Trang

Diệp Kính Thiên: Nguyễn Tấn Dũng có thắng không?

Khả năng được đề cử chức Tổng bí thư khóa 12 cho Nguyễn Tấn Dũng có thể chắc chắn. Đây mới chỉ là hiệp một. Sang hiệp hai – bầu cử Ban chấp hành Trung ương khóa 12 – mới là chủ yếu.

Anh Ba Thanh: Nguyễn Phú Trọng sẽ làm Tổng bí thư nửa nhiệm kỳ đầu khóa XII ?

Khai mạc hội nghị, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã hé lộ một chi tiết đáng lưu ý trong báo cáo đó là về đề xuất tiêu chí xem xét trường hợp "đặc biệt"

Hiển thị các bài đăng có nhãn báo Tuổi Trẻ. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn báo Tuổi Trẻ. Hiển thị tất cả bài đăng

3.9.12

Chủ tịch Trung Quốc giải bài toán duy trì quyền lực như thế nào ?


Gần đây người ta nhắc nhiều tới Hồ Xuân Hoa - Bí thư Đảng ủy khu tự trị Nội Mông, người được chủ tịch Hồ Cẩm Đào đặc biệt đề cử vào một suất đứng trong Ban thường vụ Bộ chính trị trong kế hoạch chuẩn bị để hạ cánh an toàn.

Ngoài Hồ Xuân Hoa, còn một nhân vật chính trị trứ danh khác cũng được ông Hồ Cẩm Đào đặc biệt lưu ý, đó là phó thủ tướng Lý Khắc Cường.

Trong những tháng sát nút Đại hội Đảng Trung ương Trung Quốc, ông Hồ Cẩm Đào đang cố gắng tạo cơ hội để đẩy ông Lý Khắc Cường, một trong những đồng minh thân cận nhất, vào vị trí nắm quyền lực tối cao trong quân đội Trung Quốc - một động thái cho phép ông duy trì ảnh hưởng tới bộ máy quyền lực Bắc Kinh trước khi bàn giao toàn bộ công việc cho người kế nhiệm.
Chủ tịch Hồ Cẩm Đào.
Theo 3 nguồn tin có quan hệ mật thiết với vị lãnh đạo hàng đầu Trung Quốc, ông Hồ Cẩm Đào dự định sẽ cắt đứt toàn bộ các mối liên kết trực tiếp với bộ máy điều hành đất nước vào đầu năm 2013 sau khi đưa thành công phó thủ tướng Lý Khắc Cường vào ghế phó chủ tịch Quân Ủy Trung ương trong 5 năm kế tiếp.

Nguyên nhân khiến ông Hồ Cẩm Đào muốn chính thức bàn giao sạch sẽ vai trò của mình trên cả 3 phương diện tổng bí thư, chủ tịch nước và chủ tịch quân ủy trung ương cho người kế nhiệm – dự kiến là ông Tập Cận Bình - trong vòng 7 tháng tới là để tránh lặp lại vết xe đổ trong quá khứ, cũng trong bối cảnh một cuộc chuyển giao quyền lực tối cao.

Đó là trường hợp ông Giang Trạch Dân – người tiền nhiệm của chủ tịch Hồ Cẩm Đào, đã cố gắng bám trụ ngôi vị chủ tịch Quân Ủy Trung ương 2 năm sau khi rời khỏi chức vụ chủ tịch nước, làm dấy lên những dư luận không tốt.

Theo truyền thống chính trị Trung Quốc, ngay cả ông Hồ Cẩm Đào cũng có thể lưu lại vai trò chủ tịch Quân Ủy trung ương – thành trì cuối cùng của quyền lực, giám sát 2,3 triệu lính tinh nhuệ của quân đội giải phóng Trung Quốc (PLA) trong vòng 2 năm sau khi bàn giao hoàn toàn chức vụ chủ tịch nước vào tháng 3/2013. Tuy nhiên, vị lãnh đạo này muốn trở thành người đầu tiên kể từ năm 1949 rút lui sạch sẽ khỏi chính trường sau khi hết nhiệm kỳ.

Là một thành viên cấp cao của Bộ chính trị, phó thủ tướng Lý Khắc Cường – người gần như sẽ lên ngôi thủ tướng Trung Quốc vào tháng 3 năm sau, nếu được chủ tịch Hồ Cẩm Đào đề cử thành công sẽ nắm trong tay nhiều quyền hơn đương kim thủ tướng Ôn Gia Bảo. Theo đánh giá của giới phân tích, ông Lý Khắc Cường có cách tiếp cận ôn hòa hơn ông Hồ Cẩm Đào đối với những tranh chấp lãnh thổ trên biển mà Trung Quốc đang vướng phải với Nhật Bản, Việt Nam, Philippines và Đài Loan.

Theo một số nhà phân tích, bên cạnh mục tiêu duy trì ảnh hưởng gián tiếp trên chính trường Trung Quốc, việc ông Hồ Cẩm Đào muốn đưa Lý Khắc Cường vào PLA còn nhằm cân bằng ảnh hưởng chính trị của chủ tịch tương lai Tập Cận Bình, hạn chế sự thâu tóm quyền lực quá lớn, điều ông Hồ Cẩm Đào đã từng được trải qua trong gần 2 nhiệm kỳ.

Theo: http://news.zing.vn/the-gioi/chu-tich-trung-quoc-co-ke-hoach-gi-de-duy-tri-anh-huong/a271232.html

25.8.12

Thông kê tái sản kếch xù của "Đại gia" Nguyễn Đức Kiên


Khó ai có thể biết, bầu Kiên (tức ông Nguyễn Đức Kiên, 48 tuổi, nguyên Phó chủ tịch HĐQT, Phó chủ tịch Hội đồng sáng lập Ngân hàng TMCP Á Châu, trú tại ngõ 27 đường Xuân Diệu, quận Tây Hồ, Hà Nội) - nhân vật nổi tiếng trong làng bóng đá và cũng nổi tiếng trong ngành tài chính vừa bị cơ quan điều tra Bộ Công an bắt giữ, đã làm ăn, “kinh doanh trái phép” những gì mà khối tài sản nổi cũng như khối tài sản tính bằng cổ phiếu trong các ngân hàng có cổ phần của ông Kiên lại “khủng” đến như vậy. Số cổ phiếu ACB do ông Kiên nắm giữ năm 2011 khoảng 759 tỷ đồng, đứng thứ tư trong top 100 nhà đầu tư giàu nhất trên sàn chứng khoán. Cổ phiếu có thể lên xuống thất thường, nhưng nhiều căn biệt thự, trong đó có căn biệt thự ở ngõ 27 Xuân Diệu rộng 500m2 và những siêu xe ông Kiên đang sở hữu có giá trị hàng trăm tỷ đồng thì quả là gây choáng váng với nhiều người. 

Như số báo trước chúng tôi đã đưa tin, cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an đã khởi tố bị can, bắt giam ông Nguyễn Đức Kiên về tội “kinh doanh trái phép”. Cơ sở để điều tra ông Kiên xuất phát từ đơn tố cáo vi phạm pháp luật xảy ra tại ba công ty do ông Kiên làm Chủ tịch HĐQT gồm: Công ty CP Đầu tư thương mại B&B; Công ty CP Đầu tư ACB Hà Nội và Công ty TNHH Đầu tư tài chính Á Châu Hà Nội. Liên quan đến vụ án này, theo thông tin chúng tôi mới nhận được, ông Lý Xuân Hải - Tổng giám đốc Ngân hàng ACB đã bị cơ quan điều tra Bộ Công an khởi tố bị can và Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao đã phê chuẩn quyết định khởi tố bị can để điều tra về các hành vi “cố ý làm trái các quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”. Theo thông tin mà Báo CATP Hồ Chí Minh thu thập được, ông Kiên đã thành lập một số công ty để kinh doanh tiền tệ trái phép. Hành vi này nếu không được ngăn chặn kịp thời, sẽ gây “lũng đoạn” một số ngân hàng. 

Ngay sau khi ông Kiên bị bắt giữ, cánh phóng viên đã có mặt xung quanh khu vực nhà ông, khu đất được mệnh danh là đất kim cương của Hà Nội, thời kỳ sốt đất có giá tới 500-600 triệu đồng/m2. Thực ra, giới bất động sản thường nói với nhau rằng, đất ở khu vực này là vô giá, bởi những đại gia sở hữu đất ở đó là chỉ mua thêm chứ ít ai có ý định bán đi. Ngôi biệt thự của ông Kiên có ba mặt tiền ven hồ Tây, tường rào cao tới 3m, lúc nào cũng có ba vệ sĩ canh chừng, quả là niềm mơ ước của tất cả mọi người. Biết là không thể vào được bên trong, một số phóng viên đã tìm cách trèo lên cao để chĩa máy ảnh vào chụp bể bơi bên trong căn biệt thự có diện tích đến 100m2. Vì hàng xóm của ông Kiên cũng toàn “đại gia”, luôn kín cổng cao tường nên dường như họ không hề hay biết về ông hàng xóm đầu bạc của mình. Một bà hàng xóm gần đó cho biết, thỉnh thoảng có thấy một ông bụng phệ, tóc bạc trắng đi bách bộ từ ngôi nhà đó ra ngoài. Bà ta không biết đó là bầu Kiên cho đến hôm được đứa con trai nói cho biết đó chính là người đàn ông đã đăng đàn chỉ trích Liên đoàn bóng đá Việt Nam có tên là Nguyễn Đức Kiên, hay được gọi là “bầu Kiên”. 

Nhưng sự xuất hiện của ông Kiên đối với những người hàng xóm là rất mờ nhạt vì thỉnh thoảng họ mới nhìn thấy ông này, dù ông Kiên đã sống ở căn biệt thự này khoảng năm năm nay. Hôm cơ quan điều tra khám xét nhà ông Kiên, chỉ có một số ít người dân tò mò đứng ngoài bàn tán, vì mọi việc đều được diễn ra trong khuôn viên ngôi biệt thự kín cổng cao tường. Ba anh vệ sĩ tỏ vẻ khó chịu khi bị cánh phóng viên nhòm ngó. Một trong ba người này đã có động thái khiếm nhã và định “xử lý” một anh phóng viên nhiệt tình nhất đang ôm máy chụp hình. Khi thấy hàng chục phóng viên nam ngồi trong quán nước gần đó đồng loạt đứng lên, anh bảo vệ lại vội vàng chui tọt vào bên trong ngôi biệt thự. 

Thực ra, tên tuổi bầu Kiên chỉ thực sự nổi và được người dân biết từ khi ông này lên tiếng chỉ trích Liên đoàn bóng đá Việt Nam bằng những ngôn từ rất sốc trong hội nghị tổng kết mùa giải 2011 của VFF. Các vị trong Liên đoàn bóng đá hôm đó ngồi lặng thinh, tái mặt khi bị bầu Kiên nói toạc những khuất tất của bộ máy VFF, của ban tổ chức giải V-League, và mắng xa xả đội ngũ trọng tài. Với vai trò là Chủ tịch CLB bóng đá Hà Nội ACB nhưng ông Kiên không nổi như những ông bầu khác, thậm chí bạn bè ông Kiên nói rằng ông này khá kín tiếng và cũng ít nói. Vì thế, việc ông Kiên cướp diễn đàn và phát biểu dữ dội trong hội nghị tổng kết khiến họ thực sự sốc. Cũng từ sau cú “chém phần phật” ở lễ tổng kết này mà tên tuổi bầu Kiên được nhiều phóng viên biết tới hơn, thậm chí, nếu cần một tiếng nói nào đi ngược lại với những quan điểm bảo thủ của VFF, là phóng viên nghĩ tới bầu Kiên và bốc máy gọi cho ông ngay lập tức. Sau vụ “chém gió” là vụ tranh chấp bản quyền truyền hình với AVG, nói theo kiểu showbiz thì bầu Kiên “bỗng dưng nổi tiếng” nhờ những scandal rất đáng chú ý không hiểu do vô tình hay cố ý. Sự tiếp tay của báo giới cũng như sự quyết liệt của ông Kiên khiến  VFF phải đồng ý cho ra đời Công ty cổ phần bóng đá Việt Nam (VPF), điều này đã mở ra một bước ngoặt mới cho bóng đá Việt Nam.

Từ năm 1994 đến 2006, bầu Kiên đảm nhận nhiều vị trí như Phó chủ tịch HĐQT Ngân hàng Á Châu, Chủ tịch HĐQT Công ty May thời trang MTT, Chủ tịch HĐQT Công ty Thiên Nam, Chủ tịch HĐQT Công ty Liên doanh nhựa đường Caltex, Chủ tịch HĐQT Công ty Thể thao ACB, Phó chủ tịch kiêm Chủ tịch Công ty liên doanh KFC Việt Nam, Phó chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần du lịch Chợ Lớn, thành viên HĐQT Công ty Cổ phần du lịch Thiên Minh... Trong số cổ phiếu nắm giữ của ACB, bầu Kiên đã san sẻ một ít cho người thân đứng tên, vì nhiều lý do tế nhị. Thế cho nên năm 2008, tài sản tính bằng cổ phiếu của bầu Kiên trong ngân hàng này là gần 1.000 tỷ đồng, nhưng đến năm 2010 chỉ còn khoảng 800 tỷ đồng. Tổng số tài khoản của gia đình ông Kiên tính theo thị trường chứng khoán năm 2010 là khoảng 2.000 tỷ đồng. Ông Kiên thường đến Sân vận động Hàng Đẫy bằng một chiếc xe Bentley Continental Flying Spur, đeo biển 56P-5888 và được cho là mới mua thêm một Rolls-Royce Phantom rồng, biển số 51A-33688. Tính sơ sơ hai chiếc xe này cũng có giá trị hơn 40 tỷ đồng. 

Sau khi ông Kiên bị bắt, nhiều lãnh đạo ngân hàng có cổ phần của ông Kiên đã lên tiếng đẩy “ông bầu tai tiếng” này theo kiểu “không liên quan” với ngân hàng mình. Ông Nguyễn Thanh Toại, Phó tổng giám đốc ACB, người phát ngôn của ACB nói đây là việc cá nhân của ông Kiên, từ lâu ông Kiên không còn là cổ đông lớn, cũng không phải là thành viên HĐQT của ngân hàng. Đại diện Vietbank cũng nói, ông Kiên chỉ là một cổ đông bình thường như những cổ đông khác. Đại diện Eximbank thì cho biết, ông Kiên chỉ nắm giữ 0,21% cổ phần trong Eximbank. Tuy nhiên, điều mà nhiều người không thể phủ nhận là tầm ảnh hưởng của ông Kiên trong giới ngân hàng khiến sau khi thông tin ông Kiên bị bắt được các kênh truyền thông đăng tải, nhiều người dân đã tới Ngân hàng ACB rút tiền. Có những nơi, người dân kéo tới rất đông để rút vì sợ ACB sẽ “sập” khi ông Kiên bị bắt và ông Lý Xuân Hải bị khởi tố.

Theo: http://www.congan.com.vn/?mod=detnews&catid=708&id=477778

24.8.12

"Nghi án" báo Tuổi Trẻ tiếp tay Quan làm báo?!?

Anh Lái Đò đăng bài này có thể giúp bạn đọc hiểu thêm phần nào những chuyện "lùm xùm" vừa qua. Xin trích ra đây:

Có lẽ thông tin hôm trước Lái Đò đưa ra phần nào chưa làm thỏa mãn đọc giả lắm (mời xem lại bài Giải mã "nội các" Quan làm báo!).

Ở kỳ trước, chắc hẳn là đọc giả cũng chưa tin được lắm với cái thông tin email của CP đã bị "xài ké"? Này Lái Đò xin đưa thêm 1 thông tin được cung cấp để làm thêm rộng đường tranh luận nhé.
Việc này rất là nguy hiểm, đang nói lên tình trạng bảo vệ thông tin của Việt Nam ngày càng xuống cấp. Nếu các vị lãnh đạo này lỡ xem qua bài này thì phải nói là "vô cùng thương tiếc báo tin".

Thông tin bên trong mail của hộp thư CP. Ảnh được cung cấp từ nguồn thông tin nhờ vả đáng tin cậy.

Như đã hứa với quý vị, hôm nay Lái Đò xin đưa ra thêm 1 thông tin thú vị không kém phần hấp dẫn của kỳ trước. Qua bài viết kỳ trước chắc cũng đã có chút ít thông tin rồi, kỳ này quý đọc giả sẽ biết thêm tại sao Quan làm báo này lại có thông tin vụ bắt bầu Kiên sớm đến như vậy!

Không nên dài dòng nữa, Lái Đò xin vô thẳng vấn đề. Chắc hẳn quý vị chưa quên được thông tin vụ bắt bầu Kiên là ai đã đưa thông tin trước tiên? Vâng, xin trả lời chính báo Tuổi Trẻ (điều này Anh Ba Sàm còn công nhận mà). (xem hình khoanh đỏ đó sẽ thấy).
Ảnh chụp từ blog Anh Ba.
Đọc đến đây chắc hẳn quý vị thắc mắc liên hồi, ai mà chẳng biết là vậy (làm hồi hộp quá)! Tiếp đây, Lái Đò xin mô tả một chút xíu về tòa soạn Tuổi Trẻ: tọa lạc tại 60A, Hoàng Văn Thụ, P.9, Q. Phú Nhuận. Haha, nãy giờ dắt quý vị đi lòng vòng quá, giờ ta lên thẳng canteen (căn tin) của tòa soạn Tuổi Trẻ nhé! chắc chắn lại thắc mắc là lên đây làm chi?

Căn tin này rất rộng nó nằm trên sân thượng và hơi bị rộng, lớp bên trong là tòa nhà cửa kính (có cả máy lạnh nhé, nhìn đi nhìn lại thì VN mình ít có nơi nào căn tin có máy lạnh cho nhân viên cả), phía bên ngoài phòng lạnh là giống như một quán cafe sân vườn (có ghế ngồi thoải mái, dù che), tạo cho tất cả nhân viên trong tòa soạn một cảm giác thư giản căng thẳng, nhưng quan trọng là nó có cả "Wifi free" để nhân viên có thể lướt web, check mail bất cứ lúc nào. Trên đây toàn những anh chị sử dụng smart phone và những máy tính xách tay đủ loại.

Trở lại vấn đề: lợi dụng việc sử dụng Internet chung với những người trong tòa soạn báo Tuổi trẻ này, "kẻ mà ai cũng biết là ai đấy" đã chộp được một số thông tin về email của phóng viên trong tòa soạn, không những thế mà Lái Đò nghe nói hacker đó còn có thể control được gần như toàn hệ thống bên trong. Không những thế mà cả thời gian biểu trực ban đêm để ổn định việc chuyển thông tin từ tòa soạn đến nhà in mà ai đó cũng nắm khá là chi tiết.

Đây, xin giới thiệu với bạn đọc: hệ thống mail Tuổi Trẻ sử dụng: http://mail.tuoitre.com.vn:3000/

Hệ thống đăng nhập email của báo Tuổi Trẻ.
Có thể nói đây là tòa soạn này chính là một công cụ tiếp tay cho giặc?

Nguồn Anh Lái Đò