Trang

Diệp Kính Thiên: Nguyễn Tấn Dũng có thắng không?

Khả năng được đề cử chức Tổng bí thư khóa 12 cho Nguyễn Tấn Dũng có thể chắc chắn. Đây mới chỉ là hiệp một. Sang hiệp hai – bầu cử Ban chấp hành Trung ương khóa 12 – mới là chủ yếu.

Anh Ba Thanh: Nguyễn Phú Trọng sẽ làm Tổng bí thư nửa nhiệm kỳ đầu khóa XII ?

Khai mạc hội nghị, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã hé lộ một chi tiết đáng lưu ý trong báo cáo đó là về đề xuất tiêu chí xem xét trường hợp "đặc biệt"

Hiển thị các bài đăng có nhãn Mỹ. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Mỹ. Hiển thị tất cả bài đăng

22.6.12

Tàu nghiên cứu của Hải quân Mỹ thăm cảng Đà Nẵng

Tàu nghiên cứu khoa học Roger Revelle của Hài quân Hoa Kỳ, sáng 22/6, cập cảng Tiên Sa, Đà Nẵng, bắt đầu chuyến thăm 8 ngày. 

Hãng tin ANI cho hay chuyến đi được thực hiện trong khuôn khổ “Chương trình nghiên cứu hợp tác chung về hải dương học Biển Đông Việt Nam và tương tác Biển và lục địa” giữa Bộ Khoa học và Công nghệ Việt Nam với Văn phòng Nghiên cứu Hải quân Hoa Kỳ.
Tàu nghiên cứu khoa hoc Roger Revelle 
Trong thời gian lưu lại Việt Nam, 28 sỹ quan-thủy thủ trên tàu Roger Revelle sẽ cung cấp các khóa huấn luyện cho các nhà khoa học và nghiên cứu gia Việt Nam trong lĩnh vực hải dương học, quản lý nghiên cứu biển.

Theo lịch trình, tàu sẽ rời Việt Nam vào ngày 29 cuối tháng này.

Tàu nghiên cứu Roger Revelle thuộc hải quân Hoa Kỳ do Viện Hải dương học Scripps, trường Đại học California, San Diego, vận hành được trang bị các phương tiện hiện đại phục vụ công tác nghiên cứu hải dương.

VOA

16.6.12

Đông Á và chiến lược "hai gọng kiềm" của Ấn Độ

Cuộc tập trận hải quân JIMEX 12 giữa Ấn Độ với Nhật Bản tại tỉnh Kanagawa (Nhật Bản) từ ngày 9/6 và cuộc tập trận lặng lẽ hơn với Hàn Quốc tại Busan (Hàn Quốc) hơn một tuần trước đó đã đánh dấu những bước đi mới trong quan hệ quốc tế ở khu vực Đông Á.

Những động thái thắt chặt quan hệ quốc phòng liên khu vực đã mở ra nhiều sự lựa chọn hơn cho các cường quốc ở khu vực Đông Bắc Á vốn đang chịu ảnh hưởng rất lớn từ Mỹ và áp lực từ những tranh chấp song phương với Trung Quốc.

Từ "gọng kiềm lớn" tại Đông Bắc Á...

Mật độ xuất hiện ngày càng tăng của Ấn Độ ở Đông Bắc Á được đánh giá như một diễn biến tích cực, góp phần giải tỏa sức ép đang ngày càng tăng từ các điểm nóng về xung đột lãnh thổ, xung đột ý thức hệ trong khu vực này. Khi tính chủ động về quan hệ quốc phòng của Nhật Bản, Hàn Quốc vẫn đang bị bó buộc trong các khuôn khổ đồng minh chiến lược với Mỹ và sự cạnh tranh từ Trung Quốc, thì Ấn Độ nổi lên như một giải pháp kịp thời mang tính tối ưu.

Một điểm đồng nhất cơ bản góp phần thúc đẩy quan hệ giữa ba quốc gia này chính là tư duy phát triển hài hòa, gắn kết lợi ích của mỗi quốc gia với lợi ích phát triển chung của khu vực. Tư duy đó được thể hiện trong học thuyết Hashimoto (1997) - phát triển từ học thuyết Fukuda (1977) của Nhật Bản hướng quốc gia này đến việc xây dựng lòng tin, chung sống hòa bình vì sự thịnh vượng chung của khu vực. Tư duy này cũng là nội dung chính trong chiến lược ngoại giao dài hạn nhằm xây dựng một mạng lưới Châu Á mới (2008) của Hàn Quốc. Trong khi, đối với Ấn Độ, tư duy "bất bạo động", chung sống hòa bình cùng phát triển đã từ lâu trở thành truyền thống của cường quốc này. Tư duy đó được hiện thực hóa ngay từ khi giành độc lập năm 1947 dưới sự lãnh đạo của thánh Mahatma Gandhi, được phát triển bởi học thuyết Gujral (1997), nhất quán trong hoạt động đối ngoại của tất cả các nguyên thủ Ấn Độ nhằm tăng cường lòng tin trong hợp tác Nam Á nói riêng và thế giới nói chung.

Thêm vào đó, Nhật Bản, Ấn Độ và Hàn Quốc lần lượt là những nền kinh tế đứng đầu trong khu vực Châu Á, chỉ sau Trung Quốc, nên cả ba quốc gia này đều có nhu cầu hợp tác lẫn nhau để mở rộng phạm vi ảnh hưởng và tăng cường vị thế bản thân trên trường quốc tế, cũng như thúc đẩy quan hệ mậu dịch để tăng cường sức phát triển của ba nền kinh tế lớn. Sức cạnh tranh mạnh mẽ và sự trỗi dậy của Trung Quốc cũng là mẫu số chung góp phần gắn kết ba cường quốc này với nhau.

Nhận thức được điều đó, Ấn Độ chủ động thúc đẩy tăng cường quan hệ với hai cường quốc này bằng những hoạt động ngoại giao cụ thể. Dựa trên tinh thần Bản tuyên bố đối tác Ấn - Nhật trong kỷ nguyên Châu Á mới (04/2005), hai nước đã thiết lập quan hệ đối tác chiến lược vào năm 2006 và ký kết Tuyên bố chung về Hợp tác An ninh (10/2008) như một sự công nhận nhằm khẳng định vai trò của Ấn Độ đối với an ninh đường biển của Nhật Bản. Trong quan hệ Ấn - Hàn, mối quan hệ "đối tác hợp tác kinh tế lâu dài cho hòa bình và thịnh vượng (CEPA)" (10/2004) cũng được nâng lên tầm đối tác chiến lược vào tháng 1/2010. Từ tháng 03/2007, Ấn Độ và Hàn Quốc đều đang tăng cường hợp tác trên lĩnh vực công nghiệp quốc phòng và hướng đến quan hệ liên minh - quan hệ cấp cao nhất giữa hai quốc gia.

Với những bước đi nhanh gọn, thực tế, Ấn Độ đã sớm khẳng định được sự cần thiết của mình trong khu vực Đông Bắc Á, hình thành "gọng kiềm" thứ nhất sát sườn "người khổng lồ" Trung Quốc - nền kinh tế lớn thứ hai trên thế giới hiện nay.

....đến "gọng kìềm nhỏ" tại Đông Nam Á

Được công bố từ năm 1993, chính sách Hướng Đông (Look East Policy) của Ấn Độ bao gồm 2 giai đoạn: giai đoạn 1 (1993-2003) tập trung trọng điểm vào Đông Nam Á, tạo nền tảng bền vững cho giai đoạn 2 (từ 2003) phát triển các mối quan hệ ở Đông Nam Á vào chiều sâu, từ đó thúc đẩy hợp tác Đông Bắc Á. Trong 10 năm đầu tư tập trung vào Đông Nam Á, hiện nay Ấn Độ đã là thành viên chủ chốt trong các cơ chế hợp tác đa phương ở khu vực này như Diễn đàn an ninh khu vực (ARF), Hợp tác cấp cao Đông Á mở rộng (EAS), có cơ chế đối thoại chiến lược ASEAN - Ấn Độ. Với quan hệ song phương, Ấn Độ đã thiết lập được nhiều mối quan hệ mang tính chiến lược trong khu vực như Indonesia (2005), Việt Nam (2007), Thái Lan (2012).

Đồng thời, Ấn Độ cũng tăng cường các hoạt động hợp tác quốc phòng thông qua việc hỗ trợ công nghệ, huấn luyện sĩ quan song phương và tổ chức tập trận đa phương. Gần đây nhất là cuộc tập trận Milan được tổ chức hai năm một lần trên vịnh Bengal (1 - 6/2/2012) có sự tham gia của 7 quốc gia Đông Nam Á là Brunei, Philippin, Myanmar, Thái Lan, Indonesa, Singapore, Malaysia. Ấn Độ còn chủ động xây dựng các thể chế liên khu vực như Sáng kiến vùng vịnh Bengal về hợp tác kinh tế và kỹ thuật đa khu vực - (BIMSTEC), Tổ chức Hợp tác khu vực vành đai Ấn Độ Dương (IOR-ARC), Kế hoạch Colombo, Hợp tác sông Mêkong - Sông Hằng (MGC)... nhằm làm vành đai hỗ trợ làm cầu nối cho quan hệ với các quốc gia Đông Nam Á. Là địa bàn chịu ảnh hưởng lớn nhất từ Trung Quốc, "gọng kiềm" này vì thế được Ấn Độ gia cố rất kỹ lưỡng.

Mối quan hệ giữa những "người khổng lồ"

Sau 20 năm thực hiện, Ấn Độ đang nỗ lực hoàn thành Chính sách Hướng Đông của mình, tạo nên "hai gọng kiềm" từ Đông Nam Á và Đông Bắc Á. Mặc dù trong tuyên bố của chính sách này không nhằm đối phó với "mối lo sợ về Trung Quốc", nhưng đây là quá trình đầu tư dài hạn, nhất quán và thể hiện tầm nhìn mang tính địa - chiến lược có lợi cho Ấn Độ. Thế gọng kiềm này tác động trực tiếp lên hai khu vực ảnh hưởng truyền thống của Trung Quốc, như một động thái để đối phó với quá trình Trung Quốc thay thế Mỹ hợp tác quân sự với Pakistan - tác nhân kiềm hãm Ấn Độ ở khu vực Nam Á, tạo nên thế lưỡng nan an ninh giữa ba quốc gia có vũ khí hạt nhân.

Điều này cũng giải thích vì sao Trung Quốc đang thi hành chính sách hai mặt không chỉ với Mỹ, mà còn tìm cách tranh thủ Ấn Độ trong mối quan hệ đối tác chiến lược vừa hợp tác, vừa cạnh tranh. Trung Quốc đang cần giảm dần sự can thiệp của các đối thủ trong việc xây dựng chiến lược Chuỗi Ngọc trai (String of Pearls) nhằm chi phối tuyến vận tải chở dầu từ Biển Đông sang Ấn Độ Dương - một ưu tiên chiến lược dài hạn đang được Trung Quốc thực thi. Thậm chí hải quân Trung Quốc còn tạo ra các sự kiện nhằm "dằn mặt" những chuyến thăm hợp tác hữu nghị của lực lượng hải quân Ấn Độ đến các quốc gia Đông Á còn lại. Tuy nhiên, với một thế trận lòng tin được xây dựng chặt chẽ, phản ứng của Ấn Độ trước thái độ khiêu khích đều là những động thái mang tính ôn hòa. Trong một diễn biến mới nhất, Ấn Độ đã cử 4 tàu hải quân đến thăm thành phố Thượng Hải, Trung Quốc từ ngày 13-17/6 nhằm tăng cường an ninh hàng hải tại các tuyến đường biển nối liền hai khu vực.

Trái lại với thái độ hồ nghi của Trung Quốc, những bước đi của Ấn Độ tại khu vực Đông Á lại nhận được sự ủng hộ nhiệt tình của Mỹ. Trong chuyến công du mới nhất của Bộ trưởng Quốc phòng Leon Panetta đến Ấn Độ trong tháng này, Mỹ đã tuyên bố ủng hộ Ấn Độ như là đối tác chiến lược chủ chốt của Mỹ ở Châu Á. Quan điểm này là bước triển khai của chính sách do Ngoại trưởng Hillary Clinton phát biểu vào tháng 5/2007, khẳng định sự ủng hộ của Mỹ dành cho Ấn Độ với tư cách một cường quốc lãnh đạo Châu Á. Washington rõ ràng đã bộc lộ rõ mưu đồ "cài răng lược" - xây dựng các "biểu tượng đồng minh" của Mỹ xen kẽ nhằm hạn chế sự trỗi dậy của Trung Quốc - với sự hiện diện rõ ràng của "tứ giác kiềm tỏa" là Nhật Bản, Hàn Quốc, Úc, một phần của ASEAN và nay có thêm Ấn Độ. Chính sách Hướng Đông của New Delhi trùng với thế "cài răng lược" của Mỹ ở khu vực Đông Á và xa hơn là Châu Úc, nên cũng dễ hiểu khi Ấn Độ nhận được sự hậu thuẫn toàn lực của Mỹ.

Nhìn chung, với hai "thế gọng kiềm" được tạo ra từ chính sách Hướng Đông, Ấn Độ đang tiến những bước vững chắc trong việc gia tăng ảnh hưởng của mình trên trường quốc tế, đặc biệt là trong thế so sánh tương quan với Trung Quốc. Tuy thế trận của mỗi cường quốc đều nhằm vào những mục đích khác nhau, nhưng với sự xuất hiện của Ấn Độ - một cường quốc có tiềm lực mạnh nhưng lại cạnh tranh ôn hòa (ngoại trừ mối quan hệ Ấn Độ - Pakistan), cục diện Đông Á nói riêng và quan hệ quốc tế nói chung có thể đạt được những tiến bộ nhất định trong quá trình giải tỏa các điểm nóng. Với xu thế hợp tác và hội nhập nổi trội và quá trình phụ thuộc lẫn nhau ngày càng chặt chẽ, cuộc đấu trí giữa những "người khổng lồ" hoàn toàn có cơ sở để kết thúc theo tư duy "bất bạo động" của người Ấn.

Lục Minh Tuấn

(Khoa Quan Hệ Quốc Tế, ĐHKHXH&NV TPHCM)

6.6.12

Biển Đông: "Đa phương" chọi lại "bành trướng"

Chưa bao giờ an ninh và phát triển lại thành hai mặt của một đồng tiền như ở các diễn đàn này, và cũng chưa bao giờ tiếng nói của các nhà lãnh đạo quốc tế, từ kinh tế, quân sự đến lập pháp lại cùng đồng thanh phản đối cách hành xử của Trung Quốc trên Biển Đông như hiện nay.

Đó là cảm tưởng chung khi theo dõi hai hội nghị quốc tế quan trọng gần đây, Diễn đàn Kinh tế thế giới, WEF (Bangkok, từ 31/5-1/6) và Đối thoại An ninh Shangri-La (Singapore, từ 1-3/6) họp liền kề nhau tại hai thủ đô của ASEAN. Chủ đề của WEF là kiến tạo tương lai khu vực thông qua kết nối (shaping the region's future through connectivity), nhưng tranh chấp biển Đông đã trở thành trọng tâm của của các cuộc thảo luận, dù không ghi trong nghị trình. Còn gặp gỡ Shangri-La, diễn đàn routine về an ninh và quốc phòng bấy lâu nay, giờ đây trở thành một hội nghị quốc tế lớn để bàn về cấu trúc an ninh mới trong khu vực và các vấn đề liên quan.

Làm sao để vừa có an ninh, vừa phát triển?

Trong khuôn khổ của Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á do Diễn đàn Kinh tế Thế giới tổ chức tại Bangkok (WEF), một buổi tọa đàm về an ninh cho Đông Á thông qua sự hợp tác giữa ASEAN với Mỹ và Trung Quốc đã được tổ chức. Thượng nghị sĩ Susan Collin, thuộc tiểu bang Maine, đảng Cộng hòa, thành viên của Ủy ban Quân lực và Ủy ban Ngân sách Thượng viện Mỹ đã mạnh mẽ mở đầu phát biểu của bà về "Cách thức các quốc gia ASEAN hợp tác với Mỹ và Trung Quốc nhằm xây dựng một cơ chế an ninh cho Đông Á" trong khuôn khổ Hội nghị WEF.

Từ "khiêu khích" được nhắc lại nhiều lần trong bài phát biểu của bà Collins khi nói về các hoạt động gần đây của Trung Quốc trên Biển Đông. Nữ thượng nghị sỹ Hoa Kỳ gọi những động thái của Trung Quốc là "phiêu lưu liều lĩnh". Trao đổi với các diễn giả khác trong buổi tọa đàm, bà Collins cho rằng Trung Quốc "đang tạo ra một cuộc khủng hoảng trong khu vực". "Đòi hỏi chủ quyền của Trung Quốc, vốn không được xác định rõ ràng ở nhiều chỗ, làm cho việc giải quyết vấn đề trở nên rất khó khăn".

Khi được hỏi, liệu Mỹ sẽ hành động như thế nào nếu căng thẳng hiện nay ở Biển Đông leo thang thành xung đột quân sự, bà Collins cho biết: "Mỹ đối phó với sự phát triển của hải quân Trung Quốc bằng cách thiết lập các căn cứ để có thể tiếp cận hải quân ở khu vực Thái Bình Dương. Tuy nhiên, Mỹ không mong muốn bất cứ sự xung đột nào với Trung Quốc. Chúng tôi hy vọng rằng các tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc sẽ được giải quyết một cách hợp tác với sự giúp đỡ của ASEAN".

Phát biểu trước đại diện của 28 quốc gia và nhiều đoàn quốc tế tham dự Đối thoại Shangri-La, diễn đàn an ninh và quốc phòng hàng năm của khu vực CÁ-TBD, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta thông báo từ nay đến 2020, Mỹ sẽ chuyển 60% hạm đội của nước này đến CA-TBD, trong khuôn khổ "tái cân bằng lực lượng" nhằm bảo đảm sựu hiện diện liên tục và mạnh mẽ của Mỹ tại khu vực này. Đây là thông điệp rõ ràng và nhất quán về chiến lược mới của Mỹ ở châu Á.

Quyết định trên của Mỹ là một phần trong những nỗ lực "chắc chắn và thận trọng" nhằm nâng cao vai trò của Mỹ tại một khu vực vốn được coi là "sống còn" không chỉ đối với hiện tại mà cả tương lai của Mỹ. Chiến lược mới này thực chất đã được Tổng thống Obama loan báo trước thế giới hồi tháng 1/2012. Tại diễn đàn an ninh quan trọng lần này, người đứng đầu Lầu Năm Góc đã "đắp da thịt cho bộ xương chiến lược" của nước Mỹ (Theo cách nói của Tạp chí The Diplomat ngày 2/6).

Tuyên bố của ông Panetta có thể được xem nhằm trấn an các đồng minh và đối tác mới của Mỹ ở khu vực đang đau đầu đi tìm câu trả lời cho câu hỏi hắc búa: "Làm thế nào để vừa có an ninh, vừa phát triển?" trong bối cảnh Trung Quốc ngày càng quyết đoán trong việc đồi chủ quyền hầu hết toàn bộ Biển Đông.

Khi các đồng minh và đối tác mới của Mỹ bày tỏ lo ngại rằng, liệu Washington có đủ khả năng tài chính để thực hiện chiến lược mới của mình hay không, ông Panetta khẳng định, khủng hoảng ngân sách trong nước sẽ không ảnh hưởng đến chiến lược "chuyển trục" về châu Á của Mỹ.

Giấc mơ Nghiêu Thuấn và hành động của Trung Quốc

Cũng tại Diễn đàn Shangri-La, Tổng thống Indonesia Susilo Yudhoyono đã thuyết trình một bài diễn văn có tiếng vang khi ông đề cập tới cấu trúc bền vững cho hòa bình trong khu vực. Cấu trúc này được thiết kế trên nền tảng địa-chính trị mới, địa-chính trị của quan hệ hợp tác đang chuyển hóa khi các quốc gia cùng tiến vào kỷ nguyên châu Á-TBD. Tổng thống Yudhoyono cũng nêu rõ định hướng phát triển trong chính sách ngoại giao của Indonesia, từ một quốc gia hướng nội đã trở thành một thành viên năng động của ASEAN. Ông đặt tên cho chiến lược đối ngoại mới đó là chính sách ngoại giao "với triệu người bạn mà không có kẻ thù nào".

Để kiến tạo cấu trúc bền vững nói trên, trụ cột đầu tiên phải xây dựng là một chủ nghĩa khu vực mạnh mẽ và năng động. Biểu tượng cho ý chí này chính là cam kết không mệt mỏi để hiện thực hóa tầm nhìn của cộng đồng ASEAN. Chủ nghĩa khu vực "mở" đã tạo ra các cơ hội chiến lược để chuyển hóa một cách căn bản các quan hệ địa-chính trị mới ở ĐNÁ. Và đương nhiên, chủ nghĩa khu vực năng động này phải gắn kết chặt chẽ với chủ nghĩa dân tộc lành mạnh. Làm sao cho các quốc gia nhận thức được bản sắc khu vực như là bộ phận cấu thành bản sắc dân tộc của quốc gia mình.

Một cấu trúc khu vực bền vững chỉ có thể thành tựu khi nó được xây dựng trên một thế cân bằng động. Duy trì được thế cân bằng động này là nhận thức quan trọng trong quá trình xây dựng các quan hệ đối tác giữa các cường quốc. Thế cân bằng động này luôn chịu sức ép thường trực. Làm sao để quan hệ giữa các nước lớn trong khu vực luôn luôn hòa hiếu, bền vững và mang tính hợp tác trong một thời gian dài? Làm sao để các quốc gia vừa và nhỏ có thể khuyến khích các cường quốc tương tác với nhau trong khuôn khổ của cấu trúc khu vực bền vững ấy, thông qua nhiều phương tiện khác nhau, mà Hội nghị Cấp cao Đông Á mấy năm gần đây là một hình thức sống động.

Trong khi tình hình Biển Đông cho đến nay vẫn chưa có gì sáng sủa, nhất là Trung Quốc vẫn đang tranh chấp với Philippines tại bãi cạn Scarborough (Dịp Đối thoại Shangri-La năm ngoái thì Trung Quốc xông vào thềm lục địa của Việt Nam và hai lần cắt dây cáp của tàu Bình Minh của Việt Nam). Ngay trong mùa hè này, Trung Quốc ngang ngược cấm ngư dân đánh bắt cá trên Biển Đông, trong khi họ cho người vào tận cảng Cam Ranh của Việt Nam để nuôi trồng hải sản (?)

Mặc dù hai Thượng nghị sỹ trong đoàn Mỹ dự Đối thoại Shangri-La là McCain và Lieberman kiên quyết phản đối các đòi hỏi phi lý của Trung Quốc ở Biển Đông, nhưng các nước trong khu vực vẫn đề phòng một cuộc tấn công quân sự chớp nhoáng của Trung Quốc trên Biển Đông. Đặt mọi sự thành chuyện đã rồi là một chiến thuật "xưa như Diễm" của Trung Quốc. Vì vậy, dù có niềm tin vào "con bài" sức mạnh quân sự, các nước khu vực không thể không tiến hành cuộc vận động ngoại giao quốc tế nhằm hóa giải tranh chấp trên Biển Đông và dù trong mực độ có giới hạn, vẫn phải tranh thủ sự ủng hộ của các nước ASEAN, nhất là những thành viên cùng cảnh ngộ.

Nguyễn Thiều Quang

http://vietnamnet.vn/vn/chinh-tri/tuanvietnam/75254/bien-dong---da-phuong--choi-lai--banh-truong-.html

5.6.12

Phát biểu của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Panetta tại Đối thoại Shangri-La, Singapore


Bộ trưởng Quốc phòng Leon Panetta: Cảm ơn John rất nhiều cho lời giới thiệu tốt đẹp đó.

Thưa quý vị, thật là một vinh dự cho tôi khi lần đầu tiên có được cơ hội tham dự hội nghị Shangri-La. Tôi muốn khen ngợi Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (IISS) về việc thúc đẩy cuộc đối thoại rất quan trọng này, cuộc thảo luận quan trọng này đang diễn ra ở đây vào cuối tuần này.

Được biết, tôi là Bộ trưởng Quốc phòng thứ ba của Mỹ có mặt tại diễn đàn này, trải qua các chính phủ từ cả hai đảng phái chính trị ở Mỹ. Tôi tin rằng, đó là một minh chứng cho tầm quan trọng của Hoa Kỳ ở những nơi năng động trong khu vực và quan trọng trên thế giới.

Trên tinh thần đó, tôi đã đến Singapore, ngay ngày đầu của một cuộc hành trình dài tám ngày đi khắp châu Á, cũng sẽ đưa tôi đến thăm Việt Nam và Ấn Độ.

Mục đích của chuyến đi này và mục đích của bài phát biểu của tôi hôm nay là để giải thích một chiến lược quốc phòng mới mà Hoa Kỳ đã đưa ra và lý do tại sao Hoa Kỳ sẽ đóng vai trò đối tác sâu rộng hơn và lâu dài hơn trong việc thúc đẩy an ninh và thịnh vượng ở khu vực châu Á -Thái Bình Dương, và làm thế nào quân đội Mỹ hỗ trợ mục tiêu đó bằng cách tái cân bằng trong khu vực này.

Kể từ khi Hoa Kỳ phát triển về phía Tây từ thế kỷ 19, chúng tôi đã là một quốc gia Thái Bình Dương. Tôi sinh ra và lớn lên tại một thị trấn ven biển ở California, thị trấn Monterey, và cả đời tôi đã trông ra biển Thái Bình Dương. Như một cộng đồng đánh cá, như là một hải cảng, đại dương là huyết mạch của nền kinh tế của chúng tôi. Và một số kỷ niệm đầu tiên của tôi khi còn là một đứa trẻ trong chiến tranh thế giới thứ II đó là xem quân đội Mỹ đi qua cộng đồng của tôi, được huấn luyện tại căn cứ quân sự Fort Ord, và họ đang trên đường đối mặt với trận chiến ở Thái Bình Dương.

Tôi nhớ sự sợ hãi đã ôm chặt cộng đồng của chúng tôi trong chiến tranh thế giới thứ II, và sau đó, chiến tranh lại bùng nổ trên bán đảo Triều Tiên. Mặc dù khoảng cách địa lý ngăn cách chúng ta, nhưng tôi luôn hiểu rằng số phận của nước Mỹ đã kết nối với khu vực này mà không có gì lay chuyển được.

Thực tế này đã dẫn dắt sự hiện diện quân sự và quan hệ đối tác của Mỹ trong khu vực này hơn sáu thập kỷ qua – một tư thế phòng thủ, cùng với quan hệ thương mại của chúng tôi, cùng với mối quan hệ ngoại giao của chúng tôi, cùng với sự hỗ trợ nước ngoài của chúng tôi, đã giúp mở ra một kỷ nguyên chưa từng có về an ninh và thịnh vượng trong nửa thế kỷ sau của thế kỷ 20.

Trong thế kỷ này, thế kỷ 21, Hoa Kỳ nhận ra rằng sự thịnh vượng và an ninh của chúng tôi phụ thuộc nhiều hơn vào khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Cuối cùng, khu vực này là quê hương của một số nước có nền kinh tế phát triển nhanh nhất thế giới, chỉ đề cập đến một vài nước như: Trung Quốc, Ấn Độ, và Indonesia. Đồng thời, khu vực châu Á-Thái Bình Dương có dân số lớn nhất thế giới, và có các quân đội lớn nhất thế giới. Chi tiêu quốc phòng ở châu Á theo dự đoán của Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (IISS), vượt qua châu Âu trong năm nay, và rõ ràng là nó sẽ tiếp tục tăng trong tương lai.

Với xu hướng này, Tổng thống Obama đã tuyên bố rằng, Hoa Kỳ sẽ đóng vai trò lớn hơn trong khu vực này trong những thập kỷ tới. Nỗ lực đó sẽ sử dụng sức mạnh trong toàn bộ chính phủ Hoa Kỳ. Chúng tôi đảm nhận vai trò này không phải với tư cách là một nước xa xôi, mà là một phần trong gia đình của các quốc gia Thái Bình Dương. Mục tiêu của chúng tôi là làm việc chặt chẽ với tất cả các nước trong khu vực này, nhằm đương đầu với những thách thức chung và thúc đẩy hòa bình, thịnh vượng và an ninh cho tất cả các nước trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương.

Đồng sự và cũng là người bạn tốt của tôi, Ngoại trưởng Hillary Clinton cũng đã phác thảo kế hoạch tái tập trung của chúng tôi vào khu vực châu Á-Thái Bình Dương, nhấn mạnh tới phần quan trọng là: ngoại giao, thương mại, và phát triển, những phần này sẽ nằm trong cam kết của chúng tôi.

Điều này cũng đúng với chính sách quốc phòng. Chúng tôi sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy quan hệ đối tác mạnh mẽ, nhằm tăng cường khả năng của các nước ở Thái Bình Dương để phòng thủ và bảo đảm an ninh cho chính họ. Tất cả các mạng lưới dịch vụ của quân đội Mỹ đang tập trung vào việc thực hiện hướng dẫn của tổng thống, để làm cho khu vực châu Á-Thái Bình Dương là ưu tiên hàng đầu. Trước khi đưa ra chi tiết những nỗ lực cụ thể, hãy để tôi cung cấp một số bối cảnh về chiến lược quốc phòng rộng lớn hơn của chúng tôi trong thế kỷ 21.

Hoa Kỳ hiện đang trong một bước ngoặt chiến lược sau một thập niên chiến tranh. Chúng tôi đã làm suy yếu đáng kể lãnh đạo al-Qaeda và khả năng tấn công các nước khác của họ. Chúng tôi đã gửi một thông điệp rất rõ ràng rằng, không nước nào có thể trốn thoát sau khi tấn công Hoa Kỳ. Nhiệm vụ quân sự của chúng tôi ở Iraq đã kết thúc và thiết lập – thiết lập một nước Iraq có thể tự giữ gìn an ninh và tự cầm quyền.

Ở Afghanistan, nơi một số nước thuộc khu vực châu Á-Thái Bình Dương đang đóng vai trò quan trọng trong liên minh quốc tế, chúng tôi đã bắt đầu quá trình chuyển đổi cho Afghanistan dẫn đầu về an ninh và để Afghanistan có thể tự giữ gìn an ninh và cầm quyền. Cuộc họp gần đây ở Chicago, NATO và hơn 50 nước đối tác đã đến với nhau để hỗ trợ kế hoạch của tướng Allen để hoàn thành mục tiêu này. Bên cạnh đó, chúng tôi đã thành công trong nỗ lực tham gia với NATO trở lại Libya, đến với người dân Libya.

Nhưng ngay cả khi chúng tôi có thể rút khỏi các cuộc chiến này với một kết thúc đầy hy vọng, chúng tôi hiện đang phải đối mặt với một loạt những thách thức phức tạp trên toàn cầu. Từ chủ nghĩa khủng bố  –  Chủ nghĩa khủng bố vẫn còn là mối đe dọa cho thế giới – từ chủ nghĩa khủng bố cho tới hành vi gây mất ổn định của Iran và Bắc Triều Tiên, từ phổ biến vũ khí hạt nhân cho tới mối đe dọa mới về tấn công trên mạng, từ tình trạng hỗn loạn tiếp tục ở Trung Đông cho tới tranh chấp lãnh thổ trong khu vực này.

Cùng lúc, Hoa Kỳ, cũng như nhiều nước khác, đang đương đầu với khoản nợ và thâm hụt lớn, đòi hỏi Bộ Quốc phòng phải cắt giảm các ngân sách gần 500 tỉ đô la, cụ thể là 487 tỉ đô la đã bị Quốc hội ra lệnh cắt giảm theo Đạo luật Kiểm soát Ngân sách trong thập kỷ tới.

Nhưng thực tế với ngân khố mới này, những thách thức mà nhiều nước đối đầu trong những ngày này, đã cho chúng tôi cơ hội để thiết kế một chiến lược quốc phòng mới cho thế kỷ 21 mà chúng tôi phải đương đầu với mối đe dọa mà chúng tôi đối mặt, lẫn việc duy trì quân đội mạnh nhất thế giới.

Chiến lược này, với quân đội Hoa Kỳ rõ ràng là nó sẽ nhỏ hơn, nó sẽ gọn nhẹ hơn, nhưng nó sẽ nhanh nhẹn và linh hoạt, triển khai nhanh chóng, và sẽ sử dụng công nghệ tiên tiến trong tương lai. Tương tự, chắc chắn là trong khi quân đội Mỹ sẽ vẫn là một lực lượng toàn cầu để giữ an ninh và ổn định, sẽ cần thiết để chúng tôi tái cân bằng trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Chúng tôi cũng sẽ duy trì sự hiện diện của chúng tôi trên toàn thế giới. Chúng tôi sẽ làm điều đó với việc triển khai luân chuyển một cách sáng tạo, nhấn mạnh việc tạo ra các mối quan hệ đối tác mới và các liên minh mới. Chúng tôi cũng sẽ đầu tư, đầu tư vào không gian mạng, đầu tư vào không gian, đầu tư vào các hệ thống không được nêu tên, đầu tư vào các hoạt động của các lực lượng đặc biệt. Chúng tôi sẽ đầu tư vào công nghệ mới nhất, và chúng tôi sẽ đầu tư vào khả năng huy động nhanh chóng, nếu cần.

Chúng tôi đã thực hiện các sự lựa chọn và chúng tôi đã thiết lập những ưu tiên, và chúng tôi đã lựa chọn đúng đắn để làm cho khu vực này trở thành khu vực ưu tiên.

Phương pháp tiếp cận của chúng tôi nhằm đạt được các mục tiêu dài hạn trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương, đó là cam kết vững chắc đối với những điểm cơ bản của các nguyên tắc chung –  các nguyên tắc thúc đẩy luật lệ quốc tế và thúc đẩy hòa bình và an ninh trong khu vực, tăng cường và mở rộng các quan hệ đối tác song phương và đa phương, tăng cường và thích ứng với sự hiện diện lâu dài của quân đội Mỹ trong khu vực này, và để thực hiện đầu tư mới cho khả năng cần thiết, nhằm phô trương sức mạnh và hoạt động ở châu Á-Thái Bình Dương.

Hãy để tôi thảo luận về các nguyên tắc chung này. Trước tiên là nguyên tắc chia sẻ mà chúng tôi tuân thủ theo là các nguyên tắc quốc tế và trật tự.

Để tôi nhấn mạnh rằng, đây không phải là một nguyên tắc mới, cam kết vững chắc của chúng tôi là thiết lập các quy tắc mà tất cả các nước tuân theo, đó là nguyên tắc mà chúng tôi tin rằng sẽ giúp hỗ trợ hòa bình và thịnh vượng trong khu vực này.

Chúng ta đang nói về điều gì đây? Những quy định này bao gồm nguyên tắc mở rộng và tự do thương mại, một trật tự quốc tế công bằng, nhấn mạnh đến quyền lợi và trách nhiệm của tất cả các nước và trung thành với các quy định của pháp luật; mở rộng việc truy cập vào tất cả các lĩnh vực trên biển, trên không, ngoài không gian, không gian mạng; và giải quyết các tranh chấp mà không phải ép buộc hoặc sử dụng vũ lực.

Ủng hộ tầm nhìn này liên quan đến việc giải quyết các tranh chấp càng nhanh càng tốt, với các nỗ lực ngoại giao. Ủng hộ những nguyên tắc này là nhiệm vụ thiết yếu của quân đội Mỹ trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương trong hơn 60 năm qua và nó sẽ là nhiệm vụ quan trọng hơn trong tương lai. Hy vọng của tôi phù hợp với những quy tắc và trật tự quốc tế, đó là cần thiết để Hoa Kỳ sẽ tham gia cùng với hơn 160 nước khác, trong việc phê chuẩn Công ước [Liên Hiệp Quốc về] Luật Biển trong năm nay.

Nguyên tắc thứ hai là một trong những mối quan hệ đối tác. Yếu tố quan trọng trong việc tiếp cận này là nỗ lực của chúng tôi để hiện đại hóa và tăng cường các quan hệ liên minh và quan hệ đối tác của chúng tôi trong khu vực này. Hoa Kỳ có các liên minh hiệp ước quan trọng với Nhật Bản, Hàn Quốc, Úc, Philippines và Thái Lan. Chúng tôi cũng có các đối tác quan trọng ở Ấn Độ, Singapore, Indonesia, và các nước khác. Và chúng tôi đang làm việc tích cực để phát triển và xây dựng quan hệ mạnh mẽ hơn với Trung Quốc.

Khi chúng tôi mở rộng quan hệ đối tác, khi chúng tôi củng cố liên minh, liên minh Mỹ – Nhật Bản sẽ vẫn là một trong những nền tảng cho an ninh và thịnh vượng trong khu vực trong thế kỷ 21. Vì lý do đó, quân đội hai nước chúng tôi được tăng cường khả năng huấn luyện và hoạt động cùng nhau, và hợp tác chặt chẽ trong các lĩnh vực như an ninh hàng hải, tình báo, giám sát, và do thám. Chúng tôi cũng đang cùng nhau phát triển khả năng công nghệ cao, gồm lá chắn phòng thủ tên lửa thế hệ kế tiếp, và khám phá các lĩnh vực hợp tác mới ngoài không gian và trong không gian mạng.

Trong vài tháng qua, chúng tôi đã tăng cường liên minh và mở rộng hơn các mục tiêu chiến lược của chúng tôi trong khu vực với một kế hoạch đã được sửa đổi, nhằm di dời lực lượng Thủy uân Lục chiến từ Okinawa đến đảo Guam. Kế hoạch này sẽ làm cho sự hiện diện của Mỹ ở Okinawa bền vững hơn về mặt chính trị, và nó sẽ giúp đảo Guam phát triển hơn nữa, như một trung tâm chiến lược của quân đội Hoa Kỳ ở Tây Thái Bình Dương, cải thiện khả năng của chúng tôi nhằm đáp ứng một loạt các dự phòng trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương.

Một trụ cột khác về an ninh châu Á-Thái Bình Dương của chúng tôi là liên minh của Mỹ với Cộng hòa Triều Tiên (ND: Hàn Quốc). Trong suốt một năm của quá trình chuyển đổi và hành động khiêu khích trên bán đảo Triều Tiên, liên minh này thì không thể thiếu, và tôi đã làm cho nó trở thành nước ưu tiên để nâng cao [mối quan hệ liên minh] trong tương lai. Cuối cùng thì, ngay cả khi Hoa Kỳ giảm bớt tổng số lực lượng lục quân trong những năm tới, trong khi chuyển tiếp trong giai đoạn năm năm, chúng tôi sẽ duy trì sự hiện diện đáng kể của quân đội Mỹ ở Hàn Quốc.

Chúng tôi cũng đang thúc đẩy việc chia sẻ các thông tin và thông tin tình báo của chúng tôi với Hàn Quốc, đứng vững để chống lại các hành động khiêu khích thù địch từ Bắc Triều Tiên trong khi chuyển đổi liên minh với khả năng mới nhằm đáp ứng những thách thức toàn cầu.

Nguyên tắc cùng chia sẻ thứ ba là sự hiện diện. Trong khi tăng cường các liên minh truyền thống trong khu vực Đông Bắc Á và duy trì sự hiện diện của chúng tôi ở đó, như một phần của nỗ lực tái cân bằng này, chúng tôi cũng tăng cường sự hiện diện trong khu vực Đông Nam Á và cả trong khu vực Ấn Độ Dương.

Một thành phần quan trọng của nỗ lực đó, là thỏa thuận đã được công bố vào mùa thu năm ngoái về sự hiện diện luân chuyển Thủy quân Lục chiến và triển khai máy bay ở miền bắc nước Úc.

Nhóm Thủy quân lục chiến đầu tiên đã đến vào tháng 4, và Lực lượng đặc nhiệm Không-Bộ binh Thủy quân Lục chiến này sẽ có khả năng triển khai nhanh chóng trên toàn khu vực châu Á-Thái Bình Dương, qua đó cho phép chúng tôi làm việc hiệu quả hơn với các đối tác ở Đông Nam Á và Ấn Độ Dương, và giải quyết những thách thức chung như thiên tai và an ninh hàng hải.

Những người lính Thủy quân Lục chiến này sẽ tiến hành hu ấn và các diễn tập trong khu vực và với Úc, củng cố một trong những liên minh quan trọng nhất của chúng tôi và xây dựng kinh nghiệm hoạt động một thập kỷ ở Afghanistan. Nói tới điều này, tôi hoan nghênh và khen ngợi tuyên bố của Úc rằng cuối năm nay họ sẽ phụ trách lãnh đạo Combined Team ở tỉnh Uruzgan, và sẽ dẫn đầu các nỗ lực an ninh của chúng ta ở đó cho đến năm 2014.

Chúng tôi cũng đang tiếp tục hợp tác hoạt động chặt chẽ hơn với Thái Lan, đồng minh lâu năm của chúng tôi. Người Thái tổ chức [tập trận] COBRA GOLD hàng năm, một cuộc tập trận quân sự đa phương mang tầm cỡ quốc tế, và năm nay chúng tôi sẽ tăng cường hợp tác chiến lược nhằm đáp ứng các thách thức trong khu vực mà chúng ta chia sẻ.

Chúng tôi cũng đang tiếp sức cho đồng minh của chúng tôi là Philippines. Tháng trước, tại Washington, lần đầu tiên tôi cùng Ngoại trưởng Clinton tham dự buổi họp “2 +2″ với những người đồng nhiệm Philippines. Cùng làm việc với nhau, lực lượng của chúng ta sẽ thành công trong việc chống lại các nhóm khủng bố. Chúng tôi cũng đang cùng nhau theo đuổi các khả năng cải tiến mà hai bên cùng có lợi, và làm việc để cải thiện sự hiện diện trên biển của Philippines. Tham mưu trưởng Liên quân [Martin] Dempsey sẽ từ đây đi đến Philippines để đẩy mạnh sự tham gia quân đội của chúng tôi.

Một sự hiện diện hữu hình khác của chúng tôi về cam kết tái cân bằng là phát triển quan hệ phòng thủ với Singapore. Khả năng của chúng tôi hoạt động với các lực lượng của Singapore và các nước khác trong khu vực sẽ gia tăng đáng kể trong những năm tới khi chúng ta thực thi việc triển khai các tàu chiến đấu ven biển tới Singapore.

Khi chúng ta đưa các liên minh và các quan hệ đối tác hiện có đi tới các hướng mới, nỗ lực tái cân bằng này cũng có tầm quan trọng đặc biệt trong việc nâng cao các quan hệ đối tác với Indonesia, Malaysia, Ấn Độ, Việt Nam và New Zealand.

Trong những ngày sắp tới, tôi sẽ đi đến Việt Nam để thúc đẩy hợp tác phòng thủ song phương, hoàn thiện bản ghi nhớ toàn diện mà hai nước chúng tôi đã ký hồi năm ngoái. (adding to )

Từ Việt Nam, tôi sẽ đi tới Ấn Độ để khẳng định sự quan tâm của chúng tôi trong việc xây dựng mối quan hệ an ninh mạnh mẽ với một đất nước mà tôi tin rằng sẽ đóng vai trò quyết định trong việc định hình an ninh và thịnh vượng trong thế kỷ 21.

Khi Hoa Kỳ tăng cường các quan hệ đối tác trong khu vực, chúng tôi cũng sẽ tìm cách gia tăng mối quan hệ rất quan trọng với Trung Quốc. Chúng tôi tin rằng Trung Quốc là chìa khóa để có thể phát triển hòa bình, thịnh vượng, và an toàn trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương trong thế kỷ 21. Và tôi đang mong sẽ sớm đến nước này theo lời mời của chính phủ Trung Quốc. Hai nước chúng tôi nhận ra rằng, mối quan hệ giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc là một trong những mối quan hệ quan trọng nhất trên thế giới. Chúng tôi ở Hoa Kỳ đã thấy rõ những thách thức, không có sự nhầm lẫn về nó, nhưng chúng tôi cũng tìm cách nắm bắt những cơ hội, có thể đến từ sự hợp tác chặt chẽ hơn và một mối quan hệ gần gũi hơn.

Cá nhân tôi cam kết xây dựng mối quan hệ lành mạnh, ổn định, đáng tin cậy, và tiếp tục mối quan hệ quân sự với quân sự giữa Mỹ với Trung Quốc. Tôi đã có cơ hội đón tiếp Phó Chủ tịch Tập Cận Bình và sau đó là Bộ trưởng Quốc phòng Lương Quang Liệt tại Lầu Năm Góc trong nỗ lực theo đuổi mục tiêu đó. Mục đích của chúng tôi là tiếp tục cải thiện sự tin tưởng chiến lược mà chúng ta phải có giữa hai nước, và để thảo luận về các phương pháp tiếp cận chung nhằm đối phó với các thách thức an ninh mà hai nước cùng đương đầu.

Chúng tôi đang làm việc với Trung Quốc để thực hiện một kế hoạch tham gia quân sự mạnh mẽ giữa hai nước trong những tháng còn lại của năm nay, và chúng tôi cũng sẽ tìm cách tăng cường quan hệ đối tác trong việc hỗ trợ nhân đạo, chống buôn lậu ma túy, và những nỗ lực chống phổ biến [vũ khí hạt nhân]. Chúng tôi cũng đã đồng ý về sự cần thiết trong việc giải quyết hành vi có trách nhiệm trên không gian mạng và ở ngoài không gian. Chúng tôi phải thiết lập và củng cố các nguyên tắc thống nhất về hành vi có trách nhiệm trong các lĩnh vực quan trọng này.

Tôi biết nhiều nước trong khu vực và trên toàn thế giới đang theo dõi rất kỹ mối quan hệ giữa Hoa Kỳ với Trung Quốc. Một số nước xem việc Hoa Kỳ tăng cường [hoạt động] ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương như là một số thách thức đối với Trung Quốc. Tôi hoàn toàn bác bỏ quan điểm đó. Nỗ lực của chúng tôi nhằm đổi mới và tăng cường sự tham gia của chúng tôi ở châu Á là hoàn toàn phù hợp với sự phát triển và tăng trưởng của Trung Quốc. Thật vậy, sự tham gia của Mỹ trong khu vực này ngày càng gia tăng, sẽ mang lại lợi ích cho Trung Quốc khi Trung Quốc thúc đẩy an ninh và thịnh vượng chung trong tương lai.

Trong bối cảnh đó, chúng tôi ủng hộ mạnh mẽ các nỗ lực mà cả Trung Quốc lẫn Đài Loan, cả hai đang cố gắng để cải thiện quan hệ eo biển trong những năm gần đây. Chúng tôi có lợi ích lâu dài đối với hòa bình và ổn định qua eo biển Đài Loan. Hoa Kỳ vẫn nhất định tuân theo chính sách một nước Trung Quốc, dựa trên ba Thông cáo và Đạo luật Quan hệ Đài Loan (*).

Trung Quốc cũng có vai trò hết sức quan trọng trong việc thúc đẩy an ninh và thịnh vượng bằng cách tôn trọng trật tự dựa trên luật lệ đã phục vụ khu vực này trong sáu thập kỷ qua. Hoa Kỳ hoan nghênh sự trỗi dậy của một nước Trung Quốc hùng mạnh và thịnh vượng, và sự thành công của Trung Quốc đóng vai trò lớn hơn trong các vấn đề toàn cầu.

Một bước tích cực khác để thúc đẩy hơn nữa trật tự dựa trên luật lệ này, đó là kiến trúc an ninh khu vực của châu Á sâu rộng hơn mà Hoa Kỳ hỗ trợ mạnh mẽ. Tháng 10 năm ngoái, tôi có cơ hội là bộ trưởng quốc phòng Mỹ đầu tiên họp mặt riêng tư với tất cả các bộ trưởng quốc phòng ASEAN tại Bali. Chúng tôi hoan nghênh Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN Mở rộng (ADMM +), đưa ra kế hoạch hành động thực sự cho hợp tác quân sự đa phương, và tôi mạnh mẽ ủng hộ quyết định của ASEAN tổ chức các cuộc thảo luận ADMM + thường xuyên hơn ở cấp bộ trưởng. Chúng tôi nghĩ rằng, đây là một bước quan trọng cho sự ổn định, phối hợp thật sự, trao đổi thông tin, và hỗ trợ giữa các quốc gia này.

Hoa Kỳ tin rằng, rất quan trọng để các tổ chức trong khu vực phát triển các quy tắc đã thoả thuận với nhau về lộ trình bảo vệ quyền lợi của tất cả các nước, tự do đi vào và mở rộng lối đi vào các vùng biển. Chúng tôi hỗ trợ nỗ lực của các nước ASEAN và Trung Quốc để phát triển quy tắc ứng xử ràng buộc, quy tắc này sẽ tạo ra một khuôn khổ dựa trên luật lệ để điều chỉnh các ứng xử của các bên ở biển Đông, gồm việc ngăn ngừa và xử lý các tranh chấp.

Xin lưu ý rằng, chúng tôi đang chú ý rất kỹ đến tình hình ở bãi cạn Scarborough trong khu vực biển Đông. Quan điểm của Mỹ thì rõ ràng và nhất quán: chúng tôi kêu gọi kiềm chế và giải quyết bằng con đường ngoại giao, chúng tôi phản đối hành động khiêu khích, chúng tôi phản đối sự ép buộc, và chúng tôi phản đối sử dụng vũ lực. Chúng tôi không đứng về bên nào trong việc tranh chấp chủ quyền lãnh thổ, nhưng chúng tôi muốn việc tranh chấp này được giải quyết một cách hòa bình và phù hợp với luật pháp quốc tế. Chúng tôi đã nói rõ quan điểm của chúng tôi với Philippines, một đồng minh hiệp ước thân cận, và chúng tôi cũng đã nói rõ những quan điểm này với Trung Quốc và các nước khác trong khu vực.

Là một cường quốc Thái Bình Dương, Hoa Kỳ có lợi ích quốc gia về tự do đi lại, phát triển kinh tế và thương mại không bị cản trở, và tôn trọng các quy định của pháp luật. Các đồng minh của chúng tôi, quan hệ đối tác của chúng tôi, và sự hiện diện lâu dài của chúng tôi trong khu vực này, tất cả đều nhằm mục đích hỗ trợ cho các mục tiêu quan trọng.

Đối với những nước lo ngại về khả năng của Mỹ trong việc duy trì sự hiện diện mạnh mẽ ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương do các áp lực tài chính mà chúng tôi phải đối mặt, hãy để tôi nói rõ. Bộ Quốc phòng có kế hoạch ngân sách 5 năm và kế hoạch chi tiết cho việc thực hiện chiến lược này, tôi chỉ phác thảo để quý vị hiểu rõ mục tiêu lâu dài của chúng tôi ở khu vực này, và [để thấy rằng] chúng tôi vẫn hội đủ trách nhiệm về tài chính.

Nguyên tắc cuối cùng – nguyên tắc chia sẻ mà tất cả chúng ta đều có, đó là thể hiện khả năng chiến đấu.

Ngân sách là vấn đề đầu tiên trong một loạt các khoản đầu tư mà chúng tôi sẽ phải duy trì và các quyết định chiến lược nhằm tăng cường khả năng quân sự của chúng tôi ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Tôi khuyến khích quý vị xem khả năng công nghệ cải tiến của chúng tôi, cũng như các con số gia tăng trong việc đánh giá đầy đủ về sự hiện diện an ninh cũng như cam kết an ninh của chúng tôi.

Chẳng hạn như trong 5 năm tới, chúng tôi sẽ loại bỏ các tàu hải quân cũ, nhưng chúng tôi sẽ thay thế bằng 40 tàu khác, có khả năng và công nghệ tiên tiến hơn. Trong vài năm tới, chúng tôi sẽ gia tăng số lượng và quy mô các cuộc tập của chúng tôi ở Thái Bình Dương. Chúng tôi cũng sẽ gia tăng các chuyến viếng thăm hải cảng và mở rộng các chuyến thăm đó tới những nơi xa xôi hơn, bao gồm cả khu vực Ấn Độ Dương quan trọng.

Và đến năm 2020, Hải quân [Hoa Kỳ] sẽ tái bố trí lực lượng hiện tại khoảng 50% ở Thái Bình Dương và 50 Đại Tây Dương thành 60% ở Thái Bình Dương và 40% ở Đại Tây Dương. Điều đó có nghĩa là, sẽ có sáu tàu sân bay trong khu vực này, cùng với đa số các tuần dương hạm, khu trục hạm, tàu chiến đấu ven biển và tàu ngầm.

Lực lượng ứng chiến tiền phương của chúng tôi là vấn đề cốt lõi trong các cam kết của chúng tôi đối với khu vực này và chúng tôi sẽ, như tôi đã nói, cho phép các lực lượng của chúng tôi sử dụng công nghệ tiên tiến hơn. Các lực lượng này cũng được hỗ trợ bởi khả năng phô trương sức mạnh quân sự nhanh chóng, nếu cần, để đáp ứng các cam kết an ninh của chúng tôi.

Vì vậy, chúng tôi đang đầu tư đặc biệt vào các loại năng lực tiềm tàng – chẳng hạn như máy bay chiến đấu tiên tiến thế hệ thứ năm, tàu ngầm loại Virginia nâng cao, chiến tranh điện tử mới, các khả năng thông tin liên lạc, và vũ khí được cải tiến chính xác – sẽ cung cấp cho các lực lượng của chúng tôi được tự do tập trận trong những khu vực mà việc lui tới chúng tôi, cũng như sự tự do hành động có thể bị đe dọa.

Chúng tôi nhận thấy, có những thách thức hoạt động ở các nơi có khoảng cách bao la trong khu vực Thái Bình Dương. Đó là lý do vì sao chúng tôi đang đầu tư loại máy bay mới để tiếp nhiên liệu trên không, máy bay ném bom mới, [máy bay] tuần tra hàng hải tiên tiến và máy bay tác chiến chống tàu ngầm.

Phối hợp các loại đầu tư này với các khả năng quân sự, chúng tôi đang phát triển khái niệm hoạt động mới, sẽ cho phép chúng tôi tận dụng tốt hơn các thế mạnh độc đáo của những loại vũ khí này, và đáp ứng kịp thời các thách thức đặc biệt về hoạt động ở châu Á-Thái Bình Dương. Trong tháng 1, Bộ [Quốc phòng] đã phát hành Mô hình Tiếp cận Hoạt động Chung (JOAC), cùng với các nỗ lực liên quan đến mô hình này như, Tác chiến Trên Không và Trên Biển, đang giúp Bộ [Quốc phòng] đáp ứng những thách thức của công nghệ đột phá và công nghệ mới, và các loại vũ khí có thể không cho phép lực lượng của chúng tôi đi vào các tuyến đường biển quan trọng, cũng như các tuyến đường giao thông quan trọng.

Sẽ phải mất nhiều năm để các mô hình này và nhiều thứ đầu tư mà tôi vừa nói chi tiết [có hiệu lực], nhưng chúng tôi đang thực hiện việc đầu tư vào những thứ đó, để các loại đầu tư và các mô hình này được [mọi người] nhận thức rõ. Không nên lầm lẫn – một cách kiên định, có cân nhắc, và kiên định, quân đội Mỹ đang tái cân bằng và đang đưa khả năng phát triển nâng cao vào trong khu vực quan trọng này.

Đầu tuần này, tôi có cơ hội phát biểu tại buổi lễ tốt nghiệp ở Học viện Hải quân Hoa Kỳ. Và ở đó tôi được hân hạnh trao bằng tốt nghiệp cho một sinh viên nước ngoài đầu tiên, tốt nghiệp với tấm bằng danh dự hàng đầu, chuẩn úy hải quân trẻ từ Singapore: Sam Tan Wei Chen.

Tôi đã nói nói lớp chuẩn úy hải quân tốt nghiệp này, rằng mục đích của thế hệ của họ là đáp ứng những thách thức và nắm bắt các cơ hội đến từ khu vực châu Á-Thái Bình Dương.

Bằng cách làm việc phối hợp với tất cả các yếu tố sức mạnh của Mỹ, tôi thực sự tin rằng những người thanh niên và thiếu nữ trẻ này sẽ có cơ hội đóng vai trò quan trọng trong việc bảo đảm một thế kỷ hòa bình và thịnh vượng cho Hoa Kỳ cũng như cho tất cả các nước trong khu vực này.

Trong dòng lịch sử, Hoa Kỳ đã chiến đấu trong các cuộc chiến, chúng tôi đã đổ máu, chúng tôi đã triển khai lực lượng nhiều lần để bảo vệ lợi ích sống còn của chúng ta ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Chúng ta nợ tất cả những người đã chiến đấu và hy sinh để xây dựng tương lai tốt đẹp hơn cho tất cả các nước trong khu vực này.

Từ lâu, Hoa Kỳ đã tham gia rất nhiều vào khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Trải qua các giai đoạn chiến tranh, các giai đoạn hòa bình, dưới sự lãnh đạo của các chính phủ đến từ đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa, trải qua sự thù hận và trải qua các mối quan hệ thân thiện ở Washington, trải qua thặng dư [ngân sách] và trải qua thâm thủng [ngân sách], chúng tôi đã có mặt ở đây vào lúc đó, chúng tôi đang ở đây bây giờ, và chúng tôi sẽ ở lại đây trong tương lai.

Xin cám ơn.

(Vỗ tay)

———-

(*) Lưu ý của BTV: Vấn đề rắc rối ở chỗ, Mỹ ủng hộ chính sách một nước Trung Quốc (One-China policy), nhưng không nói rõ là một nước TQ sẽ do chính phủ nào lãnh đạo, chính phủ Đài Loan hay Hoa Lục. Trong các văn kiện ký kết giữa Mỹ với Trung Quốc hoặc Mỹ với Đài Loan, đã cũng không nói rõ điều này.

Nguồn: U.S. Department of Defense

Bản tiếng Việt © Ba Sàm 2012

Shangri-La: Sự trở lại của Mỹ và sự vắng mặt của Bộ trưởng Trung Quốc

Đối thoại Shangri-La đơn thuần chỉ là một cuộc đối thoại. Nó không đưa ra bất kì quyết định, hay những tư vấn chính sách hoặc tuyên bố nào.

Đối thoại an ninh châu Á tổ chức tại Singapore từ 1-4/6, được biết đến với tên gọi Đối thoại Shangri-La theo tên khách sạn nơi tổ chức hội nghị. Đối thoại Shangri-La được tổ chức bởi Viện quốc tế về nghiên cứu chiến lược IISS, một trong những think-tank nghiên cứu chiến lược hàng đầu thế giới.

Cho tới năm 2010, đối thoại Shangri-la chỉ là nơi gặp đa phương của các bộ trưởng quốc phòng khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Năm 2010, Việt Nam là chủ trì hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN cộng (ADMM+ ). Hội nghị này có sự tham gia của 10 bộ trưởng quốc phòng các nước ĐNA và 8 nước đối tác: Australia, Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, New Zealand, Hàn Quốc, Nga và Mỹ.

Bộ trưởng quốc phòng Mỹ Leon Panetta (giữa) bắt tay Thứ trưởng quốc phòng Nhật Shu Watanabe tại hội nghị  - Ảnh: Reuters 

Tầm quan trọng của Đối thoại Shangri-La nằm ở hai khía cạnh. Một là, các bộ trưởng quốc phòng và quan chức cấp cao có cơ hội đưa ra các phát biểu quan trọng. Hai là, nhiều quan chức sử dụng đối thoại để sắp xếp các cuộc gặp không chính thức với những người đồng nhiệm.

Đối thoại Shangri-La đơn thuần chỉ là một cuộc đối thoại. Nó không đưa ra bất kì quyết định, hay những tư vấn chính sách hoặc tuyên bố nào.

Đối thoại Shangri-La năm nay có 13 phát biểu từ 18 thành viên ADMM cộng và Bộ trưởng Quốc phòng Timor-Leste, nước không phải là thành viên của ADMM+. Năm chiếc ghế trống do sự vắng mặt đáng chú ý của Bộ trưởng quốc phòng các nước Trung Quốc, Nhật Bản, Nga, Brunei và Lào.
Sự vắng mặt của ông Lương Quang Liệt
Có 4 lí do giải thích việc tại sao Bộ trưởng Lương Quang Liệt của Trung Quốc vắng mặt tại Shangri-La lần này. Một là, ông không muốn là đối tượng chịu chỉ trích vì những hoạt động hiện đại hóa nhanh chóng lực lượng quân sự cũng như các hành động quyết đoán của Trung Quốc ở khu vực.
Hai là, đối thoại Shangri-La dành trọn một phiên cho chủ đề tranh chấp Biển Đông. Phiên thảo luận này có bài phát biểu của Bộ trưởng Quốc phòng Philippines, Voltaire Gasmin. Trung Quốc từ chối thảo luận vấn đề Biển Đông trong khuôn khổ đa phương.
Ba là, Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc PLA không trực tiếp chịu trách nhiệm cho những căng thẳng gần đây giữa Trung Quốc và Philippines. Ông Liệt tránh đặt mình vào thế khó xử khi phải bảo vệ những hành động của các cơ quan dân sự biển của Trung Quốc trong việc tạo nên cục diện hiện nay ở bãi cạn Scarborough.
Bốn là, Bộ trưởng quốc phòng Trung Quốc không cần sử dụng cơ hội từ đối thoại Shangri-La để tổ chức các cuộc gặp riêng với các đối tác. Ông vừa gặp tất cả các bộ trưởng quốc phòng ASEAN tại Phnom Penh, cũng như có cuộc gặp riêng với người đồng nhiệm Philippines. Ông Lương Quang Liệt cũng mới thăm Washington và người đồng nhiệm Mỹ có kế hoạch thăm Bắc Kinh cũng trong năm nay.
Hai điểm nhấn
Có hai điểm nhấn quan trọng tại Đối thoại Shangri-La năm nay. Một là, bài phát biểu của Tổng thống Indonesia Susilo Bambang Yudhoyono về cấu trúc an ninh khu vực. Tổng thống Indonesia kêu gọi "một cấu trúc lâu bền.... Xây dựng một sự cân bằng năng động". Ông lưu ý vai trò trung tâm của mối quan hệ Mỹ - Trung và nói thêm "quan hệ giữa các cường quốc lớn không phải hoàn toàn phụ thuộc vào họ. Các cường quốc bậc trung và nhỏ cũng có thể giúp khóa các cường quốc chủ yếu vào một cấu trúc bền vững.
Tàu chiến của Hải Quân Mỹ
Bài phát biểu của Tổng thống Yudhoyono cũng chạm đến vấn đề Biển Đông như một điểm nhấn. Ông lưu ý rằng "các tuyên bố lãnh thổ và tài phán chồng lấn còn cần một chặng đường dài mới có thể giải quyết". Ông bày tỏ sự lạc quan rằng "chúng ta có thể tìm cách biến các xung đột tiềm tàng ở Biển Đông trở thành hợp tác tiềm năng"
Tổng thống Yudhoyono sau đó nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tăng tốc hợp tác. "Chúng ta không thể dành tới 10 năm nữa để nhóm làm việc ASEAN - Trung Quốc hoàn thành Bộ Quy tắc ứng xử COC; chúng ta trông đợi họ tăng tốc."
Điểm nhấn thứ hai trong Đối thoại Shangri-La là bài trình bày của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta. Nhiệm vụ của ông là giải thích việc Mỹ sẽ tiếp tục đóng góp cho an ninh khu vực như thế nào trong bối cảnh kinh tế Mỹ đang phục hồi và ngân sách quốc phòng Mỹ đang cắt giảm.
Bộ trưởng Panetta đưa ra 4 nguyên tắc dẫn đường chính sách quốc phòng Mỹ: thúc đẩy các luật lệ và trật tự quốc tế; đào sâu và mở rộng các quan hệ đối tác song phương và đa phương; làm tương thích sự hiện diện quân sự của Mỹ ở khu vực; và đầu tư mới vào các năng lực cần thiết cho việc thực thi sức mạnh và các hoạt động của Mỹ ở CA-TBD.
Ông Panetta tuyên bố Mỹ sẽ tăng cường quan hệ đối tác với Indonesia, Malaysia, Ấn Độ, Việt Nam và New Zealand. Tuy nhiên ông dành nhiều thời gian hơn để thảo luận về những lĩnh vực mà Mỹ và Trung Quốc có thể hợp tác và trở thành đối tác.
Cuối cùng, Bộ trưởng Mỹ tán thành việc tổ chức thường xuyên hơn các cuộc gặp ADMM+ và ủng hộ việc xây dựng Bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông để quản lý các hành vi ở Biển Đông.
Cam kết gây ấn tượng nhất là tuyên bố của ông Panetta rằng Mỹ sẽ triển khi 60% lực lượng hải quân và không quân ở Thái Bình Dương và tăng số lượng các cuộc tập trận tại đây.
Việt Nam và ASEAN đứng ở đâu?
Bài phát biểu của ông Panetta có thể xem là sự đóng góp tích cực cho hòa bình và an ninh khu vực. Mỹ tiếp tục can dự vào khu vực để phục vụ lợi ích của nước này cũng như các đồng minh và đối tác của Mỹ. Mỹ ủng hộ các thể chế an ninh đa phương mà ASEAN là nòng cốt. Và Mỹ đặt ưu tiên trong việc làm sâu sắc mối quan hệ giữa quân đội Mỹ và Trung Quốc.
Nay, đến lượt các quốc gia khu vực như Việt Nam và các thành viên ASEAN phải quyết định phản ứng như thế nào. Họ cần xem xét liệu có khuyến khích Trung Quốc hợp tác với Mỹ và nếu có, thì như thế nào.
Họ cần quyết định mức độ mà họ sẵn sàng tiến tới trong việc ủng hộ sự hiện diện quân sự của Mỹ tại khu vực thông qua tập trận và hợp tác quốc phòng.
Cuối cùng, Việt Nam và các nước khu vực phải quyết định họ có thể mang đến điều gì, từng nước riêng rẽ cũng như với tư cách một nhóm, để định dạng một cấu trúc an ninh khu vực dựa trên sự cân bằng năng động giữa các cường quốc.
Tác giả Carlyle A. Thayer là Giáo sư Emeritus, ĐH New South Wales, Học viện Quốc phòng Australia. 
Tác giả: CARLYLE A. THAYER

Học thuyết quân sự mới của Mỹ - đánh đòn phủ đầu Trung Quốc

“Mỹ sẵn sàng đánh đòn phủ đầu các căn cứ quân sự của Trung Quốc, mục tiêu là tiêu diệt lực lượng hạt nhân của Trung Quốc”.
Mỹ thực hiện "tác chiến hợp nhất trên không-trên biển" bề ngoài nhằm vào CHDCND Triều Tiên, nhưng thực chất là tấn công Trung Quốc.

Tân Hoa xã dẫn nội dung từ tờ “Thời báo Tài chính” Anh có bài viết nhan đề “Chiến lược mới của Mỹ bị chỉ trích mạnh mẽ”, cho rằng phương châm quân sự mới của Mỹ mang đậm màu sắc Chiến tranh Lạnh, “tác chiến hợp nhất trên không-trên biển (không-hải quân)” sẽ đẩy Mỹ vào hoạch định chiến tranh khiêu khích nguy hiểm nhằm vào Trung Quốc.

Bài viết cho rằng, phương châm quân sự mới của Mỹ, nhằm đáp trả khiêu khích quân sự của Trung Quốc ở mức độ nhất định, đang bị chỉ trích mạnh mẽ cả trong và ngoài nước, cho rằng nó hoàn toàn không cần thiết thể hiện thái độ khiêu khích với một trong những đối tác kinh tế lớn nhất của Mỹ.

Trong thời điểm Mỹ điều chỉnh triển khai chiến lược toàn cầu, gia tăng coi trọng châu Á, tư tưởng tác chiến “tác chiến hợp nhất trên không-trên biển” (AirSea Battle) là để cố gắng duy trì ưu thế quân sự ở những khu vực có tầm quan trọng chiến lược.

Trong 20 năm qua, cùng với việc cảm thấy lo ngại về xây dựng sức mạnh quân sự của Trung Quốc, Lầu Năm Góc đang dần dần hé lộ tư tưởng chiến lược này.

Trong tương lai, Hải quân Mỹ sẽ trang bị máy bay không người lái X-47B cho tàu sân bay.
Nhưng, trong thời điểm Mỹ cố gắng nắm chắc sự cân bằng thích hợp “cạnh tranh” và “hợp tác” trong quan hệ với Trung Quốc, có người (thậm chí gồm một số người trong nội bộ Quân đội Mỹ) cảnh báo, học thuyết quân sự mới này sẽ chọc giận Trung Quốc một cách hoàn toàn không cần thiết.

“Tác chiến hợp nhất trên không-trên biển đang ma quái hóa Trung Quốc” – Thượng tướng nghỉ hưu, cựu Phó Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Mỹ James Cartwright vừa nói tuần trước. “Điều này không phù hợp với lợi ích của bất cứ ai”. - Tân Hoa xã viện dẫn lời bàn chưa được xác minh cho hay.

Học thuyết quân sự mới này mang đậm màu sắc Chiến tranh Lạnh. Vào thập niên 1970, do cảm thấy lo ngại về mối đe dọa quét sạch Tây Âu của Quân đội Liên Xô, các nhà hoạch định quân sự Mỹ đã phát triển học thuyết chiến tranh, được gọi là “tác chiến hợp nhất trên không-mặt đất” (không-lục quân). 

Từ vũ khí kiểu mới đến quan hệ giữa Mỹ và đồng minh, ở mức độ rất lớn, học thuyết này đã trở thành nền tảng chính sách quân sự của Mỹ giai đoạn cuối thời kỳ Chiến tranh Lạnh.

Trên phương diện chính sách và chiến lược ảnh hưởng 20 năm tới, “tác chiến hợp nhất trên không-trên biển” có thể đóng vai trò quan trọng tương tự. Các quan chức cho biết, nó tập trung vào tăng cường quan hệ đồng minh của Mỹ ở châu Á, đồng thời đáp trả vũ khí và khả năng chiến đấu “chống can dự/ngăn chặn khu vực” (anti-access, area-denial) do nước khác phát triển.

“Điều này rất có thể là thách thức đặc trưng nhất của thời đại hiện nay và trong tương lai gần” – Đô đốc Jonathan Greenert, Bộ trưởng Tác chiến Hải quân Mỹ, Thượng tướng hải quân vừa nói tuần trước.

Mục tiêu chủ yếu "tác chiến hợp nhất trên không-trên biển" của quân Mỹ rõ ràng nhằm vào Trung Quốc.

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta tuần tới đã đến châu Á, giải thích với đồng minh của Mỹ về hàm nghĩa của học thuyết quân sự này.
Trong thời điểm quân Mỹ từng bước rút khỏi Chiến tranh Iraq và Afghanistan, phương châm quân sự mới tìm cách ứng phó với chủ đề chiến lược quan trọng hiện nay của quân Mỹ: sự trỗi dậy của châu Á; sự điều chỉnh trọng tâm theo yêu cầu của khu vực châu Á-Thái Bình Dương, một khu vực rộng lớn (chú trọng hơn về sức mạnh trên không và trên biển); tầm quan trọng của chiến tranh mạng.

Nhưng, bối cảnh phát triển của "tác chiến hợp nhất trên không-trên biển" có sự khác biệt một trời một vực với bối cảnh phát triển của học thuyết quân sự thời kỳ Chiến tranh Lạnh. 

Đối thủ trước đây là Liên Xô, Mỹ không có bất cứ quan hệ kinh tế thương mại nào với họ; còn hiện nay, Mỹ có quan hệ kinh tế thương mại sâu sắc với Trung Quốc - từ thương mại đến trái phiếu chính phủ Mỹ.

Trong bối cảnh chính trị tinh tế này, trong các trường hợp công khai, quan chức Mỹ kiên trì cho biết, "tác chiến hợp nhất trên không-trên biển" hoàn toàn không nhằm vào một nước nào, thậm chí cũng không nhằm vào khu vực nào, mà là có liên quan đến công nghệ đang nghiên cứu phát triển của rất nhiều quốc gia.

"Ý tưởng này không nên buộc chặt vào bất cứ tình cảnh riêng nào" - Tham mưu trưởng Không quân Mỹ, Thượng tướng Norton Schwartz vừa cho biết tuần trước khi được hỏi "mục tiêu chủ yếu phải chăng là Trung Quốc".
Nhưng, các quan chức Mỹ ngầm thừa nhận, từ tên lửa đạn đạo có thể bắn chìm tàu chiến, đến tàu ngầm và sức mạnh tác chiến mạng không ngừng phát triển của Trung Quốc, việc đầu tư cho vũ khí "chống can dự" của Trung Quốc khiến cho Lầu Năm Góc cảm thấy lo ngại, mà loại vũ khí này đang là thứ mà "tác chiến hợp nhất trên không-trên biển" phải đối phó.
Trong thời điểm Mỹ đưa ra phương châm quân sự mới, đúng vào lúc Lầu Năm Góc cắt giảm ngân sách. Lầu Năm Góc đã cắt giảm 485 tỷ USD ngân sách trong 10 năm tới, nếu Quốc hội Mỹ không thể đạt được một thỏa thuận ngân sách toàn diện trong năm nay, Lầu Năm Góc còn có thể buộc phải tiếp tục cắt giảm ngân sách với số tiền tương tự. 
Nhưng, nếu phải quán triệt có hiệu quả học thuyết "tác chiến hợp nhất trên không-trên biển", thì phải tiến hành đầu tư to lớn cho máy bay ném bom tầm xa mới, tàu chiến, tàu ngầm và khả năng tác chiến mạng.
"Trong khoảng 12 năm qua, nếu bạn cần gì, chúng tôi cơ bản đều có thể sắp xếp ngân sách". George Flynn, một quan chức hoạch định cấp cao của Lầu Năm Góc cho biết, "thực tế mới về mặt tài chính đòi hỏi chúng tôi phải lựa chọn".

Cùng với việc đầu tư cho máy bay chiến đấu thế hệ mới, uy lực của "tác chiến hợp nhất trên không-trên biển" sẽ còn tiếp tục được tăng cường.
Tuy nhiên, Lầu Năm Góc không hề giấu giếm quan điểm của họ - châu Á là một khu vực quan trọng hàng đầu trong chiến lược lâu dài của họ. 

Leon Panetta đã nói với học viên tốt nghiệp của Học viện Hải quân Mỹ ở Annapolis hồi tuần trước rằng: "Thế hệ của các bạn sẽ đối mặt với một trong những chương trình quan trọng, đó chính là duy trì và tăng cường ưu thế của Mỹ ở vùng biển Thái Bình Dương rộng lớn".

Theo quan điểm của một số nhà quan sát, "tác chiến hợp nhất trên không-trên biển" sẽ đẩy Mỹ vào hoạch định chiến tranh nhằm vào Trung Quốc. Một trong những văn kiện công khai của Lầu Năm Góc "Ý tưởng can dự tác chiến liên hợp" (Joint Operational Access Concept) đề nghị, trong tình huống xảy ra bất cứ cuộc xung đột nào, quân Mỹ "tiến hành tấn công chiều sâu (tung thâm) đối với sự phòng thủ chống can dự/ngăn chặn khu vực của đối phương". 

Lấy tên lửa chống hạm của Trung Quốc làm ví dụ, điều đó sẽ có nghĩa là chuẩn bị sẵn sàng phát động một cuộc tấn công quy mô lớn "đánh đòn phủ đầu" đối với các căn cứ quân sự của Trung Quốc.

"Rủi ro to lớn ở chỗ, cuộc tấn công này sẽ gây leo thang nghiêm trọng tình hình, Trung Quốc thậm chí có thể sẽ cho rằng, mục tiêu của Mỹ là tiêu diệt lực lượng hạt nhân của Trung Quốc" - Raoul Heinrichs, Đại học Quốc gia Australia cho biết.

Cụm chiến đấu tàu sân bay là bộ phận cốt lõi của "tác chiến hợp nhất trên không-trên biển" của Quân đội Mỹ.
http://giaoduc.net.vn/Giao-duc-Quoc-phong/THX-Hoc-thuyet-quan-su-moi-cua-My-danh-don-phu-dau-Trung-Quoc/173693.gd

4.6.12

Bộ trưởng Phùng Quang Thanh hội đàm với Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta

Báo Vì Dân gửi đến quý bạn đọc bài viết và hình ảnh khá đầy đủ cuộc hội đàm giữa hai Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam và Hoa Kỳ. Chuyến thăm này đem lại nhiều ý nghĩa.

Nhận lời mời của Đại tướng Phùng Quang Thanh, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam, ngài Leon Edward Panetta, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Bộ Quốc phòng Hợp chủng quốc Hoa Kỳ sang thăm chính thức Việt Nam, đã đến tỉnh Khánh Hòa ngày 3/6.

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta nhận bó hoa tươi thắm 
Sáng 4/6, lễ đón chính thức đoàn đại biểu cấp cao Bộ Quốc phòng Hợp chủng quốc Hoa Kỳ do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ Leon Edward Panetta dẫn đầu thăm chính thức Việt Nam theo lời mời của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam Phùng Quang Thanh – đã được tổ chức trọng thể tại trụ sở Bộ Quốc phòng.

Đại tướng Phùng Quang Thanh đón tiếp Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta 
Đại tướng Phùng Quang Thanh đón tiếp Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta 
Đại tướng Phùng Quang Thanh, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng chủ trì lễ đón. Đại biểu các tướng lĩnh, sỹ quan cấp cao quân đội nhân dân Việt Nam cùng dự lễ đón.
Đại tướng Phùng Quang Thanh và Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta thực hiện nghi thức chào cờ 
Ngay sau lễ đón, đoàn đại biểu cấp cao Bộ Quốc phòng Việt Nam do Đại tướng Phùng Quang Thanh làm trưởng đoàn đã hội đàm với đoàn đại biểu cấp cao Bộ Quốc phòng Hợp chủng quốc Hoa Kỳ do ông Leon Edward Panetta làm trưởng đoàn.
Đại tướng Phùng Quang Thanh và Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta duyệt đội danh dự 
Đại tướng Phùng Quang Thanh và Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta duyệt đội danh dự 
Đại tướng Phùng Quang Thanh chào mừng Bộ trưởng Leon Edward Panetta và đoàn đại biểu cấp cao Bộ Quốc phòng Hợp chủng quốc Hoa Kỳ sang thăm chính thức Việt Nam, góp phần thúc đẩy mối quan hệ ổn định, hữu nghị giữa quân đội và nhân dân hai nước Việt Nam-Hoa Kỳ.
Đại tướng Phùng Quang Thanh giới thiệu thành viên trong đoàn cho Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta 
Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh chỉ cho ông Leon Panneta phòng họp Quốc hội 
Đại tướng Phùng Quang Thanh, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, đón Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Leon Panetta vào phòng hội đàm 
Bộ trưởng Leon Edward Panetta cảm ơn sự đón tiếp chu đáo, trọng thị, hữu nghị của Đại tướng Phùng Quang Thanh và các tướng lĩnh, sỹ quan cấp cao quân đội nhân dân Việt Nam dành cho đoàn và tin tưởng chuyến thăm của đoàn sẽ thu được nhiều kết quả tốt đẹp.
Toàn cảnh buổi hội đàm 
Hai bên đã thống nhất đánh giá việc triển khai Bản ghi nhớ về hợp tác quốc phòng song phương ký năm 2011 gồm mối quan hệ quốc phòng song phương dựa trên cơ sở tôn trọng đầy đủ độc lập tự chủ và chủ quyền của mỗi bên, trên tinh thần hữu nghị, tôn trọng, tin cậy và hiểu biết lẫn nhau; mối quan hệ đối tác, hợp tác lâu dài về quốc phòng, an ninh giữa Việt Nam và Hoa Kỳ có lợi ích quan trọng cho cả hai nước và cho khu vực.
Đại tướng Phùng Quang Thanh tại buổi hội đàm 
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta tại buổi hội đàm 
Mối quan hệ sâu sắc hơn giữa hai cơ quan quốc phòng sẽ góp phần cải thiện quan hệ quốc tế, tăng cường quan hệ song phương chung giữa hai nước và tăng cường hòa bình, ổn định, hợp tác, phát triển trong khu vực.
Đại tướng Phùng Quang Thanh, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng và Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Leon Panetta họp báo sau hội đàm. 
Đại tướng Phùng Quang Thanh và Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Leon Panetta họp báo sau hội đàm. 
Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Leon Panetta phát biểu tại họp báo sau hội đàm. 
Hai bên thiết lập các cơ chế đối thoại thường xuyên; hợp tác về an ninh trên biển, tìm kiếm cứu nạn, hỗ trợ nhân đạo và cứu trợ thảm họa; trao đổi đoàn các cấp, đào tạo tiếng Anh, hợp tác quân y; cung cấp thông tin bộ đội Việt Nam mất tích trong chiến tranh, tìm kiếm quân nhân Mỹ mất tích trong chiến tranh; rà phá bom mìn, tẩy rửa chất độc da cam/dioxin…. và những vấn đề mà hai bên cùng quan tâm. Hợp tác quốc phòng song phương giữa Việt Nam và Hoa Kỳ không làm phương hại đến an ninh của các nước láng giềng.
Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Leon Panetta trao lại cho Đại tướng Phùng Quang Thanh, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam những tập nhật ký của bộ đội Việt Nam trong chiến tranh. 
Đại tướng Phùng Quang Thanh giới thiệu lá thư của cựu chiến binh Mỹ Steve Flaherty 
Kết thúc Hội đàm, Bộ trưởng Phùng Quang Thanh và Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Leon Edward Panetta gặp gỡ báo chí trong nước và quốc tế thông báo về kết quả trao đổi trên.
Đại tướng Phùng Quang Thanh trao tập hồ sơ của MIA cho Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ 
Cùng ngày, Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Leon Edward Panetta cùng các thành viên trong đoàn đến chào xã giao Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng; thăm Văn phòng hỗ trợ tìm kiếm người mất tích (JAAC).
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta trao đổi với Đại tướng Phùng Quang Thanh 
Trước đó, ngày 3/6, Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Leon Edward Panetta cùng các thành viên đoàn đã đến thăm tàu Hậu cần USNS Byrd của Hải quân Mỹ đang bảo dưỡng tại Công ty đóng tàu VINASHIN, Cảng thương mại Ba Ngòi, thành phố Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa./.
Phan Vinh tổng hợp từ VNA và AP, Reuters.
http://phungquangthanh.net/bo-truong-phung-quang-thanh-hoi-dam-voi-bo-truong-quoc-phong-my-leon-panetta.html