Trang

Diệp Kính Thiên: Nguyễn Tấn Dũng có thắng không?

Khả năng được đề cử chức Tổng bí thư khóa 12 cho Nguyễn Tấn Dũng có thể chắc chắn. Đây mới chỉ là hiệp một. Sang hiệp hai – bầu cử Ban chấp hành Trung ương khóa 12 – mới là chủ yếu.

Anh Ba Thanh: Nguyễn Phú Trọng sẽ làm Tổng bí thư nửa nhiệm kỳ đầu khóa XII ?

Khai mạc hội nghị, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã hé lộ một chi tiết đáng lưu ý trong báo cáo đó là về đề xuất tiêu chí xem xét trường hợp "đặc biệt"

Hiển thị các bài đăng có nhãn Trung Quốc. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Trung Quốc. Hiển thị tất cả bài đăng

27.1.15

Thời báo Hoàn Cầu tuyên truyền xuyên tạc, chia rẽ lãnh đạo Việt Nam

Bài viết của Thời báo Hoàn Cầu cho thấy Trung Quốc sợ Việt Nam ngả vào vòng tay Hoa Kỳ, và đó là điều Việt Nam cần làm vào lúc này!
Cơ quan ngôn luận của đảng Cộng sản Trung Quốc lại tung tin thất thiệt, kích động chia rẽ cố gắng tìm cách gây nhiễu loạn nội bộ Việt Nam.
Tân Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam Ted Osius bị Thời báo Hoàn Cầu lợi dụng làm cái cớ để công kích chia rẽ dư luận nội bộ Việt Nam
Thời báo Hoàn Cầu ngày 25/1 đăng bài bình luận với tiêu đề "Đòn bẩy thương mại có thể ngăn Việt Nam quay sang Mỹ", trong đó đưa ra nhiều bình luận xuyên tạc, chia rẽ lãnh đạo cấp cao Việt Nam và cổ súy cho tham vọng bá quyền, bành trướng lãnh thổ mà Bắc Kinh đang theo đuổi trên Biển Đông, reo rắc những suy diễn, hoài nghi gây bất lợi, chia rẽ nội bộ Việt Nam.

Đầu tiên Thời báo Hoàn Cầu nhắc tới việc Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tiếp tân Đại sứ Hoa Kỳ Ted Osius hôm 7/1, trong đó tờ báo Trung Quốc tuyên truyền rằng: "Ông Osius đã trao đổi (với Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng) về việc Nhà Trắng sẽ linh hoạt hơn trong các cuộc đàm phán hiệp định Quan hệ đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP)". Thời báo Hoàn Cầu bình luận, đàm phán TPP Việt - Mỹ bắt đầu từ hơn 5 năm trước đây dường như đang bước vào giai đoạn cuối khi Mỹ chấp nhận một số thỏa hiệp với Việt Nam.

Hoàn Cầu tuyên truyền: "Việt Nam hy vọng hiệp ước kinh tế này sẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của mình, và quan trọng nhất là giảm đi sự phụ thuộc lâu dài vào nhập khẩu từ Trung Quốc. Hơn nữa căng thẳng gia tăng ở Biển Đông đã đẩy Việt Nam đến chỗ phải tìm kiếm 'một người bảo trợ' để làm đối trọng với ảnh hưởng của Trung Quốc. Mỹ là lựa chọn tốt nhất của Việt Nam".
Cũng theo bình luận trên Thời báo Hoàn Cầu: "Năm nay sẽ đánh dấu kỷ niệm 20 năm ngày bình thường hóa quan hệ giữa Việt Nam và Mỹ. Bất chấp 2 nước đã có thời kỳ đối đầu, dịp này cung cấp cho cả hai bên động lực quan trọng để tiến lại gần nhau hơn. Thỏa hiệp của Washington trong các cuộc đàm phán TPP là một món quà cho Việt Nam, nhưng những món quà luôn được đưa ra với cái giá (phải trả)".

Xung quanh cái Hoàn Cầu gọi là "cái giá phải trả", tờ báo suy diễn tiếp: "Lịch sử đã chứng minh hàng triệu lần rằng Hoa Kỳ sẽ không bao giờ bỏ cuộc mà không có lý do trong các cuộc đàm phán, đặc biệt khi họ đã chiếm được thế thượng phong. Trong trường hợp này sự nhượng bộ của Washington không phải một chiến thuật hỗ trợ lợi ích nhỏ, mà là một chiến lược có thể tác động đến toàn bộ bối cảnh chính trị trong khu vực".

"Năm 2015 cũng sẽ là một năm căng thẳng đối với nền chính trị Việt Nam, đó là một năm để xác định người sẽ trở thành Tổng bí thư Đảng Cộng Sản Việt Nam", Thời báo Hoàn Cầu bắt đầu reo rắc những bình luận gây bất lợi cho Việt Nam, gây chia rẽ nội bộ Việt Nam: "Đại hội 12 Đảng Cộng Sản Việt Nam sẽ diễn ra vào tháng Giêng năm 2016 và Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng có thể trở thành Tổng bí thư". Nguy hiểm hơn, Thời báo Hoàn Cầu kích động chia rẽ khi xuyên tạc rằng Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng "đại diện cho phe thân Mỹ"?!
Việc Thời báo Hoàn Cầu công kích bôi nhọ Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng là nhằm âm mưu đen tối chia rẽ nội bộ Việt Nam để dễ bề thực hiện tham vọng bành trướng lãnh thổ. Tờ báo này có lẽ đã "giật thót" khi nghe khẳng định của Thủ tướng: Quyết không đánh đổi chủ quyền lãnh thổ lấy một thứ hữu nghị viển vông nào đó, và Hoàn Cầu tìm cách bôi nhọ. Ảnh: Bloomberg.
Trong khi lãnh đạo cấp cao Trung Quốc ra sức tuyên truyền rằng họ không can thiệp vào công việc nội bộ nước khác thì Thời báo Hoàn Cầu, một phiên bản của Nhân Dân nhật báo - cơ quan ngôn luận của đảng Cộng sản Trung Quốc lại tung tin thất thiệt, kích động chia rẽ cố gắng tìm cách gây nhiễu loạn nội bộ Việt Nam là một động thái hiếm thấy trong những năm qua. Chưa thấy Mỹ can thiệp vào nội bộ Việt Nam chỗ nào như Thời báo Hoàn Cầu tuyên truyền, nhưng tờ báo này "thả bom gây rối dư luận" nội bộ Việt Nam để phục vụ mưu đồ đen tối đã rõ như ban ngày - PV.

Hoàn Cầu xuyên tạc tiếp: "Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nếu trở thành Tổng bí thư khóa tới có thể sẽ làm thay đổi đáng kể chiến lược quốc gia và chính sách đối ngoại của Việt Nam, chào đón sự tham gia sâu hơn của Mỹ vào Việt Nam. Washington đã nhận ra 'tiềm năng' của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Đại hội 12 có thể là cơ hội duy nhất cho ông lên nắm quyền lực tối cao, Mỹ có ý định ca ngợi kết quả của các cuộc đàm phán TPP là một trong những thành tựu lớn của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng".

"Trong trường hợp này Washington đang nỗ lực dùng thủ đoạn 'cách mạng màu' cũ mèm của mình để thu hút Việt Nam như 'con tốt Philippines' để kiềm chế sự trỗi dậy của Trung Quốc. Vì vậy 2015 sẽ là một năm quan trọng trong cuộc chơi 3 bên Trung Quốc - Mỹ - Việt Nam. Mặc dù Trung Quốc và Việt Nam đã nhanh chóng khôi phục lại quan hệ vào cuối năm 2014 sau một năm dài căng thẳng (do những hành động khiêu khích, xâm phạm vùng biển Việt Nam mà Trung Quốc hung hăng thực hiện, bất chấp luật pháp quốc tế - PV)."

Các nhà lãnh đạo cấp cao Việt Nam bao gồm Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng lâu nay khẳng định trước sau như một, Việt Nam không liên kết nước này chống nước kia, thực hiện chính sách đối ngoại độc lập tự chủ, đa phương hóa đa dạng hóa và Việt Nam muốn là bạn của tất cả các nước yêu chuộng hòa bình. Tuy nhiên, Thủ tướng cũng nhấn mạnh, Việt Nam quyết không đánh đổi chủ quyền lấy một thứ hữu nghị viển vông, kiểu như "nhà anh là nhà tôi".

Phát biểu của Thủ tướng đã nhận được sự đồng tình ủng hộ và hướng ứng nhiệt liệt của dư luận trong và ngoài nước. Phải chăng động đến tham vọng bành trướng lãnh thổ khó nuốt trôi, Thời báo Hoàn Cầu mới tìm cách công kích, chia rẽ nội bộ người Việt trước thời điểm quan trọng ảnh hưởng đến tương lai của đất nước?

Hơn nữa một cơ quan truyền thông chính thống, tuyên truyền của đảng Cộng sản Trung Quốc lại mỉa mai nước láng giềng là "con tốt" của Mỹ liệu có phải cái tát tờ báo này nhằm vào chính những tuyên bố thiện chí lãnh đạo cấp cao của họ vẫn nói rằng Bắc Kinh tôn trọng láng giềng, không can thiệp vào công việc nội bộ của nước khác? Thời báo Hoàn Cầu tuyên truyền xuyên tạc, nói trắng dã tâm bành trướng Biển Đông bằng mọi giá: "Nỗ lực của Washington đối với Việt Nam sẽ phá vỡ các khuôn khổ an ninh khu vực dễ bị tổn thương, gây nguy hiểm đến tính toàn vẹn với chủ quyền lãnh thổ của Trung Quốc".
Trước Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Bộ trưởng Đinh La Thăng cũng trở thành mục tiêu công kích của Thời báo hoàn Cầu
Nói cho đúng hơn, Thời báo Hoàn Cầu lo sợ tham vọng độc chiếm Biển Đông sẽ khó thành khi nó không chỉ xâm phạm chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của các nước láng giềng trong đó có Việt Nam, mà còn muốn hất cẳng Mỹ ra khỏi khu vực. Tham vọng khó đạt, Thời báo Hoàn Cầu quay sang la làng rằng Mỹ đang lôi kéo các nước khác "kiềm chế" Trung Quốc? Hợp tác bình thường giữa Việt Nam và Mỹ không nhằm vào một bên thứ 3, và đương nhiên chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam thì người Việt phải bảo vệ đến cùng, dù đối thủ có hung hãn tới đâu đi nữa - PV.

Thời báo Hoàn Cầu lên giọng dọa dẫm: "Những gì Trung Quốc sẽ phải đối mặt với nước láng giềng phương Nam (Việt Nam) có lẽ sẽ là một tình huống còn căng thẳng, mãnh liệt hơn những gì đã trải qua trong năm 2014"?! Nhưng rồi tờ báo xúi giục Trung Nam Hải: "Không giống như Mỹ trắng trợn can thiệp vào công việc nội bộ nước khác, Trung Quốc có thể sử dụng kinh tế, chấp nhận giúp ích Việt Nam nhiều hơn trong mối quan hệ song phương tích cực". Nếu "dụ dỗ" không xong, Thời báo Hoàn Cầu xúi Trung Nam Hải "có biện pháp trừng phạt nếu Việt Nam liên kết với Mỹ chống Trung Quốc"?!

Tờ báo này tuyên truyền: "Để ngăn chặn Việt Nam tiếp tục ngả về phía Hoa Kỳ, Bắc Kinh cần phải có lập trường 'mềm hơn một chút' về một số vấn đề để giảm bớt tình hình căng thẳng ở Biển Đông. Nếu không tình trạng căng thẳng sẽ ngày một gia tăng, tỉ lệ cược Việt Nam trở thành đồng minh của Mỹ sẽ tăng lên rất nhiều. Trung Quốc nên phát huy đầy đủ lợi thế truyền thống như một đối tác lớn của Việt Nam, sử dụng các biện pháp kinh tế khác nhau, đặc biệt là đầu tư, xây dựng cơ sở hạ tầng ở Việt Nam. Trung Quốc cần phải nỗ lực hơn nữa để thúc đẩy kết nối giữa hai quốc gia".
Ảnh chụp màn hình bài báo tuyên truyền xuyên tạc, kích động chia rẽ nội bộ Việt Nam trên Thời báo Hoàn Cầu.
Hoàn Cầu kết luận: "Lợi ích thực sự sẽ làm cho Việt Nam 'tỉnh táo trở lại', đủ để cân nhắc những ưu và nhược điểm khi cân nhắc các quyết định có liên quan đến Trung Quốc và Mỹ"?! Vậy cũng xin nhắc lại rằng, Việt Nam muốn làm bạn với nhân dân yêu chuộng hòa bình của các quốc gia trên thế giới, nhưng "không đánh đổi chủ quyền lấy một thứ hữu nghị viển vông".

Cũng chính Thời báo Hoàn Cầu mới đây đã từng lên giọng vu cáo Bộ trưởng Đinh La Thăng vì ông đã cảnh cáo thẳng mặt Tổng thầu Trung Quốc làm ăn lem nhem, gây tai nạn và nguy hiểm cho người dân Việt Nam, coi thường luật pháp nước sở tại. Những nhà thầu và dự án như vậy từ Trung Quốc thì không quốc gia nào chấp nhận được chứ chẳng riêng gì Việt Nam. Nếu Thời báo Hoàn Cầu nghĩ rằng có thể dùng nguồn vốn, nhà thầu như vậy để thao túng Việt Nam thì tờ báo này đã nhầm - PV.


26.9.12

Trung Quốc đang dòm ngó lãnh thổ Hàn Quốc?

Các quan chức Hàn Quốc hôm 25-9 cho biết nước này đang tìm cách kiểm chứng thông tin Trung Quốc có kế hoạch dùng máy bay không người lái để giám sát bãi đá ngầm Ieodo ở vùng biển phía Nam đảo Jeju.
Một quan chức giấu tên của Bộ Ngoại giao nói Seoul sẽ lên tiếng phản đối vì kế hoạch này đồng nghĩa với việc Trung Quốc tuyên bố chủ quyền đối với bãi đá ngầm này mà Seoul đang kiểm soát (Trung Quốc gọi Ieodo là Tô Nham Tiêu).
Trạm nghiên cứu đại dương trên bãi đá ngầm Ieodo.
Quan chức này nói với hãng tin Yonhap: “Chúng tôi đang kiểm chứng thông tin của giới truyền thông trong lúc phía Trung Quốc vẫn chưa cho chúng tôi biết lập trường chính thức về vấn đề này. Nếu Trung Quốc có ý định dùng việc giám sát để tuyên bố chủ quyền đối với Ieodo, chúng tôi sẽ phản đối và yêu cầu Bắc Kinh chấm dứt hành động này”.
Theo giới truyền thông Trung Quốc, Bắc Kinh có kế hoạch sử dụng máy bay không người lái để giám sát các quần đảo không người ở vào năm 2015. Kế hoạch dường như nhằm chủ yếu nhằm vào quần đảo Senkaku / Điếu Ngư mà Nhật Bản và Trung Quốc đang tranh chấp. Tuy nhiên, một số bản tin cho biết Ieodo cũng có thể là mục tiêu của kế hoạch giám sát nói trên.
Ieodo chìm dưới mặt biển 4,6 m và nằm trong khu vực chồng chéo giữa hai vùng đặc quyền kinh tế của Hàn Quốc và Trung Quốc.
Theo luật hàng hải quốc tế, các quốc gia không được tuyên bố chủ quyền đối với các bãi đá ngầm. Tuy nhiên, Hàn Quốc trên thực tế đang kiểm soát Ieodo vì nó nằm gần nước này hơn bất cứ nước nào khác. Seoul trong thời gian qua đã có những bước đi để tăng cường sự kiểm soát đối với Ieodo, như xây dựng một trạm nghiên cứu đại dương trên đó vào năm 2003.
Máy bay không người lái được thử nghiệm ở thành phố Liên Vân Cảng hôm 23-9.
Máy bay không người lái được thử nghiệm ở thành phố Liên Vân Cảng hôm 23-9.
Trong khi đó, những nỗ lực thương thảo về việc phân định ranh giới vùng đặc quyền kinh tế của 2 nước Trung – Hàn tại vùng biển gần Ieodo vẫn chưa mang lại kết quả gì.
Trước đó một ngày, Tân Hoa Xã đưa tin Trung Quốc sẽ tăng cường sử dụng máy bay không người lái để tăng cường công tác hải giám. Theo bản tin, Cục Hải dương Nhà nước Trung Quốc (SOA) đã kiểm nghiệm và chấp nhận một chương trình thí điểm máy bay không người lái để thực hiện nhiệm vụ hải giám tại thành phố Liên Vân Cảng thuộc tỉnh Giang Tô.
SOA cho biết đến cuối năm 2015, nước này sẽ hoàn tất việc triển khai máy bay không người lái để thực hiện công tác hải giám tại các tỉnh ven biển. Không dừng lại ở đó, phương tiện này còn được dùng để giám sát các quần đảo tranh chấp ở biển Hoa Đông và biển Đông.
(Theo NLD)

13.9.12

Trung Quốc tránh nhắc đến ông Tập Cận Bình


Bộ Ngoại giao Trung Quốc lại từ chối trả lời các câu hỏi về Phó Chủ tịch nước Tập Cận Bình trong lúc vẫn có quan ngại về sức khỏe của ông này.

Ảnh: Bloomberg
Trả lời trong cuộc họp báo ngày 12/9, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi nói rằng: "Tôi không có thông tin để báo cho quý vị về vấn đề này".
 
Chính phủ Trung Quốc đến nay vẫn chưa đưa ra lời giải thích nào cho sự vắng mặt của ông Tập Cận Bình và từ chối trả lời các câu hỏi liên quan trong cuộc họp báo thường nhật của Bộ Ngoại giao.
 
Các chuyên gia nghiên cứu về chính trị Trung Quốc nói nhiều khả năng ông Tập Cận Bình bị ốm nhẹ vì nếu ông bị bệnh nặng thì Chủ tịch Hồ Cẩm Đào đã không đi dự hội nghị thượng đỉnh APEC.
 
Sự vắng mặt của ông Tập Cận Bình đã thu hút sự chú ý toàn cầu nhưng hệ thống truyền thông trong nước Trung Quốc hoàn toàn không nhắc tới chủ đề này.
Theo Vietnam+

30.8.12

Phá dễ hơn Xây ?


Sáng nay, thằng bạn gửi cho cái link trên blog "Dân Làm Báo", đập vào mắt là cái tiêu đề "Tàu ngầm Trung Quốc và tàu lặn Ba Đình" nghe hơi lộn xộn, Trung Quốc với Việt Nam hoặc Bắc Kinh với Hà Nội, nghe còn xuôi tai, đằng này.... 

Link trên "Dân Làm Báo": http://danlambaovn.blogspot.com/2012/08/tau-ngam-trung-quoc-va-tau-lan-ba-inh.html

Nếu chỉ thế thôi thì chắc BVD không buồn xem tới, nhưng ôi, cái hình biếm họa to chà bá. Thông điệp của bức hình thì phải thuộc hàng mà người ta hay gọi là "phản động". Mà "phản động" với BVD thì cũng bình thường, chẳng to tát gì, chuyện ở huyện...
Biếm họa Babui (Danlambao), được đăng lên blog "Dân Làm Báo"
Nhưng rồi, một ý nghĩ trong đầu khiến BVD không thể ngồi yên được! Xuyên tạc gì thì xuyên tạc, bôi nhọ thì bôi nhọ, phản động gì thì phản động, mặc kệ! Nhưng người vẽ ra bức họa này đang làm một việc hết sức "ngu xuẩn" ! đó là đang làm xấu đi hình ảnh đất nước! Bà con thử nghĩ, nếu bạn bè thế giới họ nhìn bức họa này họ sẽ nghĩ gì ? Đặc biệt người dân Trung Quốc họ sẽ nghĩ gì ? "Dân Làm Báo" còn quảng cáo không công cho Trung Quốc cái gọi là "Tam Sa" khi ghi chữ đó to đùng trên tàu ngầm của họ . Càng nghĩ càng thấy đây là một việc làm hết sức ngu xuẩn và vô trách nhiệm! Đúng là tự bôi xấu hình ảnh đất nước mình nếu "Dân Làm Báo" là người Việt, còn nếu "Dân Làm Báo" là người Trung Quốc thì có lẽ không phải bàn nữa và bạn đọc không cần đọc tiếp bài viết của BVD ! 

BVD nghĩ rằng xây dựng hình ảnh đất nước tươi đẹp, giàu mạnh là việc làm của tất cả mọi người dân Việt, bắt đầu từ việc nhỏ  nhất đến việc lớn nhất, hoặc chí ít trong con mắt người nước ngoài. Việt Nam đang đổ nhiều tiền của và đào tạo để xây dựng hạm đội tàu ngầm có tính răn đe kẻ thù để bảo chủ quyền biển đảo vậy mà họ đã làm gì? Chiếc tầu ngầm Kilo trong bức họa là một con chuột !

Xin nói ra đây bất cứ thiết bị quân sự nào có lá cờ đỏ sao vàng đều gắn đến hình ảnh "quyết chiến, quyết thắng" của Quân đội nhân dân Việt Nam! Quân đội này là con chuột ? Blog "Dân Làm báo" đang đi qúa giới hạn.  Quân đội nhân dân Việt Nam theo tôi nghĩ ra đời trước kẻ đã vẽ ra bức họa này ! 

Quân đội nhân dân Việt Nam là 1 trong 10 đội quân hùng mạnh nhất trong lịch sử dân tộc (ý kiến cá nhân), Đội quân này đã từng đánh thắng gần như tất cả Quân đội các cường quốc trên thế giới đến xâm lăng đất Việt của chúng ta như : Pháp, Mỹ, Trung Quốc (1979). Vậy quân đội đó có là con chuột không hả "Dân Làm Báo" ?  

Xây !

Chúng ta đang xây dựng hình ảnh một đất nước Việt Nam hòa bình, ổn định, có lực lượng Quốc phòng hùng mạnh. Đại tướng Phùng Quang Thanh, Bộ trưởng Quốc Phòng khẳng định lực lượng Hải quân, Phòng không Không quân, trinh sát điện tử, tác chiến điện tử, trinh sát kỹ thuật , thông tin liên lạc… đi  thẳng lên hiện đại nhằm đáp ứng yêu cầu bảo vệ tổ quốc. Nhà máy đóng tàu ngầm Admiralteiskie Verfi của Nga cho biết  chiếc tàu ngầm vừa được hạ thủy ngày hôm 28/8 sẽ được chuyển giao cho Việt Nam vào cuối năm nay. Tất cả 6 tàu ngầm sẽ được chuyển giao hết vào năm 2016
Tàu ngầm lớp Kilo của Việt Nam sẽ tung hoành biển Đông !
Tàu ngầm Project 636 có trọng tải 3.100 tấn, vận tốc tối đa là 20 hải lý/giờ, có thể lặn sâu 300m và có sức chứa 52 thủy thủ. Tàu ngầm được trang bị bệ ngư lôi 533-mm và được trang bị ngư lôi, mìn, tên lửa hành trình Kaliber 3M54 (NATO SS-N-27).
Tháng 12/2009, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã hội đàm với Thủ tướng Liên bang Nga Vladimir Putin. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã công bố về việc ký kết hợp đồng trị giá gần 2 tỷ USD đối với 6 chiếc tàu ngầm này. Đây là một trong những hợp đồng lớn nhất lịch sử xuất khẩu khí tài hải quân của Nga. Bên cạnh việc cung cấp tàu ngầm, Nga cũng sẽ giúp Việt Nam xây dựng căn cứ tàu ngầm và một cơ sở sửa chữa bảo trì.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã gặp và hội đàm với
Thủ tướng Liên bang Nga Vladimir Putin. 12/2009- Ảnh: Việt Dũng 
Ngày 16/4, Đại tướng Phùng Quang Thanh, Ủy viên Bộ chính Trị, Phó bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đã đến thăm, động viên các sĩ quan, thủy thủ lực lượng tàu ngầm đi đào tạo nước ngoài, tại Trung tâm huấn luyện 125 (Học viện kỹ thuật quân sự).
Đại tướng Phùng Quang Thanh yêu cầu phải làm chủ vũ khí hiện đại như tàu ngầm

Giao nhiệm vụ cho lực lượng tàu ngầm đi đào tạo nước ngoài, Đại tướng Phùng Quang Thanh nhấn mạnh: “Tàu ngầm là loại vũ khí trang bị rất hiện đại, được Quân đội ta sử dụng vào mục đích bảo vệ Tổ quốc – một trong nhiều nội dung của chủ trương hiện đại hóa Quân đội của Đảng và Nhà nước hiện nay.”

Việt Nam đang mở cửa hội nhập sâu rộng với thế giới, tăng cường hợp tác quốc phòng với gần như tất cả các nước trong khu vực và các cường quốc có lực lượng hải quân hùng mạnh như: Mỹ, Nga, Hà Lan, Pháp, Ân Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc...và mới đây nhất là với Australia. 

Phá !

Dù không được đánh giá cao là hiện đại, các nhà phân tích quân sự thế giới và ngay cả giới quân sự Trung Quốc cũng phải công nhận một điều rõ như ban ngày: Quân đội nhân dân Việt Nam là một đội quân thuộc loại thiện chiến và có tổ chức, có kỷ luật, có kinh nghiệm, có lối đánh thông minh, linh hoạt, có tướng tài và điều đặc biệt là khi chiến tranh xảy ra họ rất dũng cảm ! 

Những điều đó của Quân đội nhân dân Việt Nam không phải có được từ trên trời rơi xuống ! mà là cả một quá trình tích lũy chiến đấu lâu dài bảo vệ đất nước! Chứ không phải là con chuột của "Dân Làm Báo" mà có không ít người cho là "ngôi sao sáng".

Nhưng để phá đi hình ảnh tốt đẹp thì sao ? có trăm ngàn cách để phá! Tôi có thể vẽ bức họa còn "phản động" hơn cả bức hình kia! Nhưng để làm gì ? để phá hả? không bao giờ!

Phá thì dễ. Xây mới là khó!

Yết Kiêu

10.7.12

Asean trên bàn cờ giữa Mỹ và Trung

Nhà báo Martin Petty của hãng tin Anh Reuters có bài phân tích về Asean trên bàn cờ giữa Mỹ và Trung Quốc nhân các hội nghị của khối với hai đối tác này ở thủ đô Phnom Penh của Campuchia.

Trò kéo co để tranh giành ảnh hưởng ở đông nam Á giữa Mỹ và Trung Quốc chứng tỏ đang trở thành một phép thử quan trọng cho chiến lược ‘xoay chiều’ về phương đông của Washington trong bối cảnh Bắc Kinh đang củng cố quyền lực kinh tế và quân sự ở ngay sân sau của mình.
Asean là nơi Mỹ và Trung Quốc đang cạnh tranh nhau quyết liệt 
Các nước trong Hiệp hội các quốc gia đông nam Á (Asean), một trong những khu vực phát triển nhanh nhất trên thế giới, đang cân nhắc xem nên chơi những lá bài của mình như thế nào trong lúc Mỹ đang chạy đua với gã khổng lồ Trung Quốc và đang cố gắng khẳng định vị trí của mình ở châu Á.

Các nước chia rẽ

Những động thái lôi kéo dồn dập gần đây của Washington với một số nước Asean, từ Philippines, Thái Lan cho đến Singapore và Việt Nam, tiềm ẩn nguy cơ xung đột với Trung Quốc nhất là khi tranh chấp chủ quyền dễ làm kích động tâm lý và Trung Quốc đang xây dựng lực lượng nhanh chóng ở vùng Biển Đông giàu tài nguyên.

Tuy nhiên với những đồng minh lâu đời của Mỹ trong khu vực và mối quan hệ thân thiết của Trung Quốc với một số nước thành viên Asean thì khối này khó có thể tìm được tiếng nói chung trên những vấn đề có liên quan đến hai siêu cường này tại hội nghị các bộ trưởng ngoại giao trong tuần này ở Phnom Penh.

Lợi ích cá nhân rất có thể sẽ mạnh hơn sự đồng thuận tại hội nghị vốn cũng có sự tham gia của Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton và Ngoại trưởng Trung Quốc Dương Khiết Trì.

Một số nước sẽ lâm vào thế bí khi không biết làm cách nào để cân bằng các mối quan hệ với hai nước này để được lợi nhiều nhất từ cả hai, trong khi một số nước khác lại tìm cách lợi dụng sự đối đầu Mỹ-Trung như một cơ hội để đạt được những lợi thế kinh tế và quân sự.
Một số nước Asean ngả hoàn toàn về phía Trung Quốc 
Lào, Campuchia và Miến Điện, những quốc gia nghèo nhất trong khối, vẫn sẽ nằm trong quỹ đạo của Trung Quốc nhờ vào những khoản cho vay không kèm điều kiện của họ.

Những nước này rất cần xây dựng cơ sở hạ tầng, hỗ trợ quân sự và làn sóng đầu tư từ các công ty Trung Quốc.

Ngoài ra, Bắc Kinh cũng có quan hệ kinh tế gần gũi với Singapore và Malaysia và đang ra sức ve vãn Thái Lan – một đồng minh quan trọng của Mỹ kể từ Đệ nhị Thế chiến và là một căn cứ của Mỹ trong cuộc chiến ở Việt Nam.

Bắc Kinh đang cung cấp các khoản vay và công nghệ cho Thái Lan để xây dựng một tuyến đường sắt cao tốc, tài trợ hàng trăm học bổng cho sinh viên Thái và gần đây đã đồng ý gửi sang Bangkok 10.000 giáo viên dạy tiếng Hoa.

‘Siêu cường tại chỗ’

Thitinan Pongsudhirak, giám đốc Viện nghiên cứu an ninh và quốc tế của Đại học Chulalongkorn ở Bangkok, nói rằng Thái Lan là một ‘quốc gia trục’ ở Asean vốn có truyền thống thân Mỹ nhưng giờ đây lại ngả về phía Trung Quốc nhiều hơn.

Chiến lược của Trung Quốc ở Thái Lan và một vài nước Asean khác không chỉ là thương mại và đầu tư trước mắt mà là xây dựng mối quan hệ gần gũi để phục vụ cho các lợi ích chiến lược dài hạn.

“Trung Quốc hiện giờ thâm nhập vào khắp đông nam Á... họ là siêu cường ngay tại chỗ,” Pongsudhirak nói, “Đó là quyền lực âm thầm của Trung Quốc mà chúng ta không nhìn thấy. Nó không được thể hiện mạnh mẽ. Họ không nói ra.”

“Trung Quốc có thể đầu tư nhiều hơn nữa (vào quan hệ với Asean) mà không cần được lợi ngay,” ông nói thêm.

Sau một thời kỳ gần như lơ là Asean dưới thời chính quyền Bush, Hoa Kỳ có thể lo sợ rằng họ đang tụt lùi trong khi Trung Quốc đang tận dụng sự tăng trưởng của Asean.


Một số nhà phân tích cho rằng chiến lược châu Á mới của Mỹ là để xua tan quan niệm rằng sức mạnh kinh tế của họ ngày càng suy giảm cũng như quan niệm Trung Quốc vẫn tiếp tục bùng nổ.

Dấu hiệu rõ ràng của việc Hoa Kỳ quay trở lại khu vực cho tới nay là các động thái của giới quân sự với việc Bộ trưởng Quốc phòng của nước này công du đến một số nước hồi tháng trước để loan báo kế hoạch điều chuyển 60% lực lượng chiến đấu của Mỹ trú đóng ở châu Á-Thái Bình Dương cho đến năm 2020. Điều này cho phép Mỹ có thể ‘hành động nhanh nhẹn, triển khai nhanh chóng và linh hoạt’.

Một phần trong kế hoạch này đòi hỏi Mỹ phải sử dụng các cảng ở Philippines, Việt Nam và có thể là Singapore để đổi lại việc huấn luyện và hỗ trợ kỹ thuật cho các nước này.

Hoa Kỳ cũng đang tìm cách thiết lập một trung tâm phản ứng nhân đạo tại sân bay U-tapao, nơi từng là căn cứ của họ trong cuộc chiến Việt Nam trên lãnh thổ Thái Lan.

Tranh chấp chủ quyền

Chiến dịch ve vãn của Washington ở khu vực đã tiếp thêm sức mạnh cho Việt Nam và Philippines, vốn chỉ trích đòi hỏi chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông, và khởi động các cuộc thảo luận đề nghị Mỹ triển khai máy bay do thám ở vùng biển này.

Theo một số nhà ngoại giao Asean, Trung Quốc rất nghi ngờ về động cơ của Hoa Kỳ và đang vận động rất quyết liệt ở hậu trường để đả bại nỗ lực của Việt Nam và Philippines đề xuất Asean soạn thảo một thông cáo chung về tranh chấp trên biển trong bối cảnh lời lẽ các bên gay gắt trở lại sau một thời gian tạm lắng dịu.

Sự đồng thuận của Asean càng không có khả năng với việc nước chủ tịch luân phiên của Asean Campuchia, đồng minh lớn nhất của Bắc Kinh trong khối và nhận hàng tỷ đô la viện trợ và đầu tư từ nước này, từ chối tham gia, các nguồn tin ngoại giao cho biết.
Asean khó tìm được tiếng nói chung trong các vấn đề có liên quan đến Mỹ và Trung Quốc 

Mặc dù vậy, Trung Quốc và Hoa Kỳ đều giảm nhẹ những lời lẽ về một sự đối đầu địa chiến lược trong khu vực. Cả hai đều hoan nghênh sự hiện diện của nhau ở đông nam Á và tìm cách xoa dịu nỗi lo sợ của Asean rằng ảnh hưởng của họ đang tác động tiêu cực lên khối.

“Trong Asean thường xuyên có một quan ngại về sự canh tranh chiến lược nguy hiểm giữa Mỹ và Trung Quốc,” Kurt Campbell, trợ lý ngoại trưởng Mỹ chuyên trách Đông Á, phát biểu mới đây.

“Chúng tôi có quyết tâm và quyết tâm mạnh mẽ để mọi người thấy rõ rằng chúng tôi muốn làm việc cùng với Trung Quốc,” ông nói.

Trong một cuộc phỏng vấn với nhật báo The Nation của Thái Lan hai tuần trước đây, Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Phó Oánh nói Asean là ‘một ưu tiên không thể bàn cãi’ của Trung Quốc.

Tuy nhiên, trong một ẩn ý về sự can dự của Mỹ vào khu vực, bà Phó cảnh báo Asean nên có thái độ độc lập.

“Nếu Asean ngả về một phía thì khối này sẽ không còn ý nghĩa,” bà nói.

Mục đích kinh tế

Giới chức Mỹ nhấn mạnh rằng việc nước này chuyển trọng tâm về châu Á cũng còn vì mục đích kinh tế.

Các nhà ngoại giao Hoa Kỳ cho rằng các tập đoàn của họ đang ngày càng quan tâm đến khu vực đông nam Á và họ được khích lệ trước kế hoạch thành lập Cộng đồng kinh tế Asean.

Tuy nhiên sự đầu tư của Hoa Kỳ ở đây cũng có nghĩa là xâm phạm vào sân chơi truyền thống của Trung Quốc.

Một cuộc gặp gỡ lớn nhất từ trước đến nay trong phạm vi Asean của các doanh nghiệp Mỹ sẽ diễn ra ở Siem Reap vào cuối tuần này – một sự kiện có sự tham dự của Ngoại trưởng Hillary Clinton.

Những động thái như thế là tin tốt lành cho những nền kinh tế lệ thuộc vào Trung Quốc như Lào và Miến Điện – những nước giờ đây đang tìm đến các đối tác khác để đa dạng hóa nguồn đầu tư.

Đa số các nước trong khu vực đều tuyên bố công khai rằng họ không đứng về phía nào trong đối đầu Trung-Mỹ. Một số còn xem điều này là cơ hội vì họ có thể khai thác mâu thuẫn này để đạt lợi ích cho mình.

Khai thác mâu thuẫn

Theo cựu Ngoại trưởng Thái Lan Kantathi Suphamongkhon thì có một quan niệm sai lầm rằng khi Thái Lan xích gần Trung Quốc hơn thì quan hệ của họ với Mỹ cũng xấu đi.

Thái Lan, ông nói, đang ở một vị thế rất tốt để tranh thủ lợi ích từ cả hai cường quốc này.

“Điều quan trọng là không nên xem mối quan hệ của Thái Lan với Mỹ và Trung Quốc là một trò chơi ăn cả bên này ngã về không bên kia,” ông nói và cho biết Asean luôn muốn sự hiện diện của Hoa Kỳ trong khu vực như là một ‘lực lượng giúp ổn định’.

Tuy nhiên điều này cũng có thể có tác dụng ngược.

Sự can dự của Hoa Kỳ vào Biển Đông đã dẫn đến việc diễu võ giương oai từ phía Trung Quốc và những lời kêu gọi ngày càng gia tăng ở nước này về một lập trường cứng rắn hơn.

Tuy nhiên, căng thăng gia tăng giữa Mỹ và Trung Quốc, miễn là không leo thang thành xung đột, có thể có lợi cho các nước Asean.

“Họ (các nước Asean) không muốn Trung Quốc và Mỹ hoàn toàn đồng ý với nhau,” học giả Thái Lan Thitinan Pongsudhirak nhận định, “Những căng thẳng và mâu thuẫn này cho họ khả năng mặc cả và yêu sách.”

Lợi ích cạnh tranh nhau giữa hai cường quốc này có thể dẫn đến sự chia rẽ về các chính sách trong khối và điều này có thể làm tổn hại đến uy tín của Asean khi họ đang chuẩn bị hội nhập vào một cộng đồng kinh tế vào năm 2015.

“Hậu quả của việc chuyển hướng chiến lược của Mỹ là triển vọng về một Asean thống nhất là rất ít ỏi,” nhà phân tích Michael Montesano ở Viện nghiên cứu châu đông nam Á có trụ sở ở Singapore cho biết.
“Các thành viên của khối đều theo phe bằng cách này hoặc cách khác và điều này đặt Asean vào một tình thế không dễ chịu chút nào,” ông nói.

BBC

Asean ‘thống nhất Quy tắc Biển Đông’

Thủ tướng Hun Sen kêu gọi sớm có bộ Quy tắc Ứng xử ở Biển Đông

Campuchia nói 10 nước Đông Nam Á đã đồng ‎ý với nhau về một bộ Quy tắc Ứng xử ở Biển Đông nhưng còn chờ phản ứng của Trung Quốc.

Thỏa thuận được nói là đạt được tại cuộc họp của các ngoại trưởng Asean, những người đã tập trung bàn về những căng thẳng gần đây trên biển.

Trong diễn văn khai mạc tại cuộc họp Asean, Thủ tướng Campuchia Hun Sen thúc giục các nước trong vùng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và hợp tác an ninh.

Ông cũng kêu gọi sớm thi hành một bộ Quy tắc Ứng xử ở Biển Đông.

Trong cuộc họp báo cuối ngày thứ Hai, Quốc vụ khanh Bộ Ngoại giao Campuchia Kao Kim Hourn nói Asean “đã đồng ‎ý với nhau, và nay chúng tôi sẽ phải bắt đầu thảo luận với Trung Quốc”.

Người ta chưa được biết chi tiết của văn bản.

Tuy vậy, cuộc họp của các ngoại trưởng Asean đã không thể đưa ra tuyên bố chung vì bất đồng về ngôn từ.

Philippines muốn tổ chức này đưa tình hình ở Bãi cạn Scarborough vào tuyên bố chung. Nhưng đề nghị bị một số nước trong Asean bác bỏ với lý do tranh chấp giữa Trung Quốc và Philippines còn chưa giải quyết.

Ngoại trưởng Kao Kim Hourn cũng cho biết tạm hoãn việc ký ba văn bản về một Đông Nam Á không có vũ khí hạt nhân, mà lẽ ra được công bố trong tuần này.

Tâm điểm Biển Đông

Giới quan sát cho rằng căng thẳng biển đảo sẽ lại nóng trong các cuộc gặp trong tuần, đặc biệt khi Ngoại trưởng Mỹ và Trung Quốc có mặt ở Diễn đàn Khu vực Asean (ARF) bàn về an ninh.

Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton hôm cuối tuần đã đi thăm Afghanistan, Nhật Bản và đã đến Mông Cổ hôm thứ Hai.

Bà Clinton sẽ thăm Việt Nam, Lào và Campuchia, đánh dấu một tuần ngoại giao ở châu Á.

Phát biểu ở thủ đô Ulan Bator, bà nói chuyến công du châu Á “phản ánh ưu tiên chiến lược của chính sách đối ngoại của Mỹ”.

“Sau 10 năm tập trung chú ý vào xung đột ở Afghanistan và Iraq, Hoa Kỳ đang tăng cường đầu tư – ngoại giao, kinh tế, chiến lược – vào khu vực này,” bà nói.

Cũng hôm thứ Hai, Trung Quốc nói sẵn sàng thảo luận vấn đề biển đảo với Asean “khi điều kiện chín muồi”, nhưng khẳng định mọi thỏa thuận không phải để giải quyết chủ quyền.

Người phát ngôn Lưu Vi Dân nói bộ quy tắc ứng xử “không nhằm giải quyết tranh chấp, mà nhằm xây dựng niềm tin và đẩy mạnh hợp tác”.

Theo một số phân tích gia, lập trường này nhất quán với mong muốn lâu nay của Bắc Kinh là giải quyết tranh chấp theo cách song phương.

Tổng thư k‎ý Asean, Surin Pitsuwan, nói với các phóng viên rằng Asean muốn chứng tỏ tổ chức này có thể tạo ra tiến bộ trong tranh chấp biển đảo.

“Chúng tôi sẽ có thảo luận hiệu quả, chừng mực về vấn đề này với mọi bên,” ông nói.

Clinton ở Việt Nam

Trong buổi gặp báo chí hôm thứ Hai trên đường sang Mông Cổ, Bộ Ngoại giao Mỹ tiết lộ khi đến Hà Nội, bà Hillary Clinton sẽ thảo luận về "những diễn biến gần đây trong vùng, như ở Biển Nam Trung Hoa".

Ngoại trưởng Mỹ Clinton thăm Mông Cổ hôm thứ Hai

"Chúng tôi sẽ nói về quan hệ song phương, những lĩnh vực có thể giúp củng cố quan hệ chính trị và kinh tế."

"Bộ trưởng sẽ gặp các doanh nghiệp cao cấp người Mỹ, đang ở Việt Nam để thúc đẩy quan hệ giữa Hoa Kỳ và Việt Nam," phía Mỹ cho biết.

Đại diện Bộ Ngoại giao Mỹ nói thêm một trong những lý do bà Clinton đi Việt Nam là "để lắng nghe, từ cấp cao" lập trường của Việt Nam tại Diễn đàn Khu vực Asean diễn ra trong tuần.

Sau chuyến đi Việt Nam, bà Clinton sẽ đến Lào - chuyến thăm đầu tiên của một ngoại trưởng Mỹ sau 57 năm.

Điểm nhấn cuối là sự có mặt của bà tại Campuchia để dự các cuộc họp với Trung Quốc và Asean.
BBC

Tập đoàn Trung Quốc âm thầm mua hơn 100 ha đất Bình Thuận

Trong số diện tích đất Công ty TNHH Nguyên Long Sơn xin xây nhà xưởng có đến hơn 12.000 m2 đất lúa và hơn 30.000 m2 đất ao hồ.

Ngày 8/7, một nguồn tin cho biết Công ty TNHH Nguyên Long Sơn (thuộc Tập đoàn Nguyên Hinh, Trung Quốc) vừa có văn bản gửi các ngành chức năng tỉnh Bình Thuận đề nghị can thiệp và cho phép công ty trồng thanh long và xây văn phòng, nhà xưởng ở tỉnh này.

Công ty TNHH Nguyên Long Sơn do ông Zhong Heng Shan (quốc tịch Trung Quốc) làm chủ tịch Hội đồng thành viên.

Cuối năm 2011, ông Zhong ký hợp đồng sang nhượng 100 ha đất nông nghiệp tại xã Hàm Chính (huyện Hàm Thuận Bắc) và gần 50.000 m2 cạnh QL1A thuộc xã Hàm Đức (huyện Hàm Thuận Bắc) của ông Phạm Phú Thạnh (ông này mở nhiều công ty và một salon ô tô ở TP Phan Thiết). Ông Zhong đã chuyển 13,5 tỉ đồng cho ông Thạnh, tuy nhiên đến nay ông Thạnh chưa giao giấy đỏ, giấy chứng nhận đầu tư, giấy phép xây dựng như đã ký kết.

Theo tin từ Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bình Thuận, trong số diện tích đất Công ty TNHH Nguyên Long Sơn xin xây nhà xưởng có đến hơn 12.000 m2 đất lúa và hơn 30.000 m2 đất ao hồ, do đó tỉnh không đồng ý và yêu cầu chuyển vào các khu công nghiệp. Đáng chú ý, trong quá trình thực hiện hợp đồng, công ty này đã mời một số cán bộ ở Bình Thuận sang Trung Quốc tham quan cơ sở vật chất của Tập đoàn Nguyên Hinh.
Theo PLTP




1.7.12

Baidu âm thầm xâm nhập Việt Nam dù chưa xin phép hoạt động ?

Dù chưa xin phép hoạt động, “đại gia” internet Baidu của Trung Quốc đang tiến tới cung cấp nhiều dịch vụ trực tuyến trên thị trường VN.

Ngày mai, Baidu dự định sẽ chính thức ra mắt dịch vụ mạng xã hội giao diện tiếng Việt mang tên Baidu Trà Đá Quán tại địa chỉ http://tieba.baidu.com.vn. Để chuẩn bị cho sự kiện ra mắt, Baidu còn thực hiện chương trình bốc thăm trúng thưởng nhằm thu hút người dùng. Tuy nhiên, trả lời Thanh Niên ngày 27.6, ông Lưu Vũ Hải, Cục trưởng Cục Quản lý phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử (Bộ Thông tin - Truyền thông) cho biết hiện cơ quan quản lý chưa nhận được hồ sơ đăng ký cũng như bất cứ thông tin nào liên quan đến việc Baidu chuẩn bị cho ra mắt mạng Baidu Trà Đá Quán.

Thực ra, Baidu hiện khai thác một số dịch vụ trực tuyến bằng tiếng Việt. Cụ thể, công ty này cung cấp dịch vụ hỏi đáp thông tin trực tuyến tại địa chỉ http://zhidao.baidu.com.vn/. Ngoài ra, tại địa chỉ http://vn.hao123.com, Baidu còn hoạt động mạng tìm kiếm, kết nối gián tiếp những trang mạng ở khắp các lĩnh vực và cung cấp nhiều dịch vụ tiện ích trực tuyến. Hơn thế nữa, trang http://vn.hao123.com còn nhận đăng ký quảng cáo. Như vậy, Baidu đang từng bước tiếp cận để khai thác thị trường internet VN ở hầu hết các dịch vụ phổ biến.

Sở hữu nhiều tên miền đuôi “.vn”

Không chỉ âm thầm tiếp cận cung cấp dịch vụ trực tuyến cho người dùng VN, Baidu còn sở hữu không ít tên miền có đuôi “.vn” và “.com.vn”. Theo tìm hiểu của Thanh Niên, thông qua nhà đăng ký là Công ty Hi-tek, Công ty Baidu đã đăng ký một số tên miền “.vn” như baidu.com.vn (đăng ký 11.4.2006); tieba.com.vn, tieba.vn (22.2.2012); hao123.com.vn, hao123.vn (13.5.2011); zhidao.vn, zhidao.com.vn, zhidao.baidu.com.vn (14.7.2011). Riêng tên miền Baidu.vn do một pháp nhân tại Hàn Quốc đăng ký từ 15.9.2010.

Liên quan đến việc Baidu sử dụng tên miền “.vn” do VN quản lý, ông Trần Minh Tân, Phó giám đốc Trung tâm internet VN (VNNIC), thuộc Bộ Thông tin - Truyền thông cho biết, việc quản lý đăng ký tên miền và việc quản lý nội dung đưa lên internet trên các tên miền này là hai vấn đề độc lập với nhau. Ông Tân cho rằng, về nguyên tắc các chủ thể khi đăng ký tên miền phải cung cấp đầy đủ thông tin liên hệ của chủ thể. Do các tên miền có thể được đăng ký để dùng ngay hoặc để bảo hộ thương hiệu nên việc các nội dung thông tin đưa lên các website sử dụng tên miền “.vn” sẽ phải tuân thủ các quy định quản lý nội dung và được hậu kiểm. Khi có vi phạm quy định pháp luật, không phân biệt là tổ chức, cá nhân trong nước hay nước ngoài đều sẽ bị xử lý. Nếu cơ quan chức năng có yêu cầu hình thức xử phạt bổ sung liên quan đến tên miền thì tên miền có thể tạm ngừng hoạt động hoặc bị thu hồi.
Baidu đang chuẩn bị ra mắt mạng xã hội tiếng Việt  
Ngoài ra, ông Tân cho biết thêm, các website không phải tên miền ".vn" mà chỉ có phần tiếp đầu ngữ “vn” (ví dụ vn.hao123.com của Baidu) là tên miền cấp cao quốc tế, không thuộc quyền quản lý của VN.

Hàng loạt cáo buộc ở Trung Quốc

Từ tháng 9 năm ngoái, một số trang mạng, diễn đàn trực tuyến VN đã râm ran về việc Baidu chuẩn bị tấn công thị trường VN. Đây cũng là điều dễ hiểu khi Baidu đang là công ty internet số 1 Trung Quốc. Vốn được thành lập từ năm 2000, Baidu nhanh chóng chuyển mình nhờ cơ hội nhiều đại gia internet nước ngoài phải rút lui hoặc hạn chế hoạt động tại Trung Quốc vì không đáp ứng một số yêu cầu kiểm duyệt của chính quyền sở tại. Đặc biệt, sau khi Google rời khỏi thị trường Trung Quốc vào năm 2010 thì Baidu càng dễ dàng giữ vững ngôi vị số 1 tại đây. Đến nay, Baidu đã trở thành tập đoàn trị giá nhiều tỉ USD và cung cấp hầu hết các dịch vụ trực tuyến giống Google, như: tìm kiếm, bản đồ, nghe nhạc, giải trí, mua sắm, truyền hình internet, mạng xã hội… Tập đoàn này đang không ngừng bành trướng sang thị trường các nước khác.

Tuy nhiên, Baidu cũng từng đối mặt không ít rắc rối trong quá trình hoạt động. Năm ngoái, Đài truyền hình trung ương Trung Quốc CCTV từng cáo buộc dịch vụ tìm kiếm của Baidu lập lờ giữa những kết quả tìm kiếm được cho là phổ biến với những kết quả được các công ty trả tiền quảng cáo, theo Bloomberg. Vì thế, một số kết quả tìm kiếm có thể dẫn đến những nơi thiếu trung thực, có cả các điểm chữa trị y tế không được cấp giấy phép. Đồng thời, CCTV còn cáo buộc Baidu không trung thực trong số lượng truy cập để thu tiền quảng cáo nhiều hơn.

Trước đó, hồi năm 2008, CCTV cũng đưa ra một số cáo buộc đối với Baidu khiến đại diện tập đoàn này phải lên tiếng xin lỗi. Ngoài ra, Baidu từng bị cáo buộc đã can thiệp, kiểm soát số một số nội dung cá nhân của người dùng dịch vụ.

Trường Sơn - Ngô Minh Trí (Thanh niên )

29.6.12

La Viện hô hào Trung Quốc thành lập đơn vị cấp sư đoàn ở Trường Sa, Hoàng Sa

Nhằm cản trở hoạt động tuần tra định kỳ đối với quần đảo Trường Sa của không quân Việt Nam, La Viện kêu gọi giới chức Trung Quốc thành lập khu vực “phân biệt không phận”, “không phận cảnh giới” và “khu vực phòng không” đối với hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa của Việt Nam

Cùng với những leo thang của Bắc Kinh trên thực địa cũng như những bóp méo, nhào nặn trong các tuyên bố ngoại giao về vấn đề biển Đông của giới chức Trung Quốc, một số học giả Trung Quốc theo đuổi chủ nghĩa dân tộc cực đoan hiếu chiến lại tiếp tục luận điệu xuyên tạc và dọa nạt các bên.

La Viện là một trong số các viên tướng học giả theo đuổi chủ nghĩa dân tộc cực đoan của Trung Quốc thường xuyên viết bài mang tính chất bóp méo sự thật, tuyên truyền sai lệch về biển Đông
La Viện, thiếu tướng, một “chuyên gia” thường xuất hiện trên các diễn đàn bình luận về biển Đông tự nhận mình là một “học giả diều hâu tỉnh táo” của Trung Quốc vừa kêu gọi nước này thành lập 1 đơn vị quân sự tương đương cấp sư đoàn trực thuộc cái gọi là “thành phố Tam Sa”.

La Viện vu khống Việt Nam "gây hấn”

Bắt đầu từ ngày 21/6, chính phủ Trung Quốc tuyên bố thành lập cái gọi là “thành phố Tam Sa” trực thuộc tỉnh Hải Nam quản lý (phi lý, phi pháp và vô hiệu) đối với hai quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa của Việt Nam, một động thái leo thang bất chấp mọi quy định của luật pháp quốc tế và công luận.

Khúc Tinh, Viện trưởng viện Nghiên cứu các vấn đề quốc tế Trung Quốc nhận định, động thái thành lập cái gọi là “thành phố Tam Sa” của Trung Quốc là nhằm phản ứng với việc Quốc hội Việt Nam thông qua Luật Biển - một kiểu phản ứng hết sức phi lý, phi pháp bất chấp mọi thông lệ và luật pháp quốc tế - PV.

Khúc Tinh: Trung Quốc thành lập (cái gọi là) thành phố Tam Sa nhằm có cớ rót tiền đầu tư (trái phép, vô hiệu) cho việc xây dựng (trộm) cơ sở vật chất tại một số đảo, đá ở hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa (thuộc chủ quyền Việt Nam)
Tuy nhiên, cũng theo Khúc Tinh, việc nâng cấp quản lý từ Văn phòng lên thành phố chẳng qua chỉ là cái cớ để Bắc Kinh rót tiền của nhiều hơn cho các hoạt động (trái phép, vi phạm chủ quyền Việt Nam) của Trung Quốc ở hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa (của Việt Nam) mà thôi.

Cái gọi là “gây hấn” mà La Viện hoặc không hiểu tí gì về ý nghĩa của từ này, hoặc hiểu và cố tình chụp mũ cho Việt Nam khi ông ta cố tình xuyên tạc 2 sự kiện vốn dĩ là công việc nội bộ của Việt Nam, hoàn toàn không liên quan, không dây dưa gì đến Trung Quốc: "Không quân Việt Nam thị sát quần đảo Trường Sa và Quốc hội Việt Nam thông qua Luật Biển thành "hành động gây hấn"- La Viện nói.

La Viện khuyến cáo giới chức Trung Quốc, ngoài việc gây sức ép về mặt ngoại giao đối với Việt Nam, đồng thời Bắc Kinh cũng cần có sự chuẩn bị về mặt quân sự.

Theo đó, viên thiếu tướng này đề xuất các chiến đấu cơ, chiến hạm Trung Quốc phải thực hiện cái gọi là hoạt động tuần tra cảnh giới không định kỳ trên biển Đông nhằm ứng phó với hoạt động của quân đội Việt Nam – tuần tra vùng biển và quần đảo chủ quyền hoàn toàn chính đáng, hợp pháp và hợp lý của mình – PV.

Thành lập một đơn vị cấp sư đoàn (phi lý, phi pháp, vô hiệu) thuộc cái gọi là “Tam Sa”

La Viện cho rằng cần thiết phải thành lập một đơn vị quân sự cấp sư đoàn trực thuộc cái gọi là thành phố Tam Sa và coi đó như một tiêu chí quan trọng của nền quốc phòng Trung Quốc.

Nhằm cản trở hoạt động tuần tra định kỳ đối với quần đảo Trường Sa của quân đội Việt Nam, La Viện kêu gọi giới chức Trung Quốc thành lập khu vực “phân biệt không phận”, “không phận cảnh giới” và “khu vực phòng không” đối với hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa của Việt Nam mà Bắc Kinh cứ khăng khăng nhận vơ là của mình.

Viên thiếu tướng này còn đưa ra ý tưởng yêu cầu giới chức Trung Quốc phải vạch rõ các đường hàng hải quốc tế chạy qua biển Đông để tàu thuyền nước ngoài có thể đi lại dễ dàng theo Công ước biển Liên Hợp Quốc, một động thái dễ hiểu rằng Bắc Kinh muốn tránh mặt Mỹ trên biển Đông.
Mỹ là đối tượng số 1 khiến Trung Quốc phải e dè và cân nhắc trước khi leo thang trên biển Đông, nhưng dường như có những lúc lòng tham của Bắc Kinh lớn hơn cả sự sợ hãi
Ngoài ra La Viện đề xuất thêm quân đội Trung Quốc cần tăng cương củng cố và đầu tư thêm cho sân bay quân sự, căn cứ hải quân mà Trung Quốc xây dựng trái phép trên đảo Phú Lâm trong quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền Việt Nam.

Cùng với những gì Trung Quốc đang nói và làm một cách phi pháp, hung hăng, táo tợn trên biển Đông, những bình luận mang tính chất bịa đặt, bóp méo sự thật và quy chụp cho các nước khác của La Viện và một số học giả Trung Quốc là điều hết sức đáng lên án, vạch trần trước công luận.

Dư luận quốc tế, khu vực cần đẩy mạnh hoạt động đấu tranh truyền thông nhằm vạch trần những âm mưu của nhóm học giả như La Viện phục vụ cho ý đồ bành trướng, độc chiếm biển Đông của Bắc Kinh bởi nếu không Trung Quốc, truyền thông và học giả nước này sẽ càng được đà lấn tới, dư luận sẽ rất dễ bị tiêm nhiễm và hiểu nhầm. 

************
Trả lời trên báo Tuổi Trẻ, TS Trần Công Trục, nguyên trưởng Ban biên giới Chính phủ cho biết:

Chúng ta đều rất bức xúc và bất bình trước hành động gọi thầu đến chín lô dầu khí, nằm ngay trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam.

TS Trần Công Trục, nguyên trưởng Ban biên giới Chính phủ
Phải nhìn nhận lại cách đi của Trung Quốc trong chiến lược xâm chiếm biển Đông mà họ đã bắt đầu từ khá lâu. Họ đã tiến hành một cách đồng bộ, trên mọi phương diện. Ví dụ ở phương diện quân sự, họ dùng lực lượng vũ trang để đánh chiếm các đảo của chúng ta vào các năm 1956, 1974, 1988, 1995 và gần đây đưa tàu quân sự và bán vũ trang vào bãi cạn Scarborough.

Song song là mặt trận pháp lý, họ tính toán các bước như các tuyên bố của Chính phủ, Bộ Ngoại giao Trung Quốc và dần dần đưa các luật lệ, ví dụ ra tuyên bố về lãnh hải, đưa luật về đường cơ sở, luật về vùng đặc quyền kinh tế... nhằm hợp pháp hóa các hành vi của họ. 

Thứ ba, họ dùng tuyên truyền dư luận, đưa ra các bản đồ, từ bản đồ không chính thức như đường lưỡi bò do một công dân Đài Loan vẽ năm 1946 để dần sử dụng chính thức. Ngoài ra, Trung Quốc còn tiến hành rất nhiều hoạt động địa chất, khoa học để giành chủ quyền các đảo và quần đảo.

Bên cạnh đó, tại các hội nghị ngoại giao, họ luôn nói Trung Quốc thiện chí và kêu gọi các bên không có hành động gây phức tạp nhưng trên thực tế họ làm ngược lại.

* Trong bối cảnh đó, ông bình luận như thế nào về việc Trung Quốc mời thầu chín lô dầu khí trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam?

- Đây là một bước đi cực kỳ nguy hiểm, đáng quan tâm, không thể chỉ cho đây là “đòn gió” mà thực chất là bước đi cụ thể, nguy hiểm của Trung Quốc. Rõ ràng việc này đúng bài bản của họ. 

Trên vùng biển Đông, các đảo có vai trò quan trọng về chiến lược, vị trí... nhưng chính phạm vi thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế mới đem lại lợi ích và thu nhập cho các quốc gia. Bây giờ họ muốn lôi kéo các công ty nước ngoài nhảy vào đây khai thác. 

Trong khi chủ trương của họ là có tranh chấp mà chưa giải quyết được thì cùng nhau khai thác, tức là không được khai thác đơn phương hoặc khai thác với bên thứ ba nào. Việc gắn hành động này với việc chúng ta ra Luật biển chỉ là cớ, vì chúng ta xây dựng và cho ra đời Luật biển là thủ tục pháp lý bình thường với một quốc gia có biển như chúng ta. 

Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển 1982 (UNCLOS) đã quy định các quốc gia có biển phải nội luật hóa luật biển.

* Vậy nội dung của Luật biển Việt Nam hoàn toàn phù hợp với UNCLOS?

Bản đồ vị trí Trung Quốc mời thầu khai thác dầu khí trên vùng biển VN - Đồ họa: N.Khanh
- Tôi tham gia xây dựng Luật biển từ những ngày đầu và có thể khẳng định nội dung và quy định của Luật biển Việt Nam hoàn toàn phù hợp với công ước đó. Tất nhiên, tham gia UNCLOS là chúng ta chấp hành đầy đủ, nhưng công ước mang tính chất định hướng, nguyên tắc để các quốc gia thành viên áp dụng với tình hình của mình, và các quốc gia phải nội luật hóa cho phù hợp với điều kiện của mỗi nước là điều bình thường và các quốc gia đều phải làm như vậy.

Bên cạnh việc phù hợp hoàn toàn với UNCLOS, Luật biển của chúng ta còn là sự tổng hợp của các văn bản mà chúng ta đã ban hành từ nhiều thập kỷ trước về đường cơ sở, nghị định cho các tàu thuyền qua lại, đánh bắt hải sản... Mục đích của Trung Quốc là biến vùng biển không có tranh chấp thành vùng biển có tranh chấp. Đây là bước đi nguy hiểm mà họ sẽ thực hiện cho đến cùng nếu chúng ta không có những tiếng nói mạnh mẽ.

* Theo kinh nghiệm và quan sát của ông, đã từng có tiền lệ một quốc gia đem dự án nằm trên thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của nước khác ra để mời thầu chưa?

- Tôi chưa thấy bao giờ. Thậm chí cả với vùng chồng lấn mà chưa phân định thì tôi cũng chưa thấy ai thực hiện điều ngang ngược như vậy. Với các công ty dầu khí có uy tín, khi hoạt động trên biển, họ nghiên cứu rất kỹ luật quốc tế và luật các nước liên quan nên họ cũng hiểu vùng nào thuộc ai và hiểu tình trạng tranh chấp. Nguồn: Báo Tuổi Trẻ online


Theo báo Giáo Dục Việt Nam"

26.6.12

Phản ứng của Việt Nam và các nước về việc Trung Quốc lập thành phố Tam Sa

Không bao lâu sau khi Quốc hội Việt Nam thông qua Luật Biển hôm thứ 5 (21/6), phía Trung Quốc liên tiếp có những động thái gây hấn để phản đối luật biển của Việt Nam, bằng việc tuyên bố thành lập cái gọi là “Thành phố Tam Sa”(trước đó, quyết định thành lập Tam Sa từng châm ngòi cho các vụ biểu tình tại Việt Nam năm 2007). Đồng thời, Tờ Hoàn Cầu thời báo của Trung Quốc vừa tung ra một chiêu hiểm mới, mở game “hành động liên hợp Nam Hải (biển Đông)”. Nguy hiểm ở chỗ, bằng hình thức game online, Hoàn Cầu thời báo đang tiêm nhiễm vào nhận thức của một bộ phận người chơi về những cái gọi là “chủ quyền” của Trung Quốc ở biển Đông, quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa với nhiều lời lẽ mang tính kích động thù hằn dân tộc. 


Phản ứng từ phía Việt Nam 

Với việc làm ngang ngược của Quốc vụ viện Trung Quốc khi phê chuẩn thành lập cái gọi là “thành phố Tam Sa” thuộc tỉnh Hải Nam trực tiếp quản lý ba quần đảo, trong đó gồm cả Hoàng Sa, Trường Sa, lãnh thổ bất khả xâm phạm của Việt Nam, là không đúng với các phương châm "16 chữ vàng" mà phía Trung Quốc thường trang trọng nhắc đến mỗi khi cần nói đến mối quan hệ Việt  - Trung. Việc làm ngang ngược này đã trực tiếp làm hoen ố những “chữ vàng” thường được lãnh đạo Trung Quốc nhắc nhở và khó tránh được sự phê phán của dư luận thế giới. Thái độ ngoại giao mềm mỏng một đằng, việc làm độc đoán một nẻo của các lãnh đạo Trung Quốc trong trường hợp này chính là "Xảo ngôn, lệnh sắc, tiển hỉ nhân”.
Quân dân huyện đảo Trường Sa luôn đoàn kết, vượt mọi gian khó, bảo vệ chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc
Từ Hà Nội, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lương Thanh Nghị nhấn mạnh việc Quốc hội Việt Nam thông qua Luật Biển Việt Nam là một hoạt động lập pháp bình thường nhằm hoàn thiện khuôn khổ pháp lý của Việt Nam...Đáng tiếc là Trung Quốc đã có những chỉ trích vô lý đối với việc làm chính đáng của Việt Nam. Nghiêm trọng hơn là Trung Quốc đã phê chuẩn thành lập "thành phố Tam Sa” với phạm vi quản lý bao gồm cả hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam. Việt Nam kiên quyết bác bỏ sự chỉ trích vô lý của phía Trung Quốc; đồng thời phản đối mạnh mẽ việc Trung Quốc thành lập cái gọi là "thành phố Tam Sa”. 

Phản ứng từ các nước khác 

Trang mạng của nhật báo kinh tế Sankei Shimbun dẫn lời ông Rommel C. Banlaoi – Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Khủng bố, Bạo lực và Hòa bình (PIPVTR) của Philippines: đã chỉ trích Trung Quốc thành lập cái gọi là 'thành phố Tam Sa'. Trung Quốc không đếm xỉa luật biển quốc tế, trong đó chỉ rõ quyền lợi và quy định liên quan đến vấn đề hải phận; càng khiến khu vực căng thẳng, đi ngược chủ trương giải quyết hòa bình các vấn đề chủ quyền. 

Tranh cãi chủ quyền ở biển Đông chưa tìm ra hướng giải quyết bởi nhiều nguyên nhân. Giáo sư danh dự Paul Dibb thuộc ĐH Quốc gia Australia nhận định: “Vấn đề chính là ở chỗ Trung Quốc không thừa nhận luật biển quốc tế”. 

Ngoài ra, ông Dibb lưu ý là trong mối quan hệ giữa Trung Quốc với các nước liên quan, Bắc Kinh chưa từng ký kết hiệp định đề phòng sự cố trên không và trên biển giống như Liên Xô ký năm 1972 và Trung Quốc cũng không tỏ ra quan tâm đến vấn đề này. 

Bạch Dương 

24.6.12

Lý do Trung Quốc muốn độc chiếm Biển Đông

Trong thời gian gần đây, mưu đồ độc chiếm Biển Đông của Trung Quốc ngày càng rõ nét, thông qua vụ tranh chấp bãi cạn Scarbourough với Philippines, dùng tàu “áp tải” tàu chiến Ấn Độ ở Biển Đông và mới đây nhất là vụ Bắc Kinh phản đối Luật Biển Việt Nam mà Quốc hội vừa thông qua.


Để góp phần làm sáng tỏ vấn đề, Đất Việt xin giới thiệu với độc giả bài viết “Why China Wants South China Sea” (Vì sao Trung Quốc muốn có Biển Đông) của nhà nghiên cứu Tetsuo Kotani, Viện Okazaki, Nhật Bản, đăng trên mạng The Diplomat ngày 18/6/2011. Tuy được viết cách đây tròn một năm, nhưng những vấn đề mà tác giả nêu ra vẫn còn mang tính thời sự nóng hổi.

Trong bài viết nói trên, nhà nghiên cứu Tetsuo Kotani cho rằng Bắc Kinh muốn độc chiếm Biển Đông không chỉ vì nguồn tài nguyên năng lượng và thủy sản, mà còn vì vùng biển này nằm trong chiến lược tàu ngầm hạt nhân của Trung Quốc.
Một căn cứ tàu ngầm của Trung Quốc. Ảnh worldefensenews.com 
Trong nỗ lực nhấn mạnh tầm quan trọng của khu vực này đối với châu Á, nhà phân tích địa chiến lược Nicholas Spykman đã từng mô tả Biển Đông là “Địa Trung Hải của châu Á”. Và cũng giống như Đế quốc La Mã từng kiểm soát Địa Trung Hải và Mỹ kiểm soát vùng biển  Caribe, Trung Quốc hiện đang tìm cách thống trị Biển Đông.

Rõ ràng, những tuyên bố chủ quyền và sự quyết đoán gần đây của Trung Quốc đang làm gia tăng căng thẳng ở Biển Đông. Mặc dù phần lớn sự chú ý tập trung vào sự thèm khát các nguồn tài nguyên thủy sản và năng lượng của Bắc Kinh, vùng biển “nửa kín, nửa hở” này là một phần không thể tách rời trong chiến lược tàu ngầm hạt nhân của Trung Quốc. Và nếu không hiểu rõ tầm cỡ của yếu tố tàu ngầm hạt nhân trong các tranh chấp ở Biển Đông, người ta không thể thấu hiểu sự bành trướng trên biển của Trung Quốc.

Sở hữu khả năng răn đe hạt nhân trên biển đáng tin cậy là một ưu tiên trong chiến lược quân sự của Trung Quốc. Tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân Type 092 (lớp Hạ) được trang bị tên lửa đạn đạo tầm ngắn phóng từ tàu ngầm JL-1 (SLBM) của Trung Quốc chưa từng tiến hành hoạt động tuần tra răn đe trên biển Bột Hải kể từ khi  được đưa vào hoạt động hồi những năm 1980. 

Tuy nhiên, Trung Quốc sắp có khả năng tấn công thứ hai đáng tin cậy khi nước này đưa vào sử dụng các tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm thế hệ hai JL-2 có tầm bắn ước tính 8.000km, cùng với các tên lửa đạn đạo xuyên lục địa cơ động (ICBM) DF-31 và DF-31A. Bên cạnh đó, Trung Quốc có kế hoạch đưa vào hoạt động tới 5 chiếc tàu ngầm Type 094 (lớp Tấn) được trang bị các tên lửa JL-2 và đang xây dựng căn cứ tàu ngầm ở đảo Hải Nam. 

Rõ ràng, Trung Quốc đang tiến hành mọi nỗ lực để kiểm soát Biển Đông như Liên Xô trước đây đã từng làm ở biển Okhotsk trong thời Chiến tranh Lạnh. Trước đó, Liên Xô đã từng sử dụng các tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân và được trang bị tên lửa đạn đạo (SSBN) nhằm chống lại khả năng triển khai các tên lửa đạn đạo ICBM của Mỹ ở trên mặt đất. Cùng với biển Barents, Moskva ưu tiên biến biển Okhotsk thành nơi trú ẩn an toàn cho các SSBN bằng cách cải thiện phòng thủ cho quần đảo Kuril và tăng cường Hạm đội Thái Bình Dương đóng ở Vladivostok. Hạm đội Thái Bình Dương triển khai 100 tàu ngầm - cùng với 140 tàu chiến, trong đó có một tàu sân bay lớp Kiev - để bảo vệ lực lượng này ở biển Okhotsk. 
Hạm đội tàu ngầm Type 094 của Trung Quốc. Ảnh militaryphotos.net
Cũng giống như vậy, Trung Quốc cần bảo vệ các lực lượng ở Biển Đông, thay đổi chiến lược và học thuyết biển một cách phù hợp. Hiện nay, các chức năng chiến tranh chủ chốt của Hải quân Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLAN) gồm: 1) bảo đảm các con đường tiếp cận trên biển tới Đài Loan; 2) tiến hành các chiến dịch ở phía Tây Thái Bình Dương để không cho các lực lượng thù địch tự do hành động; 3) bảo vệ các tuyến giao thông đường biển của Trung Quốc và 4) chặn các tuyến giao thông đường biển của kẻ thù. 

Với việc đưa vào sử dụng tàu ngầm Type 094, việc bảo vệ các SSBN của Trung Quốc sẽ trở thành một chức năng quan trọng khác của Hải quân Trung Quốc và chức năng này sẽ đòi hỏi Trung Quốc phải tiêu diệt các lực lượng chống tàu ngầm chiến lược thù địch và kết liễu sự kháng cự của các nước cũng tuyên bố chủ quyền khác ở Biển Đông. Khả năng chống và ngăn cản xâm nhập của Trung Quốc, nhất là đối với các tàu ngầm tấn công chạy bằng năng lượng hạt nhân ít gây tiếng động, có thể được sử dụng để chống lại các chiến dịch tấn công chống tàu ngầm của kẻ thù.

Các tàu sân bay của Trung Quốc, khi được đưa vào hoạt động, sẽ được triển khai ở Biển Đông để buộc các nước láng giềng cùng tuyên bố chủ quyền phải câm lặng. 

Chiến lược này đã từng áp dụng gần hai thập kỷ trước tại thời điểm Trung Quốc bắt đầu bao vây Biển Đông để lấp đi khoảng trống quyền lực do việc Mỹ rút lực lượng quân sự ra khỏi Philippines năm 1991. Trung Quốc tái khẳng định các tuyên bố chủ quyền “mang tính lịch sử” đối với tất cả các đảo nhỏ, trong đó có quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa, và gần 80% trong tổng số 3,5 triệu km2 vùng biển chạy dọc theo đường 9 đoạn hình chữ U mặc dù không có cơ sở pháp lý quốc tế nào. 
Đường "lưỡi bò" thâu tóm Biển Đông. Ảnh BBC News
Các hòn đảo nhỏ này có thể sử dụng làm các căn cứ không quân và hải quân cho các hoạt động tình báo, theo dõi và do thám, và là các căn cứ để tuyên bố chủ quyền đối với các phần sâu hơn trên Biển Đông để xây dựng căn cứ cho các tàu ngầm được trang bị các tên lửa đạn đạo và các tàu khác. Trung Quốc diễn giải Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật biển (UNCLOS) một cách độc đoán và không chấp nhận các hoạt động quân sự của các tàu và máy bay nước ngoài trên lãnh hải của nước này. 

Tuy nhiên, các nỗ lực nhằm thống trị Biển Đông của Trung Quốc đang gặp phải nhiều thách thức lớn. Sự quyết đoán của Trung Quốc không chỉ thổi bùng sự thù hận của các nước cũng tuyên bố chủ quyền khác mà còn làm gia tăng quan ngại của các nước cũng đi lại trên biển khác như Mỹ, Nhật Bản, Australia và Ấn Độ. Trên hết, không giống như biển Okhotsk, Biển Đông được coi là tuyến hàng hải được quốc tế được thừa nhận. 

Bên cạnh đó, do các tên lửa JL-2 không thể từ Biển Đông vươn tới Los Angeles, các tàu ngầm Type 094 cần phải đi vào biển Philippines, nơi Hải quân Mỹ và Lực lượng Phòng vệ trên biển (MSDF) của Nhật Bản đang tăng cường tiến hành các chiến dịch chống tàu ngầm. 

Để làm yên lòng các nước láng giềng cũng tuyên bố chủ quyền, Trung Quốc đã tiến hành các cuộc đối thoại và tham vấn với các nước này kể từ những năm 1990. Kết quả là sự ra đời của Tuyên bố chung về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) năm 2002, trong đó kêu gọi giải quyết các vấn đề một cách hòa bình thông qua đối thoại. Tuy nhiên, Trung Quốc không sẵn sàng ký kết một bộ quy tắc ứng xử mang tính ràng buộc. 

Để đối phó với sự quyết đoán gần đây của Trung Quốc, Việt Nam và Philippines  đã tiến hành các cuộc diễn tập bắn đạn thật ở các vùng biển tranh chấp và tăng cường quan hệ với Mỹ. Sự hiện diện của Mỹ được cả hai nước coi là phương pháp răn đe rõ ràng nhất. 

Về phần mình, Mỹ đã phản đối hành động quyết đoán của Trung Quốc tại nhiều diễn đàn khu vực bằng cách nhấn mạnh sự quan tâm của nước này đối với quyền tự do hàng hải. Mỹ đã thông báo triển khai nhiều tàu chiến ven biển ở Singapore, với hy vọng sự hiện diện của chúng sẽ làm tăng tác dụng răn đe đối với sự quyết đoán của Trung Quốc. 

Mặt khác, do các tuyên bố chủ quyền quá đáng của Trung Quốc đã dẫn tới các sự cố như đã từng xảy ra năm 2001 với máy bay do thám EP-3 và năm 2009 với tàu Impeccable, Mỹ tìm kiếm thỏa thuận về biển với Trung Quốc. Tuy nhiên, Trung Quốc không quan tâm tới bất cứ những gì tương tự vì một thỏa thuận như vậy sẽ bào chữa cho sự hiện diện liên tục của Mỹ ở Biển Đông. 

Ấn Độ là một nước nữa có vai trò quan trọng ở Biển Đông. New Delhi sẽ sớm đưa vào sử dụng tàu ngầm được trang bị tên lửa đạn đạo đầu tiên Arihant và có kế hoạch đóng thêm hai tàu tương tự khác, được trang bị tên lửa đạn đạo tầm xa K-4. Tuy nhiên, cho đến khi thành công trong việc phát triển SLBM tầm xa, các tàu ngầm của Ấn Độ cần phải hoạt động trên Biển Đông để chĩa mũi nhọn vào Bắc Kinh. 

Australia cũng quan ngại về tình trạng căng thẳng cao độ ở khu vực. Sự ổn định ở Đông Nam Á được các nhà hoạch định chính sách Australia coi là đặc biệt quan trọng vì một quốc gia thù địch có thể phô trương quyền lực hay đe dọa các tuyến thương mại đường biển và tuyến đường cung cấp năng lượng cho Australia. Kết quả, Australia sẽ tăng cường sự hiện diện quân sự ở các bang phía Bắc nước này, đồng thời cho phép quân đội Mỹ tiếp cận các căn cứ quân sự của nước này. 

Trong khi đó, Tokyo cũng có những lợi ích chiến lược ở Biển Đông, một tuyến đường biển cực kỳ quan trọng,  bởi vì khoảng 90% lượng dầu mỏ nhập khẩu của Nhật Bản được vận chuyển qua tuyến đường này. Tương quan lực lượng ở Biển Đông có ảnh hưởng lớn đối với an ninh trên các vùng biển xung quanh Nhật Bản, trong đó có biển Hoa Đông và biển Philippines. Bên cạnh đó, nếu Trung Quốc thành công trong việc đạt được khả năng tấn công thứ 2 trên biển bằng cách thống trị Biển Đông, điều đó sẽ hủy hoại sự tin cậy vào khả năng răn đe của Mỹ. 

Nhật Bản đã công bố Những nguyên tắc chỉ đạo chương trình quốc phòng mới hồi tháng 12/2010, trong đó kêu gọi tăng cường các hoạt động tình báo, giám sát và do thám dọc theo chuỗi đảo Ryukyu và tăng cường lực lượng tàu ngầm. Trong cuộc gặp 2+2 (giữa các bộ trưởng quốc phòng và ngoại giao) của Nhật Bản và Mỹ ở Washington, hai bên đã đưa việc duy trì an ninh đường biển và tăng cường quan hệ với ASEAN, Australia và Ấn Độ vào các mục tiêu chiến lược chung. 

Tất cả điều này có nghĩa là Trung Quốc đang đối mặt với tình trạng “tiến thoái lưỡng nan” ở Biển Đông. Càng tìm cách thống trị tuyến đường biển quốc tế huyết mạch này, Trung Quốc càng vấp phải nhiều sự thù địch. Để tránh làm tình hình trở nên tồi tệ thêm, Trung Quốc cần phải thay đổi các tuyên bố chủ quyền đường 9 đoạn sao cho phù hợp với UNCLOS (và Mỹ cũng cần nhanh chóng gia nhập UNCLOS). Chừng nào Trung Quốc còn tiếp tục cách hành xử quyết đoán, các nước láng giềng trên biển của Trung Quốc sẽ tăng cường hợp tác chiến lược với Mỹ, Ấn Độ, Australia và Nhật Bản để thiết lập một hệ thống chiến tranh chống tàu ngầm trong khu vực. 

Tuy nhiên, các quốc gia khác trong khu vực cũng cần tìm kiếm hợp tác. Trong chừng mực có thể, các nước này cần theo đuổi việc hợp tác khai thác các vùng biển tranh chấp và nguy cơ cướp biển ngày càng gia tăng ở Biển Đông cho thấy một lĩnh vực nữa để các quốc gia có thể phối hợp với nhau. Trong khi đó, các nước trong khu vực cần tiếp tục đối thoại với Trung Quốc về an ninh trên biển tại các diễn đàn như Diễn đàn Khu vực ASEAN và Hội nghị Cấp cao Đông Á. 

Tuy không mấy dễ dàng, nhưng việc xây dựng được một bộ quy tắc ứng xử sẽ là cơ hội tốt nhất để tránh xảy ra  xung đột vũ trang. 

Minh Bích (tổng hợp)
http://baodatviet.vn/Home/thegioi/Ly-do-Trung-Quoc-muon-doc-chiem-Bien-Dong/20126/218657.datviet

22.6.12

Tướng tá Trung Quốc phải kê khai tài sản

Trong cố gắng chống lại tệ tham nhũng lan tràn, Trung Quốc đã tuyên bố có thêm biện pháp đối với tướng tá trong quân đội.

Bắc Kinh muốn các sỹ quan cao cấp phải kê khai thu nhập cá nhân và tài sản, chẳng hạn như bất động sản.

Truyền thông nhà nước nói tất cả các khoản đầu tư của sỹ quan đều phải được khai báo.
Trang web của Nhật báo Quân Giải phóng Nhân dân nói thông tin các sỹ quan đưa ra sẽ được kiểm tra theo các thủ tục chặt chẽ hơn.

Các sỹ quan quân đội Trung Quốc bị cáo buộc lạm dụng bổng lộc 
Các sỹ quan quân đội Trung Quốc được hưởng nhiều ưu đãi, chẳng hạn biển số xe đặc biệt khiến họ không phải trả tiền phạt hay phí giao thông.

Hãng tin AP của Hoa Kỳ nói những ưu đãi này thường bị lạm dụng để phục vụ gia đình và bạn bè.

Ước tính của phương Tây cho thấy ngân sách cho quốc phòng của Trung Quốc đang ngày càng tăng.

Jane's Defence nói chi tiêu cho quân đội Trung Quốc trong năm ngoái ở mức gần 220 tỷ đô la Mỹ và sẽ tăng gần gấp đôi lên 238 tỷ vào năm 2015.

Gần đây, một báo cáo về tình hình quân sự và an ninh Trung Quốc do Hoa Kỳ tổng hợp nói mục tiêu hiện đại hóa toàn diện về quốc phòng của Trung Quốc nhằm thắng các cuộc chiến cục bộ nhờ ưu thế về chiến tranh thông tin.

Bản báo cáo cũng nói nhiệm vụ hiện đại hóa của Quân Giải phóng Nhân dân Trung Hoa được Đảng Cộng sản giao cho cũng là một phần của kế hoạch phát trển kinh tế quốc dân của nước này.

Tuy thế, cũng có đánh giá rằng quyền lực quân sự đi kèm với đặc quyền kinh tế trong nhiều lĩnh vực trọng yếu về công nghệ gây ra tham nhũng trong tướng tá và sỹ quan Trung Quốc.

BBC