Trang

Diệp Kính Thiên: Nguyễn Tấn Dũng có thắng không?

Khả năng được đề cử chức Tổng bí thư khóa 12 cho Nguyễn Tấn Dũng có thể chắc chắn. Đây mới chỉ là hiệp một. Sang hiệp hai – bầu cử Ban chấp hành Trung ương khóa 12 – mới là chủ yếu.

Anh Ba Thanh: Nguyễn Phú Trọng sẽ làm Tổng bí thư nửa nhiệm kỳ đầu khóa XII ?

Khai mạc hội nghị, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã hé lộ một chi tiết đáng lưu ý trong báo cáo đó là về đề xuất tiêu chí xem xét trường hợp "đặc biệt"

Hiển thị các bài đăng có nhãn Quốc hội. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Quốc hội. Hiển thị tất cả bài đăng

25.5.12

Yêu cầu Bộ trưởng Đinh La Thăng giải trình về sự thật quá phũ phàng Vinalines

Bà Nguyễn Thị Hoài Thu – Nguyên Chủ nhiệm Ủy ban các vấn đề xã hội của Quốc hội nói: “Nếu coi Vinalines là một bệnh nhân ung thư và Quốc hội không mổ xẻ vụ này thì sẽ còn nhiều bệnh nhân ung thư nữa”.

Những ngày qua, khi những bê bối tại Vinalines đươc công bố, dư luận đã tỏ ra hết sức ngạc nhiên trước quyết định bổ nhiệm ông Dương Chí Dũng sang vị trí Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam dù lúc đó ông này đang thuộc diện bị thanh tra. Phóng viên Báo Giáo dục Việt Nam đã có cuộc trao đổi với bà Nguyễn Thị Hoài Thu – Nguyên Chủ nhiệm Ủy ban các vấn đề xã hội của Quốc hội về vấn đề này.
Bà Hoài Thu: Bộ trưởng Đinh La Thăng phải chịu trách nhiệm trong việc bổ nhiệm ông Dương Chí Dũng

"Trường hợp bổ nhiệm ông Dương Chí Dũng là việc xưa nay hiếm"

Trao đổi với phóng viên báo Giáo dục Việt Nam, bà Hoài Thu đặt câu hỏi: “Đang thanh tra cả năm nay chưa ra ngô ra khoai gì cả thì tự nhiên chẳng hiểu làm sao anh Dương Chí Dũng lại được đề bạt làm Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam từ bao giờ? Đó là một chuyện lạ, chuyện xưa nay hiếm. Gọi đây là một cú sốc thì chưa chuẩn vì chưa biết dùng từ gì thể hiện ý nghĩa trên từ sốc nữa". 

Bà Thu nói: "Với tôi, đây là một sự thật quá phũ phàng, xem thường luật pháp, xem thường người dân. Đến một người dân bình thường đi nữa thì người ta cũng thấy anh này đang có “ốm đau” gì đây, thì phải chữa cho anh ta hết bệnh rồi mới đề bạt cất nhắc chứ.

Tôi nói thiệt là việc này làm cho tâm trạng của nhiều người rất buồn. Sáng nay, tôi vô bệnh viện nghe người dân nói mà tôi muốn gục mặt xuống, dù rằng mình đi thì mình không khoe là cán bộ hưu trí nhưng người ta nhìn, người ta biết! Buồn ghê lắm!”

Bà Nguyễn Thị Hoài Thu - Nguyên Chủ nhiệm Ủy ban các vấn để xã hội của Quốc hội
Bà Hoài Thu nói tiếp: “Đây là cán bộ có trọng lượng chứ đâu phải cán bộ thường cho nên bây giờ, ai, cấp nào quản lý đối tượng đó thì cấp đó chịu trách nhiệm. Tôi không chỉ thẳng Bộ trưởng Thăng dù Bộ trưởng là người ký nhưng tham mưu Bộ trưởng không chịu trách nhiệm à? Các cơ quan làm thủ tục để đề bạt một anh từ vị trí như vậy lên Cục trưởng cũng phải có trách nhiệm trong việc này vì đâu phải là Bộ trưởng nói: “Tôi thích anh Dũng này và tôi muốn đưa lên làm Cục trưởng”. Ai tham mưu?”.

Theo bà Thu, tất nhiên người nào ký người đó phải chịu trách nhiệm cuối cùng. "Nhưng anh ký anh cũng phải hỏi chứ: “Vinalines này có ổn không? Tại sao mà đề bạt, có đang thanh tra không, có dính líu gì tới Vinashin không?”. Giống như một người bị ung thư thì phải xem nó di căn tới đâu rồi, bây giờ không đi tìm cái di căn, tự nhiên bốc một cục đưa lên và hóa ra bị ung thư thì rất không ổn.

Tôi không hiểu công tác cán bộ của ngành này kiểm tra như thế nào? Bộ trưởng Đinh La Thăng phải chịu trách nhiệm trong chuyện này. Kể cả quyết định bổ nhiệm ông Dương Chí Dũng do Thứ trưởng ký thì anh cũng phải chịu trách nhiệm. Nhưng phải truy trách nhiệm, ai tham mưu, ai đề xuất, ai làm thủ tục đề bạt. Một “dây” như vậy chứ không phải một người.

Nếu một mình anh Thăng nói: “Ừ, anh này (ông Dương Chí Dũng – PV) tài năng xuất chúng, tôi đề bạt anh này lên làm Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam. Cá nhân tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trước Ban chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị thì anh ấy phải chịu một mình”. Tôi đề nghị chúng ta phải làm rõ “ca bệnh ung thư” này mới được. Phải làm rõ để điều trị cho những “con bệnh” khác chứ “con bệnh” này đã bị “ung thư” rồi".
Giao cho ai người đó phải có tài, đức

"Nếu Quốc hội chất vấn thì anh ấy (Bộ trưởng Đinh La Thăng - PV) phải có trách nhiệm giải trình" 
Theo đề án công nghiệp hoá, hiện đại hoá của Bộ GTVT, cơ quan này đặt mục tiêu đến năm 2020 sẽ đầu tư thêm 100 ngàn tỷ đồng cho đội tàu của Tổng Cty Hàng hải Việt Nam (Vinalines). Nói về số tiền khổng lồ này, bà Hoài Thu bày tỏ sự không đồng tình: “Có lẽ người đưa ra con số đó không biết GDP của nước ta là bao nhiêu, rồi họ không biết nước Việt Nam hiện nay đang vay nợ nước ngoài chiếm bao nhiêu % GDP? Tôi nói mát vậy chứ không phải họ không biết đâu”.

Bà Hoài Thu khẳng định, cá nhân bà vốn hoàn toàn ủng hộ chủ trương công nghiệp hóa – hiện đại hóa ngành tàu biển. Bởi vì có những quốc gia không có biển thì việc mong muốn có một chiếc tàu biển là điều hết sức khó khăn. Trong khi đó Việt Nam có cả một đường bờ biển dài khoảng 3200 km và hải phận theo luật biển rộng lớn là con đường xuyên châu lục khác.

"Nhưng với một đề án đưa ra với một số tiền như thế thì chí ít họ cũng phải thấy họ có đủ năng lực để họ quản lý và sử dụng để hiện đại hóa đáp ứng được Nghị quyết của Đại hội Đảng về hiện đại hóa ngành vận tải biển không? Đừng coi hàng chục, hàng trăm nghìn tỷ đó là nõn chuối, là lá rừng.

Bây giờ Quốc hội, Chính phủ sẽ giao cho họ thậm chí hơn số tiền đó nữa với điều kiện họ phải là người có năng lực, có tài, có đức bởi vì đó là mồ hôi, xương máu của nhân dân, tài sản của quốc gia của hiện tại và tương lai. Nếu làm thất thoát cái đó là ngang với tội bán nước".

Theo bà Hoài Thu: “Bây giờ, chỉ có Bộ trưởng Bộ GTVT mới biết tại sao mình lại bổ nhiệm và ký duyệt số tiền trong đề án đó cho Vinalines thôi. Liệu anh ấy có nhìn thấy ánh sáng nào cuối đường hầm đó không? Tôi chắc chắn, người giữ cương vị đó sẽ không nhắm mắt mà ký bừa duyệt số tiền 100 nghìn tỷ đồng mà Vinalines gửi lên trong đề án đâu. Bộ trưởng tự thấy có trách nhiệm với sinh mạng chính trị của mình chứ. Luật tổ chức Chính phủ, kỷ luật Đảng có quy định rất chặt chẽ”. 

“Nhưng làm sao để cho người trong cuộc nói lên vấn đề đó thì cơ quan quản lý cán bộ cấp đó phải làm rõ chứ không thể làm ngơ để cho dư luận khó hiểu và để có thể hiểu sai về Đảng là không tốt. Không thể nôn nóng, nhưng cũng không nên rầy rà.

Và việc này xảy ra ngay trước khi Kỳ họp thứ ba Quốc hội khóa XIII bắt đầu, nếu Quốc hội chất vấn thì Bộ trưởng Đinh La Thăng phải có trách nhiệm giải trình và tôi tin là Quốc hội sẽ chất vấn vì nếu không chất vấn tôi cũng không biết là có còn việc gì để chất vấn không. Tôi chưa kể đến những vụ như gỗ sưa và sập mỏ đá, bãi đất vì Vinalines và đề án của bộ GTVT là vấn đề quản lý nhà nước. Nếu coi Vinalines là một bệnh nhân ung thư và Quốc hội không mổ xẻ vụ này thì sẽ còn nhiều bệnh nhân ung thư nữa”, bà Hoài Thu nói.

Tuệ Minh (GDVN)

19.4.12

Vì sao Tướng Thước không đồng ý gặp bà Đặng Thị Hoàng Yến?

Để trả lời, Báo Vì Dân xin gửi đến bạn đọc bài viết "Vì sao Tướng Thước không đồng ý gặp bà Đặng Thị Hoàng Yến?"

2 ngày sau khi Tướng Thước nêu ý kiến trên báo chí, bà Yến bày tỏ mong muốn được gặp và trao đổi với ông. Tuy nhiên, ông cảm thấy không cần thiết.

LTS: Ngày 18/4, tại Hà Nội, Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam đã tổ chức Hội nghị lần thứ Tám (khóa VII). Trong chương trình nghị sự, Hội nghị đã biểu quyết với 100% ý kiến tán thành kiến nghị Uỷ ban Thường vụ Quốc hội xem xét và trình Quốc hội bãi miễn tư cách Đại biểu Quốc hội đối với bà Đặng Thị Hoàng Yến. Liên quan đến việc lý lịch thiếu trung thực của bà Đặng Thị Hoàng Yến, Trung tướng Nguyễn Quốc Thước, nguyên Tư lệnh Quân khu 4, đại biểu Quốc hội khóa IX, X, XI đã có bức tâm thư gửi đến các vị lãnh đạo Đảng và Nhà nước. Để rộng đường dư luận, Giáo dục Việt Nam xin trích đăng một phần bức thư này.
Bà Đặng Thị Hoàng Yến, ĐBQH tỉnh Long An.
Bà Đặng Thị Hoàng Yến, ĐBQH tỉnh Long An. 

"Sau khi báo chí nêu vấn đề liên quan đến tiểu chuẩn Đại biểu quốc hội của bà Đặng Thị Hoàng Yến, yêu cầu Quốc hội xem xét lại tư cách  đại biểu của bà Yến, căn cứ nội dung nêu trên báo Cựu chiến binh (CCB) ngày 12/9/2009, tôi đã có thư ngỏ gửi đồng chí Chủ tịch Quốc hội và Ủy ban Thường vụ Quốc hội nói rõ quan điểm của mình về những sai trái nêu trên báo CCB. Đồng thời yêu cầu Quốc hội cần kiểm tra, xem xét, kết luận xử lý một cách nghiêm minh để bảo đảm mỗi Đại biểu Quốc hội thực sự là một thành viên mẫu mực của cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất của đất nước, cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, nâng cao niềm tin của nhân dân với Quốc hội.

Sau khi bức thư phát tán trên mạng, ngày 15/9/2011, tôi nhận được 1 tập photo đơn kiến nghị của bà Yến gửi các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước và các đại biểu Quốc hội (4 loại văn bản), trong đó có 1 bản photo về đơn viết tay xin li dị với Jimmy Trần do văn phòng bà Yến chuyển. Sau khi nghiên cứu kỹ các nội dung trong đơn kiến nghị của bà Yến, tôi thấy có nhiều điều không rõ ràng, nhất là về lai lịch, nhân thân và mối quan hệ, tôi đã có thư kiến nghị lên đồng chí Nguyễn Thị Nương - Trưởng ban công tác đại biểu của Quốc hội, đồng thời gửi lên đồng chí Chủ tịch Quốc hội (Văn phòng Quốc hội điện báo đã nhận được và đã trình Chủ tịch Quốc hội).

Tiếp đó, tôi nhận được điện của bà Yến từ TP. HCM đề nghị muốn gặp tôi sau khi từ Mỹ về. Thấy sự việc tôi đã có ý kiến lên đồng chí Chủ tịch Quốc hội và đồng chí Trưởng ban công tác đại biểu của Quốc hội, nên tôi đã trả lời là không cần thiết gặp trực tiếp vì mọi vấn đề tôi đã có ý kiến với đồng chí Chủ tịch Quốc hội rồi.
Nhân dịp sắp tới kỳ họp thứ 2 của Quốc hội, thấy vấn đề quá hệ trọng, không phải đối với 1 cá nhân, mà là vấn đề của cử tri đối với Quốc hội, nhất là sau đại hội XI của Đảng, tôi xin nêu quan điểm của tôi sau khi nghiên cứu nội dung các kiến nghị của bà Yến (không phải từ thông tin các báo đã nêu). Chắc các đại biểu Quốc hội cũng đã nghiên cứu kỹ để có chính kiến đầy trách nhiệm của mình với 87 triệu dân.
Trung tướng Nguyễn Quốc Thước, nguyên Tư lệnh Quân khu IV, nguyên ĐBQH khóa IX, X, XI.
Trung tướng Nguyễn Quốc Thước, nguyên Tư lệnh Quân khu IV, nguyên ĐBQH khóa IX, X, XI. 

Sau đây, tôi xin nêu các ý kiến, quan điểm của tôi để các đồng chí tham khảo, làm sao làm sáng tỏ được vấn đề để giữ vững niềm tin đối với Quốc hội, đại biểu Quốc hội, người mà họ gửi gắm sinh mệnh của họ và sinh mệnh của đất nước.

Thứ nhất, trong đơn, có nhiều chỗ bà Yến lập luận không được chuẩn, quy kết không hợp lý: “…đại biểu Quốc hội bị suy yếu thì dẫn đến Quốc hội suy yếu…”. Ở đây, cần đặt vấn đề là nếu để một đại biểu không đảm bảo tiêu chuẩn thì sẽ làm yếu Quốc hội, làm mất lòng dân.

Có đoạn nói, “bêu riếu con cháu cựu chiến binh, chém chết con cháu các cụ…”, thử hỏi ai chém chết con cháu cựu chiến binh? Có chăng là lực lượng chống đối đất nước, chống đối chế độ đang tìm cách làm mất uy tín các cựu chiến binh - người đã từng đổ xương máu cho chế độ, bằng mọi thủ đoạn để đạt được mục đích của chúng.

Thứ hai, trong phần lý lịch, lai lịch và nhân thân, qua thư, bà Yến có nhiều điều không rõ ràng, không chính xác, nhiều điều thể hiện trong đơn thì thấy đã vi phạm quan trọng đến tiêu chuẩn cơ bản của một vị đại biểu Quốc hội:
Theo Trưng tướng Thước, lá đơn xin ly hôn của bà Đặng Thị Hoàng Yến không đúng quy phạm pháp luật...
Theo Trưng tướng Thước, lá đơn xin ly hôn của bà Đặng Thị Hoàng Yến không đúng quy phạm pháp luật... 

Là người từng trải trong đời tư (1 đời chồng), mới sang Mỹ làm ăn 1 năm (2002), chỉ 1 năm sau (2003) đã rất nhanh gắn với một ông người Mỹ gốc Việt, chưa rõ lai lịch với nhiều ưu ái (đỡ đầu, đào tạo, cho 1,5 triệu USD - số tiền mà những doanh nhân Việt chân chính không dám mơ tưởng) rồi dễ dàng kết hôn một cách khó hiểu, rồi lại nhanh chóng ly hôn (2006).

Một chuỗi sự việc này ẩn ý đằng sau nhiều vấn đề mập mờ, mà lai lịch một vị đại biểu Quốc hội như vậy là không thể chấp nhận được. Về mối quan hệ làm ăn, không hiểu một phụ nữ Việt Nam sang Mỹ làm ăn 1 thời gian ngắn, được thế lực nào đỡ đầu, mà chỉ trong 2, 3 năm sau đã làm giàu một cách chóng mặt (riêng giải quyết cho Jimmy Trần đã tới mấy triệu USD rồi, nếu vậy tài sản phải gấp mấy chục lần?).
... và cẩu thả, vội vàng.
... và cẩu thả, vội vàng. 

Về chính trị, kết hôn với một tên tội phạm đã bị xử tù và khi về Việt Nam có nhiều dấu hiệu chống phá dù biết hay không biết vẫn là vi phạm tiêu chuẩn chính trị của một đại biểu. Tuy bà Yến nói đã li hôn nhưng không vì thế mà trả lại tiêu chuẩn của một đại biểu. Hơn nữa, xem đơn li dị viết tay nguệch ngoạc, cẩu thả, vội vàng, thêm bớt, không đúng quy phạm pháp luật, thể hiện tính không nghiêm túc (nhất là với một doanh nhân am hiểu tính hợp pháp, hợp lý của một văn bản khi làm ăn).


Về vấn đề hôn nhân, việc kết hôn, ly hôn, xét xử ly hôn có nhiều vấn đề cần làm rõ. Chính những vấn đề này, cả cá nhân bà Yến, cả cơ quan pháp luật Việt Nam (cho li hôn) cần làm rõ, nhất là đơn li hôn không thể hiện đúng văn bản quy phạm pháp luật mà vẫn thụ lý xét xử.

Từ những vấn đề nêu trên, không rõ cơ quan thụ lý đơn ứng cử và các quy trình xem xét tư cách ứng cử viên có được xem xét nghiêm túc không? Nếu lý lịch kê khai rõ ràng mà vẫn chấp nhận đơn và xác nhận đủ tư cách thì rõ ràng bà Yến đã giấu phần chìm của lý lịch để đạt được mục đích.


Nếu lý lịch đã nêu rõ như trong đơn bà Yến thì cần xem lại việc tổ chức ứng cử, bầu cử tại nơi bà Yến đăng ký, phải chăng có “thế lực ngầm” nào đứng đằng sau bảo lãnh? Quốc hội cần phải làm rõ hay ở Long An không có ai có tiêu chuẩn tốt hơn bà Yến nữa? mặc dù kỳ họp thứ nhất đã thông qua danh sách 500 đại biểu Quốc hội rồi.

Thứ ba, việc vận động bầu cử, trước ngày vận động bầu cử, bà Yến đã đi tặng quà ở các địa phương nơi bà ứng cử, dù với mục đích gì chăng nữa, vào thời điểm nhạy cảm mà làm như vậy là bất ổn, có tính chất tranh thủ tình cảm để có lá phiếu. Tại sao không đi làm từ thiện ở những nơi khó khăn hơn nhiều trong thời điểm này?
bà Hoàng Yến
bà Hoàng Yến 

Ở đây, tôi muốn bàn đến vấn đề tiêu chuẩn, tư cách của một Đại biểu Quốc hội, không bàn đến tư cách của một cử tri hay một doanh nhân. Tiêu chuẩn đại biểu cao hơn rất nhiều sơ với tiêu chuẩn của 1 cử tri, 1 doanh nhân, vì trên 87 triệu dân, trên 50 triệu cử tri chỉ bầu chọn có 500 đại biểu.

Mong rằng các Đại biểu Quốc hội, Đoàn Chủ tịch kỳ họp cần nêu vấn đề ra xem xét một cách công minh, mà không bị một áp lực nào để đảm bảo cho Quốc hội ta thực sự là một Quốc hội của 87 triệu con dân Việt Nam".

Nguyễn Quốc Thước

20.3.12

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng: Phải trân trọng “mồ hôi” thuế của dân


Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng nhấn mạnh phải thấu hiểu được người làm ăn, trân trọng “hạt mồ hôi” thuế của dân.
Tiếp tục phiên họp thứ 6, sáng 20/3, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thảo luận, cho ý kiến vào dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật quản lý thuế. 
Theo tờ trình của Chính phủ do Bộ trưởng Bộ Tài chính Vương Đình Huệ trình bày, dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật quản lý thuế dự kiến sửa đổi, bổ sung 31/120 Điều của Luật hiện hành, gồm 3 nhóm vấn đề với 21 nội dung; trong đó bao gồm nhóm vấn đề về đơn giản hóa thủ tục hành chính thuế; về phục vụ mục tiêu cải cách-hiện đại hóa và hội nhập phù hợp thông lệ quốc tế; về nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý thuế để phù hợp với thực tế và các văn bản pháp luật có liên quan.
Theo dự án Luật, tần suất kê khai thuế giá trị gia tăng sẽ giảm từ 12 lần/năm xuống còn 4 lần/năm đối với người nộp thuế quy mô nhỏ và vừa; rút ngắn thời gian giải quyết thủ tục gia hạn nộp hồ sơ khai thuế từ 5 ngày làm việc xuống 3 ngày làm việc; bỏ “chứng từ nộp thuế” trong hồ sơ hoàn thuế; rút ngắn thời hạn giải quyết trường hợp “kiểm tra trước, hoàn thuế sau” từ 60 ngày xuống còn 40 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng chủ trì phiên họp thứ sáu Ủy ban Thường vụ Quốc hội
Luật bổ sung nguyên tắc quản lý rủi ro trong công tác quản lý thuế; cơ chế Thỏa thuận trước về phương pháp xác định giá (APA) trong chống chuyển giá; quy định về cơ chế phân loại mã số, xác định trị giá, xuất xứ hàng hóa trước khi làm thủ tục xuất, nhập khẩu; quy định nộp dần tiền thuế đối với trường hợp người nộp thuế không có khả năng nộp đủ tiền thuế một lần.
Tán thành với nhiều nội dung của dự án Luật, song Thường vụ Quốc hội cũng còn nhiều băn khoăn về cơ chế quản lý rủi ro trong quản lý thuế, thẩm quyền xóa nợ tiền thuế, tiền phạt, mức phải nộp đối với trường hợp phân kỳ nộp thuế.
Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Phan Trung Lý cho rằng cơ chế quản lý rủi ro là vấn đề quan trọng, là nguyên tắc mới, áp dụng cơ chế quản lý rủi ro tạo nhiều thuận lợi cho cơ quan quản lý cũng như người nộp thuế. Song, nếu quản lý thuế theo cơ chế rủi ro phải thận trọng, bởi việc gian lận thuế là không thể tránh khỏi, phải tăng trường kiểm tra, kiểm soát để tránh thất thu, phân loại đối tượng quản lý rủi ro như thế nào, có nội dung, biện pháp cụ thể để bảo đảm quản lý rủi ro. Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Nguyễn Văn Hiện cho rằng, nên quy định trường hợp rủi ro ngay trong luật, đây là khái niệm quan trọng cần có điều để giải thích cụm từ này.
Về vấn đề xóa nợ và thẩm quyền xóa nợ, theo Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Phan Trung Lý, nếu không quy định tiêu chí về tài sản, gia cảnh, nhân thân… thì rất khó xác định điều kiện xóa nợ, bởi rất có thể có sự móc nối giữa người nộp thuế và cơ quan quản lý để kéo dài thời hạn rồi xóa nợ. Cần quy định cho ai được xóa nợ? Chính phủ không nên đứng ra xóa nợ, không thể cái gì cũng giao cho Chính phủ, có thể phân loại nợ cho cơ quan chức năng làm. Cần luật định các tiêu chí, nên hạn chế giao cho Chính phủ quy định.
Tán thành với ý kiến này, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Nguyễn Văn Giàu đề nghị Luật quy định các tiêu chí rồi giao cho Bộ Tài chính căn cứ các quy định đó để phân quyền cho địa phương xử lý, không nên đưa về Chính phủ.
Ý kiến của thường trực Ủy ban Tài chính-Ngân sách cũng cho thấy, để đảm bảo tính chặt chẽ, minh bạch trong thực hiện xóa nợ, cần quy định cụ thể trong dự thảo Luật tiêu chí, điều kiện được xóa nợ theo hướng chỉ xóa nợ cho những khoản nợ mà cơ quan quản lý thuế đã áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành, bao gồm: kê biên tài sản, bán đấu giá tài sản kê biên; thu tiền, tài sản của đối tượng bị cưỡng chế do tổ chức, cá nhân khác đang nắm giữ; thu hồi giấy chứng nhận kinh doanh, giấy phép thành lập, hoạt động và các khoản nợ này đã áp dụng biện pháp thu hồi quá 10 năm nhưng không có khả năng thu hồi. Không nên quy định theo hướng cứ áp dụng cưỡng chế không được thì xóa nợ, dẫn đến tạo kẽ hở cho hành vi tiêu cực, thỏa thuận trốn thuế.
Mức thu chậm nộp thuế cũng là vấn đề được Thường vụ Quốc hội hết sức quan tâm. Theo Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Nguyễn Văn Giàu , mức thu này phải nghiên cứu từ thực tiễn, 0,05% hay 0,1% đều không có ý nghĩa gì khi không đưa ra được một tiêu thức chung, mức phạt phải trên lãi suất cho vay thì mới khả thi.
Tiếp thu các ý kiến đóng góp, Bộ trưởng Bộ Tài chính Vương Đình Huệ tán thành với đề xuất Chính phủ thực hiện xóa nợ theo quy định của Luật, quy định các tiêu chí xóa nợ chặt chẽ hơn. Song, trách nhiệm tổ chức xóa nợ nên giao cả cho Bộ Tài chính và Chính phủ bởi có những khoản thuế lớn, tính chất phức tạp. Bộ trưởng cũng cho rằng mức phạt chậm nộp thuế 0,05% là đã phù hợp, mức này đã cao hơn lãi suất ngân hàng nhiều, nếu tính như Ủy ban Tài chính-Ngân sách (0,1%) thì quá cao và nếu cao quá sức chịu đựng, người nộp thuế sẽ quay lại mua chuộc người thu thuế.
Phải thấu hiểu được người làm ăn, trân trọng “hạt mồ hôi” thuế của dân – Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng nhấn mạnh. Theo Chủ tịch Quốc hội, Luật cần chú ý cả 2 đối tượng người thu thuế và người nộp thuế. Thuế là kết quả từ sản xuất kinh doanh, mà sản xuất kinh doanh thì bao giờ cũng có rủi ro, việc xử phạt phải tính toán mức độ phạt cho hợp lý, có sự phân biệt, cố tình chây ỳ mà bắt được sẽ phạt nặng, nhưng chậm nộp do rủi ro cần phải xem xét.
Các Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu, Nguyễn Thị Kim Ngân đề nghị, nên rút ngắn thời gian có hiệu lực của Luật xuống, để đến tận năm 2014 là quá dài./.
(TTXVN)