Trang

Diệp Kính Thiên: Nguyễn Tấn Dũng có thắng không?

Khả năng được đề cử chức Tổng bí thư khóa 12 cho Nguyễn Tấn Dũng có thể chắc chắn. Đây mới chỉ là hiệp một. Sang hiệp hai – bầu cử Ban chấp hành Trung ương khóa 12 – mới là chủ yếu.

Anh Ba Thanh: Nguyễn Phú Trọng sẽ làm Tổng bí thư nửa nhiệm kỳ đầu khóa XII ?

Khai mạc hội nghị, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã hé lộ một chi tiết đáng lưu ý trong báo cáo đó là về đề xuất tiêu chí xem xét trường hợp "đặc biệt"

Hiển thị các bài đăng có nhãn Triều Tiên. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Triều Tiên. Hiển thị tất cả bài đăng

14.4.12

Vụ phóng Tên lửa Triều Tiên thất bại hay sự thật mãi bị chôn vùi ?


Tên lửa Triều Tiên rơi hay sự thật mãi bị chôn vùi? Để cứu vãn tình thế, Bình Nhưỡng có thể tiến hành một vụ thử hạt nhân sau vụ phóng vệ tinh thất bại.

Sau khi vụ thử tên lửa của Triều Tiên thất bại, tin đồn dấy lên về việc Bình Nhưỡng có thể sẽ tiến hành thử hạt nhân lần thứ 3 để cứu vãn tình thế. Các nước lại nín thờ chờ xem liệu Bình Nhưỡng có tái diễn kịch bản năm 2009 hay không.

Cứu vãn tình thế khó xử

Mặc dù Triều Tiên tuyên bố phóng tên lửa đưa vệ tinh vào vũ trụ là để mừng kỷ niệm lần sinh nhật thứ 100 của cố Chủ tịch Kim Nhật Thành và để phục vụ công tác nghiên cứu mang tính chất hòa bình nhưng nhiều nhà phân tích tin rằng, kế hoạch này mang nhiều thông điệp hơn nữa.

Bình Nhưỡng muốn thông qua vụ phóng tên lửa lần này để củng cố quyền lực của tân Lãnh đạo Kim Jong Un và thể hiện sức mạnh quân sự nhằm tăng cường vị thế của nước này trong các cuộc đàm phán sắp tới với các cường quốc.
Đồ hoạ vụ phóng tên lửa mang vệ tinh của Triều Tiên (Ảnh: AFP)
Đồ hoạ vụ phóng tên lửa mang vệ tinh của Triều Tiên (Ảnh: AFP)

Sáng sớm ngày 13/4, tên lửa của Triều Tiên đã được phóng đi dưới sự theo dõi chặt chẽ của các nước Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc. Chỉ một thời gian ngắn sau đó, báo chí đồng loạt đưa tin, tên lửa của Triều Tiên đã nổ tung, vỡ tan và rơi xuống đại dương khoảng hơn 1 phút sau khi được phóng đi. Hãng thông tấn chính thức KCNA của Triều Tiên sau đó cũng chính thức thừa nhận, vụ phóng tên lửa của họ đã thất bại.

Rõ ràng, vụ phóng tên lửa thất bại đã đẩy chính phủ Triều Tiên vào tình trạng “bối rối”. Sự thất bại này chính là thách thức đầu tiên hay có thể gọi là cuộc khủng hoảng đầu tiên mà Nhà lãnh đạo trẻ Kim Jong Un phải đối mặt. Theo dự đoán của một số chuyên gia, Bình Nhưỡng có thể tiến hành một vụ thử hạt nhân ngay sau đó để cứu vãn tình thế khó xử cho họ.

"Khả năng Triều Tiên tiến hành thêm một vụ phóng tên lửa tầm xa hay một vụ thử hạt nhân hoặc là một hành động khiêu khích quân sự nào đó nhằm củng cố sự đoàn kết bên trong nước này là rất cao”, một quan chức quốc phòng Hàn Quốc đã nhận định như vậy tại một cuộc họp Quốc hội.

Như vậy, sau khi nín thở chờ Triều Tiên phóng tên lửa, các nước lại nín thở chờ xem liệu nước này có tiếp tục thách thức các cường quốc thế giới bằng một vụ thử hạt nhân mới - vụ thử hạt nhân thứ ba của Triều Tiên nếu nó được thực hiện.

Sự thật vụ phóng vệ tinh sẽ mãi bị chôn vùi?

Trở lại với vụ Triều Tiên phóng tên lửa mang vệ tinh và... thất bại, trong một bài báo mang tên “Đi, đi và… mất hút” đăng trên tờ Asia Times, tác giả cho rằng, sự thất bại trong vụ phóng tên lửa của Triều Tiên sẽ chôn vùi sự thật và để lại một bí ẩn mãi không có lời giải.

Theo Asia Times, việc tên lửa Triều Tiên vỡ vụn đã mang theo sự thật về mục đích của vụ phóng xuống đáy biển Hoàng Hải.

Câu hỏi: “Liệu Triều Tiên phóng vệ tinh nghiên cứu hay thử tên lửa tầm xa?” có thể sẽ mãi là bí ẩn đối với nhân loại.

Mỹ và Hàn Quốc đang tích cực thu lượm mảnh vỡ của tên lửa Triều Tiên. Tuy nhiên, ngay cả khi tìm được, kết quả phân tích cũng chỉ có thể cho thấy được một phần nhỏ trong công nghệ tên lửa của Bình Nhưỡng.

Bài báo cũng cho biết, cho dù tên lửa đã rơi, song điều đó sẽ không ngăn CHDCND Triều Tiên ngắm pháo hoa trong dịp kỷ niệm 100 năm ngày sinh cố Chủ tịch Kim Nhật Thành./.

MH/VOV online
Tổng hợp

13.4.12

Mỹ , Hàn Quốc, Nhật Bản chạy đua tìm mảnh vỡ tên lửa Triều Tiên

Hải quân Hàn Quốc đã phát động một chiến dịch tìm kiếm nhằm thu thập mảnh vỡ từ vụ phóng tên lửa thất bại của CHDCND Triều Tiên, theo AFP.

Chỉ vài phút sau khi tên lửa được phóng vào buổi sáng 13.4, Mỹ và Hàn Quốc đã tuyên bố vụ phóng thất bại, vài giờ sau đó, hãng tin nhà nước CHDCND Triều Tiên thừa nhận rằng vệ tinh không thể được đưa lên quỹ đạo.

 Tàu hải quân Hàn Quốc tại căn cứ hải quân Incehon - Ảnh: AFP
 Tàu hải quân Hàn Quốc tại căn cứ hải quân Incehon - Ảnh: AFP


Người phát ngôn của Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân Hàn Quốc nói với AFP: “Chúng tôi đã xác định vị trí các mảnh vỡ và đang thực hiện nỗ lực để thu thập chúng”.

Thông báo được đưa ra bất chấp lời cảnh báo của CHDCND Triều Tiên vào tuần trước nói rằng không được phép thực hiện các chiến dịch như thế.

“Nếu bất kỳ ai… nỗ lực bắn hạ hoặc thu thập mảnh vỡ tên lửa vũ trụ, chúng tôi sẽ trả đũa không thương xót”, Ủy ban Thống nhất Hòa bình Tổ quốc của CHDCND Triều Tiên tuyên bố.

Theo hãng Yonhap, hơn một chục tàu hải quân Hàn Quốc, nhiều chiếc trong số đó được trang bị hệ thống định vị siêu âm hoặc thợ lặn, đang lùng sục khu vực.

Trong khi đó, kênh tin tức CBS Radio News đưa tin hai tàu khu trục Hàn Quốc được trang bị tên lửa đánh chặn cùng các trực thăng đang sục sạo vùng biển để tìm mảnh vỡ.

Chính phủ Nhật cho biết lực lượng của họ đang hợp tác với quân đội Mỹ để đánh giá lộ trình bay của tên lửa và thu thập mảnh vỡ, theo CBS Radio News.

Các tàu quét mìn và những tàu khác của hải quân Mỹ cũng đang có mặt trong khu vực.

“Chúng tôi tin rằng một số mảnh vỡ lớn đang nằm dưới đáy biển”, người phát ngôn của Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân Hàn Quốc phát biểu.

Theo Yonhap, đáy biển tại khu vực sâu khoảng 70 đến 100 mét nên việc thu thập các mảnh vỡ lớn rất khả thi.

Sơn Duân

Triều Tiên xác nhận vụ phóng tên lửa tầm xa thất bại



Hãng tin nhà nước KCNA thông báo: “Các nhà khoa học, kỹ sư và chuyên gia đang tìm hiểu nguyên nhân thất bại”.

Vào lúc 12 giờ, giờ địa phương (10 giờ, giờ Việt Nam), CHDCND Triều Tiên đã chính thức thông báo tên lửa được phóng đi vào sáng sớm 13.4 không thể bay vào quỹ đạo, xác nhận những khẳng định trước đó của các nước láng giềng về vụ phóng tên thất bại.

* CHDCND Triều Tiên đã phóng một tên lửa tầm xa vào sáng nay, 13.4, song các nước láng giềng nói rằng nó đã đâm xuống biển không lâu sau khi được phóng đi.

 Người dân Hàn Quốc theo dõi hình ảnh đồ họa về vụ phóng qua truyền hình - Ảnh: AFP
 Người dân Hàn Quốc theo dõi hình ảnh đồ họa về vụ phóng qua truyền hình - Ảnh: AFP
Tên lửa mang theo vệ tinh được phóng đi từ tây bắc CHDCND Triều Tiên vào sáng hôm nay, theo BBC.

Tuy nhiên, các quan chức Nhật và Hàn Quốc cho hay nó chỉ bay được ít phút trước khi đâm xuống vùng biển ngoài khơi bán đảo Triều Tiên.

Kênh truyền hình NHK của Nhật dẫn nguồn tin từ Bộ Quốc phòng nước này cho biết tên lửa bay được 120 km và vỡ thành bốn mảnh, rơi xuống vùng biển phía tây bán đảo Triều Tiên. Hãng tin CBS thì cho biết tên lửa vỡ làm bốn mảnh và rơi xuống biển Hoàng Hải.

Quân đội Hàn Quốc nói các mảnh vỡ rơi xuống vị trí cách bờ biển phía tây nước này 200 km. Quân đội Mỹ cũng đã xác nhận vụ phóng tên lửa thất bại, theo Reuters. Trong khi đó, Bình Nhưỡng vẫn chưa lên tiếng về vụ phóng.

Các nhà báo nước ngoài chờ đợi thông tin liên quan đến vụ phóng vệ tinh của CHDCND Triều Tiên tại trung tâm báo chí ở Bình Nhưỡng vào ngày 13.4 - Ảnh: AFP
Các nhà báo nước ngoài chờ đợi thông tin liên quan đến vụ phóng vệ tinh của CHDCND Triều Tiên tại trung tâm báo chí ở Bình Nhưỡng vào ngày 13.4 - Ảnh: AFP

Theo các quan chức Hàn Quốc, tên lửa được phóng đi vào lúc 7 giờ 39 phút, giờ địa phương (5 giờ 39 phút, giờ Việt Nam).

Cả Nhật và Hàn Quốc đã đe dọa sẽ bắn rơi tên lửa nếu nó đe dọa lãnh thổ của họ.

Người phát ngôn Bộ Quốc phòng Hàn Quốc Kim Min-seok phát biểu: “Các quan chức tình báo Hàn Quốc tin rằng vụ phóng tên lửa đã kết thúc thất bại”.

Hãng Reuters dẫn lời một quan chức Bộ Quốc phòng Hàn Quốc cho biết nước này đang tiến hành chiến dịch thu hồi các mảnh vỡ và nói thêm rằng đây là một vụ thử tên lửa đạn đạo.

 Người dân Hàn Quốc theo dõi vụ phóng vệ tinh của CHDCND Triều Tiên qua màn hình tivi ở một nhà ga tại Seoul vào ngày 13.4 - Ảnh: AFP
 Người dân Hàn Quốc theo dõi vụ phóng vệ tinh của CHDCND Triều Tiên qua màn hình tivi ở một nhà ga tại Seoul vào ngày 13.4 - Ảnh: AFP
Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Naoki Tanaka cũng thông báo: “Vào khoảng 7 giờ 40 (5 giờ 40, giờ Việt Nam), chúng tôi xác nhận một vật thể bay xác định đã được phóng đi từ CHDCND Triều Tiên và rơi sau khi bay được hơn một phút”.

Quân đội Mỹ cho hay CHDCND Triều Tiên đã phóng một tên lửa đạn đạo Taepodong-2 vốn bị vỡ ra thành từng phần không lâu sau khi cất cánh và không mang lại mối đe dọa trong bất kỳ thời điểm nào.

Bộ Tư lệnh Phòng thủ Không gian Bắc Mỹ (NORAD) và Bộ Tư lệnh phương Bắc đã “phát hiện và theo dõi một tên lửa Taepodong-2 của CHDCND Triều Tiên vào lúc 22 giờ 39 phút, giờ GMT” (5 giờ 39 phút, giờ Việt Nam), theo thông báo của NORAD.

Theo Reuters, Cơ quan Vũ trụ CHDCND Triều Tiên đã nói họ không có thông tin về vụ phóng vốn buộc Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc phải triệu tập cuộc họp khẩn
 Người dân Hàn Quốc theo dõi vụ phóng vệ tinh của CHDCND Triều Tiên qua màn hình tivi ở một nhà ga tại Seoul vào ngày 13.4 - Ảnh: AFP
 Người dân Hàn Quốc theo dõi vụ phóng vệ tinh của CHDCND Triều Tiên qua màn hình tivi ở một nhà ga tại Seoul vào ngày 13.4 - Ảnh: AFP

CHDCND Triều Tiên nói mục đích của vụ phóng là đưa một vệ tinh vào quỹ đạo nhằm đánh dấu lễ kỷ niệm 100 năm ngày sinh của cố Chủ tịch Kim Nhật Thành song Mỹ và các quốc gia khác tố giác đây là vụ phóng tên lửa tầm xa trá hình vốn vi phạm các nghị quyết của Liên Hiệp Quốc.

Hãng AFP dẫn lời một nhà ngoại giao tại Liên Hiệp Quốc cho biết Hội đồng Bảo an gồm 15 nước sẽ họp khẩn trong hôm nay, 13.4, nhằm quyết định bước đi kế tiếp sau hành động của CHDCND Triều Tiên.

Sau vụ phóng thất bại của CHDCND Triều Tiên, Bộ Quốc phòng Hàn Quốc thông báo nước này đang theo dõi sát sao các hành động khiêu khích kế tiếp như là các vụ thử tên lửa tiếp theo hoặc một vụ thử hạt nhân thứ 3, theo AFP.

Hôm 8.10, một quan chức Hàn Quốc nói CHDCND Triều Tiên có vẻ như chuẩn bị cho một vụ thử hạt nhân thứ ba sau vụ phóng tên lửa trong hôm nay.

Quá trình chuẩn bị đang được thực hiện tại thị trấn Punggye-ri ở đông bắc, nơi CHDCND Triều Tiên từng thực hiện hai vụ thử hạt nhân vào năm 2006 và 2009, hãng AFP dẫn lời một quan chức giấu tên cho hay.

Sơn Duân - Ngát Ngọc - Nguyễn Đan

5.4.12

Mỹ dùng Triều Tiên kìm hãm Trung Quốc




Ngày 3/4, Đài tiếng nói nước Nga dẫn nguồn tin từ các phương tiện truyền thông Đức cho biết, đây không phải là lần đầu Berlin được chọn làm địa điểm diễn ra “mật đàm” giữa Mỹ và Triều Tiên xung quanh chương trình hạt nhân.
Cuối tuần qua, đại diện Mỹ và Triều Tiên vừa có cuộc đàm phán về chương trình hạt nhân ở Viện Aspen tại Berlin, Đức. Thông tin về cuộc họp không được tiết lộ.
Cùng ngày, Đài truyền hình NHK Nhật Bản cũng loan tin Chính phủ Triều Tiên và Mỹ đã có cuộc tiếp xúc tại Đức để thảo luận về kế hoạch phóng tên lửa tầm xa, và Bình Nhưỡng khẳng định tiếp tục duy trì lập trường của mình.

Đài NHK cho biết, cuộc đối thoại có sự tham dự của Vụ trưởng Vụ các vấn đề Mỹ thuộc Bộ Ngoại giao Triều Tiên Ri Geun và cựu Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ Thomas Pickering.


Kwangmyongsong 3 sẵn sàng vào bệ phóng.
Kwangmyongsong 3 sẵn sàng vào bệ phóng.

Thông tin đưa ra thêm lần nữa khẳng định ý kiến cho rằng kế hoạch phóng vệ tinh Kwangmyongsong 3 của Bình Nhưỡng nằm trong di huấn của cố Chủ tịch Kim Jong Il, và Mỹ cũng nhận được thông báo từ Triều Tiên trước đó, chứ không “bất ngờ” như Washington từng tuyên bố. 


Trước nay, giới phân tích quốc tế không ít lần nghi ngờ việc Mỹ dùng Triều Tiên như quân bài trong cuộc đấu với Trung Quốc, kiềm chế sự trỗi dậy của quốc gia đông dân nhất hành tinh này.


Theo Alexandr Zhebin, Giám đốc Trung tâm Hàn Quốc thuộc Viện Nghiên cứu Viễn Đông - Nga, Mỹ đang cố gắng khẳng định vị trí của họ ở Triều Tiên, không phải bằng áp lực vũ lực trực tiếp mà bằng con đường “ngoại giao dân gian”. Điều này thể hiện bằng những động thái gần đây trong mối quan hệ quan hệ của Mỹ với Triều Tiên. 
 (>> chi tiết)


Ngoài tuyên bố tạm ngừng viện trợ 240.000 tấn lương thực cho Bình Nhưỡng, Washington không có bất cứ động thái đáng kể nào cho thấy nỗ lực của họ nhằm ngăn chặn việc phóng tên lửa mang vệ tinh Gwangmyongsong 3 của Triều Tiên.


Trong khi vệ tinh Mỹ xác định nhiều xe tải của Bình Nhưỡng di chuyển radar và các thùng nhiên liệu tới căn cứ Dongchang, sẵn sàng cho cuộc phóng vệ tinh, Washington thản nhiên tuyên bố: Sẽ tổ chức các cuộc đối thoại 6 bên và với các nước đồng minh nhằm tìm kiếm giải pháp đối phó với kế hoạch phóng tên lửa của Triều Tiên. 


Trả lời báo chí hôm 31/3, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Mark Toner lấp lửng: “Hỏi hay nói về Triều Tiên” là một sai lầm và cần phải quay trở lại kế hoạch.


Trước đó, Hải quân Mỹ đã điều động các loại radar tiên tiến đến khu vực Thái Bình Dương “nhằm chuẩn bị đối phó với kế hoạch phóng tên lửa có gắn vệ tinh Gwangmyongsong-3 của Triều Tiên”, tuy nhiên, lực lượng tác chiến tại Thái Bình Dương không nhận được lệnh “đánh chặn tên lửa” của Bình Nhưỡng. 

Tùng Dương