Trang

Diệp Kính Thiên: Nguyễn Tấn Dũng có thắng không?

Khả năng được đề cử chức Tổng bí thư khóa 12 cho Nguyễn Tấn Dũng có thể chắc chắn. Đây mới chỉ là hiệp một. Sang hiệp hai – bầu cử Ban chấp hành Trung ương khóa 12 – mới là chủ yếu.

Anh Ba Thanh: Nguyễn Phú Trọng sẽ làm Tổng bí thư nửa nhiệm kỳ đầu khóa XII ?

Khai mạc hội nghị, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã hé lộ một chi tiết đáng lưu ý trong báo cáo đó là về đề xuất tiêu chí xem xét trường hợp "đặc biệt"

Hiển thị các bài đăng có nhãn Anh Ba Tào Lao. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Anh Ba Tào Lao. Hiển thị tất cả bài đăng

6.9.12

Nếu đúng thế thì nước ta có Trần Ích Tắc thật rồi

Mặc dù là một bài báo nhỏ được đặt ở góc khuất của báo Thanh Niên (ra ngày 4/9/2012) nhưng đã gây cho tôi một sự xúc động lớn. Tôi tin bất kì ngưòi Vịệt Nam bình thường nào cũng có cảm xúc như tôi. Đó là bất bình đến phẫn nộ trước sự hèn kém, nhu nhược thảm hại của những ngưòi soạn SGK. Tệ hại hơn sự hèn kèm, nhu nhựơc và có dấu hiệu phản quốc này của lũ ngưòi mạt hạng lại khốn nạn hơn khi rắp tâm truyền sự đốn mạt, vong quốc nô này cho thế hệ tương lai của chúng ta. Những cháu bé đang chập chững vào đời . 
Hình Minh Họa
Tác giả bài báo đó là ông Trần Cao Duyên. Dưới đầu đề “bài học nửa vời” ông TC Duyên cho biết Ở trang 4, 5 của SGK tiếng Việt 3 tập 2 dậy cho các cháu học sinh lớp ba trong bài tập đọc Hai Bà Trưng kể về chiến công vĩ đại của hai vị nữ anh hùng dân tộc nhưng các tác giả của loại sách khuôn vàng thước ngọc này lại không dám nhắc đến kẻ thù , giặc ngoại xâm đã xâm chíếm nứơc ta, gây ra bao thảm hoạ đối với dân Việt Nam dạo đó.  Thậm chí ngay đến chữ phương Bắc để ám chỉ kẻ thù tàn ác dã man đó cũng không được nêu lên. Bài tập đọc chỉ loanh quanh nói mù mờ” kẻ xâm lựơc, quân thù, giặc ngoại xâm” chung chung. Ở thế hệ tôi những ngưòi đã ngoài 60 thì bất kể ai cũng thuộc nằm lòng tên kẻ thù đã đại bại trứơc hai vị nữ anh Hùng. Đó là quân Đông Hán. 

Rồi tranh Đông Hồ mỗi dịp tết về luôn luôn có hình ảnh Hai Bà trên mình voi chiến “lộng lẫy chiến bào”, còn bọn Đông Hán mặt mũi xanh lét bị dày xéo dưới chân voi. Vậy mà các vị làm SGK ..Chao ôi. Tôi thiết nghĩ , các nhà soạn SGK là những nhà sư phạm không đến nỗi nào lại soạn ra một thứ giáo trình thiếu khoa học, thiếu tư duy biện chứng và đi ngựơc lại sự thật lịch sử hiển nhiên đến vậy. Họ chắc cũng ít nhiều có lòng yêu nước, và cũng thuộc lịch sử Việt nam nhưng chắc vì một mệnh lệnh, một chỉ thị nào có quyền hành lắm nên họ đành phải ngiến răng mà chấp hành để làm mù mờ một trang sử vẻ vang của dân tộc, để tạo ra những trang giáo khoa dậy trẻ một cách thiếu khoa học và đạo lý đến vậy.

Thứ cấp bậc đủ sức chỉ đạo để những ngưòi làm SGK phải bẻ cong ngòi bút, để che khuất lòng yêu nước làm công việc nửa vời đầy hèn nhát như vậy chắc phải cỡ to lắm, có quyền lực lắm. Tôi chợt dùng mình, nếu đúng như  bài báo viết và suy nghĩ của tôi thì những điều bán tín bán nghi về một bọn Trần Ich Tắc hiện đại đang leo cao làm băng hoại, ngăn cản lòng yêu nứoc ở Việt nam ta là có thật, và đang tác yêu tác quái trong mọi lĩnh vực.

Lại nữa. Trước sự bất bình dữ dội của lòng yêu nước mà bài báo vô tình khơi dậy , thì GS Nguyễn Minh Thuyết – Không biết có phải là ngài GS đã từng nổi tiếng là vị đại biểu quốc hội chuyên phê phán lợi ích cục bộ, lợi ích nhóm đang phá hoại nền kinh tế nứơc ta lại lên tiếng. Thật đáng tiếc nếu đúng là vị GS đáng kính đó thì từ vị trí của một trong những vị soạn SGK lại tung ra những lý lẽ lúng túng thiếu khoa học, thiếu cơ sở để loanh quanh bào chữ cho việc không đưa đích danh, không chỉ mặt kẻ thù trong bài viết về Hai Bà Trưng là đúng. 

Tôi chợt nghĩ đến những bài phát biểu hùng hồn phê phán về lợi ích ngành, lợi ích nhóm ,lợi ích cục bộ ..Chả nhẽ vì lợi ích của nhóm người soạn SGK đang tuân thủ sự chỉ đạo nào đó mà GS Thuyết đã làm một việc bào chữa vô lối cho một sự hèn hạ khi không dám nói tên kẻ thù trong một chiến công hiển hách của cha ông chúng ta sao. Đúng là nanh vuốt Trần Ích Tắc hiện đại đã bộc lộ sức mạnh đen tối đang khuynh đảo đến giới trí thức của ta rồi. Buồn thay, đáng sợ thay.

http://www.trannhuong.com/news_detail/15444/N%E1%BA%BFu-%C4%91%C3%BAng-th%E1%BA%BF-th%C3%AC-n%C6%B0%E1%BB%9Bc-ta-c%C3%B3-Tr%E1%BA%A7n-%C3%8Dch-T%E1%BA%AFc-th%E1%BA%ADt-r%E1%BB%93i

5.9.12

Dương Chí Dũng bị bắt bao giờ và ở đâu?


Cơ quan CSĐT Bộ Công an đã bắt giữ được Dương Chí Dũng, nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị Vinalines, nguyên Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam. Nguồn tin riêng của Petrotimes cho biết chính xác thời gian và địa điểm bắt giữ.
Bị can Dương Chí Dũng.
Bị can Dương Chí Dũng.
Theo thông tin riêng của Petrotimes, Dương Chí Dũng bị bắt tại Campuchia. Thời điểm bị bắt là ngày 3/9/2012 (không phải là 4/9 như một số phương tiện truyền thông đăng tải sáng nay). Hiện cơ quan điều tra đang làm rõ việc: Có hay không việc các cơ quan, tổ chức, cá nhân nào tiếp tay cho Dương Chí Dũng bỏ trốn.
Bị can Dương Chí Dũng đã bị khởi tố về tội cố ý làm trái quy định quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng theo điều 165, Bộ luật Hình sự, xảy ra tại Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines).
Lệnh truy nã đặc biệt Dương Chí Dũng.
Lệnh truy nã đặc biệt Dương Chí Dũng.
Ngày 17/5/2012, Dương Chí Dũng đã bỏ trốn. Ngày 18/5/2012, Cơ quan điều tra Bộ Công an đã phát lệnh truy nã đặc biệt trong toàn quốc đồng thời phối hợp với Tổ chức Cảnh sát Hình sự quốc tế (Interpol) phát lệnh truy nã quốc tế đối với Dương Chí Dũng.
Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Công an và cơ quan liên ngành, sau một thời gian khẩn trương tiến hành các biện pháp truy bắt, ngày 4/9/2012, Cơ quan điều tra Bộ Công an đã bắt được Dương Chí Dũng. Ngay sau khi bắt được Dương Chí Dũng, Thượng tướng Trần Đại Quang, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Công an đã biểu dương, khen thưởng kịp thời cho các tập thể, cá nhân có thành tích tham gia bắt giữ Dương Chí Dũng.
Nhóm phóng viên Petrotimes

29.8.12

Tại sao Lào ?


Nhắc tới mối quan hệ khăng khít Việt – Lào chúng ta thường hay liên tưởng đến những câu nói:: “Mối quan hệ đặc biệt Việt – Lào: Tài sản vô giá cần được giữ gìn”, “Chung dãy Trường Sơn-Thắm tình đồng chí”, “Hợp tác quân sự, quốc phòng: Một trong những trụ cột quan hệ đặc biệt Việt Nam – Lào”,….
Nhưng để hiểu vì sao chúng ta lại phải tập trung phát triển quan hệ Việt-Lào thì báo chí thường ít nói đến.
Hiện nay, báo chí truyền thông đặc biệt chú trọng đến vấn đề chủ quyền biển đảo, Hoàng Sa, Trường Sa. Đúng, vì Việt Nam là quốc gia biển, vậy nên biển đảo luôn là đề tài nóng bỏng trên khắp các trang báo, trong các cuộc họp, trong bữa cơm của nhiều gia đình và là đề tài nhạy cảm chính trị.
Việt Nam nhìn sang Lào
Việt Nam nhìn sang Lào
Nhưng hãy bình tâm và nhìn lại mảnh đất hình chữ S của tổ quốc chúng ta. Ngược chiều với biển là gì? đó chính là rừng núi, là dãy Trường Sơn, là cột sống của đất nước ta, và xa hơn nữa là nước bạn Lào.
Tại sao chúng ta cần nhìn sang Lào ?
Muốn bảo vệ được biển thì trước hết phải bảo vệ được đất liền, bảo vệ cái xương sống của mình. Chúng ta có thể đầu tư nhiều tiền của, công sức để bảo vệ biển, nhưng kẻ thù, các thế lực thù địch “thọc vào xương sống” của chúng ta thì không những không giữ được biển mà còn mất cả “mái nhà”.
Bản Đồ Đông Dương
Bản Đồ Đông Dương
Việt Nam nằm ở phía đông Trường Sơn nhìn ra biển nên có điểm yếu “hở sườn” ở phía đông. Bờ biển Việt Nam tương đối dài, nên việc bố trí chiến lược gặp không ít khó khăn. Còn Lào nằm ở sườn tây dãy Trường Sơn. Dãy Trường Sơn được ví như cột sống của hai nước. Địa hình hiểm trở của Trường Sơn – một “lá chắn chiến tranh” hùng vĩ, che chắn cho cả Việt Nam và Lào, nên phát huy được sự cần thiết dựa lưng vào nhau tạo ra vô vàn cách đánh của chiến tranh du kích, chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc.
Càng ngày số lượng  khách du lịch Việt Nam sang thăm quan du lịch ở nước bạn Lào  càng tăng.
Càng ngày số lượng khách du lịch Việt Nam sang thăm quan du lịch ở nước bạn Lào càng tăng.
Các Nhà lãnh đạo đang làm gì ?
Thời gian qua, không ồn ào, nhưng lãnh đạo Đảng và Nhà nước của hai nước luôn có những hoạt động để củng cố cho mối quan hệ này được phát triển.
Vào tháng 2, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã thực hiện chuyến thăm 3 ngày tới CHDCND Lào theo lời mời của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước CHDCND Lào Choummaly Sayasone. Chuyến thăm của Chủ tịch nước nhằm góp phần tăng cường hơn nữa mối quan hệ hữu nghị truyền thống, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện Việt Nam – Lào.
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Tổng Bí thư, Chủ tịch nước CHDCND Lào Choummaly Sayasone
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Tổng Bí thư, Chủ tịch nước CHDCND Lào Choummaly Sayasone
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng:
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp Chủ tịch nước CHDCND Lào tại Hà Nội
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp Chủ tịch nước CHDCND Lào tại Hà Nội
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng:
Thủ tướng Thoongxỉnh Thămmavông đón Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng
Thủ tướng Thoongxỉnh Thămmavông đón Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ngày 09/09/2011 tại thủ đô Viêng Chăn
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng:
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đón Chủ tịch Quốc hội Lào Pany Yathotu.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đón Chủ tịch Quốc hội Lào Pany Yathotu.
Bộ trưởng Bộ Công An Trần Đại Quang:
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Chumaly Sayasone cùng Bộ trưởng Trần Đại Quang và các thành viên Đoàn đại biểu cấp cao Bộ Công an Việt Nam
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Chumaly Sayasone cùng Bộ trưởng Trần Đại Quang và các thành viên Đoàn đại biểu cấp cao Bộ Công an Việt Nam
Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Phùng Quang Thanh:
Đại tướng Phùng Quang Thanh, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam tiếp Thượng tướng Đuông Chay Phichít, Phó Thủ tướng, kiêm Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Lào
Đại tướng Phùng Quang Thanh, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam tiếp Thượng tướng Đuông Chay Phichít, Phó Thủ tướng, kiêm Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Lào
Đoàn đại biểu TP Hồ Chí Minh do đồng chí Lê Thanh Hải, Uỷ viên Bộ Chính trị TƯ Đảng CS Việt Nam, Bí thư Thành uỷ, dẫn đầu, thăm và làm việc tại Lào từ 26-6 đến 30-6
Đoàn đại biểu TP Hồ Chí Minh do đồng chí Lê Thanh Hải, Uỷ viên Bộ Chính trị TƯ Đảng CS Việt Nam, Bí thư Thành uỷ, dẫn đầu, thăm và làm việc tại Lào từ 26-6 đến 30-6
Và gần đây nhất là các lãnh đạo cấp cao Việt Nam tiếp đón Phó Thủ tướng Lào Somsavat Lengsavad.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp Phó Thủ tướng Lào. (Ảnh: Trí Dũng/TTXVN)
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp Phó Thủ tướng Lào. (Ảnh: Trí Dũng/TTXVN)
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tiếp Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ nước CHDCND Lào, ông Somsavat Lengsavad. Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tiếp Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ nước CHDCND Lào, ông Somsavat Lengsavad. Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Trong cách mạng giải phóng dân tộc: 
Trải qua nhiều giai đoạn và biến cố của lịch sử, hai nước Việt Nam – Lào cùng tựa lưng vào dải Trường Sơn hùng vĩ, sát cánh bên nhau, xây đắp quan hệ đoàn kết đặc biệt Việt Nam – Lào cao đẹp, mẫu mực, thủy chung, hiếm có trong lịch sử quan hệ quốc tế. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết: “Việt – Lào hai nước chúng ta – Tình sâu hơn nước Hồng Hà, Cửu Long”. Chủ tịch Cayxỏn Phômvihản cũng từng nói: “Trong lịch sử cách mạng thế giới đã có nhiều tấm gương sáng chói về tinh thần quốc tế vô sản, nhưng chưa ở đâu và chưa bao giờ có sự đoàn kết liên minh chiến đấu đặc biệt lâu dài và toàn diện như vậy”.
Sau Cách mạng Tháng Tám thành công, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã mời Hoàng thân Souphanouvong đến Hà Nội để gặp gỡ, trao đổi những vấn đề liên quan đến hai nước và khu vực. Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng nhận ra rằng trong sự nghiệp giải phóng dân tộc mình cần phải có những người bạn đồng minh. Trước hết đó là hai dân tộc láng giềng Lào và Campuchia.
Chủ tịch Hồ Chí Minh và Hoàng thân Souphanouvong, tại Việt Bắc, năm 1954.
Chủ tịch Hồ Chí Minh và Hoàng thân Souphanouvong, tại Việt Bắc, năm 1954.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dày công vun đắp, xây dựng cho mối quan hệ này trở nên ngày càng trong sáng, thủy chung, mẫu mực cho đến khi người ra đi.
Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp Hoàng thân Suvanna Phuma, Thủ tướng Chính phủ Vương quốc Lào và Hoàng thân Souphanouvong, Chủ tịch Mặt trận Lào yêu nước.
Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp Hoàng thân Suvanna Phuma, Thủ tướng Chính phủ Vương quốc Lào và Hoàng thân Souphanouvong, Chủ tịch Mặt trận Lào yêu nước.
Muốn nhìn sang Lào, trước hết chúng ta hiểu gì về đất nước Lào anh em ?
Lào với tên chính thức Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào, là một quốc gia không giáp biển duy nhất tại vùng Đông Nam Á. Lào còn được gọi là “đất nước Triệu Voi” hay Vạn Tượng. Trước đây Lào còn có tên là Ai Lao, Lão Qua. Lào giáp Trung Quốc ở phía Bắc với đường biên giới dài 505 km; giáp Campuchia ở phía Nam với đường biên giới dài 535 km; giáp với Việt Nam ở phía Đông với đường biên giới dài 2069 km, giáp với Myanma ở phía Tây Bắc với đường biên giới dài 236 km; giáp với Thái Lan ở phía Tây với đường biên giới dài 1835 km. So với các nước láng giềng khác của Lào, Việt Nam và Lào có đường biên giới trên đất liền dài nhất, với trên 2000 km.
Lịch sử
Lào trước thế kỷ 14 gắn liền với sự thống trị của vương quốc Nam Chiếu. Mãi cho đến thế kỷ 13, lãnh thổ nước Lào vẫn thuộc về đế chế Khmer, rồi đến vương quốc Sukhothai. Vào thế kỷ 14, vua Phà Ngừm lên ngôi đổi tên nước thành Lan Xang. Trong nhiều thế kỉ tiếp theo, Lào nhiều lần phải chống các cuộc xâm lược của Miến Điện và Xiêm. Đến thế kỷ 18, Thái Lan giành quyền kiểm soát trên một số tiểu vương quốc còn lại. Các lãnh thổ này nằm trong phạm vi ảnh hưởng của Pháp trong thế kỷ 19 và bị sáp nhập vào Liên bang Đông Dương vào năm 1893. Trong Thế chiến thứ hai, Pháp bị Nhật thay chân ở Đông Dương. Sau khi Nhật đầu hàng quân Đồng Minh, ngày 12 tháng 10 năm 1945, Lào tuyên bố độc lập. Đầu năm 1946, Pháp quay trở lại xâm lược Lào. Năm 1949 quốc gia này nằm dưới sự lãnh đạo của vua Sisavang Vong và mang tên Vương quốc Lào. Tháng 7 năm 1954, Pháp ký Hiệp ước Genève, công nhận nền độc lập và toàn vẹn lãnh thổ của Lào.
Việt Nam đã đưa Quân tình nguyện sang thực hiện nhiệm vụ quốc tế tại Lào
Việt Nam đã đưa Quân tình nguyện sang thực hiện nhiệm vụ quốc tế tại Lào
Khi chiến tranh ra toàn cõi Đông Dương, năm 1968 quân tình nguyện Việt Nam sang tham chiến cùng quân Pathet Lào, chống lại quân đội Hoa Kỳ. Năm 1975 phong trào cộng sản Pathet Lào do Hoàng thân Souphanouvong lãnh đạo đã nắm quyền lãnh đạo đất nước này. Ngày 2 tháng 12 năm 1975, Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc Lào quyết định xóa bỏ chế độ quân chủ, thành lập nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào. Ngày này cũng được lấy làm ngày quốc khánh của Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào.
Lào là thành viên Liên Hiệp Quốc từ ngày 14 tháng 12 năm 1955. Những năm cuối thập niên 1980, Lào thực hiện chính sách nới lỏng kiểm soát kinh tế. Năm 1997 quốc gia này gia nhập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á. Hiện nay quan hệ với Việt Nam vẫn là cơ bản trong chính sách đối ngoại của Lào.
Nhiều hoạt động giao lưu VH-TT-DL các tỉnh biên giới Việt - Lào
Nhiều hoạt động giao lưu VH-TT-DL các tỉnh biên giới Việt - Lào
Địa lý
Lào là một quốc gia không giáp với biển. Lào giáp Trung Quốc ở phía Bắc; giáp Campuchia ở phía Nam; giáp với Việt Nam ở phía Đông, giáp với Myanma ở phía Tây Bắc; giáp với Thái Lan ở phía Tây.
Địa thế Lào có nhiều núi non bao phủ bởi rừng xanh; đỉnh cao nhất là Phou Bia cao 2.817 m. Diện tích còn lại là bình nguyên và cao nguyên. Sông Mê Kông chảy dọc gần hết biên giới phía tây, giáp giới với Thái Lan, trong khi đó dãy Trường Sơn chạy dọc theo biên giới phía đông giáp với Việt Nam.
Thủ đô và thành phố lớn nhất của Lào là Viêng Chăn, các thành phố lớn khác là: Louang Phrabang, Savannakhet và Pakse.
Một đám cưới Việt ở Lào
Một đám cưới Việt ở Lào
Chính trị
Chính đảng duy nhất là Đảng Nhân dân Cách mạng Lào. Người đứng đầu nhà nước là Chủ tịch nước được Quốc hội cử ra có nhiệm kỳ 5 năm. Người đứng đầu chính phủ là Thủ tướng. Chính phủ được Chủ tịch nước đề cử và Quốc hội thông qua. Đường lối chính sách của chính phủ do Đảng lãnh đạo thông qua 9 ủy viên Bộ Chính trị và 49 ủy viên Trung ương đảng. Các quyết sách quan trọng của chính phủ do Hội đồng bộ trưởng biểu quyết thông qua.
Kinh tế
Lào không có đường thông ra biển và chủ yếu là đồi núi trong đó 47% diện tích là rừng. Có một số đồng bằng nhỏ ở vùng thung lũng sông Mê Kông hoặc các phụ lưu như đồng bằng Viêng Chăn, Champasack…45 % dân số sống ở vùng núi. Lào có 800.000 ha đất canh tác nông nghiệp với 85% dân số sống bằng nghề nông.
Chị Ma Thị Kim Cương, một người VN hiện làm việc  tại Đài Truyền hình Quốc gia Lào cùng chồng và con trai
Chị Ma Thị Kim Cương, một người VN hiện làm việc tại Đài Truyền hình Quốc gia Lào cùng chồng và con trai
Lào có nguồn tài nguyên phong phú về lâm nghiệp, nông nghiệp, khoáng sản và thuỷ điện.
Nền kinh tế trong những năm gần đây có nhiều tiến bộ. Lào đang nắm bắt thời cơ, đang tạo nên những bước đột phá và đang có những tiền đề cho một thời kỳ tăng tốc. Tăng trưởng GDP năm 2007 đạt 8%, năm 2008 đạt 7,9%. Thu nhập bình quân đầu người tăng dần, năm 2000 đạt 298USD/người/năm; năm 2006 đạt 546USD/người/năm, năm 2007 đạt 678USD/người/năm, năm 2008 đạt 841USD/người/năm. Đến năm 2020, Lào phấn đấu đạt GDP bình quân đầu người tăng gấp 2-3 lần hiện nay, khoảng 1.200-1.500 USD/năm.
Nông trường cao su do doanh nghiệp Việt Nam đầu tư tại tỉnh Attapư, Lào.
Nông trường cao su do doanh nghiệp Việt Nam đầu tư tại tỉnh Attapư, Lào.
Kinh tế đối ngoại: đến năm 2007, Lào có quan hệ thương mại với 60 nước, ký Hiệp định thương mại với 19 nước, 39 nước cho Lào hưởng quy chế GSP. Hàng hoá xuất khẩu chủ yếu là khoáng sản và gỗ.
Kinh tế phát triển dựa trên sự phát triển nông nghiệp vững chắc và lấy phát triển công nghiệp làm cơ sở, tạo tiền đề cho công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, thành phần kinh tế Nhà nước và kinh tế tập thể được củng cố và phát triển vững mạnh. GDP tăng gấp 3 lần năm 2000; chủ động mở rộng hợp tác quốc tế.
Chùa Việt trên đất Lào
Chùa Việt trên đất Lào
Lào đã bắt đầu dỡ bỏ việc kiểm soát tập trung hóa và tăng cường phát triển doanh nghiệp tư nhân vào năm 1986. Tỷ lệ tăng trưởng trung bình hàng năm đạt 7% trong các năm 1988-2001 ngoại trừ một khoảng thời gian tụt xuống do cuộc khủng hoảng tài chính châu Á bắt đầu năm 1997.
Mặc dù tốc độ tăng trưởng cao nhưng Lào vẫn còn là một đất nước với cơ sở hạ tầng lạc hậu. Tại đây đã có tuyến đường sắt nối thủ đô Vientiane đến tỉnh Nong Khai (Thái Lan), hệ thống đường bộ mặc dù đã được cải tạo nhưng vẫn đi lại khó khăn, hệ thống liên lạc viễn thông trong nước và quốc tế còn giới hạn, điện sinh hoạt chỉ mới có ở một số khu vực đô thị.
Tiết mục hát múa mở màn Dạ hội Thanh niên Quân đội Việt Nam - Lào: “Bài ca Việt-Lào”.
Tiết mục hát múa mở màn Dạ hội Thanh niên Quân đội Việt Nam - Lào: “Bài ca Việt-Lào”.
Sản phẩm nông nghiệp chiếm khoảng một nửa tổng sản phẩm quốc nội (GDP) và sử dụng 80% lực lượng lao động. Nền kinh tế vẫn tiếp tục nhận được sự trợ giúp của Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) và các nguồn quốc tế khác cũng như từ đầu tư nước ngoài trong chế biến sản phẩm nông nghiệp và khai khoáng.
Tập đoàn Sông Đà của Việt Nam đầu tư hai Dự án thủy điện Sekong 3 và Sekaman 4 tại tỉnh Attapeu và Sekong, gần biên giới Lào-Việt Nam. Các dự án đầu tư của Việt Nam tại Lào đã góp phần tích cực vào việc xây dựng và phát triển kinh tế-xã hội của Lào,
Hành chính
Lào áp dụng một hệ thống hành chính bốn cấp gồm cấp trung ương và ba cấp địa phương. Cấp địa phương cao nhất là tỉnh có 17 đơn vị và thành phố Viêng Chăn. Cấp địa phương cấp hai là các quận, huyện, thị xã. Cấp địa phương thấp nhất là Bản ( Lào không có đơn vị hành chính cấp xã).
Thủ đô: Viêng Chăn
Các tỉnh: Attapeu – Bokeo – Borikhamxay – Champasack – Huaphanh – Khammuane – Luangnamtha – Luangprabang – Oudomxay – Phongsaly – Saravane – Savannakhet – Viêng Chăn – Xayabury – Sekong – Xiengkhuang
Thành phố: Vientiane(thủ đô), Luangprabang (thành phố)
Thị xã: Attapeu, Ban Houayxay, Bounneua, Hat Dokeo, Luang Namtha, Nam Thane, Napheng, Oudomxay, Paklay, Pakse, Paksong, Phongsali, Phonhong, Phonsavan, Salavan, Savannakhet, Sayaboury, Seno, Thakhek, Thangone, Vang Vieng, Viengsay.
Dân cư
Khoảng 60% dân cư là dân tộc Lào theo nghĩa hẹp, nhóm cư dân thống lĩnh trong chính trị, văn hóa sinh sống ở các khu vực đất thấp. Dân tộc Lào bắt nguồn từ người Thái. 8% dân cư thuộc các sắc tộc khác ở vùng đất thấp cùng với người Lào được gọi chung là Lào Lùm.
Các dân tộc sinh sống ở vùng cao là người H’Mông (Mèo), Dao (Yao hay Miền), Thái đen, Shan và một ít người gốc Tây Tạng-Miến Điện, sống tại các khu vực cô lập của Lào. Các bộ lạc vùng cao với một di sản ngôn ngữ sắc tộc hỗn hợp ở phía bắc của Lào. Một cách tổng quát họ được biết đến như là người Lào Sủng hay người Lào vùng cao.
Biên giới Việt Lào ổn định thúc đẩy hợp tác phát triển giữa hai quốc gia.
Biên giới Việt Lào ổn định thúc đẩy hợp tác phát triển giữa hai quốc gia.
Các vùng núi ở trung tâm và miền nam là nơi sinh sống của các bộ lạc thuộc sắc tộc Môn-Khmer, được biết đến như là người Lao Thơng. Có một ít người là gốc Việt Nam, chủ yếu ở các thành thị, nhưng nhiều người đã rời khỏi đây sau khi Lào giành độc lập cuối những năm thập niên 1940 và sau 1975.
Tôn giáo chính là Phật giáo Theravada, cùng với những điểm chung của thờ cúng linh vật trong các bộ lạc miền núi là sự cùng tồn tại một cách hòa bình của thờ cúng tinh thần. Có một số ít người theo đạo Kitô và đạo Hồi.
Ngôn ngữ chính thức và chi phối là tiếng Lào, một kiểu phát âm của Nhóm ngôn ngữ Thái. Người Lào vùng trung và cao nguyên nói tiếng của bộ lạc mình.
Theo ước tính hiện có khoảng 230.000 người Việt đang làm ăn sinh sống tại Lào tập trung chủ yếu tại Vientiane và các tỉnh như Savannakhek, Thakhek, Champasak…
Văn hóa
Nền văn hóa Lào chịu ảnh hưởng nặng của Phật giáo Thượng tọa bộ. Sự ảnh hưởng này được phản ánh trong ngôn ngữ và nghệ thuật, văn học và nghệ thuật biểu diễn của Lào.
Hợp tác du lịch Việt-Lào: Cần cái “nắm tay” chặt hơn
Hợp tác du lịch Việt-Lào: Cần cái “nắm tay” chặt hơn
Giao thông
Giao thông Lào được xem tương đối tốt, tại các thành phố lớn, giao thông rất thuận tiện. Người Lào tại vùng thủ đô đều sử dụng xe hơi do giá nhập khẩu rẻ, người làm công chức được cấp xe nên lượng xe 4 bánh tại các thành phố lớn rất nhiều. Xe máy hầu như rất ít và không có, xe đạp cũng hiếm thấy ngay tại thủ đô.
 Lào
Hành lang kinh tế Đông Tây là một trong năm hành lang kinh tế được phát triển theo sáng kiến của Ngân hàng Phát triển Châu Á ở khu vực tiểu vùng sông Mê Kông. Đây là tuyến giao thông dài 1450km đi qua bốn nước, bắt đầu từ thành phố cảng Mawlamyine đến cửa khẩu Myawaddy (Myanma), đi qua bảy tỉnh của Thái Lan tới Lào và cuối cùng đến Việt Nam (chạy từ cửa khẩu Lao Bảo qua các tỉnh Quảng Trị, Thừa Thiên – Huế tới cảng Đà Nẵng
Đường xá hầu hết là đường 2 chiều, tại các ngã tư đèn xanh là đèn một hướng và không cho phép hướng đối diện chạy. Đèn bộ hành cũng như đèn cho xe chạy đều là đèn một hướng.
Truyền thông
Tất cả báo chí đều được phát hành bởi chính quyền, kể cả hai tờ báo tiếng nước ngoài là tờ Thời báo Vientiane bằng tiếng Anh và tờ Le Renovateur bằng tiếng Pháp. Ngoài ra, Khao San Pathet Lao, hãnh thông tấn chính thức, cũng phát hành các bản tin với phiên bản tiếng Anh và tiếng Pháp. Lao hiện có 9 nhật báo, 90 tạp chí, 43 trậm phát thanh và 32 trạm truyền hình hoạt động trên khắp cả nước.
Tổng công ty Viễn thông quân đội (Viettel) của Việt Nam đã đầu tư mạng viễn thông Unitel tại Lào. Mạng viễn thông Unitel liên doanh giữa Viettel Lao Asia Telecom
Thương hiệu Unitel của Viettel Global có mặt tại Lào năm 2009.
Thương hiệu Unitel của Viettel Global có mặt tại Lào năm 2009.
Ngoài ra, đáng chú ý Trung Quốc cũng mở trạm phát thành FM tại thủ đô Viêng Chăn để phát các chương trình của Đài Phát thanh Quốc tế Trung Quốc bằng tiếng Trung, tiếng Lào và tiếng Anh. Việc sử dụng Internet chủ yếu chỉ thông dụng ở khu vự đô thị lớn và đặc biệt phổ biến trong giới trẻ.

Nhìn lại trong suốt thời gian qua, đặc biệt trong giai đoạn nửa thế kỷ đến nay, mối quan hệ Lào – Việt Nam đã chứng minh cho thấy là mối quan hệ mẫu mực thủy chung trong sáng và hiếm có và đã trở thành tài sản quý giá của nhân dân hai nước. Trước tình hình quốc tế có sự diễn biến phức tạp như hiện nay, nó càng đòi hỏi chúng ta phải cùng nhau giữ gìn và củng cố mối quan hệ quý giá đó cho ngày càng chặt chẽ, phát triển. Tiếp tục thắt chặt sự hợp tác về mặt chính trị, tăng cường mối quan hệ hợp tác toàn diện lên tầm cao mới. Bên cạnh đó, cần phải quan tâm hơn nữa và phải có những biện pháp thích hợp trong việc tuyên truyền truyền thống quan hệ đặc biệt Lào – Việt Nam trong đội ngũ cán bộ và nhân dân hai dân tộc, đặc biệt là đội ngũ thanh thiếu niên để làm sao cho họ hiểu và quán triệt sâu hơn, để họ tiếp tục gìn giữ tài sản vô giá này ngày càng phát triển và mãi mãi đơm hoa, kết trái.
Trường Sa

25.8.12

Thông kê tái sản kếch xù của "Đại gia" Nguyễn Đức Kiên


Khó ai có thể biết, bầu Kiên (tức ông Nguyễn Đức Kiên, 48 tuổi, nguyên Phó chủ tịch HĐQT, Phó chủ tịch Hội đồng sáng lập Ngân hàng TMCP Á Châu, trú tại ngõ 27 đường Xuân Diệu, quận Tây Hồ, Hà Nội) - nhân vật nổi tiếng trong làng bóng đá và cũng nổi tiếng trong ngành tài chính vừa bị cơ quan điều tra Bộ Công an bắt giữ, đã làm ăn, “kinh doanh trái phép” những gì mà khối tài sản nổi cũng như khối tài sản tính bằng cổ phiếu trong các ngân hàng có cổ phần của ông Kiên lại “khủng” đến như vậy. Số cổ phiếu ACB do ông Kiên nắm giữ năm 2011 khoảng 759 tỷ đồng, đứng thứ tư trong top 100 nhà đầu tư giàu nhất trên sàn chứng khoán. Cổ phiếu có thể lên xuống thất thường, nhưng nhiều căn biệt thự, trong đó có căn biệt thự ở ngõ 27 Xuân Diệu rộng 500m2 và những siêu xe ông Kiên đang sở hữu có giá trị hàng trăm tỷ đồng thì quả là gây choáng váng với nhiều người. 

Như số báo trước chúng tôi đã đưa tin, cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an đã khởi tố bị can, bắt giam ông Nguyễn Đức Kiên về tội “kinh doanh trái phép”. Cơ sở để điều tra ông Kiên xuất phát từ đơn tố cáo vi phạm pháp luật xảy ra tại ba công ty do ông Kiên làm Chủ tịch HĐQT gồm: Công ty CP Đầu tư thương mại B&B; Công ty CP Đầu tư ACB Hà Nội và Công ty TNHH Đầu tư tài chính Á Châu Hà Nội. Liên quan đến vụ án này, theo thông tin chúng tôi mới nhận được, ông Lý Xuân Hải - Tổng giám đốc Ngân hàng ACB đã bị cơ quan điều tra Bộ Công an khởi tố bị can và Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao đã phê chuẩn quyết định khởi tố bị can để điều tra về các hành vi “cố ý làm trái các quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”. Theo thông tin mà Báo CATP Hồ Chí Minh thu thập được, ông Kiên đã thành lập một số công ty để kinh doanh tiền tệ trái phép. Hành vi này nếu không được ngăn chặn kịp thời, sẽ gây “lũng đoạn” một số ngân hàng. 

Ngay sau khi ông Kiên bị bắt giữ, cánh phóng viên đã có mặt xung quanh khu vực nhà ông, khu đất được mệnh danh là đất kim cương của Hà Nội, thời kỳ sốt đất có giá tới 500-600 triệu đồng/m2. Thực ra, giới bất động sản thường nói với nhau rằng, đất ở khu vực này là vô giá, bởi những đại gia sở hữu đất ở đó là chỉ mua thêm chứ ít ai có ý định bán đi. Ngôi biệt thự của ông Kiên có ba mặt tiền ven hồ Tây, tường rào cao tới 3m, lúc nào cũng có ba vệ sĩ canh chừng, quả là niềm mơ ước của tất cả mọi người. Biết là không thể vào được bên trong, một số phóng viên đã tìm cách trèo lên cao để chĩa máy ảnh vào chụp bể bơi bên trong căn biệt thự có diện tích đến 100m2. Vì hàng xóm của ông Kiên cũng toàn “đại gia”, luôn kín cổng cao tường nên dường như họ không hề hay biết về ông hàng xóm đầu bạc của mình. Một bà hàng xóm gần đó cho biết, thỉnh thoảng có thấy một ông bụng phệ, tóc bạc trắng đi bách bộ từ ngôi nhà đó ra ngoài. Bà ta không biết đó là bầu Kiên cho đến hôm được đứa con trai nói cho biết đó chính là người đàn ông đã đăng đàn chỉ trích Liên đoàn bóng đá Việt Nam có tên là Nguyễn Đức Kiên, hay được gọi là “bầu Kiên”. 

Nhưng sự xuất hiện của ông Kiên đối với những người hàng xóm là rất mờ nhạt vì thỉnh thoảng họ mới nhìn thấy ông này, dù ông Kiên đã sống ở căn biệt thự này khoảng năm năm nay. Hôm cơ quan điều tra khám xét nhà ông Kiên, chỉ có một số ít người dân tò mò đứng ngoài bàn tán, vì mọi việc đều được diễn ra trong khuôn viên ngôi biệt thự kín cổng cao tường. Ba anh vệ sĩ tỏ vẻ khó chịu khi bị cánh phóng viên nhòm ngó. Một trong ba người này đã có động thái khiếm nhã và định “xử lý” một anh phóng viên nhiệt tình nhất đang ôm máy chụp hình. Khi thấy hàng chục phóng viên nam ngồi trong quán nước gần đó đồng loạt đứng lên, anh bảo vệ lại vội vàng chui tọt vào bên trong ngôi biệt thự. 

Thực ra, tên tuổi bầu Kiên chỉ thực sự nổi và được người dân biết từ khi ông này lên tiếng chỉ trích Liên đoàn bóng đá Việt Nam bằng những ngôn từ rất sốc trong hội nghị tổng kết mùa giải 2011 của VFF. Các vị trong Liên đoàn bóng đá hôm đó ngồi lặng thinh, tái mặt khi bị bầu Kiên nói toạc những khuất tất của bộ máy VFF, của ban tổ chức giải V-League, và mắng xa xả đội ngũ trọng tài. Với vai trò là Chủ tịch CLB bóng đá Hà Nội ACB nhưng ông Kiên không nổi như những ông bầu khác, thậm chí bạn bè ông Kiên nói rằng ông này khá kín tiếng và cũng ít nói. Vì thế, việc ông Kiên cướp diễn đàn và phát biểu dữ dội trong hội nghị tổng kết khiến họ thực sự sốc. Cũng từ sau cú “chém phần phật” ở lễ tổng kết này mà tên tuổi bầu Kiên được nhiều phóng viên biết tới hơn, thậm chí, nếu cần một tiếng nói nào đi ngược lại với những quan điểm bảo thủ của VFF, là phóng viên nghĩ tới bầu Kiên và bốc máy gọi cho ông ngay lập tức. Sau vụ “chém gió” là vụ tranh chấp bản quyền truyền hình với AVG, nói theo kiểu showbiz thì bầu Kiên “bỗng dưng nổi tiếng” nhờ những scandal rất đáng chú ý không hiểu do vô tình hay cố ý. Sự tiếp tay của báo giới cũng như sự quyết liệt của ông Kiên khiến  VFF phải đồng ý cho ra đời Công ty cổ phần bóng đá Việt Nam (VPF), điều này đã mở ra một bước ngoặt mới cho bóng đá Việt Nam.

Từ năm 1994 đến 2006, bầu Kiên đảm nhận nhiều vị trí như Phó chủ tịch HĐQT Ngân hàng Á Châu, Chủ tịch HĐQT Công ty May thời trang MTT, Chủ tịch HĐQT Công ty Thiên Nam, Chủ tịch HĐQT Công ty Liên doanh nhựa đường Caltex, Chủ tịch HĐQT Công ty Thể thao ACB, Phó chủ tịch kiêm Chủ tịch Công ty liên doanh KFC Việt Nam, Phó chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần du lịch Chợ Lớn, thành viên HĐQT Công ty Cổ phần du lịch Thiên Minh... Trong số cổ phiếu nắm giữ của ACB, bầu Kiên đã san sẻ một ít cho người thân đứng tên, vì nhiều lý do tế nhị. Thế cho nên năm 2008, tài sản tính bằng cổ phiếu của bầu Kiên trong ngân hàng này là gần 1.000 tỷ đồng, nhưng đến năm 2010 chỉ còn khoảng 800 tỷ đồng. Tổng số tài khoản của gia đình ông Kiên tính theo thị trường chứng khoán năm 2010 là khoảng 2.000 tỷ đồng. Ông Kiên thường đến Sân vận động Hàng Đẫy bằng một chiếc xe Bentley Continental Flying Spur, đeo biển 56P-5888 và được cho là mới mua thêm một Rolls-Royce Phantom rồng, biển số 51A-33688. Tính sơ sơ hai chiếc xe này cũng có giá trị hơn 40 tỷ đồng. 

Sau khi ông Kiên bị bắt, nhiều lãnh đạo ngân hàng có cổ phần của ông Kiên đã lên tiếng đẩy “ông bầu tai tiếng” này theo kiểu “không liên quan” với ngân hàng mình. Ông Nguyễn Thanh Toại, Phó tổng giám đốc ACB, người phát ngôn của ACB nói đây là việc cá nhân của ông Kiên, từ lâu ông Kiên không còn là cổ đông lớn, cũng không phải là thành viên HĐQT của ngân hàng. Đại diện Vietbank cũng nói, ông Kiên chỉ là một cổ đông bình thường như những cổ đông khác. Đại diện Eximbank thì cho biết, ông Kiên chỉ nắm giữ 0,21% cổ phần trong Eximbank. Tuy nhiên, điều mà nhiều người không thể phủ nhận là tầm ảnh hưởng của ông Kiên trong giới ngân hàng khiến sau khi thông tin ông Kiên bị bắt được các kênh truyền thông đăng tải, nhiều người dân đã tới Ngân hàng ACB rút tiền. Có những nơi, người dân kéo tới rất đông để rút vì sợ ACB sẽ “sập” khi ông Kiên bị bắt và ông Lý Xuân Hải bị khởi tố.

Theo: http://www.congan.com.vn/?mod=detnews&catid=708&id=477778

22.8.12

Lý thuyết tiệm cầm đồ


72h trước khi Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình “thi vấn đáp”, số nợ 2.000 tỉ đồng của “cánh chim đầu đàn ngành xây dựng VN” - Vinaconex - được công bố.

Hai “con nợ” lớn nhất là Sở Xây dựng Hà Nội và 2 DN con của EVN. 24h sau đó, Tổng Giám đốc Cảng Cam Ranh thổ lộ với… báo chí nỗi lo 200 tỉ đồng mà Cam Ranh sắp phải ôm thay Vinalines. Nhưng những số nợ trăm tỉ, ngàn tỉ này thực ra chỉ đóng vai trò những quân cờ đôminô. Trong một hiệu ứng mà quân cờ đầu tiên - Vinashin với  món nợ 3.345 tỉ đồng - một trong những nguyên nhân khiến Ngân hàng Habubank rớt nước mắt xóa tên sau hơn 20 năm tồn tại. Thật khốn khổ phải ở vào thời buổi mà mình vừa là chủ nợ của một món nợ khó đòi, vừa là con nợ của nhiều món nợ không thể trả.
Hình Minh Họa
Trước phiên “thi vấn đáp” của thống đốc, tỉ lệ nợ xấu của hệ thống ngân hàng là 4,75% - theo báo cáo của các tổ chức tín dụng; là 8,6% - theo công bố của Thanh tra NHNN; là 13% - theo đánh giá của Fitch và là 11% - theo báo cáo của Uỷ ban Giám sát Tài chính Quốc gia. Thống đốc Nguyễn Văn Bình hôm qua chỉ nói “Cứ cho là 8,6-10%” dù ông đánh giá tỉ lệ nợ xấu này là “xấu", là “hết sức đáng báo động”, nhưng “chưa đến mức độ hốt hoảng, nguy kịch quá”. Thậm chí, người đứng đầu Ngân hàng Nhà nước còn mỉm cười tự tin khi nói về “lý thuyết tiệm cầm đồ” trong mua bán nợ xấu: Tỉ lệ trích quỹ dự phòng hiện được hơn 70.000 tỉ đồng và 84% các khoản nợ xấu đều có tài sản đảm bảo, chiếm tới 135% giá trị khoản nợ. “Chỉ cần bán khoản nợ 10 đồng với giá 3 đồng thì ngân hàng sẽ không còn nợ xấu, DN cũng hết nợ xấu, lại có thanh khoản”- ông Nguyễn Văn Bình tính toán đầy lạc quan.

Lý thuyết tiệm cầm đồ sẽ đúng, sẽ chính xác, sẽ hiệu quả, nếu như không có những con nợ gắn mác "Vina". Bởi thứ tài sản mà các "Vina" đem ra “cầm cố” tại ngân hàng hoặc là nguồn lực công, thực ra cũng là của nhân dân, hoặc là những con tàu lên lão, hoặc tệ hơn, những chiếc ụ tàu đồng nát.

Và sau các loại "Vina", quân cờ tiếp theo là những DN nào nữa? Thật khó có thể đưa ra được một con số chính xác số DN đã “chết”, khi những quân đôminô tiếp tục đổ xuống. Nhưng không khó để nhìn thấy nguyên nhân của những "cái chết": Thiếu vốn, nếu có cũng là mức lãi suất mà bây giờ có “buôn đất” cũng không trả nổi lãi. Bởi ngay cả khi “quyết tâm chính trị” và “lời hiệu triệu” của thống đốc về một mức lãi suất 15% được cho là có hiệu quả trong thực tế, thì hôm qua, không biết đã là lần thứ bao nhiêu, các vị đại biểu QH lại tiếp tục phản ánh về tình trạng: Khoản vay với lãi suất 15%, nhưng có tới 3/4 số tiền được các ngân hàng gợi ý gửi lại tiết kiệm, thực chất được vay với lãi suất hơn 18%.

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng hôm qua đã gợi ý để thống đốc thể hiện quyết tâm chính trị, rằng: Liệu với quyết tâm chính trị của thống đốc thì đến cuối năm này, hoặc đến 31.6 năm sau, nợ xấu có giảm không? Giảm cỡ bao nhiêu? Thống đốc đã nhận trách nhiệm trước khoản nợ xấu vượt xa ngưỡng an toàn 3%. Nhưng câu trả lời về thời hạn của ông là “trong nhiệm kỳ này”.

Dẫu sao, cũng có một thông tin có hậu để có thể kỳ vọng vào huyết mạch tài chính không bị ngừng trệ vì những cục máu đông - nợ xấu. Đó là việc Thanh tra Chính phủ đã chính thức kiến nghị tạm dừng thành lập mới các tập đoàn kinh tế nhà nước, do nguyên nhân chủ yếu là “đầu tư dàn trải dẫn đến lãng phí, thiếu hiệu quả; một số dự án đầu tư ngoài ngành tỉ suất lợi nhuận thấp, khả năng mất vốn cao…”.

Bởi nợ xấu chỉ có thể về ngưỡng an toàn khi những chiếc “máy xay tiền” được “rút điện”.

http://laodong.com.vn/Chinh-tri/Ly-thuyet-tiem-cam-do/80274.bld

Quốc hội: Sẽ công khai số điện thoại của đại biểu


Ngày 20.8, tại phiên họp Ủy ban Thường vụ QH, thảo luận dự thảo Nghị quyết liên tịch về việc tiếp xúc cử tri (TXCT) của đại biểu Quốc hội (ĐBQH).

Trưởng ban Dân nguyện của QH Nguyễn Đức Hiền cho rằng hiện nay, hoạt động TXCT vẫn nặng về thủ tục hành chính và chưa thu hút được nhiều cử tri quan tâm. Thời gian dành để cử tri phát biểu còn ít; việc giải trình, tiếp thu của ĐBQH và cơ quan có thẩm quyền ở địa phương vẫn còn chưa thấu đáo, chưa đáp ứng yêu cầu, mong mỏi của cử tri.

Đặc biệt, theo ông Hiền, tình trạng “đại cử tri, cử tri chuyên nghiệp” vẫn còn diễn ra. Vì thế, dự thảo nghị quyết lần này đã quy định cụ thể về thành phần tham dự cũng như chương trình Hội nghị TXCT theo hướng mở rộng đối tượng tham gia. Dự thảo cũng quy định chậm nhất là bảy ngày trước ngày TXCT của ĐBQH, Đoàn ĐBQH gửi kế hoạch TXCT đến các cơ quan tuyên truyền ở địa phương để thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng về thời gian, địa điểm, nội dung các cuộc TXCT; công khai địa chỉ, hộp thư điện tử và số điện thoại của các ĐBQH tại trụ sở và trên trang thông tin điện tử của Đoàn ĐBQH để cử tri được biết.

Ngoài ra, một quy định mới được bổ sung vào dự thảo nghị quyết lần này là việc TXCT ngoài tỉnh, TP nơi ĐBQH ứng cử. “Đây là quy định mới, đảm bảo ĐBQH đại diện cho nhân dân cả nước, cũng như tạo điều kiện cho đại biểu liên hệ, trao đổi với cử tri có kiến thức chuyên môn và thâm nhập sâu, rộng vào đời sống nhân dân, thu thập những kiến nghị, phản ánh về vấn đề đại biểu quan tâm” - ông Hiền nhấn mạnh.

Cùng ngày, Chính phủ đã có tờ trình về Dự án luật Giáo dục quốc phòng - an ninh (QP-AN) gửi Ủy ban Thường vụ QH. Theo đó, dự thảo quy định phổ biến kiến thức QP-AN cho người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số, chủ hộ tàu thuyền hoạt động dài ngày trên biển; chủ hộ gia đình tuyến biên giới, trên đảo, người lao động ở các vùng biên giới, hải đảo, người lao động trong các tổ chức kinh tế, đơn vị sự nghiệp.

Ngoài ra, dự thảo còn quy định bồi dưỡng kiến thức QP-AN cho chức sắc, nhà tu hành các tôn giáo. Thẩm tra về nội dung trên, Thường trực Ủy ban QP-AN cho rằng để tránh những vấn đề phức tạp có thể phát sinh, dự thảo nên quy định theo hướng thực hiện bồi dưỡng kiến thức QP-AN đối với những người có uy tín và ảnh hưởng lớn trong cộng đồng dân cư, còn cụ thể sẽ do văn bản dưới luật quy định.

THEO PHAPLUATTP