Các lực lượng vũ trang Trung Quốc đã tuyên bố sẽ "hoàn thành nhiệm vụ của mình" để bảo vệ lãnh thổ của Trung Quốc ở Biển Đông, một phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Trung Quốc cho biết ngày 26/4/2012.
"Lực lượng quân sự của Trung Quốc sẽ hợp tác chặt chẽ với các cơ quan liên quan, bao gồm cả cơ quan quản lý thủy sản và thực thi pháp luật hàng hải, để cùng nhau đảm bảo quyền và lợi ích hàng hải của đất nước", Geng Yansheng cho biết tại Bắc Kinh.
Trung Quốc điều tàu ngầm hạt nhân ra giải quyết tranh chấp ở Biển Đông |
Đây là nhận xét chính thức đầu tiên từ lực lượng vũ trang Trung Quốc trong lúc bế tắc với một tàu chiến của Philippines tại vùng biển ngoài khơi bãi Hoàng Nham vào hôm 10/4.
Các nhà phân tích cho biết các ý kiến của lực lượng vũ trang cũng đáp ứng nhu cầu trong nước ngày càng tăng để đảm bảo chủ quyền Trung Quốc ở Biển Đông.
Trước đó, Bộ trưởng Quốc phòng Lương Quang Liệt nói rằng bất kỳ hành động quân sự sẽ được dựa trên nhu cầu ngoại giao.
Các phương tiện truyền thông nói rằng Trung Quốc đã gửi một chiếc tàu ngầm hạt nhân ra Biển Đông, nhưng phát ngôn viên không xác nhận.
Bắc Kinh đã cho thấy lý do và hạn chế trong việc xử lý tranh chấp và cố gắng xoa dịu căng thẳng bằng cách thu hồi tàu tuần tra, Manila gần đây chưa quyết định để gửi tàu chiến đến vùng biển căng thẳng, Yang Baoyun, một Giáo sư tại Đại học Bắc Kinh, cho biết.
Tàu ngầm hạt nhân sẽ là con bài mới để bảo vệ chủ quyền Trung Quốc ở Biển Đông |
"Trong khi đó, Trung Quốc nên tăng cường cơ sở hạ tầng, du lịch và lập chính quyền trên các đảo trong Biển Nam Trung Hoa (Biển Đông) để tránh tranh chấp hơn nữa", Yang nói thêm.
Kể từ sau Chiến tranh lạnh, Hải quân Quân giải phóng nhân dân Trung Hoa (PLAN) của Trung Quốc đã mở rộng và nâng cấp đáng kể lực lượng của mình, đặc biệt là hạm đội tàu ngầm, hiện đang được đánh giá là “sức mạnh tiềm ẩn” nhất của PLAN.
Trong những năm gần đây, Trung Quốc đã đưa vào sử dụng 4 loại tàu ngầm mới tự thiết kế và đóng trong nước như: Jin hay Type 094 (SSBN), Shang hay Type 093 (SSN), Yuan hay Type 041/039A (SSP) và Song hay Type 039/039G (SSK). Thế hệ tàu tiếp theo của lớp Shang đang được triển khai.
Kể từ sau Chiến tranh lạnh, Hải quân Quân giải phóng nhân dân Trung Hoa (PLAN) của Trung Quốc đã mở rộng và nâng cấp đáng kể lực lượng của mình, đặc biệt là hạm đội tàu ngầm, hiện đang được đánh giá là “sức mạnh tiềm ẩn” nhất của PLAN.
Trong những năm gần đây, Trung Quốc đã đưa vào sử dụng 4 loại tàu ngầm mới tự thiết kế và đóng trong nước như: Jin hay Type 094 (SSBN), Shang hay Type 093 (SSN), Yuan hay Type 041/039A (SSP) và Song hay Type 039/039G (SSK). Thế hệ tàu tiếp theo của lớp Shang đang được triển khai.
Có thể nhận thấy rằng, quy mô lực lượng tàu ngầm của Trung Quốc sẽ rất lớn (khoảng 70 chiếc hoặc hơn) là một ước tính thực tế chính xác về cấu trúc lực lượng Hải quân Trung Quốc trong vài thập niên tới.
Lực lượng tàu ngầm tiến công Trung Quốc đã tăng mạnh số lần tuần tra từ 2 lần năm 2006 lên 6 lần năm 2007 và tới 12 lần năm 2008.
Lực lượng tàu ngầm tiến công Trung Quốc đã tăng mạnh số lần tuần tra từ 2 lần năm 2006 lên 6 lần năm 2007 và tới 12 lần năm 2008.
Phú nguyễn (theo Vibayblogpost, Asiaone)
http://phunutoday.vn/xa-hoi/quoc-phong/vu-khi/201204/Trung-Quoc-dua-tau-ngam-hat-nhan-ra-Bien-dong-2150965/
0 comments:
Đăng nhận xét