Trang

Diệp Kính Thiên: Nguyễn Tấn Dũng có thắng không?

Khả năng được đề cử chức Tổng bí thư khóa 12 cho Nguyễn Tấn Dũng có thể chắc chắn. Đây mới chỉ là hiệp một. Sang hiệp hai – bầu cử Ban chấp hành Trung ương khóa 12 – mới là chủ yếu.

Anh Ba Thanh: Nguyễn Phú Trọng sẽ làm Tổng bí thư nửa nhiệm kỳ đầu khóa XII ?

Khai mạc hội nghị, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã hé lộ một chi tiết đáng lưu ý trong báo cáo đó là về đề xuất tiêu chí xem xét trường hợp "đặc biệt"

Hiển thị các bài đăng có nhãn Việt Nam. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Việt Nam. Hiển thị tất cả bài đăng

30.8.12

Thóa mạ Việt Nam khi nói 'Hoa Kỳ không nên đổi chác nhân quyền tại Việt Nam'

Đã thành “thông lệ” mỗi khi Việt Nam đạt được một thành tựu nào trên các phương diện đối ngoại mang tính toàn cầu trên trường quốc tế thì các cá nhân , tổ chức có sẵn định kiến , hiềm thù với Việt Nam lại khởi động những bài “tụng kinh” rên rỉ hoà cùng với các mõ làng truyền thông với gương mặt “cũ mèm”, ra rả tung hứng trên các phương tiện truyền thông.

Điển hình là ngày 28-8-2012 mõ làng VOA đã có bài phỏng vấn “nóng hổi” với ông giáo sư Allen Weiner của Trường Luật đại học Stanford với giật tít- “Hoa Kỳ không nên đổi chác nhân quyền tại Việt Nam” , sau khi có bài của ông ta đăng trên tờ Washington post ngày 26-8-2012 .
Trong cuộc phỏng vấn với VOA , điều tất nhiên là mõ làng VOA sẽ khai thác triệt để theo ý đồ của họ một khi đối tượng là người đồng “quan điểm” , cùng “chí hướng” . Ông Allen Weiner trình bày rằng- “thực trạng vi phạm nhân quyền tại Việt Nam với các vụ bắt bớ những nhà hoạt động, những người bất đồng chính kiến và cho rằng Hoa Kỳ không nên phát triển các mối quan hệ thương mại sâu hơn với VIệt Nam mà không cùng lúc thúc đẩy Hà Nội phải tôn trọng các cam kết của họ với quốc tế về tôn trọng nhân quyền.” Và ông Weiner nói tiếp :”Hoa Kỳ không nên tưởng thưởng cho chính quyền Hà Nội bằng cách đồng ý để cho Việt Nam vào Đối tác Xuyên Thái Bình Dương trong khi mà Hà Nội vẫn tiếp tục sử dụng các luật lệ mơ hồ của họ để bóp nghẹt những tiếng nói bất đồng và vi phạm nhân quyền của công dân”.
Không hiểu có phải vì từ trước đến nay có những cá nhân mà trong môi trường hoạt động của họ thuộc hệ “chìm lắng” không có cơ hội để thể hiện cái “ta đây” mà mốt thời thượng hiện nay là “chơi nổi” , thích “đánh bóng” sau tháng năm dài ở trong góc tối chẳng ai đoái hoài . Ông giáo sư Allen Weiner lại “phán” ra những điều hết sức chủ quan và vô căn cứ đến vậy .Tôn trọng nhân quyền là quan tâm, chăm lo, tạo mọi điều kiện về vật chất và tinh thần của mỗi người dân mà Đảng , nhà nước CHXHCN Việt Nam đã và đang nỗ lực để mỗi người có thể thực hiện đầy đủ những quyền cơ bản đó. Một xã hội phát triển toàn diện là xã hội thực sự tôn trọng nhân quyền, đề cao quyền con người , đó là mục tiêu phấn đấu và ngày càng hoàn thiện trên con đường xây dựng một nước Việt Nam XHCN văn minh cùng nhân loại . Ông Allen Weiner đã cố tình bẻ cong sự thật về những gì đang diễn ra ở Việt Nam theo chiều hướng khác , ông đã cùng hội cùng thuyền với các thế lực không có thiện cảm với Việt Nam , dùng thủ đoạn “diễn biến” với vũ khí mang tên “nhân quyền” công kích một nhà nước mà dưới con mắt của các vị là “cái gai” cần nhổ .
Với luận điểm “nhân quyền cao hơn chủ quyền”, núp dưới danh nghĩa những “nhà nhân quyền”, “nhà dân chủ”… các vị luôn ra sức cổ võ , ủng hộ cho “tự do nhân quyền”, “tự do ngôn luận”… Vậy thực chất của cái gọi là “nhân quyền cao hơn chủ quyền” là gì? Đây là luận điểm vì con người hay chỉ là một “ngón đòn chính trị” của kẻ thù? – Nhân dân Việt Nam có đầy đủ bản lĩnh , trí tuệ thể khẳng định một cách chắc chắn rằng đó là mưu đồ xấu xa nhằm làm rối loạn xã hội , “đục nước béo cò”.
Nhà nước Việt Nam hiểu rằng: nhân quyền cũng đồng nghĩa với quyền con người, là những quyền cơ bản của con người: quyền tự do tư tưởng, tự do phát biểu, tự do đi lại và cư trú, tự do hội họp và lập hội, quyền sở hữu, quyền tham gia chính quyền, quyền được hưởng giáo dục , hưởng bảo vệ sức khoẻ v.v.. Tôn trọng nhân quyền là quan tâm, chăm lo, tạo mọi điều kiện về vật chất và tinh thần để mỗi người có thể thực hiện đầy đủ những quyền cơ bản đó – Chính vì lẽ đó nhân dân Việt Nam đã sát cánh cùng chính phủ nỗ lực không ngừng , vượt qua bao nhiêu khó khăn đúng lên từ đống tro tàn của chiến tranh tàn khốc do người Mỹ gây ra , cắn răng chịu đựng đòn thù cấm vận hơn 20 năm , cả nước đồng cam cộng khổ không chịu quỳ gối trước sự ép buộc vô nhân đạo của các thế lực nước lớn ,đó là một cách trả lời kiêu hãnh nhất về nhân quyền .
Một xã hội phát triển toàn diện là xã hội thực sự tôn trọng nhân quyền, đề cao quyền con người,lịch sử phát triển nhân loại đã cho thấy, nhân quyền luôn là vấn đề được đề ra trong nhiều xã hội song không phải xã hội nào cũng quan tâm bảo đảm nhân quyền một cách tuyệt đối . Thử nhìn lại nước Mỹ và những nước tư bản chủ nghĩa, vi phạm nhân quyền, chà đạp quyền con người , tội ác ngày càng gia tăng , sinh mạng con người bị tước đoạt tàn nhẫn với những vụ xả súng giết người hàng loạt . Điều này chắc ngài đã biết ?-Theo số liệu của FBI mỗi năm ở Mỹ có tới 30.000 người bị chết do các vụ bạo lực có liên quan đến súng. Mới đây Báo cáo thường niên của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ về tình hình nhân quyền thế giới năm 2011 trong khi có ghi nhận nhiều thành tựu quan trọng của Việt Nam trong việc bảo đảm quyền con người cho nhân dân Việt Nam….
Trả lời câu hỏi của VOA về17 nhà hoạt động Công giáo trẻ có liên hệ với Dòng Chúa Cứu Thế bị bắt vì bị tố cáo vi phạm các điều luật như ‘hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân’ và tuyên truyền chống nhà nước”
Ông Weiner nói- “đề nghị các giới chức Mỹ nên yêu cầu Việt Nam nên bắt đầu bằng việc phóng thích 17 nhà hoạt động Công giáo trẻ bị bắt giữ từ năm ngoái và những nhà tranh đấu nhân quyền khác bị giam cầm chỉ vì đã tìm một tiếng nói cho tương lai của đất nước”.
ông Weiner vẫn tiếp tục đưa ra một số nhận định thiếu khách quan dựa trên những thông tin sai lệch khi đánh giá một sự việc trên những thông tin mù mờ , phiến diện. Những dẫn chứng để đưa ra đánh giá về cái gọi là “giam cầm” là hoàn toàn vu khống,sai lệch với bản chất sự việc, phát biểu nói trên vẫn không có gì khác hơn “thầy bói mù xem voi”- việc một số đối tượng phạm tội hình sự, bị các cơ quan tiến hành tố tụng ở Việt Nam điều tra, truy tố, xét xử, tuyên các bản án hình sự theo quy định pháp luật.Việc đánh giá tự do tôn giáo phải dựa trên tình hình khách quan về đời sống tôn giáo ở một quốc gia, vùng, lãnh thổ, bao gồm cả đời sống vật chất và văn hóa, tinh thần. Tự do tôn giáo không thể bị đánh lận với một số đối tượng lợi dụng tôn giáo để thực hiện hành vi phạm pháp, bị điều tra, truy tố, xét xử. Hai phạm trù này hoàn toàn khác nhau. Khi phạm một tội quy định trong Bộ luật Hình sự, thì dù công dân đó theo hay không theo tôn giáo nào đều chịu sự trừng phạt của pháp luật một cách bình đẳng.
Luật pháp bất kỳ quốc gia nào cũng nhằm bảo vệ thể chế chính trị của quốc gia đó, nhóm người xâm phạm an ninh quốc gia, chống chính quyền nhân dân ,hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân , gây rối…bạo động..v..v đều bị coi là tội. Luật pháp Việt Nam cũng quy định các điều luật trong Bộ luật Hình sự trên quan điểm pháp lý đó. Ngay tại Hoa Kỳ mà họ tự mệnh danh là “thiên đường tự do” cũng quy định rất rõ ràng hành vi gây rối chống chính quyền và chế tài xử phạt rất nghiêm khắc, chắc ông Weiner cũng đã biết các quan toà đã xử tội bảy thành viên nhóm Hutaree có hành vi chống lại chính quyền ở tiểu bang Michigan, nhóm này đã lên kết hoạch giết viên cảnh sát sau khi họ đã tấn công một đám tang bằng vũ khí , họ xưng danh là “chiến binh thiên chúa giáo” họ đang thực thi theo ý chúa các quyền tự do? Nước Mỹ khi họ đã xưng danh trên thế giới là họ bảo đảm tự do tôn giáo nhưng họ cũng tách biệt rõ ràng về việc lợi dụng tôn giáo chống chính quyền , vi phạm pháp luật sẽ bị trừng phạt , vậy những kẻ có hành vi vi phạm pháp luật của nước CHXHCN Việt Nam bị trừng phạt thì ông Weiner và các tổ chức khác lại hùa theo các mõ làng như VOA xuyên tạc, vu khống với giọng điệu nhàm tai “đàn áp tôn giáo” ? Sự thật luôn là sự thật , dù có léo lận vì mục đích gì đi chăng nữa lẽ phải luôn thuộc về chính nghĩa.
Houston ngày 28-8-2012
AMARIT TX (WORDPRESS)
REDvn

Phá dễ hơn Xây ?


Sáng nay, thằng bạn gửi cho cái link trên blog "Dân Làm Báo", đập vào mắt là cái tiêu đề "Tàu ngầm Trung Quốc và tàu lặn Ba Đình" nghe hơi lộn xộn, Trung Quốc với Việt Nam hoặc Bắc Kinh với Hà Nội, nghe còn xuôi tai, đằng này.... 

Link trên "Dân Làm Báo": http://danlambaovn.blogspot.com/2012/08/tau-ngam-trung-quoc-va-tau-lan-ba-inh.html

Nếu chỉ thế thôi thì chắc BVD không buồn xem tới, nhưng ôi, cái hình biếm họa to chà bá. Thông điệp của bức hình thì phải thuộc hàng mà người ta hay gọi là "phản động". Mà "phản động" với BVD thì cũng bình thường, chẳng to tát gì, chuyện ở huyện...
Biếm họa Babui (Danlambao), được đăng lên blog "Dân Làm Báo"
Nhưng rồi, một ý nghĩ trong đầu khiến BVD không thể ngồi yên được! Xuyên tạc gì thì xuyên tạc, bôi nhọ thì bôi nhọ, phản động gì thì phản động, mặc kệ! Nhưng người vẽ ra bức họa này đang làm một việc hết sức "ngu xuẩn" ! đó là đang làm xấu đi hình ảnh đất nước! Bà con thử nghĩ, nếu bạn bè thế giới họ nhìn bức họa này họ sẽ nghĩ gì ? Đặc biệt người dân Trung Quốc họ sẽ nghĩ gì ? "Dân Làm Báo" còn quảng cáo không công cho Trung Quốc cái gọi là "Tam Sa" khi ghi chữ đó to đùng trên tàu ngầm của họ . Càng nghĩ càng thấy đây là một việc làm hết sức ngu xuẩn và vô trách nhiệm! Đúng là tự bôi xấu hình ảnh đất nước mình nếu "Dân Làm Báo" là người Việt, còn nếu "Dân Làm Báo" là người Trung Quốc thì có lẽ không phải bàn nữa và bạn đọc không cần đọc tiếp bài viết của BVD ! 

BVD nghĩ rằng xây dựng hình ảnh đất nước tươi đẹp, giàu mạnh là việc làm của tất cả mọi người dân Việt, bắt đầu từ việc nhỏ  nhất đến việc lớn nhất, hoặc chí ít trong con mắt người nước ngoài. Việt Nam đang đổ nhiều tiền của và đào tạo để xây dựng hạm đội tàu ngầm có tính răn đe kẻ thù để bảo chủ quyền biển đảo vậy mà họ đã làm gì? Chiếc tầu ngầm Kilo trong bức họa là một con chuột !

Xin nói ra đây bất cứ thiết bị quân sự nào có lá cờ đỏ sao vàng đều gắn đến hình ảnh "quyết chiến, quyết thắng" của Quân đội nhân dân Việt Nam! Quân đội này là con chuột ? Blog "Dân Làm báo" đang đi qúa giới hạn.  Quân đội nhân dân Việt Nam theo tôi nghĩ ra đời trước kẻ đã vẽ ra bức họa này ! 

Quân đội nhân dân Việt Nam là 1 trong 10 đội quân hùng mạnh nhất trong lịch sử dân tộc (ý kiến cá nhân), Đội quân này đã từng đánh thắng gần như tất cả Quân đội các cường quốc trên thế giới đến xâm lăng đất Việt của chúng ta như : Pháp, Mỹ, Trung Quốc (1979). Vậy quân đội đó có là con chuột không hả "Dân Làm Báo" ?  

Xây !

Chúng ta đang xây dựng hình ảnh một đất nước Việt Nam hòa bình, ổn định, có lực lượng Quốc phòng hùng mạnh. Đại tướng Phùng Quang Thanh, Bộ trưởng Quốc Phòng khẳng định lực lượng Hải quân, Phòng không Không quân, trinh sát điện tử, tác chiến điện tử, trinh sát kỹ thuật , thông tin liên lạc… đi  thẳng lên hiện đại nhằm đáp ứng yêu cầu bảo vệ tổ quốc. Nhà máy đóng tàu ngầm Admiralteiskie Verfi của Nga cho biết  chiếc tàu ngầm vừa được hạ thủy ngày hôm 28/8 sẽ được chuyển giao cho Việt Nam vào cuối năm nay. Tất cả 6 tàu ngầm sẽ được chuyển giao hết vào năm 2016
Tàu ngầm lớp Kilo của Việt Nam sẽ tung hoành biển Đông !
Tàu ngầm Project 636 có trọng tải 3.100 tấn, vận tốc tối đa là 20 hải lý/giờ, có thể lặn sâu 300m và có sức chứa 52 thủy thủ. Tàu ngầm được trang bị bệ ngư lôi 533-mm và được trang bị ngư lôi, mìn, tên lửa hành trình Kaliber 3M54 (NATO SS-N-27).
Tháng 12/2009, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã hội đàm với Thủ tướng Liên bang Nga Vladimir Putin. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã công bố về việc ký kết hợp đồng trị giá gần 2 tỷ USD đối với 6 chiếc tàu ngầm này. Đây là một trong những hợp đồng lớn nhất lịch sử xuất khẩu khí tài hải quân của Nga. Bên cạnh việc cung cấp tàu ngầm, Nga cũng sẽ giúp Việt Nam xây dựng căn cứ tàu ngầm và một cơ sở sửa chữa bảo trì.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã gặp và hội đàm với
Thủ tướng Liên bang Nga Vladimir Putin. 12/2009- Ảnh: Việt Dũng 
Ngày 16/4, Đại tướng Phùng Quang Thanh, Ủy viên Bộ chính Trị, Phó bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đã đến thăm, động viên các sĩ quan, thủy thủ lực lượng tàu ngầm đi đào tạo nước ngoài, tại Trung tâm huấn luyện 125 (Học viện kỹ thuật quân sự).
Đại tướng Phùng Quang Thanh yêu cầu phải làm chủ vũ khí hiện đại như tàu ngầm

Giao nhiệm vụ cho lực lượng tàu ngầm đi đào tạo nước ngoài, Đại tướng Phùng Quang Thanh nhấn mạnh: “Tàu ngầm là loại vũ khí trang bị rất hiện đại, được Quân đội ta sử dụng vào mục đích bảo vệ Tổ quốc – một trong nhiều nội dung của chủ trương hiện đại hóa Quân đội của Đảng và Nhà nước hiện nay.”

Việt Nam đang mở cửa hội nhập sâu rộng với thế giới, tăng cường hợp tác quốc phòng với gần như tất cả các nước trong khu vực và các cường quốc có lực lượng hải quân hùng mạnh như: Mỹ, Nga, Hà Lan, Pháp, Ân Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc...và mới đây nhất là với Australia. 

Phá !

Dù không được đánh giá cao là hiện đại, các nhà phân tích quân sự thế giới và ngay cả giới quân sự Trung Quốc cũng phải công nhận một điều rõ như ban ngày: Quân đội nhân dân Việt Nam là một đội quân thuộc loại thiện chiến và có tổ chức, có kỷ luật, có kinh nghiệm, có lối đánh thông minh, linh hoạt, có tướng tài và điều đặc biệt là khi chiến tranh xảy ra họ rất dũng cảm ! 

Những điều đó của Quân đội nhân dân Việt Nam không phải có được từ trên trời rơi xuống ! mà là cả một quá trình tích lũy chiến đấu lâu dài bảo vệ đất nước! Chứ không phải là con chuột của "Dân Làm Báo" mà có không ít người cho là "ngôi sao sáng".

Nhưng để phá đi hình ảnh tốt đẹp thì sao ? có trăm ngàn cách để phá! Tôi có thể vẽ bức họa còn "phản động" hơn cả bức hình kia! Nhưng để làm gì ? để phá hả? không bao giờ!

Phá thì dễ. Xây mới là khó!

Yết Kiêu

1.7.12

Baidu âm thầm xâm nhập Việt Nam dù chưa xin phép hoạt động ?

Dù chưa xin phép hoạt động, “đại gia” internet Baidu của Trung Quốc đang tiến tới cung cấp nhiều dịch vụ trực tuyến trên thị trường VN.

Ngày mai, Baidu dự định sẽ chính thức ra mắt dịch vụ mạng xã hội giao diện tiếng Việt mang tên Baidu Trà Đá Quán tại địa chỉ http://tieba.baidu.com.vn. Để chuẩn bị cho sự kiện ra mắt, Baidu còn thực hiện chương trình bốc thăm trúng thưởng nhằm thu hút người dùng. Tuy nhiên, trả lời Thanh Niên ngày 27.6, ông Lưu Vũ Hải, Cục trưởng Cục Quản lý phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử (Bộ Thông tin - Truyền thông) cho biết hiện cơ quan quản lý chưa nhận được hồ sơ đăng ký cũng như bất cứ thông tin nào liên quan đến việc Baidu chuẩn bị cho ra mắt mạng Baidu Trà Đá Quán.

Thực ra, Baidu hiện khai thác một số dịch vụ trực tuyến bằng tiếng Việt. Cụ thể, công ty này cung cấp dịch vụ hỏi đáp thông tin trực tuyến tại địa chỉ http://zhidao.baidu.com.vn/. Ngoài ra, tại địa chỉ http://vn.hao123.com, Baidu còn hoạt động mạng tìm kiếm, kết nối gián tiếp những trang mạng ở khắp các lĩnh vực và cung cấp nhiều dịch vụ tiện ích trực tuyến. Hơn thế nữa, trang http://vn.hao123.com còn nhận đăng ký quảng cáo. Như vậy, Baidu đang từng bước tiếp cận để khai thác thị trường internet VN ở hầu hết các dịch vụ phổ biến.

Sở hữu nhiều tên miền đuôi “.vn”

Không chỉ âm thầm tiếp cận cung cấp dịch vụ trực tuyến cho người dùng VN, Baidu còn sở hữu không ít tên miền có đuôi “.vn” và “.com.vn”. Theo tìm hiểu của Thanh Niên, thông qua nhà đăng ký là Công ty Hi-tek, Công ty Baidu đã đăng ký một số tên miền “.vn” như baidu.com.vn (đăng ký 11.4.2006); tieba.com.vn, tieba.vn (22.2.2012); hao123.com.vn, hao123.vn (13.5.2011); zhidao.vn, zhidao.com.vn, zhidao.baidu.com.vn (14.7.2011). Riêng tên miền Baidu.vn do một pháp nhân tại Hàn Quốc đăng ký từ 15.9.2010.

Liên quan đến việc Baidu sử dụng tên miền “.vn” do VN quản lý, ông Trần Minh Tân, Phó giám đốc Trung tâm internet VN (VNNIC), thuộc Bộ Thông tin - Truyền thông cho biết, việc quản lý đăng ký tên miền và việc quản lý nội dung đưa lên internet trên các tên miền này là hai vấn đề độc lập với nhau. Ông Tân cho rằng, về nguyên tắc các chủ thể khi đăng ký tên miền phải cung cấp đầy đủ thông tin liên hệ của chủ thể. Do các tên miền có thể được đăng ký để dùng ngay hoặc để bảo hộ thương hiệu nên việc các nội dung thông tin đưa lên các website sử dụng tên miền “.vn” sẽ phải tuân thủ các quy định quản lý nội dung và được hậu kiểm. Khi có vi phạm quy định pháp luật, không phân biệt là tổ chức, cá nhân trong nước hay nước ngoài đều sẽ bị xử lý. Nếu cơ quan chức năng có yêu cầu hình thức xử phạt bổ sung liên quan đến tên miền thì tên miền có thể tạm ngừng hoạt động hoặc bị thu hồi.
Baidu đang chuẩn bị ra mắt mạng xã hội tiếng Việt  
Ngoài ra, ông Tân cho biết thêm, các website không phải tên miền ".vn" mà chỉ có phần tiếp đầu ngữ “vn” (ví dụ vn.hao123.com của Baidu) là tên miền cấp cao quốc tế, không thuộc quyền quản lý của VN.

Hàng loạt cáo buộc ở Trung Quốc

Từ tháng 9 năm ngoái, một số trang mạng, diễn đàn trực tuyến VN đã râm ran về việc Baidu chuẩn bị tấn công thị trường VN. Đây cũng là điều dễ hiểu khi Baidu đang là công ty internet số 1 Trung Quốc. Vốn được thành lập từ năm 2000, Baidu nhanh chóng chuyển mình nhờ cơ hội nhiều đại gia internet nước ngoài phải rút lui hoặc hạn chế hoạt động tại Trung Quốc vì không đáp ứng một số yêu cầu kiểm duyệt của chính quyền sở tại. Đặc biệt, sau khi Google rời khỏi thị trường Trung Quốc vào năm 2010 thì Baidu càng dễ dàng giữ vững ngôi vị số 1 tại đây. Đến nay, Baidu đã trở thành tập đoàn trị giá nhiều tỉ USD và cung cấp hầu hết các dịch vụ trực tuyến giống Google, như: tìm kiếm, bản đồ, nghe nhạc, giải trí, mua sắm, truyền hình internet, mạng xã hội… Tập đoàn này đang không ngừng bành trướng sang thị trường các nước khác.

Tuy nhiên, Baidu cũng từng đối mặt không ít rắc rối trong quá trình hoạt động. Năm ngoái, Đài truyền hình trung ương Trung Quốc CCTV từng cáo buộc dịch vụ tìm kiếm của Baidu lập lờ giữa những kết quả tìm kiếm được cho là phổ biến với những kết quả được các công ty trả tiền quảng cáo, theo Bloomberg. Vì thế, một số kết quả tìm kiếm có thể dẫn đến những nơi thiếu trung thực, có cả các điểm chữa trị y tế không được cấp giấy phép. Đồng thời, CCTV còn cáo buộc Baidu không trung thực trong số lượng truy cập để thu tiền quảng cáo nhiều hơn.

Trước đó, hồi năm 2008, CCTV cũng đưa ra một số cáo buộc đối với Baidu khiến đại diện tập đoàn này phải lên tiếng xin lỗi. Ngoài ra, Baidu từng bị cáo buộc đã can thiệp, kiểm soát số một số nội dung cá nhân của người dùng dịch vụ.

Trường Sơn - Ngô Minh Trí (Thanh niên )

29.6.12

La Viện hô hào Trung Quốc thành lập đơn vị cấp sư đoàn ở Trường Sa, Hoàng Sa

Nhằm cản trở hoạt động tuần tra định kỳ đối với quần đảo Trường Sa của không quân Việt Nam, La Viện kêu gọi giới chức Trung Quốc thành lập khu vực “phân biệt không phận”, “không phận cảnh giới” và “khu vực phòng không” đối với hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa của Việt Nam

Cùng với những leo thang của Bắc Kinh trên thực địa cũng như những bóp méo, nhào nặn trong các tuyên bố ngoại giao về vấn đề biển Đông của giới chức Trung Quốc, một số học giả Trung Quốc theo đuổi chủ nghĩa dân tộc cực đoan hiếu chiến lại tiếp tục luận điệu xuyên tạc và dọa nạt các bên.

La Viện là một trong số các viên tướng học giả theo đuổi chủ nghĩa dân tộc cực đoan của Trung Quốc thường xuyên viết bài mang tính chất bóp méo sự thật, tuyên truyền sai lệch về biển Đông
La Viện, thiếu tướng, một “chuyên gia” thường xuất hiện trên các diễn đàn bình luận về biển Đông tự nhận mình là một “học giả diều hâu tỉnh táo” của Trung Quốc vừa kêu gọi nước này thành lập 1 đơn vị quân sự tương đương cấp sư đoàn trực thuộc cái gọi là “thành phố Tam Sa”.

La Viện vu khống Việt Nam "gây hấn”

Bắt đầu từ ngày 21/6, chính phủ Trung Quốc tuyên bố thành lập cái gọi là “thành phố Tam Sa” trực thuộc tỉnh Hải Nam quản lý (phi lý, phi pháp và vô hiệu) đối với hai quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa của Việt Nam, một động thái leo thang bất chấp mọi quy định của luật pháp quốc tế và công luận.

Khúc Tinh, Viện trưởng viện Nghiên cứu các vấn đề quốc tế Trung Quốc nhận định, động thái thành lập cái gọi là “thành phố Tam Sa” của Trung Quốc là nhằm phản ứng với việc Quốc hội Việt Nam thông qua Luật Biển - một kiểu phản ứng hết sức phi lý, phi pháp bất chấp mọi thông lệ và luật pháp quốc tế - PV.

Khúc Tinh: Trung Quốc thành lập (cái gọi là) thành phố Tam Sa nhằm có cớ rót tiền đầu tư (trái phép, vô hiệu) cho việc xây dựng (trộm) cơ sở vật chất tại một số đảo, đá ở hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa (thuộc chủ quyền Việt Nam)
Tuy nhiên, cũng theo Khúc Tinh, việc nâng cấp quản lý từ Văn phòng lên thành phố chẳng qua chỉ là cái cớ để Bắc Kinh rót tiền của nhiều hơn cho các hoạt động (trái phép, vi phạm chủ quyền Việt Nam) của Trung Quốc ở hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa (của Việt Nam) mà thôi.

Cái gọi là “gây hấn” mà La Viện hoặc không hiểu tí gì về ý nghĩa của từ này, hoặc hiểu và cố tình chụp mũ cho Việt Nam khi ông ta cố tình xuyên tạc 2 sự kiện vốn dĩ là công việc nội bộ của Việt Nam, hoàn toàn không liên quan, không dây dưa gì đến Trung Quốc: "Không quân Việt Nam thị sát quần đảo Trường Sa và Quốc hội Việt Nam thông qua Luật Biển thành "hành động gây hấn"- La Viện nói.

La Viện khuyến cáo giới chức Trung Quốc, ngoài việc gây sức ép về mặt ngoại giao đối với Việt Nam, đồng thời Bắc Kinh cũng cần có sự chuẩn bị về mặt quân sự.

Theo đó, viên thiếu tướng này đề xuất các chiến đấu cơ, chiến hạm Trung Quốc phải thực hiện cái gọi là hoạt động tuần tra cảnh giới không định kỳ trên biển Đông nhằm ứng phó với hoạt động của quân đội Việt Nam – tuần tra vùng biển và quần đảo chủ quyền hoàn toàn chính đáng, hợp pháp và hợp lý của mình – PV.

Thành lập một đơn vị cấp sư đoàn (phi lý, phi pháp, vô hiệu) thuộc cái gọi là “Tam Sa”

La Viện cho rằng cần thiết phải thành lập một đơn vị quân sự cấp sư đoàn trực thuộc cái gọi là thành phố Tam Sa và coi đó như một tiêu chí quan trọng của nền quốc phòng Trung Quốc.

Nhằm cản trở hoạt động tuần tra định kỳ đối với quần đảo Trường Sa của quân đội Việt Nam, La Viện kêu gọi giới chức Trung Quốc thành lập khu vực “phân biệt không phận”, “không phận cảnh giới” và “khu vực phòng không” đối với hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa của Việt Nam mà Bắc Kinh cứ khăng khăng nhận vơ là của mình.

Viên thiếu tướng này còn đưa ra ý tưởng yêu cầu giới chức Trung Quốc phải vạch rõ các đường hàng hải quốc tế chạy qua biển Đông để tàu thuyền nước ngoài có thể đi lại dễ dàng theo Công ước biển Liên Hợp Quốc, một động thái dễ hiểu rằng Bắc Kinh muốn tránh mặt Mỹ trên biển Đông.
Mỹ là đối tượng số 1 khiến Trung Quốc phải e dè và cân nhắc trước khi leo thang trên biển Đông, nhưng dường như có những lúc lòng tham của Bắc Kinh lớn hơn cả sự sợ hãi
Ngoài ra La Viện đề xuất thêm quân đội Trung Quốc cần tăng cương củng cố và đầu tư thêm cho sân bay quân sự, căn cứ hải quân mà Trung Quốc xây dựng trái phép trên đảo Phú Lâm trong quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền Việt Nam.

Cùng với những gì Trung Quốc đang nói và làm một cách phi pháp, hung hăng, táo tợn trên biển Đông, những bình luận mang tính chất bịa đặt, bóp méo sự thật và quy chụp cho các nước khác của La Viện và một số học giả Trung Quốc là điều hết sức đáng lên án, vạch trần trước công luận.

Dư luận quốc tế, khu vực cần đẩy mạnh hoạt động đấu tranh truyền thông nhằm vạch trần những âm mưu của nhóm học giả như La Viện phục vụ cho ý đồ bành trướng, độc chiếm biển Đông của Bắc Kinh bởi nếu không Trung Quốc, truyền thông và học giả nước này sẽ càng được đà lấn tới, dư luận sẽ rất dễ bị tiêm nhiễm và hiểu nhầm. 

************
Trả lời trên báo Tuổi Trẻ, TS Trần Công Trục, nguyên trưởng Ban biên giới Chính phủ cho biết:

Chúng ta đều rất bức xúc và bất bình trước hành động gọi thầu đến chín lô dầu khí, nằm ngay trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam.

TS Trần Công Trục, nguyên trưởng Ban biên giới Chính phủ
Phải nhìn nhận lại cách đi của Trung Quốc trong chiến lược xâm chiếm biển Đông mà họ đã bắt đầu từ khá lâu. Họ đã tiến hành một cách đồng bộ, trên mọi phương diện. Ví dụ ở phương diện quân sự, họ dùng lực lượng vũ trang để đánh chiếm các đảo của chúng ta vào các năm 1956, 1974, 1988, 1995 và gần đây đưa tàu quân sự và bán vũ trang vào bãi cạn Scarborough.

Song song là mặt trận pháp lý, họ tính toán các bước như các tuyên bố của Chính phủ, Bộ Ngoại giao Trung Quốc và dần dần đưa các luật lệ, ví dụ ra tuyên bố về lãnh hải, đưa luật về đường cơ sở, luật về vùng đặc quyền kinh tế... nhằm hợp pháp hóa các hành vi của họ. 

Thứ ba, họ dùng tuyên truyền dư luận, đưa ra các bản đồ, từ bản đồ không chính thức như đường lưỡi bò do một công dân Đài Loan vẽ năm 1946 để dần sử dụng chính thức. Ngoài ra, Trung Quốc còn tiến hành rất nhiều hoạt động địa chất, khoa học để giành chủ quyền các đảo và quần đảo.

Bên cạnh đó, tại các hội nghị ngoại giao, họ luôn nói Trung Quốc thiện chí và kêu gọi các bên không có hành động gây phức tạp nhưng trên thực tế họ làm ngược lại.

* Trong bối cảnh đó, ông bình luận như thế nào về việc Trung Quốc mời thầu chín lô dầu khí trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam?

- Đây là một bước đi cực kỳ nguy hiểm, đáng quan tâm, không thể chỉ cho đây là “đòn gió” mà thực chất là bước đi cụ thể, nguy hiểm của Trung Quốc. Rõ ràng việc này đúng bài bản của họ. 

Trên vùng biển Đông, các đảo có vai trò quan trọng về chiến lược, vị trí... nhưng chính phạm vi thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế mới đem lại lợi ích và thu nhập cho các quốc gia. Bây giờ họ muốn lôi kéo các công ty nước ngoài nhảy vào đây khai thác. 

Trong khi chủ trương của họ là có tranh chấp mà chưa giải quyết được thì cùng nhau khai thác, tức là không được khai thác đơn phương hoặc khai thác với bên thứ ba nào. Việc gắn hành động này với việc chúng ta ra Luật biển chỉ là cớ, vì chúng ta xây dựng và cho ra đời Luật biển là thủ tục pháp lý bình thường với một quốc gia có biển như chúng ta. 

Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển 1982 (UNCLOS) đã quy định các quốc gia có biển phải nội luật hóa luật biển.

* Vậy nội dung của Luật biển Việt Nam hoàn toàn phù hợp với UNCLOS?

Bản đồ vị trí Trung Quốc mời thầu khai thác dầu khí trên vùng biển VN - Đồ họa: N.Khanh
- Tôi tham gia xây dựng Luật biển từ những ngày đầu và có thể khẳng định nội dung và quy định của Luật biển Việt Nam hoàn toàn phù hợp với công ước đó. Tất nhiên, tham gia UNCLOS là chúng ta chấp hành đầy đủ, nhưng công ước mang tính chất định hướng, nguyên tắc để các quốc gia thành viên áp dụng với tình hình của mình, và các quốc gia phải nội luật hóa cho phù hợp với điều kiện của mỗi nước là điều bình thường và các quốc gia đều phải làm như vậy.

Bên cạnh việc phù hợp hoàn toàn với UNCLOS, Luật biển của chúng ta còn là sự tổng hợp của các văn bản mà chúng ta đã ban hành từ nhiều thập kỷ trước về đường cơ sở, nghị định cho các tàu thuyền qua lại, đánh bắt hải sản... Mục đích của Trung Quốc là biến vùng biển không có tranh chấp thành vùng biển có tranh chấp. Đây là bước đi nguy hiểm mà họ sẽ thực hiện cho đến cùng nếu chúng ta không có những tiếng nói mạnh mẽ.

* Theo kinh nghiệm và quan sát của ông, đã từng có tiền lệ một quốc gia đem dự án nằm trên thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của nước khác ra để mời thầu chưa?

- Tôi chưa thấy bao giờ. Thậm chí cả với vùng chồng lấn mà chưa phân định thì tôi cũng chưa thấy ai thực hiện điều ngang ngược như vậy. Với các công ty dầu khí có uy tín, khi hoạt động trên biển, họ nghiên cứu rất kỹ luật quốc tế và luật các nước liên quan nên họ cũng hiểu vùng nào thuộc ai và hiểu tình trạng tranh chấp. Nguồn: Báo Tuổi Trẻ online


Theo báo Giáo Dục Việt Nam"

26.6.12

Phản ứng của Việt Nam và các nước về việc Trung Quốc lập thành phố Tam Sa

Không bao lâu sau khi Quốc hội Việt Nam thông qua Luật Biển hôm thứ 5 (21/6), phía Trung Quốc liên tiếp có những động thái gây hấn để phản đối luật biển của Việt Nam, bằng việc tuyên bố thành lập cái gọi là “Thành phố Tam Sa”(trước đó, quyết định thành lập Tam Sa từng châm ngòi cho các vụ biểu tình tại Việt Nam năm 2007). Đồng thời, Tờ Hoàn Cầu thời báo của Trung Quốc vừa tung ra một chiêu hiểm mới, mở game “hành động liên hợp Nam Hải (biển Đông)”. Nguy hiểm ở chỗ, bằng hình thức game online, Hoàn Cầu thời báo đang tiêm nhiễm vào nhận thức của một bộ phận người chơi về những cái gọi là “chủ quyền” của Trung Quốc ở biển Đông, quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa với nhiều lời lẽ mang tính kích động thù hằn dân tộc. 


Phản ứng từ phía Việt Nam 

Với việc làm ngang ngược của Quốc vụ viện Trung Quốc khi phê chuẩn thành lập cái gọi là “thành phố Tam Sa” thuộc tỉnh Hải Nam trực tiếp quản lý ba quần đảo, trong đó gồm cả Hoàng Sa, Trường Sa, lãnh thổ bất khả xâm phạm của Việt Nam, là không đúng với các phương châm "16 chữ vàng" mà phía Trung Quốc thường trang trọng nhắc đến mỗi khi cần nói đến mối quan hệ Việt  - Trung. Việc làm ngang ngược này đã trực tiếp làm hoen ố những “chữ vàng” thường được lãnh đạo Trung Quốc nhắc nhở và khó tránh được sự phê phán của dư luận thế giới. Thái độ ngoại giao mềm mỏng một đằng, việc làm độc đoán một nẻo của các lãnh đạo Trung Quốc trong trường hợp này chính là "Xảo ngôn, lệnh sắc, tiển hỉ nhân”.
Quân dân huyện đảo Trường Sa luôn đoàn kết, vượt mọi gian khó, bảo vệ chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc
Từ Hà Nội, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lương Thanh Nghị nhấn mạnh việc Quốc hội Việt Nam thông qua Luật Biển Việt Nam là một hoạt động lập pháp bình thường nhằm hoàn thiện khuôn khổ pháp lý của Việt Nam...Đáng tiếc là Trung Quốc đã có những chỉ trích vô lý đối với việc làm chính đáng của Việt Nam. Nghiêm trọng hơn là Trung Quốc đã phê chuẩn thành lập "thành phố Tam Sa” với phạm vi quản lý bao gồm cả hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam. Việt Nam kiên quyết bác bỏ sự chỉ trích vô lý của phía Trung Quốc; đồng thời phản đối mạnh mẽ việc Trung Quốc thành lập cái gọi là "thành phố Tam Sa”. 

Phản ứng từ các nước khác 

Trang mạng của nhật báo kinh tế Sankei Shimbun dẫn lời ông Rommel C. Banlaoi – Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Khủng bố, Bạo lực và Hòa bình (PIPVTR) của Philippines: đã chỉ trích Trung Quốc thành lập cái gọi là 'thành phố Tam Sa'. Trung Quốc không đếm xỉa luật biển quốc tế, trong đó chỉ rõ quyền lợi và quy định liên quan đến vấn đề hải phận; càng khiến khu vực căng thẳng, đi ngược chủ trương giải quyết hòa bình các vấn đề chủ quyền. 

Tranh cãi chủ quyền ở biển Đông chưa tìm ra hướng giải quyết bởi nhiều nguyên nhân. Giáo sư danh dự Paul Dibb thuộc ĐH Quốc gia Australia nhận định: “Vấn đề chính là ở chỗ Trung Quốc không thừa nhận luật biển quốc tế”. 

Ngoài ra, ông Dibb lưu ý là trong mối quan hệ giữa Trung Quốc với các nước liên quan, Bắc Kinh chưa từng ký kết hiệp định đề phòng sự cố trên không và trên biển giống như Liên Xô ký năm 1972 và Trung Quốc cũng không tỏ ra quan tâm đến vấn đề này. 

Bạch Dương 

22.6.12

Việt Nam không có 'vùng cấm' báo chí?

Một cựu bộ trưởng truyền thông vừa tuyên bố rằng Việt Nam không cấm báo chí đưa tin mà chỉ có báo chí 'sợ không dám vào' một số lĩnh vực.

Ông Lê Doãn Hợp, người là Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông Việt Nam nhiệm kỳ 2007-2011, nói với trang tin VietnamNet của bộ này hôm 21/6:

"Tôi xin khẳng định ngay là không có vùng cấm nào [đối với báo chí], chỉ có báo chí ngại không vào mà thành vùng cấm.

Ông Lê Doãn Hợp có những phát biểu cấp tiến hơn
 so với khi ông còn tại chức 
"Báo chí, nếu phản ánh đúng, bản thân cái đúng tự bảo vệ mình."

Ông Hợp được biết tới với tuyên bố mà người ta gọi là báo chí "lề phải", ý chỉ báo chí nhà nước và "lề trái", tức các báo chỉ trích chính quyền.

Tuy nhiên bản thân ông nói phóng viên đã trích dẫn sai lời nói của ông, vốn ông có ý nói rằng báo chí cần tuân thủ pháp luật cũng như các phương tiện giao thông trên đường phải đi phía bên phải.
Trong phỏng vấn đăng đúng ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam, ông Hợp cũng nói:

"Hãy nhớ rằng tiêu cực luôn sợ báo chí.

"Một thiết chế chính trị mà báo chí đủ uy trước tiêu cực là thiết chế chính trị tuyệt vời.
"Mà để làm được điều đó, báo chí chỉ có cách làm tốt công tác phản biện."

Bản thân ông Hợp nói chính ông đã cùng các đồng nghiệp "đưa hai chữ "phản biện" vào Nghị quyết 11 [của Đảng Cộng sản]" và ông có cảm giác "lâng lâng " khi đạt được điều này.

Tuyên truyền đường lối

Những tuyên bố của ông Hợp có vẻ thẳng thắn và lý tưởng hơn so với thời ông còn làm bộ trưởng.
Người thay thế ông Hợp, ông Nguyễn Bắc Son, có những phát biểu nặng về đường lối chính sách hơn nhiều.

Trong cuộc giao lưu trực tuyến hôm 12/6, ông Son nói trong phần phát biểu trước khi trả lời câu hỏi của người theo dõi:
Hai phóng viên VOV bị hành hung tại Văn Giang khi đến đưa tin 
"Có thể nói, báo chí cách mạng đã khẳng định vai trò, hoàn thành tốt nhiệm vụ là phương tiện thông tin truyền thông thiết yếu, tuyên truyền đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước."

Ông Son không nhắc gì tới vai trò "phản biện" hay "giám định" mà ông Hợp đề cập tới trong phỏng vấn với VietnamNet.

Vị bộ trưởng đương quyền không nhắc gì tới chuyện người dân có thể làm gì với báo chí ngoại trừ khẳng định Việt Nam "không có báo tư nhân".

Phóng viên Nguyễn Hùng của BBC nói rằng chỉ có tại những nước đang phát triển người ta mới công khai tuyên bố truyền thông phục vụ chính quyền thay vì người dân.

Anh nói các nước tư bản phát triển có cách gây ảnh hưởng tới báo chí tinh vi và tế nhị hơn nhiều.
Họ cũng cho phép người dân sở hữu báo chí và coi đây là diễn đàn của công chúng chứ không phải của chính quyền, phóng viên BBC nói.

Việt Nam cũng bị cáo buộc tăng cường trấn áp báo chí và thế giới mạng trong vài năm gần đây.
Một tổ chức bảo vệ báo chí tây phương thậm chí liệt Việt Nam vào danh sách các nước mà họ gọi là "kẻ thù của internet".

BBC


21.6.12

Campuchia bàn giao 2 ngôi làng biên giới cho Việt Nam

Việc bàn giao này dựa trên hiệp ước bổ sung 2005 để đi kèm Hiệp ước Phân định Biên giới Quốc gia giữa hai nước.

Đài tiếng nói Hoa Kỳ (VOA) và hãng thông tấn BBC (Anh) đã dẫn lại các thông tin từ báo Phnom Penh Post của Campuchia, theo đó Campuchia sẽ bàn giao hai ngôi làng biên giới cho Việt Nam theo một hiệp ước ký kết gần đây giữa hai nước.

Sau đây là  2 bài viết của VOA và BBC

***

VOA: Campuchia sắp nhượng 2 ngôi làng cho Việt Nam

Tờ Phnom Penh Post ngày 18/6 đưa tin một Bộ trưởng cao cấp của Campuchia loan báo Campuchia sẽ phải nhượng hai ngôi làng biên giới cho Việt Nam nếu muốn giữ lại 2 ngôi làng khác.

Bộ trưởng cao cấp phụ trách Ủy ban Biên giới Campuchia, ông Va Kimhong, cho biết chính phủ Campuchia sẽ phải thỏa hiệp với Việt Nam để giữ được hai ngôi làng khác là Thlock Trach và Anlung Chrey (thuộc huyện Ponhea Krek, tỉnh Kampong Cham) trong khuôn khổ tiến trình phân định biên giới giữa hai nước.

Ông Kimhong nói Campuchia giữ được hai ngôi làng vừa kể nhưng bắt buộc phải tìm bất kỳ khu vực nào trong tỉnh Kampong Cham để trao lại cho phía Việt Nam theo điều mà ông mô tả là một sự thỏa hiệp.


Tuy nhiên, ông Kimhong không nêu tên cụ thể hai ngôi làng phải trao cho Việt Nam.

Năm ngoái, chính phủ Campuchia loan báo tăng tốc tiến trình phân định biên giới với Việt Nam và Lào.

Cáo buộc về việc Việt Nam lấn chiếm đất là đề tài gây phẫn nộ mạnh mẽ tại vương quốc Campuchia. Đảng đối lập của nước này có tên là Sam Rainsy cho rằng chính phủ của ông Hun Sen để mất đất cho Việt Nam.

Lãnh tụ đảng Sam Rainsy hiện đang sống lưu vong ở Pháp sau khi bị Campuchia tuyên án hơn chục năm tù vì nhổ bỏ 1 cột mốc biên giới và phổ biến một bản đồ Google chứng minh cho lời tố cáo rằng Việt Nam lấn đất của Campuchia. 

Ông Yim Sovann, phát ngôn nhân của đảng Sam Rainsy nói đòi hỏi của Việt Nam về đất đai dựa trên một hiệp ước bổ sung không thể chấp nhận.

Hiệp ước 2005 bổ sung cho Hiệp ước 1985 về Phân định Biên giới Quốc gia giữa Việt Nam với Campuchia

Nguồn: The Phnom Penh Post, Khmerization.blogspot.com, Cambodia.org

***
BBC: Campuchia 'sẽ mất hai làng cho VN'

Một bộ trưởng cao cấp của Campuchia nói rằng nước này sẽ phải cắt hai làng biên giới để trao cho Việt Nam trong đàm phán biên giới, báo Phnom Penh Post đưa tin.

Ông Va Kimhong, bộ trưởng cao cấp phụ trách Ủy ban Biên giới Campuchia, được dẫn lời nói Phnom Penh sẽ phải thỏa hiệp để giữ được hai làng khác, Thlock Trach và Anlung Chrey tại huyện Ponhea Krek ở tỉnh Kampong Cham.

Ông Kimhong nói: "Chúng ta vẫn giữ cả hai ngôi làng nhưng chúng ta có nghĩa vụ phải tìm bất kỳ vùng nào ở Kampong Cham để đền cho Việt Nam.

"Đó là điều chúng tôi gọi là thỏa hiệp."

Theo Phnom Penh Post, chính phủ của Thủ tướng Hun Sen trong năm ngoái đã tuyên bố đẩy nhanh quá trình phân định biên giới với Việt Nam, vốn bắt đầu từ năm 1985, sáu năm sau khi Việt Nam đánh đổ Khmer Rouge.

Chính phủ của ông Hun Sen bị đối lập cáo buộc để mất đất vào tay Việt Nam  
Nhật báo bằng tiếng Anh này nói ông Va Kimhong không nói rõ những làng nào sẽ được trao cho Việt Nam để giữ hai ngôi làng hiện nay trong đó có Anlung Chrey, quê của Chủ tịch Quốc hội Heng Samrin.

Tờ báo cũng trích lời ông Sean Penh Se, chủ tịch của liên minh các tổ chức phi chính phủ mang tên Ủy ban Biên giới Campuchia, nói rằng chính phủ cần tham khảo ý kiến của những người sẽ mất đất nếu không sự hoán đổi của họ là không chấp nhận được.

Hiệp ước bổ sung

Cáo buộc Việt Nam lấn chiếm đất của Campuchia gây bức xúc lớn tại nước này và là vấn đề bản lề trong tranh cử của đảng đối lập Sam Rainsy.

Lãnh đạo đảng này hiện đang sống lưu vong ở Pháp sau khi nhận án tù hơn mười năm ở Campuchia vì nhổ một cột mốc biên giới và công bố bản đồ Google để chứng minh cho điều ông gọi là sự lấn chiếm của Việt Nam.

Phát ngôn viên của Sam Rainsy, ông Yim Sovann, được dẫn lời nói đòi hỏi lãnh thổ của Việt Nam dựa trên hiệp ước bổ sung 2005 để đi kèm Hiệp ước Phân định Biên giới Quốc gia giữa hai nước.

Tuy nhiên ông Sovann nói đảng của ông không chấp nhận hiệp ước 2005 và riêng tên của hai ngôi làng Thlock Trach và Anlung Chrey đã cho thấy các làng này thuộc về Campuchia.

Hai cư dân của làng lân cận với hai ngôi làng tranh chấp nói lính Việt Nam dùng hai làng làm nơi ẩn náu trong cuộc chiến Việt Nam.

Theo VOA & BBC


Việt Nam - Campuchia vẫn vướng mắc biên giới

Ngày 2/4/2012, Thủ tướng Việt Nam và Campuchia có cuộc hội đàm song phương ở Phnom Penh, nhân dịp đoàn Việt Nam đến dự Hội nghị Cấp cao ASEAN.

Truyền thông Việt Nam cho hay trong cuộc gặp, ông Nguyễn Tấn Dũng và ông Hun Sen "nhất trí tiếp tục triển khai các thỏa thuận đã đạt được, tập trung tháo gỡ một số vướng mắc tồn tại nhằm đẩy nhanh việc hoàn thành phân giới cắm mốc".

Biên giới giữa hai quốc gia trở thành một vấn đề chính trị tại Campuchia từ sau khi Việt Nam rút quân, dẫn tới cuộc tổng tuyển cử năm 1993 do Liên Hiệp Quốc bảo trợ.

Tranh cãi

Trong giai đoạn chính phủ Cộng hòa Nhân dân Campuchia (1979-1993) cầm quyền sau khi Việt Nam tiến vào lật đổ Khmer Đỏ, Campuchia và Việt Nam ký ba thỏa thuận biên giới chính.

Năm 1982, ông Hun Sen, khi đó là Bộ trưởng Ngoại giao Campuchia, cùng Ngoại trưởng Việt Nam Nguyễn Cơ Thạch, ký Hiệp định về Vùng nước lịch sử. Theo đó, vùng nước nằm giữa bờ biển tỉnh Kiên Giang, đảo Phú Quốc đến quần đảo Thổ Chu của Việt Nam và bờ biển tỉnh Kampot đến nhóm đảo Poulo Wai của Campuchia là vùng nước lịch sử của hai nước.

Trong hai năm 1983 và 1985, hai nước ký hai hiệp ước về quy chế biên giới, đáng chú ý là nguyên tắc biên giới hai nước "là đường biên giới hiện tại, được thể hiện trên bản đồ tỷ lệ 1/100.000 của Sở Địa dư Đông Dương thông dụng trước năm 1954 hoặc gần năm 1954 nhất".

Tuy vậy, từ sau bầu cử đa đảng lần đầu năm 1993, các đảng như Funcinpec, Đảng Sam Rainsy, bác bỏ mọi hiệp định biên giới mà chính phủ Cộng hòa Nhân dân Campuchia (1979-1993) đã ký với Việt Nam với lý do đây chỉ là vệ tinh của Việt Nam và nhà nước này đã không được Liên Hiệp Quốc thừa nhận.

Năm 1996, Quốc vương Sihanouk cáo buộc Việt Nam xâm phạm lãnh thổ bằng cách lấn mốc giới vào tỉnh Svay Rieng 300 đến 400 mét.

Tháng Tư năm đó, phái đoàn của Thủ tướng Võ Văn Kiệt đến Phnom Penh, bàn việc biên giới với hai đồng thủ tướng Ranarridh và Hun Sen.

Ông Kiệt đề nghị lập cơ chế chính thức để giải quyết, nhưng Campuchia bác bỏ.

Trong chiến dịch tranh cử năm 1998, Hoàng thân Ranariddh cáo buộc ông Hun Sen là lờ đi những vi phạm của Việt Nam. Đến cuộc bầu cử kế tiếp năm 2003, Đảng Sam Rainsy lại chỉ trích Hun Sen là nhượng bộ Hà Nội về biên giới.

Trước sức ép trong nước, Campuchia - nay dưới sự lãnh đạo của ông Hun Sen - ký với Việt Nam Hiệp ước bổ sung về biên giới quốc gia năm 2005.

Hiệp ước này đã có tác dụng giảm bớt căng thẳng từ vấn đề biên giới.

Tuy vậy, vẫn có chỉ trích, ví dụ từ Đảng Sam Rainsy nói ban lãnh đạo Campuchia hiện thời đã không làm gì để ngăn chặn tình trạng "mất đất".

Việt Nam cho biết, đến nay hai nước mới chỉ phân giới được 200 km trong tổng số 1.137 km đường biên giới.

Chỉ có 72 mốc được cắm trong tổng số 322 mốc giới dự kiến.

Theo BBC

4.6.12

Mỹ sẽ sớm bán vũ khí cho Việt Nam ?

Thượng nghị sỹ John McCain nói quá trình thương thảo về bán vũ khí sát thương cho Việt Nam đang diễn ra 'một cách tích cực'.
Nói chuyện với BBC tại diễn đàn an ninh khu vực Đối thoại Shangri-La, ông McCain bày tỏ lạc quan, rằng ông hài lòng về sự phát triển "quan hệ giữa Hoa Kỳ và Việt Nam".
"Việc này [bán vũ khí] phụ thuộc vào loại vũ khí gì. Có những loại vũ khí mà chúng tôi cho rằng Việt Nam không cần thiết phải có."
Tuy nhiên ông nói một số loại vũ khí khác "có thể đàm phán được" và hai bên đang trong quá trình thương thảo.
Hai thượng nghị sỹ, đặc biệt là ông John McCain, có mối quan tâm lớn tới Việt Nam  
"Đây là chủ đề mà tôi cho là hai nước có thể giải quyết một cách tích cực".
Ông John McCain được cho là thành viên có ảnh hưởng trong Ủy ban Quân vụ của Thượng viện Hoa Kỳ.
Nhân vật từng là ứng viên tổng thống của Đảng Cộng hòa cũng có nhiều duyên nợ với Việt Nam. Ông từng tham chiến ở Việt Nam và bị cầm tù sau khi máy bay của ông bị bắn hạ trên bầu trời Hà Nội.
Năm 1994, Mỹ đã bỏ cấm vận kinh tế với Việt Nam, nhưng vẫn cấm bán các loại vũ khí sát thương cho quốc gia cựu thù.
Để dỡ bỏ lệnh cấm vận này, Washington đòi hỏi Hà Nội thực hiện một số điểm, trong đó có chủ đề nhân quyền.

Có sự chuyển dịch?

Trong tuần này, tại Malaysia ông McCain vẫn còn giữ quan điểm là "chúng tôi mong đợi có tiến bộ về nhân quyền" ở Việt Nam.
"Chúng tôi mong đợi tiến bộ chứ không phải là thay đổi tức thì."
"Vấn đề đó [quyền con người] phải được chính quyền Việt Nam xem xét nghiêm túc hơn."
Tuy nhiên trong bối cảnh đang có cuộc chạy đua mua vũ khí ở khu vực, và Việt Nam trở thành quốc gia mua vũ khí thuộc loại nhiều nhất từ Nga, dường như đang có sự chuyển dịch trong khía cạnh nhạy cảm này của quan hệ song phương Mỹ-Việt.
Chuyên gia về quốc phòng khu vực Andrei Chang, chủ biên tạp chí quốc phòng Kanwa, nói lệnh cấm vận vũ khí sát thương của Mỹ đã "lỗi thời".
"Trong tình hình hiện nay, tôi cho là nó sẽ sớm được dỡ bỏ."
Trong khi đó, Giáo sư Carlyle Thayer, chuyên gia về Việt Nam tại Canberra, Úc châu, thì dự đoán "Hoa Kỳ sẽ không dỡ bỏ các hạn chế về bán vũ khí sát thương và một số loại vũ khí khác cho Việt Nam chừng nào Hà Nội chưa đưa ra cải thiện về nhân quyền".
Mới đây, bên lề cuộc họp Quốc hội tại Hà Nội, Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Phùng Quang Thanh nói với báo giới trong nước rằng Việt Nam vẫn đang kiến nghị bỏ lệnh cấm vận vũ khí sát thương.
Ông Thanh cũng nói, tuy vậy, nhu cầu mua vũ khí từ Mỹ không nhiều vì khả năng tài chính của Việt Nam còn hạn chế. Hà Nội chủ yếu mong muốn mua linh kiện,khí tài để bảo dưỡng và tiếp tục sử dụng các vũ khí thu được từ thời chiến.
Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Leon Panetta sẽ có chuyến thăm chính thức Việt Nam hai ngày ngay sau khi tham dự diễn đàn an ninh ở Singapore.
Tuy không tháp tùng ông Panetta sang Việt Nam, nhưng ông McCain, người đã thăm Việt Nam nhiều lần, nói quan hệ hai bên trong nhiều lĩnh vực kể cả quốc phòng đang "tiến triển tích cực".
Bản thân Bộ trưởng Panetta nói chuyến thăm của ông sẽ thúc đẩy và cụ thể hóa Bản ghi nhớ về hợp tác quốc phòng mà Hoa Kỳ và Việt Nam ký kết từ năm 2010.

BBC

30.5.12

Cảnh sát Việt Nam thu giữ xác ba con hổ

Cảnh sát Việt Nam hôm thứ Ba nói đã thu giữ được xác của ba con hổ sau một cuộc đọ súng với những kẻ buôn lậu ở tỉnh miền Trung, Nghệ An, theo truyền thông trong nước.
Cảnh sát nói ba con hổ đã bị xẻ thịt, ướp lạnh được vận chuyển trên một xe hơi và đang trên đường vận chuyển đi tiêu thụ tới Hà Nội vào chiều 28/5 theo giờ địa phương.
Xác ba con hổ ở tỉnh Nghệ An đã bị giới buôn lậu
 xẻ thịt, ướp đá trước khi bị thu giữ
Ba con hổ có trọng lượng khoảng 320 kg đã được phát hiện sau một cuộc rượt đuổi của cảnh sát mà trong đó những kẻ buôn lậu được tường thuật đã nổ súng chống cự trong lúc tháo chạy.
Cảnh sát nói đã bắt được một người đàn ông trong số những người vận chuyển, người này khai rằng "có nhiệm vụ áp tải số hàng trên cho một người không quen biết," theo tờ Tuổi tre Online.
Tờ VnExpress tường trình người đàn ông này đã bị bắt cùng chiếc xe hơi chở xác ba con hổ, sau khi hai "đồng phạm" bỏ chạy, khai rằng người này "được một người đàn ông thuê chở thịt lợn rừng từ Hà Tĩnh ra huyện Quỳnh Lưu nhưng không ngờ số hàng đó lại là hổ".
"Chúng tôi đã bắt giữ tài xế lái chiếc xe, nhưng đồng phạm của người này đã bỏ chạy sau khi nổ súng vào chúng tôi," ông Trần Hữu Hồng, lãnh đạo cơ quan cảnh sát môi trường tỉnh Nghệ An được hãng tin Pháp AFP trích thuật nói.
"Chúng tôi sẽ khám nghiệm xác ba con hổ để xác định nguồn gốc của chúng," quan chức cảnh sát này nói với AFP.
'Nguy cơ xóa sổ'
Hiện còn chưa tới 50 con hổ được cho là còn sống ở các khu vực rừng hoang dã ở vùng xa trên khắp lãnh thổ Vệt Nam, nhưng dân số hổ ít ỏi này đang bị những kẻ đi săn và buôn lậu triệt bỏ.
Khoảng 120 con hổ đã bị bắt giữ, theo thống kê chính thức được hãng tin Pháp trích dẫn.
Trên khắp thế giới, một số lượng ít ỏi khoảng 3.200 con vật cùng họ với loài hổ còn sống sót trong hoang dã nhưng đang bị lùng sục, săn bắt để lấy da, xương và các bộ phận cơ thể khác làm thuốc cổ truyền Trung Quốc.
Một dự đoán do tổ chức Quỹ động vật hoang dã (WWF) công bố năm 2010 cho rằng loài hổ sẽ bị tuyệt chủng trong vòng 10 năm, nếu không được bảo vệ tốt hơn.
Hãng AFP cho hay Bộ tài nguyên và môi trường của Việt Nam đang soạn thảo một chương trình quốc gia mới nhằm bảo tồn loài thú hoang dã đang có nguy cơ bị xóa sổ rất cao này.
BBC 

29.5.12

Thiếu nữ Việt - những cảnh khó tưởng tượng ra (p.7)

Hành động kỳ quặc, cố ý lộ hàng... những trò lố của thiếu nữ Việt dường như không có giới hạn.
 Thiếu nữ và điếu cày.
Diễn xiếc trên phố.
 To quá!
Tác dụng không ngờ của áo lót.
 Chết ngạt 
Nỗi đau học đường.
 Đầy vẻ chuyên nghiệp.
Thiếu nữ ngủ trưa.
Có gì hay mà khoe?
Miễn bình luận!
Nỗi đau học đường.
ĐVO

27.5.12

Nữ cảnh sát đặc nhiệm đầu tiên của Việt Nam

32 nữ cảnh sát đặc nhiệm đang gây chú ý lớn của dư luận. Họ là những cô gái đã tốt nghiệp trường trung cấp cảnh sát, đang rèn luyện để trở thành thành viên của trung đội nữ cảnh sát đặc nhiệm đầu tiên Việt Nam
Lần đầu tiên Việt Nam có một trung đội đặc nhiệm nữ. Họ là những cô gái xinh đẹp,  trẻ trung thu hút mọi ánh nhìn của mọi người

Họ phải là những cảnh sát đặc nhiệm thực thụ, phải nắm vững tất cả kỹ chiến thuật tác chiến như nam nên tất cả bài huấn luyện phải trải qua hết.
32 cô gái của trung đội cảnh sát đặc nhiệm được tuyển chọn ngay từ đầu vào cách đây hai năm tại Trường trung cấp Cảnh sát vũ trang.
Từ những hình thức tập luyện gian khổ cho đến những lần sinh hoạt đông vui, đều thu hút người xem
Các cô gái trong đội đặc nhiệm nữ toàn là những thiếu nữ trẻ trung, xinh đẹp.

Sau khóa huấn luyện chín tháng, tùy vào năng khiếu của từng người sẽ được điều vào các tổ tác chiến cho phù hợp
32 nữ cảnh sát đặc nhiệm phải trải qua một quá trình luyện tập gian khổ như những nam đặc nhiệm khác.
Bài thực hành bài huấn luyện kỹ thuật xuống dây chiến thuật ở một tòa nhà năm tầng cao gần 30m.
Những bài thể dục, võ thuật đòi hỏi sức khỏe tốt, sự dẻo dai, những bài tập huấn với độ cao và tư thế nguy hiểm, thực hành chống khủng bố, báo động giữa trưa nắng hay đêm khuya… đều có trong chương trình tập luyện của các nữ cảnh sát đặc nhiệm ấy.
Những động tác mạnh mẽ, dứt khoát, đầy uy lực của các cô gái đã khiến người xem nể phục
Hình ảnh những nữ đặc nhiệm tương lai dũng cảm, biểu tượng của sự bình yên, sự hy sinh đã làm mọi người ngưỡng mộ
Không chỉ hút hồn mọi người bằng sự mạnh mẽ trong từng bài tập luyện, các nữ cảnh sát đặc nhiệm còn khiến ai cũng phải yêu vì sự hồn nhiên, trong sáng, trẻ trung.
Ngoài giờ học họ vẫn là những cô gái điệu đà thích pose hình, soi gương với nụ cười rạng rỡ.