Trang

Diệp Kính Thiên: Nguyễn Tấn Dũng có thắng không?

Khả năng được đề cử chức Tổng bí thư khóa 12 cho Nguyễn Tấn Dũng có thể chắc chắn. Đây mới chỉ là hiệp một. Sang hiệp hai – bầu cử Ban chấp hành Trung ương khóa 12 – mới là chủ yếu.

Anh Ba Thanh: Nguyễn Phú Trọng sẽ làm Tổng bí thư nửa nhiệm kỳ đầu khóa XII ?

Khai mạc hội nghị, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã hé lộ một chi tiết đáng lưu ý trong báo cáo đó là về đề xuất tiêu chí xem xét trường hợp "đặc biệt"

Hiển thị các bài đăng có nhãn Australia. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Australia. Hiển thị tất cả bài đăng

6.9.12

Nếu đúng thế thì nước ta có Trần Ích Tắc thật rồi

Mặc dù là một bài báo nhỏ được đặt ở góc khuất của báo Thanh Niên (ra ngày 4/9/2012) nhưng đã gây cho tôi một sự xúc động lớn. Tôi tin bất kì ngưòi Vịệt Nam bình thường nào cũng có cảm xúc như tôi. Đó là bất bình đến phẫn nộ trước sự hèn kém, nhu nhược thảm hại của những ngưòi soạn SGK. Tệ hại hơn sự hèn kèm, nhu nhựơc và có dấu hiệu phản quốc này của lũ ngưòi mạt hạng lại khốn nạn hơn khi rắp tâm truyền sự đốn mạt, vong quốc nô này cho thế hệ tương lai của chúng ta. Những cháu bé đang chập chững vào đời . 
Hình Minh Họa
Tác giả bài báo đó là ông Trần Cao Duyên. Dưới đầu đề “bài học nửa vời” ông TC Duyên cho biết Ở trang 4, 5 của SGK tiếng Việt 3 tập 2 dậy cho các cháu học sinh lớp ba trong bài tập đọc Hai Bà Trưng kể về chiến công vĩ đại của hai vị nữ anh hùng dân tộc nhưng các tác giả của loại sách khuôn vàng thước ngọc này lại không dám nhắc đến kẻ thù , giặc ngoại xâm đã xâm chíếm nứơc ta, gây ra bao thảm hoạ đối với dân Việt Nam dạo đó.  Thậm chí ngay đến chữ phương Bắc để ám chỉ kẻ thù tàn ác dã man đó cũng không được nêu lên. Bài tập đọc chỉ loanh quanh nói mù mờ” kẻ xâm lựơc, quân thù, giặc ngoại xâm” chung chung. Ở thế hệ tôi những ngưòi đã ngoài 60 thì bất kể ai cũng thuộc nằm lòng tên kẻ thù đã đại bại trứơc hai vị nữ anh Hùng. Đó là quân Đông Hán. 

Rồi tranh Đông Hồ mỗi dịp tết về luôn luôn có hình ảnh Hai Bà trên mình voi chiến “lộng lẫy chiến bào”, còn bọn Đông Hán mặt mũi xanh lét bị dày xéo dưới chân voi. Vậy mà các vị làm SGK ..Chao ôi. Tôi thiết nghĩ , các nhà soạn SGK là những nhà sư phạm không đến nỗi nào lại soạn ra một thứ giáo trình thiếu khoa học, thiếu tư duy biện chứng và đi ngựơc lại sự thật lịch sử hiển nhiên đến vậy. Họ chắc cũng ít nhiều có lòng yêu nước, và cũng thuộc lịch sử Việt nam nhưng chắc vì một mệnh lệnh, một chỉ thị nào có quyền hành lắm nên họ đành phải ngiến răng mà chấp hành để làm mù mờ một trang sử vẻ vang của dân tộc, để tạo ra những trang giáo khoa dậy trẻ một cách thiếu khoa học và đạo lý đến vậy.

Thứ cấp bậc đủ sức chỉ đạo để những ngưòi làm SGK phải bẻ cong ngòi bút, để che khuất lòng yêu nước làm công việc nửa vời đầy hèn nhát như vậy chắc phải cỡ to lắm, có quyền lực lắm. Tôi chợt dùng mình, nếu đúng như  bài báo viết và suy nghĩ của tôi thì những điều bán tín bán nghi về một bọn Trần Ich Tắc hiện đại đang leo cao làm băng hoại, ngăn cản lòng yêu nứoc ở Việt nam ta là có thật, và đang tác yêu tác quái trong mọi lĩnh vực.

Lại nữa. Trước sự bất bình dữ dội của lòng yêu nước mà bài báo vô tình khơi dậy , thì GS Nguyễn Minh Thuyết – Không biết có phải là ngài GS đã từng nổi tiếng là vị đại biểu quốc hội chuyên phê phán lợi ích cục bộ, lợi ích nhóm đang phá hoại nền kinh tế nứơc ta lại lên tiếng. Thật đáng tiếc nếu đúng là vị GS đáng kính đó thì từ vị trí của một trong những vị soạn SGK lại tung ra những lý lẽ lúng túng thiếu khoa học, thiếu cơ sở để loanh quanh bào chữ cho việc không đưa đích danh, không chỉ mặt kẻ thù trong bài viết về Hai Bà Trưng là đúng. 

Tôi chợt nghĩ đến những bài phát biểu hùng hồn phê phán về lợi ích ngành, lợi ích nhóm ,lợi ích cục bộ ..Chả nhẽ vì lợi ích của nhóm người soạn SGK đang tuân thủ sự chỉ đạo nào đó mà GS Thuyết đã làm một việc bào chữa vô lối cho một sự hèn hạ khi không dám nói tên kẻ thù trong một chiến công hiển hách của cha ông chúng ta sao. Đúng là nanh vuốt Trần Ích Tắc hiện đại đã bộc lộ sức mạnh đen tối đang khuynh đảo đến giới trí thức của ta rồi. Buồn thay, đáng sợ thay.

http://www.trannhuong.com/news_detail/15444/N%E1%BA%BFu-%C4%91%C3%BAng-th%E1%BA%BF-th%C3%AC-n%C6%B0%E1%BB%9Bc-ta-c%C3%B3-Tr%E1%BA%A7n-%C3%8Dch-T%E1%BA%AFc-th%E1%BA%ADt-r%E1%BB%93i

5.9.12

Ngày khai giảng ở trường hát Quốc ca bằng tay


Sáng nay 5/9, hơn 400 học sinh trường PTCS Xã Đàn (Hà Nội) hân hoan dự lễ khai giảng mới. Thay vì hát vang bài Quốc ca, các em hướng lên lá cờ Tổ quốc bằng ngôn ngữ riêng của mình.












3.9.12

Chủ tịch Trung Quốc giải bài toán duy trì quyền lực như thế nào ?


Gần đây người ta nhắc nhiều tới Hồ Xuân Hoa - Bí thư Đảng ủy khu tự trị Nội Mông, người được chủ tịch Hồ Cẩm Đào đặc biệt đề cử vào một suất đứng trong Ban thường vụ Bộ chính trị trong kế hoạch chuẩn bị để hạ cánh an toàn.

Ngoài Hồ Xuân Hoa, còn một nhân vật chính trị trứ danh khác cũng được ông Hồ Cẩm Đào đặc biệt lưu ý, đó là phó thủ tướng Lý Khắc Cường.

Trong những tháng sát nút Đại hội Đảng Trung ương Trung Quốc, ông Hồ Cẩm Đào đang cố gắng tạo cơ hội để đẩy ông Lý Khắc Cường, một trong những đồng minh thân cận nhất, vào vị trí nắm quyền lực tối cao trong quân đội Trung Quốc - một động thái cho phép ông duy trì ảnh hưởng tới bộ máy quyền lực Bắc Kinh trước khi bàn giao toàn bộ công việc cho người kế nhiệm.
Chủ tịch Hồ Cẩm Đào.
Theo 3 nguồn tin có quan hệ mật thiết với vị lãnh đạo hàng đầu Trung Quốc, ông Hồ Cẩm Đào dự định sẽ cắt đứt toàn bộ các mối liên kết trực tiếp với bộ máy điều hành đất nước vào đầu năm 2013 sau khi đưa thành công phó thủ tướng Lý Khắc Cường vào ghế phó chủ tịch Quân Ủy Trung ương trong 5 năm kế tiếp.

Nguyên nhân khiến ông Hồ Cẩm Đào muốn chính thức bàn giao sạch sẽ vai trò của mình trên cả 3 phương diện tổng bí thư, chủ tịch nước và chủ tịch quân ủy trung ương cho người kế nhiệm – dự kiến là ông Tập Cận Bình - trong vòng 7 tháng tới là để tránh lặp lại vết xe đổ trong quá khứ, cũng trong bối cảnh một cuộc chuyển giao quyền lực tối cao.

Đó là trường hợp ông Giang Trạch Dân – người tiền nhiệm của chủ tịch Hồ Cẩm Đào, đã cố gắng bám trụ ngôi vị chủ tịch Quân Ủy Trung ương 2 năm sau khi rời khỏi chức vụ chủ tịch nước, làm dấy lên những dư luận không tốt.

Theo truyền thống chính trị Trung Quốc, ngay cả ông Hồ Cẩm Đào cũng có thể lưu lại vai trò chủ tịch Quân Ủy trung ương – thành trì cuối cùng của quyền lực, giám sát 2,3 triệu lính tinh nhuệ của quân đội giải phóng Trung Quốc (PLA) trong vòng 2 năm sau khi bàn giao hoàn toàn chức vụ chủ tịch nước vào tháng 3/2013. Tuy nhiên, vị lãnh đạo này muốn trở thành người đầu tiên kể từ năm 1949 rút lui sạch sẽ khỏi chính trường sau khi hết nhiệm kỳ.

Là một thành viên cấp cao của Bộ chính trị, phó thủ tướng Lý Khắc Cường – người gần như sẽ lên ngôi thủ tướng Trung Quốc vào tháng 3 năm sau, nếu được chủ tịch Hồ Cẩm Đào đề cử thành công sẽ nắm trong tay nhiều quyền hơn đương kim thủ tướng Ôn Gia Bảo. Theo đánh giá của giới phân tích, ông Lý Khắc Cường có cách tiếp cận ôn hòa hơn ông Hồ Cẩm Đào đối với những tranh chấp lãnh thổ trên biển mà Trung Quốc đang vướng phải với Nhật Bản, Việt Nam, Philippines và Đài Loan.

Theo một số nhà phân tích, bên cạnh mục tiêu duy trì ảnh hưởng gián tiếp trên chính trường Trung Quốc, việc ông Hồ Cẩm Đào muốn đưa Lý Khắc Cường vào PLA còn nhằm cân bằng ảnh hưởng chính trị của chủ tịch tương lai Tập Cận Bình, hạn chế sự thâu tóm quyền lực quá lớn, điều ông Hồ Cẩm Đào đã từng được trải qua trong gần 2 nhiệm kỳ.

Theo: http://news.zing.vn/the-gioi/chu-tich-trung-quoc-co-ke-hoach-gi-de-duy-tri-anh-huong/a271232.html

25.8.12

Thông kê tái sản kếch xù của "Đại gia" Nguyễn Đức Kiên


Khó ai có thể biết, bầu Kiên (tức ông Nguyễn Đức Kiên, 48 tuổi, nguyên Phó chủ tịch HĐQT, Phó chủ tịch Hội đồng sáng lập Ngân hàng TMCP Á Châu, trú tại ngõ 27 đường Xuân Diệu, quận Tây Hồ, Hà Nội) - nhân vật nổi tiếng trong làng bóng đá và cũng nổi tiếng trong ngành tài chính vừa bị cơ quan điều tra Bộ Công an bắt giữ, đã làm ăn, “kinh doanh trái phép” những gì mà khối tài sản nổi cũng như khối tài sản tính bằng cổ phiếu trong các ngân hàng có cổ phần của ông Kiên lại “khủng” đến như vậy. Số cổ phiếu ACB do ông Kiên nắm giữ năm 2011 khoảng 759 tỷ đồng, đứng thứ tư trong top 100 nhà đầu tư giàu nhất trên sàn chứng khoán. Cổ phiếu có thể lên xuống thất thường, nhưng nhiều căn biệt thự, trong đó có căn biệt thự ở ngõ 27 Xuân Diệu rộng 500m2 và những siêu xe ông Kiên đang sở hữu có giá trị hàng trăm tỷ đồng thì quả là gây choáng váng với nhiều người. 

Như số báo trước chúng tôi đã đưa tin, cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an đã khởi tố bị can, bắt giam ông Nguyễn Đức Kiên về tội “kinh doanh trái phép”. Cơ sở để điều tra ông Kiên xuất phát từ đơn tố cáo vi phạm pháp luật xảy ra tại ba công ty do ông Kiên làm Chủ tịch HĐQT gồm: Công ty CP Đầu tư thương mại B&B; Công ty CP Đầu tư ACB Hà Nội và Công ty TNHH Đầu tư tài chính Á Châu Hà Nội. Liên quan đến vụ án này, theo thông tin chúng tôi mới nhận được, ông Lý Xuân Hải - Tổng giám đốc Ngân hàng ACB đã bị cơ quan điều tra Bộ Công an khởi tố bị can và Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao đã phê chuẩn quyết định khởi tố bị can để điều tra về các hành vi “cố ý làm trái các quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”. Theo thông tin mà Báo CATP Hồ Chí Minh thu thập được, ông Kiên đã thành lập một số công ty để kinh doanh tiền tệ trái phép. Hành vi này nếu không được ngăn chặn kịp thời, sẽ gây “lũng đoạn” một số ngân hàng. 

Ngay sau khi ông Kiên bị bắt giữ, cánh phóng viên đã có mặt xung quanh khu vực nhà ông, khu đất được mệnh danh là đất kim cương của Hà Nội, thời kỳ sốt đất có giá tới 500-600 triệu đồng/m2. Thực ra, giới bất động sản thường nói với nhau rằng, đất ở khu vực này là vô giá, bởi những đại gia sở hữu đất ở đó là chỉ mua thêm chứ ít ai có ý định bán đi. Ngôi biệt thự của ông Kiên có ba mặt tiền ven hồ Tây, tường rào cao tới 3m, lúc nào cũng có ba vệ sĩ canh chừng, quả là niềm mơ ước của tất cả mọi người. Biết là không thể vào được bên trong, một số phóng viên đã tìm cách trèo lên cao để chĩa máy ảnh vào chụp bể bơi bên trong căn biệt thự có diện tích đến 100m2. Vì hàng xóm của ông Kiên cũng toàn “đại gia”, luôn kín cổng cao tường nên dường như họ không hề hay biết về ông hàng xóm đầu bạc của mình. Một bà hàng xóm gần đó cho biết, thỉnh thoảng có thấy một ông bụng phệ, tóc bạc trắng đi bách bộ từ ngôi nhà đó ra ngoài. Bà ta không biết đó là bầu Kiên cho đến hôm được đứa con trai nói cho biết đó chính là người đàn ông đã đăng đàn chỉ trích Liên đoàn bóng đá Việt Nam có tên là Nguyễn Đức Kiên, hay được gọi là “bầu Kiên”. 

Nhưng sự xuất hiện của ông Kiên đối với những người hàng xóm là rất mờ nhạt vì thỉnh thoảng họ mới nhìn thấy ông này, dù ông Kiên đã sống ở căn biệt thự này khoảng năm năm nay. Hôm cơ quan điều tra khám xét nhà ông Kiên, chỉ có một số ít người dân tò mò đứng ngoài bàn tán, vì mọi việc đều được diễn ra trong khuôn viên ngôi biệt thự kín cổng cao tường. Ba anh vệ sĩ tỏ vẻ khó chịu khi bị cánh phóng viên nhòm ngó. Một trong ba người này đã có động thái khiếm nhã và định “xử lý” một anh phóng viên nhiệt tình nhất đang ôm máy chụp hình. Khi thấy hàng chục phóng viên nam ngồi trong quán nước gần đó đồng loạt đứng lên, anh bảo vệ lại vội vàng chui tọt vào bên trong ngôi biệt thự. 

Thực ra, tên tuổi bầu Kiên chỉ thực sự nổi và được người dân biết từ khi ông này lên tiếng chỉ trích Liên đoàn bóng đá Việt Nam bằng những ngôn từ rất sốc trong hội nghị tổng kết mùa giải 2011 của VFF. Các vị trong Liên đoàn bóng đá hôm đó ngồi lặng thinh, tái mặt khi bị bầu Kiên nói toạc những khuất tất của bộ máy VFF, của ban tổ chức giải V-League, và mắng xa xả đội ngũ trọng tài. Với vai trò là Chủ tịch CLB bóng đá Hà Nội ACB nhưng ông Kiên không nổi như những ông bầu khác, thậm chí bạn bè ông Kiên nói rằng ông này khá kín tiếng và cũng ít nói. Vì thế, việc ông Kiên cướp diễn đàn và phát biểu dữ dội trong hội nghị tổng kết khiến họ thực sự sốc. Cũng từ sau cú “chém phần phật” ở lễ tổng kết này mà tên tuổi bầu Kiên được nhiều phóng viên biết tới hơn, thậm chí, nếu cần một tiếng nói nào đi ngược lại với những quan điểm bảo thủ của VFF, là phóng viên nghĩ tới bầu Kiên và bốc máy gọi cho ông ngay lập tức. Sau vụ “chém gió” là vụ tranh chấp bản quyền truyền hình với AVG, nói theo kiểu showbiz thì bầu Kiên “bỗng dưng nổi tiếng” nhờ những scandal rất đáng chú ý không hiểu do vô tình hay cố ý. Sự tiếp tay của báo giới cũng như sự quyết liệt của ông Kiên khiến  VFF phải đồng ý cho ra đời Công ty cổ phần bóng đá Việt Nam (VPF), điều này đã mở ra một bước ngoặt mới cho bóng đá Việt Nam.

Từ năm 1994 đến 2006, bầu Kiên đảm nhận nhiều vị trí như Phó chủ tịch HĐQT Ngân hàng Á Châu, Chủ tịch HĐQT Công ty May thời trang MTT, Chủ tịch HĐQT Công ty Thiên Nam, Chủ tịch HĐQT Công ty Liên doanh nhựa đường Caltex, Chủ tịch HĐQT Công ty Thể thao ACB, Phó chủ tịch kiêm Chủ tịch Công ty liên doanh KFC Việt Nam, Phó chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần du lịch Chợ Lớn, thành viên HĐQT Công ty Cổ phần du lịch Thiên Minh... Trong số cổ phiếu nắm giữ của ACB, bầu Kiên đã san sẻ một ít cho người thân đứng tên, vì nhiều lý do tế nhị. Thế cho nên năm 2008, tài sản tính bằng cổ phiếu của bầu Kiên trong ngân hàng này là gần 1.000 tỷ đồng, nhưng đến năm 2010 chỉ còn khoảng 800 tỷ đồng. Tổng số tài khoản của gia đình ông Kiên tính theo thị trường chứng khoán năm 2010 là khoảng 2.000 tỷ đồng. Ông Kiên thường đến Sân vận động Hàng Đẫy bằng một chiếc xe Bentley Continental Flying Spur, đeo biển 56P-5888 và được cho là mới mua thêm một Rolls-Royce Phantom rồng, biển số 51A-33688. Tính sơ sơ hai chiếc xe này cũng có giá trị hơn 40 tỷ đồng. 

Sau khi ông Kiên bị bắt, nhiều lãnh đạo ngân hàng có cổ phần của ông Kiên đã lên tiếng đẩy “ông bầu tai tiếng” này theo kiểu “không liên quan” với ngân hàng mình. Ông Nguyễn Thanh Toại, Phó tổng giám đốc ACB, người phát ngôn của ACB nói đây là việc cá nhân của ông Kiên, từ lâu ông Kiên không còn là cổ đông lớn, cũng không phải là thành viên HĐQT của ngân hàng. Đại diện Vietbank cũng nói, ông Kiên chỉ là một cổ đông bình thường như những cổ đông khác. Đại diện Eximbank thì cho biết, ông Kiên chỉ nắm giữ 0,21% cổ phần trong Eximbank. Tuy nhiên, điều mà nhiều người không thể phủ nhận là tầm ảnh hưởng của ông Kiên trong giới ngân hàng khiến sau khi thông tin ông Kiên bị bắt được các kênh truyền thông đăng tải, nhiều người dân đã tới Ngân hàng ACB rút tiền. Có những nơi, người dân kéo tới rất đông để rút vì sợ ACB sẽ “sập” khi ông Kiên bị bắt và ông Lý Xuân Hải bị khởi tố.

Theo: http://www.congan.com.vn/?mod=detnews&catid=708&id=477778

22.8.12

Lý thuyết tiệm cầm đồ


72h trước khi Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình “thi vấn đáp”, số nợ 2.000 tỉ đồng của “cánh chim đầu đàn ngành xây dựng VN” - Vinaconex - được công bố.

Hai “con nợ” lớn nhất là Sở Xây dựng Hà Nội và 2 DN con của EVN. 24h sau đó, Tổng Giám đốc Cảng Cam Ranh thổ lộ với… báo chí nỗi lo 200 tỉ đồng mà Cam Ranh sắp phải ôm thay Vinalines. Nhưng những số nợ trăm tỉ, ngàn tỉ này thực ra chỉ đóng vai trò những quân cờ đôminô. Trong một hiệu ứng mà quân cờ đầu tiên - Vinashin với  món nợ 3.345 tỉ đồng - một trong những nguyên nhân khiến Ngân hàng Habubank rớt nước mắt xóa tên sau hơn 20 năm tồn tại. Thật khốn khổ phải ở vào thời buổi mà mình vừa là chủ nợ của một món nợ khó đòi, vừa là con nợ của nhiều món nợ không thể trả.
Hình Minh Họa
Trước phiên “thi vấn đáp” của thống đốc, tỉ lệ nợ xấu của hệ thống ngân hàng là 4,75% - theo báo cáo của các tổ chức tín dụng; là 8,6% - theo công bố của Thanh tra NHNN; là 13% - theo đánh giá của Fitch và là 11% - theo báo cáo của Uỷ ban Giám sát Tài chính Quốc gia. Thống đốc Nguyễn Văn Bình hôm qua chỉ nói “Cứ cho là 8,6-10%” dù ông đánh giá tỉ lệ nợ xấu này là “xấu", là “hết sức đáng báo động”, nhưng “chưa đến mức độ hốt hoảng, nguy kịch quá”. Thậm chí, người đứng đầu Ngân hàng Nhà nước còn mỉm cười tự tin khi nói về “lý thuyết tiệm cầm đồ” trong mua bán nợ xấu: Tỉ lệ trích quỹ dự phòng hiện được hơn 70.000 tỉ đồng và 84% các khoản nợ xấu đều có tài sản đảm bảo, chiếm tới 135% giá trị khoản nợ. “Chỉ cần bán khoản nợ 10 đồng với giá 3 đồng thì ngân hàng sẽ không còn nợ xấu, DN cũng hết nợ xấu, lại có thanh khoản”- ông Nguyễn Văn Bình tính toán đầy lạc quan.

Lý thuyết tiệm cầm đồ sẽ đúng, sẽ chính xác, sẽ hiệu quả, nếu như không có những con nợ gắn mác "Vina". Bởi thứ tài sản mà các "Vina" đem ra “cầm cố” tại ngân hàng hoặc là nguồn lực công, thực ra cũng là của nhân dân, hoặc là những con tàu lên lão, hoặc tệ hơn, những chiếc ụ tàu đồng nát.

Và sau các loại "Vina", quân cờ tiếp theo là những DN nào nữa? Thật khó có thể đưa ra được một con số chính xác số DN đã “chết”, khi những quân đôminô tiếp tục đổ xuống. Nhưng không khó để nhìn thấy nguyên nhân của những "cái chết": Thiếu vốn, nếu có cũng là mức lãi suất mà bây giờ có “buôn đất” cũng không trả nổi lãi. Bởi ngay cả khi “quyết tâm chính trị” và “lời hiệu triệu” của thống đốc về một mức lãi suất 15% được cho là có hiệu quả trong thực tế, thì hôm qua, không biết đã là lần thứ bao nhiêu, các vị đại biểu QH lại tiếp tục phản ánh về tình trạng: Khoản vay với lãi suất 15%, nhưng có tới 3/4 số tiền được các ngân hàng gợi ý gửi lại tiết kiệm, thực chất được vay với lãi suất hơn 18%.

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng hôm qua đã gợi ý để thống đốc thể hiện quyết tâm chính trị, rằng: Liệu với quyết tâm chính trị của thống đốc thì đến cuối năm này, hoặc đến 31.6 năm sau, nợ xấu có giảm không? Giảm cỡ bao nhiêu? Thống đốc đã nhận trách nhiệm trước khoản nợ xấu vượt xa ngưỡng an toàn 3%. Nhưng câu trả lời về thời hạn của ông là “trong nhiệm kỳ này”.

Dẫu sao, cũng có một thông tin có hậu để có thể kỳ vọng vào huyết mạch tài chính không bị ngừng trệ vì những cục máu đông - nợ xấu. Đó là việc Thanh tra Chính phủ đã chính thức kiến nghị tạm dừng thành lập mới các tập đoàn kinh tế nhà nước, do nguyên nhân chủ yếu là “đầu tư dàn trải dẫn đến lãng phí, thiếu hiệu quả; một số dự án đầu tư ngoài ngành tỉ suất lợi nhuận thấp, khả năng mất vốn cao…”.

Bởi nợ xấu chỉ có thể về ngưỡng an toàn khi những chiếc “máy xay tiền” được “rút điện”.

http://laodong.com.vn/Chinh-tri/Ly-thuyet-tiem-cam-do/80274.bld

26.5.12

Trung Quốc có bị Hoa Kỳ và đồng minh bao vây?

Thành lập bộ phận châu Á của hệ thống phòng thủ tên lửa toàn cầu là mục tiêu chính của cuộc tập trận hải quân chung của Hoa Kỳ, Nhật Bản và Australia. Phải chăng đây là 1 động thái mới của Mỹ để kiềm chế và chống lại sự ngày càng lớn mạnh của quân đội Trung Quốc ở Châu Á - Thái Bình Dương?
Hoa Kỳ dựng liên minh hải quân chống Trung Quốc 
Các chuyên gia Nga đã đưa ra ý kiến như vậy sau khi có tin về việc ngày 6/ 6/2012 sẽ bắt đầu cuộc trập trận chung quy mô lớn ở vùng biển phía đông đảo Kyushu.Tham gia cuộc tập trận này sẽ có các tàu chiến, tàu ngầm và máy bay tuần tra chống tàu ngầm của ba nước.
Đây là cuộc tập trận thứ năm kể từ năm 2007 của lực lượng hải quân Hoa Kỳ, Nhật Bản và Australia. Tuy nhiên, đây là cuộc tập trận ba bên đầu tiên sau khi Lầu Năm Góc bắt đầu thành lập hệ thống phòng thủ tên lửa châu Á. Về mặt chính thức, hoạt động này đã bắt đầu vào tháng 4 năm nay.
Theo kế hoạch, các bộ phận tiền tiêu của hệ thống NMD sẽ bố trí ở Nhật Bản, Hàn Quốc và Australia. Nói về việc này, chuyên gia Igor Korotchenko, thành viên Hội đồng Cộng đồng thuộc Bộ Quốc phòng Nga, tổng biên tập tạp chí ‘Quốc phòng’, nói: ‘Cuộc tập trận có mục đích chứng minh khả năng mới trong lĩnh vực phòng thủ tên lửa của lực lượng hải quân ba nước.
Hoa Kỳ đang tích cực phát triển bộ phận của hệ thống phòng thủ tên lửa ở Châu Á 
Hoa Kỳ đang tích cực phát triển bộ phận châu Á của hệ thống NMD. Washington không chỉ hy vọng vào sự hỗ trợ quân sự của các đồng minh, mà còn muốn để các nước này, đặc biệt Nhật Bản, trực tiếp tham gia qúa trình phát triển hệ thống chống tên lửa ‘Aegis’.
Các chuyên gia Nga cho rằng, ở mức độ nhất định, cuộc tập trận mang tính chất chống Trung Quốc, nhằm làm giảm khả năng của Trung Quốc trong lĩnh vực kiềm chế hạt nhân chiến lược’.
Cuối năm ngoái, Mỹ đã thông qua chiến lược an ninh quốc gia mới. Chuyên gia Konstantin Sivkov, Phó Chủ tịch thứ nhất của Học viện các vấn đề địa chính trị, nhắc nhở rằng, theo chiến lược an ninh mới của Mỹ, Trung Quốc là đối thủ địa chính trị chính của họ.
Và cuộc tập trận sắp tới là một cơ hội tốt để phô trương sức mạnh của Mỹ và đồng minh. Chuyên gia Sivkov nói tiếp: ‘Hệ thống phòng thủ tên lửa mà Mỹ đang thành lập ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương định hướng chống Trung Quốc. Cuộc tập trận hải quân sắp tới là cần thiết để hoàn thiện cơ chế sử dụng vũ lực và các phương tiện phòng thủ tên lửa’.
Bộ phận châu Á của hệ thống phòng thủ tên lửa toàn cầu có đặc điểm như sau: các hệ thống radar và các thành phần thiết bị đánh chặn tên lửa đạn đạo về chủ yếu bố trí trên tàu chiến. Trung Quốc đang tích cực gia tăng lực lượng hải quân của mình.
Theo Hoa Kỳ, điều đó tạo nguy cơ đe dọa sự hiện diện của họ trong khu vực. Chắc là, cuộc tập trận này được thực hiện để hoàn thiện cơ chế tương tác với các đồng minh trong khu vực trong trường hợp cấp tính đối đầu quân sự với Trung Quốc’.
Hình ảnh cuộc tập trận Trung - Nga cuối tháng 4 năm nay 
Cuối tháng Tư, Hải quân của Trung Quốc và Nga đã tổ chức cuộc tập trận chung lớn nhất trong những năm gần đây ở vùng biển Hoàng Hải. Hai bên đã tập luyện các hoạt động chung trên không, trên biển và dưới nước trong trường hợp phải giáng trả nguy cơ khủng bố.
Cuộc diễn tập đã được tổ chức trong bối cảnh Mỹ đang thành lập hệ thống NMD ở châu Á, vì thế nhiều chuyên gia coi đó là hoạt động tập thể nhằm củng cố an ninh chung.
Nói chung, châu Á giữ vị trí hàng đầu trên thế giới về số lượng và quy mô các cuộc tập trận hải quân chung. Thành phần các nước tham gia có thể thay đổi. Chẳng hạn, ngày 28 /5 sẽ bắt đầu cuộc tập trận chung đầu tiên của Hải quân Australia và Hàn Quốc. Hoạt động này sẽ được tổ chức ở vùng biển phía Nam của bán đảo Triều Tiên, gần đảo Jeju của Hàn Quốc.
Mỹ dựng lên liên minh quân sự của mình ở Châu Á - Thái Bình Dương trước sự lo ngại sức mạnh của quân đội Trung Quốc 
Mục đích chính của cuộc tập trận là tập luyện phát hiện và theo dõi tàu ngầm của đối phương và sử dụng ngư lôi. Tham gia cuộc tập trận sẽ có gần mười tàu chiến và tàu ngầm, kể cả tàu khu trục trang bị hệ thống đa năng ‘Aegis’ - một trong những thành phần chính của hệ thống phòng thủ tên lửa Mỹ ở châu Á.
  • Theo Igor Korotchenko, Konstantin Sivkov, Tiếng nói nước Nga (GDVN)


16.4.12

Hình ảnh lính Mỹ đến Úc khiến Trung Quốc sốt ruột


Hình ảnh lính Mỹ đến Úc khiến Trung Quốc sốt ruột


Trung Quốc từng cáo buộc việc Mỹ triển khai lính thủy đánh bộ tới Australia là một bằng chứng của "tâm lý Chiến tranh Lạnh".

Ngày 4/4, 200 lính thủy đánh bộ thuộc Tiểu đoàn 2, Trung đoàn Thuỷ quân lục chiến 3 của Mỹ đã tới thành phố Darwin, miền Bắc Australia.

(Ảnh: Hai binh sĩ thuộc Không quân Australia hướng dẫn máy bay chở 200 lính Mỹ hạ cánh xuống căn cứ không quân Darwin)
(Ảnh: Hai binh sĩ thuộc Không quân Australia hướng dẫn máy bay chở 200 lính Mỹ hạ cánh xuống căn cứ không quân Darwin)

hững binh sĩ Mỹ này sẽ tham gia huấn luyện trong thời gian 6 tháng cùng các đồng nghiệp Australia.
hững binh sĩ Mỹ này sẽ tham gia huấn luyện trong thời gian 6 tháng cùng các đồng nghiệp Australia.

Đây là số quân đầu tiên trong tổng số 2.500 lính thủy đánh bộ Mỹ dự kiến tham gia huấn luyện tại Australia trong khuôn khổ chương trình tăng cường hợp tác quốc phòng đã thỏa thuận nhân chuyến thăm Australia của Tổng thống Mỹ Barack Obama tháng 11/2011.
Đây là số quân đầu tiên trong tổng số 2.500 lính thủy đánh bộ Mỹ dự kiến tham gia huấn luyện tại Australia trong khuôn khổ chương trình tăng cường hợp tác quốc phòng đã thỏa thuận nhân chuyến thăm Australia của Tổng thống Mỹ Barack Obama tháng 11/2011.

Thiếu tướng Michael Krause của Australia (phải) và Trung tướng Duane D. Thiessen của Mỹ (thứ hai bên phải) đón các binh sĩ Mỹ xuống sân bay.
Thiếu tướng Michael Krause của Australia (phải) và Trung tướng Duane D. Thiessen của Mỹ (thứ hai bên phải) đón các binh sĩ Mỹ xuống sân bay.

Đại uý Christopher Richardella của Mỹ (trái) bắt tay lãnh đạo cơ quan khoa học quốc phòng và nhân sự Australia Warren Snowdon (phải).
Đại uý Christopher Richardella của Mỹ (trái) bắt tay lãnh đạo cơ quan khoa học quốc phòng và nhân sự Australia Warren Snowdon (phải).

Bộ trưởng Quốc phòng Australia Stephen Smith (phải) nói chuyện với Đại uý Christopher Richardella.
Bộ trưởng Quốc phòng Australia Stephen Smith (phải) nói chuyện với Đại uý Christopher Richardella.

Lính Mỹ thực hiện các thủ tục nhập cảnh tại sân bay.
Lính Mỹ thực hiện các thủ tục nhập cảnh tại sân bay.

Nhân sự kiện này Thủ tướng Australia Julia Gillard, Bộ trưởng Quốc phòng Stephen Smith và Thủ hiến Lãnh thổ phía Bắc Paul Henderson cho rằng sự kiện này là chương mới nhất trong liên minh hơn 60 năm qua giữa Australia với Mỹ.
Nhân sự kiện này Thủ tướng Australia Julia Gillard, Bộ trưởng Quốc phòng Stephen Smith và Thủ hiến Lãnh thổ phía Bắc Paul Henderson cho rằng sự kiện này là chương mới nhất trong liên minh hơn 60 năm qua giữa Australia với Mỹ.

Theo kế hoạch, 200 lính thủy đánh bộ Mỹ sẽ huấn luyện chung với Lực lượng Quốc phòng Australia (ADF), cũng như các chương trình huấn luyện riêng. Các hoạt động huấn luyện chủ yếu diễn ra tại các khu vực riêng của ADF tại Lãnh thổ phía Bắc, bao gồm Núi Bundey và các Miền đất thấp Kangaroo.
Theo kế hoạch, 200 lính thủy đánh bộ Mỹ sẽ huấn luyện chung với Lực lượng Quốc phòng Australia (ADF), cũng như các chương trình huấn luyện riêng. Các hoạt động huấn luyện chủ yếu diễn ra tại các khu vực riêng của ADF tại Lãnh thổ phía Bắc, bao gồm Núi Bundey và các Miền đất thấp Kangaroo.

Theo thỏa thuận quân sự giữa hai nước, Mỹ sẽ đưa tổng số 2.500 lính thủy đánh bộ thuộc lực lượng đặc nhiệm lính thủy đánh bộ Không-Bộ (MAGTF) tới Australia và thời gian chuyển quân chủ yếu được tiến hành vào mùa khô.
Theo thỏa thuận quân sự giữa hai nước, Mỹ sẽ đưa tổng số 2.500 lính thủy đánh bộ thuộc lực lượng đặc nhiệm lính thủy đánh bộ Không-Bộ (MAGTF) tới Australia và thời gian chuyển quân chủ yếu được tiến hành vào mùa khô.

Lực lượng này bao gồm các đơn vị chỉ huy, tác chiến trên bộ, trên không và hậu cần.
Lực lượng này bao gồm các đơn vị chỉ huy, tác chiến trên bộ, trên không và hậu cần.

Ngoài ra, trang thiết bị hỗ trợ lực lượng này sẽ bao gồm xe cơ giới, pháo, xe bọc thép hạng nhẹ và máy bay.
Ngoài ra, trang thiết bị hỗ trợ lực lượng này sẽ bao gồm xe cơ giới, pháo, xe bọc thép hạng nhẹ và máy bay.

Các quan chức quốc phòng Australia và Mỹ trong cuộc họp báo sau lễ đón chính thức tại căn cứ Darwin.
Các quan chức quốc phòng Australia và Mỹ trong cuộc họp báo sau lễ đón chính thức tại căn cứ Darwin.

Dự kiến, việc đưa 2.500 lĩnh Mỹ tới Australia sẽ hoàn tất trước năm 2017.
Dự kiến, việc đưa 2.500 lĩnh Mỹ tới Australia sẽ hoàn tất trước năm 2017.

200 lĩnh Mỹ duyệt đội ngũ trong lễ đón tại Robertson Barracks, Darwin.
200 lĩnh Mỹ duyệt đội ngũ trong lễ đón tại Robertson Barracks, Darwin.

Sự hiện diện quân sự của Mỹ tại Australia là một phần quan trọng trong chiến lược quân sự mới, chú trọng sự hiện diện ở châu Á - Thái Bình Dương.
Sự hiện diện quân sự của Mỹ tại Australia là một phần quan trọng trong chiến lược quân sự mới, chú trọng sự hiện diện ở châu Á - Thái Bình Dương.

Trung Quốc từng cáo buộc việc Mỹ triển khai lính thủy đánh bộ tới Australia là một bằng chứng của "tâm lý Chiến tranh Lạnh".
Trung Quốc từng cáo buộc việc Mỹ triển khai lính thủy đánh bộ tới Australia là một bằng chứng của "tâm lý Chiến tranh Lạnh".

Trước đây, Mỹ chỉ có sự hiện diện quân sự hạn chế ở Australia, chủ yếu phục vụ một cơ sở tình báo. Australia mới đây tuyên bố nước này có thể cho phép Mỹ sử dụng một đảo ở Ấn Độ Dương làm nơi xuất kích của các máy bay do thám không người lái tầm xa.
Trước đây, Mỹ chỉ có sự hiện diện quân sự hạn chế ở Australia, chủ yếu phục vụ một cơ sở tình báo. Australia mới đây tuyên bố nước này có thể cho phép Mỹ sử dụng một đảo ở Ấn Độ Dương làm nơi xuất kích của các máy bay do thám không người lái tầm xa.