Trang

Diệp Kính Thiên: Nguyễn Tấn Dũng có thắng không?

Khả năng được đề cử chức Tổng bí thư khóa 12 cho Nguyễn Tấn Dũng có thể chắc chắn. Đây mới chỉ là hiệp một. Sang hiệp hai – bầu cử Ban chấp hành Trung ương khóa 12 – mới là chủ yếu.

Anh Ba Thanh: Nguyễn Phú Trọng sẽ làm Tổng bí thư nửa nhiệm kỳ đầu khóa XII ?

Khai mạc hội nghị, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã hé lộ một chi tiết đáng lưu ý trong báo cáo đó là về đề xuất tiêu chí xem xét trường hợp "đặc biệt"

Hiển thị các bài đăng có nhãn bổ nhiệm. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn bổ nhiệm. Hiển thị tất cả bài đăng

30.5.12

GS Nguyễn Minh Thuyết: “Bổ nhiệm ông Dương Chí Dũng là việc không thể bào chữa"

“Một Bộ trưởng từng “trảm tướng” ngay tại công trường vì không hoàn thành nhiệm vụ thì sao có thể bổ nhiệm người như thế?”

Căn cứ vào đâu mà bổ nhiệm như thế?

Trao đổi với phóng viên báo Giáo dục Việt Nam, GS.TS Nguyễn Minh Thuyết – Đại biểu Quốc hội khóa XI, XII cho biết: “Tôi không đồng tình trước thông tin cho rằng bổ nhiệm ông Dương Chí Dũng là đúng quy trình.
Nếu nói là đúng quy trình thì ngay việc bầu bà Đặng Thị Hoàng Yến vào Quốc hội cũng đúng quy trình. Nhưng dù đúng đến đâu thì đó cũng chỉ là đúng về hình thức. Huống chi, trường hợp bổ nhiệm Dương Chí Dũng là bổ nhiệm một người có khả năng trở thành tội phạm kinh tế trong một vụ án lớn vào một chức vụ quản lý nhà nước ở cấp Bộ". 
GS. TS Nguyễn Minh Thuyết: Việc bổ nhiệm ông Dương Chí Dũng là sai lầm và thất bại (Ảnh: Nguyễn Hưng/VNE)
GS Thuyết nói: "Khoản 3 Điều 5 Luật Cán bộ, công chức quy định: “Việc sử dụng, đánh giá, phân loại cán bộ, công chức phải dựa trên phẩm chất chính trị, đạo đức và năng lực thi hành công vụ.” Khoản 1 Điều 51 quy định: “Việc bổ nhiệm công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý phải căn cứ vào: a) Nhu cầu, nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức, đơn vị; b) Tiêu chuẩn, điều kiện của chức vụ lãnh đạo, quản lý.” Bộ trưởng GTVT căn cứ vào đâu mà bổ nhiệm một người như ông Dũng làm Cục trưởng Cục Hàng hải?”.
Ông Thuyết phân tích: “Theo thông tin trên báo chí, ngày 7/9/2011, Thanh tra Chính phủ bắt đầu thanh tra việc quản lý và sử dụng vốn, tài sản tại Vinalines. Theo đúng quy định về thời hạn thanh tra (không quá 60 ngày; trường hợp phức tạp, phải kéo dài, không quá 90 ngày) thì quy trình thanh tra kết thúc vào đầu tháng 11, chậm lắm là trong tháng 12/2011.

Thế mà đầu tháng 2/2012, tức gần 2 tháng sau khi quy trình thanh tra kết thúc, ông Dương Chí Dũng được bổ nhiệm làm Cục trưởng Cục Hàng hải VN. Không ai có thể tin là trong cả quá trình thanh tra, lãnh đạo Bộ GTVT không biết gì về những sai phạm của Vinalines và trách nhiệm của ông Dũng. Và dù không biết thì cũng không thể “luân chuyển” người đứng đầu đơn vị đang phải thanh tra sang nhận nhiệm vụ khác”.
Theo GS Thuyết, việc ông Dương Chí Dũng bỏ trốn cũng là một việc kỳ lạ (Ảnh: NLĐ)
"Việc bổ nhiệm ông Dũng là không bình thường"

“Trả lời báo chí, ông Nguyễn Đình Hương, nguyên Phó trưởng ban Tổ chức Trung ương nói: “Chuyện đề bạt cán bộ khi thanh tra đang làm việc, trong tổ chức cán bộ là chuyện hết sức cấm”. Tôi cho rằng việc bổ nhiệm ông Dương Chí Dũng là không bình thường. Nhất là một Bộ trưởng từng “trảm tướng” ngay tại công trường vì không hoàn thành nhiệm vụ thì sao có thể bổ nhiệm người như thế?
Giả sử tạm tin rằng việc bổ nhiệm ông Dũng đúng quy trình nhưng chỉ sau 3 tháng ông ấy được bổ nhiệm, Công an đã có quyết định khởi tố bắt tạm giam, bản thân người được bổ nhiệm lại chạy trốn… Như vậy thì việc bổ nhiệm này là sai lầm và thất bại. Người bổ nhiệm cán bộ phải chịu trách nhiệm, không có gì để bào chữa nữa”, ông Thuyết nói tiếp.

Ai chịu trách nhiệm về việc ông Dũng bỏ trốn?
Theo ông Thuyết, việc ông Dương Chí Dũng bỏ trốn cũng là một việc kỳ lạ. Đối với những người có khả năng bị khởi tố như ông Dũng thì công an thường theo dõi rất chặt, làm sao có thể bỏ trốn ngay đúng trước thời điểm công bố quyết định khởi tố và bắt tạm giam được?
“Vừa cách đây hơn 1 năm, hai nhân vật đóng vai trò đầu mối sai phạm trong vụ Vinashin bỏ trốn thành công ngay trước khi bị tống đạt quyết định khởi tố. Chẳng lẽ sau đó, cơ quan công an không hề rút kinh nghiệm, lại để xảy ra việc nhân vật “cộm cán” như Dương Chí Dũng chạy thoát? Ai phải chịu trách nhiệm về việc này?”, ông Thuyết đặt ra câu hỏi.

Hồng Chính Quang (GDVN)

21.3.12

Hải Phòng bổ nhiệm Chủ tịch UBND huyện Tiên Lãng


UBND thành phố Hải Phòng vừa có quyết định số 352/QĐ-CT về việc điều động, bổ nhiệm chức vụ Chủ tịch UBND huyện Tiên Lãng.
Sáng 21/3, tại trụ sở UBND huyện Tiên Lãng, ông Nguyễn Đào Sơn, Giám đốc Sở Nội vụ Hải Phòng đã công bố quyết định nói trên.


Phó Chủ tịch UBND thành phố Hải Phòng Đan Đức Hiệp trao Quyết định cho ông Nguyễn Văn Tùng


Theo quyết định ngày 20/3, ông Nguyễn Văn Tùng, Phó Giám đốc Sở Khoa học Công nghệ Hải Phòng giữ chức vụ Chủ tịch UBND huyện Tiên Lãng, thời hạn bổ nhiệm theo quy định hiện hành.
Đồng thời, theo Quyết định số 514-QD/TU ngày 20/3/2012, Ban Thường vụ Thành ủy Hải Phòng cũng chỉ định ông Nguyễn Văn Tùng tham gia Ban Chấp hành Huyện ủy Tiên Lãng, giữ chức vụ Phó Bí thư Huyện ủy.
Trước đó, thực hiện kết luận của Thủ tướng Chính phủ về vụ việc cưỡng chế thu hồi đất tại xã Vinh Quang, huyện Tiên Lãng, ngày 11/2, UBND thành phố Hải Phòng đã ra quyết định tạm đình chỉ công tác đối với các ông Lê Văn Hiền, Chủ tịch UBND huyện Tiên Lãng và ông Nguyễn Văn Khanh, Phó Chủ tịch UBND huyện Tiên Lãng.
Ngày 23/2, UBND thành phố Hải Phòng đã ra quyết định cách chức đối với các ông Lê Văn Hiền và Nguyễn Văn Khanh.
Trong thời gian các ông Lê Văn Hiền, Nguyễn Văn Khanh bị tạm đình chỉ công tác cũng như sau khi có quyết định cách chức, UBND thành phố Hải Phòng đã giao cho ông Lương Hữu Huyền, Phó Chủ tịch UBND huyện Tiên Lãng phụ trách chung, điều hành hoạt động của UBND huyện Tiên Lãng.
Thu Hà