Trang

Diệp Kính Thiên: Nguyễn Tấn Dũng có thắng không?

Khả năng được đề cử chức Tổng bí thư khóa 12 cho Nguyễn Tấn Dũng có thể chắc chắn. Đây mới chỉ là hiệp một. Sang hiệp hai – bầu cử Ban chấp hành Trung ương khóa 12 – mới là chủ yếu.

Anh Ba Thanh: Nguyễn Phú Trọng sẽ làm Tổng bí thư nửa nhiệm kỳ đầu khóa XII ?

Khai mạc hội nghị, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã hé lộ một chi tiết đáng lưu ý trong báo cáo đó là về đề xuất tiêu chí xem xét trường hợp "đặc biệt"

Hiển thị các bài đăng có nhãn chính trị. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn chính trị. Hiển thị tất cả bài đăng

25.8.12

Tổng GĐ công ty bất động sản bị bắt

Ngày 24-8, Phòng CSĐT tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ (PC46), Công an TP Hà Nội đã thực hiện lệnh bắt khẩn cấp, khám xét khẩn cấp đối với Nguyễn Hùng Quang (SN 1973, trú phường Mộ Lao, quận Hà Đông, TP Hà Nội).
Hình Minh Họa
Thông tin từ cơ quan công an cho biết Nguyễn Hùng Quang là tổng giám đốc Công ty CP Tập đoàn Đầu tư Bất động sản Vạn Quang (đóng tại phường Mộ Lao). Quang đã đưa ra thông tin tài liệu gian dối về việc có đất dự án khu nhà ở thông tầng Vạn Phúc, Hà Đông để lừa đảo chiếm đoạt tài sản của một số người dân và nhà đầu tư.
http://nld.com.vn/20120824114450126p0c1019/bat-tong-giam-doc-mot-cong-ty-bat-dong-san.htm

22.8.12

Lý thuyết tiệm cầm đồ


72h trước khi Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình “thi vấn đáp”, số nợ 2.000 tỉ đồng của “cánh chim đầu đàn ngành xây dựng VN” - Vinaconex - được công bố.

Hai “con nợ” lớn nhất là Sở Xây dựng Hà Nội và 2 DN con của EVN. 24h sau đó, Tổng Giám đốc Cảng Cam Ranh thổ lộ với… báo chí nỗi lo 200 tỉ đồng mà Cam Ranh sắp phải ôm thay Vinalines. Nhưng những số nợ trăm tỉ, ngàn tỉ này thực ra chỉ đóng vai trò những quân cờ đôminô. Trong một hiệu ứng mà quân cờ đầu tiên - Vinashin với  món nợ 3.345 tỉ đồng - một trong những nguyên nhân khiến Ngân hàng Habubank rớt nước mắt xóa tên sau hơn 20 năm tồn tại. Thật khốn khổ phải ở vào thời buổi mà mình vừa là chủ nợ của một món nợ khó đòi, vừa là con nợ của nhiều món nợ không thể trả.
Hình Minh Họa
Trước phiên “thi vấn đáp” của thống đốc, tỉ lệ nợ xấu của hệ thống ngân hàng là 4,75% - theo báo cáo của các tổ chức tín dụng; là 8,6% - theo công bố của Thanh tra NHNN; là 13% - theo đánh giá của Fitch và là 11% - theo báo cáo của Uỷ ban Giám sát Tài chính Quốc gia. Thống đốc Nguyễn Văn Bình hôm qua chỉ nói “Cứ cho là 8,6-10%” dù ông đánh giá tỉ lệ nợ xấu này là “xấu", là “hết sức đáng báo động”, nhưng “chưa đến mức độ hốt hoảng, nguy kịch quá”. Thậm chí, người đứng đầu Ngân hàng Nhà nước còn mỉm cười tự tin khi nói về “lý thuyết tiệm cầm đồ” trong mua bán nợ xấu: Tỉ lệ trích quỹ dự phòng hiện được hơn 70.000 tỉ đồng và 84% các khoản nợ xấu đều có tài sản đảm bảo, chiếm tới 135% giá trị khoản nợ. “Chỉ cần bán khoản nợ 10 đồng với giá 3 đồng thì ngân hàng sẽ không còn nợ xấu, DN cũng hết nợ xấu, lại có thanh khoản”- ông Nguyễn Văn Bình tính toán đầy lạc quan.

Lý thuyết tiệm cầm đồ sẽ đúng, sẽ chính xác, sẽ hiệu quả, nếu như không có những con nợ gắn mác "Vina". Bởi thứ tài sản mà các "Vina" đem ra “cầm cố” tại ngân hàng hoặc là nguồn lực công, thực ra cũng là của nhân dân, hoặc là những con tàu lên lão, hoặc tệ hơn, những chiếc ụ tàu đồng nát.

Và sau các loại "Vina", quân cờ tiếp theo là những DN nào nữa? Thật khó có thể đưa ra được một con số chính xác số DN đã “chết”, khi những quân đôminô tiếp tục đổ xuống. Nhưng không khó để nhìn thấy nguyên nhân của những "cái chết": Thiếu vốn, nếu có cũng là mức lãi suất mà bây giờ có “buôn đất” cũng không trả nổi lãi. Bởi ngay cả khi “quyết tâm chính trị” và “lời hiệu triệu” của thống đốc về một mức lãi suất 15% được cho là có hiệu quả trong thực tế, thì hôm qua, không biết đã là lần thứ bao nhiêu, các vị đại biểu QH lại tiếp tục phản ánh về tình trạng: Khoản vay với lãi suất 15%, nhưng có tới 3/4 số tiền được các ngân hàng gợi ý gửi lại tiết kiệm, thực chất được vay với lãi suất hơn 18%.

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng hôm qua đã gợi ý để thống đốc thể hiện quyết tâm chính trị, rằng: Liệu với quyết tâm chính trị của thống đốc thì đến cuối năm này, hoặc đến 31.6 năm sau, nợ xấu có giảm không? Giảm cỡ bao nhiêu? Thống đốc đã nhận trách nhiệm trước khoản nợ xấu vượt xa ngưỡng an toàn 3%. Nhưng câu trả lời về thời hạn của ông là “trong nhiệm kỳ này”.

Dẫu sao, cũng có một thông tin có hậu để có thể kỳ vọng vào huyết mạch tài chính không bị ngừng trệ vì những cục máu đông - nợ xấu. Đó là việc Thanh tra Chính phủ đã chính thức kiến nghị tạm dừng thành lập mới các tập đoàn kinh tế nhà nước, do nguyên nhân chủ yếu là “đầu tư dàn trải dẫn đến lãng phí, thiếu hiệu quả; một số dự án đầu tư ngoài ngành tỉ suất lợi nhuận thấp, khả năng mất vốn cao…”.

Bởi nợ xấu chỉ có thể về ngưỡng an toàn khi những chiếc “máy xay tiền” được “rút điện”.

http://laodong.com.vn/Chinh-tri/Ly-thuyet-tiem-cam-do/80274.bld

31.3.12

Thực hiện Nghị quyết Trung ương 4: “Vì nước, vì dân” là tiêu chí hàng đầu


Từ khi thành lập đến nay, trải qua 82 năm phát triển và trưởng thành, Đảng ta luôn luôn quan tâm đến công tác xây dựng Đảng. Đảng ta luôn khẳng định: Xây dựng và chỉnh đốn Đảng là then chốt.

Nghị quyết Trung ương 4 về một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng được đề ra một cách thẳng thắn, công khai với số cán bộ giữ cương vị lãnh đạo và quản lý các cấp. Trong đó tập trung 3 mục tiêu chính:

Đảng viên tại Đại hội Đảng
Đảng viên tại Đại hội Đảng 
Một là, ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo quản lý các cấp;

Hai là, xây dựng đội ngũ các bộ lãnh đạo quản lý nhất là ở cấp trung ương đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa và hội nhập quốc tế;

Ba là, xác định rõ thẩm quyền, trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy, chính quyền trong mối quan hệ với tập thể cấp ủy chính quyền cơ quan, đơn vị.

Cả 3 nội dung này có mối quan hệ mật thiết với nhau, trong đó nội dung thứ nhất là trọng tâm xuyên suốt và cũng là vấn đề cấp bách nhất.

Nước ta hiện có gần 4 triệu đảng viên, về số lượng là đông, nhưng không “tinh” như trước; tính chiến đấu, tính cách mạng cũng không “mạnh” như trước. Thử so sánh, khi tiến hành lãnh đạo Cách mạng Tháng 8, cả nước chỉ có 5.000 đảng viên, trong bối cảnh thù trong giặc ngoài cực kỳ phức tạp, thế mà 5.000 đảng viên cộng sản lúc đó đã thu phục được trái tim, khối óc của 20 triệu dân cả nước, thu phục được hàng ngàn đảng viên các đảng phái.

Hiện nay, không ít cán bộ lãnh đạo quản lý khi đánh giá, nhận định về tình hình cán bộ đảng viên thường chủ quan, máy móc cho rằng cán bộ lãnh đạo các cấp thuộc đơn vị mình là mẫu mực, tài đức vẹn toàn, được sự sáng suốt lựa chọn từ cơ sở, được nhân dân tin dùng... Nhưng khi tìm hiểu kỹ mối quan hệ của các đồng chí ấy với người lãnh đạo, thì thấy tất cả đều có mối quan hệ “dây mơ rễ má” với nhau.

Xây dựng Đảng phải hết sức bình tĩnh, nhìn nhận vấn đề cho đúng. Công tác cán bộ, công tác Đảng đòi hỏi phải thực hiện một cách công khai, minh bạch, dân chủ, trong sáng một cách thật sự.

Có nhiều trường hợp xem qua thì thấy việc thực hiện công tác cán bộ rất đúng quy trình, rất dân chủ công khai. Thế nhưng thực chất, sự dân chủ, công khai đó đã bị khống chế, “phù phép”. Một số trường hợp, quyền lợi và bổng lộc cá nhân đã thủ tiêu tính chiến đấu, tính Đảng của người lãnh đạo.

Để củng cố niềm tin của nhân dân, để giữ vững vai trò lãnh đạo của Đảng, không còn cách nào khác phải xây dựng và chỉnh đốn Đảng một cách khẩn trương, chắc chắn. Phải đặt lợi ích của dân tộc, của Đảng lên trên hết.

Chúng ta cần soi rọi, suy ngẫm xem từ khi tuyên thệ trước cờ Đảng, trước chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh, chúng ta đã vì dân vì nước chưa. Làm được điều này, Đảng ta sẽ thực sự trong sạch, vững mạnh, đất nước ta sẽ phồn vinh.
HỮU QUAN

30.3.12

Vì sao Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhận được bằng tiến sĩ danh dự của Hàn Quốc ?


Vì sao Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhận được bằng tiến sĩ danh dự của Hàn Quốc

Trang KoreaHerald của Hàn Quốc đưa tin, trong chuyến thăm Hàn Quốc dự Hội nghị thượng đỉnh an ninh hạt nhân hôm 28/03, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã đến thăm trường Korea University và được nhận bằng Tiến sĩ Kinh tế danh dự của Trường. 
Đại học Hàn Quốc trao bằng tiến sĩ kinh tế danh dự cho Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vì ghi nhận những thành tựu của Thủ tướng trong việc phát triển kinh tế của Việt Nam.
“Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng là một nhà lãnh đạo đã dành cả cuộc đời để phát triển đất nước và nâng cao vị thế quốc tế của Việt Nam”, ông Chủ tịch Đại học Hàn Quốc Kim Byoung-chul nói.
Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng (đứng giữa) , Chủ tịch Đại học Hàn Quốc Kim Byoung-chul (bên trái), và hiệu trưởng Đại học Hàn Quốc Graduate School Park Jung-ho trong buổi nhận bằng tiến sĩ danh dự của trường Đại học Hàn Quốc hôm thứ Tư. (Đại học Hàn Quốc)
Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng (đứng giữa) , Chủ tịch Đại học Hàn Quốc Kim Byoung-chul (bên trái), và hiệu trưởng Đại học Hàn Quốc Graduate School Park Jung-ho trong buổi nhận bằng tiến sĩ danh dự của trường Đại học Hàn Quốc hôm thứ Tư. (Đại học Hàn Quốc)
Ông Kim nói thêm rằng “Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã có những đóng góp tuyệt vời để tạo điều kiện thuận lợi cho đầu tư và hợp tác kinh tế giữa hai nước và cung cấp hỗ trợ cho các công ty Hàn Quốc tham gia vào các dự án cơ sở hạ tầng giao thông vận tải trong nước”.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã tổ chức buổi thuyết trình đặc biệt cho các giảng viên Đại học Hàn Quốc và sinh viên về nền kinh tế Việt Nam và quan hệ với Hàn Quốc ngay sau lễ nhận bằng.
Lee Woo-young (wylee@heraldm.com)

Tiếng Anh: http://www.koreaherald.com/national/Detail.jsp?newsMLId=20120329000795
Tiếng Hàn : http://prlink.yonhapnews.co.kr/YNA/Basic/Article/Press/yibw_showpress.aspx?contents_id=RPR20120328037500353


28.3.12

Cựu chủ tịch Vinashin Phạm Thanh Bình mua tàu nghìn tỷ 'để thử nghiệm'

Cựu chủ tịch Vinashin mua tàu nghìn tỷ 'để thử nghiệm'  

Những sai phạm gây thiệt hại hàng trăm tỷ đồng trong dự án mua tàu Hoa Sen là nội dung chính tại phiên sơ thẩm chiều 27/3. Theo cựu chủ tịch Vinashin Phạm Thanh Bình, khi mua tàu Hoa Sen, bị cáo tin tưởng sẽ có 3 thử nghiệm.

Chiều 27/3, phần lớn thời gian Hội đồng xét xử tập trung xét hỏi về những sai phạm trong dự án đầu tư mua tàu Hoa Sen (chở khách và ôtô). Theo cơ quan công tố, đầu năm 2007, Phạm Thanh Bình khi đó là Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Tập đoàn Vinashin được Công ty Maersk Broker (Singapore) môi giới mua tàu Cartour của Italia. Đây là tàu cũ được sản xuất năm 2001.

Phạm Thanh Bình đã giao cho Trần Văn Liêm - Giám đốc Công ty vận tải Viễn Dương Vinashin thực hiện mua tàu. Tàu Hoa Sen (Cartour) kể từ khi đưa về nước hoạt động (cuối tháng 12/2007) chỉ chạy được 39 chuyến đã phải dừng hoạt động vì kinh doanh không có hiệu quả. Tàu bị thủng vỏ ở đáy phải sửa chữa với chi phí hết hơn 340.000 USD.

Cựu chủ tịch Vinashin mua tàu nghìn tỷ 'để thử nghiệm'
Cựu chủ tịch Vinashin mua tàu nghìn tỷ 'để thử nghiệm'  
Theo kết quả giám định của công ty cổ phần giám định, thẩm định Việt Nam, nguyên nhân thủng vỏ là do khuyết tật ẩn tỳ bên trong tấm tôn từ khi đóng tàu mà người sử dụng không phát hiện được. Điều này do việc đầu tư mua tàu Hoa Sen không thực hiện đúng quy trình và thủ tục đầu tư, không có biên bản tổng nghiệm thu bàn giao đưa công trình vào khai thác sử dụng, không lập báo cáo quyết toán dự án đầu tư hoàn thành để trình cấp có thẩm quyền phê duyệt, quá trình kiểm tra chất lượng của tàu trước khi nhận bàn giao tàu không đảm bảo tính khách quan…

Cơ quan công tố cáo buộc, trong quá trình thực hiện dự án đầu tư mua tàu Hoa Sen của công ty Viễn Dương, các bị can Phạm Thanh Bình, Trần Văn Liêm, Trịnh Thị Hậu, Hoàng Gia Hiệp, Hồ Ngọc Tùng, Giang Kim Đạt đã có hành vi cố ý làm trái các quy định của Nhà nước. Trong đó, Phạm Thanh Bình giữ vai trò là người tổ chức. Hậu quả các bị can đã gây thiệt hại gần 470 tỷ đồng gồm thiệt hại tiền lãi vay và phí vay vốn, chi phí sửa chữa vết nứt ở đáy tàu.

Tại phiên tòa chiều 27/3, bị cáo Bình cho rằng, trên thế giới loại tàu như Hoa Sen không có nhiều, phù hợp với Việt Nam nên ông đã quyết định mua trước khi dự án được cấp trên đồng ý. Mua tàu Hoa Sen, bị cáo Bình tin tưởng sẽ có 3 thử nghiệm.

Thứ nhất muốn vận hành con tàu này vì trước nay chưa có. Thứ hai muốn thử nghiệm một phương thức vận tải mới bởi từ trước đến nay chỉ có vận tải hành khách và hàng hóa bằng đường bộ chứ chưa có đường sông trong khi tai nạn giao thông và lũ lụt xảy ra nhiều. Thứ ba đó là mục tiêu chung của Chính phủ và Vinashin tạo tuyến đường cao tốc Bắc - Nam trên đường sông trong thời kì đổi mới.

“Nếu để xây dựng tuyến đường sắt phải mấy 10 năm với chi phí hàng chục ngàn tỷ đồng, trong khi tuyến đường cao tốc Bắc - Nam trên biển chỉ mất chừng 5 năm với chi phí khoảng 2.000 tỷ đồng”, bị cáo Bình viện dẫn lý do khi phải thực hiện gấp rút dự án mua tàu Hoa Sen về để thử nghiệm.

Trả lời luật sư về niềm tin ra sao khi đầu tư mua tàu Hoa Sen, cựu chủ tịch HĐQT Vinashin Phạm Thanh Bình cho rằng, thời điểm đó rất khó khăn để đưa ra quyết định vì biết rằng đầu tư sẽ lỗ. Tuy nhiên, ông hy vọng với số lượng tàu lớn dần chỉ vài năm sau sẽ có hiệu quả.

Trước những con số thiệt hại mà đại diện cơ quan giám định đưa ra trong phiên xử chiều 27/3 như trả tiền lãi cho việc đầu tư mua tàu Hoa Sen, chi phí cho vết nứt sửa chữa tàu… bị cáo Bình cho rằng không thể coi đó thiệt hại bởi đây là khoản đầu tư.

“Bị cáo xin khẳng định vết nứt ở dưới đáy tàu là tiềm ẩn, không phải lỗi của người đi mua. Sau 3 tháng hoạt động ở Việt Nam mới xảy ra sự cố”, bị cáo Bình với vẻ mặt bình tĩnh khi khẳng định thông tin trên với cơ quan công tố.

Tại phiên xử, cựu chủ tịch HĐQT Vinashin khẳng định, trước khi mua tàu Hoa Sen cũng đã thông báo cho Hội đồng quản trị và các phòng ban biết. Tuy nhiên, đại diện VKS cho rằng lời nói đó không chính xác bởi trong lời khai với cơ quan điều tra ông Bình có nói: “Với dự án tàu Hoa Sen không đưa ra hội đồng quản trị vì mất thời gian và phức tạp. Quyết định và đưa ra chỉ là hình thức”.

Nhận định về dự án tàu Hoa Sen, bị cáo Bình thừa nhận có một số sai phạm như bản cáo trạng đã truy tố.

Liên quan đến dự án này, nhiều bị cáo như Trịnh Thị Hậu, Hoàng Gia Hiệp, Trần Văn Liêm cũng lần lượt bị truy tố về tội cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng. Cơ quan công tố cáo buộc bị cáo Liêm (thời điểm đó là giám đốc công ty Viễn Dương) ký hợp đồng mua tàu Hoa Sen trong khi chưa lập xong báo cáo nghiên cứu khả thi dự án, dự án chưa được thẩm định phê duyệt, không thực hiện thủ tục để cấp giấy chứng nhận đầu tư… Còn bị cáo Hậu dù biết rõ hồ sơ dự án chưa lập xong, chưa thẩm định nhưng vẫn thực hiện chỉ đạo của ông Bình tiến hành chuyển 80 tỷ đồng dưới hình thức tiền gửi và có công văn đề nghị ngân hàng phát hành chứng thư bảo lãnh thực hiện hợp đồng mua tàu cao tốc Hoa Sen.

Riêng bị cáo Hiệp, cơ quan công tố cho rằng đã thực hiện giải ngân gần 2,8 tỷ đồng để công ty Viễn Dương ký quỹ cho ngân hàng phát hành bảo lãnh thực hiện hợp đồng mua tàu khi dự án chưa lập xong và chưa được thẩm định.

Tại phiên tòa, bị cáo Hậu và Hiệp lần lượt cho rằng mình vô can, không làm sai trái các quy định. “Công ty Viễn Dương trình lên để vay vốn khi chưa hoàn thiện và thẩm định thì đó là trách nhiệm của khách hàng vay vốn chứ không thuộc về bên cho vay”, bị cáo Hiệp nói.

Với vẻ mặt khá điềm tĩnh, bị cáo Liêm ông cho rằng chỉ làm theo cấp trên bởi công ty của ông chỉ là công ty con.

Chiều cùng ngày, Hội đồng xét xử cũng lần lượt hỏi các bị cáo như Trần Quang Vũ, Trần Văn Liêm, Phạm Thanh Bình, Tô Nghiêm liên quan đến các sai phạm tại dự án đầu tư xây dựng nhà máy nhiệt điện Diezel Cái Lân và việc phá dỡ vỏ tàu Bạch Đằng Giang để bán.

Tàu Hoa Sen là loại tàu ro-pax (tàu chở xe và hành khách) trọng tải 7.550 DWT, cao 7 tầng và có sức chứa 500 ôtô 4 chỗ, 70 xe tải, 160 xe container 40 feet cùng gần 640 hành khách. Tàu được đóng năm 2001 và được Vinashin mua lại từ Italia vào cuối năm 2007 với giá 60 triệu euro (tương đương gần 1.300 tỷ đồng tính theo tỷ giá lúc đó) nhằm chuyên chở hàng hóa, khách du lịch trên tuyến Bắc - Nam. Tuy vậy, chỉ sau 40 lần hải hành với trục trặc, Vinashin đã phải cho dừng hoạt động con tàu từ đầu năm 2009 do thua lỗ, kém hiệu quả.
Hà Anh

21.3.12

Vụ án Hủy hoại tài sản gia đình ông Đoàn Văn Vươn: Phải có bị can chịu trách nhiệm

Thực tế nhiều vụ án được khởi tố rồi lại “chìm xuồng”, thậm chí có vụ án cơ quan điều tra đã ra quyết định khởi tố bị can nhưng bị can không bị đình chỉ sinh hoạt Đảng rồi lại leo lên chức vụ cao hơn nữa. Chính vì vậy, dư luận không khỏi băn khoăn khi cho tới nay vẫn chưa thấy bị can nào phải chịu trách nhiệm trong vụ án “Hủy hoại tài sản” của gia đình ông Đoàn Văn Vươn ở Tiên Lãng - Hải Phòng… Tiến sỹ luật Trần Đình Triển, Trưởng văn phòng luật sư Vì Dân - Hà Nội, lý giải những vấn đề trên thế nào?
Luật sư Trần Đình Triển
Trong vụ việc ở Tiên Lãng, Cơ quan điều tra đã khởi tố hai vụ án: “Giết người – chống người thi hành công vụ” và “Hủy hoại tài sản”. Tuy nhiên, cho tới nay vụ án “Hủy hoại tài sản” vẫn chưa có quyết định khởi tố bị can, việc này có vi phạm gì về tố tụng không, thưa ông?

Đối với án truy xét người ta khởi tố vụ án và có thể áp dụng các biện pháp nghiệp vụ theo tố tụng. Ví dụ: Vụ án rải truyền đơn, vụ án cháy nổ xe máy ở Bắc Ninh… không biết rõ bị can thì người ta ra án truy xét tìm tung tích thủ phạm rồi mới khởi tố bị can. Thời hạn của án truy xét không thể xác định là bao nhiêu để khởi tố bị can cả. Nhưng trong trường hợp vụ ván Hủy hoại tài sản của gia đình ông Đoàn Văn Vươn thì khác, đây là vụ án mang tính chất phạm pháp quả tang. Hành vi đưa cả máy ủi vào phá nhà của ông Vươn đã rất rõ, việc tìm ra thủ phạm không hề khó nên có thể khẳng định đây không phải là án truy xét. Người ta cũng đã chứng minh được ai là người đưa xe ủi đến phá nhà ông Vươn, ai là người ra lệnh. Vậy tại sao hơn hai tháng qua cơ quan tố tụng vẫn không khởi tố bị can mà chỉ khởi tố vụ án và để câu lưu lại.

Sai thì phải bồi thường. Để làm được việc đó phải thành lập Hội đồng định giá để xác định lại tài sản của bị hại là bao nhiêu. Thậm chí, cho tới nay các cơ quan chức năng vẫn chưa có một động thái nào để định giá thiệt hại về tài sản của gia đình ông Vươn như chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.


Theo ông, vụ án “Hủy hoại tài sản” của gia đình ông Vươn hiện còn vướng mắc ở đâu?

Người đưa xe ủi đến đập nhà ông Vươn đã xác định. Nhưng ông này chỉ nói rằng là được thuê bởi cơ quan có thẩm quyền của xã, của huyện. Phía chính quyền thì trả lời “nhân dân bức xúc tự phá” tức là muốn người trực tiếp phá nhà ông Vươn nhận “lỗi”. Dư luận cho rằng cơ quan tố tụng chưa thể khởi tố bị can vì đang “mắc" ở trong mối quan hệ này. Nếu người lái máy ủi được thuê bởi cơ quan có thẩm quyền thì ông ta không có tội gì cả. Tuy nhiên, tới nay vẫn chưa có bị can nào chịu trách nhiệm.


Ai ra lệnh đập phá, san phẳng nhà ông Vươn?
Nhiều trường hợp khởi tố vụ án rồi “chìm xuồng”. Trong trường hợp hành vi vi phạm pháp luật khá rõ ràng mà không có bị can nào phải chịu trách nhiệm thì tức là có dấu hiệu để lọt người lọt tội?


Đương nhiên, đã khởi tố vụ án thì phải có bị can. Nếu vụ án mà không có bị can thì cơ quan tố tụng phải ra quyết định đình chỉ vụ án. Trong vụ án hủy hoại tài sản nhà ông Vươn, chắc chắn phải có bị can chịu trách nhiệm bởi vào thời điểm cưỡng chế, chính quyền còn huy động cả lực lượng vũ trang mà nói không có bị can thì không ai nghe được.

Báo NNVN từng phản ánh trường hợp ông Nguyễn Văn Lương, nguyên Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐND xã Thanh An, hiện là Phó ban Tuyên giáo Huyện ủy Thanh Chương, tỉnh Nghệ An bị cơ quan điều tra ra quyết định khởi tố bị can về những sai phạm trong quản lí sử dụng đất tuy nhiên trong quá trình điều tra ông Lương không bị đình chỉ sinh hoạt Đảng, không bị đình chỉ chức vụ. Ở đây, việc cơ quan điều tra khởi tố bị can mà đối tượng vẫn là đảng viên có điều gì bất thường?

Nguyên tắc của Đảng là không thể bắt tạm giam hay khởi tố đảng viên được, quy định này của Ban Tổ chức TƯ đã được quán triệt đối với các cơ quan tố tụng. Trường hợp một đảng viên bị khởi tố thì cơ quan điều tra phải có văn bản cho cơ quan Đảng có thẩm quyền quản lí đảng viên đó ra quyết định tạm đình chỉ sinh hoạt. Khi đó mới được áp dụng các biện pháp tố tụng. Nếu không làm được việc đó là vi phạm nguyên tắc của Đảng về quản lí đảng viên. Trường hợp để đảm bảo công tác bí mật của cơ quan điều tra có thể bắt khẩn cấp nhưng sau khi bắt rồi phải kịp thời có văn bản cho cơ quan quản lí đảng viên ra văn bản tạm đình chỉ sinh hoạt.

Trong quá trình điều tra xét xử nếu họ không có tội, không có vi phạm thì lại kiến nghị với cơ quan quản lí đảng viên đó bố trí sinh hoạt lại. Nếu trường hợp bị truy tố, chịu án thì phải gửi bản án có hiệu lực pháp luật cho cơ quan quản lí đảng viên tùy theo từng mức độ để xử lí. Với lỗi không cố ý thì kỉ luật. Nếu là lỗi cố ý thì cơ quan Đảng sẽ khai trừ ra khỏi Đảng.

Xin cảm ơn ông!

 KIÊN CƯỜNG  (Báo Nông Nghiệp)