Trang

Diệp Kính Thiên: Nguyễn Tấn Dũng có thắng không?

Khả năng được đề cử chức Tổng bí thư khóa 12 cho Nguyễn Tấn Dũng có thể chắc chắn. Đây mới chỉ là hiệp một. Sang hiệp hai – bầu cử Ban chấp hành Trung ương khóa 12 – mới là chủ yếu.

Anh Ba Thanh: Nguyễn Phú Trọng sẽ làm Tổng bí thư nửa nhiệm kỳ đầu khóa XII ?

Khai mạc hội nghị, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã hé lộ một chi tiết đáng lưu ý trong báo cáo đó là về đề xuất tiêu chí xem xét trường hợp "đặc biệt"

Hiển thị các bài đăng có nhãn Luật Biển. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Luật Biển. Hiển thị tất cả bài đăng

22.6.12

Luật Biển, báo chí và nhân dân

Một bộ luật mà người dân có muốn cũng không thể biết có thể gọi là gì nếu như không phải là một bộ luật bí mật?


Điều mà báo chí quan tâm nhất trong phiên bế mạc kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XIII, có lẽ chính là việc QH có thông qua luật Biển? Và báo chí sẽ đưa những gì, đưa như thế nào về dự án được xem là quan trọng nhất trong kỳ họp lần này?

Câu hỏi thứ nhất có thể trả lời ngay: Hóa ra các vị đại biểu QH không kém như người ta tưởng. Căn cứ vào bản giải trình tiếp thu, thì trong các phiên thảo luận mà báo chí không được phép tham dự và đưa tin trước đó, rất nhiều đại biểu đề nghị quy định rõ về quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa ngay tại Điều 1 của dự thảo Luật. Có ý kiến thậm chí đề nghị cần quy định trong Luật này vị trí địa lý của các đảo, quần đảo. Điều này đã được Ban soạn thảo tiếp thu và ngay trong điều 1 luật Biển, chủ quyền thiêng liêng và bất khả xâm phạm đối với 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa đã được khẳng định. Khoảng 10h20 phút sáng qua, Quốc hội với 495/496 đại biểu tán thành đã thông qua luật Biển Việt Nam.

Chỉ có một điều đáng nói. Đó là vị đại biểu thứ 496. Dù không đồng ý thông qua hay không bỏ phiếu thông qua thì vị đại biểu duy nhất này cũng đã tạo ra sự ngạc nhiên đến sững sờ đối với những người chứng kiến. Thật khó có thể cắt nghĩa “lá phiếu thứ 496” này.

Có lẽ là tình cờ khi luật Biển, một bộ luật có ý nghĩa cách mạng- được thông qua đúng vào ngày báo chí cách mạng Việt Nam 21-6. Chỉ có điều, báo chí không “cách mạng” như người ta tưởng. VietNamNet là tờ đầu tiên đưa tương đối chi tiết luật Biển vào buổi trưa 21-6. Có điều, bài báo được gỡ xuống gần như ngay sau đó. Không cần phải đọc báo sáng nay cũng biết: Luật Biển chỉ được thể hiện dưới dạng tin một dòng. Đại khái QH thông qua luật Biển. Không chi tiết. Ngoại trừ trường hợp cực khó cắt nghĩa, là một bài to uỵch trên báo Nhân dân dưới dòng tít: “Quốc hội thông qua luật Biển Việt Nam”.

Nguyên Bộ trưởng Bộ 4T Lê Doãn Hợp, trong ngày báo chí cách mạng đã khẳng định hùng hồn: “Không có vùng cấm nào, chỉ có báo chí ngại không vào thì thành vùng cấm”. Đã không có “vùng cấm” mà báo chí lại chỉ đưa “tin một dòng”- không chi tiết, không bình luận về một bộ luật được quan tâm nhường đó thì chỉ có một khả năng: Các nhà báo, các tòa soạn cho rằng dân không được phép biết, hoặc không cần biết.

Tháng 8 năm ngoái, đại biểu QH Dương Trung Quốc đã có phát biểu vô cùng thẳng thắn xung quanh báo cáo về tình hình Biển Đông, một “báo cáo không đầy 1 tiếng và không có thảo luận”, rằng: Trừ một vài nội dung chi tiết, còn về căn bản nếu những nội dung báo cáo đó được trình bày cho dân chúng thì chỉ có tốt trở lên, dân sẽ tin hơn vào những gì Chính phủ đã làm. Nó làm sáng tỏ phần nào những băn khoăn, trăn trở của dân và quan trọng hơn là sự ủng hộ của dân được tổ chức, được huy động có hiệu quả”. Vị đại biểu, đồng thời là một nhà sử học nhấn mạnh:”Cái gì cần tế nhị trong quan hệ ngoại giao ta phải giữ, nhưng với dân thì không cần đến sự tế nhị mà cần sự tin cậy, thẳng thắn. Cái gì cần mềm mỏng với ngoại giao thì cũng cần mềm mỏng trong “nội giao”, đừng tạo ra những khoảng cách, những xung đột không đáng có giữa Chính phủ và nhân dân, cho dù sự cảnh giác là cần thiết”.

21-6 năm nay thì lại là một bộ luật “bí mật”.

Ai sẽ là người bảo vệ chủ quyền nếu không phải là nhân dân! Ai sẽ là người thực thi các bộ luật ngoài nhân dân! Nhưng liệu người dân có thể thực thi các bộ luật khi nó được các tòa báo “dấu kín”. Liệu họ có thể bảo vệ chủ quyền biển đảo nếu như hoàn toàn mù tịt, không biết bộ luật đó nói về cái gì!

Và liệu một bộ luật còn có giá trị thực thi nếu như chỉ vài trăm vị, dù là đại biểu dân cử được bàn, được biết?

Đào Tuấn

VIỆT NAM CÓ QUYỀN SỬ DỤNG CÁC BIỆN PHÁP VŨ LỰC, PHÒNG VỆ CHÍNH ĐÁNG KHI CẦN THIẾT


Đào Tuấn - Với 495/496 Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) bỏ phiếu tán thành, QH đã thông qua Luật Biển Việt Nam, với việc xác định chủ quyền các quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa…được ghi ngay trong Điều 1.

Luật Biển chính là cơ sở pháp lý cao nhất cho việc đòi lại chủ quyền quần đảo Hoàng Sa đang bị Trung Quốc chiếm đóng trái phép, đồng thời sẽ là thứ "vũ khí pháp lý", để xử lý bằng các biện pháp bắt, tạm giữ, tạm giam đối với các cá nhân, tàu thuyền nước ngoài vi phạm.

Điều 3 của Luật ghi nhận rõ “biện pháp hòa bình” là nguyên tắc để giải quyết tranh chấp giữa các quốc gia.

Theo báo cáo giải trình, việc ghi nhận nguyên tắc này, hoàn toàn không loại trừ quyền phòng vệ chính đáng của nước ta, bởi vì ngay trong Hiến chương Liên hợp quốc cũng thừa nhận quyền tự vệ chính đáng của cá nhân, hay tập thể khi thành viên của Liên hợp quốc bị tấn công vũ trang.

Trong khi đó, khoản 1 Điều 5 quy định việc thực hiện các biện pháp cần thiết (bao gồm cả quyền tự vệ chính đáng) nhằm bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán của quốc gia trên các vùng biển, đảo và quần đảo, đã hàm ý Việt Nam có quyền sử dụng các biện pháp vũ lực, phòng vệ chính đáng khi cần thiết.

Luật Biển thừa nhận quyền qua lại của tàu thuyền nước ngoài trong lãnh hải Việt Nam, nhưng quy định rất cụ thể các hành vi bị coi là gây phương hại đến hòa bình, quốc phòng, an ninh của Việt Nam:

a) Đe dọa hoặc sử dụng vũ lực chống lại độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam.

b) Đe dọa hoặc sử dụng vũ lực chống lại độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của quốc gia khác; thực hiện các hành vi trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật quốc tế được quy định trong Hiến chương Liên hợp quốc.

c) Luyện tập hay diễn tập với bất kỳ kiểu, loại vũ khí nào, dưới bất kỳ hình thức nào.

d) Thu thập thông tin gây thiệt hại cho quốc phòng, an ninh của Việt Nam.

đ) Tuyên truyền nhằm gây hại đến quốc phòng, an ninh của Việt Nam.

e) Phóng đi, tiếp nhận hay xếp phương tiện bay lên tàu thuyền.

g) Phóng đi, tiếp nhận hay xếp phương tiện quân sự lên tàu thuyền.

h) Bốc, dỡ hàng hóa, tiền bạc hay đưa người lên xuống tàu thuyền trái với quy định của pháp luật Việt Nam về hải quan, thuế, y tế hoặc xuất nhập cảnh.

i) Cố ý gây ô nhiễm nghiêm trọng môi trường biển.

k) Đánh bắt hải sản trái phép.

l) Nghiên cứu, điều tra, thăm dò trái phép.

m) Làm ảnh hưởng đến hoạt động của hệ thống thông tin liên lạc hoặc của thiết bị hay công trình khác của Việt Nam.

n) Tiến hành hoạt động khác không trực tiếp liên quan đến việc đi qua.

Theo Luật Biển, lực lượng tuần tra, kiểm soát trên biển có quyền truy đuổi tàu thuyền nước ngoài vi phạm các quy định của pháp luật Việt Nam, nếu các tàu thuyền này đang ở trong nội thủy, lãnh hải và vùng tiếp giáp lãnh hải Việt Nam.

Quyền truy đuổi được tiến hành sau khi lực lượng tuần tra, kiểm soát trên biển đã phát tín hiệu yêu cầu tàu thuyền vi phạm, hay có dấu hiệu vi phạm pháp luật dừng lại để tiến hành kiểm tra, nhưng tàu thuyền đó không chấp hành.

Việc truy đuổi có thể được tiếp tục ở ngoài ranh giới của lãnh hải, hay vùng tiếp giáp lãnh hải Viêt Nam, nếu được tiến hành liên tục, không ngắt quãng.

Quyền truy đuổi cũng được áp dụng đối với hành vi vi phạm quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia của Việt Nam, vi phạm trong phạm vi vành đai an toàn và trên các đảo nhân tạo, thiết bị, công trình trên biển trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam.

Việc QH thông qua Luật Biển Việt Nam là một động thái mạnh mẽ, cần thiết trong việc bảo vệ chủ quyền biển, đảo.

Điểm đáng lưu ý nhất là dù các phiên thảo luận Luật Biển là thảo luận kín.

Nhưng đến hôm qua, báo chí đã có quyền tiếp cận toàn bộ Bộ Luật này.

Nhưng đến hôm qua, báo chí đã có quyền tiếp cận toàn bộ Bộ Luật này.

21.6.12

Trung Quốc phản đối luật biển của Việt Nam

Trung Quốc lần đầu xác nhận thành lập thành phố cấp địa khu Tam Sa, ngay sau khi Việt Nam thông qua Luật Biển.


Việt Nam cũng lên tiếng đáp trả, nói rằng Trung Quốc "chỉ trích vô lý".

Tin về quyết định thành lập Tam Sa từng châm ngòi cho các vụ biểu tình tại Việt Nam năm 2007, nhưng khi đó Trung Quốc phủ nhận.

Việt Nam tuyên bố Hoàng Sa, Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam 
Nhưng hôm nay, trang web Bộ Dân chính Trung Quốc đưa tin về việc “Quốc vụ viện phê chuẩn thành lập thành phố cấp địa khu Tam Sa".

“Quốc vụ viện Trung Quốc mới đây phê chuẩn dỡ bỏ Văn phòng quần đảo Tây Sa, Nam Sa và Trung Sa tỉnh Hải Nam.”

Thông báo viết Trung Quốc đã thành lập “thành phố cấp địa khu Tam Sa, quản lý các đảo, bãi ngầm và vùng biển của quần đảo Tây Sa, Trung Sa và Nam Sa”.

Trụ sở của chính quyền theo cấp mới này đặt trên đảo Phú Lâm mà Trung Quốc gọi là Vĩnh Hưng, nằm trong quần đảo Hoàng Sa nhưng vẫn thuộc sự quản lý của thành phồ́ Tam Á, trên đảo Hải Nam.
Theo BBC Tiếng Trung tại London, danh từ dùng để chỉ cấp hành chính này là 'chuyên khu', dưới cấp tỉnh, trên cấp huyện, và cho thấy cấp hành chính 'quản lý' Hoàng Sa và Trường Sa sẽ có thẩm quyền và ngân sách lớn hơn.

Cấp 'khu', mà các văn bản tiếng Anh hoặc dịch là 'prefecture', hoặc lớn hơn là 'autonomous region' (tự trị khu) cũng được dùng để quản lý nhiều vùng thuộc sắc tộc Tây Tạng, Mông Cổ, Triều Tiên ở biên giới của Trung Quốc.

Tin này đưa ra ngay sau khi Quốc hội Việt Nam thông qua Luật Biển trong ngày 21/6.

Báo chí Việt Nam cho hay ngay Điều 1 của Luật Biển đã quy định về quần đảo Trường Sa mà Việt Nam đang chiếm giữ một phần cũng như quần đảo Hoàng Sa vốn hoàn toàn nằm dưới sự quản lý của Trung Quốc từ năm 1974 sau trận hải chiến mà Việt Nam Cộng hòa thua cuộc.
Với 7 chương, 55 điều, Luật Biển Việt Nam chính thức có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2013.

Việt Nam đáp trả

Từ Hà Nội, người phát ngôn Lương Thanh Nghị nói Luật Biển Việt Nam thông qua là "hoạt động lập pháp bình thường nhằm hoàn thiện khuôn khổ pháp lý của Việt Nam, phục vụ cho việc sử dụng, quản lý, bảo vệ các vùng biển, đảo và phát triển kinh tế biển của Việt Nam, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình hội nhập quốc tế và tăng cường hợp tác với các nước, vì hòa bình, ổn định trong khu vực và trên thế giới".

Thông cáo trên trang mạng Bộ Ngoại giao Việt Nam viết: "Đáng tiếc là Trung Quốc đã có những chỉ trích vô lý đối với việc làm chính đáng của Việt Nam."

"Nghiêm trọng hơn là Trung Quốc đã phê chuẩn thành lập cái gọi là 'thành phố Tam Sa' với phạm vi quản lý bao gồm cả hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam. Việt Nam kiên quyết bác bỏ sự chỉ trích vô lý của phía Trung Quốc; đồng thời phản đối mạnh mẽ việc Trung Quốc thành lập cái gọi là 'thành phố Tam Sa'".

Ông Nghị nói tiếp: "Việc Luật Biển Việt Nam đề cập đến hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là sự tiếp nối một số quy định trong các luật đã có trước đây của Việt Nam. Đây không phải là vấn đề gì mới và không ảnh hưởng đến quá trình tìm kiếm giải pháp cơ bản, lâu dài cho các tranh chấp ở Biển Đông."
Trung Quốc và Việt Nam đã tuyên bố chủ quyền chồng lấn từ lâu nay 
Việt Nam luôn coi trọng quan hệ với Trung Quốc, sẵn sàng cùng Trung Quốc thúc đẩy mối quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện theo phương châm '16 chữ' và tinh thần '4 tốt' vì lợi ích của nhân dân hai nước," ông tuyên bố.
Thành phố?

Trong khi đó, người phát ngôn Bộ Dân chính Trung Quốc tuyên bố hôm nay rằng Trung Quốc “phát hiện sớm nhất, đặt tên và liên tục thi hành quản lý chủ quyền đối với các đảo, bãi ngầm và vùng biển của quần đảo Tây Sa, Trung Sa và Nam Sa”.

“Việc thành lập thành phố Tam Sa lần này là sự điều chỉnh và hoàn thiện thể chế quản lý hành chính các đảo, bãi ngầm và vùng biển quần đảo Tây Sa, Trung Sa và Nam Sa của tỉnh Hải Nam,” người này nói.

Trước đây, có tin nói Quốc vụ viện Trung Quốc phê chuẩn thành lập thành phố Tam Sa tháng 11/2007.

Khi tin này loan ra, một loạt các cuộc biểu tình diễn ra tại Việt Nam để phản đối cuối năm 2007.
Nhưng Trung Quốc chưa bao giờ xác nhận kế hoạch thành lập thành phố cấp huyện Tam Sa để quản lý ba quần đảo trong đó có Hoàng Sa và Trường Sa.

Lời văn phản đối trên trang web của Bộ Ngoại giao Trung Quốc có đoạn: "Chính phủ Trung Quốc tuyên bố: Tây Sa hải đảo và Nam Sa hải đảo là lãnh thổ Trung Quốc. Các đảo này và vùng phụ cận thuộc chủ quyền bất khả xâm phạm của Trung Quốc.

"Bất cứ nước nào đưa ra đòi hỏi chủ quyền lãnh thổ và theo đó áp dụng bất cứ hành động nào đối với quần đảo Tây Sa và Nam Sa đều là phi pháp và vô hiệu."

Trong khi đó Luật Biển của Việt Nam cũng khẳng định "đảo, quần đảo thuộc chủ quyền Việt Nam là bộ phận không thể tách rời của lãnh thổ Việt Nam".

Mặc dù vậy Luật cũng nói Việt Nam chủ trương "giải quyết tranh chấp giữa các quốc gia bằng biện pháp hòa bình" theo các nguyên tắc của Hiến chương ASEAN và Hiến chương Liên Hiệp Quốc.

Báo chí trong nước nói Luật Biển Việt Nam đã được thông qua với sự đồng ý của 99,2% đại biểu.

Biển Đông, Trung Quốc gọi là Nam Hải, đã chứng kiến nhiều sự cố trong thời gian gần đây.

Trong đó các vụ bắt ngư dân đánh cá giữa các nước ngày càng tăng kèm theo những sự cố như vụ chạm trán gần đây giữa Trung Quốc và Philippines tại bãi cạn Scarborough hay trước đó là vụ Hà Nội cáo buộc Bắc Kinh cho tàu cắt cáp tàu thăm dò dầu khí của Việt Nam.

BBC




25.5.12

Thượng viện Mỹ sẽ sớm thông qua UNCLOS?

Ngày 23-5, Thượng viện Mỹ tiến hành xem xét việc thông qua Công ước Luật biển của Liên hợp quốc (UNCLOS) 1982. Phiên điều trần diễn ra trong bối cảnh nước Mỹ đang có những điều chỉnh lớn về chính sách đối ngoại và thế giới đang chứng kiến nhiều cuộc tranh chấp chủ quyền biển đảo đáng chú ý.

Tranh luận nội bộ về UNCLOS

Là một quốc gia luôn đề cao sức mạnh của luật pháp nhưng quá trình Mỹ xem xét phê chuẩn UNCLOS chưa bao giờ diễn ra như mong đợi. Vấn đề UNCLOS đã trở thành "di sản" đối ngoại của nước Mỹ từ thời Tổng thống thứ 40 Ronal Reagan. Trải qua gần 4 đời Tổng thống Mỹ với 6 nhiệm kỳ kể từ đó, UNCLOS luôn là đề tài tranh luận giữa phía Chính quyền và Quốc hội Mỹ. Trong khi, các Tổng thống thúc giục phê chuẩn để bảo vệ lợi ích của Mỹ ở Bắc Cực cũng như nhiều nơi khác, thì Quốc hội luôn chần chừ vì lợi ích từ khai thác dầu khí ở vùng thềm lục địa và duy trì ảnh hưởng của lực lượng hải quân Mỹ với "nguyên tắc" tự do lưu thông hàng hải.
Kể từ tháng 3/2004, Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Mỹ đã ít nhất 2 lần đồng thuận thông qua một nghị quyết ủng hộ việc phê chuẩn UNCLOS. Sau đó, một số tướng lĩnh quân đội, cựu Đại sứ Mỹ tại LHQ, nhiều chỉ huy chiến dịch hải quân, và Phòng Thương mại Mỹ cũng đã ủng hộ văn bản này.
Bộ trưởng Quốc phòng Leon Panetta, Ngoại trưởng Hillary Clinton và Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân Mỹ Martin Dempsey tại phiên điều trần (từ phải qua). Ảnh: AP 
Gần đây vấn đề này càng trở nên nóng hơn khi chỉ còn ít tháng nữa sẽ đến bầu cử Tổng thống Mỹ và các cuộc tranh chấp biển đảo, trong đó có tranh chấp biển Đông, đang có những diễn biến mới phức tạp hơn, ảnh hưởng đến lợi ích chiến lược của Mỹ tại khu vực.
Công ước Luật biển hiện nay là kết quả hội nghị UNCLOS lần thứ III của Liên hợp quốc diễn ra từ năm 1973 đến năm 1982, trong đó có những quy định về các vùng biển như nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa. Công ước này có hiệu lực từ năm 1994, sau khi được quốc gia thứ 60 phê chuẩn. Mặc dù, Mỹ đã ký vào bản Công ước có 162 thành viên này nhưng điều này không phát sinh hiệu lực đối với Mỹ do chưa được Quốc hội Mỹ phê chuẩn.
Phê chuẩn: Được nhiều hơn?
Thông qua UNCLOS sẽ đảm bảo những lợi ích hàng hải cho chính nước Mỹ. Sở hữu vùng EEZ lớn hơn bất kỳ nước nào trên thế giới với các nguồn tài nguyên biển phong phú trong đó có các vùng biển giàu khoáng sản gần bờ, Mỹ có thể thúc đẩy kinh tế, tăng sản xuất năng lượng và tạo ra nhiều việc làm mới trong nước, từ đó góp phần khắc phục khủng hoảng kinh tế hiện tại.
Theo Bộ trưởng Quốc phòng Leon Panetta, việc phê chuẩn Công ước luật biển 1982 sẽ hỗ trợ nhiều ngành kinh tế chính của Mỹ như các ngành dầu mỏ, năng lượng, đóng tàu, vận tải biển,... Các ngành kinh tế này sẽ được lợi vì Công ước Luật biển 1982 cung cấp khung pháp lý hợp pháp hình thành một môi trường an ninh ổn định cho các hoạt động kinh doanh.
Chia sẻ quan điểm này, Tướng Martin Dempsey, chủ tịch Hội đồng Tham mưu Liên quân Mỹ nhận xét rằng việc phê chuẩn UNCLOS sẽ giúp Mỹ đạt được những mục tiêu chiến lược ở các khu vực như châu Á. Tại khu vực biển Đông, yêu sách "đường lười bò" của Trung Quốc không hề có tính pháp lý nếu tham chiếu các điều khoản của UNCLOS 1982. Nếu Mỹ phê chuẩn công ước này, Mỹ sẽ trở thành một bên thành viên của công ước như 5 nước tranh chấp chính ở quần đảo Trường Sa là Trung Quốc, Việt Nam, Philipines, Malaysia và Brunei (ngoài ra có có yếu tố Đài Loan). Từ đó, Mỹ sẽ có thêm một công cụ hòa bình để kiềm chế những hành động gây hấn và bảo vệ lợi ích của đồng minh Philipines ở khu vực biển Đông.
Lợi ích từ việc phê chuẩn này còn thể hiện ở chỗ Mỹ sẽ giành lại sự tín nhiệm của các nước và có tiếng nói hơn trong các vấn đề liên quan tới biển khi kêu gọi các quốc gia khác phải tuân theo các quy định của luật pháp quốc tế. Minh họa cho điều này chính là cuộc khủng hoảng hiện nay tại eo biển Hormuz. Với việc tự do lưu thông hàng hải được quy định trong UNCLOS, Mỹ sẽ có lập trường pháp lý vững vàng trong việc tự do qua lại dù Iran tuyên bố có thể đóng cửa eo biển này. Như vậy, chính sách cô lập Iran buộc nước này từ bỏ chương trình sản xuất vũ khí hạt nhân có thêm cơ sở để thành công.
Ngoại trưởng Hillary Clinton từng tuyên bố xem việc thông qua UNCLOS là ưu tiên hàng đầu về đối ngoại trong nhiệm kỳ của bà. Ngoài ra, UNCLOS cũng được Tổng thống Obama, Ủy ban Đối ngoại Thượng viện và nhiều chỉ huy hải quân Mỹ ủng hộ. Do vậy, nhiều người đã lạc quan cho rằng Thượng viện Mỹ sẽ sớm tích cực xem xét bỏ phiếu thông qua Công ước quan trọng này.
Tác giả: QUỐC KHÁNH-THẠCH HÀ (TVN)