Trang

Diệp Kính Thiên: Nguyễn Tấn Dũng có thắng không?

Khả năng được đề cử chức Tổng bí thư khóa 12 cho Nguyễn Tấn Dũng có thể chắc chắn. Đây mới chỉ là hiệp một. Sang hiệp hai – bầu cử Ban chấp hành Trung ương khóa 12 – mới là chủ yếu.

Anh Ba Thanh: Nguyễn Phú Trọng sẽ làm Tổng bí thư nửa nhiệm kỳ đầu khóa XII ?

Khai mạc hội nghị, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã hé lộ một chi tiết đáng lưu ý trong báo cáo đó là về đề xuất tiêu chí xem xét trường hợp "đặc biệt"

Hiển thị các bài đăng có nhãn Vinashin. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Vinashin. Hiển thị tất cả bài đăng

22.10.14

Chân Dung Quyền Lực - Phát biểu của ông Nguyễn Sinh Hùng có chủ đích tấn công Thủ tướng?

Bài viết sau đây được tác giả gửi tới qua đường email. Chúng tôi chưa có điều kiện kiểm chứng nên mong độc giả sử dụng thông tin ở đây với sự dè dặt cần thiết.
Chủ tịch Nguyễn Sinh Hùng ngày nay: “Cứ ăn hết lấy gì mà tiêu, ăn hết mà không có tiền chi lương thì tôi không hiểu thế nào”

21.6.12

Nhìn cô "bán hoa" ra anh "bán tàu"

Cũng sẽ phải cân nhắc lại cách đặt vấn đề vì sao những dự án thất thoát ngàn tỷ đồng, đủ nuôi cả một huyện trong cả năm, lại ít được quan tâm hơn chuyện một người mẫu bán dâm.

Để không mất thời gian của những người tò mò, xin thưa ngay là không phải lấy tựa bài chẳng ăn nhập gì nhau để "câu" độc giả cho bài viết này. Mà chúng ta bắt đầu suy luận theo kiểu "Tại sao gái đứng đường lại giống "ông già Noel"?" của nhóm tác giả kinh tế Steven D. Levitt và J. Dubner từ các nghiên cứu của The Economist mới đây.

Theo suy luận này thì các cô gái bán hoa và các "ông già Noel" ở Mỹ giống nhau ở chỗ đều tận dụng cơ hội mùa vụ để tăng thêm thu nhập và tăng giá.

Nếu dịch vụ ông già Noel tăng giá vào dịp lễ, thì số lượng và giá của các cô gái bán hoa cũng tăng khi nhu cầu mua dâm tăng.

Thế còn chuyện hoa hậu mại dâm và thất thoát ở Vinalines có gì liên quan? Hãy bắt đầu từ mức giá 2.000 đô la và thậm chí có thông tin là 30.000 đô la cho những lần đi khách của các chân dài, tăng giảm theo thứ bậc từ C đến A.
Ảnh minh họa. Nguồn: DNSG
Trong thương mại, hiện tượng phân biệt giá xảy ra khi có sự khan hiếm hoặc sự khác biệt. Giả như cũng một chiếc túi xách nữ, nguyên vật liệu như nhau nhưng Hermes, Louis Vuitton, Chanel giá hàng chục ngàn đô la so với một chiếc túi không tên tuổi chỉ khoảng vài chục đô la.

Cũng như thế, hàng trăm, hàng ngàn cô gái đang đứng đường với giá vài trăm ngàn đồng sẽ thấy tủi nhục hơn rất nhiều khi biết "đồng nghiệp" của mình lại có giá gấp hàng - chục - ngàn - lần. Khác biệt là rất lớn dù "công việc" không khác gì nhau.

Việc bắt người bán dâm từ đề tài thuộc phạm trù "tủi nhục - xấu hổ" được dư luận chuyển sang khai thác thành phạm trù định giá "cao cấp - không cao cấp".

Theo "lý thuyết mùa vụ" nói trên, khi số lượng người mua tăng lên đột biến ắt sẽ dẫn đến sự tăng số lượng người bán.

Động lực xúc tác khiến số người bán tăng lên ở đây là cơn say tiền của xã hội, cùng với đó là sự xuống cấp về đạo đức khi món hàng lại là thân xác và nhân phẩm. Hai ngàn đô la xem ra là cái giá quá đắt cho một cô gái mất nhân phẩm và quá rẻ với một kẻ ranh ma giàu lên bất ngờ.

Để đánh giá nhân phẩm, có nên so sánh 2.000 đô la bán thân của hoa hậu với 10 đô la nhân viên hải quan nhận hối lộ, sẵn sàng bán rẻ danh dự công chức lẫn thể diện quốc gia?

Bởi vì, nhân phẩm và liêm chính đều là những phẩm chất cần có của một con người có đạo đức. Sự phân biệt giá trong thương mại xuất hiện khi có một số khách hàng được người bán xếp vào diện sẵn - sàng - trả - giá - cao. Mua một món đồ, mục đích của những khách hàng này nhiều khi không phải là giá trị sử dụng mà là giá trị cộng thêm về đẳng cấp, về phong cách hưởng thụ để khu biệt với số đông.

Sẵn - sàng - trả - giá cao ở đây chỉ có các đại gia. Ở ta, không có khái niệm thượng lưu hay quý tộc.
Tất cả những người giàu có, cỡ đi xe Rolls Royce Phantom trở lên đều được xếp vào hàng đại gia, dù xuất phát điểm hoặc động cơ làm giàu của họ có thể là bán cá, đốn rừng hay buôn lậu.

Lấy giá thấp nhất của một lần "mây mưa" phi pháp với chân dài hạng C là 2.000 đô la, quy đổi ra tiền đồng là gần 50 triệu đồng, bằng số tiền công chức thu nhập khá ở thành phố để dành trong nửa năm, còn nếu quy đổi ra lúa và thu nhập của người nông dân thì thời gian để dành (nếu có thể) là vài ba năm.

So sánh để thấy rằng không - thể - nào một người bình thường có được cơ hội vui vẻ cùng chân dài. Chỉ có đại gia thừa rất nhiều tiền hoặc tiêu tiền không phải của mình mới chấp nhận đánh đổi một lần qua đêm với chân dài như thế.

Vì thế, theo cách loại suy thì sẽ có cơ sở khi đưa những kẻ tham nhũng hàng ngàn tỷ đồng trong những dự án kiểu Vinalines, Vinashin hoặc các dự án ODA PCI vào đối tượng tình nghi mua dâm hoa hậu.

Nếu như biết tội nghiệp cho cô hoa hậu "bán hoa" hết cơ hội làm lại cuộc đời khi bị phơi hình trên mặt báo, thì cũng cần thấy sự nguy hiểm đối với xã hội của những đại gia không chỉ là chuyện liên quan đến tình dục lệch lạc, mà liên quan đến số tiền đốt cho thú vui bệnh hoạn đó.

Nhầm lẫn hoặc cố tình nhầm lẫn trong đánh giá nhân phẩm và liêm chính đã dẫn đến những nhầm lẫn trong lựa chọn đại diện cho cái đẹp và cán bộ, dẫn đến những hậu quả nhỡn tiền: những cô gái mất phẩm hạnh vẫn có thể thành hoa hậu, còn cán bộ dù làm thất thoát hàng ngàn tỷ đồng vẫn được đề bạt lên chức cao hơn.

Cũng sẽ rất sai nếu tách biệt chuyện tham nhũng và lãng phí đại sự với chuyện "lá cải" của những kẻ thụ hưởng bất bình thường, kể cả cách thụ hưởng tình dục theo cách phi pháp.

Cũng sẽ phải cân nhắc lại cách đặt vấn đề vì sao những dự án thất thoát ngàn tỷ đồng, đủ nuôi cả một huyện trong cả năm, lại ít được quan tâm hơn chuyện một người mẫu bán dâm.

Đó hoàn toàn không thuộc đề tài của cuộc tranh luận báo "lá cải" và không "lá cải" đang diễn ra.

Bởi vì, nếu theo cách suy luận gái bán dâm ít nguy hiểm hơn kẻ mua dâm nêu trên, thì báo "lá cải" thật ra ít nguy hiểm hơn cơ chế đẻ ra những tờ "lá cải", và ít nguy hiểm hơn rất nhiều "nguyên liệu" mà xã hội đang tạo ra những thông tin "lá cải" đó.

Theo Anh Thư/ DNSG


3.4.12

Vinashin thoát vụ kiện của Quỹ đầu tư mạo hiểm Mỹ


Theo Dân Trí đưa tin, quỹ đầu tư mạo hiểm Elliott Advisers LP (Mỹ) đã từ bỏ vụ kiện với Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam (Vinashin).

Khoản nợ của Vinashin đối với Elliott là 13,2 triệu USD, một phần trong tổng toàn bộ số nợ trên 4 tỷ USD của Tập đoàn này.

Ban đầu, Vinashin đề nghị hoàn trả 35% số nợ song Elliott không chấp nhận phương án này.
Ban đầu, Vinashin đề nghị hoàn trả 35% số nợ song Elliott không chấp nhận phương án này.
Hồi cuối năm ngoái, Elliott đâm đơn kiện Vinashin tại Tòa tối cao Anh để đòi một phần khoản nợ trị giá 600 triệu USD mà nhẽ ra Vinashin đã phải thanh toán từ tháng 12/2010 (đáo hạn lần đầu).

Ban đầu, Vinashin đề nghị hoàn trả 35 cent trên mỗi 1 USD tiền nợ (tức trả 35%) song Elliott không chấp nhận phương án này.

Sau khi bị Elliott Vin (Hà Lan) NV kiện lên Tòa án London thì Vinashin đã bác lại đơn kiện đòi bồi thường này và khẳng định, đơn kiện là “vô giá trị”.

Elliott Vin mua lại khoản cho Vinashin vay từ Bank of America N.A nhưng đã không thông báo hợp thức cho Credit Suisse về việc này như hợp đồng cho vay yêu cầu và Elliott phải chứng minh được họ là chủ nợ hợp lệ.

28.3.12

Cựu chủ tịch Vinashin Phạm Thanh Bình mua tàu nghìn tỷ 'để thử nghiệm'

Cựu chủ tịch Vinashin mua tàu nghìn tỷ 'để thử nghiệm'  

Những sai phạm gây thiệt hại hàng trăm tỷ đồng trong dự án mua tàu Hoa Sen là nội dung chính tại phiên sơ thẩm chiều 27/3. Theo cựu chủ tịch Vinashin Phạm Thanh Bình, khi mua tàu Hoa Sen, bị cáo tin tưởng sẽ có 3 thử nghiệm.

Chiều 27/3, phần lớn thời gian Hội đồng xét xử tập trung xét hỏi về những sai phạm trong dự án đầu tư mua tàu Hoa Sen (chở khách và ôtô). Theo cơ quan công tố, đầu năm 2007, Phạm Thanh Bình khi đó là Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Tập đoàn Vinashin được Công ty Maersk Broker (Singapore) môi giới mua tàu Cartour của Italia. Đây là tàu cũ được sản xuất năm 2001.

Phạm Thanh Bình đã giao cho Trần Văn Liêm - Giám đốc Công ty vận tải Viễn Dương Vinashin thực hiện mua tàu. Tàu Hoa Sen (Cartour) kể từ khi đưa về nước hoạt động (cuối tháng 12/2007) chỉ chạy được 39 chuyến đã phải dừng hoạt động vì kinh doanh không có hiệu quả. Tàu bị thủng vỏ ở đáy phải sửa chữa với chi phí hết hơn 340.000 USD.

Cựu chủ tịch Vinashin mua tàu nghìn tỷ 'để thử nghiệm'
Cựu chủ tịch Vinashin mua tàu nghìn tỷ 'để thử nghiệm'  
Theo kết quả giám định của công ty cổ phần giám định, thẩm định Việt Nam, nguyên nhân thủng vỏ là do khuyết tật ẩn tỳ bên trong tấm tôn từ khi đóng tàu mà người sử dụng không phát hiện được. Điều này do việc đầu tư mua tàu Hoa Sen không thực hiện đúng quy trình và thủ tục đầu tư, không có biên bản tổng nghiệm thu bàn giao đưa công trình vào khai thác sử dụng, không lập báo cáo quyết toán dự án đầu tư hoàn thành để trình cấp có thẩm quyền phê duyệt, quá trình kiểm tra chất lượng của tàu trước khi nhận bàn giao tàu không đảm bảo tính khách quan…

Cơ quan công tố cáo buộc, trong quá trình thực hiện dự án đầu tư mua tàu Hoa Sen của công ty Viễn Dương, các bị can Phạm Thanh Bình, Trần Văn Liêm, Trịnh Thị Hậu, Hoàng Gia Hiệp, Hồ Ngọc Tùng, Giang Kim Đạt đã có hành vi cố ý làm trái các quy định của Nhà nước. Trong đó, Phạm Thanh Bình giữ vai trò là người tổ chức. Hậu quả các bị can đã gây thiệt hại gần 470 tỷ đồng gồm thiệt hại tiền lãi vay và phí vay vốn, chi phí sửa chữa vết nứt ở đáy tàu.

Tại phiên tòa chiều 27/3, bị cáo Bình cho rằng, trên thế giới loại tàu như Hoa Sen không có nhiều, phù hợp với Việt Nam nên ông đã quyết định mua trước khi dự án được cấp trên đồng ý. Mua tàu Hoa Sen, bị cáo Bình tin tưởng sẽ có 3 thử nghiệm.

Thứ nhất muốn vận hành con tàu này vì trước nay chưa có. Thứ hai muốn thử nghiệm một phương thức vận tải mới bởi từ trước đến nay chỉ có vận tải hành khách và hàng hóa bằng đường bộ chứ chưa có đường sông trong khi tai nạn giao thông và lũ lụt xảy ra nhiều. Thứ ba đó là mục tiêu chung của Chính phủ và Vinashin tạo tuyến đường cao tốc Bắc - Nam trên đường sông trong thời kì đổi mới.

“Nếu để xây dựng tuyến đường sắt phải mấy 10 năm với chi phí hàng chục ngàn tỷ đồng, trong khi tuyến đường cao tốc Bắc - Nam trên biển chỉ mất chừng 5 năm với chi phí khoảng 2.000 tỷ đồng”, bị cáo Bình viện dẫn lý do khi phải thực hiện gấp rút dự án mua tàu Hoa Sen về để thử nghiệm.

Trả lời luật sư về niềm tin ra sao khi đầu tư mua tàu Hoa Sen, cựu chủ tịch HĐQT Vinashin Phạm Thanh Bình cho rằng, thời điểm đó rất khó khăn để đưa ra quyết định vì biết rằng đầu tư sẽ lỗ. Tuy nhiên, ông hy vọng với số lượng tàu lớn dần chỉ vài năm sau sẽ có hiệu quả.

Trước những con số thiệt hại mà đại diện cơ quan giám định đưa ra trong phiên xử chiều 27/3 như trả tiền lãi cho việc đầu tư mua tàu Hoa Sen, chi phí cho vết nứt sửa chữa tàu… bị cáo Bình cho rằng không thể coi đó thiệt hại bởi đây là khoản đầu tư.

“Bị cáo xin khẳng định vết nứt ở dưới đáy tàu là tiềm ẩn, không phải lỗi của người đi mua. Sau 3 tháng hoạt động ở Việt Nam mới xảy ra sự cố”, bị cáo Bình với vẻ mặt bình tĩnh khi khẳng định thông tin trên với cơ quan công tố.

Tại phiên xử, cựu chủ tịch HĐQT Vinashin khẳng định, trước khi mua tàu Hoa Sen cũng đã thông báo cho Hội đồng quản trị và các phòng ban biết. Tuy nhiên, đại diện VKS cho rằng lời nói đó không chính xác bởi trong lời khai với cơ quan điều tra ông Bình có nói: “Với dự án tàu Hoa Sen không đưa ra hội đồng quản trị vì mất thời gian và phức tạp. Quyết định và đưa ra chỉ là hình thức”.

Nhận định về dự án tàu Hoa Sen, bị cáo Bình thừa nhận có một số sai phạm như bản cáo trạng đã truy tố.

Liên quan đến dự án này, nhiều bị cáo như Trịnh Thị Hậu, Hoàng Gia Hiệp, Trần Văn Liêm cũng lần lượt bị truy tố về tội cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng. Cơ quan công tố cáo buộc bị cáo Liêm (thời điểm đó là giám đốc công ty Viễn Dương) ký hợp đồng mua tàu Hoa Sen trong khi chưa lập xong báo cáo nghiên cứu khả thi dự án, dự án chưa được thẩm định phê duyệt, không thực hiện thủ tục để cấp giấy chứng nhận đầu tư… Còn bị cáo Hậu dù biết rõ hồ sơ dự án chưa lập xong, chưa thẩm định nhưng vẫn thực hiện chỉ đạo của ông Bình tiến hành chuyển 80 tỷ đồng dưới hình thức tiền gửi và có công văn đề nghị ngân hàng phát hành chứng thư bảo lãnh thực hiện hợp đồng mua tàu cao tốc Hoa Sen.

Riêng bị cáo Hiệp, cơ quan công tố cho rằng đã thực hiện giải ngân gần 2,8 tỷ đồng để công ty Viễn Dương ký quỹ cho ngân hàng phát hành bảo lãnh thực hiện hợp đồng mua tàu khi dự án chưa lập xong và chưa được thẩm định.

Tại phiên tòa, bị cáo Hậu và Hiệp lần lượt cho rằng mình vô can, không làm sai trái các quy định. “Công ty Viễn Dương trình lên để vay vốn khi chưa hoàn thiện và thẩm định thì đó là trách nhiệm của khách hàng vay vốn chứ không thuộc về bên cho vay”, bị cáo Hiệp nói.

Với vẻ mặt khá điềm tĩnh, bị cáo Liêm ông cho rằng chỉ làm theo cấp trên bởi công ty của ông chỉ là công ty con.

Chiều cùng ngày, Hội đồng xét xử cũng lần lượt hỏi các bị cáo như Trần Quang Vũ, Trần Văn Liêm, Phạm Thanh Bình, Tô Nghiêm liên quan đến các sai phạm tại dự án đầu tư xây dựng nhà máy nhiệt điện Diezel Cái Lân và việc phá dỡ vỏ tàu Bạch Đằng Giang để bán.

Tàu Hoa Sen là loại tàu ro-pax (tàu chở xe và hành khách) trọng tải 7.550 DWT, cao 7 tầng và có sức chứa 500 ôtô 4 chỗ, 70 xe tải, 160 xe container 40 feet cùng gần 640 hành khách. Tàu được đóng năm 2001 và được Vinashin mua lại từ Italia vào cuối năm 2007 với giá 60 triệu euro (tương đương gần 1.300 tỷ đồng tính theo tỷ giá lúc đó) nhằm chuyên chở hàng hóa, khách du lịch trên tuyến Bắc - Nam. Tuy vậy, chỉ sau 40 lần hải hành với trục trặc, Vinashin đã phải cho dừng hoạt động con tàu từ đầu năm 2009 do thua lỗ, kém hiệu quả.
Hà Anh