Trang

Diệp Kính Thiên: Nguyễn Tấn Dũng có thắng không?

Khả năng được đề cử chức Tổng bí thư khóa 12 cho Nguyễn Tấn Dũng có thể chắc chắn. Đây mới chỉ là hiệp một. Sang hiệp hai – bầu cử Ban chấp hành Trung ương khóa 12 – mới là chủ yếu.

Anh Ba Thanh: Nguyễn Phú Trọng sẽ làm Tổng bí thư nửa nhiệm kỳ đầu khóa XII ?

Khai mạc hội nghị, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã hé lộ một chi tiết đáng lưu ý trong báo cáo đó là về đề xuất tiêu chí xem xét trường hợp "đặc biệt"

Hiển thị các bài đăng có nhãn Campuchia. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Campuchia. Hiển thị tất cả bài đăng

10.7.12

Asean ‘thống nhất Quy tắc Biển Đông’

Thủ tướng Hun Sen kêu gọi sớm có bộ Quy tắc Ứng xử ở Biển Đông

Campuchia nói 10 nước Đông Nam Á đã đồng ‎ý với nhau về một bộ Quy tắc Ứng xử ở Biển Đông nhưng còn chờ phản ứng của Trung Quốc.

Thỏa thuận được nói là đạt được tại cuộc họp của các ngoại trưởng Asean, những người đã tập trung bàn về những căng thẳng gần đây trên biển.

Trong diễn văn khai mạc tại cuộc họp Asean, Thủ tướng Campuchia Hun Sen thúc giục các nước trong vùng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và hợp tác an ninh.

Ông cũng kêu gọi sớm thi hành một bộ Quy tắc Ứng xử ở Biển Đông.

Trong cuộc họp báo cuối ngày thứ Hai, Quốc vụ khanh Bộ Ngoại giao Campuchia Kao Kim Hourn nói Asean “đã đồng ‎ý với nhau, và nay chúng tôi sẽ phải bắt đầu thảo luận với Trung Quốc”.

Người ta chưa được biết chi tiết của văn bản.

Tuy vậy, cuộc họp của các ngoại trưởng Asean đã không thể đưa ra tuyên bố chung vì bất đồng về ngôn từ.

Philippines muốn tổ chức này đưa tình hình ở Bãi cạn Scarborough vào tuyên bố chung. Nhưng đề nghị bị một số nước trong Asean bác bỏ với lý do tranh chấp giữa Trung Quốc và Philippines còn chưa giải quyết.

Ngoại trưởng Kao Kim Hourn cũng cho biết tạm hoãn việc ký ba văn bản về một Đông Nam Á không có vũ khí hạt nhân, mà lẽ ra được công bố trong tuần này.

Tâm điểm Biển Đông

Giới quan sát cho rằng căng thẳng biển đảo sẽ lại nóng trong các cuộc gặp trong tuần, đặc biệt khi Ngoại trưởng Mỹ và Trung Quốc có mặt ở Diễn đàn Khu vực Asean (ARF) bàn về an ninh.

Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton hôm cuối tuần đã đi thăm Afghanistan, Nhật Bản và đã đến Mông Cổ hôm thứ Hai.

Bà Clinton sẽ thăm Việt Nam, Lào và Campuchia, đánh dấu một tuần ngoại giao ở châu Á.

Phát biểu ở thủ đô Ulan Bator, bà nói chuyến công du châu Á “phản ánh ưu tiên chiến lược của chính sách đối ngoại của Mỹ”.

“Sau 10 năm tập trung chú ý vào xung đột ở Afghanistan và Iraq, Hoa Kỳ đang tăng cường đầu tư – ngoại giao, kinh tế, chiến lược – vào khu vực này,” bà nói.

Cũng hôm thứ Hai, Trung Quốc nói sẵn sàng thảo luận vấn đề biển đảo với Asean “khi điều kiện chín muồi”, nhưng khẳng định mọi thỏa thuận không phải để giải quyết chủ quyền.

Người phát ngôn Lưu Vi Dân nói bộ quy tắc ứng xử “không nhằm giải quyết tranh chấp, mà nhằm xây dựng niềm tin và đẩy mạnh hợp tác”.

Theo một số phân tích gia, lập trường này nhất quán với mong muốn lâu nay của Bắc Kinh là giải quyết tranh chấp theo cách song phương.

Tổng thư k‎ý Asean, Surin Pitsuwan, nói với các phóng viên rằng Asean muốn chứng tỏ tổ chức này có thể tạo ra tiến bộ trong tranh chấp biển đảo.

“Chúng tôi sẽ có thảo luận hiệu quả, chừng mực về vấn đề này với mọi bên,” ông nói.

Clinton ở Việt Nam

Trong buổi gặp báo chí hôm thứ Hai trên đường sang Mông Cổ, Bộ Ngoại giao Mỹ tiết lộ khi đến Hà Nội, bà Hillary Clinton sẽ thảo luận về "những diễn biến gần đây trong vùng, như ở Biển Nam Trung Hoa".

Ngoại trưởng Mỹ Clinton thăm Mông Cổ hôm thứ Hai

"Chúng tôi sẽ nói về quan hệ song phương, những lĩnh vực có thể giúp củng cố quan hệ chính trị và kinh tế."

"Bộ trưởng sẽ gặp các doanh nghiệp cao cấp người Mỹ, đang ở Việt Nam để thúc đẩy quan hệ giữa Hoa Kỳ và Việt Nam," phía Mỹ cho biết.

Đại diện Bộ Ngoại giao Mỹ nói thêm một trong những lý do bà Clinton đi Việt Nam là "để lắng nghe, từ cấp cao" lập trường của Việt Nam tại Diễn đàn Khu vực Asean diễn ra trong tuần.

Sau chuyến đi Việt Nam, bà Clinton sẽ đến Lào - chuyến thăm đầu tiên của một ngoại trưởng Mỹ sau 57 năm.

Điểm nhấn cuối là sự có mặt của bà tại Campuchia để dự các cuộc họp với Trung Quốc và Asean.
BBC

21.6.12

Campuchia bàn giao 2 ngôi làng biên giới cho Việt Nam

Việc bàn giao này dựa trên hiệp ước bổ sung 2005 để đi kèm Hiệp ước Phân định Biên giới Quốc gia giữa hai nước.

Đài tiếng nói Hoa Kỳ (VOA) và hãng thông tấn BBC (Anh) đã dẫn lại các thông tin từ báo Phnom Penh Post của Campuchia, theo đó Campuchia sẽ bàn giao hai ngôi làng biên giới cho Việt Nam theo một hiệp ước ký kết gần đây giữa hai nước.

Sau đây là  2 bài viết của VOA và BBC

***

VOA: Campuchia sắp nhượng 2 ngôi làng cho Việt Nam

Tờ Phnom Penh Post ngày 18/6 đưa tin một Bộ trưởng cao cấp của Campuchia loan báo Campuchia sẽ phải nhượng hai ngôi làng biên giới cho Việt Nam nếu muốn giữ lại 2 ngôi làng khác.

Bộ trưởng cao cấp phụ trách Ủy ban Biên giới Campuchia, ông Va Kimhong, cho biết chính phủ Campuchia sẽ phải thỏa hiệp với Việt Nam để giữ được hai ngôi làng khác là Thlock Trach và Anlung Chrey (thuộc huyện Ponhea Krek, tỉnh Kampong Cham) trong khuôn khổ tiến trình phân định biên giới giữa hai nước.

Ông Kimhong nói Campuchia giữ được hai ngôi làng vừa kể nhưng bắt buộc phải tìm bất kỳ khu vực nào trong tỉnh Kampong Cham để trao lại cho phía Việt Nam theo điều mà ông mô tả là một sự thỏa hiệp.


Tuy nhiên, ông Kimhong không nêu tên cụ thể hai ngôi làng phải trao cho Việt Nam.

Năm ngoái, chính phủ Campuchia loan báo tăng tốc tiến trình phân định biên giới với Việt Nam và Lào.

Cáo buộc về việc Việt Nam lấn chiếm đất là đề tài gây phẫn nộ mạnh mẽ tại vương quốc Campuchia. Đảng đối lập của nước này có tên là Sam Rainsy cho rằng chính phủ của ông Hun Sen để mất đất cho Việt Nam.

Lãnh tụ đảng Sam Rainsy hiện đang sống lưu vong ở Pháp sau khi bị Campuchia tuyên án hơn chục năm tù vì nhổ bỏ 1 cột mốc biên giới và phổ biến một bản đồ Google chứng minh cho lời tố cáo rằng Việt Nam lấn đất của Campuchia. 

Ông Yim Sovann, phát ngôn nhân của đảng Sam Rainsy nói đòi hỏi của Việt Nam về đất đai dựa trên một hiệp ước bổ sung không thể chấp nhận.

Hiệp ước 2005 bổ sung cho Hiệp ước 1985 về Phân định Biên giới Quốc gia giữa Việt Nam với Campuchia

Nguồn: The Phnom Penh Post, Khmerization.blogspot.com, Cambodia.org

***
BBC: Campuchia 'sẽ mất hai làng cho VN'

Một bộ trưởng cao cấp của Campuchia nói rằng nước này sẽ phải cắt hai làng biên giới để trao cho Việt Nam trong đàm phán biên giới, báo Phnom Penh Post đưa tin.

Ông Va Kimhong, bộ trưởng cao cấp phụ trách Ủy ban Biên giới Campuchia, được dẫn lời nói Phnom Penh sẽ phải thỏa hiệp để giữ được hai làng khác, Thlock Trach và Anlung Chrey tại huyện Ponhea Krek ở tỉnh Kampong Cham.

Ông Kimhong nói: "Chúng ta vẫn giữ cả hai ngôi làng nhưng chúng ta có nghĩa vụ phải tìm bất kỳ vùng nào ở Kampong Cham để đền cho Việt Nam.

"Đó là điều chúng tôi gọi là thỏa hiệp."

Theo Phnom Penh Post, chính phủ của Thủ tướng Hun Sen trong năm ngoái đã tuyên bố đẩy nhanh quá trình phân định biên giới với Việt Nam, vốn bắt đầu từ năm 1985, sáu năm sau khi Việt Nam đánh đổ Khmer Rouge.

Chính phủ của ông Hun Sen bị đối lập cáo buộc để mất đất vào tay Việt Nam  
Nhật báo bằng tiếng Anh này nói ông Va Kimhong không nói rõ những làng nào sẽ được trao cho Việt Nam để giữ hai ngôi làng hiện nay trong đó có Anlung Chrey, quê của Chủ tịch Quốc hội Heng Samrin.

Tờ báo cũng trích lời ông Sean Penh Se, chủ tịch của liên minh các tổ chức phi chính phủ mang tên Ủy ban Biên giới Campuchia, nói rằng chính phủ cần tham khảo ý kiến của những người sẽ mất đất nếu không sự hoán đổi của họ là không chấp nhận được.

Hiệp ước bổ sung

Cáo buộc Việt Nam lấn chiếm đất của Campuchia gây bức xúc lớn tại nước này và là vấn đề bản lề trong tranh cử của đảng đối lập Sam Rainsy.

Lãnh đạo đảng này hiện đang sống lưu vong ở Pháp sau khi nhận án tù hơn mười năm ở Campuchia vì nhổ một cột mốc biên giới và công bố bản đồ Google để chứng minh cho điều ông gọi là sự lấn chiếm của Việt Nam.

Phát ngôn viên của Sam Rainsy, ông Yim Sovann, được dẫn lời nói đòi hỏi lãnh thổ của Việt Nam dựa trên hiệp ước bổ sung 2005 để đi kèm Hiệp ước Phân định Biên giới Quốc gia giữa hai nước.

Tuy nhiên ông Sovann nói đảng của ông không chấp nhận hiệp ước 2005 và riêng tên của hai ngôi làng Thlock Trach và Anlung Chrey đã cho thấy các làng này thuộc về Campuchia.

Hai cư dân của làng lân cận với hai ngôi làng tranh chấp nói lính Việt Nam dùng hai làng làm nơi ẩn náu trong cuộc chiến Việt Nam.

Theo VOA & BBC


Việt Nam - Campuchia vẫn vướng mắc biên giới

Ngày 2/4/2012, Thủ tướng Việt Nam và Campuchia có cuộc hội đàm song phương ở Phnom Penh, nhân dịp đoàn Việt Nam đến dự Hội nghị Cấp cao ASEAN.

Truyền thông Việt Nam cho hay trong cuộc gặp, ông Nguyễn Tấn Dũng và ông Hun Sen "nhất trí tiếp tục triển khai các thỏa thuận đã đạt được, tập trung tháo gỡ một số vướng mắc tồn tại nhằm đẩy nhanh việc hoàn thành phân giới cắm mốc".

Biên giới giữa hai quốc gia trở thành một vấn đề chính trị tại Campuchia từ sau khi Việt Nam rút quân, dẫn tới cuộc tổng tuyển cử năm 1993 do Liên Hiệp Quốc bảo trợ.

Tranh cãi

Trong giai đoạn chính phủ Cộng hòa Nhân dân Campuchia (1979-1993) cầm quyền sau khi Việt Nam tiến vào lật đổ Khmer Đỏ, Campuchia và Việt Nam ký ba thỏa thuận biên giới chính.

Năm 1982, ông Hun Sen, khi đó là Bộ trưởng Ngoại giao Campuchia, cùng Ngoại trưởng Việt Nam Nguyễn Cơ Thạch, ký Hiệp định về Vùng nước lịch sử. Theo đó, vùng nước nằm giữa bờ biển tỉnh Kiên Giang, đảo Phú Quốc đến quần đảo Thổ Chu của Việt Nam và bờ biển tỉnh Kampot đến nhóm đảo Poulo Wai của Campuchia là vùng nước lịch sử của hai nước.

Trong hai năm 1983 và 1985, hai nước ký hai hiệp ước về quy chế biên giới, đáng chú ý là nguyên tắc biên giới hai nước "là đường biên giới hiện tại, được thể hiện trên bản đồ tỷ lệ 1/100.000 của Sở Địa dư Đông Dương thông dụng trước năm 1954 hoặc gần năm 1954 nhất".

Tuy vậy, từ sau bầu cử đa đảng lần đầu năm 1993, các đảng như Funcinpec, Đảng Sam Rainsy, bác bỏ mọi hiệp định biên giới mà chính phủ Cộng hòa Nhân dân Campuchia (1979-1993) đã ký với Việt Nam với lý do đây chỉ là vệ tinh của Việt Nam và nhà nước này đã không được Liên Hiệp Quốc thừa nhận.

Năm 1996, Quốc vương Sihanouk cáo buộc Việt Nam xâm phạm lãnh thổ bằng cách lấn mốc giới vào tỉnh Svay Rieng 300 đến 400 mét.

Tháng Tư năm đó, phái đoàn của Thủ tướng Võ Văn Kiệt đến Phnom Penh, bàn việc biên giới với hai đồng thủ tướng Ranarridh và Hun Sen.

Ông Kiệt đề nghị lập cơ chế chính thức để giải quyết, nhưng Campuchia bác bỏ.

Trong chiến dịch tranh cử năm 1998, Hoàng thân Ranariddh cáo buộc ông Hun Sen là lờ đi những vi phạm của Việt Nam. Đến cuộc bầu cử kế tiếp năm 2003, Đảng Sam Rainsy lại chỉ trích Hun Sen là nhượng bộ Hà Nội về biên giới.

Trước sức ép trong nước, Campuchia - nay dưới sự lãnh đạo của ông Hun Sen - ký với Việt Nam Hiệp ước bổ sung về biên giới quốc gia năm 2005.

Hiệp ước này đã có tác dụng giảm bớt căng thẳng từ vấn đề biên giới.

Tuy vậy, vẫn có chỉ trích, ví dụ từ Đảng Sam Rainsy nói ban lãnh đạo Campuchia hiện thời đã không làm gì để ngăn chặn tình trạng "mất đất".

Việt Nam cho biết, đến nay hai nước mới chỉ phân giới được 200 km trong tổng số 1.137 km đường biên giới.

Chỉ có 72 mốc được cắm trong tổng số 322 mốc giới dự kiến.

Theo BBC

21.4.12

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tiếp xúc nhiều nhân vật cấp cao của Nhật


Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sẽ tiếp xúc nhiều nhân vật cấp cao của Nhật
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tiếp xúc nhiều nhân vật cấp cao của Nhật 
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng dẫn đầu đoàn Việt Nam tham dự Hội nghị Cấp cao Mekong – Nhật Bản lần thứ 4 tổ chức tại Tokyo từ 20 đến 21/4.

Một việc đáng chú ý tại hội nghị này là sự có mặt của Tổng thống Miến Điện Thein Sein, người muốn Nhật Bản xóa nợ sau một số cải cách gần đây.

Lãnh đạo Campuchia, Lào và Thái Lan cũng có mặt tại một sự kiện được xem là sáng kiến chủ động của Nhật nhằm tăng ảnh hưởng ở Đông Nam Á.

Việt Nam nói Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sẽ phát biểu về "phương hướng hợp tác Mekong – Nhật Bản giai đoạn tới cũng như nêu các ưu tiên của Việt Nam trong khuôn khổ hợp tác Mekong - Nhật Bản, trong đó có vấn đề quản lý và sử dụng bền vững nguồn nước sông Mekong".

Người đứng đầu chính phủ Việt Nam cũng sẽ họp song phương với Thủ tướng Nhật Bản Noda Yoshihiko và tiếp xúc các doanh nghiệp của Nhật.

Sáng nay, ông Dũng cũng gặp cựu Thủ tướng Nhật Bản, ông Yukio Hatoyama và Liên minh Nghị sĩ hữu nghị Nhật-Việt của Đảng Dân chủ Nhật Bản.

Hồi tháng Ba, hai người đã gặp nhau ở Hà Nội mà sau đó, ông Hatoyama nói với báo Nhật rằng ông được bảo đảm Việt Nam vẫn sẽ mua hai lò phản ứng hạt nhân từ Nhật Bản.

Khả năng tham gia dự án điện hạt nhân ở Việt Nam được Tokyo quan tâm đặc biệt trong bối cảnh nhiều nước bày tỏ lo ngại sau thảm họa Fukushima.

Cùng ngày, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng gặp một số nhân vật có vai vế, như Chủ tịch Cơ quan hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA), Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản (JCCI) và Chủ tịch Ngân hàng hợp tác quốc tế Nhật Bản (JBIC).

Thông tin chính thức nói năm ngoái, kim ngạch thương mại Việt - Nhật đạt trên 21 tỷ đôla.

Tính đến giữa tháng 12/2011, Nhật Bản có gần 1.670 dự án FDI còn hiệu lực tại Việt Nam, với tổng số vốn đầu tư đăng ký trên 23,6 tỷ đôla.

Nhật Bản cũng là nhà tài trợ ODA lớn nhất cho Việt Nam.

Tổng thống Thein Sein muốn Tokyo xóa nợ cho Miến Điện
Tổng thống Thein Sein muốn Tokyo xóa nợ cho Miến Điện 
Miến Điện xin xóa nợ

Trong khi đó, Tổng thống Miến Điện Thein Sein tham dự Hội nghị Cấp cao Mekong – Nhật Bản với chủ ý lớn nhất là yêu cầu Nhật Bản giúp giải quyết món nợ.

Từ 1967 đến 1987, Nhật Bản cam kết các khoản vay cho Miến Điện trị giá 403 tỉ yên Nhật.

Chính phủ Nhật từ chối bình luận về tin đồn rằng Tokyo sẽ xóa khoản nợ trị giá 300 tỷ yên.

Nhật Bản, từng chiếm đóng Miến Điện trong Thế chiến Hai, chỉ đầu tư khoảng 10 triệu đôla tại đây kể từ 2008, so với 13 tỉ đôla đầu tư của các công ty Trung Quốc.

Nhưng một số công ty Nhật nay bày tỏ quan tâm, như Honda muốn xây một nhà máy xe máy ở Miến Điện.

BBC