nói chuyện, họ hay lấy tay che miệng. Không phải để làm duyên mà để che hàm răng đen vì phải thường xuyên ăn rau đắng. Ở đó, các thầy cô cũng không có nhiều P/S hay Colgate như ở dưới miền xuôi!

- Các thầy, cô xin đừng vội nghỉ hưu. Ông cụ tôi hồi hơn 80 vẫn còn đi dạy!

- Không phải chúng ta không thấy mà là chúng ta “quên”. Các thầy cô của chúng ta hiện nay đang phải ở trong những cái gọi là “lều” công vụ chứ không phải nhà công vụ.

- Các thầy cô đừng tự ái nếu như có lúc này hay lúc khác dư luận không ủng hộ mình.

- Những người đã là GS thì làm thế nào để sớm có ngày có một PGS làm việc cạnh mình, đó là “phúc” cho ngành, cho xã hội.

- Việc đào tạo tiến sĩ của chúng ta luôn trong tình trạng “cơm chấm cơm”. “Chấm” 31 năm không sao nhưng đến thời kỳ hội nhập là không bình thường nên không thể kéo dài tình trạng này.

Tại Hội thảo Đề án xây dựng mạng lưới các trường ĐH, CĐ giai đoạn 2006-2020, tháng 11/2006:

- Khi người ta mua một cái tivi, nếu dùng một thời gian thấy nó không tốt thì người ta có thể bỏ đi và mua cái khác nhưng không ai học một trường ĐH sau 5 năm chỉ để biết nó tốt hay không tốt.

- Chúng ta phải mạnh dạn lên khi trình Chính phủ những ý tưởng của chúng ta. Chúng ta cũng phải mạnh dạn “nhắc” Chính phủ về quyền lợi cho ngành giáo dục.

- Nhà nước phải hỗ trợ theo “đầu” sinh viên của mỗi trường, không để tình trạng trường công thì được hỗ trợ, trường tư thì không như hiện nay.

- Đối với đào tạo tại chức và từ xa thì chỉ cần gióng chuông cảnh báo, việc giải quyết chưa cần cấp bách và để cho các trường có thời gian để sẵn sàng vì dù sao, tại chức cũng là “cái nồi cơm” của các trường và các trường đã có 40 đến 50% khoản thu thêm từ đó. “Siết” lại ngay thì khổ cho các trường.

- Các trường ĐH phải “đùm bọc” lẫn nhau để cùng phát triển.

Các câu nói trong phần trả lời chất vấn của Quốc hội trong hai ngày 25 và 27/11/2006:

- Dự thảo tăng lương cho giáo viên có khả thi không? Tháng 5/2007 Bộ mới “nộp bài”cho Chính phủ nên chưa thể có “đáp án” ngay được.
- Nếu hỏi tôi bao giờ mới xoá xong phòng học tranh tre nứa lá, tôi không thể trả lời được.

- Chúng tôi đã cân thử cặp của học sinh, nếu chỉ có SGK thì cặp không nặng, nhưng do học sinh còn mang theo tập vở, sách tham khảo, thậm chí cả đồ chơi nên cặp của các em rất nặng.

- Trong quá trình phát triển, ban đầu Bộ quản tất các các trường ĐH, CĐ, nhưng ở địa phương có tâm lý trường nào trực thuộc Uỷ ban thì cao hơn, oai hơn!

- Chức năng phát triển nhân tài của chúng ta trong chương trình giáo dục là chưa rõ.

- Các Giáo sư là một tài sản vô giá, không thể để “phí” đi khi các giáo sư đồng loạt về hưu.

- Hiện, tỷ lệ học sinh tiểu học đang giảm mạnh, trong khi đội ngũ giáo viên không thay đổi. Vì vậy, nếu dưới 20% học sinh ở lại lớp cũng không có vấn đề lớn lắm về giáo viên!

- 50% học sinh Hồng Công học thêm, ở Braxin là 40%, Nhật Bản 70% và Malaysia là hơn 80%. Chúng tôi đưa ra con số như vậy không phải để tự khen mình! Bản thân học thêm dạy thêm không xấu, vấn đề là động cơ người dạy.

M.M
(Tổng hợp)