Trang

Diệp Kính Thiên: Nguyễn Tấn Dũng có thắng không?

Khả năng được đề cử chức Tổng bí thư khóa 12 cho Nguyễn Tấn Dũng có thể chắc chắn. Đây mới chỉ là hiệp một. Sang hiệp hai – bầu cử Ban chấp hành Trung ương khóa 12 – mới là chủ yếu.

Anh Ba Thanh: Nguyễn Phú Trọng sẽ làm Tổng bí thư nửa nhiệm kỳ đầu khóa XII ?

Khai mạc hội nghị, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã hé lộ một chi tiết đáng lưu ý trong báo cáo đó là về đề xuất tiêu chí xem xét trường hợp "đặc biệt"

Hiển thị các bài đăng có nhãn phóng vệ tinh. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn phóng vệ tinh. Hiển thị tất cả bài đăng

14.4.12

Vụ phóng Tên lửa Triều Tiên thất bại hay sự thật mãi bị chôn vùi ?


Tên lửa Triều Tiên rơi hay sự thật mãi bị chôn vùi? Để cứu vãn tình thế, Bình Nhưỡng có thể tiến hành một vụ thử hạt nhân sau vụ phóng vệ tinh thất bại.

Sau khi vụ thử tên lửa của Triều Tiên thất bại, tin đồn dấy lên về việc Bình Nhưỡng có thể sẽ tiến hành thử hạt nhân lần thứ 3 để cứu vãn tình thế. Các nước lại nín thờ chờ xem liệu Bình Nhưỡng có tái diễn kịch bản năm 2009 hay không.

Cứu vãn tình thế khó xử

Mặc dù Triều Tiên tuyên bố phóng tên lửa đưa vệ tinh vào vũ trụ là để mừng kỷ niệm lần sinh nhật thứ 100 của cố Chủ tịch Kim Nhật Thành và để phục vụ công tác nghiên cứu mang tính chất hòa bình nhưng nhiều nhà phân tích tin rằng, kế hoạch này mang nhiều thông điệp hơn nữa.

Bình Nhưỡng muốn thông qua vụ phóng tên lửa lần này để củng cố quyền lực của tân Lãnh đạo Kim Jong Un và thể hiện sức mạnh quân sự nhằm tăng cường vị thế của nước này trong các cuộc đàm phán sắp tới với các cường quốc.
Đồ hoạ vụ phóng tên lửa mang vệ tinh của Triều Tiên (Ảnh: AFP)
Đồ hoạ vụ phóng tên lửa mang vệ tinh của Triều Tiên (Ảnh: AFP)

Sáng sớm ngày 13/4, tên lửa của Triều Tiên đã được phóng đi dưới sự theo dõi chặt chẽ của các nước Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc. Chỉ một thời gian ngắn sau đó, báo chí đồng loạt đưa tin, tên lửa của Triều Tiên đã nổ tung, vỡ tan và rơi xuống đại dương khoảng hơn 1 phút sau khi được phóng đi. Hãng thông tấn chính thức KCNA của Triều Tiên sau đó cũng chính thức thừa nhận, vụ phóng tên lửa của họ đã thất bại.

Rõ ràng, vụ phóng tên lửa thất bại đã đẩy chính phủ Triều Tiên vào tình trạng “bối rối”. Sự thất bại này chính là thách thức đầu tiên hay có thể gọi là cuộc khủng hoảng đầu tiên mà Nhà lãnh đạo trẻ Kim Jong Un phải đối mặt. Theo dự đoán của một số chuyên gia, Bình Nhưỡng có thể tiến hành một vụ thử hạt nhân ngay sau đó để cứu vãn tình thế khó xử cho họ.

"Khả năng Triều Tiên tiến hành thêm một vụ phóng tên lửa tầm xa hay một vụ thử hạt nhân hoặc là một hành động khiêu khích quân sự nào đó nhằm củng cố sự đoàn kết bên trong nước này là rất cao”, một quan chức quốc phòng Hàn Quốc đã nhận định như vậy tại một cuộc họp Quốc hội.

Như vậy, sau khi nín thở chờ Triều Tiên phóng tên lửa, các nước lại nín thở chờ xem liệu nước này có tiếp tục thách thức các cường quốc thế giới bằng một vụ thử hạt nhân mới - vụ thử hạt nhân thứ ba của Triều Tiên nếu nó được thực hiện.

Sự thật vụ phóng vệ tinh sẽ mãi bị chôn vùi?

Trở lại với vụ Triều Tiên phóng tên lửa mang vệ tinh và... thất bại, trong một bài báo mang tên “Đi, đi và… mất hút” đăng trên tờ Asia Times, tác giả cho rằng, sự thất bại trong vụ phóng tên lửa của Triều Tiên sẽ chôn vùi sự thật và để lại một bí ẩn mãi không có lời giải.

Theo Asia Times, việc tên lửa Triều Tiên vỡ vụn đã mang theo sự thật về mục đích của vụ phóng xuống đáy biển Hoàng Hải.

Câu hỏi: “Liệu Triều Tiên phóng vệ tinh nghiên cứu hay thử tên lửa tầm xa?” có thể sẽ mãi là bí ẩn đối với nhân loại.

Mỹ và Hàn Quốc đang tích cực thu lượm mảnh vỡ của tên lửa Triều Tiên. Tuy nhiên, ngay cả khi tìm được, kết quả phân tích cũng chỉ có thể cho thấy được một phần nhỏ trong công nghệ tên lửa của Bình Nhưỡng.

Bài báo cũng cho biết, cho dù tên lửa đã rơi, song điều đó sẽ không ngăn CHDCND Triều Tiên ngắm pháo hoa trong dịp kỷ niệm 100 năm ngày sinh cố Chủ tịch Kim Nhật Thành./.

MH/VOV online
Tổng hợp