Trang

5.4.12

Mỹ dùng Triều Tiên kìm hãm Trung Quốc




Ngày 3/4, Đài tiếng nói nước Nga dẫn nguồn tin từ các phương tiện truyền thông Đức cho biết, đây không phải là lần đầu Berlin được chọn làm địa điểm diễn ra “mật đàm” giữa Mỹ và Triều Tiên xung quanh chương trình hạt nhân.
Cuối tuần qua, đại diện Mỹ và Triều Tiên vừa có cuộc đàm phán về chương trình hạt nhân ở Viện Aspen tại Berlin, Đức. Thông tin về cuộc họp không được tiết lộ.
Cùng ngày, Đài truyền hình NHK Nhật Bản cũng loan tin Chính phủ Triều Tiên và Mỹ đã có cuộc tiếp xúc tại Đức để thảo luận về kế hoạch phóng tên lửa tầm xa, và Bình Nhưỡng khẳng định tiếp tục duy trì lập trường của mình.

Đài NHK cho biết, cuộc đối thoại có sự tham dự của Vụ trưởng Vụ các vấn đề Mỹ thuộc Bộ Ngoại giao Triều Tiên Ri Geun và cựu Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ Thomas Pickering.


Kwangmyongsong 3 sẵn sàng vào bệ phóng.
Kwangmyongsong 3 sẵn sàng vào bệ phóng.

Thông tin đưa ra thêm lần nữa khẳng định ý kiến cho rằng kế hoạch phóng vệ tinh Kwangmyongsong 3 của Bình Nhưỡng nằm trong di huấn của cố Chủ tịch Kim Jong Il, và Mỹ cũng nhận được thông báo từ Triều Tiên trước đó, chứ không “bất ngờ” như Washington từng tuyên bố. 


Trước nay, giới phân tích quốc tế không ít lần nghi ngờ việc Mỹ dùng Triều Tiên như quân bài trong cuộc đấu với Trung Quốc, kiềm chế sự trỗi dậy của quốc gia đông dân nhất hành tinh này.


Theo Alexandr Zhebin, Giám đốc Trung tâm Hàn Quốc thuộc Viện Nghiên cứu Viễn Đông - Nga, Mỹ đang cố gắng khẳng định vị trí của họ ở Triều Tiên, không phải bằng áp lực vũ lực trực tiếp mà bằng con đường “ngoại giao dân gian”. Điều này thể hiện bằng những động thái gần đây trong mối quan hệ quan hệ của Mỹ với Triều Tiên. 
 (>> chi tiết)


Ngoài tuyên bố tạm ngừng viện trợ 240.000 tấn lương thực cho Bình Nhưỡng, Washington không có bất cứ động thái đáng kể nào cho thấy nỗ lực của họ nhằm ngăn chặn việc phóng tên lửa mang vệ tinh Gwangmyongsong 3 của Triều Tiên.


Trong khi vệ tinh Mỹ xác định nhiều xe tải của Bình Nhưỡng di chuyển radar và các thùng nhiên liệu tới căn cứ Dongchang, sẵn sàng cho cuộc phóng vệ tinh, Washington thản nhiên tuyên bố: Sẽ tổ chức các cuộc đối thoại 6 bên và với các nước đồng minh nhằm tìm kiếm giải pháp đối phó với kế hoạch phóng tên lửa của Triều Tiên. 


Trả lời báo chí hôm 31/3, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Mark Toner lấp lửng: “Hỏi hay nói về Triều Tiên” là một sai lầm và cần phải quay trở lại kế hoạch.


Trước đó, Hải quân Mỹ đã điều động các loại radar tiên tiến đến khu vực Thái Bình Dương “nhằm chuẩn bị đối phó với kế hoạch phóng tên lửa có gắn vệ tinh Gwangmyongsong-3 của Triều Tiên”, tuy nhiên, lực lượng tác chiến tại Thái Bình Dương không nhận được lệnh “đánh chặn tên lửa” của Bình Nhưỡng. 

Tùng Dương

0 comments:

Đăng nhận xét