Trang

Diệp Kính Thiên: Nguyễn Tấn Dũng có thắng không?

Khả năng được đề cử chức Tổng bí thư khóa 12 cho Nguyễn Tấn Dũng có thể chắc chắn. Đây mới chỉ là hiệp một. Sang hiệp hai – bầu cử Ban chấp hành Trung ương khóa 12 – mới là chủ yếu.

Anh Ba Thanh: Nguyễn Phú Trọng sẽ làm Tổng bí thư nửa nhiệm kỳ đầu khóa XII ?

Khai mạc hội nghị, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã hé lộ một chi tiết đáng lưu ý trong báo cáo đó là về đề xuất tiêu chí xem xét trường hợp "đặc biệt"

Hiển thị các bài đăng có nhãn Trường Sa. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Trường Sa. Hiển thị tất cả bài đăng

29.6.12

La Viện hô hào Trung Quốc thành lập đơn vị cấp sư đoàn ở Trường Sa, Hoàng Sa

Nhằm cản trở hoạt động tuần tra định kỳ đối với quần đảo Trường Sa của không quân Việt Nam, La Viện kêu gọi giới chức Trung Quốc thành lập khu vực “phân biệt không phận”, “không phận cảnh giới” và “khu vực phòng không” đối với hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa của Việt Nam

Cùng với những leo thang của Bắc Kinh trên thực địa cũng như những bóp méo, nhào nặn trong các tuyên bố ngoại giao về vấn đề biển Đông của giới chức Trung Quốc, một số học giả Trung Quốc theo đuổi chủ nghĩa dân tộc cực đoan hiếu chiến lại tiếp tục luận điệu xuyên tạc và dọa nạt các bên.

La Viện là một trong số các viên tướng học giả theo đuổi chủ nghĩa dân tộc cực đoan của Trung Quốc thường xuyên viết bài mang tính chất bóp méo sự thật, tuyên truyền sai lệch về biển Đông
La Viện, thiếu tướng, một “chuyên gia” thường xuất hiện trên các diễn đàn bình luận về biển Đông tự nhận mình là một “học giả diều hâu tỉnh táo” của Trung Quốc vừa kêu gọi nước này thành lập 1 đơn vị quân sự tương đương cấp sư đoàn trực thuộc cái gọi là “thành phố Tam Sa”.

La Viện vu khống Việt Nam "gây hấn”

Bắt đầu từ ngày 21/6, chính phủ Trung Quốc tuyên bố thành lập cái gọi là “thành phố Tam Sa” trực thuộc tỉnh Hải Nam quản lý (phi lý, phi pháp và vô hiệu) đối với hai quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa của Việt Nam, một động thái leo thang bất chấp mọi quy định của luật pháp quốc tế và công luận.

Khúc Tinh, Viện trưởng viện Nghiên cứu các vấn đề quốc tế Trung Quốc nhận định, động thái thành lập cái gọi là “thành phố Tam Sa” của Trung Quốc là nhằm phản ứng với việc Quốc hội Việt Nam thông qua Luật Biển - một kiểu phản ứng hết sức phi lý, phi pháp bất chấp mọi thông lệ và luật pháp quốc tế - PV.

Khúc Tinh: Trung Quốc thành lập (cái gọi là) thành phố Tam Sa nhằm có cớ rót tiền đầu tư (trái phép, vô hiệu) cho việc xây dựng (trộm) cơ sở vật chất tại một số đảo, đá ở hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa (thuộc chủ quyền Việt Nam)
Tuy nhiên, cũng theo Khúc Tinh, việc nâng cấp quản lý từ Văn phòng lên thành phố chẳng qua chỉ là cái cớ để Bắc Kinh rót tiền của nhiều hơn cho các hoạt động (trái phép, vi phạm chủ quyền Việt Nam) của Trung Quốc ở hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa (của Việt Nam) mà thôi.

Cái gọi là “gây hấn” mà La Viện hoặc không hiểu tí gì về ý nghĩa của từ này, hoặc hiểu và cố tình chụp mũ cho Việt Nam khi ông ta cố tình xuyên tạc 2 sự kiện vốn dĩ là công việc nội bộ của Việt Nam, hoàn toàn không liên quan, không dây dưa gì đến Trung Quốc: "Không quân Việt Nam thị sát quần đảo Trường Sa và Quốc hội Việt Nam thông qua Luật Biển thành "hành động gây hấn"- La Viện nói.

La Viện khuyến cáo giới chức Trung Quốc, ngoài việc gây sức ép về mặt ngoại giao đối với Việt Nam, đồng thời Bắc Kinh cũng cần có sự chuẩn bị về mặt quân sự.

Theo đó, viên thiếu tướng này đề xuất các chiến đấu cơ, chiến hạm Trung Quốc phải thực hiện cái gọi là hoạt động tuần tra cảnh giới không định kỳ trên biển Đông nhằm ứng phó với hoạt động của quân đội Việt Nam – tuần tra vùng biển và quần đảo chủ quyền hoàn toàn chính đáng, hợp pháp và hợp lý của mình – PV.

Thành lập một đơn vị cấp sư đoàn (phi lý, phi pháp, vô hiệu) thuộc cái gọi là “Tam Sa”

La Viện cho rằng cần thiết phải thành lập một đơn vị quân sự cấp sư đoàn trực thuộc cái gọi là thành phố Tam Sa và coi đó như một tiêu chí quan trọng của nền quốc phòng Trung Quốc.

Nhằm cản trở hoạt động tuần tra định kỳ đối với quần đảo Trường Sa của quân đội Việt Nam, La Viện kêu gọi giới chức Trung Quốc thành lập khu vực “phân biệt không phận”, “không phận cảnh giới” và “khu vực phòng không” đối với hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa của Việt Nam mà Bắc Kinh cứ khăng khăng nhận vơ là của mình.

Viên thiếu tướng này còn đưa ra ý tưởng yêu cầu giới chức Trung Quốc phải vạch rõ các đường hàng hải quốc tế chạy qua biển Đông để tàu thuyền nước ngoài có thể đi lại dễ dàng theo Công ước biển Liên Hợp Quốc, một động thái dễ hiểu rằng Bắc Kinh muốn tránh mặt Mỹ trên biển Đông.
Mỹ là đối tượng số 1 khiến Trung Quốc phải e dè và cân nhắc trước khi leo thang trên biển Đông, nhưng dường như có những lúc lòng tham của Bắc Kinh lớn hơn cả sự sợ hãi
Ngoài ra La Viện đề xuất thêm quân đội Trung Quốc cần tăng cương củng cố và đầu tư thêm cho sân bay quân sự, căn cứ hải quân mà Trung Quốc xây dựng trái phép trên đảo Phú Lâm trong quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền Việt Nam.

Cùng với những gì Trung Quốc đang nói và làm một cách phi pháp, hung hăng, táo tợn trên biển Đông, những bình luận mang tính chất bịa đặt, bóp méo sự thật và quy chụp cho các nước khác của La Viện và một số học giả Trung Quốc là điều hết sức đáng lên án, vạch trần trước công luận.

Dư luận quốc tế, khu vực cần đẩy mạnh hoạt động đấu tranh truyền thông nhằm vạch trần những âm mưu của nhóm học giả như La Viện phục vụ cho ý đồ bành trướng, độc chiếm biển Đông của Bắc Kinh bởi nếu không Trung Quốc, truyền thông và học giả nước này sẽ càng được đà lấn tới, dư luận sẽ rất dễ bị tiêm nhiễm và hiểu nhầm. 

************
Trả lời trên báo Tuổi Trẻ, TS Trần Công Trục, nguyên trưởng Ban biên giới Chính phủ cho biết:

Chúng ta đều rất bức xúc và bất bình trước hành động gọi thầu đến chín lô dầu khí, nằm ngay trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam.

TS Trần Công Trục, nguyên trưởng Ban biên giới Chính phủ
Phải nhìn nhận lại cách đi của Trung Quốc trong chiến lược xâm chiếm biển Đông mà họ đã bắt đầu từ khá lâu. Họ đã tiến hành một cách đồng bộ, trên mọi phương diện. Ví dụ ở phương diện quân sự, họ dùng lực lượng vũ trang để đánh chiếm các đảo của chúng ta vào các năm 1956, 1974, 1988, 1995 và gần đây đưa tàu quân sự và bán vũ trang vào bãi cạn Scarborough.

Song song là mặt trận pháp lý, họ tính toán các bước như các tuyên bố của Chính phủ, Bộ Ngoại giao Trung Quốc và dần dần đưa các luật lệ, ví dụ ra tuyên bố về lãnh hải, đưa luật về đường cơ sở, luật về vùng đặc quyền kinh tế... nhằm hợp pháp hóa các hành vi của họ. 

Thứ ba, họ dùng tuyên truyền dư luận, đưa ra các bản đồ, từ bản đồ không chính thức như đường lưỡi bò do một công dân Đài Loan vẽ năm 1946 để dần sử dụng chính thức. Ngoài ra, Trung Quốc còn tiến hành rất nhiều hoạt động địa chất, khoa học để giành chủ quyền các đảo và quần đảo.

Bên cạnh đó, tại các hội nghị ngoại giao, họ luôn nói Trung Quốc thiện chí và kêu gọi các bên không có hành động gây phức tạp nhưng trên thực tế họ làm ngược lại.

* Trong bối cảnh đó, ông bình luận như thế nào về việc Trung Quốc mời thầu chín lô dầu khí trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam?

- Đây là một bước đi cực kỳ nguy hiểm, đáng quan tâm, không thể chỉ cho đây là “đòn gió” mà thực chất là bước đi cụ thể, nguy hiểm của Trung Quốc. Rõ ràng việc này đúng bài bản của họ. 

Trên vùng biển Đông, các đảo có vai trò quan trọng về chiến lược, vị trí... nhưng chính phạm vi thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế mới đem lại lợi ích và thu nhập cho các quốc gia. Bây giờ họ muốn lôi kéo các công ty nước ngoài nhảy vào đây khai thác. 

Trong khi chủ trương của họ là có tranh chấp mà chưa giải quyết được thì cùng nhau khai thác, tức là không được khai thác đơn phương hoặc khai thác với bên thứ ba nào. Việc gắn hành động này với việc chúng ta ra Luật biển chỉ là cớ, vì chúng ta xây dựng và cho ra đời Luật biển là thủ tục pháp lý bình thường với một quốc gia có biển như chúng ta. 

Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển 1982 (UNCLOS) đã quy định các quốc gia có biển phải nội luật hóa luật biển.

* Vậy nội dung của Luật biển Việt Nam hoàn toàn phù hợp với UNCLOS?

Bản đồ vị trí Trung Quốc mời thầu khai thác dầu khí trên vùng biển VN - Đồ họa: N.Khanh
- Tôi tham gia xây dựng Luật biển từ những ngày đầu và có thể khẳng định nội dung và quy định của Luật biển Việt Nam hoàn toàn phù hợp với công ước đó. Tất nhiên, tham gia UNCLOS là chúng ta chấp hành đầy đủ, nhưng công ước mang tính chất định hướng, nguyên tắc để các quốc gia thành viên áp dụng với tình hình của mình, và các quốc gia phải nội luật hóa cho phù hợp với điều kiện của mỗi nước là điều bình thường và các quốc gia đều phải làm như vậy.

Bên cạnh việc phù hợp hoàn toàn với UNCLOS, Luật biển của chúng ta còn là sự tổng hợp của các văn bản mà chúng ta đã ban hành từ nhiều thập kỷ trước về đường cơ sở, nghị định cho các tàu thuyền qua lại, đánh bắt hải sản... Mục đích của Trung Quốc là biến vùng biển không có tranh chấp thành vùng biển có tranh chấp. Đây là bước đi nguy hiểm mà họ sẽ thực hiện cho đến cùng nếu chúng ta không có những tiếng nói mạnh mẽ.

* Theo kinh nghiệm và quan sát của ông, đã từng có tiền lệ một quốc gia đem dự án nằm trên thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của nước khác ra để mời thầu chưa?

- Tôi chưa thấy bao giờ. Thậm chí cả với vùng chồng lấn mà chưa phân định thì tôi cũng chưa thấy ai thực hiện điều ngang ngược như vậy. Với các công ty dầu khí có uy tín, khi hoạt động trên biển, họ nghiên cứu rất kỹ luật quốc tế và luật các nước liên quan nên họ cũng hiểu vùng nào thuộc ai và hiểu tình trạng tranh chấp. Nguồn: Báo Tuổi Trẻ online


Theo báo Giáo Dục Việt Nam"

22.6.12

Luật Biển, báo chí và nhân dân

Một bộ luật mà người dân có muốn cũng không thể biết có thể gọi là gì nếu như không phải là một bộ luật bí mật?


Điều mà báo chí quan tâm nhất trong phiên bế mạc kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XIII, có lẽ chính là việc QH có thông qua luật Biển? Và báo chí sẽ đưa những gì, đưa như thế nào về dự án được xem là quan trọng nhất trong kỳ họp lần này?

Câu hỏi thứ nhất có thể trả lời ngay: Hóa ra các vị đại biểu QH không kém như người ta tưởng. Căn cứ vào bản giải trình tiếp thu, thì trong các phiên thảo luận mà báo chí không được phép tham dự và đưa tin trước đó, rất nhiều đại biểu đề nghị quy định rõ về quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa ngay tại Điều 1 của dự thảo Luật. Có ý kiến thậm chí đề nghị cần quy định trong Luật này vị trí địa lý của các đảo, quần đảo. Điều này đã được Ban soạn thảo tiếp thu và ngay trong điều 1 luật Biển, chủ quyền thiêng liêng và bất khả xâm phạm đối với 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa đã được khẳng định. Khoảng 10h20 phút sáng qua, Quốc hội với 495/496 đại biểu tán thành đã thông qua luật Biển Việt Nam.

Chỉ có một điều đáng nói. Đó là vị đại biểu thứ 496. Dù không đồng ý thông qua hay không bỏ phiếu thông qua thì vị đại biểu duy nhất này cũng đã tạo ra sự ngạc nhiên đến sững sờ đối với những người chứng kiến. Thật khó có thể cắt nghĩa “lá phiếu thứ 496” này.

Có lẽ là tình cờ khi luật Biển, một bộ luật có ý nghĩa cách mạng- được thông qua đúng vào ngày báo chí cách mạng Việt Nam 21-6. Chỉ có điều, báo chí không “cách mạng” như người ta tưởng. VietNamNet là tờ đầu tiên đưa tương đối chi tiết luật Biển vào buổi trưa 21-6. Có điều, bài báo được gỡ xuống gần như ngay sau đó. Không cần phải đọc báo sáng nay cũng biết: Luật Biển chỉ được thể hiện dưới dạng tin một dòng. Đại khái QH thông qua luật Biển. Không chi tiết. Ngoại trừ trường hợp cực khó cắt nghĩa, là một bài to uỵch trên báo Nhân dân dưới dòng tít: “Quốc hội thông qua luật Biển Việt Nam”.

Nguyên Bộ trưởng Bộ 4T Lê Doãn Hợp, trong ngày báo chí cách mạng đã khẳng định hùng hồn: “Không có vùng cấm nào, chỉ có báo chí ngại không vào thì thành vùng cấm”. Đã không có “vùng cấm” mà báo chí lại chỉ đưa “tin một dòng”- không chi tiết, không bình luận về một bộ luật được quan tâm nhường đó thì chỉ có một khả năng: Các nhà báo, các tòa soạn cho rằng dân không được phép biết, hoặc không cần biết.

Tháng 8 năm ngoái, đại biểu QH Dương Trung Quốc đã có phát biểu vô cùng thẳng thắn xung quanh báo cáo về tình hình Biển Đông, một “báo cáo không đầy 1 tiếng và không có thảo luận”, rằng: Trừ một vài nội dung chi tiết, còn về căn bản nếu những nội dung báo cáo đó được trình bày cho dân chúng thì chỉ có tốt trở lên, dân sẽ tin hơn vào những gì Chính phủ đã làm. Nó làm sáng tỏ phần nào những băn khoăn, trăn trở của dân và quan trọng hơn là sự ủng hộ của dân được tổ chức, được huy động có hiệu quả”. Vị đại biểu, đồng thời là một nhà sử học nhấn mạnh:”Cái gì cần tế nhị trong quan hệ ngoại giao ta phải giữ, nhưng với dân thì không cần đến sự tế nhị mà cần sự tin cậy, thẳng thắn. Cái gì cần mềm mỏng với ngoại giao thì cũng cần mềm mỏng trong “nội giao”, đừng tạo ra những khoảng cách, những xung đột không đáng có giữa Chính phủ và nhân dân, cho dù sự cảnh giác là cần thiết”.

21-6 năm nay thì lại là một bộ luật “bí mật”.

Ai sẽ là người bảo vệ chủ quyền nếu không phải là nhân dân! Ai sẽ là người thực thi các bộ luật ngoài nhân dân! Nhưng liệu người dân có thể thực thi các bộ luật khi nó được các tòa báo “dấu kín”. Liệu họ có thể bảo vệ chủ quyền biển đảo nếu như hoàn toàn mù tịt, không biết bộ luật đó nói về cái gì!

Và liệu một bộ luật còn có giá trị thực thi nếu như chỉ vài trăm vị, dù là đại biểu dân cử được bàn, được biết?

Đào Tuấn

VIỆT NAM CÓ QUYỀN SỬ DỤNG CÁC BIỆN PHÁP VŨ LỰC, PHÒNG VỆ CHÍNH ĐÁNG KHI CẦN THIẾT


Đào Tuấn - Với 495/496 Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) bỏ phiếu tán thành, QH đã thông qua Luật Biển Việt Nam, với việc xác định chủ quyền các quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa…được ghi ngay trong Điều 1.

Luật Biển chính là cơ sở pháp lý cao nhất cho việc đòi lại chủ quyền quần đảo Hoàng Sa đang bị Trung Quốc chiếm đóng trái phép, đồng thời sẽ là thứ "vũ khí pháp lý", để xử lý bằng các biện pháp bắt, tạm giữ, tạm giam đối với các cá nhân, tàu thuyền nước ngoài vi phạm.

Điều 3 của Luật ghi nhận rõ “biện pháp hòa bình” là nguyên tắc để giải quyết tranh chấp giữa các quốc gia.

Theo báo cáo giải trình, việc ghi nhận nguyên tắc này, hoàn toàn không loại trừ quyền phòng vệ chính đáng của nước ta, bởi vì ngay trong Hiến chương Liên hợp quốc cũng thừa nhận quyền tự vệ chính đáng của cá nhân, hay tập thể khi thành viên của Liên hợp quốc bị tấn công vũ trang.

Trong khi đó, khoản 1 Điều 5 quy định việc thực hiện các biện pháp cần thiết (bao gồm cả quyền tự vệ chính đáng) nhằm bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán của quốc gia trên các vùng biển, đảo và quần đảo, đã hàm ý Việt Nam có quyền sử dụng các biện pháp vũ lực, phòng vệ chính đáng khi cần thiết.

Luật Biển thừa nhận quyền qua lại của tàu thuyền nước ngoài trong lãnh hải Việt Nam, nhưng quy định rất cụ thể các hành vi bị coi là gây phương hại đến hòa bình, quốc phòng, an ninh của Việt Nam:

a) Đe dọa hoặc sử dụng vũ lực chống lại độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam.

b) Đe dọa hoặc sử dụng vũ lực chống lại độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của quốc gia khác; thực hiện các hành vi trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật quốc tế được quy định trong Hiến chương Liên hợp quốc.

c) Luyện tập hay diễn tập với bất kỳ kiểu, loại vũ khí nào, dưới bất kỳ hình thức nào.

d) Thu thập thông tin gây thiệt hại cho quốc phòng, an ninh của Việt Nam.

đ) Tuyên truyền nhằm gây hại đến quốc phòng, an ninh của Việt Nam.

e) Phóng đi, tiếp nhận hay xếp phương tiện bay lên tàu thuyền.

g) Phóng đi, tiếp nhận hay xếp phương tiện quân sự lên tàu thuyền.

h) Bốc, dỡ hàng hóa, tiền bạc hay đưa người lên xuống tàu thuyền trái với quy định của pháp luật Việt Nam về hải quan, thuế, y tế hoặc xuất nhập cảnh.

i) Cố ý gây ô nhiễm nghiêm trọng môi trường biển.

k) Đánh bắt hải sản trái phép.

l) Nghiên cứu, điều tra, thăm dò trái phép.

m) Làm ảnh hưởng đến hoạt động của hệ thống thông tin liên lạc hoặc của thiết bị hay công trình khác của Việt Nam.

n) Tiến hành hoạt động khác không trực tiếp liên quan đến việc đi qua.

Theo Luật Biển, lực lượng tuần tra, kiểm soát trên biển có quyền truy đuổi tàu thuyền nước ngoài vi phạm các quy định của pháp luật Việt Nam, nếu các tàu thuyền này đang ở trong nội thủy, lãnh hải và vùng tiếp giáp lãnh hải Việt Nam.

Quyền truy đuổi được tiến hành sau khi lực lượng tuần tra, kiểm soát trên biển đã phát tín hiệu yêu cầu tàu thuyền vi phạm, hay có dấu hiệu vi phạm pháp luật dừng lại để tiến hành kiểm tra, nhưng tàu thuyền đó không chấp hành.

Việc truy đuổi có thể được tiếp tục ở ngoài ranh giới của lãnh hải, hay vùng tiếp giáp lãnh hải Viêt Nam, nếu được tiến hành liên tục, không ngắt quãng.

Quyền truy đuổi cũng được áp dụng đối với hành vi vi phạm quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia của Việt Nam, vi phạm trong phạm vi vành đai an toàn và trên các đảo nhân tạo, thiết bị, công trình trên biển trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam.

Việc QH thông qua Luật Biển Việt Nam là một động thái mạnh mẽ, cần thiết trong việc bảo vệ chủ quyền biển, đảo.

Điểm đáng lưu ý nhất là dù các phiên thảo luận Luật Biển là thảo luận kín.

Nhưng đến hôm qua, báo chí đã có quyền tiếp cận toàn bộ Bộ Luật này.

Nhưng đến hôm qua, báo chí đã có quyền tiếp cận toàn bộ Bộ Luật này.

21.6.12

Trung Quốc phản đối luật biển của Việt Nam

Trung Quốc lần đầu xác nhận thành lập thành phố cấp địa khu Tam Sa, ngay sau khi Việt Nam thông qua Luật Biển.


Việt Nam cũng lên tiếng đáp trả, nói rằng Trung Quốc "chỉ trích vô lý".

Tin về quyết định thành lập Tam Sa từng châm ngòi cho các vụ biểu tình tại Việt Nam năm 2007, nhưng khi đó Trung Quốc phủ nhận.

Việt Nam tuyên bố Hoàng Sa, Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam 
Nhưng hôm nay, trang web Bộ Dân chính Trung Quốc đưa tin về việc “Quốc vụ viện phê chuẩn thành lập thành phố cấp địa khu Tam Sa".

“Quốc vụ viện Trung Quốc mới đây phê chuẩn dỡ bỏ Văn phòng quần đảo Tây Sa, Nam Sa và Trung Sa tỉnh Hải Nam.”

Thông báo viết Trung Quốc đã thành lập “thành phố cấp địa khu Tam Sa, quản lý các đảo, bãi ngầm và vùng biển của quần đảo Tây Sa, Trung Sa và Nam Sa”.

Trụ sở của chính quyền theo cấp mới này đặt trên đảo Phú Lâm mà Trung Quốc gọi là Vĩnh Hưng, nằm trong quần đảo Hoàng Sa nhưng vẫn thuộc sự quản lý của thành phồ́ Tam Á, trên đảo Hải Nam.
Theo BBC Tiếng Trung tại London, danh từ dùng để chỉ cấp hành chính này là 'chuyên khu', dưới cấp tỉnh, trên cấp huyện, và cho thấy cấp hành chính 'quản lý' Hoàng Sa và Trường Sa sẽ có thẩm quyền và ngân sách lớn hơn.

Cấp 'khu', mà các văn bản tiếng Anh hoặc dịch là 'prefecture', hoặc lớn hơn là 'autonomous region' (tự trị khu) cũng được dùng để quản lý nhiều vùng thuộc sắc tộc Tây Tạng, Mông Cổ, Triều Tiên ở biên giới của Trung Quốc.

Tin này đưa ra ngay sau khi Quốc hội Việt Nam thông qua Luật Biển trong ngày 21/6.

Báo chí Việt Nam cho hay ngay Điều 1 của Luật Biển đã quy định về quần đảo Trường Sa mà Việt Nam đang chiếm giữ một phần cũng như quần đảo Hoàng Sa vốn hoàn toàn nằm dưới sự quản lý của Trung Quốc từ năm 1974 sau trận hải chiến mà Việt Nam Cộng hòa thua cuộc.
Với 7 chương, 55 điều, Luật Biển Việt Nam chính thức có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2013.

Việt Nam đáp trả

Từ Hà Nội, người phát ngôn Lương Thanh Nghị nói Luật Biển Việt Nam thông qua là "hoạt động lập pháp bình thường nhằm hoàn thiện khuôn khổ pháp lý của Việt Nam, phục vụ cho việc sử dụng, quản lý, bảo vệ các vùng biển, đảo và phát triển kinh tế biển của Việt Nam, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình hội nhập quốc tế và tăng cường hợp tác với các nước, vì hòa bình, ổn định trong khu vực và trên thế giới".

Thông cáo trên trang mạng Bộ Ngoại giao Việt Nam viết: "Đáng tiếc là Trung Quốc đã có những chỉ trích vô lý đối với việc làm chính đáng của Việt Nam."

"Nghiêm trọng hơn là Trung Quốc đã phê chuẩn thành lập cái gọi là 'thành phố Tam Sa' với phạm vi quản lý bao gồm cả hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam. Việt Nam kiên quyết bác bỏ sự chỉ trích vô lý của phía Trung Quốc; đồng thời phản đối mạnh mẽ việc Trung Quốc thành lập cái gọi là 'thành phố Tam Sa'".

Ông Nghị nói tiếp: "Việc Luật Biển Việt Nam đề cập đến hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là sự tiếp nối một số quy định trong các luật đã có trước đây của Việt Nam. Đây không phải là vấn đề gì mới và không ảnh hưởng đến quá trình tìm kiếm giải pháp cơ bản, lâu dài cho các tranh chấp ở Biển Đông."
Trung Quốc và Việt Nam đã tuyên bố chủ quyền chồng lấn từ lâu nay 
Việt Nam luôn coi trọng quan hệ với Trung Quốc, sẵn sàng cùng Trung Quốc thúc đẩy mối quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện theo phương châm '16 chữ' và tinh thần '4 tốt' vì lợi ích của nhân dân hai nước," ông tuyên bố.
Thành phố?

Trong khi đó, người phát ngôn Bộ Dân chính Trung Quốc tuyên bố hôm nay rằng Trung Quốc “phát hiện sớm nhất, đặt tên và liên tục thi hành quản lý chủ quyền đối với các đảo, bãi ngầm và vùng biển của quần đảo Tây Sa, Trung Sa và Nam Sa”.

“Việc thành lập thành phố Tam Sa lần này là sự điều chỉnh và hoàn thiện thể chế quản lý hành chính các đảo, bãi ngầm và vùng biển quần đảo Tây Sa, Trung Sa và Nam Sa của tỉnh Hải Nam,” người này nói.

Trước đây, có tin nói Quốc vụ viện Trung Quốc phê chuẩn thành lập thành phố Tam Sa tháng 11/2007.

Khi tin này loan ra, một loạt các cuộc biểu tình diễn ra tại Việt Nam để phản đối cuối năm 2007.
Nhưng Trung Quốc chưa bao giờ xác nhận kế hoạch thành lập thành phố cấp huyện Tam Sa để quản lý ba quần đảo trong đó có Hoàng Sa và Trường Sa.

Lời văn phản đối trên trang web của Bộ Ngoại giao Trung Quốc có đoạn: "Chính phủ Trung Quốc tuyên bố: Tây Sa hải đảo và Nam Sa hải đảo là lãnh thổ Trung Quốc. Các đảo này và vùng phụ cận thuộc chủ quyền bất khả xâm phạm của Trung Quốc.

"Bất cứ nước nào đưa ra đòi hỏi chủ quyền lãnh thổ và theo đó áp dụng bất cứ hành động nào đối với quần đảo Tây Sa và Nam Sa đều là phi pháp và vô hiệu."

Trong khi đó Luật Biển của Việt Nam cũng khẳng định "đảo, quần đảo thuộc chủ quyền Việt Nam là bộ phận không thể tách rời của lãnh thổ Việt Nam".

Mặc dù vậy Luật cũng nói Việt Nam chủ trương "giải quyết tranh chấp giữa các quốc gia bằng biện pháp hòa bình" theo các nguyên tắc của Hiến chương ASEAN và Hiến chương Liên Hiệp Quốc.

Báo chí trong nước nói Luật Biển Việt Nam đã được thông qua với sự đồng ý của 99,2% đại biểu.

Biển Đông, Trung Quốc gọi là Nam Hải, đã chứng kiến nhiều sự cố trong thời gian gần đây.

Trong đó các vụ bắt ngư dân đánh cá giữa các nước ngày càng tăng kèm theo những sự cố như vụ chạm trán gần đây giữa Trung Quốc và Philippines tại bãi cạn Scarborough hay trước đó là vụ Hà Nội cáo buộc Bắc Kinh cho tàu cắt cáp tàu thăm dò dầu khí của Việt Nam.

BBC




11.5.12

Những bức ảnh CQ-88: Trường Sa, những ngày không thể quên


Mời các bạn xem lại những hình ảnh quân và dân Việt Nam đã sống và chiến đấu để xây dựng và bảo vệ Biển đảo của quê hương Việt Nam.

Thăm Trường Sa cuối tháng 4, đầu tháng 5-1988, ít ngày sau sự kiện 14-3-1988 tại vùng biển Gạc Ma, Cô Lin, Len Đao, là chuyến đi không thể quên của nhà báo Nguyễn Viết Thái...

Đang là phóng viên ảnh kiêm viết mảng quân đội của báo Phú Khánh (cũ), Nguyễn Viết Thái được cấp chục cuộn phim Orwo đen trắng của Cộng hòa Dân chủ Đức (cũ). Cùng đi, có anh Phạm Đình Quát ở Quốc doanh Nhiếp ảnh Phú Khánh, cố nhạc sĩ Xuân An ở Sở VHTT, hai ca sĩ Thanh Thanh, Anh Đào ở Đoàn ca múa Hải Đăng, hai anh ở Quốc doanh Chiếu bóng Phú Khánh. Vào đến Nhà khách ngoại vụ của Vùng 4 Hải quân, họ nhập chung với các nhà báo, nhà quay phim ở Tạp chí Hải quân, NXB Quân đội nhân dân, Xưởng phim Quân đội, Đài Truyền hình TP Hồ Chí Minh…

Viết Thái nhớ lại, những ngày ở Nhà khách anh thấy xe mang thư, quà gửi Trường Sa tấp nập đến đó. Cả nước đang hướng về những người lính nơi đầu sóng ngọn gió. Chuyến đó, đoàn công tác không đến khu vực các đảo Gạc Ma, Cô Lin, Len Đao, nơi tình hình rất căng thẳng, chiến sự có thể lại bùng nổ bất cứ lúc nào. Nhưng trước khi lên đường, Viết Thái và nhà văn Khuất Quang Thụy đã vào căn cứ Cam Ranh thăm Trung đoàn 83 công binh, đơn vị có nhiều người hy sinh nhất trong sự kiện 14-3-1988. Đặc biệt, anh được gặp cán bộ, chiến sĩ tàu HQ-505 vừa từ Trường Sa trở về. Sáng 14-3-1988, dù bị tàu đối phương bắn cháy, nhưng tàu HQ-505 đã ủi bãi đảo Cô Lin thành công, bảo vệ được chủ quyền của Tổ quốc tại đây. Tập thể tàu HQ-505 và thuyền trưởng Vũ Huy Lễ được phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân. “Thật xúc động khi gặp những người lính trẻ măng, vừa đối mặt cái chết nhưng phong thái, nét mặt họ vẫn đầy vẻ tự tin, lạc quan” Viết Thái kể. Chưa ra tới Trường Sa, nhưng anh đã có nhiều cảm xúc và tư liệu để viết mấy bài cho báo Phú Khánh.

Thuyền trưởng Vũ Huy Lễ (đeo quân hàm) và tập thể tàu HQ-505 anh hùng Ảnh: Nguyễn Viết Thái.
Những ngày này có thể đã có buổi lễ truy điệu các liệt sĩ CQ-88 tại khu vực nghĩa trang lệt sĩ Cam Ranh mà bác Thái có một số ảnh

 
Mấy lần được cho về nhà để chờ, xuống tàu rồi lại lên bờ, khoảng một tuần sau khi đến nhà khách, họ mới thực sự khởi hành. Tàu ra biển, họ mới được thông báo lịch trình, biết được đi cùng Đại tướng, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó bí thư Đảng ủy Quân sự Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Lê Đức Anh, Đô đốc Tư lệnh Quân chủng Hải quân Giáp Văn Cương và nhiều cán bộ cấp tướng của các quân chủng, tổng cục.


Khởi hành từ Quân cảng Cam Ranh vào một buổi sáng trời êm, biển lặng. Đại dương một màu xanh biếc.(chú thích của bác Nguyễn Việt Thái)
Chúng tôi gắn bó với hai chiếc tàu này trong chuyến hải trình hơn hai mươi ngày đêm, đến 11 đảo trong quần đảo Trường Sa. (NVT)
Tàu HQ-861 là tàu quét mìn project 1265E có trọng tải hơn 400 tấn được sản xuất ở Liên xô và nhận từ năm 1985.

Trong hơn 20 ngày thăm Trường Sa, đoàn ghé thăm 11 đảo: Đá Lát, Đá Đông, Núi Le, Tốc Tan, Tiên Nữ, Trường Sa Lớn, Phan Vinh, Thuyền Chài, Trường sa Đông … Dịp đó trời yên biển lặng, mặt biển mênh mông xanh ngắt. Ở đảo Thuyền Chài, khách được lính đảo dẫn đi lặn ngắm san hô. Những đàn cá nhiều màu sắc tung tăng bơi lội giữa rừng san hô đủ các kiểu dáng như ở chốn thần tiên khiến họ choáng ngợp. Trường Sa đẹp vô cùng. Buổi tối, ngắm ánh trăng lung linh soi bóng xuống mặt biển, cảm giác thật êm đềm. Nhưng cũng có lúc không khí trở nên căng thẳng, đó là lần hai tàu chiến nước ngoài theo kèm, chạy cắt chéo đường chạy của tàu ta…Sau hơn 250 hải lý, điểm đầu tiên chúng tôi đến là Đảo Đá Lát. (NVT)

Đá Lát ngày đó quân ta vẫn đóng trên nhà cao cẳng. Lưu ý hai chú "cảnh vệ" đã có mặt rất sớm, vẫy đuôi mừng khách.
Tank đựng nước bằng nhôm bên tay phải là của cải quý nhất của lính đảo. Ngoài cùng bên trái là bác NV Thái.
Chụp ảnh lưu niệm tại Đá Lát nào.
Ngày 4 tháng 2 năm 1988, Thường vụ Đảng ủy Quân chủng HQ họp nhận định: Nước ngoài đã cho quân đóng trên đảo Chữ Thập, trước mắt ta chưa đóng xen kẽ vì họ ngăn chặn ta từ xa. Họ có thể mở rộng phạm vi chiếm đóng sang các đảo Châu Viên, Đá Đông, Đá Nam, Tốc Tan và đóng xen kẽ những bãi đá ta đang đóng giữ. Do đó, ta phải nhanh chóng đưa lực lượng ra đóng giữ Đá Lát, Đá Lớn, Châu Viên.

Thực hiện Nghị quyết của Thường vụ Đảng ủy Quân chủng, Tư lệnh Hải quân điện cho biên đội tàu 611 và 712 đang neo đậu ở đảo Trường Sa Đông đưa lực lượng công binh và bộ đội của Lữ đoàn 146 đến đảo Đá Lát. Dưới sự chỉ huy của đồng chí Công Phán, bộ đội phân chia lực lượng thành 3 tổ chiến đấu canh gác; đồng thời tổ chức lực lượng làm nhà cấp 3. Đến ngày 20 tháng 2, lực lượng công binh được sự hỗ trợ của lực lượng đóng giữ đảo hoàn thành nhà và bàn giao cho lực lượng bảo vệ đảo.

Chiến sỹ trẻ đảo Đá Lát tháng 5/1988.(NVT)
Người bạn thân thiết của các chiến sĩ
Phút chia tay lưu luyến. Tạm biệt nhé, những người lính trẻ dũng cảm.(NVT)
Đá Tây tháng 5/1988
Công việc hằng ngày của lính đảo: lau chùi súng đạn, tập phòng thủ dưới cái nắng gay gắt.
Công việc hằng ngày của lính đảo: lau chùi súng đạn, tập phòng thủ dưới cái nắng gay gắt.
Công việc hằng ngày của lính đảo: lau chùi súng đạn, tập phòng thủ dưới cái nắng gay gắt.
Công việc hằng ngày của lính đảo: lau chùi súng đạn, tập phòng thủ dưới cái nắng gay gắt.
Trung tá, Chính trị viên Tiểu đoàn 3 Hoàng Văn Thạo nhớ lại:
Nhà cao cẳng - cách anh em vẫn gọi vui về thế hệ nhà gỗ năm 1988 ở Trường Sa. Nhà rộng chừng 30m2, lợp mái tôn. Sàn ghép gỗ. Các phòng không có vách ngăn. Chỉ khi nhân viên cơ yếu làm việc, anh em dùng miếng vải lau súng làm vách ngăn.

“Giường” là sàn gỗ. Tối, anh em trải chiếu nằm chung. Sóng và gió lay nhà rung từng phút. Quần áo anh em bị nước biển làm mục rất nhanh, dù mỗi người đã có thêm hai bộ “quần áo chống rách”. Rách chỗ nào cứ túm lại vá chằng vá đụp.

“Hồi đó không có điện thoại, thư từ cũng khó khăn vì một năm may ra mới có tàu ra một lần. 15 người mà 14 người có thư là một người kia sẽ bỏ ăn, ngồi một góc, mặt buồn hiu. Ai hỏi tới là khóc ngay. Có người đọc thư nhiều tới mức nhàu cả lá thư, bợt nhòa cả chữ”, anh Thạo kể. Có những tờ báo chưa đọc đã bị cắt lủng những miếng vuông hay hình chữ nhật rất cẩn thận. Sau này mới biết đó là hình ảnh những cô gái xinh tươi bị một vài anh chàng láu cá cắt giấu mất trong balô.

Năm 1989, anh em mới được cấp hai băng nhạc Bảo Yến và một máy cassette Philips. Mỗi lần máy hết điện, mọi người phải thay nhau quay gamônô mới có điện nghe tiếp. Cái thời còn đầy rẫy thiếu thốn, anh em chia sẻ cho nhau nghe từng băng nhạc. Một điểm đảo nghe 20-25 ngày rồi chuyển băng cho các điểm đảo khác nghe. Quanh đi quẩn lại chỉ có hai cái băng, anh em nghe cho đến lúc băng nhão nát mới thôi.

Ngày đó đi từ điểm này qua điểm kia trên một đảo hoặc từ đảo này qua đảo khác chỉ có xuồng cao su. Nhưng rồi xuồng cao su cũng bị sụt hơi hoặc bị thủng do va vào đá san hô nhiều lần. Ngoài đảo không có bơm. Thế là người chuyển băng phải đi bộ. Chỉ cần lương khô, bình tông nước và một que sắt làm gậy chống.

“Ớn nhất là đạp trúng san hô non. Nó giòn như bánh tráng, thụt xuống là chân tay bị cắt tơi tả. Đi từ đầu đến cuối đảo mất ba tiếng, còn từ điểm nọ qua điểm kia mất hai tiếng! Phải lựa lúc thủy triều cạn ban ngày mới được đi. Lúc đi nước rút xuống còn lấp xấp ngang đùi, đi một nửa đường thì nước cạn tới cổ chân. Tới nơi chuyển băng cho anh em thì nước đã lên tới đùi, phải ở lại”, anh Thạo kể.


Đảo Đá Lát. Tháng 5/1988.(NVT)
Nhà cao cẳng trên đảo Đá Lát. Cờ Tổ quốc được sơn lên mái tôn như khẳng định chủ quyền của Việt Nam trên đảo này. Xa xa là những gì còn lại của chiếc tàu Tuscany bị bão đánh dạt lên đảo từ năm 1962.
Bên phải là những gì còn lại của phần mũi tàu Tuscany,bị bão đánh lên đảo rồi mắc cạn từ năm 1962, không hiểu từ đâu các chiến sĩ ta cho rằng đây là chiếc tàu ma có từ thời Pháp. "Ma" vì bất kỳ chiếc tàu nào định kéo nó đi cũng sẽ bị mắc cạn. (?)

Thật ra vì chiếc tàu này nằm quá sâu trong đảo nên mọi nổ lực cứu nó đều vô vọng. Ngay từ năm 1962 chủ tàu đã đành phải bỏ tàu vì không có cách nào kéo nó trở lại với biển.

Ảnh trên bác Thái chú thích là "Hai chiếc tàu chiến của Hải quân Trung Quốc triển khai đội hình kẹp tàu chúng tôi vào giữa. " Theo Vaputin bác Thái đã nhầm lẫn trong chú thích này. Từ trái qua phải trong ảnh là nhà cao cẳng của đảo Đá Lát, pông tông, một chiếc Petya và xác tàu Tuscany. HQ TQ không có Petya nên chiếc Petya này chỉ có thể là của HQ VN. Chiếc Petya này có thể là HQ-11 vì HQ-11 cũng xuất bến cuối tháng 4. Chiếc này đã có thễ đã được lệnh tuần tra khu vực Đá Lát và Đá Tây vài ngày trước khi phái đoàn ra đảo nhằm bảo vệ cho các sĩ quan cao cấp của Việt Nam. Sau đó HQ-11 đã đi thẳng ra Đá Lớn để bảo vệ Đảo này trong nhiều tháng trời. Ở Đá Lớn ngày 10/7/1988 HQ-11 đã cứu sống ba sĩ quan Mỹ khi máy bay họ bị rơi.

Chiếc Petya đi theo sau HQ-861

Đá Đông là một trong những đảo chìm của quần đảo Trường Sa. Đảo chìm - Như các bạn thấy trong hình, là một căn nhà Cao cẳng, đứng giữa mênh mông biển cả. Đây là một phần đá san hô có thể nhô lên khỏi mặt nước khoảng 50, 60 cm mỗi khi nước biển rút xuống. Những người lính sống ở đảo chìm cả ngày quanh quẩn trong vài chục mét vuông nhà. Khi triều xuống, họ cũng có thể xuống " dạo chơi" vài bước. Mỗi đảo, thường nuôi rất nhiều c hó. Những người lính đảo rất quý các chú khuyển này và coi chúng như những người bạn thân thiết.

Đảo Đá Đông. tháng 5/1988. (NVT)

Đảo Đá Đông. tháng 5/1988. (NVT)
Cũng trong năm 1989 ở đảo Đá Đông, Trung tá, Chính trị viên Tiểu đoàn 3 Hoàng Văn Thạo và đồng đội đã chứng kiến cơn bão kinh hoàng nhất trong đời binh nghiệp. Bão và triều cường dồn dập ập đến. Mọi người khuân đá san hô vào các ngăn của pôngtông để đánh chìm nó xuống bãi san hô gần mép đảo.

Nhưng giữa cơn cuồng phong của đại dương, pôngtông mỏng manh như một hạt nước mưa. Anh em đứng trên nhà lâu bền (thế hệ đầu) lo lắng nhìn pôngtông vật lộn giữa mù mịt sóng nước. Chỉ huy đảo gọi qua điện tín: Anh em cố gắng bảo nhau chống chọi đến cùng, đoàn kết giữ vững niềm tin.

Đáp lại là giọng của trưởng pôngtông rất điềm tĩnh và dứt khoát: “Anh em trên đảo cứ yên tâm, còn pôngtông là còn đảo. Kể cả trôi ra biển chúng tôi cũng quyết giữ pôngtông!”.

Khi pôngtông trôi cách đảo 50m thì anh em trên pôngtông không bắt được sóng nữa. Gió bão và sóng bão cắt đứt đường truyền tín hiệu. Một đợt sóng dữ cùng với gió đẩy pôngtông trôi ra tận mép xanh (cách đảo 150m). Pôngtông cứ mờ mờ ảo ảo trôi xa dần, xa dần, cho đến lúc anh em trong đảo không thể nhìn thấy cả cái hình ảnh mờ ảo ấy được nữa.

Giữa những phút giây chết chóc, căng thẳng và ảm đạm đó, ngoài biển vang lên tiếng súng AK bắn chào vĩnh biệt! Trong đảo lặng đi...

Gần ba tiếng sau bão tan. Cả đảo rưng rưng nhìn ra phía biển xa rồi ánh mắt rực lên niềm sung sướng ngỡ ngàng... Pôngtông vẫn bập bềnh giữa nền trời và biển. Gần 180 phút căng thẳng tột độ và vật lộn với sóng, gió, bão, khoảnh khắc mà mọi người cứ ngỡ hãy sống những giây phút cuối vì Tổ quốc thì đột ngột triều cường rút. Gió nhẹ. Sóng dịu. Bão tan! Trên nhà lâu bền, anh em chạy túa ra reo hò, ôm nhau bật khóc.

Đảo Đá Đông. tháng 5/1988. (NVT)

Lúc bác Thái ra thì cái nhà Cao cẳng thế hệ đầu đã được thay thế bằng một nhà cao cẳng thế hệ hai vững chắc hơn. Thêm vào đó là một chiếc pông tông được neo bên cạnh.
Ảnh trên chụp từ pông tông

Đá Đông, tháng 5 năm 1988

Đá Đông, một đảo chìm rộng giữ vị trí quan trọng trong quần đảo, trước đó Sở chỉ huy Quân chủng HQ đã lệnh cho tàu 661 đưa lực lượng ra cắm cờ, canh gác; đồng thời lệnh cho tàu 605 chở vật liệu, bộ đội chốt giữ đảo của Lữ đoàn 146 và lực lượng công binh của Trung đoàn 83 ra xây dựng, bảo vệ. Trong bối cảnh hải quân nước ngoài có thể khiêu khích ngăn chặn, song các tàu của ta đã bình tĩnh vượt qua sóng gió đưa bộ đội và vật liệu đến đảo an toàn. Nhờ sự kết hợp chặt chẽ giữa các lực lượng tàu, đảo, công binh, công việc triển khai xây dựng nhà, công sự đã hoàn thành theo đúng kế hoạch, bảo đảm yêu cầu kỹ thuật. Ta triển khai lực lượng bảo vệ đảo. Các tàu 605, 604 tiếp tục ở lại làm nhiệm vụ bảo vệ vòng ngoài Đá Đông. Hai tàu này ngày 13/4/1988 đã được điều đến khu vực Gạc ma và bị TQ bắn chìm ở đây.

Đường vào đảo Đá Đông (NVT)
Trong ảnh trên bên cạnh nhà cao cẳng là một pông tông, Có thể đó là chiếc pôngtông DL10

“Hồi đó ra đảo chúng tôi thường ở một tăng (18 tháng), có người ở hai tăng mới được về phép. Còn tôi trải qua bốn cái tết liên tục ngoài đảo, từ lúc là trung úy (năm 1988) cho tới khi về bờ (năm 1991) thì sắp lên đại úy. Cả năm trời không có tàu ra thăm” - trung tá Phạm Hùng Vĩ, khi ấy là trưởng pôngtông (một loại sà lan được neo cạnh các bãi san hô) chốt giữ đảo Đá Đông từ tháng 8-1988, kể.

Thứ kết nối duy nhất với đất liền là đài Vec 206 của Liên Xô buộc vào ăngten cột trên “sân thượng” pôngtông. Pin hết lại trút ra, đổ nước muối vào phơi nắng đến tối rồi nghe tiếp. Trước tết năm 1989 nửa tháng, pôngtông DL10 mới có tàu ra cấp một con heo và ít kẹo, mứt ăn tết sớm.

Giao thừa, anh em quây quần bên chiếc đài Vec nghe Chủ tịch nước chúc tết. Nhưng sóng yếu quá, nghe tiếng được tiếng mất. Rồi mọi người thi nhau kể chuyện về quê hương mình, gia đình mình, cả những ước mơ và cùng nhau phá lên cười.

Anh Vĩ nhớ lại những giây phút buồn nhất và cũng lãng mạn nhất: “Cứ trời quang là anh em lên nóc pôngtông ngó qua đảo Trường Sa Đông. Tôi ngồi nhìn về hướng bắc, cố hình dung xa xa tận đường chân trời đó là đất liền. Bao nhiêu nỗi nhớ dành hết cho nhà, cho lũy tre, cho làng xóm, cho hình ảnh những người nông dân trên bờ đê đường làng...”.
Mỗi lần tàu ra chỉ cập đảo mấy tiếng, viết thư không kịp. Anh em buồn quá, nhớ nhà quá cứ viết sẵn thư nhưng không được đề ngày. Phần tái bút nhiều khi dài gấp mấy lần phần thư vì trong thời gian chờ tàu ra lâu quá. Có người gửi một lúc 12 lá thư.

Hồi ấy không có phong bì. Tem thư thì hiếm lắm. Bộ đội tự làm phong bì. Tem thì dặn người nào thân thân: “Nhớ dán giúp cái tem, tôi cho ông ốc nón, cá khô”. “Có người anh em, bố mẹ mất nhưng phải gần năm sau mới nhận được thư người nhà báo” - anh Vĩ khẽ lắc đầu khi nhớ lại quãng thời gian quá nhiều gian khổ ấy. Người chỉ huy ngày ấy chùng giọng khi kể về cô em gái mất hồi tháng 1-1990 nhưng đến cuối năm 1991 anh mới biết tin...

Giữa bốn bề là sóng nước, cách giải trí thông dụng nhất của anh em là đi bắt tôm bắt cá khi thủy triều xuống. “Ngày đó Trường Sa tôm cá nhiều vô kể - anh Vĩ nói - Cá bơi sát mép đảo. Tôm hùm một con 5-6kg, râu dài cả sải tay. Ăn nhiều quá cũng chán, anh em bỏ hết phần thịt, lấy phần vỏ tôm phơi khô làm quà cho tàu ra. Nước lên thì ngồi ngay trên pôngtông câu cá. Tha hồ băm làm chả, rán, luộc, nấu. Sau này anh em chế ra cối giã cá, xay gạo, làm bánh cuốn, chả cá, làm bún...”.

Thương đồng đội ở các đảo khác ăn uống kham khổ quá, nhiều bữa 3g sáng trưởng pôngtông Vĩ đã dậy, khi thì làm bún, khi thì làm bánh cuốn, chả cá... rồi gọi điện thoại để anh em tới hoặc chèo xuồng bơi qua quãng đường dài 3-5 tiếng mang đến cho anh em ở các điểm đảo.



Theo VAPUTIN (PARACELISLANDS.ASI)

9.5.12

Trường Sa hôm nay – Xúc động ngày trở về

Có những người con đất Việt vì nhiều lý do khác nhau, đã sống xa quê hương hơn 36 năm qua. Ngày trở về của họ, thật bất ngờ lại diễn ra trong một không gian, thời gian đặc biệt: tại quần đảo Trường Sa. Nơi đây hằn sâu ký ức của biết bao thế hệ tổ tiên người Việt trong việc gìn giữ, xây dựng và khẳng định chủ quyền thiêng liêng của dân tộc.
Xúc động ngày trở về
Trở về sau bao năm lưu lạc xứ người,
 nhà báo Nguyễn Phương Hùng bật khóc tại buổi giao lưu
 với quân và dân xã đảo Song Tử Tây
Giọt nước mắt lúc nào cũng chực trào ra, nhà báo Nguyễn Phương Hùng (67 tuổi, kiều bào Mỹ) đã vỡ òa trong khoảnh khắc của ngày trở về thăm quê hương”… Ông Hùng là một trong những kiều bào may mắn được tham gia chuyến hải trình đặc biệt cùng Đoàn công tác số 6 ra thăm, tặng quà và “chia lửa” với quân và dân huyện đảo Trường Sa (tỉnh Khánh Hòa) trong những ngày tháng 4 lịch sử.
Ông Hùng kể, nhớ như in những kỷ niệm thời trai trẻ ở Bắc Giang, nơi ông đã sinh ra và lớn lên. Đó là một vùng quê yên ả và thanh bình, với màu xanh bạt ngàn của những đồi chè trải dài mà dường như không có điểm kết thúc,…
Tại buổi giao lưu với quân và dân xã đảo Song Tử Tây, ông Hùng không kìm được lòng mình. Ông đã khóc nức nở, giọt nước mắt của một người đã ở tuổi xế chiều, với nhiều tâm tư khó giãi bầy. “Một người bạn hỏi tôi tại sao 36 năm anh mới trở về, anh có gì hối hận không?. Dạ thưa, tôi có một hối hận là tại sao ngần ấy năm tôi mới trở về đất nước của tôi…”. Nói xong, nước mắt ông lại nhạt nhòa.
Sau năm 1975, nhiều người trong hoàn cảnh của ông Hùng, đến nay vẫn chưa có dịp về thăm lại quê hương, vì nhiều lý do khác nhau. Ông Hùng tâm sự: “Bà con mình bên ấy, xa quê hương bao nhiêu năm rồi, thông tin về đất nước lại chủ yếu đọc trên báo và các trang mạng ngoài nước nên chắc chắn có những thông tin chưa hẳn khách quan, thậm chí xuyên tạc, sai sự thật. Vì vậy mà không ít người còn cứng lòng lắm…”. Ông Hùng cho biết: khi trở lại My, ông sẽ kể với bạn bè, người thân về những gì đã thấy và cảm nhận. Bởi vì theo ông, thực tế một số bà con đã có mong muốn trở về nhưng lại chưa dám làm điều như ông đã trải qua. “Ngày hôm nay, chúng tôi trở về không để tìm một chỗ ngồi, một chỗ đứng (trong xã hội – PV), mà về để tìm một “chỗ nằm” – nơi chúng tôi đã sinh ra và lớn lên, nhưng lạc lối bao năm qua” – ông Hùng day dứt.
Những món quà của kiều bào và chức sắc tôn giáo
 tặng quân và dân xã đảo Song Tử Tây 
Đất mẹ mở rộng vòng tay
Ngoài nhà báo Nguyễn Phương Hùng, trong chuyến công tác lần này, hơn 30 kiều bào trở về từ 20 quốc gia và vùng lãnh thổ cũng mang theo những tâm trạng riêng, nhưng ai cũng không khỏi bồi hồi, xúc động.

Ông Nguyễn Thanh Sơn – Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, kiêm Chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài (UBVNVNONN) cho biết: trong nhiều năm qua, Uy ban đã tiếp nhận nhiều thư từ của bà con kiều bào bày tỏ nguyện vọng được một lần ra thăm Trường Sa. “Đây là những tình cảm, tâm tư hết sức chính đáng của kiều bào, đồng thời cũng là trách nhiệm của UBVNVNONN trong việc chuyển nguyện vọng của bà con tới các cơ quan chức năng có thẩm quyền của Đảng và Nhà nước”. Cũng theo Thứ trưởng Nguyễn Thanh Sơn, không lâu sau khi nhận được đề nghị của UBVNVNONN, Thủ tướng Chính phủ đã đồng ý tổ chức một đoàn công tác đặc biệt ra thăm quần đảo Trường Sa, với thành phần gồm hơn 200 kiều bào và chức sắc các tôn giáo trên cả nước.
Theo Thứ trưởng Bộ Nội vụ, kiêm Trưởng ban Tôn giáo Chính phủ Phạm Dũng, nhiều ngày qua hàng trăm bà con kiều bào ở Mỹ, Nhật, Tây Ban Nha, Campuchia,… đã liên lạc thường xuyên với Ban Tổ chức để hỏi thăm, cũng như động viên đoàn. Theo Thứ trưởng Phạm Dũng, đó là những tình cảm hết sức xúc động mà ông và các thành viên Ban Tổ chức đã nỗ lực ở mức tốt nhất để tổ chức thành công chuyến công tác đặc biệt này. Ngoài ra, tham gia chuyến công tác còn có đại diện của 6 tôn giáo chính, chiếm hơn 21 triệu đồng bào theo tôn giáo trên cả nước. “Họ mang theo những niềm tin tâm linh riêng, nhưng chung một mục đích duy nhất là nguyện cầu cho quốc thái dân an, cầu siêu cho linh hồn các anh hùng, liệt sĩ Hải quân đã hi sinh, nhưng vì điều kiện trang thiết bị tìm kiếm còn hạn chế nên đến nay các anh vẫn còn nằm lại dưới biển sâu mênh mông,…”.
Tổ quốc ta có biển, có trời…
Trong chuyến công tác lần này, Giáo sư Huỳnh Trí Chánh (nguyên giảng viên trường Đại học Hải dương Tokyo) là kiều bào duy nhất đại diện Tổng hội Người Việt Nam tại Nhật Bản. Giáo sư tâm sự: ông rất bất ngờ vì trong những năm tháng xa quê hương đã không thể hình dung Tổ quốc, đất nước mình lại rộng lớn, mênh mông đến thế.
Không có khoảng cách nào giữa kiều bào
và quân dân huyện đảo Trường Sa. Ảnh: HỒNG PHÚC
Giáo sư cho biết, vào giai đoạn đất nước có chiến tranh, khi đó ông giữ vai trò thường vụ tổ chức người Việt Nam tại Nhật Bản đấu tranh cho hòa bình và thống nhất đất nước, đã từng nghe một câu nói nổi tiếng của Chủ tịch Hồ Chí Minh là: “Ngày trước ta chỉ có đêm và rừng, ngày nay ta có ngày, có trời, có biển. Bờ biển ta dài, tươi đẹp, ta phải biết giữ gìn lấy nó”. Tuy vậy, đến tận bây giờ ông mới cảm nhận hết được ý nghĩa sâu xa câu trong nói của Người, và “đó là một may mắn lớn nhất cuộc đời tôi, một vinh dự mà hàng triệu kiều bào vẫn chưa có điều kiện để cảm nhận trực tiếp” – Giáo sư Chánh xúc động.
Bồi hồi cảm xúc trong lần đầu được đặt chân đến các đảo chìm, đảo nổi và nhà giàn thuộc quần đảo Trường Sa, anh Trần Bằng (kiều bào tại Pháp) tâm sự: chuyến đi lần này anh không chỉ đi một mình, mà mang theo một món quà tinh thần đặc biệt mà hàng ngàn kiều bào tại Pháp gửi tặng cho quân và dân huyện đảo Trường Sa. Đó là hai bức thư pháp được gói ghém cẩn thận: một bức chép toàn bài “Nam Quốc Sơn Hà” (Lý Thường Kiệt) và bức còn lại trích hai câu cuối trong bài “Tụng giá hoàn kinh” (Thái Bình tu nỗ lực – Vạn cổ thử giang san).
Cùng với Hội người Việt Nam tại Pháp, đại diện kiều bào tại Kampongsom (Campuchia), Hội người Việt Nam tại Tây Ban Nha, kiều bào tại Mỹ,… cũng đã chuyển tới quân và dân trên các xã đảo và thị trấn Trường Sa những món quà chan chứa ý nghĩa và tình cảm đặc biệt của hàng triệu kiều bào ta ở nước ngoài, nhưng do điều kiện, hoàn cảnh cụ thể mà chưa có dịp trở về.
“Tình cảm ấy cũng thiêng liêng, đặc biệt như chính những gì mà chúng tôi đã thấy, đã nghe, đã cảm nhận từ đất mẹ, biển cha…” – nhà báo, Việt kiều Mỹ Nguyễn Phương Hùng xúc động tâm sự với chúng tôi sau chuyến đi.
THÀNH LUÂN (Báo Đại Đoàn Kết)


29.4.12

Lính Trường Sa hôm nay


Hôm nay là ngày kỷ niệm 37 năm ngày giải phóng hoàn toàn quần đảo Trường Sa (29-4-1975). Phóng viên Tuổi Trẻ gửi về những hình ảnh mới nhất về người lính ở quần đảo yêu thương của Tổ quốc.
Những người lính Trường Sa có thể chưa đầy đôi mươi, hay những sĩ quan hải quân chuyên nghiệp. Họ có thể mới đặt chân lên đảo làm nhiệm vụ, hay quanh năm suốt tháng dãi dầu nắng gió…
“Đến tiếp đón niềm nở, ở chăm sóc tận tình, về dặn dò chu đáo” đó là khẩu hiệu tinh thần của người lính đảo Trường Sa
“Đến tiếp đón niềm nở, ở chăm sóc tận tình, về dặn dò chu đáo” đó là khẩu hiệu tinh thần của người lính đảo Trường Sa
Tất cả đều đang ngày đêm canh giữ vùng biển, vùng trời và hải đảo Trường Sa hôm nay với một quyết tâm và tình yêu nồng cháy: "Đảo là nhà, biển cả là quê hương".
Xin giới thiệu chùm ảnh ghi nhận một góc nhỏ về cuộc sống của những người lính Trường Sa hôm nay.
Cây xanh đem từ đất liền là món quà quý hiếm với người lính đảo. Trong ảnh: trồng và chăm sóc cây trên đảo Sinh Tồn
Cây xanh đem từ đất liền là món quà quý hiếm với người lính đảo. Trong ảnh: trồng và chăm sóc cây trên đảo Sinh Tồn

Thay ca gác trên đảo Trường Sa Lớn. Mỗi người lính thường phải gác bên cột đá chủ quyền giữa trời nắng nóng. Tuy nhiệm vụ vất vả nhưng với họ còn là niềm tự hào
Thay ca gác trên đảo Trường Sa Lớn. Mỗi người lính thường phải gác bên cột đá chủ quyền giữa trời nắng nóng. Tuy nhiệm vụ vất vả nhưng với họ còn là niềm tự hào
Hai trung úy Trần Xuân Nam (trái) và Vũ Xuân Sách , thuộc Trung đoàn công binh 131 lắp đặt cửa sổ công trình “Góp đá xây Trường Sa” tại cụm đảo Đá Tây. Hai anh cho biết mới ra Trường Sa hơn 4 tháng nhưng thấy yêu thương với nơi này
Hai trung úy Trần Xuân Nam (trái) và Vũ Xuân Sách , thuộc Trung đoàn công binh 131 lắp đặt cửa sổ công trình “Góp đá xây Trường Sa” tại cụm đảo Đá Tây. Hai anh cho biết mới ra Trường Sa hơn 4 tháng nhưng thấy yêu thương với nơi này  
Hình ảnh cảm động ở đảo Cô Lin: khi chân vịt của xuồng máy đưa đoàn công tác trở về tàu bị mắc kẹt vào san hô, một người lính đảo đã không chần chừ lặn xuống biển để gỡ
Hình ảnh cảm động ở đảo Cô Lin: khi chân vịt của xuồng máy đưa đoàn công tác trở về tàu bị mắc kẹt vào san hô, một người lính đảo đã không chần chừ lặn xuống biển để gỡ   
Trong các tiết mục biểu diễn văn nghệ không thể thiếu tiếng hát và nụ cười lạc quan của người lính đảo
Trong các tiết mục biểu diễn văn nghệ không thể thiếu tiếng hát và nụ cười lạc quan của người lính đảo  

Mười năm chưa về đất liền đón tết, để vơi bớt nỗi nhớ nhà,  trung úy Lương Ngọc Long (quê Thanh Hóa) nuôi con chim cu gáy làm bạn trên nhà giàn Ba Kè, vùng biển Trường Sa và thềm lục địa phía Nam
Mười năm chưa về đất liền đón tết, để vơi bớt nỗi nhớ nhà,  trung úy Lương Ngọc Long (quê Thanh Hóa) nuôi con chim cu gáy làm bạn trên nhà giàn Ba Kè, vùng biển Trường Sa và thềm lục địa phía Nam

Những người lính Trường Sa cùng hô vang lời thề bảo vệ vùng biển, vùng trời và hải đảo trong buổi chào cờ thường ngày tại đảo Song Tử Tây
Những người lính Trường Sa cùng hô vang lời thề bảo vệ vùng biển, vùng trời và hải đảo trong buổi chào cờ thường ngày tại đảo Song Tử Tây
Một buổi chào cờ trên đảo Song Tử Tây
Một buổi chào cờ trên đảo Song Tử Tây

Chiến sĩ Nguyễn Thành Quân canh gác bên cột đá chủ quyền trên đảo Song Tử Tây
Chiến sĩ Nguyễn Thành Quân canh gác bên cột đá chủ quyền trên đảo Song Tử Tây

“Đến tiếp đón niềm nở, ở chăm sóc tận tình, về dặn dò chu đáo” đó là khẩu hiệu tinh thần của người lính đảo Trường Sa
“Đến tiếp đón niềm nở, ở chăm sóc tận tình, về dặn dò chu đáo” đó là khẩu hiệu tinh thần của người lính đảo Trường Sa

Người lính canh gác trên đảo Trường Sa Đông, nơi được xem là nắng gió  khắc nghiệt nhất huyện đảo Trường Sa
Người lính canh gác trên đảo Trường Sa Đông, nơi được xem là nắng gió  khắc nghiệt nhất huyện đảo Trường Sa 
Một vòng hoa bất tử thả xuống vùng biển Cô Lin - Gạc Ma - Len Đao, nơi 64 cán bộ, chiến sĩ đã anh dũng hi sinh khi làm nhiệm vụ ngày 14-3-1988
Một vòng hoa bất tử thả xuống vùng biển Cô Lin - Gạc Ma - Len Đao
Một vòng hoa bất tử thả xuống vùng biển Cô Lin - Gạc Ma - Len Đao, nơi 64 cán bộ, chiến sĩ đã anh dũng hi sinh khi làm nhiệm vụ ngày 14-3-1988. Những người lính hôm nay đã thề “quyết tâm bảo vệ bằng được quần đảo Trường Sa - một phần lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc và xây dựng Trường Sa trở thành một huyện đảo giàu mạnh, ngang tầm với vị trí chiến lược trên biển Đông”
TIẾN THÀNH thực hiện