Trang

Diệp Kính Thiên: Nguyễn Tấn Dũng có thắng không?

Khả năng được đề cử chức Tổng bí thư khóa 12 cho Nguyễn Tấn Dũng có thể chắc chắn. Đây mới chỉ là hiệp một. Sang hiệp hai – bầu cử Ban chấp hành Trung ương khóa 12 – mới là chủ yếu.

Anh Ba Thanh: Nguyễn Phú Trọng sẽ làm Tổng bí thư nửa nhiệm kỳ đầu khóa XII ?

Khai mạc hội nghị, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã hé lộ một chi tiết đáng lưu ý trong báo cáo đó là về đề xuất tiêu chí xem xét trường hợp "đặc biệt"

Hiển thị các bài đăng có nhãn Thái Lan. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Thái Lan. Hiển thị tất cả bài đăng

30.5.12

Bà Aung San Suu Kyi lần đầu xuất ngoại sau 24 năm

Lãnh tụ đối lập Miến Điện, bà Aung San Suu Kyi, vừa tới Thái Lan trong chuyến xuất ngoại đầu tiên kể từ hơn 20 năm qua.

Bà tới dự Diễn đàn kinh tế thế giới về Đông Á.

Trong hai thập niên qua bà hoặc bị quản thúc tại gia hoặc luôn sợ rằng nếu rời khỏi Miến Điện sẽ không được phép quay trở lại.
Nhưng những cải cách mới đây đã dẫn tới việc bà thắng cử vào Quốc hội hồi tháng trước và bà tin tưởng rằng bà sẽ được phép trở lại Miến Điện.
Bà Suu Kyi, một nhà lãnh đạo vì dân chủ, đã được cấp hộ chiếu hồi đầu tháng Năm.
Bà San Suu Kyi được đám đông chào đón
trong chuyến xuất ngoại đầu tiên kể từ hơn 20 năm qua
Khi tới sân bay Rangoon bà nói với hãng thông tấn AFP rằng chuyến đi này là "một phần công việc" của bà.
"Tôi sẽ ở lại đó bốn hoặc năm ngày ... tôi sẽ đi thăm một trại tị nạn," bà San Suu Kyi nói.
Khỏang 130.000 người tị nạn Miến Điện đang sống tại các trại ở Thai Lan sau khi phải bỏ chạy vì tình trạng giết chóc ở quê nhà.
Sau chuyến đi của bà tới Thái Lan, bà dự định sẽ trở lại Miến Điện trước khi sang châu Âu vào tháng Sáu.
Bà dự kiến sẽ tới Na Uy để chính thức nhận giải Nobel Hòa bình mà bà được tặng năm 1991, và sẽ tới thăm Anh Quốc nơi bà có thân nhân đang sinh sống tại đây.
Có tin là bà cũng sẽ đi thăm Geneva, Paris và Ireland.
Trước khi lên chuyến bay đi Thái Lan, bà San Suu Kyi đã gặp Thủ tướng Ấn Độ, ông Manmohan Singh, người đang thăm Miến Điện - nhà lãnh đạo Ấn Độ đầu tiên làm việc này kể từ năm 1987.
Trong thời gian chuyến viếng thăm của Thủ tướng Ấn, hai quốc gia đã ký một lọat các thỏa thuận, bao gồm một thỏa thuận tín dụng trị giá 500 triệu đô la.
Họ cũng thỏa thuận về phát triển khu vực biên giới, các dịch vụ hàng không, trao đổi văn hóa và thành lập diễn đàn đầu tư và thương mại chung giữa hai nước.
BBC 

21.4.12

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tiếp xúc nhiều nhân vật cấp cao của Nhật


Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sẽ tiếp xúc nhiều nhân vật cấp cao của Nhật
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tiếp xúc nhiều nhân vật cấp cao của Nhật 
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng dẫn đầu đoàn Việt Nam tham dự Hội nghị Cấp cao Mekong – Nhật Bản lần thứ 4 tổ chức tại Tokyo từ 20 đến 21/4.

Một việc đáng chú ý tại hội nghị này là sự có mặt của Tổng thống Miến Điện Thein Sein, người muốn Nhật Bản xóa nợ sau một số cải cách gần đây.

Lãnh đạo Campuchia, Lào và Thái Lan cũng có mặt tại một sự kiện được xem là sáng kiến chủ động của Nhật nhằm tăng ảnh hưởng ở Đông Nam Á.

Việt Nam nói Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sẽ phát biểu về "phương hướng hợp tác Mekong – Nhật Bản giai đoạn tới cũng như nêu các ưu tiên của Việt Nam trong khuôn khổ hợp tác Mekong - Nhật Bản, trong đó có vấn đề quản lý và sử dụng bền vững nguồn nước sông Mekong".

Người đứng đầu chính phủ Việt Nam cũng sẽ họp song phương với Thủ tướng Nhật Bản Noda Yoshihiko và tiếp xúc các doanh nghiệp của Nhật.

Sáng nay, ông Dũng cũng gặp cựu Thủ tướng Nhật Bản, ông Yukio Hatoyama và Liên minh Nghị sĩ hữu nghị Nhật-Việt của Đảng Dân chủ Nhật Bản.

Hồi tháng Ba, hai người đã gặp nhau ở Hà Nội mà sau đó, ông Hatoyama nói với báo Nhật rằng ông được bảo đảm Việt Nam vẫn sẽ mua hai lò phản ứng hạt nhân từ Nhật Bản.

Khả năng tham gia dự án điện hạt nhân ở Việt Nam được Tokyo quan tâm đặc biệt trong bối cảnh nhiều nước bày tỏ lo ngại sau thảm họa Fukushima.

Cùng ngày, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng gặp một số nhân vật có vai vế, như Chủ tịch Cơ quan hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA), Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản (JCCI) và Chủ tịch Ngân hàng hợp tác quốc tế Nhật Bản (JBIC).

Thông tin chính thức nói năm ngoái, kim ngạch thương mại Việt - Nhật đạt trên 21 tỷ đôla.

Tính đến giữa tháng 12/2011, Nhật Bản có gần 1.670 dự án FDI còn hiệu lực tại Việt Nam, với tổng số vốn đầu tư đăng ký trên 23,6 tỷ đôla.

Nhật Bản cũng là nhà tài trợ ODA lớn nhất cho Việt Nam.

Tổng thống Thein Sein muốn Tokyo xóa nợ cho Miến Điện
Tổng thống Thein Sein muốn Tokyo xóa nợ cho Miến Điện 
Miến Điện xin xóa nợ

Trong khi đó, Tổng thống Miến Điện Thein Sein tham dự Hội nghị Cấp cao Mekong – Nhật Bản với chủ ý lớn nhất là yêu cầu Nhật Bản giúp giải quyết món nợ.

Từ 1967 đến 1987, Nhật Bản cam kết các khoản vay cho Miến Điện trị giá 403 tỉ yên Nhật.

Chính phủ Nhật từ chối bình luận về tin đồn rằng Tokyo sẽ xóa khoản nợ trị giá 300 tỷ yên.

Nhật Bản, từng chiếm đóng Miến Điện trong Thế chiến Hai, chỉ đầu tư khoảng 10 triệu đôla tại đây kể từ 2008, so với 13 tỉ đôla đầu tư của các công ty Trung Quốc.

Nhưng một số công ty Nhật nay bày tỏ quan tâm, như Honda muốn xây một nhà máy xe máy ở Miến Điện.

BBC