Trang

Diệp Kính Thiên: Nguyễn Tấn Dũng có thắng không?

Khả năng được đề cử chức Tổng bí thư khóa 12 cho Nguyễn Tấn Dũng có thể chắc chắn. Đây mới chỉ là hiệp một. Sang hiệp hai – bầu cử Ban chấp hành Trung ương khóa 12 – mới là chủ yếu.

Anh Ba Thanh: Nguyễn Phú Trọng sẽ làm Tổng bí thư nửa nhiệm kỳ đầu khóa XII ?

Khai mạc hội nghị, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã hé lộ một chi tiết đáng lưu ý trong báo cáo đó là về đề xuất tiêu chí xem xét trường hợp "đặc biệt"

Hiển thị các bài đăng có nhãn Thủ tướng. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Thủ tướng. Hiển thị tất cả bài đăng

12.10.15

BBC: Trung ương Đảng khóa XII: Tứ trụ ai ở ai về?

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng nói Ban chấp hành Trung ương đã “đề xuất nhiều ý kiến” về “trường hợp “đặc biệt” đối với Ủy viên Trung ương và Ủy viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư khóa XI tái cử khóa XII.
Hội nghị 12 thảo luận nhưng chưa quyết định ai trong 'Tứ trụ' hiện nay còn ở lại khóa XII
Câu hỏi ai trong “Tứ trụ” hiện nay còn ở lại vẫn chưa ngã ngũ tại Hội nghị 12 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam.

Thông báo chính thức sau hội nghị, kết thúc chiều Chủ nhật 11/10, nói sẽ còn có hội nghị 13 và 14.
Dự kiến hội nghị trung ương 13 sẽ diễn ra sau kỳ họp thứ 10 của Quốc hội Việt Nam, khai mạc vào tháng 10 này.

Khả năng hội nghị 14, có dáng dấp của Đại hội trù bị, diễn ra ngay trước Đại hội Đảng toàn quốc đầu năm 2016, chứng tỏ thảo luận gay gắt đến giờ chót về vấn đề nhân sự cấp cao.

'Tứ trụ' là cách nói không chính thức về bốn chức vụ Tổng bí thư, Thủ tướng, Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội trong hệ thống chính trị Việt Nam.

Sẽ có quy chế 'đặc biệt'?

Như thông báo chính thức, các đại biểu dự hội nghị 12 chỉ “biểu quyết thông qua danh sách giới thiệu lần đầu các đồng chí ứng cử viên Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương (chính thức và dự khuyết) khoá XII”.

Có nghĩa là danh sách này chỉ bao gồm những ủy viên trung ương tái cử sinh từ 1956 về sau, và những người ứng cử lần đầu, sinh từ 1961.

Dự kiến 75 ủy viên trung ương hiện nay sẽ nghỉ, và khoảng 80 gương mặt mới được vào danh sách ứng cử ban chấp hành trung ương khóa XII.

Phát biểu bế mạc hội nghị, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng nói Ban chấp hành Trung ương đã “đề xuất nhiều ý kiến” về “trường hợp “đặc biệt” đối với Ủy viên Trung ương và Ủy viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư khóa XI tái cử khóa XII.

Trung ương Đảng Cộng sản cũng thảo luận về tiêu chuẩn bốn chức danh hàng đầu và các phương án lựa chọn các chức danh lãnh đạo chủ chốt.

Hàm ‎ý về việc còn cần thảo luận tiếp, ông Trọng nói: “Trung ương nhất trí cho rằng việc thảo luận và thống nhất cao về vấn đề này là cơ sở rất quan trọng để Trung ương bàn và quyết định nhân sự cụ thể.”

Thông tin ban đầu của BBC về hội nghị 12 cho biết, trái ngược với các đồn đoán, hội nghị không biểu quyết về việc ai trong “Tứ trụ” hiện nay sẽ ở lại hoặc về nghỉ.

Có hai phương án đã được thảo luận tại hội nghị 12: cho phép hai hoặc ba người "quá tuổi" trong "Tứ trụ" và Bộ Chính trị hiện nay ở lại. Một câu hỏi liên quan cũng được bàn – ở lại đến 2018 hay cả nhiệm kỳ?

Vấn đề này sẽ còn tiếp tục được bàn thảo, và có thể sẽ chỉ ngã ngũ tại hội nghị 14.

Lê Quỳnh

Theo BBC 
Bốn vị trí hàng đầu trong Đảng
  • Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng (sinh năm 1944)
  • Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng (1949)
  • Chủ tịch nước Trương Tấn Sang (1949)
  • Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng (1946)

10.10.15

Hoàng Yến: Khi “lão thành” làm “con rối chính trị”

Kính gửi Ban Biên Tập,Trước sự việc trên mạng xã hội xuất hiện liên tiếp từ lá tâm thư của Nguyễn Thanh Phượng (con gái Thủ tướng) đến thông tin visa mà Lê Nguyễn Hương Trà đăng đải và mới đây nhất là đơn tố cáo Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng của 3 vị GS.TS từng công tác tại Học viện Chí trị Quốc gia ngay Hội nghị TW lần thứ 12. Tôi xin gửi đến quý BBT bài viết bày tỏ quan điểm của mình trước sự việc này.
Mạng xã hội đang nóng hơn bao giờ hết bởi sự xuất hiện của bức “tâm thư” của Nguyễn Thanh Phượng (con gái Thủ tướng) công bố nhằm phản bác thông tin trước đó của ba vị Giáo sư thuộc Học viện Chính trị Quốc gia tố cáo cô đã nhập quốc tịch Mỹ. Trong lúc dư luận chưa hiểu vấn đề thì facebooker Lê Nguyễn Hương Trà đăng tải một ảnh chụp visa mới nhất của Nguyễn Thanh Phượng với lời dẫn thú vị, bằng chứng cho thấy Nguyễn Thanh Phượng không có quốc tịch Mỹ. Đặc biệt mới đây nhất là đơn tố cáo đích danh Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng của 3 vị GS.TS từng công tác tại Học viện Chí trị Quốc gia ngay trước và trong Hội nghị TW lần thứ 12.

Động cơ nào ẩn sau hành động của 3 vị giáo sư ? Nguyễn Thanh Phượng là con gái Thủ tướng, thế nên là cơ hội để “ai đó” giở trò?. Việc Nguyễn Thanh Phượng đáp trả một cách công khai, lôi sự việc ra ánh sáng trực tiếp trên “facebook cá nhân” là một hành động khôn ngoan, vừa bẻ gãy những bịa đặt vô căn cứ của 3 vị giáo sư, vừa xóa tan những tin đồn đã tồn tại bao lâu nay.

Theo facelooker Lê Nguyễn Hương Trà, 3 ông GS.TS là Lưu Văn Sùng (1939), Đỗ Thế Tùng (1934) và Nguyễn Đình Kháng (1945) đã viết đơn gửi Ban chấp hành Trung Ương có nội dung tố cáo rằng, “cô Nguyễn Thanh Phượng nhập quốc tịch Mỹ là chạy theo Đế Quốc Mỹ, vi phạm nguyên tắc Đảng và phản bội dân tộc”. Còn theo đơn tố cáo, 3 vị GS.TS này còn coi quan hệ Việt - Trung như anh em một nhà, và cáo buộc Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tuyên bố “Không đánh đổi độc lập, chủ quyền thiêng liêng để lấy thứ hòa bình, hữu nghị viển vông” là phá vỡ tình hữu nghị với Trung Quốc, gián tiếp kích động công nhân đạp phá nhà xưởng trong vụ giàn khoan 981.
GS.TS Đỗ Thế Tùng đang làm con rối?
Theo tôi, với tất cả những gì diễn ra trong lịch sử và hiện tại, Trung Quốc và Việt Nam chưa bao giờ là anh em một nhà! Và càng không thể ví như anh em một nhà được! Trung Quốc có quốc gia, dân tộc và lợi ích của họ, còn Việt Nam cũng có quốc gia, dân tộc và lợi ích của Việt Nam. Cần phải hiểu sâu sắc câu nói của Thủ tướng rằng nếu không giữ được độc lập, chủ quyền thiêng liêng của dân tộc thì tình hữu nghị ấy chỉ là viển vông! Phải khẳng định rằng đây là một quan điểm đúng đắn và được các tầng lớp nhân dân ủng hộ! Tất cả các Thủ tướng và Tổng thống các nước trên thế giới đều sẽ phát biểu như vậy khi đất nước bị uy hiếp bởi thế lực ngoại bang.
Thực tế thì độc lập và chủ quyền của Việt Nam đã và đang bị Trung Quốc xâm phạm, quần đảo Hoàng Sa và một phần quần đảo Trường Sa của ta bị Trung Quốc chiếm bằng vũ lực! Và biết bao nhiêu vụ việc tai hại mà Trung Quốc đã gây ra cho Việt Nam. Anh em một nhà ư? Theo tôi, điều này không chỉ là viển vông mà còn là hoang tưởng!

Những người có học vấn, lại từng làm việc ở học viện rất được đề cao ở Việt Nam, càng rất nên thận trọng trong viết lách, ăn nói, đơn thư cần dựa vào căn cứ xác đáng, không bịa chuyện, không vu khống là giữ gìn phẩm hạnh và uy tín của bản thân mình. Ba vị Giáo sư lớn tuổi này đã từng dạy và hướng dẫn nhiều vị lãnh đạo đất nước, lẽ ra các ông nên làm nhà giáo chân chính, là cội nguồn cổ vũ cho tầng lớp thanh niên Việt Nam yêu nước, học tập, vươn lên trong nghiên cứu. Đằng này các ông lại biến mình thành những “con rối chính trị”, hồ đồ, bịa đặt vô căn cứ, gây hiểu lầm ly tán nội bộ, phá hoại quan hệ Việt-Mỹ, đi ngược với chính sách hòa hợp dân tộc của Đảng và Nhà nước. Các giáo sư làm vậy là rất thiếu suy nghĩ!

Thật nguy hiểm và xấu hổ khi các GS.TS có trình độ học vấn, lí luận chuyên sâu về Chủ nghĩa Mác- Lê Nin lại lại lập luận tiêu cực, lố lăng, tin vào những lời bịa đặt. Không lẽ thành tâm yêu nước của ba cây đa cây đề trong Đảng là vậy sao? Sắp tới đại hội 12, cũng chẳng thể loại trừ chuyện có kẻ đang đứng đằng sau giật giây cho những giáo sư này làm trò lố. (Có thông tin chưa kiểm chứng đăng trên mạng cho rằng các vị GS.TS này trực tiếp dạy và hướng dẫn CTN Trương tấn Sang làm luận văn cao cấp Chính trị, là người đứng sau sự việc này)

Chúc các ông sức khỏe và sáng mắt, sáng LÒNG!

Bạn đọc Hoàng Yến

Người Buôn Gió: Hội nghị trung ương Đảng Cộng Sản VN 12 chuyện nhân sự

Chính sách kinh tế có những bước ngoặt cần người có ảnh hưởng trong BCT để triển khai các chính sách mới. Điển hình cho mẫu Uỷ Viên BCT này là Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Ông Dũng có nhiều quyền lực, các cuộc cải cách kinh tế đang cần đến sự chỉ đạo của ông cũng như cầu nối quan hệ bang giao với phương Tây. Hầu hết các uỷ viên trung ương đều muốn ông Dũng ở lại để họ được chia chác lợi lộc trong yên bình. Nhất là cơ hội mở rộng quan quốc tế đang hứa hẹn đem lại nhiều bổng lộc cho mọi uỷ viên trung ương.




9.10.15

Bạn đọc gửi: Đơn tố cáo Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng của 3 vị GS. TS. của Học viện Chính trị

Một lá thư gửi đến khá quan trọng (Đơn tố cáo Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng của 3 vị GS. TS. của Học viện Chính trị ), xin đăng để độc giả thấy sự đấu đá kinh khủng trong nội bộ lãnh đạo Việt Nam trước kỳ Đại hội Đảng XII


7.10.15

Kami - Hội nghị Trung Ương 12: Ai đang nắm ngọn cờ?

Có người đưa ra câu hỏi "Phe nào sẽ thắng sau Hội nghị TW 12?", thoạt tiên câu hỏi tưởng chừng khó trả lời, tuy vậy nêu trả lời theo logic thì phe nào nắm được đa số các Ủy viên trong Ban Chấp hành TW Đảng thì phe đó sẽ giành chiến thắng. Hay nói rộng ra, phe đó sẽ chủ động trong việc sắp xếp nhân sự cho khóa tới. 
Ngày 5/10/2015 Hội nghị lần thứ 12 Ban Chấp Hành Trung Ương Đảng CSVN - Khóa 11, vừa khai mạc, với nhiệm vụ trọng tâm của Hội nghị là bàn về nhân sự lãnh đạo Đảng cho nhiệm kỳ Đại hội XII. Theo kế hoạch, Hội nghị này sẽ kéo dài từ ngày 5-11/10/2015.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đọc Báo cáo tình hình KT-XH

19.9.15

Hùng Vương - Thử chấm điểm Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng


Nếu ông Nguyễn Tấn Dũng làm Tổng Bí thư, có rất nhiều việc chờ ông, đòi hỏi bản lĩnh dám làm của ông. Dẹp bỏ Chủ nghĩa Mac-Lênin xa lạ, đề cao Tư tưởng Hồ Chí Minh sẽ là nhiệm vụ quan trọng nhất, và khó nhăn nhất.
Con đường quan lộ xuôn xẻ và chông gai của Thủ tướng Tấn Dũng.

11.5.15

Dương Hoài Linh - Hội nghị Trung ương 11: Phát pháo cho trận chiến quyền lực

Dân Luận: Trong bối cảnh Đảng họp kín, không cho người dân biết quá trình thảo luận cũng như những nghi vấn về kẻ "có biểu hiện cơ hội chính trị, tham vọng quyền lực, xu nịnh, chạy chọt, vận động cá nhân, tư tưởng cục bộ, phe cánh, lợi ích nhóm, mị dân, chuyên quyền, độc đoán, trù dập người thẳng thắn đấu tranh, phê bình" là ai thì mãi mãi chúng ta không thể có một nền chính trị trong sạch, bởi vì thiếu minh bạch là môi trường rất tốt để những kẻ xấu lên ngai vàng bằng quan hệ và lo lót. Có lời đồn rằng trong Hội nghị này Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã thắng thế và có khả năng sẽ lên Tổng bí thư, nhưng cũng có những nhận định ngược lại như của tác giả Dương Hoài Linh sau đây. Nói tóm lại là ai trong số họ chiến thắng thì người dân cũng là kẻ chiến bại, nếu người dân không biết đấu tranh đòi sự minh bạch và công khai trong việc chọn lựa lãnh đạo quốc gia.


22.10.14

Chân Dung Quyền Lực - Phát biểu của ông Nguyễn Sinh Hùng có chủ đích tấn công Thủ tướng?

Bài viết sau đây được tác giả gửi tới qua đường email. Chúng tôi chưa có điều kiện kiểm chứng nên mong độc giả sử dụng thông tin ở đây với sự dè dặt cần thiết.
Chủ tịch Nguyễn Sinh Hùng ngày nay: “Cứ ăn hết lấy gì mà tiêu, ăn hết mà không có tiền chi lương thì tôi không hiểu thế nào”

31.8.14

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: Đòi hỏi dân chủ, pháp quyền của nhân dân là tất yếu

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh, Chính phủ nhận thức rõ đòi hỏi về dân chủ, pháp quyền của nhân dân, của xã hội là đòi hỏi mang tính tất yếu, khách quan và cũng là xu thế của thời đại.
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, Trưởng Ban Chỉ đạo; Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng chủ trì buổi làm việc.
Sáng 29/8, Đoàn công tác Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp Trung ương có buổi làm việc với Ban Cán sự Đảng Chính phủ về tiếp tục thực hiện Kết luận số 92 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Chiến lược Cải cách tư pháp đến năm 2020.

Báo cáo do Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Nguyễn Văn Nên trình bày nêu rõ: Ban Cán sự Đảng Chính phủ đã lãnh đạo, chỉ đạo thể chế hóa các chủ trương, nhiệm vụ cải cách tư pháp thông qua xây dựng, hoàn thiện chính sách, pháp luật; chỉ đạo xây dựng và triển khai thực hiện các vấn đề về tổ chức cơ quan điều tra, về thi hành án; chỉ đạo công tác phòng, chống tội phạm và thi hành án; chỉ đạo công tác bổ trợ tư pháp; công tác phổ biến, giáo dục pháp luật; công tác đào tạo cán bộ tư pháp và các chức danh tư pháp, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực về tư pháp; hợp tác quốc tế về tư pháp và pháp luật…

Các bộ, ngành và địa phương được chỉ đạo khẩn trương xây dựng kế hoạch triển khai, tổ chức Hội nghị phổ biến, quán triệt Kết luận số 92 và các văn bản của Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp Trung ương hết sức nghiêm túc. Nhận thức của cán bộ, công chức, đảng viên về công tác cải cách tư pháp được nâng lên rõ rệt.

Thời gian tới, Ban Cán sự Đảng Chính phủ tập trung chỉ đạo công tác hoàn thiện thể chế, chính sách pháp luật đáp ứng mục tiêu cải cách tư pháp; tập trung các nguồn lực cho việc hoàn thành các chương trình, đề án về cải cách tư pháp; tăng cường chỉ đạo công tác phòng, chống tội phạm, công tác thi hành án; kiện toàn tổ chức và hoạt động của luật sư, trợ giúp pháp lý, công chứng, giám định; xây dựng đội ngũ và đào tạo đội ngũ công chức; bảo đảm nhân lực, cơ sở vật chất và các điều kiện cần thiết khác cho hoạt động tư pháp…

Ban Cán sự Đảng Chính phủ đề nghị Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp Trung ương tiếp tục quan tâm chỉ đạo, cho ý kiến về những định hướng lớn trong các dự án luật, pháp lệnh để thể chế hóa các quy định của Hiến pháp năm 2013 về tổ chức và hoạt động của các cơ quan tư pháp.

Đồng thời, sớm cho ý kiến về một số đề án, dự án do các bộ, ngành chuẩn bị liên quan đến cải cách tư pháp; chỉ đạo việc tăng cường triển khai Đề án thí điểm chế định Thừa phát lại tại 13 tỉnh; cho ý kiến về các giải pháp phát triển đội ngũ luật sư, trợ giúp viên pháp lý, tăng cường năng lực tranh tụng của luật sư, trợ giúp viên pháp lý trong tố tụng…

Trong buổi làm việc, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh, Ban Cán sự Đảng Chính phủ, Chính phủ nhận thức rõ đòi hỏi về dân chủ, pháp quyền của nhân dân, của xã hội là đòi hỏi mang tính tất yếu, khách quan và cũng là xu thế của thời đại; yêu cầu đặt ra phải xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN, phải xây dựng cơ quan lập pháp, hành pháp, tư pháp mạnh.

Nhận thức rõ điều này, Chính phủ đã hết sức cố gắng trong quán triệt, triển khai thực hiện nghiêm túc các chủ trương, nghị quyết của Trung ương về công tác tư pháp, cải cách tư pháp.

Quang cảnh buổi làm việc. Ảnh: VGP
Bên cạnh những kết quả đạt được, Báo cáo của Ban Cán sự Đảng Chính phủ đã nêu lên những hạn chế, yếu kém, nguyên nhân của hạn chế, yếu kém để ra sức khắc phục, để làm tốt hơn; những nhiệm vụ sát sườn cần tập trung thực hiện trong thời gian tới.

Đó là những nhiệm vụ được quan tâm chỉ đạo thường xuyên ở các phiên họp của Chính phủ, đặc biệt là nhiệm vụ về hoàn thiện thể chế, chính sách pháp luật đáp ứng mục tiêu cải cách tư pháp; thúc đẩy hoàn thành các chương trình, đề án về cải cách tư pháp…

“Tinh thần chung của Chính phủ sẽ căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ, quán triệt chủ trương của Trung ương, Hiến pháp, pháp luật, nỗ lực, cố gắng phát huy kết quả đạt được, ra sức khắc phục những hạn chế, yếu kém, thậm chí là khuyết điểm, phấn đấu làm tốt hơn, hiệu quả hơn công tác tư pháp, cải cách tư pháp”, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phát biểu.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đề nghị Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp Trung ương tiếp tục quan tâm, chỉ đạo công tác xử lý giải quyết khiếu nại tố cáo của người dân; chỉ đạo, nghiên cứu để sớm có đội ngũ luật sư công hỗ trợ tư pháp giúp cho người dân đi khiếu kiện và kể cả hỗ trợ cho chính quyền trong giải quyết khiếu nại tố cáo của công dân; kiểm tra việc triển khai thực hiện Luật Giám định tư pháp, chỉ đạo tháo gỡ các vấn đề vướng mắc…

Kết luận buổi làm việc, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang cho rằng Ban Cán sự Đảng Chính phủ, Chính phủ đã nghiêm túc quán triệt, chỉ đạo triển khai thực hiện Kết luận số 92; đồng thời đánh giá cao những kết quả toàn diện mà Chính phủ đạt được trong công tác tư pháp, cải cách tư pháp cũng như những nhiệm vụ được Chính phủ đề ra và quyết tâm thực hiện trong thời gian tới.

Chủ tịch nước đề nghị Ban Cán sự Đảng Chính phủ tiếp tục quán triệt, chỉ đạo triển khai thực hiện tốt các chủ trương của Trung ương liên quan đến công tác tư pháp, cải cách tư pháp, đặc biệt là công tác tuyên truyền; hoàn thiện thể chế, chính sách pháp luật; đảm bảo tiến độ và chất lượng xây dựng các dự án luật; trong quá trình luật hóa Hiến pháp 2013 cần hết sức quan tâm phân công trách nhiệm, kiểm soát quyền lực lẫn nhau giữa các cơ quan.

Tiếp tục quan tâm, đẩy mạnh cải cách hành chính, trong đó có cải cách hành chính trong lĩnh vực tư pháp; chỉ đạo thực hiện hiệu quả công tác xây dựng, đào tạo đội ngũ cán bộ tư pháp, đảm bảo đủ số lượng, chất lượng; cải cách chế độ công chức, công vụ đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.

Tăng cường hơn nữa công tác phòng chống tội phạm bằng các giải pháp quyết liệt, đồng bộ. Đảm bảo cơ sở vật chất và các điều kiện cần thiết cho hoạt động tư pháp.

Chủ tịch nước khẳng định, Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp Trung ương sẽ phối hợp chặt chẽ với Chính phủ, các cơ quan của Chính phủ trong giải quyết những vướng mắc liên quan đến hoạt động giám định tư pháp.

Với các đề xuất, kiến nghị của Ban Cán sự Đảng Chính phủ, của Thủ tướng, Chủ tịch nước yêu cầu Thường trực Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp Trung ương tiếp thu, xem xét, xử lý, chỉ đạo trong quá trình triển khai thực hiện nhiệm vụ.

Theo VGP

3.8.14

Kami - Giàn khoan HY-981: Cú sốc của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng

Giàn khoan HY-981 rút khỏi lãnh hải Việt nam được phía Trung quốc cho biết là do đã hoàn thành nhiệm vụ. Nhưng có lẽ việc Trung quốc đưa giàn khoan HY-981 vào vùng biển của Việt nam là một hành động mang tính chiến thuật, với mục đích nhằm ngăn chặn Việt Nam đang có biểu hiện thoát khỏi quỹ đạo của Trung Quốc là điều ít ai nghĩ tới.


Diễn biến chính trường VN

Từ đầu năm 2014, chính trường Việt nam có nhiều dấu hiệu cho thấy phe của ông Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đang ở thế thượng phong và có khả năng có thể khuynh loát hệ thống chính trị Việt nam. Một số nguồn tin đáng tin cậy cho biết phe cải cách của ông Nguyễn Tấn Dũng đang được sự ủng hộ của quá bán (9/16) các nhân vật trong Bộ Chính trị, đó là Nguyễn Tấn Dũng, Nguyễn Sinh Hùng, Lê Hồng Anh, Phùng Quang Thanh, Lê Thanh Hải, Nguyễn Xuân Phúc, Nguyễn Thiện Nhân, Nguyễn Thị Kim Ngân và Tòng Thị Phóng. Trong khi phe bảo thủ của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tỏ ra yếu thế hơn gồm có: Nguyễn Phú Trọng, Tô Huy Rứa, Ngô Văn Dụ, Đinh Thế Huynh, Phạm Quang Nghị, Trần Đại Quang. Riêng ông Trương Tấn Sang vẫn giữ vai trò trung lập, tuy hơi nghiêng về phe cải cách, song ông này chỉ ủng hộ những cải cách về kinh tế. Điều quan trọng hơn cả là phe cải cách của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đang nắm đa số các ủy viên trong Ban Chấp hành TW, với bằng chứng là sự thắng lợi của phe này đạt được khi bầu bổ xung hai thành viên Bộ Chính trị trước đó. Đó là ông Nguyễn Thiện Nhân và bà Nguyễn Thị Kim Ngân đã trúng cử thay vì hai ứng viên được coi là nặng ký hơn là ông Nguyễn Bá Thanh - trưởng Ban Nội chính TW và ông Vương Đình Huệ, trưởng Ban Kinh tế TW là những người được cho là thuộc về phe Đảng.

Chính vì thế nên trong thông điệp đầu năm mới 2014 của mình, Thủ tướng Nguyễn Tán Dũng đã không ngại ngần đề cập tới vấn đề cải cách thể chế chính trị, đúng vào ngày Bản Hiến pháp 1992 Sửa đổi năm 2013 chính thức có hiệu lực. Điều đó xảy ra vào lúc chỉ còn chưa đầy 2 năm Đại hội Đảng khóa XII sẽ khai mạc vào đầu năm 2016, đây là lúc các phe phái trong Đảng sẽ thỏa thuận làm cơ sở để chia chác quyền lực. Việc Thủ tướng Dũng sinh năm 1949 đã giữ chức Thủ tướng 2 nhiệm, kỳ theo quy định nếu muốn tại vị thì ông Dũng phải đảm nhận chức vụ mới như Chủ tịch Nước, Chủ tịch Quốc hội hoặc chức vụ Tổng Bí thư. Theo nhận định chung của dư luận, thì một người có tham vọng và có bề dày chính trị như Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thì việc ông ta đảm nhiệm chức vụ Tổng Bí thư Đảng CSVN khóa 12 sẽ là lựa chọn duy nhất thích hợp để có thể thực hiện việc tiến hành cải cách thể chế chính trị để đưa chính trị Việt nam theo mô hình của Putin ở nước Nga hiện nay.

Tuy nhiên trước đó, sau Đại hội lần thứ XI, khi ấy phe của ông Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đang mạnh, đó là thời gian sóng gió nhất của Thủ tướng Dũng. Vào thời điểm Hội nghị TW 4, khi trong các đơn vị quân đội có luồng tin đồn cho rằng ông Nguyễn Tấn Dũng sẽ tiến hành cải cách thể chế chính trị, thay đổi Hiến pháp để biến mình thành một vị Tổng thống. Đây là lý do chính đã khiến Thủ tướng Dũng bị đưa ra kiểm điểm tại HN TW 6 - khóa XI diễn ra vào tháng 10.2012. Khi ấy người ta tưởng ông Thủ tướng sẽ "ngã ngựa", vậy mà như nhờ một phép thần, Thủ tướng Dũng đã vượt qua và đã giành thắng lợi một cách ngoạn mục trong cuộc bỏ phiếu tín nhiệm trong Ban chấp hành TW. Và trái lại người ta đã được chứng kiến sự thất bại của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, khi không dấu được nước mắt trước ống kính truyền hình trong phiên bế mạc. Cũng qua cuộc thử sức này đã cho thấy uy tín trong đảng của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng còn rất cao và rất khó có thế lực nào có thể hạ bệ được đồng chí trong thời điểm đó và kể cả trong hiện tại.
Đến đầu năm 2014, việc Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sẽ là người sẽ nắm giữ chức vụ Tổng Bí thư Đảng CSVN đã trở thành việc gàn như không phải bàn cãi. Người ta hy vọng ông Dũng với vai trò Tổng Bí thư Đảng CSVN sẽ là người tiến hành cải cách thể chế chính trị hiện tại để tiến tới chức vụ Tổng thống mới của Việt nam. Như thông điệp đầu năm mới là xây dựng một nhà nước Dân chủ và Nhà nước pháp quyền thượng tôn pháp luật. Rồi những tháng trước Hội nghị TW 9 (tháng 5.2014), một lần nữa tin đồn này lại nóng trở lại, khi ấy ở Việt nam người ta hồ hởi xầm xì cho rằng sắp tới Việt nam sẽ có sự thay đổi thể chế chính trị dưới sự lãnh đạo của ông Nguyễn Tấn Dũng. Lúc đó người ta tin rằng ông Nguyễn Tấn Dũng hoàn toàn có năng lực dùng quân đội, công an để điều khiển, khống chế Trung ương và Bộ Chính trị. Điều đó cho thấy thế mạnh của phe ông Nguyễn Tấn Dũng vào thời điểm trước Hội nghị TW 9 đã đến mức nào?

Nên nhớ, trong trường hợp để Việt nam thoát vòng cương tỏa của Trung quốc và trở thành một mắt xích quan trọng trong vòng vây Trung quốc của Hoa kỳ ở phía Thái Bình dương, đó là trục Nhật bản, Đài loan, Philippines... là điều Bắc kinh sợ nhất. Đây không chỉ là mối đe dọa cho các đối thủ chính trị của Thủ tướng Dũng trong nội bộ ban lãnh đạo của Việt nam, mà còn là mối lo sợ của nước láng giềng Trung quốc trong việc kiểm tỏa chính trị Việt nam. Và tất nhiên ban lãnh đạo Trung quốc hết sức bực tức và nghĩ rằng họ cần phải ra tay để đảo ngược tình thế này, để ngăn chặn không để Việt Nam thoát khỏi quỹ đạo của Trung Quốc.

Lá bài giàn khoan HY-981

Cần phải thừa nhận giấc mộng độc chiếm Biển Đông của chính quyền Trung quốc đã và đang là hiện thực, chỉ trong vài chục năm với chính sách bành trướng lãnh hải theo chiến lược gặm nhấm dân dần đã biến Trung quốc từ một quốc gia hầu như không có chỗ đứng trong Biển Đông, đến nay Trung quốc đã có không ít các đảo, bãi đá ngầm trong khu vực Biển Đông. Điều này dần dần đã giúp Trung quốc không ngừng tăng vị thế trong khu vực có tranh chấp. Cho đến nay, với việc đóng hàng loạt các giàn khoan di động kiểu như HY-981, Trung quốc đã chứng tỏ họ có toàn quyền mang đến hoặc rút đi các giàn khoan này, với mục đich neo đậu và tiến hành công tác thăm dò dầu khí mà hầu như không gặp phải bất kỳ trở ngại nào đáng kể.

Việc Trung Quốc bất ngờ rút giàn khoan trước thời hạn vì giàn khoan đã hoàn tất công việc cần thiết và rất thành công. Theo phía Trng quốc, việc di chuyển giàn khoan là một động thái hoàn toàn mang tính thương mại, được thực hiện trên vùng biển thuộc chủ quyền của nước họ, mà không hề ảnh hưởng đến các quốc gia khác. Điều này khác so với tuyên bố ban đầu của họ là giàn khoan sẽ hoạt động tới ngày 15.8.2014. Trước đó nhiều chuyên gia đánh giá cho rằng việc đưa giàn khoan HY-981 vào Biển Đông là bước khởi đầu trong việc khẳng định chủ quyền của Trung quốc thông qua đường Lưỡi Bò chín đoạn và sở dĩ họ chọn vùng lãnh hải của Việt nam vì Trung quốc đã nắm được tử huyệt của ban lãnh đạo Đảng CSVN thông qua mối bang giao hợp tác chiến lược và toàn diện trong khuôn khổ 4 tốt và 16 chữ vàng. Do vậy việc đưa giàn khoan HY-981 vào vùng lãnh hải của Việt nam chắc chắc sẽ không gặp bất kỳ trở ngại nào đáng kể.

Trong bài viết "Tại sao Trung Quốc rút giàn khoan HD 981 sớm hơn dự kiến" trên tờ The Diplomat mới đây, GS.Carl Thayer chuyên gia phân tích của Học viện quốc phòng Australia cho biết 1 trong 4 lý khiến Trung quốc rút giàn khoan là nhằm "Ngăn chặn Việt Nam thoát khỏi quỹ đạo của Trung Quốc" là một điều đáng quan tâm nhất. Nói cho đúng, cũng theo bài báo trên cho biết: "Vào tháng Năm vừa qua, các nhà ngoại giao tại Bắc Kinh cho biết rằng rằng các quan chức của Công ty Dầu khí Ngoài khơi Quốc gia Trung Quốc lặng lẽ tâm sự rằng ban đầu khi được yêu cầu từ chính quyền để triển khai dàn khoan HD 981 họ đã từ chối, vì cho rằng khu vực thăm dò không phải là một ưu tiên cao vì không có trữ lượng dầu khí đáng kể". Điều đó cộng với tin "Trước khi các hoạt động khoan dò được thực hiện bởi HD 981, Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ đã đưa ra một báo cáo vào năm 2013, kết luận rằng khu vực xung quanh quần đảo Hoàng Sa không có tiềm năng hydrocacbon thông thường đáng kể.". Và "... theo các nhà phân tích an ninh hàng hải có thẩm quyền truy cập vào hình ảnh vệ tinh cho biết những dấu hiệu vào cuối tháng 5.2014 từ HY-981 có thể quan sát được, cho thấy rằng giàn khoan đã phát hiện ra một số hydrocarbon. Các nhà phân tích cũng lưu ý rằng chỉ có khoảng mười phần trăm trữ lượng dầu khí sẽ được phục hồi để sử dụng trong thương mại."

Điều đó cho thấy việc đưa giàn khoan HY-981 vào khu vực Biển Đông của chính quyền Trung quốc là một giải pháp tình thế mang tính "đột xuất" mà hoàn toàn không được chuẩn bị trước và hành động này đơn thuần mang tính chất chính trị chứ hoàn toàn không phục vụ cho mục đích thương mại như phía Trung quốc tuyên bố. Phải chăng các diễn biến chính trị trong nội bộ ban lãnh đạo Đảng CSVN như phân tích ở trên, là lý do quan trọng khiến phía Trung quốc phải ra tay, thông qua việc đưa giàn khoan HY-981 để đảo ngược tình thế vốn đang có những triệu chứng rất bất lợi cho họ?

Sự ứng cứu từ Trung quốc

Trung quốc biết rất rõ rằng rất nhiều người trong Bộ Chính trị Đảng CSVN, kể các các nhân vật đang thuộc về phe "cải cách" của Thủ tướng Dũng cũng rất lo ngại phản ứng của Trung Quốc trước việc nếu Việt nam thúc đẩy quan hệ quân sự với Mỹ và họ sẵn sàng lựa chọn một giải pháp không làm mất lòng Trung quốc để đảm bảo tính an toàn trong sự nghiệp chính trị của họ.
Trong 02 tháng với sự hiện diện của HY-981 trên Biển Đông, ngay lập tức các hoạt động và các lời tuyên bố cứng rắn, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã chứng tỏ là một người đang làm chủ cuộc chơi, với hy vọng tạo ra một sự đồng thuận từ trong Bộ Chính trị trong cách đối phó với vụ khủng hoảng giàn khoan trên Biển Đông. Trong lúc phe bảo thủ trong Đảng của TBT Nguyễn Phú Trọng vẫn rất dè dặt, thận trọng để giữ đường lối thân Trung Quốc như từ trước đến nay. Đỉnh cao là phát biểu của ông Nguyễn Tấn Dũng, khi trả lời báo chí ở Philippines, khi cho rằng "Nhất định không chấp nhận đánh đổi điều thiêng liêng này để nhận lấy một thứ hòa bình, hữu nghị viển vông, lệ thuộc nào đó”, kể cả việc cho rằng Việt nam sẽ theo gương Philippines khởi kiện Trung quốc đã nhận được sự đồng tình của đa số dân chúng Việt nam.

Nhưng ít ai, kể cả Thủ tướng Dũng lại có thể nghĩ rằng việc biểu thị thái độ chống Trung quốc một cách triệt để như vậy là điều làm hại ông ta và vô tình những cái đó đã trở thành ngòi nổ trong việc tranh cãi gay gắt về quan điểm chống Trung quốc, phương án pháp lý khởi kiện Trung quốc và việc nâng cấp quan hệ với Hoa Kỳ trong Bộ Chính trị. Dù rằng với Thủ tướng Dũng, trở ngại lớn nhất của ông ta là phe bảo thủ thân Trung quốc với sự hậu thuẫn của Trung quốc, nhưng bản thân ông không hình dung được rằng Trung quốc đã dùng chiêu một mũi tên trúng nhiều đích. Họ chấp nhận mất nhiều mất công sức khi sử dụng giàn khoan HY-981 như một con bài tẩy nhằm đảo ngược thế cờ tương quan lực lượng trong ban lãnh đạo Việt nam. Kể cả việc tạo ra các vụ bạo động có tổ chức sau biểu tình ôn hòa ở các khu công nghiệp Bình Dương, Vũng Áng... diễn ra trong sự im lặng đáng ngờ của các lực lượng công an.

Đó cũng là nguyên nhân sự xuất hiện của Ủy viên Quốc vụ viện Dương Khiết Trì trong chuyến thăm Việt nam trong hai ngày 17-18.6.2014. Trong chuyến thăm này với thái độ rất cứng rắn, không dấu vẻ đe dọa Dương Khiết Trì đã lớn tiếng yêu cầu Việt nam phải chấm dứt những hành động quấy rôi và phản đối giàn khoan của Trung Quốc, không được lôi kéo các nước tham dự vào vấn này, không để Mỹ và phương Tây lợi dụng diễn biến hoà bình phá hoại 2 nước. Đồng thời cảnh cáo nếu Việt Nam vi phạm nguyên tắc đó thì Việt Nam sẽ chịu hậu quả. Không những thế, cùng lúc truyền thông Trung Quốc những ngày này đã chỉ trích đích danh Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng vì đã có những phát biểu mạnh mẽ lên án Trung Quốc.

Tất cả những cái đó chứng tỏ đã có một kịch bản có sẵn nhằm gây căng thẳng trong quan hệ Việt - Trung. Điều đó hoàn toàn phù hợp với các phân tích, nhận định trước đó về chuyến thăm Việt nam của Dương Khiết Trì, khi cho rằng với động cơ và mục đích rất thâm hiểm. Đó là nhằm trấn an cho một bộ phận lãnh đạo cấp cao của Việt Nam thân lệ Trung Quốc rằng Trung Quốc luôn đứng sau họ. Với điều kiện họ phải kiềm chế được các phản ứng đối với Trung Quốc từ phía ban lãnh đạo Việt nam. Với mục đích chính để chia rẽ lãnh đạo cấp cao của Việt Nam, vì hơn ai hết Trung Quốc hiểu rất sâu tình hình nội bộ Việt Nam.

Lật ngược thế cờ

Ngay sau đó, chuyến thăm Hoa kỳ chính thức của Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh theo lời mời của Ngoại trưởng Hoa kỳ John Kerry trong lúc vụ việc giàn khoan đang ở hồi căng thẳng đã bị hủy bỏ mà không giải thích lý do. Thay vào đó là chuyến thăm của Bí thư Thành ủy Hà nội Phạm Quang Nghị một nhân vật dược cho là giáo điều và thân Trung quốc với kết quả không hài lòng. Và trong cuộc họp đột xuất của Bộ Chính trị tổ chức sau chuyến thăm của Dương Khiết trì kết thúc, người ta thấy các ông Trương Tấn Sang, Nguyễn Thiện Nhân, Phùng Quang Thanh đã ủng hộ quan điểm của phía Trung quốc. Nghĩa là số người đứng về phía thân Trung quốc tăng lên từ 6 người thành 9 người và số người trong phe cải cách giảm xuống từ 9 người còn 7 người, đáng chú ý là hai Bộ trưởng Quốc phòng và Công an đã không cùng quan điểm với Thủ tướng Dũng. Điều đó có ảnh hưởng nghiêm trọng đến vị thế của ông Thủ tướng trong ban lãnh đạo Đảng CSVN.

Lập tức cán cân lực lượng giữa các phe phái trong Bộ Chính trị đã đảo chiều, đẫn đến Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng lập tức đã đứng về phe thiểu số và đang có nguy cơ sẽ bị cô lập trong Bộ Chính trị. Vì đa số thành viên của Bộ Chính trị đều thấy rằng quan điểm chống Trung quốc và thân phương Tây của ông Dũng có thể gây bất ổn và xáo trộn về chính trị, đó là điều hoàn toàn bất lợi cho Đảng và cá nhân họ. Điều này có nghĩa là Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đang có nguy cơ bị gạt qua một bên trong bộ máy lãnh đạo của Đảng CSVN. Điều này có thể gây ảnh hưởng xấu đến việc Việt nam gia nhập TP, cái mà phe cải cách của Thủ tướng Dũng xem là chìa khóa để đa dạng hóa kinh tế Việt nam, nhằm thoát khỏi sự lệ thuộc kinh tế vào Trung Quốc. Trong lúc những người ủng hộ thỏa hiệp với Trung Quốc vẫn thấy sự cần thiết duy trì vai trò chủ đạo của khu vực Kinh tế nhà nước, cho dù khu vực này trên thực tế đã hoạt động không có hiệu quả. Song họ tin rằng những cải cách và các nhượng bộ của Chính phủ Việt nam do yêu cầu của Mỹ để được tham dự vào TPP là quá lớn, điều đó sẽ ảnh hưởng đến việc kiểm soát nền kinh tế của Nhà nước.
Đây là thành tích triệt hạ đáng kể của phe chống Thủ tướng Dũng, nhằm chặn đứng xu thế cải cách có xu hướng thân phương Tây của phe "cải cách" do Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đứng đầu. Hành động này xảy ra giữa lúc nền kinh tế Việt nam đang lao đao và xã hội đang tiềm ẩn nhiều nguy cơ bất ổn, mà TPP là một cứu cánh theo cách nhìn của mọi phía. Song đối với Trung quốc, điều đó trái với chính sách ngăn chặn Việt Nam thoát khỏi quỹ đạo của Trung Quốc của họ

Kết:

Các học giả quốc tế cho rằng "Việt nam sẽ mất trọn Biển Đông nếu như nội bộ ban lãnh đạo của Việt nam không thống nhất được với nhau" và điều đó Trung quốc đã thành công. Có thông tin cho rằng phía Trung quốc đưa giàn khoan HY-981 vào vùng biển của Việt nam tiêu tốn mỗi ngày tốn gần 1 triệu USD, vị chi sau hơn hai tháng họ đã chịu mất số tiền hơn 60 triệu USD. Đến lúc này có lẽ người ta mới hiểu rõ lý do vì sao Bắc kinh đột nhiên đưa giàn khoan HY-981 vào Biển Đông. Đó là với mục đích chính là để lật ngược thế cờ tương quan giữa các phe phái trong nội bộ ban lãnh đạo Đảng CSVN, đồng thời để hỗ trợ cho nhóm thân Trung quốc với hy vọng tiếp tục khống chế Việt nam trong vòng cương tỏa của họ trong thời gian tới. Điều đó cho thấy chỉ mất 60 triệu USD mà lật ngược thế cờ là một cái giá quá rẻ mà Trung quốc phải bỏ ra với một đối thủ quan trọng như Thủ tướng Dũng.

Ngày 02 tháng 8 năm 2014

© Kami

Theo RFA blog

19.6.14

Vinh Chấn - Không “thoát Trung” thì làm gì? Không “phò Nguyễn Tấn Dũng” thì theo ai?

Để rộng đường dư luận, xin đăng bài viết của tác giả Vinh Chấn ủng hộ giải pháp "thoát Trung" qua ngả "Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng" sau đây. Không biết tác giả đã hỏi ý kiến Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng xem ông đã sẵn sàng lãnh đạo cuộc đổi mới II này chưa? Việc kỳ vọng và đặt gánh nặng cải cách vào tay một cá nhân, dù đó là người có quyền lực như Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho thấy nhiều người chúng ta không muốn gánh việc nước, mà chỉ muốn có một ông Bụt hiện ra và làm tất cả mọi thứ cho mình. Phá thế khó khăn mà thoát ra cũng là một cuộc tập dượt trí và lực, để khi phá ra được chúng ta đủ trưởng thành để duy trì một nền dân chủ. Nếu cái gì cũng dựa vào người khác làm hộ, sao quốc dân trưởng thành cho được?


25.5.14

Thanh Bình - Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: 'Không đánh đổi chủ quyền lấy hữu nghị viển vông'

Định hoan hô Thủ tướng nhưng xét thấy câu này chứng tỏ Việt Nam không hề có ý định thay đổi chính sách ngoại giao, nên lại thôi: "Ngoài ra, Thủ tướng cũng khẳng định Việt Nam không tham gia bất cứ liên minh quân sự nào để chống lại một quốc gia khác và đây là chính sách đối ngoại nhất quán của Việt Nam."
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trong một cuộc họp báo tại Philippines. Ảnh: Thanh Bình

15.9.12

Hỏa tốc gửi Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng


Kính gửi Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng,
Tôi, Châu Minh Hùng, chủ Blog Chu Mộng Long,
Học vị: Tiến sĩ Ngữ văn
Chức vụ: Ủy viên Ban chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, Trưởng ban Thanh tra Nhân dân Trường Đại học Quy Nhơn, Phó Ban Nề nếp Nhà trường. Hội viên Hội cựu chiến binh Việt Nam. Một người đang phục vụ trung thành trong hệ thống chính quyền của Thủ tướng!
Đọc Công văn hỏa tốc số 7169/VPCP-NC, ngày 12 tháng 09 năm 2012 do Chính phủ ban hành về việc xử lí thông tin chống Đảng và Nhà nước, mặc cho dư luận bàn tán đa chiều, riêng tôi thấy cần thiết và hết sức đồng tình!
Một là, việc bảo vệ Đảng và Nhà nước là nhiệm vụ hết sức khẩn cấp trong giai đoạn cách mạng hiện nay. Thông qua công văn chỉ đạo trên, tôi hình dung, các thế lực thù địch đã lợi dụng tự do dân chủ, lợi dụng internet ráo riết tuyên truyền chống phá Đảng và Nhà nước với âm mưu lật đổ ngày một rõ ràng. Cụ thể là: “đã đăng tải thông tin vu khống, bịa đặt, xuyên tạc, không đúng sự thật nhằm bôi đen bộ máy lãnh đạo của đất nước, kích động chống Đảng và Nhà nước ta, gây hoài nghi và tạo nên những dư luận xấu trong xã hội”.
Hai là, cũng qua công văn này, tôi cũng như mọi trí thức được trang bị bởi ý thức hệ của chủ nghĩa Marx chân chính, cảm thấy hệ thống tuyên truyền của Đảng ta đang trục trặc, có vấn đề. Chúng ta có một hệ thống tuyên truyền đồ sộ, từ Ban tuyên giáo trung ương và các cấp, đến mấy trăm tờ báo lề Đảng mà không đủ trình độ, năng lực tuyên truyền, tạo ra một niềm tin thật sự đối với nhân dân, để cho vài ba trang mạng như Dân làm báo, Quan làm báo, Biển Đông nào đó gây mất niềm tin trong nhân dân, nhiễu loạn xã hội như công văn trên kia đã đưa ra.
Vì vậy, kiến nghị Thủ tướng:
Một là, tổ chức điều tra, truy tận hang ổ các thế lực thù địch, lôi chúng ra ánh sáng để trừng trị nghiêm minh trên tinh thần thượng tôn pháp luật.
Hai là, chỉnh đốn ngay hệ thống tuyên truyền của Đảng, bắt đầu từ Ban tuyên giáo trung ương và các cấp, đến tất cả các báo do Đảng nuôi dưỡng. Trong cuộc chỉnh đốn này, phải đặt ngay vấn đề, hoặc là đội ngũ tuyên truyền của chúng ta ngu dốt, hoặc là cũng đang âm mưu “tự diễn biến” tiếp tay cho kẻ thù lợi dụng chống phá Đảng và Nhà nước ta!
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng
Kẻ thù trực tiếp, nguy hiểm nhất của Đảng và Nhà nước ta hiện nay, theo tôi, không phải là thế lực bên ngoài nào mà là thế lực bên trong, kẻ giả danh chủ nghĩa Marx để ngầm chống Đảng do Marx khai sinh, giả danh tư tưởng – đạo đức Hồ Chí Minh để ngầm chống Nhà nước do Hồ Chí Minh sáng lập ra. Kẻ ấy, không phải ai khác chính là những kẻ nấp trong bộ máy tuyên truyền của chúng ta.
Những kẻ này không đứng ra tuyên truyền công khai chống phá Đảng và Nhà nước mà dùng thủ đoạn làm suy yếu Đảng và Nhà nước, bằng cách lợi dụng chiêu bài chống tiêu cực và tham nhũngthọc gậy bánh xe vào những đơn vị sự nghiệp đang ổn định và phát triển, bới móc đời tư cán bộ lãnh đạo, loan tin bạo lực, giật gân… không chỉ nhằm mục đích “vu khống, bịa đặt, xuyên tạc, không đúng sự thật nhằm bôi đen bộ máy lãnh đạo của đất nước, kích động chống Đảng và Nhà nước ta, gây hoài nghi và tạo nên những dư luận xấu trong xã hội” như Thủ tướng đã nói, mà còn thực hiện động cơ trục lợi, kinh doanh thông tin một cách bất chính, vô đạo đức của các nhóm lợi ích tư bản đang thao túng chính quyền!
Tuy nhiên, để cho hoạt động này có hiệu quả, tôi đề xuất với Thủ tướng giải pháp sau:
1. Muốn đập tan các thế lực thù địch bên ngoài, trước tiên, chúng ta phải dùng vũ khí tuyên truyền để chống lại tuyên truyền, dẹp ngay cách tuyên truyền phản tuyên truyền của đội ngũ tuyên giáo dốt nát, mở ra một cuộc tuyên truyền thật sự trí tuệ, bản lĩnh để dập tắt tiếng nói của các thế lực thù địch này!
Để làm được điều đó, đề nghị Thủ tướng ra lệnh rút bỏ ngay mục 4 của công lệnh trên, cái mục mang nội dung coi thường dân trí và tổn hại uy tín ngoại giao của Đảng và Nhà nước ta. Hơn nữa, một khi lệnh cấm này có hiệu lực, những trí thức chân chính chúng tôi “không xem, không sử dụng” thông tin phản động của bọn phản động, tức là bị bịt mắt hoàn toàn, làm sao chúng tôi có thể nhìn thấy địch mà đánh địch, trong khi bộ máy tuyên truyền của Đảng và Nhà nước đang bất lực bởi tiếng nói thâm độc, nguy hiểm của chúng!
2. Đối với các thế lực bên trong, ít nhất, thực hiện biện pháp mạnh các chế tài trong Nghị định 02/2011 do Thủ tướng ban hành xử phạt nghiêm khắc chính những tờ báo chính thống đã sai phạm và vi phạm pháp luật. Quan trọng hơn, rà soát ngay những trang mạng, trang báo của hệ thống tuyên truyền mang danh lề Đảng có dấu hiệu âm mưu “tự diễn biến” bằng cách lợi dụng chiêu bài chống tiêu cực và tham nhũng, nhưng không chống tiêu cực và tham nhũng một cách đường hoàng, mà thọc gậy bánh xe vào những đơn vị sự nghiệp đang ổn định và phát triển, bới móc đời tư cán bộ lãnh đạo, loan tin vặt vãnh, bạo lực, giật gân… làm rối loạn xã hội để đưa ngay vào danh sách cần tố cáo và tiêu diệt. Hiện tại, tôi đề xuất bổ sung vào danh sách hai trang độc hại nhất là báo Thanh Niên và Vnexpress với vụ loan tin bậy bạ “thầy giáo ngủ một lúc với ba nữ học viên” vừa rồi, ngoài động cơ trục lợi bất chính, còn nhằm mục đích chia rẽ nội bộ lãnh đạo cơ quan, tuyên truyền cuộc sống trụy lạc, xấu xa bẩn thỉu, gây dư luận hoang mang trong ngành giáo dục, tiếp tay thực hiện âm mưu lật đổ, mặc dù mới chỉ dừng lại cục bộ tại Trường Đại học Quy Nhơn!
Đọc công lệnh trên của Thủ tướng, tôi hiểu Thủ tướng đang phẫn nộ cũng như tôi đang phẫn nộ. Thủ tướng đang bị chúng bôi bẩn “vu khống, bịa đặt, xuyên tạc, không đúng sự thật nhằm bôi đen bộ máy lãnh đạo” của Thủ tướng, cũng như chúng tôi đang bị những tờ báo mang danh lề Đảng bôi bẩn “vu khống, bịa đặt, xuyên tạc, không đúng sự thật nhằm bôi đen bộ máy lãnh đạo” tại trường đại học của chúng tôi!
Lí trí của sự phẫn nộ bao giờ cũng hiệu quả hơn sự phẫn nộ của lí trí. Chúng ta cần tỉnh táo và quyết liệt trong cuộc chiến truyền thông khốc liệt này!
Thừa lệnh Thủ tướng, tôi xin góp phần tham gia đập tan chiến dịch bôi bẩn này!
Tôi hứa với Thủ tướng, bằng vũ khí phê bình của chủ nghĩa Marx, tôi sẽ chiến đấu quyết liệt như một người cộng sản chân chính!
Trân trọng và chia sẻ với Thủ tướng!
Bình Định ngày 12 tháng 09 năm 2012
TS. Châu Minh Hùng

10.7.12

Asean ‘thống nhất Quy tắc Biển Đông’

Thủ tướng Hun Sen kêu gọi sớm có bộ Quy tắc Ứng xử ở Biển Đông

Campuchia nói 10 nước Đông Nam Á đã đồng ‎ý với nhau về một bộ Quy tắc Ứng xử ở Biển Đông nhưng còn chờ phản ứng của Trung Quốc.

Thỏa thuận được nói là đạt được tại cuộc họp của các ngoại trưởng Asean, những người đã tập trung bàn về những căng thẳng gần đây trên biển.

Trong diễn văn khai mạc tại cuộc họp Asean, Thủ tướng Campuchia Hun Sen thúc giục các nước trong vùng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và hợp tác an ninh.

Ông cũng kêu gọi sớm thi hành một bộ Quy tắc Ứng xử ở Biển Đông.

Trong cuộc họp báo cuối ngày thứ Hai, Quốc vụ khanh Bộ Ngoại giao Campuchia Kao Kim Hourn nói Asean “đã đồng ‎ý với nhau, và nay chúng tôi sẽ phải bắt đầu thảo luận với Trung Quốc”.

Người ta chưa được biết chi tiết của văn bản.

Tuy vậy, cuộc họp của các ngoại trưởng Asean đã không thể đưa ra tuyên bố chung vì bất đồng về ngôn từ.

Philippines muốn tổ chức này đưa tình hình ở Bãi cạn Scarborough vào tuyên bố chung. Nhưng đề nghị bị một số nước trong Asean bác bỏ với lý do tranh chấp giữa Trung Quốc và Philippines còn chưa giải quyết.

Ngoại trưởng Kao Kim Hourn cũng cho biết tạm hoãn việc ký ba văn bản về một Đông Nam Á không có vũ khí hạt nhân, mà lẽ ra được công bố trong tuần này.

Tâm điểm Biển Đông

Giới quan sát cho rằng căng thẳng biển đảo sẽ lại nóng trong các cuộc gặp trong tuần, đặc biệt khi Ngoại trưởng Mỹ và Trung Quốc có mặt ở Diễn đàn Khu vực Asean (ARF) bàn về an ninh.

Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton hôm cuối tuần đã đi thăm Afghanistan, Nhật Bản và đã đến Mông Cổ hôm thứ Hai.

Bà Clinton sẽ thăm Việt Nam, Lào và Campuchia, đánh dấu một tuần ngoại giao ở châu Á.

Phát biểu ở thủ đô Ulan Bator, bà nói chuyến công du châu Á “phản ánh ưu tiên chiến lược của chính sách đối ngoại của Mỹ”.

“Sau 10 năm tập trung chú ý vào xung đột ở Afghanistan và Iraq, Hoa Kỳ đang tăng cường đầu tư – ngoại giao, kinh tế, chiến lược – vào khu vực này,” bà nói.

Cũng hôm thứ Hai, Trung Quốc nói sẵn sàng thảo luận vấn đề biển đảo với Asean “khi điều kiện chín muồi”, nhưng khẳng định mọi thỏa thuận không phải để giải quyết chủ quyền.

Người phát ngôn Lưu Vi Dân nói bộ quy tắc ứng xử “không nhằm giải quyết tranh chấp, mà nhằm xây dựng niềm tin và đẩy mạnh hợp tác”.

Theo một số phân tích gia, lập trường này nhất quán với mong muốn lâu nay của Bắc Kinh là giải quyết tranh chấp theo cách song phương.

Tổng thư k‎ý Asean, Surin Pitsuwan, nói với các phóng viên rằng Asean muốn chứng tỏ tổ chức này có thể tạo ra tiến bộ trong tranh chấp biển đảo.

“Chúng tôi sẽ có thảo luận hiệu quả, chừng mực về vấn đề này với mọi bên,” ông nói.

Clinton ở Việt Nam

Trong buổi gặp báo chí hôm thứ Hai trên đường sang Mông Cổ, Bộ Ngoại giao Mỹ tiết lộ khi đến Hà Nội, bà Hillary Clinton sẽ thảo luận về "những diễn biến gần đây trong vùng, như ở Biển Nam Trung Hoa".

Ngoại trưởng Mỹ Clinton thăm Mông Cổ hôm thứ Hai

"Chúng tôi sẽ nói về quan hệ song phương, những lĩnh vực có thể giúp củng cố quan hệ chính trị và kinh tế."

"Bộ trưởng sẽ gặp các doanh nghiệp cao cấp người Mỹ, đang ở Việt Nam để thúc đẩy quan hệ giữa Hoa Kỳ và Việt Nam," phía Mỹ cho biết.

Đại diện Bộ Ngoại giao Mỹ nói thêm một trong những lý do bà Clinton đi Việt Nam là "để lắng nghe, từ cấp cao" lập trường của Việt Nam tại Diễn đàn Khu vực Asean diễn ra trong tuần.

Sau chuyến đi Việt Nam, bà Clinton sẽ đến Lào - chuyến thăm đầu tiên của một ngoại trưởng Mỹ sau 57 năm.

Điểm nhấn cuối là sự có mặt của bà tại Campuchia để dự các cuộc họp với Trung Quốc và Asean.
BBC

29.5.12

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: Tham nhũng vẫn là vấn đề nổi cộm


“Chỉ số PAPI giúp các nhà hoạch định chính sách Việt Nam cũng như cộng đồng phát triển quốc tế hiểu được tâm tư, nguyện vọng, trải nghiệm của người dân. Từ đó, đưa ra các giải pháp cụ thể nhằm giảm bớt tham nhũng, cải thiện hiệu quả và hiệu lực của công tác quản trị công, nâng cao mức độ hài lòng của người dân đối với bộ máy hành chính công” - bà Setsuko Yamazaki, Giám đốc Quốc gia Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) tại Việt Nam khẳng định như vậy tại buổi công bố kết quả khảo sát trên phạm vi toàn quốc, diễn ra hồi đầu tháng này.

Mặc dù tham nhũng là một vấn đề rộng, song để thuận lợi cho phân tích, Chỉ số Hiệu quả quản trị và Hành chính công cấp tỉnh ở Việt Nam (PAPI) tập trung phân tích những vấn đề như lạm dụng công quỹ vào mục đích riêng; tầm quan trọng của việc thân quen (vị thân) khi xin hoặc thi vào làm việc trong khu vực Nhà nước; vòi vĩnh và đòi hối lộ trong xử lý các thủ tục hành chính và cung ứng dịch vụ y tế và giáo dục; nhận thức của người dân về quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng (PCTN) và cảm nhận về hiệu quả của những nỗ lực CTN của các cơ quan Nhà nước. 

Dân Hải Phòng phải đưa hối lộ nhiều nhất

Khi được hỏi về một số hành vi tham nhũng cụ thể trong khu vực công, nhiều người cho rằng: Có tình trạng nhận hối lộ trong dịch vụ y tế công (31%), xin việc vào làm trong khu vực Nhà nước (29%), để giáo viên quan tâm hơn tới học sinh ở trường (17%) và trong xin cấp giấy phép xây dựng (16%)…
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chỉ đạo tại Phiên họp thứ 17 của Ban Chỉ đạo T.Ư về PCTN. 
Đáng chú ý, các vấn đề liên quan đến đất đai và quản lý đất đai (chẳng hạn như thiếu công khai, minh bạch trong quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất (SDĐ); thu hồi và giá đền bù đất) thường có nguy cơ tham nhũng cao và là nguyên nhân dẫn đến căng thẳng giữa người dân và các cấp chính quyền.

Kết quả khảo sát cho thấy, phần lớn người dân không được biết về quy hoạch, kế hoạch SDĐ của địa phương. Cứ 8/10 người được hỏi cho biết, không được biết về quy hoạch, kế hoạch SDĐ của xã, phường.

Gần 2/3 người dân không biết tới đâu để tìm kiếm thông tin về khung giá đất được chính quyền địa phương chính thức ban hành. Ở tỉnh Trà Vinh, hơn 90% số người được hỏi không biết tìm kiếm thông tin này ở đâu. Tỉ lệ này ở Hòa Bình khoảng 30%.  

Trong số gần 30% hộ gia đình bị thu hồi đất, chỉ số ít cho biết, giá đền bù đất là xấp xỉ giá thị trường. Ở Bến Tre, khoảng một nửa số người được hỏi cho biết, giá đền bù xấp xỉ giá thị trường, đưa Bến Tre trở thành tỉnh được người dân đánh giá có vẻ là công bằng nhất về giá đền bù đất. Trong khi đó, 100% số hộ bị thu hồi đất ở Đắk Lắk cho biết, giá đền bù thấp hơn giá thị trường. Trung bình toàn quốc chỉ có 12,86% số hộ bị mất đất cho biết, giá đền bù gần với giá thị trường. Tỉ lệ này thấp hơn con số 17% của năm 2010.

Trong quản lý đất đai, thủ tục và dịch vụ hành chính liên quan đến chứng nhận quyền SDĐ là nội dung mà người dân còn phàn nàn nhiều nhất. Người dân không những chưa hài lòng với dịch vụ và quy trình thủ tục, mà còn phàn nàn nhiều về thái độ làm việc của công chức và thủ tục nhiêu khê. 

Khi được hỏi về tình trạng tham nhũng trong khu vực công, trên toàn quốc có 21% người trả lời cho biết, hối lộ để làm xong thủ tục về chứng nhận quyền SDĐ là cần thiết! 

Về mức tiền hối lộ để có được giấy chứng nhận quyền SDĐ, người dân Hải Phòng dường như phải chi nhiều nhất bởi giá trị trung bình ở ngưỡng 9,8 triệu đồng. Ngược lại, ở Hà Giang người dân hầu như không phải đưa hối lộ để làm xong thủ tục này. Ở Sơn La, 79,01% cho biết, không phải đưa hối lộ để nhận được giấy chứng nhận quyền SDĐ. Ngược lại, tại Hưng Yên, hiện tượng này xảy ra thường xuyên hơn bởi chỉ có 29% người dân cho biết, không phải đưa hối lộ khi đi làm giấy chứng nhận quyền SDĐ.

Ngoài ra, 13% người dân cho rằng, cán bộ chính quyền dùng công quỹ vào mục đích riêng.

“Đây là những phát hiện được tổng hợp ở cấp quốc gia. Những phát hiện này không thay đổi nhiều khi lấy kết quả khảo sát ở 5 TP trực thuộc T.Ư để phân tích so sánh với 57 tỉnh còn lại. Điều này phần nào phản ánh mức độ phổ biến của tham nhũng và hối lộ ở khắp các tỉnh, TP”, đại diện UNDP khẳng định. 

Khoảng cách lớn trong kiểm soát tham nhũng

Kiểm soát tham nhũng là trục nội dung có mức độ khác biệt nhiều giữa các tỉnh/TP, ở cả cấp độ mẫu khảo sát và cấp tỉnh. Khoảng cách về điểm số trung bình giữa nhóm đạt điểm cao nhất và nhóm đạt điểm thấp nhất là 2,33 điểm. Khi so sánh điểm trung bình của các tỉnh/TP, điểm số cao nhất (7,269 của Long An) cao hơn nhiều so với điểm số thấp nhất (4,944 của Cao Bằng).

Các tỉnh Bình Dương, Cà Mau, Bình Định, Đồng Tháp, Sóc Trăng, Tiền Giang và Bà Rịa - Vũng Tàu thuộc vùng Nam Trung bộ và Nam bộ thuộc nhóm đạt điểm cao nhất. (10 địa phương đứng đầu và 12/15 địa phương đứng đầu là các tỉnh Nam Trung bộ và Nam bộ).

Trong số 10 địa phương đạt điểm thấp nhất có Quảng Ninh, Trà Vinh, TP Hải Phòng, Hà Giang, Bắc Ninh, Tây Ninh, Ninh Bình, Ninh Thuận và Lâm Đồng (với sự kết hợp của nhiều đặc điểm địa lý, xã hội như đô thị, miền núi, duyên hải, cao nguyên và đồng bằng).

Số người dân cho rằng, chính quyền tỉnh/TP nghiêm túc trong xử lý các vụ việc tham nhũng khá thấp. Trên toàn quốc, chỉ có 22,95% số người được hỏi cho rằng, chính quyền tỉnh/TP của họ đã nghiêm túc trong xử lý các vụ việc tham nhũng được phát hiện. Tỉ lệ này ở Hà Nội là cao nhất (50,66%), ở Bạc Liêu là thấp nhất (5,39%).

Theo kết quả khảo sát trên toàn quốc, 46,52% số người được hỏi cho biết, không có hiện tượng phải đưa hối lộ để được chăm sóc y tế tốt hơn ở bệnh viện công lập tuyến huyện/quận, và 59,14% cho biết, không có hiện tượng phụ huynh học sinh phải đưa hối lộ để con em mình được quan tâm hơn, và ở trường tiểu học công lập để học sinh được quan tâm đặc biệt hơn là 1,2 triệu đồng. 

Vậy nhưng, đã có sự khác biệt lớn khi xét đến trải nghiệm thực tiễn của người dân đối với vấn đề hối lộ ở bệnh viện công lập tuyến huyện/quận. Hành vi nhũng nhiễu này dường như xảy ra thường xuyên ở bệnh viện tuyến quận/huyện ở tỉnh Quảng Ngãi khi có tới 100% số người trả lời hoặc trực tiếp hoặc đưa người thân đi khám, chữa bệnh cho biết, đã phải đưa thêm tiền ngoài quy định cho y sĩ, bác sĩ. Tỉ lệ này ở tỉnh Đắk Nông là thấp nhất, với 19,83%. Tỉnh Bình Phước có số người dân phản ánh tình trạng tương tự rất gần với số trung bình toàn quốc - 55,05%. Về số tiền đã phải chi ngoài quy định cho y sĩ, bác sĩ, con số trung vị cấp tỉnh được người dân cho biết thông qua khảo sát có giá trị lớn nhất là 29,2 triệu đồng ở tỉnh Cà Mau, và thấp nhất là Điện Biên, ở mức 5 nghìn đồng. 

Về số tiền chi ngoài quy định ở trường tiểu học trong học kỳ vừa qua, giá trị trung vị lớn nhất là ở Hải Phòng, với mức 11,2 triệu đồng. Số tiền trung vị thấp nhất gần bằng giá trị ‘0’ ở Quảng Ninh. Đây là những thái cực đáng lưu ý khi so với giá trị trung bình chung toàn quốc là 1,2 triệu đồng.

An Hà

http://chongthamnhung.thanhtra.com.vn/tabid/73/newsid/2995/seo/Tham-nhung-van-la-van-de-noi-com/Default.aspx

16.5.12

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: VINASAT-2 thể hiện chủ quyền Việt Nam trong không gian


Lúc 5h13 phút ngày 16/5 (theo giờ Hà Nội), vệ tinh VINASAT-2 đã rời bệ phóng đi vào không gian từ Trung tâm Vũ trụ Châu Âu trên đảo Guiana thuộc Pháp. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đã theo dõi quá trình phóng vệ tinh này từ trụ sở của Tập đoàn Bưu chính-Viễn thông VNPT (Hà Nội).
Đồ họa mô phỏng đường đi của vệ tinh VINASAT-2.
Khẳng định chủ quyền quốc gia Việt Nam trong không gian
Phát biểu ngay sau khi vệ tinh VINASAT-2 được đưa lên quỹ đạo, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định dự án phóng vệ tinh VINASAT1 và VINASAT2 là các dự án được Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm.
Đây là các dự án có ý nghĩa chính trị và kinh tế – xã hội to lớn, thể hiện chủ quyền quốc gia Việt Nam trong không gian, góp phần nâng cao hình ảnh của Việt Nam trên trường quốc tế.
Vệ  tinh VINASAT-1 của Việt Nam đã được phóng thành công lên quỹ đạo (2008) và nay là vệ tinh VINASAT-2 đã mở ra những cơ hội để ứng dụng tiến bộ khoa học – công nghệ tiên tiến của thế giới phục vụ phát triển kinh tế – xã hội và nâng cao đời sống nhân dân, đặc biệt là phục vụ cho vùng sâu, vùng xa và biên giới hải đảo, góp phần đảm bảo an ninh, quốc phòng, nâng cao năng lực và vị thế của ngành Thông tin và Truyền thông Việt Nam.
Thủ tướng cho rằng, việc phóng vệ tinh VINASAT-1 thành công và đưa vào khai thác có hiệu quả (sau 4 năm đã khai thác được 90% dung lượng), chứng tỏ chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước ta, góp phần thiết thực vào việc thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội, an ninh quốc phòng của đất nước. Đây cũng chính là cơ sở để Chính phủ tiếp tục giao cho Tập đoàn Bưu chính- Viễn thông Việt Nam nhiệm vụ làm chủ đầu tư và triển khai thực hiện Dự án phóng vệ tinh VINASAT-2.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: Dự án phóng vệ tinh VINASAT1 và VINASAT2 có ý nghĩa chính trị và kinh tế - xã hội to lớn, thể hiện chủ quyền quốc gia Việt Nam trong không gian, góp phần nâng cao hình ảnh của Việt Nam trên trường quốc tế. - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Việc phóng vệ tinh VINASAT-2 là một bước đi tiếp, quan trọng trên lộ trình thực hiện Đề án “Đưa Việt Nam sớm trở thành nước mạnh về công nghệ thông tin và truyền thông” đã được Chính phủ phê duyệt.
Nhấn mạnh sự kiện phóng thành công vệ tinh VINASAT-2 lên quĩ đạo ngày hôm nay là bước khởi đầu rất quan trọng cho việc hoạt động và khai thác hiệu quả của vệ tinh, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu Tập đoàn Bưu chính-Viễn thông, Bộ Thông tin và Truyền thông khẩn trương đưa VINASAT2 sớm đi vào hoạt động ổn định, có các giải pháp hữu hiệu để khai thác có hiệu quả vệ tinh và cùng với VINASAT1 góp phần hoàn thiện cơ sở hạ tầng, nâng cao chất lượng thông tin truyền thông quốc gia, đưa thông tin đến tất cả các vùng sâu, vùng xa, biên giới, miền núi và hải đảo, hỗ trợ hiệu quả cho công tác quốc phòng, an ninh, phòng chống lụt bão và giảm nhẹ thiên tai.
Bước tiến của ngành CNTT Việt Nam
Vệ tinh VINASAT-2 được sản xuất trên nền tảng khung A2100 với công nghệ hiện đại, có tuổi thọ thiết kế là 15 năm. Tổng trọng lượng của vệ tinh là 2969 kg, kích thước 3 chiều là 4,4 x 1,9 x 1,8 m, sải cánh khi di chuyển trong quỹ đạo là 18,9 m.
Với 30 bộ phát đáp 36MHz trên băng tần Ku (24 bộ khai thác thương mại và 6 bộ dự phòng), VINASAT-2 có khả năng phủ sóng khu vực Đông Nam Á và một số nước lân cận. Dung lượng truyền dẫn của VINASAT- 2 tương đương 13.000 kênh thoại/Internet/truyền số liệu hoặc khoảng 150 kênh truyền hình.
Hình ảnh tại buổi lễ tường thuật sự kiện phóng vệ tinh VINASAT-2:
Phát biểu tại cuộc họp báo được tổ chức tại Trung tâm Vũ trụ Châu Âu ngay sau khi vệ tinh đi vào quỹ đạo, ông Vũ Tuấn Hùng, Tổng Giám đốc VNPT khẳng định việc phóng vệ tinh VINASAT-2 nhằm hướng đến mục tiêu chiến lược của quốc gia về tăng cường năng lực hạ tầng viễn thông, đáp ứng nhu cầu sử dụng vệ tinh của thị trường trong nước và khu vực; khai thác thiệu quả nguồn tài nguyên tần số và quỹ đạo vệ tinh mà Việt Nam đã đăng ký tại vị trí 131,8 độ Đông.
VINASAT-2 cũng được thiết kế nhằm phục vụ một cách thiết thực, hiệu quả chiến lược phát triển kinh tế biển của Việt Nam.
VINASAT-2 sẽ cùng VINASAT-1 tạo thành một hệ thống vệ tinh có khả năng dự phòng về dung lượng và giảm thiểu rủi ro giữa các vệ tinh, góp phần tăng cường độ an toàn, ổn định trong quá trình cung cấp dịch vụ; tăng cường độ an toàn cho mạng viễn thông quốc gia.
Tổng mức đầu tư cho VINASAT-2 là khoảng 280 triệu USD, trong đó 20% là vốn của VNPT, 80% là vốn vay. Thời gian thu hồi vốn dự kiến trong 10 năm.
Cùng với quá trình sản xuất và chuẩn bị phóng VINASAT-2, VNPT cũng đã tích cực chuẩn bị những điều kiện tốt nhất về cơ sở hạ tầng và nguồn nhân lực cho việc quản lý, vận hành và khai thác vệ tinh VINASAT-2.
Đường đi của vệ tinh
Việc phóng, duy trì tốc độ, hướng bay và  quỹ đạo của tên lửa đẩy Ariane 5 được điều khiển hoàn toàn bằng máy tính được gắn ngay trên tên lửa và hệ thống điều khiển mặt đất. Tốc độ trung bình của tên lửa là 9339m/giây.
Hình ảnh tại buổi lễ tường thuật sự kiện phóng vệ tinh VINASAT-2
Theo thiết kế, 2 tên lửa đẩy gắn 2 bên sẽ  được khởi động 7 giây sau động cơ chính khởi động để đẩy tên lửa rời bệ phóng.
Lúc 5h13, tên lửa được khởi động, rời bệ phóng.
Tên lửa sẽ bay theo phương thẳng đứng trong 6 giây, sau đó sẽ bay theo hướng Đông.
Khi tên lửa đạt độ cao khoảng 100 km, hai tên lửa đẩy sẽ tách khỏi động cơ chính. Khi độ cao so với trái đất đạt 200 km, lần lượt phần đầu và khoang động cơ của tên lửa sẽ tách ra khỏi 2 khoang chứa vệ tinh JCSAT-12 và VINASAT-2. Động cơ của tên lửa sau đó được điều khiển để rơi xuống trái đất ở khu vực ngoài khơi Châu Phi trên Đại Tây Dương (Mũi Ghi-nê).
Đúng 5h39 phút giờ Hà Nội, tức 26 phút kể từ khi tên lửa rời bệ phóng, vệ tinh JCSAT-13 của Nhật Bản đã rời khỏi khoang chứa để  đi vào quỹ đạo.
Đúng 5h49 phút, vệ tinh VINASAT-2 rời khoang chứa, đi vào quỹ đạo, đánh dấu việc phóng vệ tinh của tên lửa Ariane 5 đã thành công.
Sau khi rời khoang chứa, VINASAT-2 sẽ  bay 2 vòng quanh trái đất trước khi đi vào quỹ  đạo ổn định tại 131,8 độ Đông.
Theo VGP