Trang

Diệp Kính Thiên: Nguyễn Tấn Dũng có thắng không?

Khả năng được đề cử chức Tổng bí thư khóa 12 cho Nguyễn Tấn Dũng có thể chắc chắn. Đây mới chỉ là hiệp một. Sang hiệp hai – bầu cử Ban chấp hành Trung ương khóa 12 – mới là chủ yếu.

Anh Ba Thanh: Nguyễn Phú Trọng sẽ làm Tổng bí thư nửa nhiệm kỳ đầu khóa XII ?

Khai mạc hội nghị, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã hé lộ một chi tiết đáng lưu ý trong báo cáo đó là về đề xuất tiêu chí xem xét trường hợp "đặc biệt"

Hiển thị các bài đăng có nhãn Đặng Thị Hoàng Yến. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Đặng Thị Hoàng Yến. Hiển thị tất cả bài đăng

30.5.12

GS Nguyễn Minh Thuyết: “Bổ nhiệm ông Dương Chí Dũng là việc không thể bào chữa"

“Một Bộ trưởng từng “trảm tướng” ngay tại công trường vì không hoàn thành nhiệm vụ thì sao có thể bổ nhiệm người như thế?”

Căn cứ vào đâu mà bổ nhiệm như thế?

Trao đổi với phóng viên báo Giáo dục Việt Nam, GS.TS Nguyễn Minh Thuyết – Đại biểu Quốc hội khóa XI, XII cho biết: “Tôi không đồng tình trước thông tin cho rằng bổ nhiệm ông Dương Chí Dũng là đúng quy trình.
Nếu nói là đúng quy trình thì ngay việc bầu bà Đặng Thị Hoàng Yến vào Quốc hội cũng đúng quy trình. Nhưng dù đúng đến đâu thì đó cũng chỉ là đúng về hình thức. Huống chi, trường hợp bổ nhiệm Dương Chí Dũng là bổ nhiệm một người có khả năng trở thành tội phạm kinh tế trong một vụ án lớn vào một chức vụ quản lý nhà nước ở cấp Bộ". 
GS. TS Nguyễn Minh Thuyết: Việc bổ nhiệm ông Dương Chí Dũng là sai lầm và thất bại (Ảnh: Nguyễn Hưng/VNE)
GS Thuyết nói: "Khoản 3 Điều 5 Luật Cán bộ, công chức quy định: “Việc sử dụng, đánh giá, phân loại cán bộ, công chức phải dựa trên phẩm chất chính trị, đạo đức và năng lực thi hành công vụ.” Khoản 1 Điều 51 quy định: “Việc bổ nhiệm công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý phải căn cứ vào: a) Nhu cầu, nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức, đơn vị; b) Tiêu chuẩn, điều kiện của chức vụ lãnh đạo, quản lý.” Bộ trưởng GTVT căn cứ vào đâu mà bổ nhiệm một người như ông Dũng làm Cục trưởng Cục Hàng hải?”.
Ông Thuyết phân tích: “Theo thông tin trên báo chí, ngày 7/9/2011, Thanh tra Chính phủ bắt đầu thanh tra việc quản lý và sử dụng vốn, tài sản tại Vinalines. Theo đúng quy định về thời hạn thanh tra (không quá 60 ngày; trường hợp phức tạp, phải kéo dài, không quá 90 ngày) thì quy trình thanh tra kết thúc vào đầu tháng 11, chậm lắm là trong tháng 12/2011.

Thế mà đầu tháng 2/2012, tức gần 2 tháng sau khi quy trình thanh tra kết thúc, ông Dương Chí Dũng được bổ nhiệm làm Cục trưởng Cục Hàng hải VN. Không ai có thể tin là trong cả quá trình thanh tra, lãnh đạo Bộ GTVT không biết gì về những sai phạm của Vinalines và trách nhiệm của ông Dũng. Và dù không biết thì cũng không thể “luân chuyển” người đứng đầu đơn vị đang phải thanh tra sang nhận nhiệm vụ khác”.
Theo GS Thuyết, việc ông Dương Chí Dũng bỏ trốn cũng là một việc kỳ lạ (Ảnh: NLĐ)
"Việc bổ nhiệm ông Dũng là không bình thường"

“Trả lời báo chí, ông Nguyễn Đình Hương, nguyên Phó trưởng ban Tổ chức Trung ương nói: “Chuyện đề bạt cán bộ khi thanh tra đang làm việc, trong tổ chức cán bộ là chuyện hết sức cấm”. Tôi cho rằng việc bổ nhiệm ông Dương Chí Dũng là không bình thường. Nhất là một Bộ trưởng từng “trảm tướng” ngay tại công trường vì không hoàn thành nhiệm vụ thì sao có thể bổ nhiệm người như thế?
Giả sử tạm tin rằng việc bổ nhiệm ông Dũng đúng quy trình nhưng chỉ sau 3 tháng ông ấy được bổ nhiệm, Công an đã có quyết định khởi tố bắt tạm giam, bản thân người được bổ nhiệm lại chạy trốn… Như vậy thì việc bổ nhiệm này là sai lầm và thất bại. Người bổ nhiệm cán bộ phải chịu trách nhiệm, không có gì để bào chữa nữa”, ông Thuyết nói tiếp.

Ai chịu trách nhiệm về việc ông Dũng bỏ trốn?
Theo ông Thuyết, việc ông Dương Chí Dũng bỏ trốn cũng là một việc kỳ lạ. Đối với những người có khả năng bị khởi tố như ông Dũng thì công an thường theo dõi rất chặt, làm sao có thể bỏ trốn ngay đúng trước thời điểm công bố quyết định khởi tố và bắt tạm giam được?
“Vừa cách đây hơn 1 năm, hai nhân vật đóng vai trò đầu mối sai phạm trong vụ Vinashin bỏ trốn thành công ngay trước khi bị tống đạt quyết định khởi tố. Chẳng lẽ sau đó, cơ quan công an không hề rút kinh nghiệm, lại để xảy ra việc nhân vật “cộm cán” như Dương Chí Dũng chạy thoát? Ai phải chịu trách nhiệm về việc này?”, ông Thuyết đặt ra câu hỏi.

Hồng Chính Quang (GDVN)

19.4.12

Vì sao Tướng Thước không đồng ý gặp bà Đặng Thị Hoàng Yến?

Để trả lời, Báo Vì Dân xin gửi đến bạn đọc bài viết "Vì sao Tướng Thước không đồng ý gặp bà Đặng Thị Hoàng Yến?"

2 ngày sau khi Tướng Thước nêu ý kiến trên báo chí, bà Yến bày tỏ mong muốn được gặp và trao đổi với ông. Tuy nhiên, ông cảm thấy không cần thiết.

LTS: Ngày 18/4, tại Hà Nội, Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam đã tổ chức Hội nghị lần thứ Tám (khóa VII). Trong chương trình nghị sự, Hội nghị đã biểu quyết với 100% ý kiến tán thành kiến nghị Uỷ ban Thường vụ Quốc hội xem xét và trình Quốc hội bãi miễn tư cách Đại biểu Quốc hội đối với bà Đặng Thị Hoàng Yến. Liên quan đến việc lý lịch thiếu trung thực của bà Đặng Thị Hoàng Yến, Trung tướng Nguyễn Quốc Thước, nguyên Tư lệnh Quân khu 4, đại biểu Quốc hội khóa IX, X, XI đã có bức tâm thư gửi đến các vị lãnh đạo Đảng và Nhà nước. Để rộng đường dư luận, Giáo dục Việt Nam xin trích đăng một phần bức thư này.
Bà Đặng Thị Hoàng Yến, ĐBQH tỉnh Long An.
Bà Đặng Thị Hoàng Yến, ĐBQH tỉnh Long An. 

"Sau khi báo chí nêu vấn đề liên quan đến tiểu chuẩn Đại biểu quốc hội của bà Đặng Thị Hoàng Yến, yêu cầu Quốc hội xem xét lại tư cách  đại biểu của bà Yến, căn cứ nội dung nêu trên báo Cựu chiến binh (CCB) ngày 12/9/2009, tôi đã có thư ngỏ gửi đồng chí Chủ tịch Quốc hội và Ủy ban Thường vụ Quốc hội nói rõ quan điểm của mình về những sai trái nêu trên báo CCB. Đồng thời yêu cầu Quốc hội cần kiểm tra, xem xét, kết luận xử lý một cách nghiêm minh để bảo đảm mỗi Đại biểu Quốc hội thực sự là một thành viên mẫu mực của cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất của đất nước, cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, nâng cao niềm tin của nhân dân với Quốc hội.

Sau khi bức thư phát tán trên mạng, ngày 15/9/2011, tôi nhận được 1 tập photo đơn kiến nghị của bà Yến gửi các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước và các đại biểu Quốc hội (4 loại văn bản), trong đó có 1 bản photo về đơn viết tay xin li dị với Jimmy Trần do văn phòng bà Yến chuyển. Sau khi nghiên cứu kỹ các nội dung trong đơn kiến nghị của bà Yến, tôi thấy có nhiều điều không rõ ràng, nhất là về lai lịch, nhân thân và mối quan hệ, tôi đã có thư kiến nghị lên đồng chí Nguyễn Thị Nương - Trưởng ban công tác đại biểu của Quốc hội, đồng thời gửi lên đồng chí Chủ tịch Quốc hội (Văn phòng Quốc hội điện báo đã nhận được và đã trình Chủ tịch Quốc hội).

Tiếp đó, tôi nhận được điện của bà Yến từ TP. HCM đề nghị muốn gặp tôi sau khi từ Mỹ về. Thấy sự việc tôi đã có ý kiến lên đồng chí Chủ tịch Quốc hội và đồng chí Trưởng ban công tác đại biểu của Quốc hội, nên tôi đã trả lời là không cần thiết gặp trực tiếp vì mọi vấn đề tôi đã có ý kiến với đồng chí Chủ tịch Quốc hội rồi.
Nhân dịp sắp tới kỳ họp thứ 2 của Quốc hội, thấy vấn đề quá hệ trọng, không phải đối với 1 cá nhân, mà là vấn đề của cử tri đối với Quốc hội, nhất là sau đại hội XI của Đảng, tôi xin nêu quan điểm của tôi sau khi nghiên cứu nội dung các kiến nghị của bà Yến (không phải từ thông tin các báo đã nêu). Chắc các đại biểu Quốc hội cũng đã nghiên cứu kỹ để có chính kiến đầy trách nhiệm của mình với 87 triệu dân.
Trung tướng Nguyễn Quốc Thước, nguyên Tư lệnh Quân khu IV, nguyên ĐBQH khóa IX, X, XI.
Trung tướng Nguyễn Quốc Thước, nguyên Tư lệnh Quân khu IV, nguyên ĐBQH khóa IX, X, XI. 

Sau đây, tôi xin nêu các ý kiến, quan điểm của tôi để các đồng chí tham khảo, làm sao làm sáng tỏ được vấn đề để giữ vững niềm tin đối với Quốc hội, đại biểu Quốc hội, người mà họ gửi gắm sinh mệnh của họ và sinh mệnh của đất nước.

Thứ nhất, trong đơn, có nhiều chỗ bà Yến lập luận không được chuẩn, quy kết không hợp lý: “…đại biểu Quốc hội bị suy yếu thì dẫn đến Quốc hội suy yếu…”. Ở đây, cần đặt vấn đề là nếu để một đại biểu không đảm bảo tiêu chuẩn thì sẽ làm yếu Quốc hội, làm mất lòng dân.

Có đoạn nói, “bêu riếu con cháu cựu chiến binh, chém chết con cháu các cụ…”, thử hỏi ai chém chết con cháu cựu chiến binh? Có chăng là lực lượng chống đối đất nước, chống đối chế độ đang tìm cách làm mất uy tín các cựu chiến binh - người đã từng đổ xương máu cho chế độ, bằng mọi thủ đoạn để đạt được mục đích của chúng.

Thứ hai, trong phần lý lịch, lai lịch và nhân thân, qua thư, bà Yến có nhiều điều không rõ ràng, không chính xác, nhiều điều thể hiện trong đơn thì thấy đã vi phạm quan trọng đến tiêu chuẩn cơ bản của một vị đại biểu Quốc hội:
Theo Trưng tướng Thước, lá đơn xin ly hôn của bà Đặng Thị Hoàng Yến không đúng quy phạm pháp luật...
Theo Trưng tướng Thước, lá đơn xin ly hôn của bà Đặng Thị Hoàng Yến không đúng quy phạm pháp luật... 

Là người từng trải trong đời tư (1 đời chồng), mới sang Mỹ làm ăn 1 năm (2002), chỉ 1 năm sau (2003) đã rất nhanh gắn với một ông người Mỹ gốc Việt, chưa rõ lai lịch với nhiều ưu ái (đỡ đầu, đào tạo, cho 1,5 triệu USD - số tiền mà những doanh nhân Việt chân chính không dám mơ tưởng) rồi dễ dàng kết hôn một cách khó hiểu, rồi lại nhanh chóng ly hôn (2006).

Một chuỗi sự việc này ẩn ý đằng sau nhiều vấn đề mập mờ, mà lai lịch một vị đại biểu Quốc hội như vậy là không thể chấp nhận được. Về mối quan hệ làm ăn, không hiểu một phụ nữ Việt Nam sang Mỹ làm ăn 1 thời gian ngắn, được thế lực nào đỡ đầu, mà chỉ trong 2, 3 năm sau đã làm giàu một cách chóng mặt (riêng giải quyết cho Jimmy Trần đã tới mấy triệu USD rồi, nếu vậy tài sản phải gấp mấy chục lần?).
... và cẩu thả, vội vàng.
... và cẩu thả, vội vàng. 

Về chính trị, kết hôn với một tên tội phạm đã bị xử tù và khi về Việt Nam có nhiều dấu hiệu chống phá dù biết hay không biết vẫn là vi phạm tiêu chuẩn chính trị của một đại biểu. Tuy bà Yến nói đã li hôn nhưng không vì thế mà trả lại tiêu chuẩn của một đại biểu. Hơn nữa, xem đơn li dị viết tay nguệch ngoạc, cẩu thả, vội vàng, thêm bớt, không đúng quy phạm pháp luật, thể hiện tính không nghiêm túc (nhất là với một doanh nhân am hiểu tính hợp pháp, hợp lý của một văn bản khi làm ăn).


Về vấn đề hôn nhân, việc kết hôn, ly hôn, xét xử ly hôn có nhiều vấn đề cần làm rõ. Chính những vấn đề này, cả cá nhân bà Yến, cả cơ quan pháp luật Việt Nam (cho li hôn) cần làm rõ, nhất là đơn li hôn không thể hiện đúng văn bản quy phạm pháp luật mà vẫn thụ lý xét xử.

Từ những vấn đề nêu trên, không rõ cơ quan thụ lý đơn ứng cử và các quy trình xem xét tư cách ứng cử viên có được xem xét nghiêm túc không? Nếu lý lịch kê khai rõ ràng mà vẫn chấp nhận đơn và xác nhận đủ tư cách thì rõ ràng bà Yến đã giấu phần chìm của lý lịch để đạt được mục đích.


Nếu lý lịch đã nêu rõ như trong đơn bà Yến thì cần xem lại việc tổ chức ứng cử, bầu cử tại nơi bà Yến đăng ký, phải chăng có “thế lực ngầm” nào đứng đằng sau bảo lãnh? Quốc hội cần phải làm rõ hay ở Long An không có ai có tiêu chuẩn tốt hơn bà Yến nữa? mặc dù kỳ họp thứ nhất đã thông qua danh sách 500 đại biểu Quốc hội rồi.

Thứ ba, việc vận động bầu cử, trước ngày vận động bầu cử, bà Yến đã đi tặng quà ở các địa phương nơi bà ứng cử, dù với mục đích gì chăng nữa, vào thời điểm nhạy cảm mà làm như vậy là bất ổn, có tính chất tranh thủ tình cảm để có lá phiếu. Tại sao không đi làm từ thiện ở những nơi khó khăn hơn nhiều trong thời điểm này?
bà Hoàng Yến
bà Hoàng Yến 

Ở đây, tôi muốn bàn đến vấn đề tiêu chuẩn, tư cách của một Đại biểu Quốc hội, không bàn đến tư cách của một cử tri hay một doanh nhân. Tiêu chuẩn đại biểu cao hơn rất nhiều sơ với tiêu chuẩn của 1 cử tri, 1 doanh nhân, vì trên 87 triệu dân, trên 50 triệu cử tri chỉ bầu chọn có 500 đại biểu.

Mong rằng các Đại biểu Quốc hội, Đoàn Chủ tịch kỳ họp cần nêu vấn đề ra xem xét một cách công minh, mà không bị một áp lực nào để đảm bảo cho Quốc hội ta thực sự là một Quốc hội của 87 triệu con dân Việt Nam".

Nguyễn Quốc Thước