Trang

Diệp Kính Thiên: Nguyễn Tấn Dũng có thắng không?

Khả năng được đề cử chức Tổng bí thư khóa 12 cho Nguyễn Tấn Dũng có thể chắc chắn. Đây mới chỉ là hiệp một. Sang hiệp hai – bầu cử Ban chấp hành Trung ương khóa 12 – mới là chủ yếu.

Anh Ba Thanh: Nguyễn Phú Trọng sẽ làm Tổng bí thư nửa nhiệm kỳ đầu khóa XII ?

Khai mạc hội nghị, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã hé lộ một chi tiết đáng lưu ý trong báo cáo đó là về đề xuất tiêu chí xem xét trường hợp "đặc biệt"

Hiển thị các bài đăng có nhãn tàu ngầm hạt nhân. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn tàu ngầm hạt nhân. Hiển thị tất cả bài đăng

28.4.12

Trung Quốc điều tàu ngầm hạt nhân ra giải quyết tranh chấp ở Biển Đông

Các lực lượng vũ trang Trung Quốc đã tuyên bố sẽ "hoàn thành nhiệm vụ của mình" để bảo vệ lãnh thổ của Trung Quốc ở Biển Đông, một phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Trung Quốc cho biết ngày 26/4/2012.

"Lực lượng quân sự của Trung Quốc sẽ hợp tác chặt chẽ với các cơ quan liên quan, bao gồm cả cơ quan quản lý thủy sản và thực thi pháp luật hàng hải, để cùng nhau đảm bảo quyền và lợi ích hàng hải của đất nước", Geng Yansheng cho biết tại Bắc Kinh.
Trung Quốc điều tàu ngầm hạt nhân ra giải quyết tranh chấp ở Biển Đông
Đây là nhận xét chính thức đầu tiên từ lực lượng vũ trang Trung Quốc trong lúc bế tắc với một tàu chiến của Philippines tại vùng biển ngoài khơi bãi Hoàng Nham vào hôm 10/4.
Các nhà phân tích cho biết các ý kiến của lực lượng vũ trang cũng đáp ứng nhu cầu trong nước ngày càng tăng để đảm bảo chủ quyền Trung Quốc ở Biển Đông.
Trước đó, Bộ trưởng Quốc phòng Lương Quang Liệt nói rằng bất kỳ hành động quân sự sẽ được dựa trên nhu cầu ngoại giao.

Các phương tiện truyền thông nói rằng Trung Quốc đã gửi một chiếc tàu ngầm hạt nhân ra Biển Đông, nhưng phát ngôn viên không xác nhận.

Bắc Kinh đã cho thấy lý do và hạn chế trong việc xử lý tranh chấp và cố gắng xoa dịu căng thẳng bằng cách thu hồi tàu tuần tra, Manila gần đây chưa quyết định để gửi tàu chiến đến vùng biển căng thẳng, Yang Baoyun, một Giáo sư tại Đại học Bắc Kinh, cho biết.
Tàu ngầm hạt nhân sẽ là con bài mới để bảo vệ chủ quyền Trung Quốc ở Biển Đông 

"Trong khi đó, Trung Quốc nên tăng cường cơ sở hạ tầng, du lịch và lập chính quyền trên các đảo trong Biển Nam Trung Hoa (Biển Đông) để tránh tranh chấp hơn nữa", Yang nói thêm.

Kể từ sau Chiến tranh lạnh, Hải quân Quân giải phóng nhân dân Trung Hoa (PLAN) của Trung Quốc đã mở rộng và nâng cấp đáng kể lực lượng của mình, đặc biệt là hạm đội tàu ngầm, hiện đang được đánh giá là “sức mạnh tiềm ẩn” nhất của PLAN.

Trong những năm gần đây, Trung Quốc đã đưa vào sử dụng 4 loại tàu ngầm mới tự thiết kế và đóng trong nước như: Jin hay Type 094 (SSBN), Shang hay Type 093 (SSN), Yuan hay Type 041/039A (SSP) và Song hay Type 039/039G (SSK). Thế hệ tàu tiếp theo của lớp Shang đang được triển khai.
Có thể nhận thấy rằng, quy mô lực lượng tàu ngầm của Trung Quốc sẽ rất lớn (khoảng 70 chiếc hoặc hơn) là một ước tính thực tế chính xác về cấu trúc lực lượng Hải quân Trung Quốc trong vài thập niên tới.

Lực lượng tàu ngầm tiến công Trung Quốc đã tăng mạnh số lần tuần tra từ 2 lần năm 2006 lên 6 lần năm 2007 và tới 12 lần năm 2008.

Phú nguyễn (theo Vibayblogpost, Asiaone)
http://phunutoday.vn/xa-hoi/quoc-phong/vu-khi/201204/Trung-Quoc-dua-tau-ngam-hat-nhan-ra-Bien-dong-2150965/ 

20.4.12

Trung Quốc phải khóc hận vì tàu ngầm hạt nhân Ấn Độ?

Vốn không được đánh giá cao ở khả năng chống ngầm, nhưng Trung Quốc vẫn tự tin hóa giải được tàu ngầm hạt nhân của Ấn Độ nhờ khu trục hạm lớp Sovremenny cùng dàn trực thăng săn ngầm KA27 và Z9.

Mặc dù tự thiết kế được những chiến hạm hiện đại của riêng mình, nhưng khu trục hạm Sovremenny đặt mua của Nga vẫn là con bài chủ chốt cho mục đích bảo vệ lãnh hải và chống ngầm của Trung Quốc.

Chakra II sẽ là cây gậy răn đe của Ấn Độ
Chakra II sẽ là cây gậy răn đe của Ấn Độ 

Theo đó, khu trục hạm Sovremenny của Hải quân Trung Quốc có chiều dài 156,5m, lượng giãn nước tối đa 7.940 tấn với thủy thủ đoàn lên tới 344 người.

Với 4 động cơ tua bin hơi công suất 50.000 mã lực, Sovremenny có thể đạt đến tốc độ tối đa là 61 km mỗi giờ và có tầm hoạt động tới 26.000 km.

Về vũ khí, Sovremenny có 8 tên lửa chống tàu Raduga Moskit, phân thành hai cụm bố trí trong 4 ống phóng đặt nghiêng 15 độ phía trước mũi tàu.

Tên lửa Moskit (NATO gọi là SS-N-22 Sunburn) là loại tên lửa siêu thanh hiện đại của Nga với tầm bắn lên đến 220km, mang theo đầu nổ 300kg.

Ngoài hệ thống tên lửa và pháo phòng hiện đại, để chống tàu ngầm, Sovremenny được trang bị hai ống phóng ngư lôi cỡ 533mm và hai hệ thống tên lửa chống ngầm 6 nòng RBU-1000 với 48 tên lửa trang bị đầu nổ 55kg và tầm bắn 1km.

Thêm vào đó, tàu còn kèm theo trực thăng săn ngầm Ka-27, có khả năng hoạt động trong điều kiện biển động cấp 5 và ở khoảng cách 200 km từ tàu mẹ.

Hiện tại, Trung Quốc đã có thêm trực thăng săn ngầm Z9 tự sản xuất, và đang có dự định biên chế thêm loại trực thăng này trên các loại khu trục hạm Sovremenny hiện có.
Siêu chiến hạm săn ngầm hàng đầu của Trung Quốc
Siêu chiến hạm săn ngầm hàng đầu của Trung Quốc 

Hệ thống phòng thủ tầm gần của Sovremenny là bốn khẩu AK-630, với 6 nòng pháo 30 mm, có thể bắn tự động nhờ radar ở tốc độ 5.000 phát đạn mỗi phút với tầm bắn từ 4km (chống tên lửa) đến 5km (chống các mục tiêu tàu nổi hạng nhẹ).

Với việc sở hữu một loạt những vũ khí phòng vệ hiện đại thì rõ ràng Trung Quốc có cơ sở để không ngại tàu ngầm hạt nhân Ấn Độ, nhưng nếu cứ mãi tiếp tục chủ quan trước "con hổ" Ấn Độ thì e rằng một ngày nào đó "con rồng" Trung Hoa sẽ phải khóc hận...

Thái Yên (Denfence)