Trang

Diệp Kính Thiên: Nguyễn Tấn Dũng có thắng không?

Khả năng được đề cử chức Tổng bí thư khóa 12 cho Nguyễn Tấn Dũng có thể chắc chắn. Đây mới chỉ là hiệp một. Sang hiệp hai – bầu cử Ban chấp hành Trung ương khóa 12 – mới là chủ yếu.

Anh Ba Thanh: Nguyễn Phú Trọng sẽ làm Tổng bí thư nửa nhiệm kỳ đầu khóa XII ?

Khai mạc hội nghị, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã hé lộ một chi tiết đáng lưu ý trong báo cáo đó là về đề xuất tiêu chí xem xét trường hợp "đặc biệt"

Hiển thị các bài đăng có nhãn ASEAN. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn ASEAN. Hiển thị tất cả bài đăng

5.9.12

Dương Chí Dũng bị bắt bao giờ và ở đâu?


Cơ quan CSĐT Bộ Công an đã bắt giữ được Dương Chí Dũng, nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị Vinalines, nguyên Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam. Nguồn tin riêng của Petrotimes cho biết chính xác thời gian và địa điểm bắt giữ.
Bị can Dương Chí Dũng.
Bị can Dương Chí Dũng.
Theo thông tin riêng của Petrotimes, Dương Chí Dũng bị bắt tại Campuchia. Thời điểm bị bắt là ngày 3/9/2012 (không phải là 4/9 như một số phương tiện truyền thông đăng tải sáng nay). Hiện cơ quan điều tra đang làm rõ việc: Có hay không việc các cơ quan, tổ chức, cá nhân nào tiếp tay cho Dương Chí Dũng bỏ trốn.
Bị can Dương Chí Dũng đã bị khởi tố về tội cố ý làm trái quy định quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng theo điều 165, Bộ luật Hình sự, xảy ra tại Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines).
Lệnh truy nã đặc biệt Dương Chí Dũng.
Lệnh truy nã đặc biệt Dương Chí Dũng.
Ngày 17/5/2012, Dương Chí Dũng đã bỏ trốn. Ngày 18/5/2012, Cơ quan điều tra Bộ Công an đã phát lệnh truy nã đặc biệt trong toàn quốc đồng thời phối hợp với Tổ chức Cảnh sát Hình sự quốc tế (Interpol) phát lệnh truy nã quốc tế đối với Dương Chí Dũng.
Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Công an và cơ quan liên ngành, sau một thời gian khẩn trương tiến hành các biện pháp truy bắt, ngày 4/9/2012, Cơ quan điều tra Bộ Công an đã bắt được Dương Chí Dũng. Ngay sau khi bắt được Dương Chí Dũng, Thượng tướng Trần Đại Quang, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Công an đã biểu dương, khen thưởng kịp thời cho các tập thể, cá nhân có thành tích tham gia bắt giữ Dương Chí Dũng.
Nhóm phóng viên Petrotimes

24.8.12

Thông tin việc bắt ông Lý Xuân Hải


Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an vừa có công văn gửi Cổng thông tin điện tử Chính phủ cho biết Cơ quan này đã thực hiện lệnh bắt, khám xét nơi ở, nơi làm việc đối với nguyên Tổng giám đốc ACB Lý Xuân Hải.

Theo Công văn ngày 24-8 của Cơ quan cảnh sát điều tra, ông Lý Xuân Hải bị bắt tạm giam vì tội cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng theo Điều 165 Bộ luật hình sự. Thời hạn tạm giam 4 tháng kể từ ngày 23-8.

Ông Lý Xuân Hải đã được dẫn giải về trại tạm giam Bộ Công an để điều tra làm rõ vụ án.

Hội đồng quản trị Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á châu (ACB) đã chấp thuận đơn từ nhiệm với lý do cá nhân của ông Lý Xuân Hải, đồng thời bổ nhiệm ông Đỗ Minh Toàn, Phó tổng giám đốc thường trực, lên làm Tổng giám đốc ACB từ ngày 23-8.

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cuối ngày 23-8 cho biết Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đã chấp thuận bổ nhiệm chức danh Tổng giám đốc với ông Đỗ Minh Toàn thay cho ông Lý Xuân Hải, căn cứ trên đề nghị của Hội đồng quản trị ACB và những sai phạm của ông Lý Xuân Hải.

Ngân hàng Nhà nước cho biết đã có mọi phương án cần thiết để hỗ trợ thanh khoản cho Ngân hàng ACB nhằm đáp ứng đầy đủ và kịp thời việc chi trả tiền gửi của người gửi tiền, đảm bảo hoạt động bình thường của ngân hàng này.

Phát biểu với báo chí sau khi nhận chức vụ mới, ông Đỗ Minh Toàn cho biết những ngày qua lượng khách hàng đến rút tiền tại ACB đông hơn bình thường, nhưng đến chiều 23-8 đã giảm dần; một số khách hàng đã gửi tiền trở lại. Đến ngày 22-8, tổng tài sản của ACB đạt hơn 225.000 tỷ đồng, lợi nhuận riêng ngân hàng ACB đạt 2.345 tỷ đồng, hệ số an toàn vốn ở mức 10,27%.

Với sự hỗ trợ của Ngân hàng Nhà nước, Ngân hàng ACB đã chuẩn bị sẵn sàng, đủ khả năng để thanh toán cho khách hàng đến rút tiền.

http://tuoitre.vn/Chinh-tri-Xa-hoi/508276/Bo-Cong-an-thong-tin-viec-bat-ong-Ly-Xuan-Hai.html

10.7.12

Asean trên bàn cờ giữa Mỹ và Trung

Nhà báo Martin Petty của hãng tin Anh Reuters có bài phân tích về Asean trên bàn cờ giữa Mỹ và Trung Quốc nhân các hội nghị của khối với hai đối tác này ở thủ đô Phnom Penh của Campuchia.

Trò kéo co để tranh giành ảnh hưởng ở đông nam Á giữa Mỹ và Trung Quốc chứng tỏ đang trở thành một phép thử quan trọng cho chiến lược ‘xoay chiều’ về phương đông của Washington trong bối cảnh Bắc Kinh đang củng cố quyền lực kinh tế và quân sự ở ngay sân sau của mình.
Asean là nơi Mỹ và Trung Quốc đang cạnh tranh nhau quyết liệt 
Các nước trong Hiệp hội các quốc gia đông nam Á (Asean), một trong những khu vực phát triển nhanh nhất trên thế giới, đang cân nhắc xem nên chơi những lá bài của mình như thế nào trong lúc Mỹ đang chạy đua với gã khổng lồ Trung Quốc và đang cố gắng khẳng định vị trí của mình ở châu Á.

Các nước chia rẽ

Những động thái lôi kéo dồn dập gần đây của Washington với một số nước Asean, từ Philippines, Thái Lan cho đến Singapore và Việt Nam, tiềm ẩn nguy cơ xung đột với Trung Quốc nhất là khi tranh chấp chủ quyền dễ làm kích động tâm lý và Trung Quốc đang xây dựng lực lượng nhanh chóng ở vùng Biển Đông giàu tài nguyên.

Tuy nhiên với những đồng minh lâu đời của Mỹ trong khu vực và mối quan hệ thân thiết của Trung Quốc với một số nước thành viên Asean thì khối này khó có thể tìm được tiếng nói chung trên những vấn đề có liên quan đến hai siêu cường này tại hội nghị các bộ trưởng ngoại giao trong tuần này ở Phnom Penh.

Lợi ích cá nhân rất có thể sẽ mạnh hơn sự đồng thuận tại hội nghị vốn cũng có sự tham gia của Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton và Ngoại trưởng Trung Quốc Dương Khiết Trì.

Một số nước sẽ lâm vào thế bí khi không biết làm cách nào để cân bằng các mối quan hệ với hai nước này để được lợi nhiều nhất từ cả hai, trong khi một số nước khác lại tìm cách lợi dụng sự đối đầu Mỹ-Trung như một cơ hội để đạt được những lợi thế kinh tế và quân sự.
Một số nước Asean ngả hoàn toàn về phía Trung Quốc 
Lào, Campuchia và Miến Điện, những quốc gia nghèo nhất trong khối, vẫn sẽ nằm trong quỹ đạo của Trung Quốc nhờ vào những khoản cho vay không kèm điều kiện của họ.

Những nước này rất cần xây dựng cơ sở hạ tầng, hỗ trợ quân sự và làn sóng đầu tư từ các công ty Trung Quốc.

Ngoài ra, Bắc Kinh cũng có quan hệ kinh tế gần gũi với Singapore và Malaysia và đang ra sức ve vãn Thái Lan – một đồng minh quan trọng của Mỹ kể từ Đệ nhị Thế chiến và là một căn cứ của Mỹ trong cuộc chiến ở Việt Nam.

Bắc Kinh đang cung cấp các khoản vay và công nghệ cho Thái Lan để xây dựng một tuyến đường sắt cao tốc, tài trợ hàng trăm học bổng cho sinh viên Thái và gần đây đã đồng ý gửi sang Bangkok 10.000 giáo viên dạy tiếng Hoa.

‘Siêu cường tại chỗ’

Thitinan Pongsudhirak, giám đốc Viện nghiên cứu an ninh và quốc tế của Đại học Chulalongkorn ở Bangkok, nói rằng Thái Lan là một ‘quốc gia trục’ ở Asean vốn có truyền thống thân Mỹ nhưng giờ đây lại ngả về phía Trung Quốc nhiều hơn.

Chiến lược của Trung Quốc ở Thái Lan và một vài nước Asean khác không chỉ là thương mại và đầu tư trước mắt mà là xây dựng mối quan hệ gần gũi để phục vụ cho các lợi ích chiến lược dài hạn.

“Trung Quốc hiện giờ thâm nhập vào khắp đông nam Á... họ là siêu cường ngay tại chỗ,” Pongsudhirak nói, “Đó là quyền lực âm thầm của Trung Quốc mà chúng ta không nhìn thấy. Nó không được thể hiện mạnh mẽ. Họ không nói ra.”

“Trung Quốc có thể đầu tư nhiều hơn nữa (vào quan hệ với Asean) mà không cần được lợi ngay,” ông nói thêm.

Sau một thời kỳ gần như lơ là Asean dưới thời chính quyền Bush, Hoa Kỳ có thể lo sợ rằng họ đang tụt lùi trong khi Trung Quốc đang tận dụng sự tăng trưởng của Asean.


Một số nhà phân tích cho rằng chiến lược châu Á mới của Mỹ là để xua tan quan niệm rằng sức mạnh kinh tế của họ ngày càng suy giảm cũng như quan niệm Trung Quốc vẫn tiếp tục bùng nổ.

Dấu hiệu rõ ràng của việc Hoa Kỳ quay trở lại khu vực cho tới nay là các động thái của giới quân sự với việc Bộ trưởng Quốc phòng của nước này công du đến một số nước hồi tháng trước để loan báo kế hoạch điều chuyển 60% lực lượng chiến đấu của Mỹ trú đóng ở châu Á-Thái Bình Dương cho đến năm 2020. Điều này cho phép Mỹ có thể ‘hành động nhanh nhẹn, triển khai nhanh chóng và linh hoạt’.

Một phần trong kế hoạch này đòi hỏi Mỹ phải sử dụng các cảng ở Philippines, Việt Nam và có thể là Singapore để đổi lại việc huấn luyện và hỗ trợ kỹ thuật cho các nước này.

Hoa Kỳ cũng đang tìm cách thiết lập một trung tâm phản ứng nhân đạo tại sân bay U-tapao, nơi từng là căn cứ của họ trong cuộc chiến Việt Nam trên lãnh thổ Thái Lan.

Tranh chấp chủ quyền

Chiến dịch ve vãn của Washington ở khu vực đã tiếp thêm sức mạnh cho Việt Nam và Philippines, vốn chỉ trích đòi hỏi chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông, và khởi động các cuộc thảo luận đề nghị Mỹ triển khai máy bay do thám ở vùng biển này.

Theo một số nhà ngoại giao Asean, Trung Quốc rất nghi ngờ về động cơ của Hoa Kỳ và đang vận động rất quyết liệt ở hậu trường để đả bại nỗ lực của Việt Nam và Philippines đề xuất Asean soạn thảo một thông cáo chung về tranh chấp trên biển trong bối cảnh lời lẽ các bên gay gắt trở lại sau một thời gian tạm lắng dịu.

Sự đồng thuận của Asean càng không có khả năng với việc nước chủ tịch luân phiên của Asean Campuchia, đồng minh lớn nhất của Bắc Kinh trong khối và nhận hàng tỷ đô la viện trợ và đầu tư từ nước này, từ chối tham gia, các nguồn tin ngoại giao cho biết.
Asean khó tìm được tiếng nói chung trong các vấn đề có liên quan đến Mỹ và Trung Quốc 

Mặc dù vậy, Trung Quốc và Hoa Kỳ đều giảm nhẹ những lời lẽ về một sự đối đầu địa chiến lược trong khu vực. Cả hai đều hoan nghênh sự hiện diện của nhau ở đông nam Á và tìm cách xoa dịu nỗi lo sợ của Asean rằng ảnh hưởng của họ đang tác động tiêu cực lên khối.

“Trong Asean thường xuyên có một quan ngại về sự canh tranh chiến lược nguy hiểm giữa Mỹ và Trung Quốc,” Kurt Campbell, trợ lý ngoại trưởng Mỹ chuyên trách Đông Á, phát biểu mới đây.

“Chúng tôi có quyết tâm và quyết tâm mạnh mẽ để mọi người thấy rõ rằng chúng tôi muốn làm việc cùng với Trung Quốc,” ông nói.

Trong một cuộc phỏng vấn với nhật báo The Nation của Thái Lan hai tuần trước đây, Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Phó Oánh nói Asean là ‘một ưu tiên không thể bàn cãi’ của Trung Quốc.

Tuy nhiên, trong một ẩn ý về sự can dự của Mỹ vào khu vực, bà Phó cảnh báo Asean nên có thái độ độc lập.

“Nếu Asean ngả về một phía thì khối này sẽ không còn ý nghĩa,” bà nói.

Mục đích kinh tế

Giới chức Mỹ nhấn mạnh rằng việc nước này chuyển trọng tâm về châu Á cũng còn vì mục đích kinh tế.

Các nhà ngoại giao Hoa Kỳ cho rằng các tập đoàn của họ đang ngày càng quan tâm đến khu vực đông nam Á và họ được khích lệ trước kế hoạch thành lập Cộng đồng kinh tế Asean.

Tuy nhiên sự đầu tư của Hoa Kỳ ở đây cũng có nghĩa là xâm phạm vào sân chơi truyền thống của Trung Quốc.

Một cuộc gặp gỡ lớn nhất từ trước đến nay trong phạm vi Asean của các doanh nghiệp Mỹ sẽ diễn ra ở Siem Reap vào cuối tuần này – một sự kiện có sự tham dự của Ngoại trưởng Hillary Clinton.

Những động thái như thế là tin tốt lành cho những nền kinh tế lệ thuộc vào Trung Quốc như Lào và Miến Điện – những nước giờ đây đang tìm đến các đối tác khác để đa dạng hóa nguồn đầu tư.

Đa số các nước trong khu vực đều tuyên bố công khai rằng họ không đứng về phía nào trong đối đầu Trung-Mỹ. Một số còn xem điều này là cơ hội vì họ có thể khai thác mâu thuẫn này để đạt lợi ích cho mình.

Khai thác mâu thuẫn

Theo cựu Ngoại trưởng Thái Lan Kantathi Suphamongkhon thì có một quan niệm sai lầm rằng khi Thái Lan xích gần Trung Quốc hơn thì quan hệ của họ với Mỹ cũng xấu đi.

Thái Lan, ông nói, đang ở một vị thế rất tốt để tranh thủ lợi ích từ cả hai cường quốc này.

“Điều quan trọng là không nên xem mối quan hệ của Thái Lan với Mỹ và Trung Quốc là một trò chơi ăn cả bên này ngã về không bên kia,” ông nói và cho biết Asean luôn muốn sự hiện diện của Hoa Kỳ trong khu vực như là một ‘lực lượng giúp ổn định’.

Tuy nhiên điều này cũng có thể có tác dụng ngược.

Sự can dự của Hoa Kỳ vào Biển Đông đã dẫn đến việc diễu võ giương oai từ phía Trung Quốc và những lời kêu gọi ngày càng gia tăng ở nước này về một lập trường cứng rắn hơn.

Tuy nhiên, căng thăng gia tăng giữa Mỹ và Trung Quốc, miễn là không leo thang thành xung đột, có thể có lợi cho các nước Asean.

“Họ (các nước Asean) không muốn Trung Quốc và Mỹ hoàn toàn đồng ý với nhau,” học giả Thái Lan Thitinan Pongsudhirak nhận định, “Những căng thẳng và mâu thuẫn này cho họ khả năng mặc cả và yêu sách.”

Lợi ích cạnh tranh nhau giữa hai cường quốc này có thể dẫn đến sự chia rẽ về các chính sách trong khối và điều này có thể làm tổn hại đến uy tín của Asean khi họ đang chuẩn bị hội nhập vào một cộng đồng kinh tế vào năm 2015.

“Hậu quả của việc chuyển hướng chiến lược của Mỹ là triển vọng về một Asean thống nhất là rất ít ỏi,” nhà phân tích Michael Montesano ở Viện nghiên cứu châu đông nam Á có trụ sở ở Singapore cho biết.
“Các thành viên của khối đều theo phe bằng cách này hoặc cách khác và điều này đặt Asean vào một tình thế không dễ chịu chút nào,” ông nói.

BBC

Asean ‘thống nhất Quy tắc Biển Đông’

Thủ tướng Hun Sen kêu gọi sớm có bộ Quy tắc Ứng xử ở Biển Đông

Campuchia nói 10 nước Đông Nam Á đã đồng ‎ý với nhau về một bộ Quy tắc Ứng xử ở Biển Đông nhưng còn chờ phản ứng của Trung Quốc.

Thỏa thuận được nói là đạt được tại cuộc họp của các ngoại trưởng Asean, những người đã tập trung bàn về những căng thẳng gần đây trên biển.

Trong diễn văn khai mạc tại cuộc họp Asean, Thủ tướng Campuchia Hun Sen thúc giục các nước trong vùng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và hợp tác an ninh.

Ông cũng kêu gọi sớm thi hành một bộ Quy tắc Ứng xử ở Biển Đông.

Trong cuộc họp báo cuối ngày thứ Hai, Quốc vụ khanh Bộ Ngoại giao Campuchia Kao Kim Hourn nói Asean “đã đồng ‎ý với nhau, và nay chúng tôi sẽ phải bắt đầu thảo luận với Trung Quốc”.

Người ta chưa được biết chi tiết của văn bản.

Tuy vậy, cuộc họp của các ngoại trưởng Asean đã không thể đưa ra tuyên bố chung vì bất đồng về ngôn từ.

Philippines muốn tổ chức này đưa tình hình ở Bãi cạn Scarborough vào tuyên bố chung. Nhưng đề nghị bị một số nước trong Asean bác bỏ với lý do tranh chấp giữa Trung Quốc và Philippines còn chưa giải quyết.

Ngoại trưởng Kao Kim Hourn cũng cho biết tạm hoãn việc ký ba văn bản về một Đông Nam Á không có vũ khí hạt nhân, mà lẽ ra được công bố trong tuần này.

Tâm điểm Biển Đông

Giới quan sát cho rằng căng thẳng biển đảo sẽ lại nóng trong các cuộc gặp trong tuần, đặc biệt khi Ngoại trưởng Mỹ và Trung Quốc có mặt ở Diễn đàn Khu vực Asean (ARF) bàn về an ninh.

Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton hôm cuối tuần đã đi thăm Afghanistan, Nhật Bản và đã đến Mông Cổ hôm thứ Hai.

Bà Clinton sẽ thăm Việt Nam, Lào và Campuchia, đánh dấu một tuần ngoại giao ở châu Á.

Phát biểu ở thủ đô Ulan Bator, bà nói chuyến công du châu Á “phản ánh ưu tiên chiến lược của chính sách đối ngoại của Mỹ”.

“Sau 10 năm tập trung chú ý vào xung đột ở Afghanistan và Iraq, Hoa Kỳ đang tăng cường đầu tư – ngoại giao, kinh tế, chiến lược – vào khu vực này,” bà nói.

Cũng hôm thứ Hai, Trung Quốc nói sẵn sàng thảo luận vấn đề biển đảo với Asean “khi điều kiện chín muồi”, nhưng khẳng định mọi thỏa thuận không phải để giải quyết chủ quyền.

Người phát ngôn Lưu Vi Dân nói bộ quy tắc ứng xử “không nhằm giải quyết tranh chấp, mà nhằm xây dựng niềm tin và đẩy mạnh hợp tác”.

Theo một số phân tích gia, lập trường này nhất quán với mong muốn lâu nay của Bắc Kinh là giải quyết tranh chấp theo cách song phương.

Tổng thư k‎ý Asean, Surin Pitsuwan, nói với các phóng viên rằng Asean muốn chứng tỏ tổ chức này có thể tạo ra tiến bộ trong tranh chấp biển đảo.

“Chúng tôi sẽ có thảo luận hiệu quả, chừng mực về vấn đề này với mọi bên,” ông nói.

Clinton ở Việt Nam

Trong buổi gặp báo chí hôm thứ Hai trên đường sang Mông Cổ, Bộ Ngoại giao Mỹ tiết lộ khi đến Hà Nội, bà Hillary Clinton sẽ thảo luận về "những diễn biến gần đây trong vùng, như ở Biển Nam Trung Hoa".

Ngoại trưởng Mỹ Clinton thăm Mông Cổ hôm thứ Hai

"Chúng tôi sẽ nói về quan hệ song phương, những lĩnh vực có thể giúp củng cố quan hệ chính trị và kinh tế."

"Bộ trưởng sẽ gặp các doanh nghiệp cao cấp người Mỹ, đang ở Việt Nam để thúc đẩy quan hệ giữa Hoa Kỳ và Việt Nam," phía Mỹ cho biết.

Đại diện Bộ Ngoại giao Mỹ nói thêm một trong những lý do bà Clinton đi Việt Nam là "để lắng nghe, từ cấp cao" lập trường của Việt Nam tại Diễn đàn Khu vực Asean diễn ra trong tuần.

Sau chuyến đi Việt Nam, bà Clinton sẽ đến Lào - chuyến thăm đầu tiên của một ngoại trưởng Mỹ sau 57 năm.

Điểm nhấn cuối là sự có mặt của bà tại Campuchia để dự các cuộc họp với Trung Quốc và Asean.
BBC

6.6.12

Biển Đông: "Đa phương" chọi lại "bành trướng"

Chưa bao giờ an ninh và phát triển lại thành hai mặt của một đồng tiền như ở các diễn đàn này, và cũng chưa bao giờ tiếng nói của các nhà lãnh đạo quốc tế, từ kinh tế, quân sự đến lập pháp lại cùng đồng thanh phản đối cách hành xử của Trung Quốc trên Biển Đông như hiện nay.

Đó là cảm tưởng chung khi theo dõi hai hội nghị quốc tế quan trọng gần đây, Diễn đàn Kinh tế thế giới, WEF (Bangkok, từ 31/5-1/6) và Đối thoại An ninh Shangri-La (Singapore, từ 1-3/6) họp liền kề nhau tại hai thủ đô của ASEAN. Chủ đề của WEF là kiến tạo tương lai khu vực thông qua kết nối (shaping the region's future through connectivity), nhưng tranh chấp biển Đông đã trở thành trọng tâm của của các cuộc thảo luận, dù không ghi trong nghị trình. Còn gặp gỡ Shangri-La, diễn đàn routine về an ninh và quốc phòng bấy lâu nay, giờ đây trở thành một hội nghị quốc tế lớn để bàn về cấu trúc an ninh mới trong khu vực và các vấn đề liên quan.

Làm sao để vừa có an ninh, vừa phát triển?

Trong khuôn khổ của Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á do Diễn đàn Kinh tế Thế giới tổ chức tại Bangkok (WEF), một buổi tọa đàm về an ninh cho Đông Á thông qua sự hợp tác giữa ASEAN với Mỹ và Trung Quốc đã được tổ chức. Thượng nghị sĩ Susan Collin, thuộc tiểu bang Maine, đảng Cộng hòa, thành viên của Ủy ban Quân lực và Ủy ban Ngân sách Thượng viện Mỹ đã mạnh mẽ mở đầu phát biểu của bà về "Cách thức các quốc gia ASEAN hợp tác với Mỹ và Trung Quốc nhằm xây dựng một cơ chế an ninh cho Đông Á" trong khuôn khổ Hội nghị WEF.

Từ "khiêu khích" được nhắc lại nhiều lần trong bài phát biểu của bà Collins khi nói về các hoạt động gần đây của Trung Quốc trên Biển Đông. Nữ thượng nghị sỹ Hoa Kỳ gọi những động thái của Trung Quốc là "phiêu lưu liều lĩnh". Trao đổi với các diễn giả khác trong buổi tọa đàm, bà Collins cho rằng Trung Quốc "đang tạo ra một cuộc khủng hoảng trong khu vực". "Đòi hỏi chủ quyền của Trung Quốc, vốn không được xác định rõ ràng ở nhiều chỗ, làm cho việc giải quyết vấn đề trở nên rất khó khăn".

Khi được hỏi, liệu Mỹ sẽ hành động như thế nào nếu căng thẳng hiện nay ở Biển Đông leo thang thành xung đột quân sự, bà Collins cho biết: "Mỹ đối phó với sự phát triển của hải quân Trung Quốc bằng cách thiết lập các căn cứ để có thể tiếp cận hải quân ở khu vực Thái Bình Dương. Tuy nhiên, Mỹ không mong muốn bất cứ sự xung đột nào với Trung Quốc. Chúng tôi hy vọng rằng các tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc sẽ được giải quyết một cách hợp tác với sự giúp đỡ của ASEAN".

Phát biểu trước đại diện của 28 quốc gia và nhiều đoàn quốc tế tham dự Đối thoại Shangri-La, diễn đàn an ninh và quốc phòng hàng năm của khu vực CÁ-TBD, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta thông báo từ nay đến 2020, Mỹ sẽ chuyển 60% hạm đội của nước này đến CA-TBD, trong khuôn khổ "tái cân bằng lực lượng" nhằm bảo đảm sựu hiện diện liên tục và mạnh mẽ của Mỹ tại khu vực này. Đây là thông điệp rõ ràng và nhất quán về chiến lược mới của Mỹ ở châu Á.

Quyết định trên của Mỹ là một phần trong những nỗ lực "chắc chắn và thận trọng" nhằm nâng cao vai trò của Mỹ tại một khu vực vốn được coi là "sống còn" không chỉ đối với hiện tại mà cả tương lai của Mỹ. Chiến lược mới này thực chất đã được Tổng thống Obama loan báo trước thế giới hồi tháng 1/2012. Tại diễn đàn an ninh quan trọng lần này, người đứng đầu Lầu Năm Góc đã "đắp da thịt cho bộ xương chiến lược" của nước Mỹ (Theo cách nói của Tạp chí The Diplomat ngày 2/6).

Tuyên bố của ông Panetta có thể được xem nhằm trấn an các đồng minh và đối tác mới của Mỹ ở khu vực đang đau đầu đi tìm câu trả lời cho câu hỏi hắc búa: "Làm thế nào để vừa có an ninh, vừa phát triển?" trong bối cảnh Trung Quốc ngày càng quyết đoán trong việc đồi chủ quyền hầu hết toàn bộ Biển Đông.

Khi các đồng minh và đối tác mới của Mỹ bày tỏ lo ngại rằng, liệu Washington có đủ khả năng tài chính để thực hiện chiến lược mới của mình hay không, ông Panetta khẳng định, khủng hoảng ngân sách trong nước sẽ không ảnh hưởng đến chiến lược "chuyển trục" về châu Á của Mỹ.

Giấc mơ Nghiêu Thuấn và hành động của Trung Quốc

Cũng tại Diễn đàn Shangri-La, Tổng thống Indonesia Susilo Yudhoyono đã thuyết trình một bài diễn văn có tiếng vang khi ông đề cập tới cấu trúc bền vững cho hòa bình trong khu vực. Cấu trúc này được thiết kế trên nền tảng địa-chính trị mới, địa-chính trị của quan hệ hợp tác đang chuyển hóa khi các quốc gia cùng tiến vào kỷ nguyên châu Á-TBD. Tổng thống Yudhoyono cũng nêu rõ định hướng phát triển trong chính sách ngoại giao của Indonesia, từ một quốc gia hướng nội đã trở thành một thành viên năng động của ASEAN. Ông đặt tên cho chiến lược đối ngoại mới đó là chính sách ngoại giao "với triệu người bạn mà không có kẻ thù nào".

Để kiến tạo cấu trúc bền vững nói trên, trụ cột đầu tiên phải xây dựng là một chủ nghĩa khu vực mạnh mẽ và năng động. Biểu tượng cho ý chí này chính là cam kết không mệt mỏi để hiện thực hóa tầm nhìn của cộng đồng ASEAN. Chủ nghĩa khu vực "mở" đã tạo ra các cơ hội chiến lược để chuyển hóa một cách căn bản các quan hệ địa-chính trị mới ở ĐNÁ. Và đương nhiên, chủ nghĩa khu vực năng động này phải gắn kết chặt chẽ với chủ nghĩa dân tộc lành mạnh. Làm sao cho các quốc gia nhận thức được bản sắc khu vực như là bộ phận cấu thành bản sắc dân tộc của quốc gia mình.

Một cấu trúc khu vực bền vững chỉ có thể thành tựu khi nó được xây dựng trên một thế cân bằng động. Duy trì được thế cân bằng động này là nhận thức quan trọng trong quá trình xây dựng các quan hệ đối tác giữa các cường quốc. Thế cân bằng động này luôn chịu sức ép thường trực. Làm sao để quan hệ giữa các nước lớn trong khu vực luôn luôn hòa hiếu, bền vững và mang tính hợp tác trong một thời gian dài? Làm sao để các quốc gia vừa và nhỏ có thể khuyến khích các cường quốc tương tác với nhau trong khuôn khổ của cấu trúc khu vực bền vững ấy, thông qua nhiều phương tiện khác nhau, mà Hội nghị Cấp cao Đông Á mấy năm gần đây là một hình thức sống động.

Trong khi tình hình Biển Đông cho đến nay vẫn chưa có gì sáng sủa, nhất là Trung Quốc vẫn đang tranh chấp với Philippines tại bãi cạn Scarborough (Dịp Đối thoại Shangri-La năm ngoái thì Trung Quốc xông vào thềm lục địa của Việt Nam và hai lần cắt dây cáp của tàu Bình Minh của Việt Nam). Ngay trong mùa hè này, Trung Quốc ngang ngược cấm ngư dân đánh bắt cá trên Biển Đông, trong khi họ cho người vào tận cảng Cam Ranh của Việt Nam để nuôi trồng hải sản (?)

Mặc dù hai Thượng nghị sỹ trong đoàn Mỹ dự Đối thoại Shangri-La là McCain và Lieberman kiên quyết phản đối các đòi hỏi phi lý của Trung Quốc ở Biển Đông, nhưng các nước trong khu vực vẫn đề phòng một cuộc tấn công quân sự chớp nhoáng của Trung Quốc trên Biển Đông. Đặt mọi sự thành chuyện đã rồi là một chiến thuật "xưa như Diễm" của Trung Quốc. Vì vậy, dù có niềm tin vào "con bài" sức mạnh quân sự, các nước khu vực không thể không tiến hành cuộc vận động ngoại giao quốc tế nhằm hóa giải tranh chấp trên Biển Đông và dù trong mực độ có giới hạn, vẫn phải tranh thủ sự ủng hộ của các nước ASEAN, nhất là những thành viên cùng cảnh ngộ.

Nguyễn Thiều Quang

http://vietnamnet.vn/vn/chinh-tri/tuanvietnam/75254/bien-dong---da-phuong--choi-lai--banh-truong-.html

3.5.12

Việt-Mỹ trong thế cờ biển Đông

Trả lời hãng tin Blomberg trong một phỏng vấn năm ngoái, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh được dẫn lời: "Không ai có thể tưởng tượng được là quan hệ giữa Hoa Kỳ và Việt Nam lại phát triển nhanh như thế này. Sau 16 năm bình thường hóa quan hệ, chúng ta đã tiến tới giai đoạn phát triển nó trên mọi lĩnh vực".

Hàm ý gì từ  tác động cộng hưởng kép?

Mỹ muốn gì ở Biển Đông? Và các nước ASEAN, mà cụ thể là Việt Nam có  thể hợp tác với siêu cường này như thế  nào để đảm bảo lợi ích của mình? Các  động thái gần đây cho thấy một bức tranh mới trong mối quan hệ hai bên đang dần dần xuất hiện với nhiều gam màu khác nhau. Từ mối quan hệ ban đầu chỉ tập trung vào việc tìm kiếm quân nhân Mỹ  mất tích trong chiến tranh Việt Nam, các dấu hiệu hợp tác gần đây khiến một số nhà quan sát  đã sử dụng cụm từ "mối quan hệ chiến lược" để hình dung về tương lai song phương giữa hai nước từng đối địch.
Tàu sân bay USS George Washington của Mỹ
thường xuyên xuất hiện ở các vùng biển châu Á trong những năm qua. Ảnh: US Navy
Trả lời hãng tin Blomberg trong một phỏng vấn năm ngoái, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh được dẫn lời: "Không ai có thể tưởng tượng được là quan hệ giữa Hoa Kỳ và Việt Nam lại phát triển nhanh như thế này. Sau 16 năm bình thường hóa quan hệ, chúng ta đã tiến tới giai đoạn phát triển nó trên mọi lĩnh vực".

Cụm từ "trong mọi lĩnh vực" của tân ngoại trưởng không quá lời, khi cách đây không lâu một hiệp ước giữa hai nước được ký kết tạo cho giới quan sát nhiều chú ý. Đó là hợp tác Quân y Việt - Mỹ. Theo báo chí đưa tin, thỏa thuận bao gồm các hoạt động trao đổi chuyên môn, hội thảo cũng như hợp tác nghiên cứu y học và là một hợp tác đầu tiên trong đó là quân sự - quốc phòng. Liệu y học có là "ngôn ngữ chung"  giúp nối liền những khoảng cách - như lời của quan chức Hải quân Mỹ ví von - thì chưa ai có  thể khẳng định. 

Nhưng những bước đi "mềm"  trong lĩnh vực còn được xem là nhiều nhạy cảm này có lẽ đã khởi động trước đó một thời gian qua lời cựu đại sứ Lê Công Phụng: "Việt Nam và Mỹ đã nhất trí thiết lập cơ chế đối thoại chiến lược về an ninh - quốc phòng và cho đến nay đã tiến hành được ba vòng đối thoại. Việt Nam là một trong số rất  ít các nước ở Đông Nam Á có cơ chế  này với Mỹ". 

Bối cảnh nào thúc đẩy mối quan hệ tiến nhanh như vậy, và những viên gạch nào cần tiếp tục  được đặt nền? Vượt trên các tên gọi của giới nghiên cứu hay các nhà ngoại giao, một góc nhìn trực diện vào bản chất thật sự của quan hệ Việt - Mỹ đang cần đưa lên bàn cân đánh giá  làm tiền đề cho quá trình hoạch định chính sách. Trong đó, tác động kép từ sự thay đổi cục diện khu vực đóng vai trò tiên yếu. Một là  quá trình toàn cầu hóa. Hai là sự trỗi dậy của Trung Quốc như một cường quốc kinh tế - quân sự. 

Tác động cộng hưởng kép

Dẫu đa phương hay song phương, dẫu quan hệ kinh tế hay ngoại giao, dẫu trong hoàn cảnh thuận hòa hay đang tồn tại một số bất đồng trước mắt, có hai yếu tố cần được xem xét, đó là toàn cầu hóa kinh tế và trỗi dậy của Trung Quốc trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Một mặt, sự lựa chọn của Việt Nam tham gia thị trường toàn cầu đã làm thay đổi định hướng trong các quyết định về chiến lược ngoại giao. 

Việc gia nhập tổ chức Thương mại Thế  giới (WTO) năm 2007 là một bước thứ hai trong quá  trình cải cách của Việt Nam, đánh dấu phương hướng đa phương hóa, đa dạng hóa trong các lựa chọn về  chính sách đối ngoại. Quá trình xích lại gần với cộng đồng chung thế giới nên được đánh giá trong bối cảnh ưu tiên về phát triển và  hiện đại hóa đất nước được đặt lên hàng đầu. Toàn cầu hóa trong mối quan hệ Việt - Mỹ, vì thế, kiến tạo một hình dung về thế giới ngày càng liên kết mà trong đó chia sẻ lợi  ích sẽ là yếu tố chủ đạo.
Bên cạnh đó, sự trỗi dậy của Trung Quốc xoay quanh cuộc tranh luận rằng liệu cán cân quyền lực toàn cầu có đang chuyển đổi hay không. Với Trung Quốc, một ngôi sao đang lên, đồng nghĩa rằng đây sẽ là đầu máy tăng trưởng và thịnh vượng của nền kinh tế khu vực. Gắn kết vào nền kinh tế  có 1,34 tỉ dân này là xu thế tất yếu, để tận dụng nguồn tài nguyên, giá thành nhân công, thị trường nội địa khổng lồ và xung lực tăng trưởng dồi dào.
Sự trỗi dậy của Trung Quốc như một cường quốc kinh tế - quân sự làm thay đổi tương đối cán cân quyền lực của các nước trong vùng Thái Bình Dương. Công bố về ngân sách quốc phòng từ Bắc Kinh trong năm 2011, theo phát ngôn viên chính phủ nước này, đã đạt 601 tỉ nhân dân tệ (91,5 tỉ USD), tăng 12,7%. Kế hoạch hiện đại hóa hạm đội tàu ngầm đạt bước tiến tương đối trong vòng bảy năm trở lại đây: trong năm 2002, chỉ có bảy trong 69 chiếc tàu ngầm đáp ứng tiêu chuẩn hiện đại, năm 2009 tỷ lệ này tăng lên 31 trên 65 chiếc, trong đó bao gồm 12 tàu ngầm hạng Kilo. 

Một xu hướng tương tự như thế cũng có thể quan sát từ kế hoạch phát triển kho vũ khí hạt nhân với việc thiết lập các loại tên lửa xuyên lục địa Dong Feng-31 và Dong Feng-31A với phạm vi tấn công khoảng từ 7.200km đến 11.200km. Song hành với chuyển động về năng lực quốc phòng, nước này đã có nhiều hành động xác quyết chủ quyền của mình tại vùng tranh chấp ở Biển Đông mà gần đây nhất qua hai vụ cắt cáp vụ tàu Bình Minh và tàu Viking trong vùng biển thuộc đặc quyền kinh tế của Việt Nam.

Biển Đông: Thế  của nước yếu, thế của nước mạnh 

Với Mỹ, điểm mà các nhà  phân tích chiến lược đặt câu hỏi là sự trỗi dậy của Trung Quốc (i) sẽ làm thay đổi cấu trúc  "đồng minh" của Mỹ tại châu Á - Thái Bình Dương như thế nào, và cũng không kém phần quan trọng (ii) là sẽ ảnh hưởng đến lựa chọn chiến lược của các nước nhỏ hay các nước vẫn chưa định hình vị trí của mình trong bàn cờ khu vực. Trong bài toán biển Đông, trước những hành động mang tính thách thức từ phía Trung Quốc qua hành xử của tàu hải giám, phân chia vùng lãnh hải hay tự diễn dịch UNCLOS phục vụ tùy theo lợi ích, nước Mỹ dường như đứng trước ngã ba đường. Tín hiệu xuất phát gần đây từ Washington cho thấy Chính phủ Mỹ có nhiều tiếng nói khẳng định lợi ích và sự cam kết hiện diện lâu dài tại châu Á. 

Tại Diễn đàn An ninh khu vực châu Á lần thứ 10 (Đối thoại Shangri-La 2011) Bộ trưởng Quốc phòng Robert Gates cá cược 100 USD đảm bảo rằng Hoa Kỳ sẽ tiếp tục hiện diện mạnh mẽ hơn trong vòng 5-10 năm tới. Hội nghị Diễn đàn ASEAN (ARF 18) ở Bali trước đấy một tuần, Ngoại trưởng Mỹ cũng đã kêu gọi các bên giải quyết vấn đề bằng pháp lý và thông báo rằng, Mỹ sẽ đóng vai trò thúc đẩy quá trình này, khuyến cáo tất cả các quốc gia liên quan cần phân định chủ quyền theo Luật Biển quốc tế 1982. 

Mặt khác, Mỹ cũng đang đứng trước bài toán ngân sách và khó khăn tài chính, dẫn đến xu hướng đòi hỏi chính phủ xét lại các vấn đề quốc nội nên đặt làm ưu tiên hàng đầu. Cuộc tranh luận về nợ công giữa lưỡng đảng tại Quốc hội Mỹ chấm dứt nhưng chưa kết thúc, khiến cho bất kỳ cam kết hiện diện quân sự, hay giữa đảm nhiệm vai trò mạnh mẽ hơn tại trong hồ sơ tranh chấp Biển Đông không chỉ là bài toán địa chiến lược, mà còn cần được phân tích dưới góc nhìn kinh tế. "Biển Đông hay là tôi" (hiểu như người dân đóng thuế Mỹ), quan điểm của một phân tích gia trên tạp chíForeign Policy tháng 6 năm ngoái có thể xem như đại diện một trường phái trong công luận Mỹ đặt dấu chấm hỏi về phí tổn nước Mỹ phải gánh chịu và nhu cầu đứng mũi chịu sào đảm bảo "ô dù an ninh chung" cho khu vực Thái Bình Dương.
Còn với các nước nhỏ trong khối ASEAN nói chung và Việt Nam nói riêng, thái độ của nước mạnh Trung Quốc lúc mềm mỏng, lúc cứng rắn với từng quốc gia, diễn ra trong từng diễn đàn, từng tình huống từ Bắc Kinh tạo nên những tiên đoán khác nhau từ các nước liên quan. Hoặc như chính sách của Bắc Kinh trong hồ sơ sông Mekong thời gian vừa qua cũng gây lo ngại cho những nước ở hạ nguồn. Siêu cường Mỹ vẫn giữ vai trò số một, nhưng phần nào đang suy giảm, và không trực tiếp đụng độ lợi ích từ việc tranh chấp, vì vậy giữ nguyên hiện trạng là lựa chọn khả dĩ. Các nước nhỏ ASEAN tổn thương trực tiếp từ tiếp cận sức mạnh, vì thế cần luật hơn cần nắm đấm.
Trái banh bây giờ lăn về phía cường quốc đang lên Trung Quốc thông qua một giả định và hai câu hỏi. Giả định rằng nếu Bắc Kinh tự tin vào sức mạnh của mình sẽ vượt Nhật, vượt Mỹ, thì một trật tự mới (giống như những gì xảy ra trong lịch sử) cần được phải sắp xếp lại. Trung Quốc sẽ đi con đường nào, lựa chọn sức mạnh thủy lôi, tàu chiến, xe tăng để xây mộng bá quyền hay lựa chọn thể chế chấp nhận tự giới hạn mình vào luật, chuẩn tắc giữ vai trò "vương quyền" lãnh đạo dẫn dắt? Và ở cái thế dự đoán giữa những kịch bản khó tiên đoán trước, quan hệ Việt - Mỹ cần dựa vào điểm tựa nào để hoạch định tương lai? 

Nguyễn Chính Tâm (VietNamNet)

2.5.12

Nga 'không đứng về phe nào' ở Biển Đông

Một chuyên gia người Nga xác nhận với BBC rằng Nga sẽ không đứng về phía nào trong trường hợp xảy ra xung đột ở Biển Đông.
Tuy vậy, tiến sĩ Victor Sumsky, giám đốc Trung tâm ASEAN thuộc trường Đại học Quan hệ Quốc tế Moscow, nói với Lê Quỳnh rằng "quan hệ đặc biệt của Moscow với cả Bắc Kinh và Hà Nội" có thể góp phần giúp giảm căng thẳng.
Gazprom đạt thỏa thuận hợp tác với PetroVietnam
ở khu vực mà Trung Quốc xem là vùng tranh chấp
Sự dính líu của Nga trong tranh chấp Biển Đông gần đây được chú ý sau khi tập đoàn Gazprom của Nga đồng ý cùng PetroVietnam khai thác khí gas tại hai mỏ Hải Thạch và Mộc Tinh, trong bồn trũng Nam Côn Sơn ở Biển Đông.
Victor Sumsky: Càng ngày người ta càng thấy rõ là tranh chấp Biển Đông đang tạo ra những căng thẳng mới và khá nghiêm trọng giữa Trung Quốc và một số nước thành viên Asean (đáng kể nhất là Việt Nam và Philippines), giữa Trung Quốc với cả khối Asean, bên trong chính nội bộ Asean và cả giữa Trung Quốc và Ấn Độ. Nói cách khác, đó là những căng thẳng giữa những nước và tổ chức mà Nga xem là các đối tác thân thiết, nhiều giá trị.
Mặc dù Moscow không có ý định, mà cũng đúng thôi, bày tỏ quá nhiều họat động về vấn đề Biển Đông, nhưng Nga có thể cần phải suy nghĩ nhiều hơn để làm sao trung hòa những xu hướng tiêu cực này - ít nhất cũng là một phần - vì tình hình khu vực và để có thêm chỗ cho hoạt động ngọai giao.
BBC:Ông có nghĩ sẽ xảy ra một cuộc đụng độ lớn giữa Nga và Trung Quốc, một khi công ty Gazprom bắt đầu thực hiện dự án?
Mặc dù một số sự khó chịu đã xuất hiện, nhưng "đụng độ lớn" không thể xảy ra. Cả hai phía trân trọng quan hệ song phương hiện nay và không thể để nó xấu đi chỉ vì vụ việc này.
BBC:Nếu xảy ra chiến tranh ở Biển Đông, Việt Nam có thể dựa vào sự bảo trợ của Nga, như Liên Xô từng làm trong cuộc chiến chống Mỹ ngày trước hay không?
Đứng về bất kỳ phe nào trong một cuộc xung đột quân sự vì Biển Đông hoàn toàn đi ngược lại quyền lợi quốc gia của Nga.
Câu hỏi thực sự là Nga có thể làm gì thực tiễn để giúp tránh xung đột. Nhìn theo hướng này, ta không nên đánh giá thấp quan hệ đặc biệt của Moscow với cả Bắc Kinh và Hà Nội.
Nguồn: BBC

10.4.12

Trung Quốc chuẩn bị 'đánh úp' biển Đông?

Vì Dân xin chuyển đến bạn đọc bài viết "Trung Quốc chuẩn bị 'đánh úp' biển Đông?" của Đất Việt.

Những sự kiện tranh cãi gần đây tại biển Đông và biển Hoa Đông giữa Trung Quốc và các láng giềng cho thấy Bắc Kinh “chứng nào tật ấy”, không bao giờ ngừng các hành động khiêu khích, thậm chí, có khả năng họ triển khai các cuộc tấn công bất thình lình trong các vùng lãnh hải tranh chấp.

Lùi một bước để tiến ba bước?

Các tranh chấp lãnh thổ gay gắt giữa Trung Quốc và các láng giềng ở biển Đông và Hoa Đông từ lâu trở thành chủ đề nóng và thu hút sự chú ý không nhỏ từ công chúng. Gần như tất cả các quốc gia trong khu vực và con rồng châu Á đều có những “vụ lùm xùm, ầm ĩ” liên quan đến tranh chấp lãnh thổ, từ Hàn Quốc và Nhật Bản cho tới Philippines và Việt Nam.

Muốn ổn định nội, ngoại để chuyển giao thế hệ lãnh đạo diễn ra suôn sẻ đồng thời, tống khứ Mỹ khỏi châu Á – Thái Bình Dương và xóa bỏ hình ảnh “xấu xí” của mình đối với các quốc gia trong khu vực, Trung Quốc tỏ ra mềm mỏng, linh hoạt hơn trong các vấn đề tranh chấp lãnh hải trong khu vực.

Trung Quốc đang thay đổi thay đổi cách tiếp cận, tỏ ra mềm mỏng linh hoạt hơn trong các vấn đề tranh chấp lãnh hãi tại biển Đông? Ảnh minh họa: China Daily.
Trung Quốc đang thay đổi thay đổi cách tiếp cận, tỏ ra mềm mỏng linh hoạt hơn trong các vấn đề tranh chấp lãnh hãi tại biển Đông? Ảnh minh họa: China Daily.
Một bài bình luận mới đây đăng trên Tạp chí Foreign Affairs của Mỹ nhận xét, Trung Quốc đang trở nên ôn hòa hơn, mềm dẻo và linh hoạt hơn trong các vấn đề liên quan đến biển Đông.

Sự thay đổi phương pháp tiếp cận của Bắc Kinh đến từ tháng 6 năm ngoái, được đánh dấu bởi sự kiện Thứ trưởng Ngoại giao Hồ Xuân Sơn của Việt Nam với tư cách là Đặc phái viên của Chính phủ Việt Nam sang Trung Quốc để hội đàm về các vấn đề tranh chấp lãnh hải giữa hai nước.

Ngay sau đó, Trung Quốc và mười thành viên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đàm phán thành công và bàn việc triển khai Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), liên quan  trực tiếp đến các tranh chấp lãnh hải ở biển Đông ứng xử một cách hợp lý dựa trên các nguyên tắc và luật lệ quốc tế hồi tháng 7/2011.

Đồng thời, đầu năm nay, Trung Quốc cũng có ý định triệu tập các hội thảo về hải dương học và tự do hàng hải ở biển Đông và muốn đối thoại với các quan chức cao cấp ASEAN để thảo luận về việc thực hiện Tuyên bố về ứng xử biển Đông năm 2002.

Đáng chú ý là, các quan chức cấp cao hàng đầu của Trung Quốc - Chủ tịch Hồ Cẩm Đào và Thủ tướng Ôn Gia Bảo - từng nhiều lần đề cập đến việc thực thi Bộ nguyên tắc chỉ đạo giải quyết các xung đột lãnh hải của Trung Quốc của nhà lãnh đạo Đặng Tiểu Bình. Theo đó, các bên liên quan trực tiếp đến tranh chấp lãnh hải trên biển Đông gác lại những yêu sách chủ quyền của mình và cùng khai thác nguồn tài nguyên hàng hải.

Tuy nhiên, trên thực tế, Trung Quốc vẫn chứng nào tật ấy. Chỉ tính riêng tháng ba vừa qua, xảy ra hàng loạt các sự cố liên quan đế tranh chấp lãnh thổ giữa Trung Quốc với các quốc gia trong khu vực. Như tranh cãi nảy lửa giữa Bắc Kinh và Seoul liên quan đến bãi đá ngầm Iedo dẫn đến việc Hàn Quốc tuyên bố xây dựng nhiều căn cứ hải quân mới trên đảo Baeknyeong và Heuksan để đối phó với các hoạt động xâm nhập trái phép của tàu cá Trung Quốc.

Bắc Kinh cũng đụng độ với Manlila liên quan đến kế hoạch xây cầu cảng nhằm "phát triển du lịch" ở đảo Thị Tứ thuộc quần đảo Trường Sa và tranh cãi với Hà Nội liên quan đến các động thái thăm dò dầu khí của Việt Nam và các đối tác – các tập đoàn dầu khí quốc tế - ngoài khơi xung quanh vùng lãnh hãi tranh chấp giữa Việt Nam và Trung Quốc.

Thậm chí, tranh cãi giữa Việt Nam và Trung Quốc không chỉ dừng lại như là cuộc chiến ngôn từ. Trung Quốc không ít lần bắt giữ tàu cá và ngư dân Việt Nam một cách trái phép, chẳng hạn, vụ hai tàu cá cùng 21 ngư dân Việt Nam thuộc huyện đảo Lý Sơn bị Trung Quốc bắt vào ngày 3/3 vừa qua tại vùng biển Hoàng Sa và bị giam giữ từ đó đến nay.

Ầm thầm chuẩn bị tấn công bất thình lình?

Theo các báo cáo thăm dò và khảo sát của phương Tây và các quốc gia trong khu vực, Tây Thái Bình Dương chứa trữ lượng dầu và khí đốt vô tận. Trữ lượng tài nguyên ở khu vực này, trong các báo cáo thăm dò của Trung Quốc thậm chí, luôn cao hơn bất cứ báo cáo nào khác. Do đó, Bắc Kinh cho rằng nếu có thể kiểm soát được khu vực này, họ sẽ không phải đau đầu bận tâm về việc làm thế nào để thỏa mãn cơn thèm năng lượng của nền kinh tế, và do đó, vấn đề an ninh năng lượng sẽ được đảm bảo. Theo ước tính của Trung Quốc, dầu mỏ và khí đốt tự nhiên ở Tây Thái Bình Dương có thể đủ cho Trung Quốc “dùng xả láng” trong hơn 60 năm.

Với khoản tiền “khủng” theo các tuyên bố chính thức là 100 tỷ USD cho chi tiêu quốc phòng năm 2012 (nhiều nhà phân tích khẳng định con số thực còn cao hơn rất nhiều), Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) đang nỗ lực gia tăng sức mạnh và các khả năng cần thiết để các yêu sách liên quan đến các tranh chấp lãnh thổ trong khu vực và vấn đề an ninh năng lượng của Trung Quốc được đảm bảo và được tôn trọng.
Trung Quốc không tiếc "tiền tấn" hiện đại hóa quân đội. Ảnh minh họa: CNBC.
Trung Quốc không tiếc "tiền tấn" hiện đại hóa quân đội. Ảnh minh họa: CNBC.

Các thành tựu đáng kể trong công cuộc hiện đại hóa quân đội của Trung Quốc được thể hiện thông qua các tên lửa đạn đạo chống hạm mới – có khả năng buộc Mỹ phải suy nghĩ thận trọng trước khi quyết định đưa lực lượng vào giải cứu các đồng minh trong khu vực trong trường hợp một cuộc chiến giữa Trung Quốc và họ bùng lên.

Ngoài ra, Trung Quốc cũng không tiếc tiền của đầu tư mở rộng kho máy bay chiến thuật mặt đất và các tên lửa hành trình có cánh đối hạm chưa kể lực lượng tàu chiến và tàu ngầm hạt nhân cũng được chú trọng phát triển.

Không thể không kể đến sự gia tăng nhanh chóng của lực lượng tàu khu trục hải quân tàu đổ bộ mới cũng như các trực thăng mẫu hạm có khả năng chở hàng nghìn hải quân Trung Quốc nhanh chóng đổ bộ tới các hòn đảo tranh chấp.

Không dừng lại ở đó, nếu không có gì thay đổi, tháng 8 năm nay, Bắc Kinh sẽ đưa tàu sân bay đầu tiên mang tên Thi Lang vào hoạt động – gia tăng đáng kể sức mạnh hải quân của Trung Quốc.

Trong khi đó, hàng loạt các bài bình luận trên các phương tiện truyền thông chính thống của Trung Quốc, đáng chú ý nhất là tờ Global Times – cơ quan ngôn luận của đảng Cộng sản Trung Quốc, khái niệm về “các cuộc chiến quy mô nhỏ” gia tăng kể tăng kể từ năm 2011.

Đáng chú ý, đầu tháng ba vừa qua, Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo tuyên bố quân đội Trung Quốc cần chuẩn bị tốt hơn cho các "cuộc chiến tranh cục bộ".

Từ những dấu hiệu trên, hàng loạt các chuyên gia trong một bài phỏng vấn với Asia Times nhấn mạnh rằng tương lai, Trung Quốc có thể phát động các cuộc tấn công quân sự giới hạn.

Theo Steve Tsang, Giám đốc Viện chính sách Trung Quốc thuộc ĐH Nottingham, tin rằng Trung Quốc có thể khởi động một cuộc chiến bất thình lình và quy mô nhỏ nhằm vào Philippines và Việt Nam.

“Khởi động cuộc chiến chống lại Việt Nam chỉ làm an ninh ở Đông Nam Á và Đông Á bất ổn hơn. Trung Quốc không dễ chiến thắng Việt Nam. Dù vậy, họ rất có thể phát động một cuộc chiến như thế”, ông Steve Tsang nhấn mạnh.

Ông Tsang cảnh báo, tấn công Việt Nam hoặc Philippines sẽ đẩy các quốc gia ASEAN đến chỗ phải tìm đến Mỹ cầu viện.

Tuy nhiên, ông Tsang nhấn mạnh, Hàn Quốc sẽ không phải là mục tiêu bất chấp các cuộc chiến ngôn từ gần đây với Trung Quốc sau vụ một quan chức Viện Hải Dương học nước này tuyên bố bãi đá ngầm Ieodo chắc chắn là một phần lãnh hải thuộc quyền tài phán của Trung Quốc.

“Việc Trung Quốc tính chuyện triển khai hoạt động quân sự chống lại Hàn Quốc là quá nguy hiểm và không được bất cứ ai khoan dung. Mỹ có vai trò rất lớn ở đây và sẽ ngay lập tức gây áp lực lên Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc để ra một lệnh ngừng bắn”, ông Tsang tuyên bố thêm.

Trong khi đó, James Holmes, một Phó Giáo sư nghiên cứu Chiến lược của Học viện Chiến tranh Hải quân Mỹ nhận định Bắc Kinh có thể sẽ thành công nếu tấn công Philippines.

“Bắc Kinh sẽ khởi động bất cứ cuộc chiến tranh quy mô nhỏ nào khi có thể. Sức mạnh quân sự vượt trội của họ dựa trên các loạt vũ khí như tên lửa đạn đạo chống hạm sẽ mang lại ưu thế cho Trung Quốc trong suốt cuộc chiến”, ông Holmes giải thích.

Như vậy, rất có thể trong tương lai, biển Đông sẽ lại dậy sóng bởi các cuộc tấn công bất thình lình và quy mô nhỏ của Trung Quốc.

Bạch Dương (Tổng hợp)