Trang

Diệp Kính Thiên: Nguyễn Tấn Dũng có thắng không?

Khả năng được đề cử chức Tổng bí thư khóa 12 cho Nguyễn Tấn Dũng có thể chắc chắn. Đây mới chỉ là hiệp một. Sang hiệp hai – bầu cử Ban chấp hành Trung ương khóa 12 – mới là chủ yếu.

Anh Ba Thanh: Nguyễn Phú Trọng sẽ làm Tổng bí thư nửa nhiệm kỳ đầu khóa XII ?

Khai mạc hội nghị, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã hé lộ một chi tiết đáng lưu ý trong báo cáo đó là về đề xuất tiêu chí xem xét trường hợp "đặc biệt"

Hiển thị các bài đăng có nhãn Nga. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Nga. Hiển thị tất cả bài đăng

8.6.12

Biển Đông: Liệu "gấu" Nga sẽ "vỗ ngực xưng tên"?

Trong những năm gần đây, bất chấp căng thẳng tại Biển Đông đang leo thang, Moscow hầu như không đưa ra một lời bình luận chính thức.

Bất ngờ vào ngày 23/05 vừa qua, Đại sứ Nga tại Philippines đã lên tiếng "phản đối bất kỳ bên thứ 3 nào không có tranh chấp can dự vào hoạt động tranh chấp trên Biển Đông" vào khu vực này và "đây là quan điểm chính thức của (chính phủ) chúng tôi. Cũng giống như Mỹ, Nga không phải là một bên tranh chấp trên Biển Đông, nếu không Nga sẽ trở thành kẻ can thiệp vào công việc nội bộ của các bên tranh chấp", với lí do "Nga quan tâm tới tự do hàng hải". Đây có thể coi là lần đầu tiên một quan chức Nga chính thức có bình luận về tình hình căng thẳng ở Biển Đông.

Nga có thực sự muốn quay trở lại Biển Đông?

Trong chiến lược lấy lại vị thế của mình sau thời kỳ "ngủ đông", Nga rất cần một đồng minh để phát triển và mở rộng ảnh hưởng ở khu vực Đông Nam Á và Việt Nam đã hiện lên như là một "đối tác" lí tưởng. Liên tục trong nhiều năm qua, Nga đã bán cho Việt Nam nhiều vũ khí tối tân như máy bay tiêm kích SU-27, SU-30, hộ tống hạm Gepard, tàu ngầm lớp Kilo, hệ thống tên lửa phòng thủ bờ biển K-300P Bastion và tổ hợp tên lửa phòng không S300.


Ngày 23/03/2010, hãng thông tấn Nga đưa tin Bộ trưởng Quốc phòng Nga Anatoly đã thông báo rằng Hải quân Nga sẽ giúp Hải quân Việt Nam trong việc xây dựng căn cứ đồn trú tàu ngầm, có thể là tại Cam Ranh. Tiếp đến ngày 07/05/2011, một hạm đội bao gồm Tàu Đô đốc Vinogradov, tàu chở dầu hạng trung Pechenga và tàu cấp cứu SB-522 thuộc Hạm đội Thái Bình Dương của Nga đã thăm Việt Nam và ghé Cảng Tiên Sa, Đà Nẵng.

Vào ngày 05/04/2012, tập đoàn khí đốt Gazprom của Nga đã tuyên bố tham gia dự án khai thác khí đốt tại hai lô 5.2 và 5.3 ở Biển Đông mà công ty Anh BP đã phải từ bỏ dưới áp lực của Trung Quốc. Có thể coi đây là một nước cờ liều lĩnh của Nga, vì trước giờ Nga vẫn đang chơi cờ nước đôi: một mặt bán vũ khí, khí tài cho các quốc gia trong khu vực, mặt khác tiếp tục thúc đẩy quan hệ với Bắc Kinh.
Nga cũng thừa hiểu đây là một "con cá" khó câu vì sẽ làm "phiền lòng" Trung Quốc, xấu nhất có thể dẫn tới xung đột. Nga cũng sẽ phải "oằn lưng" vì cỡ cường quốc như Anh với BP và Mỹ với Exxon cũng đã phải chùn bước, còn Ấn Độ thì đã dừng hợp tác trong dự án thăm dò dầu khí ở hai lô 127 và 128 ngoài khơi hai tỉnh Khánh Hòa và Ninh Thuận.

Tuy nhiên, chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy Nga có những lợi thế nhất định để làm cơ sở cho hành động "can đảm" của mình. Nga không hề bị lệ thuộc và càng không phải là "con nợ" của Trung Quốc, điều khác biệt với việc phụ thuộc khá chặt chẽ về kinh tế và tài chính của Mỹ với Trung Quốc. Do đó Nga dám đi những nước cờ táo bạo vì Trung Quốc không thể dùng "áp lực kinh tế", còn Mỹ thì phải thận trọng hơn.

Hiện Nga còn là một trong những đối tác cung cấp vũ khí lớn cho Trung Quốc. Mà Trung Quốc cũng đang mở rộng quy mô lực lượng quân đội cả về số lẫn chất lượng nhằm mục tiêu tạo áp lực cho các nước xung quanh. Theo các nhà nghiên cứu Trung Quốc thì tranh chấp ở Biển Đông không phải là vấn đề đối đầu trực tiếp với các nước như Việt Nam, Philippines, Malaysia,.. mà là cuộc tranh giành quyền lực giữa Trung Quốc và Mỹ. Nếu đúng như thế thì chắc chắn Trung Quốc không muốn rơi vào thế khó "lưỡng đầu thọ địch". Đặc biệt hơn là Moscow đang "rảnh tay" vì không phải vướng bận vào những vấn đề lớn như Iran, Iraq, Bắc Triều Tiên,... trong khi Washington vẫn đang cần Bắc Kinh trong những vấn đề nóng bỏng như Bắc Triều Tiên.

Philippines chắc chắn rất quan tâm đến vụ "đánh cờ" này của Nga. Nếu Nga thành công, Philippines có thể học theo Việt Nam ký hợp đồng với Nga để thăm dò và khai thác tại những vùng mà nước này tuyên bố thuộc chủ quyền của mình còn Trung Quốc thì nói không.

Tham vọng và khả năng

Trở lại với việc đưa ra bình luận của Đại sứ Nga tại Philippines 23/05, có một điểm đáng lưu ý là Nga ủng hộ "giải pháp song phương", điều mà Trung Quốc mong muốn và theo đuổi từ lâu. Nhiều nhà phân tích cho rằng Nga đang dần thể hiện mình "thân" Bắc Kinh. Nếu Nga tiếp tục bày tỏ thái độ về việc này thì có thể coi như là gây thêm khó khăn mới trong việc hướng tới "giải quyết đa phương" của Việt Nam, Philippines. Bất ngờ hơn là Nga còn tuyên bố muốn tập trận chung với Philippines. Đây chỉ có thể lại là một nước cờ đôi đầy ẩn ý của Moscow, theo AP thì đây cũng có thể là một động thái quan trọng chứng tỏ Nga không hề tụt hậu vị thế so với Mỹ .

Chắc chắn nếu Nga xuất hiện thì sẽ khiến tình hình diễn biến tại Biển Đông thay đổi. Trong tình huống Nga tiếp tục đi những nước cờ táo bạo và Trung Quốc sẽ chỉ lên tiếng phản đối "lấy lệ" vì bị "kẹt" như nêu trên thì chủ quyền của Việt Nam trên những vùng biển này sẽ được củng cố vì sự khai thác tài nguyên trên một vùng biển nào đó nếu diễn ra tốt đẹp thì cũng là một hình thức xác định chủ quyền. Nhưng tất cả chỉ là "tình huống giả định", khả năng thành hiện thực còn là một câu hỏi khó.

Trong Hội nghị Thượng đỉnh An ninh châu Á lần thứ 11 tại Shangri-La với sự tham dự của đại diện tới từ 28 quốc gia châu Á - Thái Bình Dương cùng với Anh, Pháp, và Mỹ, Nga gần như không có một động thái hay phát biểu cụ thể nào đề cập tới vấn đề Biển Đông. Trong khi Mỹ thì rất mạnh dạn bày tỏ quan điểm khi Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta công bố "đến năm 2020, Mỹ sẽ triển khai 60% năng lực hải quân tại Thái Bình Dương, và 40% tại Đại Tây Dương, thay đổi so với tỷ lệ 50:50 hiện nay". Điều này khiến các nhà quan sát đặt câu hỏi về khoảng cách giữa "hoài bão" và thực lực của Nga để hiện diện thường xuyên hơn tại khu vực này.

Hiện tại vẫn chưa thấy phản ứng của các nước trong khu vực về những động thái của Nga. Nếu có chỉ là một vài hợp tác nhỏ trên lĩnh vực kinh tế. Ngay cả trong Hội nghị Thượng đỉnh An ninh châu Á lần thứ 11 vừa rồi, đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam do Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng dẫn đầu, đã có nhiều cuộc gặp thúc đẩy quan hệ hợp tác song phương với các đối tác như Ấn Độ, Trung Quốc, Mỹ, Singapore, Australia, Canada, Anh và Liên minh châu Âu (EU) mà không hề có chi tiết nào đề cập đến việc "gặp gỡ" Nga.

Có lẽ vì Nga đang quá "bận" trong vấn đề Syria - đất nước hiếm hoi còn lại mà Moscow có lợi ích lớn ở khu vực Trung Đông. Thể hiện qua việc Tổng thống Nga Putin vừa có những phát biểu cứng rắn bày tỏ quan điểm của Moscow về vấn đề Syria trước báo giới trong chuyến công du đến Pháp vào ngày 01/06 vừa rồi. Nên tạm thời Nga chưa thể dồn "tâm huyết" để thực hiện "hoài bão" của mình ở khu vực Biển Đông được.

Liệu "gấu" Nga sẽ "vỗ ngực xưng tên" ở Biển Đông? Câu trả lời thì hiện tại chưa nhiều yếu tố để đi đến một khẳng định cuối cùng.
Tác giả: NGHĨA HUỲNH

2.5.12

Nga 'không đứng về phe nào' ở Biển Đông

Một chuyên gia người Nga xác nhận với BBC rằng Nga sẽ không đứng về phía nào trong trường hợp xảy ra xung đột ở Biển Đông.
Tuy vậy, tiến sĩ Victor Sumsky, giám đốc Trung tâm ASEAN thuộc trường Đại học Quan hệ Quốc tế Moscow, nói với Lê Quỳnh rằng "quan hệ đặc biệt của Moscow với cả Bắc Kinh và Hà Nội" có thể góp phần giúp giảm căng thẳng.
Gazprom đạt thỏa thuận hợp tác với PetroVietnam
ở khu vực mà Trung Quốc xem là vùng tranh chấp
Sự dính líu của Nga trong tranh chấp Biển Đông gần đây được chú ý sau khi tập đoàn Gazprom của Nga đồng ý cùng PetroVietnam khai thác khí gas tại hai mỏ Hải Thạch và Mộc Tinh, trong bồn trũng Nam Côn Sơn ở Biển Đông.
Victor Sumsky: Càng ngày người ta càng thấy rõ là tranh chấp Biển Đông đang tạo ra những căng thẳng mới và khá nghiêm trọng giữa Trung Quốc và một số nước thành viên Asean (đáng kể nhất là Việt Nam và Philippines), giữa Trung Quốc với cả khối Asean, bên trong chính nội bộ Asean và cả giữa Trung Quốc và Ấn Độ. Nói cách khác, đó là những căng thẳng giữa những nước và tổ chức mà Nga xem là các đối tác thân thiết, nhiều giá trị.
Mặc dù Moscow không có ý định, mà cũng đúng thôi, bày tỏ quá nhiều họat động về vấn đề Biển Đông, nhưng Nga có thể cần phải suy nghĩ nhiều hơn để làm sao trung hòa những xu hướng tiêu cực này - ít nhất cũng là một phần - vì tình hình khu vực và để có thêm chỗ cho hoạt động ngọai giao.
BBC:Ông có nghĩ sẽ xảy ra một cuộc đụng độ lớn giữa Nga và Trung Quốc, một khi công ty Gazprom bắt đầu thực hiện dự án?
Mặc dù một số sự khó chịu đã xuất hiện, nhưng "đụng độ lớn" không thể xảy ra. Cả hai phía trân trọng quan hệ song phương hiện nay và không thể để nó xấu đi chỉ vì vụ việc này.
BBC:Nếu xảy ra chiến tranh ở Biển Đông, Việt Nam có thể dựa vào sự bảo trợ của Nga, như Liên Xô từng làm trong cuộc chiến chống Mỹ ngày trước hay không?
Đứng về bất kỳ phe nào trong một cuộc xung đột quân sự vì Biển Đông hoàn toàn đi ngược lại quyền lợi quốc gia của Nga.
Câu hỏi thực sự là Nga có thể làm gì thực tiễn để giúp tránh xung đột. Nhìn theo hướng này, ta không nên đánh giá thấp quan hệ đặc biệt của Moscow với cả Bắc Kinh và Hà Nội.
Nguồn: BBC

28.4.12

Nếu là thủ tướng, Medvedev sẽ làm gì?


Tổng thống sắp mãn nhiệm của Nga, Dmitry Medvedev, trong buổi trả lời phỏng vấn cuối cùng với đài truyền hình quốc gia đã nhìn nhận lại các thành công và thất bại suốt bốn năm ở điện Kremlin và phác thảo kế hoạch chính sách tương lai nếu trở thành thủ tướng.
Tổng thống sắp mãn nhiệm của Nga Dmitry Medvedev. Ảnh: Wordpress 
Tái tạo kinh tế

Medvedev, người có nhiệm kỳ tổng thống sẽ kết thúc vào 7/5, nói rằng, tạo ra các điều kiện để đa dạng hóa nền kinh tế Nga sẽ tiếp tục là một tâm điểm trong chính sách kinh tế của ông nếu ông trở thành người kế nghiệm Vladimir Putin ở cương vị đứng đầu chính phủ.

"Tôi không hoàn toàn hài lòng với các thành tựu của chính phủ trong nhiệm kỳ này", ông chỉ ra thực tế rằng, 70% xuất khẩu của Nga là nguyên liệu thô. Ông cảnh báo, sự phụ thuộc lớn của Nga vào xuất khẩu nguyên liệu thô sẽ trở thành nguy cơ lớn cho phát triển tiếp theo.

Nếu là một thủ tướng tương lai, ông Medvedev nhấn mạnh, ông sẽ cống hiến hết sức mình để thúc đẩy tăng trưởng GDP của Nga từ 4% hiện tại lên ít nhất 6%, và giữ tỉ lệ lạm phát ở mức dưới 5%.

Đồng thời, vị tổng thống sắp mãn nhiệm của Nga cũng hứa rằng, ông sẽ thay đổi cơ cấu chính phủ. "Đây là ý định của tôi, và nó cũng hoàn toàn phù hợp với ý định của Tổng thống đắc cử Vladimir Putin trong việc thay đổi các thành phần chính phủ hiện tại", ông Medvedev nhấn mạnh rằng, sẽ có thêm nhiều gương mặt mới trong chính phủ của ông.

Ông nói sẽ trưng cầu ý kiến của các thành viên "trong chính phủ mở" trước khi đưa ra các quyết định quan trọng. "Nếu có được sự tín nhiệm (trở thành thủ tướng), tôi sẽ đưa ra các quyết định kinh tế - xã hội quan trọng thông qua nền tảng ấy", ông nói.

Chống tham nhũng

Trong suốt cuộc phỏng vấn, ông Medvedev đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc chống tham nhũng. Ông nói đó là bổn phận của quốc gia. Ông khẳng định rằng, chiến dịch chống tham nhũng của chính phủ Nga hiện đang vào giai đoạn "mạnh tay nhất".

"Khoảng 50% các thống đốc đã bị thay thế trong nhiệm kỳ của tôi, và rất nhiều trong số họ đang bị điều tra phạm tội". Tổng thống Nga cho hay, số lượng các vụ tham nhũng được ghi lại hoặc điều tra đang tăng mạnh.

Medvedev còn kêu gọi mọi người dân giúp đỡ chính phủ và các cơ quan hành pháp đấu tranh chống lại tham nhũng.

Trong khi đó, ông cam kết rằng, ông sẽ tiếp tục tăng cường bảo vệ các tài sản cá nhân và cải thiện môi trường đầu tư của Nga.

Ưu tiên đối ngoại

Tổng thống sắp mãn nhiệm Medvedev nói rằng, trong tương lai gần, chính sách đối ngoại của Nga sẽ không có những thay đổi gì đáng kể. "Chúng tôi muốn làm bạn và quan hệ thương mại với tất cả mọi người".

Về chính sách với Mỹ, ông nhấn mạnh rằng, những năm ông làm tổng thống là "những năm tốt nhất" trong lịch sử quan hệ Moscow và Washington.

Tuy nhiên, ông cảnh báo rằng, Nga sẽ triển khai tên lửa tấn công phủ đầu nếu không đạt được tiến bộ trong hiệp ước phòng thủ tên lửa với Mỹ trong những năm tới.

Về quan hệ với các nước khác trong Cộng đồng các quốc gia độc lập, ông Medvedev đã ca ngợi người đồng nhiệm Belarusia - Alexander Lukashenko - trong việc thể hiện quyết tâm xây dựng mối quan hệ đặc biệt với Moscow.

Thái An (theo THX, AP)

20.4.12

Báo Nga: Nên bán Su-35 cho Việt Nam hơn là Trung Quốc

Cách đây vài hôm, các bài viết cho biết các phương tiện truyền thông Nga đã chỉ trích việc Nga bán vũ khí tiên tiến Su-35 và các loại khác cho Trung Quốc…..

Theo đó, hành động này sẽ không chỉ gây tổn hại cho Nga trong lợi ích thương mại, an ninh quốc gia Nga mà còn đặt ra một mối đe dọa nghiêm trọng, bài viết kêu gọi Nga hủy bỏ việc bán 48 máy bay chiến đấu Su-35 cho Trung Quốc, nhưng có thể bán cho Việt Nam và Kazakhstan.
Nga nên bán Su-35 cho Việt Nam hơn là Trung Quốc
Nga nên bán Su-35 cho Việt Nam hơn là Trung Quốc 

Phương tiện truyền thông Nga nhận xét việc bán vũ khí cho Trung Quốc rằng: "Không được trang bị vũ khí tiên tiến cho các đối thủ tiềm năng."

Trong các doanh nghiệp quân sự và các tạp chí quân sự của Nga, theo báo Độc Lập cũng có một bài viết dài mới đây, cảnh báo rằng việc bán vũ khí tiên tiến và các trang thiết bị vũ khí khác sẽ đặt ra cho an ninh quốc gia Nga một mối đe dọa nghiêm trọng từ Trung Quốc.

Bài báo này chỉ trích rằng sự sụp đổ của Liên Xô, bầu không khí xã hội Nga và các hoạt động khác bị bao trùm bởi tiền bạc, và đã gây ra việc Nga bán các trang thiết bị vũ khí cho Trung Quốc để kiếm tiền bạc để rồi bỏ qua lợi ích an ninh quốc gia.

Đồng thời, vì lợi ích riêng của một số, Nga và một số các nhóm lợi ích cũng vận động hành lang để bán các loại vũ khí và trang thiết bị tiên tiến cho Trung Quốc.
Người Nga chắc vẫn chưa quên bài học Hồng Kỳ- 9 ( Hồng Kỳ- 9 là phiên bản tên lửa Trung Quốc là nhái hệ thống tên lửa S-300 của Nga)
Người Nga chắc vẫn chưa quên bài học Hồng Kỳ- 9 ( Hồng Kỳ- 9 là phiên bản tên lửa Trung Quốc là nhái hệ thống tên lửa S-300 của Nga) 

Bài viết cho biết, có thể thường thấy là Trung Quốc đã và đang mô phỏng theo các trang thiết bị vũ khí của Nga để bán trên thị trường quốc tế, có tác động xấu gây thiệt hại cho xuất khẩu vũ khí Nga và các lợi ích khác.

Nhưng điều này chỉ là một phần nhỏ của các tác động tiêu cực đối với Nga. Một mối đe dọa lớn hơn cho Nga, ngoài vũ khí của Nga, Trung Quốc còn bắt chước các loại vũ khí phương Tây, và sau đó Trung Quốc kết hợp và giả nâng cấp để cải thiện và đổi mới cho riêng mình, và làm cho sức mạnh quân sự của Trung Quốc đã tăng cường rất nhiều.
Bài học mang tên J-11 làm nhái Su-27 của Nga
Bài học mang tên J-11 làm nhái Su-27 của Nga 

Bài báo cho biết Nga dự định bán máy bay chiến đấu Su-35 cho Trung Quốc và các trang thiết bị vũ khí tiên tiến khác, đó là kẻ thù tiềm năng của lực lượng vũ trang Nga. Bài báo kêu gọi Nga hủy bỏ chương trình bán 48 chiến đấu cơ Su-35 cho Trung Quốc, hoặc bán cho Việt Nam, Kazakhstan, thay vì bán cho Trung Quốc, Việt Nam hoặc Kazakhstan có thể thị trường cung cấp máy bay chiến đấu thấp hơn, nhưng không thể là bán Su-35 cho Trung Quốc, không bán cũng là để tăng cường an ninh quốc gia của Nga.

Nga và Trung Quốc đã và đang chính thức giải quyết vấn đề biên giới, nhưng Nga vẫn còn có tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc và các nước châu Á khác lo lắng về việc mở rộng ảnh hưởng và sức mạnh của Trung Quốc.

Xung quanh vấn đề bán vũ khí tiên tiến cho Trung Quốc ở Nga đang có các cuộc tranh luận nóng bỏng và cũng có ý kiến ủng hộ.
Trung Quốc đã cho người Nga thấy nhiều bài học vô cùng đau xót
Trung Quốc đã cho người Nga thấy nhiều bài học vô cùng đau xót 

Giả thiết rằng việc hỗ trợ và bán vũ khí tiên tiến cho Trung Quốc, quân đội Trung Quốc với các hệ thống vũ khí của Nga, điều đó có thể giúp Nga hiểu rõ hơn về quân đội Trung Quốc, để có thể giúp Nga hiệu quả hơn để bảo vệ mình chống lại mối đe dọa từ Trung Quốc. Mặt khác, doanh số bán hàng của các vũ khí tiên tiến từ Nga sang Trung Quốc cũng có thể mang lại lợi ích chính trị.

Việc sử dụng những vũ khí do Nga chế tạo được sử dụng để chống lại Đài Loan, đặc biệt, để Trung Quốc tập trung vào cuộc đối đầu với Hoa Kỳ có thể giúp Nga giảm áp lực từ Trung Quốc.

Chuyên gia vũ khí Nga ông Piyatushen, cho biết, ông tin rằng Nga sẽ kéo thời gian và ít có khả năng bán máy bay chiến đấu Su-35 cho Trung Quốc.

Theo tin tức các cơ quan gần đây trích dẫn tin quốc phòng của Trung Quốc cho biết Trung Quốc đã phủ nhận những tin tức về việc mua 48 máy bay chiến đấu Su-35 của Nga.

Phú nguyễn (theo Bắc Kinh Nhật Báo, Vibay, hotrungnghia.multiply.com)

Trung Quốc phải khóc hận vì tàu ngầm hạt nhân Ấn Độ?

Vốn không được đánh giá cao ở khả năng chống ngầm, nhưng Trung Quốc vẫn tự tin hóa giải được tàu ngầm hạt nhân của Ấn Độ nhờ khu trục hạm lớp Sovremenny cùng dàn trực thăng săn ngầm KA27 và Z9.

Mặc dù tự thiết kế được những chiến hạm hiện đại của riêng mình, nhưng khu trục hạm Sovremenny đặt mua của Nga vẫn là con bài chủ chốt cho mục đích bảo vệ lãnh hải và chống ngầm của Trung Quốc.

Chakra II sẽ là cây gậy răn đe của Ấn Độ
Chakra II sẽ là cây gậy răn đe của Ấn Độ 

Theo đó, khu trục hạm Sovremenny của Hải quân Trung Quốc có chiều dài 156,5m, lượng giãn nước tối đa 7.940 tấn với thủy thủ đoàn lên tới 344 người.

Với 4 động cơ tua bin hơi công suất 50.000 mã lực, Sovremenny có thể đạt đến tốc độ tối đa là 61 km mỗi giờ và có tầm hoạt động tới 26.000 km.

Về vũ khí, Sovremenny có 8 tên lửa chống tàu Raduga Moskit, phân thành hai cụm bố trí trong 4 ống phóng đặt nghiêng 15 độ phía trước mũi tàu.

Tên lửa Moskit (NATO gọi là SS-N-22 Sunburn) là loại tên lửa siêu thanh hiện đại của Nga với tầm bắn lên đến 220km, mang theo đầu nổ 300kg.

Ngoài hệ thống tên lửa và pháo phòng hiện đại, để chống tàu ngầm, Sovremenny được trang bị hai ống phóng ngư lôi cỡ 533mm và hai hệ thống tên lửa chống ngầm 6 nòng RBU-1000 với 48 tên lửa trang bị đầu nổ 55kg và tầm bắn 1km.

Thêm vào đó, tàu còn kèm theo trực thăng săn ngầm Ka-27, có khả năng hoạt động trong điều kiện biển động cấp 5 và ở khoảng cách 200 km từ tàu mẹ.

Hiện tại, Trung Quốc đã có thêm trực thăng săn ngầm Z9 tự sản xuất, và đang có dự định biên chế thêm loại trực thăng này trên các loại khu trục hạm Sovremenny hiện có.
Siêu chiến hạm săn ngầm hàng đầu của Trung Quốc
Siêu chiến hạm săn ngầm hàng đầu của Trung Quốc 

Hệ thống phòng thủ tầm gần của Sovremenny là bốn khẩu AK-630, với 6 nòng pháo 30 mm, có thể bắn tự động nhờ radar ở tốc độ 5.000 phát đạn mỗi phút với tầm bắn từ 4km (chống tên lửa) đến 5km (chống các mục tiêu tàu nổi hạng nhẹ).

Với việc sở hữu một loạt những vũ khí phòng vệ hiện đại thì rõ ràng Trung Quốc có cơ sở để không ngại tàu ngầm hạt nhân Ấn Độ, nhưng nếu cứ mãi tiếp tục chủ quan trước "con hổ" Ấn Độ thì e rằng một ngày nào đó "con rồng" Trung Hoa sẽ phải khóc hận...

Thái Yên (Denfence)

15.4.12

Trung Quốc sốt ruột vì tàu ngầm hạt nhân Ấn Độ lặng lẽ đi qua Biển Đông


TQ sốt ruột vì tàu ngầm hạt nhân Ấn Độ lặng lẽ lặn dưới Biển Đông

“Điều thú vị là, trong hành trình trở về nước 42 ngày, tàu ngầm hạt nhân Chakra đã lặng lẽ đi qua biển Đông mà không gây tiếng động nào”.

Ngày 5/4, Ấn Độ tuyên bố, tàu ngầm hạt nhân tấn công Chakra thuê của Nga đã chính thức được đưa vào hoạt động. Tư lệnh Hải quân Ấn Độ Wilma cho biết, tàu ngầm Chakra, có chiều dài hơn 100 m, sẽ giúp Ấn Độ đứng vào hàng ngũ những nước sở hữu tàu ngầm hạt nhân như Mỹ, Nga, Pháp, Anh và Trung Quốc, bảo đảm cho Hải quân Ấn Độ triển khai ở đại dương có tính linh hoạt hơn.

Tàu ngầm hạt nhân INS Chakra của Hải quân Ấn Độ.
Tàu ngầm hạt nhân INS Chakra của Hải quân Ấn Độ. 
Tờ “Thời báo Ấn Độ” cho biết, chiếc tàu ngầm hạt nhân có lượng choán nước 8.140 tấn này không chỉ có khả năng thu thập tin tức tình báo rất mạnh, mà còn là sát thủ ghê gớm dưới nước.

Bài báo cho biết, tốc độ tối đa của tàu ngầm Chakra có thể đạt 30 hải lý/giờ, được trang bị tên lửa phóng ngầm Club tầm phóng 300 km và ngư lôi tiên tiến, sẽ cung cấp cho Hải quân Ấn Độ một thủ đoạn tấn công tầm xa, bí mật.

Chỉ huy tàu ngầm Chakra Ashokan thậm chí tuyên bố: “Chúng tôi có thể chiến thắng bất cứ đối thủ láng giềng nào”.

Tàu ngầm hạt nhân INS Chakra của Hải quân Ấn Độ.
Tàu ngầm hạt nhân INS Chakra của Hải quân Ấn Độ. 
Bài báo cho rằng, Trung Quốc tăng cường hoạt động hải quân ở Ấn Độ Dương đã gây lo ngại cho Ấn Độ, “nhưng điều thú vị là, trong hành trình trở về nước 42 ngày, tàu ngầm hạt nhân Chakra đã lặng lẽ đi qua biển Đông mà không gây tiếng động nào”.

Bài báo còn cho biết thêm, Trung Quốc và Pakistan đều đang tăng cường lực lượng tàu ngầm của mình, sau khi gia nhập liên minh, tàu ngầm Chakra sẽ tăng cường sức mạnh tác chiến dưới nước cho Hải quân Ấn Độ.

Tàu ngầm hạt nhân INS Chakra của Hải quân Ấn Độ.
Tàu ngầm hạt nhân INS Chakra của Hải quân Ấn Độ. 
Tuy nhiên, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Ấn Độ A.K. Antony nhấn mạnh, tàu ngầm hạt nhân Chakra hoặc các tàu chiến khác đi vào hoạt động hoàn toàn không nhằm vào bất cứ nước nào, chỉ là để tăng cường an ninh quốc gia và an ninh trên biển của Ấn Độ.

Đông Bình (Theo báo Quang Minh)

13.4.12

Việt Nam sẽ bảo vệ quyền lợi Công ty khí đốt Nga trên Biển Đông


Việt Nam nói việc ký hợp đồng dầu khí với tập đoàn Gazprom là 'phù hợp luật pháp quốc tế' và cam kết bảo vệ quyền lợi của đối tác.

Hôm 5/4, công ty khí đốt khổng lồ của Nga ra thông cáo nói đã đạt thỏa thuận với tập đoàn dầu khí PetroVietnam để cùng khai thác khí gas tại hai mỏ Hải Thạch và Mộc Tinh, lô 5.2 và 5.3 trong bồn trũng Nam Côn Sơn ở Biển Đông.

BP đã phải rút lui khỏi dự án với Việt Nam vì áp lực của Trung Quốc
BP đã rút lui khỏi dự án vì áp lực của Trung Quốc
Ngày 10/4, Trung Quốc chính thức lên tiếng phản đối.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lưu Vi Dân nói nước này mong doanh nghiệp nước ngoài "tôn trọng và ủng hộ nỗ lực của nước đương sự giải quyết tranh chấp qua đàm phán song phương, tránh dính líu vào tranh chấp Nam Hải dưới bất cứ hình thức nào".

Đáp lại, Bộ Ngoại giao Việt Nam hôm thứ Năm 12/4 tuyên bố dự án giữa PetroVietnam và Gazprom là hoàn toàn hợp pháp.

'Lợi ích hợp pháp và chính đáng'

Người phát ngôn Lương Thanh Nghị nói với các phóng viên tại Hà Nội: "Các dự án hợp tác giữa Việt Nam với các đối tác nước ngoài trong lĩnh vực dầu khí hiện nay, bao gồm cả các dự án hợp tác với Gazprom, đều nằm trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, hoàn toàn thuộc quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia của Việt Nam, phù hợp với luật pháp quốc tế, đặc biệt Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982".

Ông Nghị nói thêm rằng Việt Nam cam kết bảo vệ lợi ích chính đáng của các công ty nước ngoài làm ăn với Việt Nam tại Biển Đông.

"Việt Nam hoan nghênh đối tác nước ngoài hợp tác với các đối tác Việt Nam trong lĩnh vực dầu khí trên vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, trên cơ sở luật pháp Việt Nam."
"Việt Nam cam kết và có trách nhiệm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp và chính đáng của các đối tác nước ngoài làm ăn với Việt Nam."

Ông không đề cập tới việc năm 2009 công ty dầu BP của Anh đã quyết định rút khỏi chính địa điểm khai thác khí đốt này, nằm ở khoảng giữa bờ biển Việt Nam và quần đảo Trường Sa, vì áp lực của Trung Quốc.

Lúc đó, Việt Nam cũng vừa gây áp lực vừa thuyết phục BP ở lại tiếp tục kinh doanh, nhưng áp lực từ phía Trung Quốc lớn hơn.

So với Việt Nam, quy mô làm ăn kinh doanh của BP ở Trung Quốc lớn hơn rất nhiều và đó là nguyên nhân chính dẫn đến quyết định rút khỏi hai lô 5.2 và 5.3 của BP.

Việt Nam đã thường xuyên điều tàu hải quân hộ tống và canh gác các tàu thăm dò hải dương của dân sự, nhưng tiềm lực hải quân của Việt Nam hiện giờ chưa đủ mạnh để có thể bảo vệ tàu bè ở đại dương một cách hữu hiệu.

BBC

12.4.12

Thái độ của Nga trước việc Trung Quốc phản đối dự án khí đốt ở Biển Đông ?

Sau khi chính phủ Trung Quốc chính thức phản đối dự án khai thác khí đốt ở bồn trũng Nam Côn Sơn giữa PetroVietnam và tập đoàn Nga Gazprom. Thái độ từ phía Nga sẽ như thế nào?

Nam Côn Sơn
Nam Côn Sơn
Trong lúc giới chức Việt Nam và Nga không đưa ra bình luận gì về thỏa thuận giữa Gazprom và PetroVietnam, dư luận đặt câu hỏi liệu áp lực từ phía Trung Quốc sẽ có tác động thế nào tới dự án khai thác khí ở hai mỏ Hải Thạch và Mộc Tinh.

Liệu Gazprom có xử sự giống như BP đã làm mấy năm trước hay không ?
Thông tin không được công bố ra ngoài, nhưng sau bị rò rỉ qua công điện của giới ngoại giao Hoa Kỳ trên Wikileaks cho thấy vào thời điểm trước khi BP quyết định rút lui, công ty này đã bị 'cả Trung Quốc và Việt Nam gây áp lực'. 

Một điện tín đánh đi hôm 23/04/2008 từ tòa đại sứ Hoa Kỳ ở London viết: "Chính phủ Trung Quốc đã đe dọa có hành động với tài sản của BP tại Hoa lục nếu như công ty này không ngừng các dự án mới tại các khu vực đang tranh chấp ở Biển Đông".
"Theo Bộ Ngoại giao Anh, Trung Quốc đã chỉ ra rất rõ ràng rằng nếu BP tiếp tục các dự án mới thì việc này sẽ ảnh hưởng xấu tới các dự án khác của BP tại Trung Quốc." 

Về phần mình, chính phủ Việt Nam cũng nói với BP rằng các dự án trên bờ của hãng này ở Việt Nam có thể gặp khó khăn nếu BP thuận theo áp lực của Trung Quốc. 

Kết quả sau đó là vào tháng 6/2007, BP đã ngừng kế hoạch khảo sát địa chấn tại lô 5.2 "để cho các nước liên quan có cơ hội giải quyết vấn đề". 

Tháng 3/2009, BP chính thức rút khỏi hai lô 5.2 và 5.3. 

Hai lô này, tại hai mỏ khí Hải Thạch và Mộc Tinh cách bờ 370 km, được phát hiện từ năm 1996, nằm ở khu vực Nam Côn Sơn, giữa Trường Sa và bờ biển Việt Nam. 

Trường hợp của BP cho thấy một giải pháp dung hòa trong việc làm ăn của các công ty nước ngoài tại các vùng các bên cùng tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông là rất khó khăn. 

Nhiều khi, nó vượt ra ngoài phạm trù kinh tế, và phụ thuộc chủ yếu vào ý chí chính trị của các bên liên quan. 

Nga, đồng minh lâu năm và đối tác chính của Việt Nam trong nhiều lĩnh vực, có khá nhiều quyền lợi trong việc duy trì hậu thuẫn cho Hà Nội. Gazprom, tuy có làm ăn với Trung Quốc, nhưng cũng là tập đoàn nhà nước và bị chi phối bới việc hoạch định chính sách của Điện Kremlin. 

Bởi vậy, giới bình luận cho rằng tập đoàn này sẽ tỏ thái độ cứng rắn hơn trước áp lực của Trung Quốc. 

Điều này chắc chắn sẽ đặt các nhà hoạch định chính sách ở Bắc Kinh trước một bài toán nan giải.

BBC

29.3.12

Việt Nam mua tên lửa hiện đại của Nga với số lượng lớn

Sức mạnh của Hải quân Việt Nam sẽ tăng lên đáng kể với những cú đấm thép được mua từ Nga? Trong năm 2011 và 2012, Tập đoàn Vũ khí tên lửa chiến thuật Nga sẽ thực hiện hợp đồng "Vietnam-15" trị giá 31,83 triệu USD.
Việt Nam chi hàng chục triệu USD để mua tên lửa hiện đại của Nga.
Việt Nam chi hàng chục triệu USD để mua tên lửa hiện đại của Nga. 
Theo đó, tập đoàn sẽ cung cấp linh kiện khí tài và công nghệ nâng cấp tên lửa hàng không tự dẫn truyền hình Kh-29T và dẫn lade bán chủ động Kh-29L lên chuẩn Kh-29TE cho Việt Nam.

Thông tin trên được đề cập trong Báo cáo hoạt động của Tập đoàn này, mới được công bố gần đây. 

Trong đó cũng nhấn mạnh, Việt Nam không chỉ là khách hàng quan trọng mà đã trở thành đối tác tin cậy, khi hai bên đã ký kết những dự án hợp tác chung, tiêu biểu nhất là Chương trình hợp tác trong lĩnh vực phát triển và sản xuất tổ hợp tên lửa tàu chiến Uran-EV. 

Theo báo cáo, Tập đoàn Vũ khí tên lửa chiến thuật đã ký kết với đối tác Việt Nam 6 hợp đồng thương mại với các số hiệu Vietnam-7, Vietnam-9, Vietnam-10, Vietnam-11, Vietnam-12 và Vietnam-15. 

Trước đó, Tập đoàn này đã thực hiện hợp đồng ký năm 2010 với Việt Nam về cung cấp các bộ phận linh kiện để nâng cấp tên lửa Kh-29T và Kh-29L lên chuẩn Kh-29TE với giá trị 570.000 USD. 

Theo báo cáo của Tập đoàn này, trong năm 2009 Việt Nam đã nhận lô hàng tên lửa huấn luyện 3M-24EMB trị giá 2,359 triệu USD. 

Ngoài ra, Việt Nam đã đặt hàng tên lửa 3M-24E trị giá 23,4 triệu USD.

Theo báo cáo của Tập đoàn Vũ khí tên lửa chiến thuật, năm 2011 là thời hạn bàn giao cho Việt Nam lô hàng tên lửa Kh-31A trị giá 49,65 triệu USD. Loại tên lửa này được thiết kế cho máy bay Su-30MK2 của Việt Nam. 

Ngoài ra, Tập đoàn này cũng đang thực hiện các hợp đồng trị giá hơn 105 triệu USD cho đối tác Việt Nam với thời hạn bàn giao đến năm 2014. Trong đó, tính riêng các năm 2013-2014 sẽ bàn giao gói hợp đồng trị giá 98 triệu USD. 

Báo cáo của Tập đoàn cũng cho biết, năm 2011 họ thực hiện bàn giao cho Việt Nam lô hàng bom KAB trị giá 11,17 triệu USD. 

Cũng trong năm 2011, Việt Nam đã được bàn giao gói hợp đồng trị giá 89,17 triệu USD về cung cấp tổ hợp phương tiện chế áp hàng không ASP.



Báo cáo cũng đề cập đến Chương trình hợp tác trong lĩnh vực phát triển và sản xuất tổ hợp tên lửa tàu chiến Uran-EV với tên lửa chống tàu Kh35-EV. 

Trong những năm qua, Việt Nam đã trở thành đối tác quan trọng đối với Nga trong lĩnh vực hợp tác kỹ thuật quân sự và thương mại quân sự. Các sản phẩm vũ khí Nga luôn là ưu tiên đối với Việt Nam.

Các dòng tên lửa Kh-31 (tên lửa siêu âm hàng không), Kh-35 (tên lửa hành trình chống tàu tầm thấp) của Tập đoàn Vũ khí tên lửa chiến thuật đã được biết đến rộng khắp trên thế giới.
 
Những loại tên lửa này có thể giải quyết các nhiệm vụ tiêu diệt mục tiêu trong một cuộc tấn công với mọi điều kiện thời tiết, cả ban ngày và ban đêm, có khả năng vượt qua các hành động chống trả của đối phương bằng radar cũng như bằng các vũ khí phòng thủ khác.  



Danh Nguyễn

28.3.12

Tổng thống Mỹ Obama bị nghe khi nói nhỏ với phía Nga


Các quan chức Hoa Kỳ đã phải lên tiếng bào chữa cho lời nói nhỏ của Tổng thống Barack Obama nhắn gửi người tương nhiệm Dmitry Medvedev của Nga bị nghe được vì microphone không tắt tại Seoul.
Bên lề hội nghị thượng đỉnh về an ninh nguyên tử tại Hàn Quốc tuần này, Tổng thống Mỹ nêu ra chủ đề an toàn cho một thế giới không bị nạn khủng bố nguyên tử đe dọa.
Hai ông Obama và Medvedev tỏ ra thân mật hơn bình thường
Hai ông Obama và Medvedev tỏ ra thân mật hơn bình thường
Trọng tâm của chính sách mà ông Obama theo đuổi là nối lại đàm phán và ký kết với nước Nga trong chương trình giải trừ vũ khí hạt nhân,
Nhưng phát biểu bị nghe được 'không chính thức' của ông hôm 26/3 cho thấy các tuyên bố cứng rắn trong năm tranh cử tại Mỹ chưa chắc đã là điều ông Obama muốn làm với Nga.
Một số microphone đã ghi được cuộc nói chuyện của hai lãnh đạo Mỹ và Nga.
'Xin Nga thêm thời gian'
Ông Obama nhắn ông Medvedev gửi tới ông Vladimir Putin, người sẽ lên làm tổng thống Nga nhiệm kỳ ba, rằng Hoa Kỳ cần thêm thời gian để giải quyết các chống đối với chương trình phòng thủ tên lửa của Mỹ.
Ông nói: "Đây là cuộc tranh cử cuối cùng của tôi, nên sau bầu cử tôi sẽ thoải mái hơn,"
Ông Medvedev trả lời bằng tiếng Anh: "Tôi hiểu," và hứa sẽ "truyền tin đó cho Vladimir".
Hai tổng thống có vẻ quý mến nhau với màn ông Obama gọi ông Medvedev là "đợi nhé" sau cuộc họp và chạy ra bắt tay.
Các phóng viên báo ảnh chụp được cảnh hai ông cười vui vẻ với nhau.
Nay, phe Cộng Hòa Mỹ đã lên tiếng chỉ trích ông Obama là tỏ ra mềm yếu trước nước Nga.
Ứng viên Cộng Hòa ra tranh cử tổng thống, ông Mitt Romney nói lời của ông Obama "đáng gây báo động" và đặt câu hỏi liệu ông Obama có thẳng thắn về nghị trình chính trị trong năm tranh cử hay không.
Hội nghị thượng đỉnh Seoul nêu ra lo ngại về vũ khí nguyên tử nếu lọt vào tay các tổ chức quá khích
Hội nghị thượng đỉnh Seoul nêu ra lo ngại về vũ khí nguyên tử nếu lọt vào tay các tổ chức quá khích
Nhưng quan chức Nhà Trắng đã lên tiếng bào chữa cho ông Obama.
Tùy viên báo chí Jay Carney nói với các nhà báo ở Seoul rằng Nga là đối tác của Hoa Kỳ trong nhiều lĩnh vực.
Một số quan chức Nga thì tin rằng ông Obama phải thu hút cử tri tại Mỹ nhưng cũng cần Nga để có một chính sách đối ngoại cân bằng hơn.
Trong khi đó, một số trang mạng tiếng Nga thì cười câu nói của Tổng thống Medvedev.
Khi trả lời ông Obama, ông Medvedev nói tiếng Anh là ông sẽ "transmit the information to Vladimir", với 'transmit' (truyền sóng) là từ dùng trong công nghệ điện đài chứ không phải 'chuyển tin' theo cách nói tiếng Anh bình thường.
Người ta cũng cho rằng qua vụ việc này, ông Medvedev một lần nữa tỏ ra ông chỉ là người phụ thuộc vào ông Putin, nhân vật có quyền lực tối cao ở Nga.
Theo BBC



20.3.12

Nga điều lính thủy đánh bộ tới Syria chống khủng bố

Một đơn vị quân đội Nga vừa tới Syria với nhiệm vụ ngăn chặn khủng bố tại quốc gia Trung Đông này, đặc biệt sau các vụ đánh bom chết người ở thủ đô Damascus.
Tàu chở nhiên liệu Iman thuộc Hạm đội Hắc Hải vừa tới cảng Tartus bên bờ Địa Trung Hải của Syria. Theo hãng thông tấn Interfax của Nga, tàu này chở theo một đơn vị chống khủng bố thuộc lực lượng lính thủy đánh bộ của Nga.

Nga điều binh sĩ chống khủng bố tới Syria

Tàu Iman thay thế một tàu khác của Nga đã được điều tới Syria để duy trì sự hiện diện của Moscow tại khu vực bất ổn này, đồng thời cũng sẵn sàng cho khả năng phải di tản các công dân Nga, thông báo của Hạm đội Hắc Hải cho hay.

Chính quyền của Tổng thống Syria, Bashar al-Assad muốn đơn vị này giúp đỡ trong việc đối phó với các phần tử khủng bố. Tuy nhiên, truyền thông Nga không nêu chi tiết nhiệm vụ của binh sĩ nước này tại Syria, cũng như liệu số quân nhân này có rời cảng Tartus.

Theo ông Mark Galeotti, chuyên gia an ninh Nga kiêm giáo sư về các vấn đề toàn cầu tại đại học New York, sự hiện diện của binh sĩ Nga tại Syria là một cách thể hiện rõ ràng cho thấy sự ủng hộ của Moscow đối với Damascus.

Đại sứ quán Nga tại Mỹ và Liên Hợp Quốc hiện không đưa ra một bình luận nào về thông tin kể trên, với lý giải họ không có thông tin cụ thể về việc một đơn vị chống khủng bố của Nga đã tới Syria. Bộ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Lavrov tuần trước cho hay nước này không có kế hoạch điều quân tới Syria. Bộ trưởng Quốc phòng Nga Anatoly Serdyukov thì bác bỏ các thông tin cho rằng lực lượng đặc nhiệm Nga đang hoạt động ở Syria, nhưng cho biết có các cố vấn kỹ thuật và quân sự Nga đang có mặt ở quốc gia Trung Đông.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Victoria Nuland cho hay Washington chưa được biết về các thông tin cho rằng binh sĩ Nga được điều tới Syria, đồng thời từ chối đưa ra bình luận.

Moscow vốn có quan hệ mật thiết lâu dài với chính phủ của tổng thống Assad. Nga hiện vẫn duy trì một căn cứ hải quân tại Tartus, một trong những cửa ngõ vào Địa Trung Hải. Moscow từng cùng với Bắc Kinh bác bỏ nghị quyết của Liên Hợp Quốc có nội dung yêu cầu Tổng thống Assad từ bỏ quyền lực.