Trang

Diệp Kính Thiên: Nguyễn Tấn Dũng có thắng không?

Khả năng được đề cử chức Tổng bí thư khóa 12 cho Nguyễn Tấn Dũng có thể chắc chắn. Đây mới chỉ là hiệp một. Sang hiệp hai – bầu cử Ban chấp hành Trung ương khóa 12 – mới là chủ yếu.

Anh Ba Thanh: Nguyễn Phú Trọng sẽ làm Tổng bí thư nửa nhiệm kỳ đầu khóa XII ?

Khai mạc hội nghị, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã hé lộ một chi tiết đáng lưu ý trong báo cáo đó là về đề xuất tiêu chí xem xét trường hợp "đặc biệt"

Hiển thị các bài đăng có nhãn bộ trưởng. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn bộ trưởng. Hiển thị tất cả bài đăng

5.6.12

Phát biểu của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Panetta tại Đối thoại Shangri-La, Singapore


Bộ trưởng Quốc phòng Leon Panetta: Cảm ơn John rất nhiều cho lời giới thiệu tốt đẹp đó.

Thưa quý vị, thật là một vinh dự cho tôi khi lần đầu tiên có được cơ hội tham dự hội nghị Shangri-La. Tôi muốn khen ngợi Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (IISS) về việc thúc đẩy cuộc đối thoại rất quan trọng này, cuộc thảo luận quan trọng này đang diễn ra ở đây vào cuối tuần này.

Được biết, tôi là Bộ trưởng Quốc phòng thứ ba của Mỹ có mặt tại diễn đàn này, trải qua các chính phủ từ cả hai đảng phái chính trị ở Mỹ. Tôi tin rằng, đó là một minh chứng cho tầm quan trọng của Hoa Kỳ ở những nơi năng động trong khu vực và quan trọng trên thế giới.

Trên tinh thần đó, tôi đã đến Singapore, ngay ngày đầu của một cuộc hành trình dài tám ngày đi khắp châu Á, cũng sẽ đưa tôi đến thăm Việt Nam và Ấn Độ.

Mục đích của chuyến đi này và mục đích của bài phát biểu của tôi hôm nay là để giải thích một chiến lược quốc phòng mới mà Hoa Kỳ đã đưa ra và lý do tại sao Hoa Kỳ sẽ đóng vai trò đối tác sâu rộng hơn và lâu dài hơn trong việc thúc đẩy an ninh và thịnh vượng ở khu vực châu Á -Thái Bình Dương, và làm thế nào quân đội Mỹ hỗ trợ mục tiêu đó bằng cách tái cân bằng trong khu vực này.

Kể từ khi Hoa Kỳ phát triển về phía Tây từ thế kỷ 19, chúng tôi đã là một quốc gia Thái Bình Dương. Tôi sinh ra và lớn lên tại một thị trấn ven biển ở California, thị trấn Monterey, và cả đời tôi đã trông ra biển Thái Bình Dương. Như một cộng đồng đánh cá, như là một hải cảng, đại dương là huyết mạch của nền kinh tế của chúng tôi. Và một số kỷ niệm đầu tiên của tôi khi còn là một đứa trẻ trong chiến tranh thế giới thứ II đó là xem quân đội Mỹ đi qua cộng đồng của tôi, được huấn luyện tại căn cứ quân sự Fort Ord, và họ đang trên đường đối mặt với trận chiến ở Thái Bình Dương.

Tôi nhớ sự sợ hãi đã ôm chặt cộng đồng của chúng tôi trong chiến tranh thế giới thứ II, và sau đó, chiến tranh lại bùng nổ trên bán đảo Triều Tiên. Mặc dù khoảng cách địa lý ngăn cách chúng ta, nhưng tôi luôn hiểu rằng số phận của nước Mỹ đã kết nối với khu vực này mà không có gì lay chuyển được.

Thực tế này đã dẫn dắt sự hiện diện quân sự và quan hệ đối tác của Mỹ trong khu vực này hơn sáu thập kỷ qua – một tư thế phòng thủ, cùng với quan hệ thương mại của chúng tôi, cùng với mối quan hệ ngoại giao của chúng tôi, cùng với sự hỗ trợ nước ngoài của chúng tôi, đã giúp mở ra một kỷ nguyên chưa từng có về an ninh và thịnh vượng trong nửa thế kỷ sau của thế kỷ 20.

Trong thế kỷ này, thế kỷ 21, Hoa Kỳ nhận ra rằng sự thịnh vượng và an ninh của chúng tôi phụ thuộc nhiều hơn vào khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Cuối cùng, khu vực này là quê hương của một số nước có nền kinh tế phát triển nhanh nhất thế giới, chỉ đề cập đến một vài nước như: Trung Quốc, Ấn Độ, và Indonesia. Đồng thời, khu vực châu Á-Thái Bình Dương có dân số lớn nhất thế giới, và có các quân đội lớn nhất thế giới. Chi tiêu quốc phòng ở châu Á theo dự đoán của Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (IISS), vượt qua châu Âu trong năm nay, và rõ ràng là nó sẽ tiếp tục tăng trong tương lai.

Với xu hướng này, Tổng thống Obama đã tuyên bố rằng, Hoa Kỳ sẽ đóng vai trò lớn hơn trong khu vực này trong những thập kỷ tới. Nỗ lực đó sẽ sử dụng sức mạnh trong toàn bộ chính phủ Hoa Kỳ. Chúng tôi đảm nhận vai trò này không phải với tư cách là một nước xa xôi, mà là một phần trong gia đình của các quốc gia Thái Bình Dương. Mục tiêu của chúng tôi là làm việc chặt chẽ với tất cả các nước trong khu vực này, nhằm đương đầu với những thách thức chung và thúc đẩy hòa bình, thịnh vượng và an ninh cho tất cả các nước trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương.

Đồng sự và cũng là người bạn tốt của tôi, Ngoại trưởng Hillary Clinton cũng đã phác thảo kế hoạch tái tập trung của chúng tôi vào khu vực châu Á-Thái Bình Dương, nhấn mạnh tới phần quan trọng là: ngoại giao, thương mại, và phát triển, những phần này sẽ nằm trong cam kết của chúng tôi.

Điều này cũng đúng với chính sách quốc phòng. Chúng tôi sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy quan hệ đối tác mạnh mẽ, nhằm tăng cường khả năng của các nước ở Thái Bình Dương để phòng thủ và bảo đảm an ninh cho chính họ. Tất cả các mạng lưới dịch vụ của quân đội Mỹ đang tập trung vào việc thực hiện hướng dẫn của tổng thống, để làm cho khu vực châu Á-Thái Bình Dương là ưu tiên hàng đầu. Trước khi đưa ra chi tiết những nỗ lực cụ thể, hãy để tôi cung cấp một số bối cảnh về chiến lược quốc phòng rộng lớn hơn của chúng tôi trong thế kỷ 21.

Hoa Kỳ hiện đang trong một bước ngoặt chiến lược sau một thập niên chiến tranh. Chúng tôi đã làm suy yếu đáng kể lãnh đạo al-Qaeda và khả năng tấn công các nước khác của họ. Chúng tôi đã gửi một thông điệp rất rõ ràng rằng, không nước nào có thể trốn thoát sau khi tấn công Hoa Kỳ. Nhiệm vụ quân sự của chúng tôi ở Iraq đã kết thúc và thiết lập – thiết lập một nước Iraq có thể tự giữ gìn an ninh và tự cầm quyền.

Ở Afghanistan, nơi một số nước thuộc khu vực châu Á-Thái Bình Dương đang đóng vai trò quan trọng trong liên minh quốc tế, chúng tôi đã bắt đầu quá trình chuyển đổi cho Afghanistan dẫn đầu về an ninh và để Afghanistan có thể tự giữ gìn an ninh và cầm quyền. Cuộc họp gần đây ở Chicago, NATO và hơn 50 nước đối tác đã đến với nhau để hỗ trợ kế hoạch của tướng Allen để hoàn thành mục tiêu này. Bên cạnh đó, chúng tôi đã thành công trong nỗ lực tham gia với NATO trở lại Libya, đến với người dân Libya.

Nhưng ngay cả khi chúng tôi có thể rút khỏi các cuộc chiến này với một kết thúc đầy hy vọng, chúng tôi hiện đang phải đối mặt với một loạt những thách thức phức tạp trên toàn cầu. Từ chủ nghĩa khủng bố  –  Chủ nghĩa khủng bố vẫn còn là mối đe dọa cho thế giới – từ chủ nghĩa khủng bố cho tới hành vi gây mất ổn định của Iran và Bắc Triều Tiên, từ phổ biến vũ khí hạt nhân cho tới mối đe dọa mới về tấn công trên mạng, từ tình trạng hỗn loạn tiếp tục ở Trung Đông cho tới tranh chấp lãnh thổ trong khu vực này.

Cùng lúc, Hoa Kỳ, cũng như nhiều nước khác, đang đương đầu với khoản nợ và thâm hụt lớn, đòi hỏi Bộ Quốc phòng phải cắt giảm các ngân sách gần 500 tỉ đô la, cụ thể là 487 tỉ đô la đã bị Quốc hội ra lệnh cắt giảm theo Đạo luật Kiểm soát Ngân sách trong thập kỷ tới.

Nhưng thực tế với ngân khố mới này, những thách thức mà nhiều nước đối đầu trong những ngày này, đã cho chúng tôi cơ hội để thiết kế một chiến lược quốc phòng mới cho thế kỷ 21 mà chúng tôi phải đương đầu với mối đe dọa mà chúng tôi đối mặt, lẫn việc duy trì quân đội mạnh nhất thế giới.

Chiến lược này, với quân đội Hoa Kỳ rõ ràng là nó sẽ nhỏ hơn, nó sẽ gọn nhẹ hơn, nhưng nó sẽ nhanh nhẹn và linh hoạt, triển khai nhanh chóng, và sẽ sử dụng công nghệ tiên tiến trong tương lai. Tương tự, chắc chắn là trong khi quân đội Mỹ sẽ vẫn là một lực lượng toàn cầu để giữ an ninh và ổn định, sẽ cần thiết để chúng tôi tái cân bằng trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Chúng tôi cũng sẽ duy trì sự hiện diện của chúng tôi trên toàn thế giới. Chúng tôi sẽ làm điều đó với việc triển khai luân chuyển một cách sáng tạo, nhấn mạnh việc tạo ra các mối quan hệ đối tác mới và các liên minh mới. Chúng tôi cũng sẽ đầu tư, đầu tư vào không gian mạng, đầu tư vào không gian, đầu tư vào các hệ thống không được nêu tên, đầu tư vào các hoạt động của các lực lượng đặc biệt. Chúng tôi sẽ đầu tư vào công nghệ mới nhất, và chúng tôi sẽ đầu tư vào khả năng huy động nhanh chóng, nếu cần.

Chúng tôi đã thực hiện các sự lựa chọn và chúng tôi đã thiết lập những ưu tiên, và chúng tôi đã lựa chọn đúng đắn để làm cho khu vực này trở thành khu vực ưu tiên.

Phương pháp tiếp cận của chúng tôi nhằm đạt được các mục tiêu dài hạn trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương, đó là cam kết vững chắc đối với những điểm cơ bản của các nguyên tắc chung –  các nguyên tắc thúc đẩy luật lệ quốc tế và thúc đẩy hòa bình và an ninh trong khu vực, tăng cường và mở rộng các quan hệ đối tác song phương và đa phương, tăng cường và thích ứng với sự hiện diện lâu dài của quân đội Mỹ trong khu vực này, và để thực hiện đầu tư mới cho khả năng cần thiết, nhằm phô trương sức mạnh và hoạt động ở châu Á-Thái Bình Dương.

Hãy để tôi thảo luận về các nguyên tắc chung này. Trước tiên là nguyên tắc chia sẻ mà chúng tôi tuân thủ theo là các nguyên tắc quốc tế và trật tự.

Để tôi nhấn mạnh rằng, đây không phải là một nguyên tắc mới, cam kết vững chắc của chúng tôi là thiết lập các quy tắc mà tất cả các nước tuân theo, đó là nguyên tắc mà chúng tôi tin rằng sẽ giúp hỗ trợ hòa bình và thịnh vượng trong khu vực này.

Chúng ta đang nói về điều gì đây? Những quy định này bao gồm nguyên tắc mở rộng và tự do thương mại, một trật tự quốc tế công bằng, nhấn mạnh đến quyền lợi và trách nhiệm của tất cả các nước và trung thành với các quy định của pháp luật; mở rộng việc truy cập vào tất cả các lĩnh vực trên biển, trên không, ngoài không gian, không gian mạng; và giải quyết các tranh chấp mà không phải ép buộc hoặc sử dụng vũ lực.

Ủng hộ tầm nhìn này liên quan đến việc giải quyết các tranh chấp càng nhanh càng tốt, với các nỗ lực ngoại giao. Ủng hộ những nguyên tắc này là nhiệm vụ thiết yếu của quân đội Mỹ trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương trong hơn 60 năm qua và nó sẽ là nhiệm vụ quan trọng hơn trong tương lai. Hy vọng của tôi phù hợp với những quy tắc và trật tự quốc tế, đó là cần thiết để Hoa Kỳ sẽ tham gia cùng với hơn 160 nước khác, trong việc phê chuẩn Công ước [Liên Hiệp Quốc về] Luật Biển trong năm nay.

Nguyên tắc thứ hai là một trong những mối quan hệ đối tác. Yếu tố quan trọng trong việc tiếp cận này là nỗ lực của chúng tôi để hiện đại hóa và tăng cường các quan hệ liên minh và quan hệ đối tác của chúng tôi trong khu vực này. Hoa Kỳ có các liên minh hiệp ước quan trọng với Nhật Bản, Hàn Quốc, Úc, Philippines và Thái Lan. Chúng tôi cũng có các đối tác quan trọng ở Ấn Độ, Singapore, Indonesia, và các nước khác. Và chúng tôi đang làm việc tích cực để phát triển và xây dựng quan hệ mạnh mẽ hơn với Trung Quốc.

Khi chúng tôi mở rộng quan hệ đối tác, khi chúng tôi củng cố liên minh, liên minh Mỹ – Nhật Bản sẽ vẫn là một trong những nền tảng cho an ninh và thịnh vượng trong khu vực trong thế kỷ 21. Vì lý do đó, quân đội hai nước chúng tôi được tăng cường khả năng huấn luyện và hoạt động cùng nhau, và hợp tác chặt chẽ trong các lĩnh vực như an ninh hàng hải, tình báo, giám sát, và do thám. Chúng tôi cũng đang cùng nhau phát triển khả năng công nghệ cao, gồm lá chắn phòng thủ tên lửa thế hệ kế tiếp, và khám phá các lĩnh vực hợp tác mới ngoài không gian và trong không gian mạng.

Trong vài tháng qua, chúng tôi đã tăng cường liên minh và mở rộng hơn các mục tiêu chiến lược của chúng tôi trong khu vực với một kế hoạch đã được sửa đổi, nhằm di dời lực lượng Thủy uân Lục chiến từ Okinawa đến đảo Guam. Kế hoạch này sẽ làm cho sự hiện diện của Mỹ ở Okinawa bền vững hơn về mặt chính trị, và nó sẽ giúp đảo Guam phát triển hơn nữa, như một trung tâm chiến lược của quân đội Hoa Kỳ ở Tây Thái Bình Dương, cải thiện khả năng của chúng tôi nhằm đáp ứng một loạt các dự phòng trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương.

Một trụ cột khác về an ninh châu Á-Thái Bình Dương của chúng tôi là liên minh của Mỹ với Cộng hòa Triều Tiên (ND: Hàn Quốc). Trong suốt một năm của quá trình chuyển đổi và hành động khiêu khích trên bán đảo Triều Tiên, liên minh này thì không thể thiếu, và tôi đã làm cho nó trở thành nước ưu tiên để nâng cao [mối quan hệ liên minh] trong tương lai. Cuối cùng thì, ngay cả khi Hoa Kỳ giảm bớt tổng số lực lượng lục quân trong những năm tới, trong khi chuyển tiếp trong giai đoạn năm năm, chúng tôi sẽ duy trì sự hiện diện đáng kể của quân đội Mỹ ở Hàn Quốc.

Chúng tôi cũng đang thúc đẩy việc chia sẻ các thông tin và thông tin tình báo của chúng tôi với Hàn Quốc, đứng vững để chống lại các hành động khiêu khích thù địch từ Bắc Triều Tiên trong khi chuyển đổi liên minh với khả năng mới nhằm đáp ứng những thách thức toàn cầu.

Nguyên tắc cùng chia sẻ thứ ba là sự hiện diện. Trong khi tăng cường các liên minh truyền thống trong khu vực Đông Bắc Á và duy trì sự hiện diện của chúng tôi ở đó, như một phần của nỗ lực tái cân bằng này, chúng tôi cũng tăng cường sự hiện diện trong khu vực Đông Nam Á và cả trong khu vực Ấn Độ Dương.

Một thành phần quan trọng của nỗ lực đó, là thỏa thuận đã được công bố vào mùa thu năm ngoái về sự hiện diện luân chuyển Thủy quân Lục chiến và triển khai máy bay ở miền bắc nước Úc.

Nhóm Thủy quân lục chiến đầu tiên đã đến vào tháng 4, và Lực lượng đặc nhiệm Không-Bộ binh Thủy quân Lục chiến này sẽ có khả năng triển khai nhanh chóng trên toàn khu vực châu Á-Thái Bình Dương, qua đó cho phép chúng tôi làm việc hiệu quả hơn với các đối tác ở Đông Nam Á và Ấn Độ Dương, và giải quyết những thách thức chung như thiên tai và an ninh hàng hải.

Những người lính Thủy quân Lục chiến này sẽ tiến hành hu ấn và các diễn tập trong khu vực và với Úc, củng cố một trong những liên minh quan trọng nhất của chúng tôi và xây dựng kinh nghiệm hoạt động một thập kỷ ở Afghanistan. Nói tới điều này, tôi hoan nghênh và khen ngợi tuyên bố của Úc rằng cuối năm nay họ sẽ phụ trách lãnh đạo Combined Team ở tỉnh Uruzgan, và sẽ dẫn đầu các nỗ lực an ninh của chúng ta ở đó cho đến năm 2014.

Chúng tôi cũng đang tiếp tục hợp tác hoạt động chặt chẽ hơn với Thái Lan, đồng minh lâu năm của chúng tôi. Người Thái tổ chức [tập trận] COBRA GOLD hàng năm, một cuộc tập trận quân sự đa phương mang tầm cỡ quốc tế, và năm nay chúng tôi sẽ tăng cường hợp tác chiến lược nhằm đáp ứng các thách thức trong khu vực mà chúng ta chia sẻ.

Chúng tôi cũng đang tiếp sức cho đồng minh của chúng tôi là Philippines. Tháng trước, tại Washington, lần đầu tiên tôi cùng Ngoại trưởng Clinton tham dự buổi họp “2 +2″ với những người đồng nhiệm Philippines. Cùng làm việc với nhau, lực lượng của chúng ta sẽ thành công trong việc chống lại các nhóm khủng bố. Chúng tôi cũng đang cùng nhau theo đuổi các khả năng cải tiến mà hai bên cùng có lợi, và làm việc để cải thiện sự hiện diện trên biển của Philippines. Tham mưu trưởng Liên quân [Martin] Dempsey sẽ từ đây đi đến Philippines để đẩy mạnh sự tham gia quân đội của chúng tôi.

Một sự hiện diện hữu hình khác của chúng tôi về cam kết tái cân bằng là phát triển quan hệ phòng thủ với Singapore. Khả năng của chúng tôi hoạt động với các lực lượng của Singapore và các nước khác trong khu vực sẽ gia tăng đáng kể trong những năm tới khi chúng ta thực thi việc triển khai các tàu chiến đấu ven biển tới Singapore.

Khi chúng ta đưa các liên minh và các quan hệ đối tác hiện có đi tới các hướng mới, nỗ lực tái cân bằng này cũng có tầm quan trọng đặc biệt trong việc nâng cao các quan hệ đối tác với Indonesia, Malaysia, Ấn Độ, Việt Nam và New Zealand.

Trong những ngày sắp tới, tôi sẽ đi đến Việt Nam để thúc đẩy hợp tác phòng thủ song phương, hoàn thiện bản ghi nhớ toàn diện mà hai nước chúng tôi đã ký hồi năm ngoái. (adding to )

Từ Việt Nam, tôi sẽ đi tới Ấn Độ để khẳng định sự quan tâm của chúng tôi trong việc xây dựng mối quan hệ an ninh mạnh mẽ với một đất nước mà tôi tin rằng sẽ đóng vai trò quyết định trong việc định hình an ninh và thịnh vượng trong thế kỷ 21.

Khi Hoa Kỳ tăng cường các quan hệ đối tác trong khu vực, chúng tôi cũng sẽ tìm cách gia tăng mối quan hệ rất quan trọng với Trung Quốc. Chúng tôi tin rằng Trung Quốc là chìa khóa để có thể phát triển hòa bình, thịnh vượng, và an toàn trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương trong thế kỷ 21. Và tôi đang mong sẽ sớm đến nước này theo lời mời của chính phủ Trung Quốc. Hai nước chúng tôi nhận ra rằng, mối quan hệ giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc là một trong những mối quan hệ quan trọng nhất trên thế giới. Chúng tôi ở Hoa Kỳ đã thấy rõ những thách thức, không có sự nhầm lẫn về nó, nhưng chúng tôi cũng tìm cách nắm bắt những cơ hội, có thể đến từ sự hợp tác chặt chẽ hơn và một mối quan hệ gần gũi hơn.

Cá nhân tôi cam kết xây dựng mối quan hệ lành mạnh, ổn định, đáng tin cậy, và tiếp tục mối quan hệ quân sự với quân sự giữa Mỹ với Trung Quốc. Tôi đã có cơ hội đón tiếp Phó Chủ tịch Tập Cận Bình và sau đó là Bộ trưởng Quốc phòng Lương Quang Liệt tại Lầu Năm Góc trong nỗ lực theo đuổi mục tiêu đó. Mục đích của chúng tôi là tiếp tục cải thiện sự tin tưởng chiến lược mà chúng ta phải có giữa hai nước, và để thảo luận về các phương pháp tiếp cận chung nhằm đối phó với các thách thức an ninh mà hai nước cùng đương đầu.

Chúng tôi đang làm việc với Trung Quốc để thực hiện một kế hoạch tham gia quân sự mạnh mẽ giữa hai nước trong những tháng còn lại của năm nay, và chúng tôi cũng sẽ tìm cách tăng cường quan hệ đối tác trong việc hỗ trợ nhân đạo, chống buôn lậu ma túy, và những nỗ lực chống phổ biến [vũ khí hạt nhân]. Chúng tôi cũng đã đồng ý về sự cần thiết trong việc giải quyết hành vi có trách nhiệm trên không gian mạng và ở ngoài không gian. Chúng tôi phải thiết lập và củng cố các nguyên tắc thống nhất về hành vi có trách nhiệm trong các lĩnh vực quan trọng này.

Tôi biết nhiều nước trong khu vực và trên toàn thế giới đang theo dõi rất kỹ mối quan hệ giữa Hoa Kỳ với Trung Quốc. Một số nước xem việc Hoa Kỳ tăng cường [hoạt động] ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương như là một số thách thức đối với Trung Quốc. Tôi hoàn toàn bác bỏ quan điểm đó. Nỗ lực của chúng tôi nhằm đổi mới và tăng cường sự tham gia của chúng tôi ở châu Á là hoàn toàn phù hợp với sự phát triển và tăng trưởng của Trung Quốc. Thật vậy, sự tham gia của Mỹ trong khu vực này ngày càng gia tăng, sẽ mang lại lợi ích cho Trung Quốc khi Trung Quốc thúc đẩy an ninh và thịnh vượng chung trong tương lai.

Trong bối cảnh đó, chúng tôi ủng hộ mạnh mẽ các nỗ lực mà cả Trung Quốc lẫn Đài Loan, cả hai đang cố gắng để cải thiện quan hệ eo biển trong những năm gần đây. Chúng tôi có lợi ích lâu dài đối với hòa bình và ổn định qua eo biển Đài Loan. Hoa Kỳ vẫn nhất định tuân theo chính sách một nước Trung Quốc, dựa trên ba Thông cáo và Đạo luật Quan hệ Đài Loan (*).

Trung Quốc cũng có vai trò hết sức quan trọng trong việc thúc đẩy an ninh và thịnh vượng bằng cách tôn trọng trật tự dựa trên luật lệ đã phục vụ khu vực này trong sáu thập kỷ qua. Hoa Kỳ hoan nghênh sự trỗi dậy của một nước Trung Quốc hùng mạnh và thịnh vượng, và sự thành công của Trung Quốc đóng vai trò lớn hơn trong các vấn đề toàn cầu.

Một bước tích cực khác để thúc đẩy hơn nữa trật tự dựa trên luật lệ này, đó là kiến trúc an ninh khu vực của châu Á sâu rộng hơn mà Hoa Kỳ hỗ trợ mạnh mẽ. Tháng 10 năm ngoái, tôi có cơ hội là bộ trưởng quốc phòng Mỹ đầu tiên họp mặt riêng tư với tất cả các bộ trưởng quốc phòng ASEAN tại Bali. Chúng tôi hoan nghênh Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN Mở rộng (ADMM +), đưa ra kế hoạch hành động thực sự cho hợp tác quân sự đa phương, và tôi mạnh mẽ ủng hộ quyết định của ASEAN tổ chức các cuộc thảo luận ADMM + thường xuyên hơn ở cấp bộ trưởng. Chúng tôi nghĩ rằng, đây là một bước quan trọng cho sự ổn định, phối hợp thật sự, trao đổi thông tin, và hỗ trợ giữa các quốc gia này.

Hoa Kỳ tin rằng, rất quan trọng để các tổ chức trong khu vực phát triển các quy tắc đã thoả thuận với nhau về lộ trình bảo vệ quyền lợi của tất cả các nước, tự do đi vào và mở rộng lối đi vào các vùng biển. Chúng tôi hỗ trợ nỗ lực của các nước ASEAN và Trung Quốc để phát triển quy tắc ứng xử ràng buộc, quy tắc này sẽ tạo ra một khuôn khổ dựa trên luật lệ để điều chỉnh các ứng xử của các bên ở biển Đông, gồm việc ngăn ngừa và xử lý các tranh chấp.

Xin lưu ý rằng, chúng tôi đang chú ý rất kỹ đến tình hình ở bãi cạn Scarborough trong khu vực biển Đông. Quan điểm của Mỹ thì rõ ràng và nhất quán: chúng tôi kêu gọi kiềm chế và giải quyết bằng con đường ngoại giao, chúng tôi phản đối hành động khiêu khích, chúng tôi phản đối sự ép buộc, và chúng tôi phản đối sử dụng vũ lực. Chúng tôi không đứng về bên nào trong việc tranh chấp chủ quyền lãnh thổ, nhưng chúng tôi muốn việc tranh chấp này được giải quyết một cách hòa bình và phù hợp với luật pháp quốc tế. Chúng tôi đã nói rõ quan điểm của chúng tôi với Philippines, một đồng minh hiệp ước thân cận, và chúng tôi cũng đã nói rõ những quan điểm này với Trung Quốc và các nước khác trong khu vực.

Là một cường quốc Thái Bình Dương, Hoa Kỳ có lợi ích quốc gia về tự do đi lại, phát triển kinh tế và thương mại không bị cản trở, và tôn trọng các quy định của pháp luật. Các đồng minh của chúng tôi, quan hệ đối tác của chúng tôi, và sự hiện diện lâu dài của chúng tôi trong khu vực này, tất cả đều nhằm mục đích hỗ trợ cho các mục tiêu quan trọng.

Đối với những nước lo ngại về khả năng của Mỹ trong việc duy trì sự hiện diện mạnh mẽ ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương do các áp lực tài chính mà chúng tôi phải đối mặt, hãy để tôi nói rõ. Bộ Quốc phòng có kế hoạch ngân sách 5 năm và kế hoạch chi tiết cho việc thực hiện chiến lược này, tôi chỉ phác thảo để quý vị hiểu rõ mục tiêu lâu dài của chúng tôi ở khu vực này, và [để thấy rằng] chúng tôi vẫn hội đủ trách nhiệm về tài chính.

Nguyên tắc cuối cùng – nguyên tắc chia sẻ mà tất cả chúng ta đều có, đó là thể hiện khả năng chiến đấu.

Ngân sách là vấn đề đầu tiên trong một loạt các khoản đầu tư mà chúng tôi sẽ phải duy trì và các quyết định chiến lược nhằm tăng cường khả năng quân sự của chúng tôi ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Tôi khuyến khích quý vị xem khả năng công nghệ cải tiến của chúng tôi, cũng như các con số gia tăng trong việc đánh giá đầy đủ về sự hiện diện an ninh cũng như cam kết an ninh của chúng tôi.

Chẳng hạn như trong 5 năm tới, chúng tôi sẽ loại bỏ các tàu hải quân cũ, nhưng chúng tôi sẽ thay thế bằng 40 tàu khác, có khả năng và công nghệ tiên tiến hơn. Trong vài năm tới, chúng tôi sẽ gia tăng số lượng và quy mô các cuộc tập của chúng tôi ở Thái Bình Dương. Chúng tôi cũng sẽ gia tăng các chuyến viếng thăm hải cảng và mở rộng các chuyến thăm đó tới những nơi xa xôi hơn, bao gồm cả khu vực Ấn Độ Dương quan trọng.

Và đến năm 2020, Hải quân [Hoa Kỳ] sẽ tái bố trí lực lượng hiện tại khoảng 50% ở Thái Bình Dương và 50 Đại Tây Dương thành 60% ở Thái Bình Dương và 40% ở Đại Tây Dương. Điều đó có nghĩa là, sẽ có sáu tàu sân bay trong khu vực này, cùng với đa số các tuần dương hạm, khu trục hạm, tàu chiến đấu ven biển và tàu ngầm.

Lực lượng ứng chiến tiền phương của chúng tôi là vấn đề cốt lõi trong các cam kết của chúng tôi đối với khu vực này và chúng tôi sẽ, như tôi đã nói, cho phép các lực lượng của chúng tôi sử dụng công nghệ tiên tiến hơn. Các lực lượng này cũng được hỗ trợ bởi khả năng phô trương sức mạnh quân sự nhanh chóng, nếu cần, để đáp ứng các cam kết an ninh của chúng tôi.

Vì vậy, chúng tôi đang đầu tư đặc biệt vào các loại năng lực tiềm tàng – chẳng hạn như máy bay chiến đấu tiên tiến thế hệ thứ năm, tàu ngầm loại Virginia nâng cao, chiến tranh điện tử mới, các khả năng thông tin liên lạc, và vũ khí được cải tiến chính xác – sẽ cung cấp cho các lực lượng của chúng tôi được tự do tập trận trong những khu vực mà việc lui tới chúng tôi, cũng như sự tự do hành động có thể bị đe dọa.

Chúng tôi nhận thấy, có những thách thức hoạt động ở các nơi có khoảng cách bao la trong khu vực Thái Bình Dương. Đó là lý do vì sao chúng tôi đang đầu tư loại máy bay mới để tiếp nhiên liệu trên không, máy bay ném bom mới, [máy bay] tuần tra hàng hải tiên tiến và máy bay tác chiến chống tàu ngầm.

Phối hợp các loại đầu tư này với các khả năng quân sự, chúng tôi đang phát triển khái niệm hoạt động mới, sẽ cho phép chúng tôi tận dụng tốt hơn các thế mạnh độc đáo của những loại vũ khí này, và đáp ứng kịp thời các thách thức đặc biệt về hoạt động ở châu Á-Thái Bình Dương. Trong tháng 1, Bộ [Quốc phòng] đã phát hành Mô hình Tiếp cận Hoạt động Chung (JOAC), cùng với các nỗ lực liên quan đến mô hình này như, Tác chiến Trên Không và Trên Biển, đang giúp Bộ [Quốc phòng] đáp ứng những thách thức của công nghệ đột phá và công nghệ mới, và các loại vũ khí có thể không cho phép lực lượng của chúng tôi đi vào các tuyến đường biển quan trọng, cũng như các tuyến đường giao thông quan trọng.

Sẽ phải mất nhiều năm để các mô hình này và nhiều thứ đầu tư mà tôi vừa nói chi tiết [có hiệu lực], nhưng chúng tôi đang thực hiện việc đầu tư vào những thứ đó, để các loại đầu tư và các mô hình này được [mọi người] nhận thức rõ. Không nên lầm lẫn – một cách kiên định, có cân nhắc, và kiên định, quân đội Mỹ đang tái cân bằng và đang đưa khả năng phát triển nâng cao vào trong khu vực quan trọng này.

Đầu tuần này, tôi có cơ hội phát biểu tại buổi lễ tốt nghiệp ở Học viện Hải quân Hoa Kỳ. Và ở đó tôi được hân hạnh trao bằng tốt nghiệp cho một sinh viên nước ngoài đầu tiên, tốt nghiệp với tấm bằng danh dự hàng đầu, chuẩn úy hải quân trẻ từ Singapore: Sam Tan Wei Chen.

Tôi đã nói nói lớp chuẩn úy hải quân tốt nghiệp này, rằng mục đích của thế hệ của họ là đáp ứng những thách thức và nắm bắt các cơ hội đến từ khu vực châu Á-Thái Bình Dương.

Bằng cách làm việc phối hợp với tất cả các yếu tố sức mạnh của Mỹ, tôi thực sự tin rằng những người thanh niên và thiếu nữ trẻ này sẽ có cơ hội đóng vai trò quan trọng trong việc bảo đảm một thế kỷ hòa bình và thịnh vượng cho Hoa Kỳ cũng như cho tất cả các nước trong khu vực này.

Trong dòng lịch sử, Hoa Kỳ đã chiến đấu trong các cuộc chiến, chúng tôi đã đổ máu, chúng tôi đã triển khai lực lượng nhiều lần để bảo vệ lợi ích sống còn của chúng ta ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Chúng ta nợ tất cả những người đã chiến đấu và hy sinh để xây dựng tương lai tốt đẹp hơn cho tất cả các nước trong khu vực này.

Từ lâu, Hoa Kỳ đã tham gia rất nhiều vào khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Trải qua các giai đoạn chiến tranh, các giai đoạn hòa bình, dưới sự lãnh đạo của các chính phủ đến từ đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa, trải qua sự thù hận và trải qua các mối quan hệ thân thiện ở Washington, trải qua thặng dư [ngân sách] và trải qua thâm thủng [ngân sách], chúng tôi đã có mặt ở đây vào lúc đó, chúng tôi đang ở đây bây giờ, và chúng tôi sẽ ở lại đây trong tương lai.

Xin cám ơn.

(Vỗ tay)

———-

(*) Lưu ý của BTV: Vấn đề rắc rối ở chỗ, Mỹ ủng hộ chính sách một nước Trung Quốc (One-China policy), nhưng không nói rõ là một nước TQ sẽ do chính phủ nào lãnh đạo, chính phủ Đài Loan hay Hoa Lục. Trong các văn kiện ký kết giữa Mỹ với Trung Quốc hoặc Mỹ với Đài Loan, đã cũng không nói rõ điều này.

Nguồn: U.S. Department of Defense

Bản tiếng Việt © Ba Sàm 2012

27.5.12

Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Phùng Quang Thanh tiếp Đại sứ Hoa Kỳ

Chiều 26-5, tại Trụ sở Bộ Quốc phòng, Đại tướng Phùng Quang Thanh, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, đã tiếp Ngài David Shear, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Hợp chủng quốc Hoa Kỳ tại Việt Nam.
Sau khi hai bên trao đổi tình hình ở mỗi nước, Đại tướng Phùng Quang Thanh đánh giá cao những bước phát triển trong quan hệ Việt – Mỹ thời gian qua, đặc biệt trên lĩnh vực hợp tác quốc phòng-an ninh.
Đại tướng Phùng Quang Thanh và Đại sứ Đây-vít Sia tại buổi tiếp chiều 26-5 (Ảnh: Anh Phương).

Tháng 9-2011, Bộ Quốc phòng hai nước đã ký kết Bản ghi nhớ về hợp tác quốc phòng song phương, trong đó tập trung vào 5 lĩnh vực hợp tác cụ thể là: Thiết lập các cơ chế đối thoại thường xuyên cấp cao giữa hai Bộ Quốc phòng của hai nước; an ninh hàng hải; tìm kiếm cứu nạn; hỗ trợ nhân đạo và cứu trợ thảm họa; nghiên cứu và trao đổi kinh nghiệm về hoạt động gìn giữ hòa bình của LHQ. Ngoài ra, hai bên còn đẩy mạnh trao đổi, hợp tác trên một số lĩnh vực khác như đào tạo, khắc phục hậu quả chiến tranh, rà phá bom mìn tại Việt Nam. Bộ trưởng cũng thông báo với Đại sứ David Shear về việc Việt Nam đang tiến hành công tác chuẩn bị cho chuyến thăm của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Mỹ Leon Panetta tới Việt Nam vào đầu tháng 6 tới.
Đại sứ David Shear cảm ơn Đại tướng Phùng Quang Thanh đã dành thời gian tiếp, đồng thời khẳng định rằng, Chính phủ Mỹ đánh giá cao mối quan hệ hợp tác trong lĩnh vực quốc phòng-an ninh giữa hai nước. Ông tin tưởng rằng, với việc Bộ Quốc phòng hai nước đang trong quá trình thực hiện các nội dung hợp tác trên cơ sở Bản ghi nhớ về hợp tác quốc phòng song phương, quan hệ quốc phòng-an ninh giữa Việt Nam và Mỹ sẽ tiếp tục được tăng cường trong thời gian tới.
VŨ HÙNG

25.5.12

Yêu cầu Bộ trưởng Đinh La Thăng giải trình về sự thật quá phũ phàng Vinalines

Bà Nguyễn Thị Hoài Thu – Nguyên Chủ nhiệm Ủy ban các vấn đề xã hội của Quốc hội nói: “Nếu coi Vinalines là một bệnh nhân ung thư và Quốc hội không mổ xẻ vụ này thì sẽ còn nhiều bệnh nhân ung thư nữa”.

Những ngày qua, khi những bê bối tại Vinalines đươc công bố, dư luận đã tỏ ra hết sức ngạc nhiên trước quyết định bổ nhiệm ông Dương Chí Dũng sang vị trí Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam dù lúc đó ông này đang thuộc diện bị thanh tra. Phóng viên Báo Giáo dục Việt Nam đã có cuộc trao đổi với bà Nguyễn Thị Hoài Thu – Nguyên Chủ nhiệm Ủy ban các vấn đề xã hội của Quốc hội về vấn đề này.
Bà Hoài Thu: Bộ trưởng Đinh La Thăng phải chịu trách nhiệm trong việc bổ nhiệm ông Dương Chí Dũng

"Trường hợp bổ nhiệm ông Dương Chí Dũng là việc xưa nay hiếm"

Trao đổi với phóng viên báo Giáo dục Việt Nam, bà Hoài Thu đặt câu hỏi: “Đang thanh tra cả năm nay chưa ra ngô ra khoai gì cả thì tự nhiên chẳng hiểu làm sao anh Dương Chí Dũng lại được đề bạt làm Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam từ bao giờ? Đó là một chuyện lạ, chuyện xưa nay hiếm. Gọi đây là một cú sốc thì chưa chuẩn vì chưa biết dùng từ gì thể hiện ý nghĩa trên từ sốc nữa". 

Bà Thu nói: "Với tôi, đây là một sự thật quá phũ phàng, xem thường luật pháp, xem thường người dân. Đến một người dân bình thường đi nữa thì người ta cũng thấy anh này đang có “ốm đau” gì đây, thì phải chữa cho anh ta hết bệnh rồi mới đề bạt cất nhắc chứ.

Tôi nói thiệt là việc này làm cho tâm trạng của nhiều người rất buồn. Sáng nay, tôi vô bệnh viện nghe người dân nói mà tôi muốn gục mặt xuống, dù rằng mình đi thì mình không khoe là cán bộ hưu trí nhưng người ta nhìn, người ta biết! Buồn ghê lắm!”

Bà Nguyễn Thị Hoài Thu - Nguyên Chủ nhiệm Ủy ban các vấn để xã hội của Quốc hội
Bà Hoài Thu nói tiếp: “Đây là cán bộ có trọng lượng chứ đâu phải cán bộ thường cho nên bây giờ, ai, cấp nào quản lý đối tượng đó thì cấp đó chịu trách nhiệm. Tôi không chỉ thẳng Bộ trưởng Thăng dù Bộ trưởng là người ký nhưng tham mưu Bộ trưởng không chịu trách nhiệm à? Các cơ quan làm thủ tục để đề bạt một anh từ vị trí như vậy lên Cục trưởng cũng phải có trách nhiệm trong việc này vì đâu phải là Bộ trưởng nói: “Tôi thích anh Dũng này và tôi muốn đưa lên làm Cục trưởng”. Ai tham mưu?”.

Theo bà Thu, tất nhiên người nào ký người đó phải chịu trách nhiệm cuối cùng. "Nhưng anh ký anh cũng phải hỏi chứ: “Vinalines này có ổn không? Tại sao mà đề bạt, có đang thanh tra không, có dính líu gì tới Vinashin không?”. Giống như một người bị ung thư thì phải xem nó di căn tới đâu rồi, bây giờ không đi tìm cái di căn, tự nhiên bốc một cục đưa lên và hóa ra bị ung thư thì rất không ổn.

Tôi không hiểu công tác cán bộ của ngành này kiểm tra như thế nào? Bộ trưởng Đinh La Thăng phải chịu trách nhiệm trong chuyện này. Kể cả quyết định bổ nhiệm ông Dương Chí Dũng do Thứ trưởng ký thì anh cũng phải chịu trách nhiệm. Nhưng phải truy trách nhiệm, ai tham mưu, ai đề xuất, ai làm thủ tục đề bạt. Một “dây” như vậy chứ không phải một người.

Nếu một mình anh Thăng nói: “Ừ, anh này (ông Dương Chí Dũng – PV) tài năng xuất chúng, tôi đề bạt anh này lên làm Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam. Cá nhân tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trước Ban chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị thì anh ấy phải chịu một mình”. Tôi đề nghị chúng ta phải làm rõ “ca bệnh ung thư” này mới được. Phải làm rõ để điều trị cho những “con bệnh” khác chứ “con bệnh” này đã bị “ung thư” rồi".
Giao cho ai người đó phải có tài, đức

"Nếu Quốc hội chất vấn thì anh ấy (Bộ trưởng Đinh La Thăng - PV) phải có trách nhiệm giải trình" 
Theo đề án công nghiệp hoá, hiện đại hoá của Bộ GTVT, cơ quan này đặt mục tiêu đến năm 2020 sẽ đầu tư thêm 100 ngàn tỷ đồng cho đội tàu của Tổng Cty Hàng hải Việt Nam (Vinalines). Nói về số tiền khổng lồ này, bà Hoài Thu bày tỏ sự không đồng tình: “Có lẽ người đưa ra con số đó không biết GDP của nước ta là bao nhiêu, rồi họ không biết nước Việt Nam hiện nay đang vay nợ nước ngoài chiếm bao nhiêu % GDP? Tôi nói mát vậy chứ không phải họ không biết đâu”.

Bà Hoài Thu khẳng định, cá nhân bà vốn hoàn toàn ủng hộ chủ trương công nghiệp hóa – hiện đại hóa ngành tàu biển. Bởi vì có những quốc gia không có biển thì việc mong muốn có một chiếc tàu biển là điều hết sức khó khăn. Trong khi đó Việt Nam có cả một đường bờ biển dài khoảng 3200 km và hải phận theo luật biển rộng lớn là con đường xuyên châu lục khác.

"Nhưng với một đề án đưa ra với một số tiền như thế thì chí ít họ cũng phải thấy họ có đủ năng lực để họ quản lý và sử dụng để hiện đại hóa đáp ứng được Nghị quyết của Đại hội Đảng về hiện đại hóa ngành vận tải biển không? Đừng coi hàng chục, hàng trăm nghìn tỷ đó là nõn chuối, là lá rừng.

Bây giờ Quốc hội, Chính phủ sẽ giao cho họ thậm chí hơn số tiền đó nữa với điều kiện họ phải là người có năng lực, có tài, có đức bởi vì đó là mồ hôi, xương máu của nhân dân, tài sản của quốc gia của hiện tại và tương lai. Nếu làm thất thoát cái đó là ngang với tội bán nước".

Theo bà Hoài Thu: “Bây giờ, chỉ có Bộ trưởng Bộ GTVT mới biết tại sao mình lại bổ nhiệm và ký duyệt số tiền trong đề án đó cho Vinalines thôi. Liệu anh ấy có nhìn thấy ánh sáng nào cuối đường hầm đó không? Tôi chắc chắn, người giữ cương vị đó sẽ không nhắm mắt mà ký bừa duyệt số tiền 100 nghìn tỷ đồng mà Vinalines gửi lên trong đề án đâu. Bộ trưởng tự thấy có trách nhiệm với sinh mạng chính trị của mình chứ. Luật tổ chức Chính phủ, kỷ luật Đảng có quy định rất chặt chẽ”. 

“Nhưng làm sao để cho người trong cuộc nói lên vấn đề đó thì cơ quan quản lý cán bộ cấp đó phải làm rõ chứ không thể làm ngơ để cho dư luận khó hiểu và để có thể hiểu sai về Đảng là không tốt. Không thể nôn nóng, nhưng cũng không nên rầy rà.

Và việc này xảy ra ngay trước khi Kỳ họp thứ ba Quốc hội khóa XIII bắt đầu, nếu Quốc hội chất vấn thì Bộ trưởng Đinh La Thăng phải có trách nhiệm giải trình và tôi tin là Quốc hội sẽ chất vấn vì nếu không chất vấn tôi cũng không biết là có còn việc gì để chất vấn không. Tôi chưa kể đến những vụ như gỗ sưa và sập mỏ đá, bãi đất vì Vinalines và đề án của bộ GTVT là vấn đề quản lý nhà nước. Nếu coi Vinalines là một bệnh nhân ung thư và Quốc hội không mổ xẻ vụ này thì sẽ còn nhiều bệnh nhân ung thư nữa”, bà Hoài Thu nói.

Tuệ Minh (GDVN)

Thượng viện Mỹ sẽ sớm thông qua UNCLOS?

Ngày 23-5, Thượng viện Mỹ tiến hành xem xét việc thông qua Công ước Luật biển của Liên hợp quốc (UNCLOS) 1982. Phiên điều trần diễn ra trong bối cảnh nước Mỹ đang có những điều chỉnh lớn về chính sách đối ngoại và thế giới đang chứng kiến nhiều cuộc tranh chấp chủ quyền biển đảo đáng chú ý.

Tranh luận nội bộ về UNCLOS

Là một quốc gia luôn đề cao sức mạnh của luật pháp nhưng quá trình Mỹ xem xét phê chuẩn UNCLOS chưa bao giờ diễn ra như mong đợi. Vấn đề UNCLOS đã trở thành "di sản" đối ngoại của nước Mỹ từ thời Tổng thống thứ 40 Ronal Reagan. Trải qua gần 4 đời Tổng thống Mỹ với 6 nhiệm kỳ kể từ đó, UNCLOS luôn là đề tài tranh luận giữa phía Chính quyền và Quốc hội Mỹ. Trong khi, các Tổng thống thúc giục phê chuẩn để bảo vệ lợi ích của Mỹ ở Bắc Cực cũng như nhiều nơi khác, thì Quốc hội luôn chần chừ vì lợi ích từ khai thác dầu khí ở vùng thềm lục địa và duy trì ảnh hưởng của lực lượng hải quân Mỹ với "nguyên tắc" tự do lưu thông hàng hải.
Kể từ tháng 3/2004, Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Mỹ đã ít nhất 2 lần đồng thuận thông qua một nghị quyết ủng hộ việc phê chuẩn UNCLOS. Sau đó, một số tướng lĩnh quân đội, cựu Đại sứ Mỹ tại LHQ, nhiều chỉ huy chiến dịch hải quân, và Phòng Thương mại Mỹ cũng đã ủng hộ văn bản này.
Bộ trưởng Quốc phòng Leon Panetta, Ngoại trưởng Hillary Clinton và Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân Mỹ Martin Dempsey tại phiên điều trần (từ phải qua). Ảnh: AP 
Gần đây vấn đề này càng trở nên nóng hơn khi chỉ còn ít tháng nữa sẽ đến bầu cử Tổng thống Mỹ và các cuộc tranh chấp biển đảo, trong đó có tranh chấp biển Đông, đang có những diễn biến mới phức tạp hơn, ảnh hưởng đến lợi ích chiến lược của Mỹ tại khu vực.
Công ước Luật biển hiện nay là kết quả hội nghị UNCLOS lần thứ III của Liên hợp quốc diễn ra từ năm 1973 đến năm 1982, trong đó có những quy định về các vùng biển như nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa. Công ước này có hiệu lực từ năm 1994, sau khi được quốc gia thứ 60 phê chuẩn. Mặc dù, Mỹ đã ký vào bản Công ước có 162 thành viên này nhưng điều này không phát sinh hiệu lực đối với Mỹ do chưa được Quốc hội Mỹ phê chuẩn.
Phê chuẩn: Được nhiều hơn?
Thông qua UNCLOS sẽ đảm bảo những lợi ích hàng hải cho chính nước Mỹ. Sở hữu vùng EEZ lớn hơn bất kỳ nước nào trên thế giới với các nguồn tài nguyên biển phong phú trong đó có các vùng biển giàu khoáng sản gần bờ, Mỹ có thể thúc đẩy kinh tế, tăng sản xuất năng lượng và tạo ra nhiều việc làm mới trong nước, từ đó góp phần khắc phục khủng hoảng kinh tế hiện tại.
Theo Bộ trưởng Quốc phòng Leon Panetta, việc phê chuẩn Công ước luật biển 1982 sẽ hỗ trợ nhiều ngành kinh tế chính của Mỹ như các ngành dầu mỏ, năng lượng, đóng tàu, vận tải biển,... Các ngành kinh tế này sẽ được lợi vì Công ước Luật biển 1982 cung cấp khung pháp lý hợp pháp hình thành một môi trường an ninh ổn định cho các hoạt động kinh doanh.
Chia sẻ quan điểm này, Tướng Martin Dempsey, chủ tịch Hội đồng Tham mưu Liên quân Mỹ nhận xét rằng việc phê chuẩn UNCLOS sẽ giúp Mỹ đạt được những mục tiêu chiến lược ở các khu vực như châu Á. Tại khu vực biển Đông, yêu sách "đường lười bò" của Trung Quốc không hề có tính pháp lý nếu tham chiếu các điều khoản của UNCLOS 1982. Nếu Mỹ phê chuẩn công ước này, Mỹ sẽ trở thành một bên thành viên của công ước như 5 nước tranh chấp chính ở quần đảo Trường Sa là Trung Quốc, Việt Nam, Philipines, Malaysia và Brunei (ngoài ra có có yếu tố Đài Loan). Từ đó, Mỹ sẽ có thêm một công cụ hòa bình để kiềm chế những hành động gây hấn và bảo vệ lợi ích của đồng minh Philipines ở khu vực biển Đông.
Lợi ích từ việc phê chuẩn này còn thể hiện ở chỗ Mỹ sẽ giành lại sự tín nhiệm của các nước và có tiếng nói hơn trong các vấn đề liên quan tới biển khi kêu gọi các quốc gia khác phải tuân theo các quy định của luật pháp quốc tế. Minh họa cho điều này chính là cuộc khủng hoảng hiện nay tại eo biển Hormuz. Với việc tự do lưu thông hàng hải được quy định trong UNCLOS, Mỹ sẽ có lập trường pháp lý vững vàng trong việc tự do qua lại dù Iran tuyên bố có thể đóng cửa eo biển này. Như vậy, chính sách cô lập Iran buộc nước này từ bỏ chương trình sản xuất vũ khí hạt nhân có thêm cơ sở để thành công.
Ngoại trưởng Hillary Clinton từng tuyên bố xem việc thông qua UNCLOS là ưu tiên hàng đầu về đối ngoại trong nhiệm kỳ của bà. Ngoài ra, UNCLOS cũng được Tổng thống Obama, Ủy ban Đối ngoại Thượng viện và nhiều chỉ huy hải quân Mỹ ủng hộ. Do vậy, nhiều người đã lạc quan cho rằng Thượng viện Mỹ sẽ sớm tích cực xem xét bỏ phiếu thông qua Công ước quan trọng này.
Tác giả: QUỐC KHÁNH-THẠCH HÀ (TVN)

24.5.12

TS.Lê Đăng Doanh: "Tư lệnh ngành" Đinh La Thăng nên trả lời công luận về vụ Vinalines

Trước khi Bộ trưởng Đinh La Thăng ký duyệt con số như thế thì Bộ trưởng có biết tình hình như thế này chưa, và đánh giá tình hình thực trạng của Vinalines như thế nào? Tôi giả định rằng bây giờ Chính phủ đồng ý “đổ tiền” vào Vinalines như đề án nêu thì việc đó sẽ đi đến đâu trong tình hình lỗ đầm đìa như hiện nay, rồi thì ông Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam được Bộ trưởng Đinh La Thăng bổ nhiệm đang lẩn trốn như một tên tội phạm chuyên nghiệp? 

TS Lê Đăng Doanh: Bộ trưởng Bộ GTVT Đinh La Thăng nên có lời giải thích với công luận về việc ký duyệt đề án liên quan đến 100.000 tỷ cho Vinalines
Trao đổi với Giáo dục Việt Nam về những sai phạm ở Vinalines, TS Lê Đăng Doanh nói: “Vụ Vinalines được Thanh tra Chính phủ kết luận và đưa ra công luận là một tiếng chuông báo động nữa cho tình hình quản trị doanh nghiệp có nhiều lỗ hổng và các yếu kém ở các Tổng công ty và tập đoàn kinh tế nhà nước của chúng ta.

Đó là điều hết sức đáng tiếc vì các tập đoàn và các tổng công ty được nhiều ưu cái, dược sử dụng nhiều vốn tín dụng và có nhiều ưu đãi trong việc tiếp cận các dự án về đất đai và các lĩnh vực khác. 

Trong trường hợp của Vinalines thì những sai phạm được đánh giá là rất nghiêm trọng vì đã kéo dài và đã tiếp diễn qua nhiều vụ việc đơn lẻ. Điều đó thể hiện vai trò giám sát trong nội bộ Vinalines là hoàn toàn không có hiệu lực. Thứ hai, các dự án đầu tư như kết luận của Thanh tra Chính phủ được xây dựng một cách hết sức sơ sài và thông qua một cách dễ dãi rồi thực hiện. 

Ví dụ như việc mua nhiều tàu cũ tới mức mà không thể đăng ký theo luật của Việt Nam được mà phải đăng ký dưới cờ của nước ngoài rồi sau đó bị nước ngoài bắt vì tàu quá cũ, người ta không cho vận chuyển nữa. Tất cả những việc đó không những chỉ có hại về mặt kinh tế mà nó còn xấu cả thanh danh của thương hiệu Vinalines, một doanh nghiệp Việt Nam”.

Cần phải xem xét trách nhiệm của các cơ quan quản lý liên quan trong vụ Vinalines. 
Theo ông Lê Đăng Doanh, Bộ Công an đã ra lệnh bắt và truy nã ông Dương Chí Dũng là điều hết sức cần thiết và phải làm để chứng tỏ sự nghiêm minh của pháp luật. "Nhưng rộng ra hơn, sau Vinashin, đến Vinalines, chúng ta thấy toàn bộ mô hình quản trị doanh nghiệp, trách nhiệm của người chủ sở hữu vốn nhà nước, trách nhiệm giải trình về kết quả thực hiện, cái đó đối với người chủ sở hữu đích thực là nhân dân và các cơ quan dân cử là hết sức thiếu sót và có những cái sai kéo dài mang tính hệ thống. Vì vậy đã đến lúc phải xem xét lại toàn bộ hệ thống khung pháp lý cũng như là cơ chế quản trị và giám sát của các doanh nghiệp nhà nước", ông Doanh nói.

Mong Quốc hội nâng cao vai trò giám sát

“Tôi cũng rất mong các đại biểu quốc hội sẽ nâng cao vai trò giám sát tối cao của mình, có những chất vấn đòi phải làm nghiêm túc rút ra những kết luận cần thiết. Đề án tái cấu trúc doanh nghiệp nhà nước hiện nay cần phải thực hiện hết sức mạnh mẽ và cơ bản tức là xem xét lại trên cơ sở nhìn thẳng vào thực tế, đánh giá đúng các sai phạm chứ không phải đánh giá một cách qua loa mà cho đến nay, tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước đưa ra chủ yếu là sắp xếp lại chứ không phải là có cải cách một cách cơ bản; xem xét lại về trách nhiệm, về chủ sở hữu, công khai minh bạch và việc thực hiện chế độ quản trị doanh nghiệp hiện đại”, ông Doanh bày tỏ quan điểm.

Chuyên gia Lê Đăng Doanh nói tiếp: “Những sai phạm của Vinalines diễn ra trong một thời gian dài. Nếu chúng ta có những giám sát chặt chẽ thì đã không để xảy ra hậu quả nghiêm trọng như hiện nay. Cũng cần phải đặt ra câu hỏi đối với cơ quan quản lý là Bộ GTVT là tại sao Bộ quản lý mà để sai phạm kéo dài như vậy và kéo dài qua nhiều nhiệm kỳ Chủ tịch HĐTV và Tổng giám đốc chứ có phải một nhiệm kỳ đâu? 
Chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh
Vì vậy cần phải xem xét trách nhiệm của các cơ quan quản lý liên quan trong vụ Vinalines. Các cơ quan có liên quan ở đây là Bộ GTVT, Bộ Tài chính chịu trách nhiệm về chủ sở hữu, về việc bổ nhiệm nhân sự. Tại sao ông Dương Chí Dũng có sai phạm và đang trong quá trình thanh tra như vậy lại được bổ nhiệm vào một vị trí quan trọng như vậy?

Một vấn đề nữa là tại sao ông Dương Chí Dũng biết trước để mà trốn trong khi những ngày trước đó còn đi làm việc bình thường. Đó là việc hết sức không bình thường. Phải chăng có lỗ hổng ở đâu đó? Hành vi của ông ấy (ông Dương Chí Dũng – PV) hoàn toàn là hành vi của một tên tội phạm nguy hiểm chứ một người cán bộ bình thường khi có sai phạm thì nghiêm chỉnh chịu trách nhiệm trước nhân dân? Vụ này phải xem xét trách nhiệm như thế nào vì tiền không thất thoát đi đâu cả mà nó vào túi của một số người nào đó”.

Vấn đề không nằm ở đầu tư vốn mà là tái cơ cấu
Liên quan tới con số 100.000 tỷ trong đề án Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa Bộ GTVT để hiện đại hóa đội tàu biển của Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam đến năm 2030 do bộ trưởng Đinh La Thăng ký duyệt, TS Lê Đăng Doanh nói: “Theo tôi, vấn đề hiện nay của Vinalines không phải là đầu tư vốn mà là phải tái cơ cấu lại, xem xét, đánh giá thực trạng của Vinalines như thế nào. 

Như vậy, việc đưa ra con số về đầu tư của Vinalines trong đề án được Bộ GTVT duyệt trong tháng 4/2012 vừa qua và tiếp đến là việc truy nã ông Dương Chí Dũng vì liên quan đến hàng loạt sai phạm tại tổng công ty này cho thấy 1 sự lạc hậu, và việc nắm tình hình của Bộ GTVT là 1 điều không thể giải thích được. Có lẽ Bộ GTVT nên có giải trình trước Quốc hội về việc tại sao lại có đề nghị như vậy và trách nhiệm của Bộ GTVT trong bê bối của Vinalines tới đâu và bây giờ nên làm gì. Bây giờ mà đưa ra con số đầu tư như vậy thì ai có thể chấp nhận được bây giờ. 

Bất kỳ người tỉnh táo nào cũng thấy không có bất kỳ một khả năng nào của Tổng công ty này để làm như vậy. Việc đưa ra một đề nghị trong một đề án như vậy trong khi phải chứng kiến cảnh phải đối mặt với những cáo buộc về tham nhũng thì là điều không thể giải thích được, nó không thể là một ưu điểm trong công tác quản lý của Bộ GTVT được. Tôi nghĩ Bộ trưởng Đinh La Thăng nên có lời giải thích với công luận về việc làm đó đúng trong thời điểm hiện nay. 

Trước khi Bộ trưởng Đinh La Thăng ký duyệt con số như thế thì Bộ trưởng có biết tình hình như thế này chưa, và đánh giá tình hình thực trạng của Vianlines như thế nào? Tôi giả định rằng bây giờ Chính phủ đồng ý “đổ tiền” vào Vinalines như đề án nêu thì việc đó sẽ đi đến đâu trong tình hình lỗ đầm đìa như hiện nay, rồi thì ông Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam được Bộ trưởng Đinh La Thăng bổ nhiệm đang lẩn trốn như một tên tội phạm chuyên nghiệp?

Với tuyên bố là “Tư lệnh ngành” của Bộ trưởng Đinh La Thăng thì ông Thăng nên giải thích với nhân dân về vấn đề này”. 

Tuệ Minh (GDVN)

23.5.12

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta sẽ đến Việt Nam


Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta sẽ đến Việt Nam vào đầu tháng 6 tới trong khuôn khổ chuyến công du kéo dài 1 tuần đến khu vực châu Á - Thái Bình Dương.


Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta sẽ đến Việt Nam vào đầu tháng 6 tới trong khuôn khổ chuyến công du kéo dài 1 tuần đến khu vực châu Á - Thái Bình Dương - BBC ngày 23/5 dẫn thông báo của Lầu Năm Góc cho biết.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta.
Chuyến thăm Việt Nam 2 ngày của ông Panetta diễn ra 2 năm sau chuyến thăm tương tự của người tiền nhiệm Robert Gates hồi năm 2010. Đây sẽ là lần thứ 4 một bộ trưởng Quốc phòng Mỹ tới thăm Hà Nội. 

"Mỹ có cam kết trong việc thúc đẩy mối quan hệ hợp tác quốc phòng song phương với Việt Nam dựa trên sự tin tưởng và hiểu biết lẫn nhau" - thư ký báo chí Bộ Quốc phòng Mỹ  George Little cho biết trong cuộc họp báo ngày 22/5.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta.
Đây được cho là chuyến công du đầu tiên của ông Panetta trên cương vị Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương kể từ khi Lầu Năm Góc công bố chuyển trọng tâm chiến lược sang khu vực này hồi đầu năm nay. 

Vấn đề Biển Đông sẽ lên bàn "Đối thoại Shangri-la" 

Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam tham dự diễn đàn Shangri-la

Trước khi tới Việt Nam, ông Panetta sẽ đến Singapore tham dự diễn đàn an ninh thường niên mang tên "Đối thoại Shangri-la" (diễn ra từ 1/6-3/6), nơi ông sẽ có cuộc gặp gỡ với các nhà lãnh đạo cấp cao của các nước đồng minh chủ chốt trong khu vực và sẽ có một bài diễn văn quan trọng tại hội nghị này. 

Ông Panetta dự kiến cũng sẽ có các cuộc gặp gỡ bên lề hội nghị với các nhà lãnh đạo Singapore, Nhật Bản, Hàn Quốc, Úc và một số quốc gia khác gồm Việt Nam để thống nhất lịch trình chuyến thăm Hà Nội - ông Little cho biết.

Trong khuôn khổ "Đối thoại Shangri-la", ông Panetta và các nhà lãnh đạo châu Á sẽ thảo luận về loạt các vấn đề đang thu hút sự quan tâm lớn trong khu vực như tranh chấp Biển Đông, tàu ngầm, chiến tranh mạng, máy bay không người lái và các mối đe dọa đang nổi lên.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta.
Sau Việt Nam, ông Panetta có kế hoạch tới thăm Ấn Độ 2 ngày. Thời gian chi tiết diễn ra chuyến thăm Việt Nam, Ấn Độ của ông Panetta không được tiết lộ. Nhưng theo thông báo của Bộ Quốc phòng Mỹ, lịch trình chi tiết của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ sẽ được công bố trong những ngày tới.

Nguyễn Hường (nguồn BBC/GDVN)