Trang

Diệp Kính Thiên: Nguyễn Tấn Dũng có thắng không?

Khả năng được đề cử chức Tổng bí thư khóa 12 cho Nguyễn Tấn Dũng có thể chắc chắn. Đây mới chỉ là hiệp một. Sang hiệp hai – bầu cử Ban chấp hành Trung ương khóa 12 – mới là chủ yếu.

Anh Ba Thanh: Nguyễn Phú Trọng sẽ làm Tổng bí thư nửa nhiệm kỳ đầu khóa XII ?

Khai mạc hội nghị, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã hé lộ một chi tiết đáng lưu ý trong báo cáo đó là về đề xuất tiêu chí xem xét trường hợp "đặc biệt"

Hiển thị các bài đăng có nhãn Argentina. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Argentina. Hiển thị tất cả bài đăng

22.8.12

Quốc hội: Sẽ công khai số điện thoại của đại biểu


Ngày 20.8, tại phiên họp Ủy ban Thường vụ QH, thảo luận dự thảo Nghị quyết liên tịch về việc tiếp xúc cử tri (TXCT) của đại biểu Quốc hội (ĐBQH).

Trưởng ban Dân nguyện của QH Nguyễn Đức Hiền cho rằng hiện nay, hoạt động TXCT vẫn nặng về thủ tục hành chính và chưa thu hút được nhiều cử tri quan tâm. Thời gian dành để cử tri phát biểu còn ít; việc giải trình, tiếp thu của ĐBQH và cơ quan có thẩm quyền ở địa phương vẫn còn chưa thấu đáo, chưa đáp ứng yêu cầu, mong mỏi của cử tri.

Đặc biệt, theo ông Hiền, tình trạng “đại cử tri, cử tri chuyên nghiệp” vẫn còn diễn ra. Vì thế, dự thảo nghị quyết lần này đã quy định cụ thể về thành phần tham dự cũng như chương trình Hội nghị TXCT theo hướng mở rộng đối tượng tham gia. Dự thảo cũng quy định chậm nhất là bảy ngày trước ngày TXCT của ĐBQH, Đoàn ĐBQH gửi kế hoạch TXCT đến các cơ quan tuyên truyền ở địa phương để thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng về thời gian, địa điểm, nội dung các cuộc TXCT; công khai địa chỉ, hộp thư điện tử và số điện thoại của các ĐBQH tại trụ sở và trên trang thông tin điện tử của Đoàn ĐBQH để cử tri được biết.

Ngoài ra, một quy định mới được bổ sung vào dự thảo nghị quyết lần này là việc TXCT ngoài tỉnh, TP nơi ĐBQH ứng cử. “Đây là quy định mới, đảm bảo ĐBQH đại diện cho nhân dân cả nước, cũng như tạo điều kiện cho đại biểu liên hệ, trao đổi với cử tri có kiến thức chuyên môn và thâm nhập sâu, rộng vào đời sống nhân dân, thu thập những kiến nghị, phản ánh về vấn đề đại biểu quan tâm” - ông Hiền nhấn mạnh.

Cùng ngày, Chính phủ đã có tờ trình về Dự án luật Giáo dục quốc phòng - an ninh (QP-AN) gửi Ủy ban Thường vụ QH. Theo đó, dự thảo quy định phổ biến kiến thức QP-AN cho người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số, chủ hộ tàu thuyền hoạt động dài ngày trên biển; chủ hộ gia đình tuyến biên giới, trên đảo, người lao động ở các vùng biên giới, hải đảo, người lao động trong các tổ chức kinh tế, đơn vị sự nghiệp.

Ngoài ra, dự thảo còn quy định bồi dưỡng kiến thức QP-AN cho chức sắc, nhà tu hành các tôn giáo. Thẩm tra về nội dung trên, Thường trực Ủy ban QP-AN cho rằng để tránh những vấn đề phức tạp có thể phát sinh, dự thảo nên quy định theo hướng thực hiện bồi dưỡng kiến thức QP-AN đối với những người có uy tín và ảnh hưởng lớn trong cộng đồng dân cư, còn cụ thể sẽ do văn bản dưới luật quy định.

THEO PHAPLUATTP

26.4.12

Trường Sa không phải là Malvinas

Tấn công đánh chiếm Trường Sa có thể phương án tác chiến giống tấn công đánh chiếm Malvinas. Nhưng Trường Sa không phải là Malvinas. Đó là điều đương nhiên bởi Việt Nam không phải là Argentina

Đó cũng là điều đương nhiên bởi quần đảo Trường Sa cũng như Hoàng Sa là của Việt Nam. Người ta lợi dụng để đánh chiếm từ sở hữu của Việt Nam chứ Việt Nam chưa từng đánh chiếm từ sở hữu của bất cứ quốc gia nào. Hoàng Sa và Trường Sa là thực thể vốn có không tách rời với lãnh thổ Việt Nam đã “rành rành định sẵn ở sách trời” bao đời nay.


Rất nhiều học giả, chuyên gia trong và ngoài giới quân sự đã phân tích, bình luận về địa chính trị, quân sự của Biển Đông, đặc biệt là vai trò, vị trí cực kỳ quan trọng của Hoàng Sa và Trường Sa.



Với Việt Nam, chúng ta không quan tâm đến việc địa chính trị, quân sự của Trường Sa là quan trọng hay không quan trọng mà chỉ đơn giản đó là tài sản của tổ tiên để lại, là lãnh thổ không thể tách rời nên phải giữ lấy bằng mọi giá. Việt Nam có thừa kinh nghiệm trong việc chuẩn bị đối phó và có đủ bản lĩnh để đối đầu với các nguy cơ, thách thức này.



Những tranh chấp với Việt Nam ở đây là sự hành động (tranh chấp) phi lý, có phần ngang ngược, do đó, đương nhiên họ không thể giải quyết vấn đề bằng lý mà chỉ có thể bằng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực… là cách giải quyết duy nhất.



Vì vậy, ý đồ chiếm Trường Sa của Việt Nam luôn luôn tiềm tàng và xảy ra lúc nào thì tùy thuộc vào thế và lực Việt Nam.



Bởi thứ nhất: Ngay tại thời điểm hiện tại thế và lực Việt Nam như Irac hay Libi chăng nữa thì việc tổ chức thực hiện phương án tác chiến đánh chiếm Trường Sa-Việt Nam của quốc gia nào đó trong khu vực là không đơn giản, nó chứa đựng rất nhiều yếu tố rủi ro, bất khả kháng; chứa đựng một mâu thuẫn gay gắt giữa năng lực và thực tế.



Thứ hai: Việt Nam chỉ cần thể hiện bản lĩnh, tự tin ít nhất như bây giờ thì sự rủi ro là không dự đoán được. Nghĩa là Bộ Tham mưu đối phương không có cơ sở để hạ quyết tâm trong kế hoạch tác chiến.



Đó là những vấn đề cần phải hiểu tại sao.



Trường Sa toàn cảnh lịch sử



Muốn mở một chiến dịch tấn công đánh chiếm Trường Sa thì đầu tiên phải chọn phương án tác chiến (PATC) (kịch bản) nào. Sau đó tiến hành lập kế hoạch tổ chức thực hiện. Đây là khâu then chốt, quan trọng của chiến dịch.



Tuy nhiên, một phương án tác chiến hay, khả thi; một kế hoạch tổ chức thực hiện bài bản khoa học mới chỉ là yếu tố tiền đề quan trọng cho thắng lợi của chiến dịch mà thôi. Vũ khí và người lính trên chiến trường, trong đó người lính là chủ yếu mới là yếu tố quyết định thắng lợi hay thất bại của chiến dịch.



Tìm hiểu, lựa chọn một phương án tác chiến (kịch bản) tấn công đánh chiếm Trường Sa trong chiến tranh hiện đại không khó đối với giới am hiểu quân sự.

Không quân và Hải quân Việt Nam tập kích xé nát đội hình hành quân của Hạm đội 7 Mỹ trong trận hải chiến 19/4/1972
Từ những PATC (kịch bản) mang tính không tưởng, tồn tại trên lý thuyết như dùng đặc nhiệm đột kích chiếm đảo hoặc dùng lực lượng đổ bộ đường không nhảy dù…cho đến những PATC tổng lực hiện đại mà một số quốc gia đã tiến hành trong thời gian gần đây thì có vẻ như PATC đã mang tính giáo khoa, bắt buộc trong tác chiến hiện đại.

Chẳng hạn với Trường Sa Việt Nam, đối phương hoặc là sẽ dùng một lực lượng lớn gồm không quân, hải quân dọn bãi cho lính thủy đánh bộ xông lên chiếm đảo và một lực lượng khác sẵn sàng đánh chặn, làm tê liệt sự chi viện của đất liền (Chiến tranh quy mô nhỏ) nếu như năng lực phòng thủ biển và Hải quân Việt Nam yếu kém hoặc là dùng một lực lượng lớn tấn công đất liền làm tan rã khả năng phòng thủ biển và chi viện cho Trường Sa đồng thời sử dụng lực lượng khác tấn công đánh chiếm đảo (chiến tranh quy mô lớn) nếu như năng lực phòng thủ biển và Hải quân Việt Nam đủ mạnh.

Sử dụng một phương án tác chiến hợp lý, khoa học hiện đại cũng như đề ra một đường lối đúng là tiền đề thắng lợi cho một chiến dịch nhưng không phải là tất cả. Vấn đề then chốt, quan trọng nhất là kế hoạch tổ chức thực hiện (kế hoạch tác chiến) nó như thế nào.
Kế hoạch tác chiến (KHTC) bài bản, khoa học thì chiến dịch cũng chỉ mới thắng lợi 30% (70% còn lại sẽ đề cập sau) thế nhưng KHTC hời hợt, lủng củng với tư tưởng chủ quan, duy ý chí, coi thường địch thì thất bại của chiến dịch là chắc chắn 100%. Vậy KHTC là gì, nó như thế nào mà kết quả của nó lại “trên trời, dưới biển” như vậy? Chúng ta thử điểm qua một vài điểm cơ bản.

Trường Sa Việt Nam ở trước cửa nhà Việt Nam nhưng cách xa căn cứ địch hàng trăm, hàng ngàn km.

Để đảm bảo cho tất cả các lực lượng tham gia tại vị trí xuất phát tấn công ngày N-1, giờ G-1 và đúng ngày N, giờ G chiếm lĩnh vị trí tấn công thì một loạt kế hoạch vô cùng phức tạp nhưng đòi hỏi độ chính xác cao để phục vụ cho yêu cầu này.

Chẳng hạn như lực lượng nào sẽ tham gia, tàu ngầm, tàu khu trục hay tàu đổ bộ…Không quân thì loại máy bay nào, tiếp dầu ở đâu, thời điểm nào; đội hình hành quân đến vị trí tấn công ra sao, lực lượng nào tham gia hộ vệ chống SU-27 và các tàu phóng lôi, tên lửa nhỏ, tốc độ cao, hỏa lực mạnh của Việt Nam từ đâu trong đất liền bất ngờ đột kích xé nát đội hình.
Tất nhiên đối phương không ngu như Ô Mã Nhi cậy thế mạnh, thẳng tiến bỏ mặc đoàn thuyền lương Trương Văn Hổ đằng sau bị Trần Khánh Dư nhà Trần hốt gọn, hậu quả khiến chủ tướng Thoát Hoan phải chui vào ống đồng còn mình thì bị bắt sống trong trận thủy chiến trên sông Bạch Đằng nổi tiếng.

Rồi thì kế hoạch bảo đảm hậu cần, kỹ thuật. Tàu tiếp dầu, đạn dược cho lực lượng tấn công chốt ở vị trí nào, lực lượng nào bảo vệ (nếu chủ quan coi thường đối phương, cho rằng đánh thắng trong thời gian ngắn, không tính đến khả năng khác thì điều gì sẽ xảy ra nếu cuộc chiến kéo dài?)

Một kế hoạch tác chiến tiếp theo cũng rất quan trọng là khi nhiệm vụ đánh chiếm đảo hoàn thành thì giữ đảo như thế nào, tiếp tế ra sao… trước một Việt Nam bằng mọi giá phải bảo vệ hải đảo thiêng liêng của Tổ quốc. Vân vân và vân vân.
(Đón đọc kì II: Việt Nam không bao giờ bất ngờ khi địch tấn công đánh chiếm)

 Xung đột Falkland/Malvinas
Quần đảo Falkland/Malvinas là một quần đảo ở Nam Đại Tây Dương, cách bờ biển Argentina 483 km. Quần đảo gồm hai đảo chính, Đông Falkland và Tây Falkland, cùng hơn 776 đảo nhỏ. Stanley, nằm trên đảo Đông Falkland, là thành phố trung tâm.
Argentina nói nước này có chủ quyền với Malvinas vì thừa kế quần đảo từ nhà vua Tây Ban Nha vào đầu những năm 1800. Anh giành quyền kiểm soát Falkland từ phía Argentina vào năm 1833.
Xung đột Falkland/Malvinas bắt đầu ngày thứ sáu, 2/4/1982, với việc xâm chiếm và chiếm đóng quần đảo Falkland và Nam Georgia.
Anh Quốc đã điều một đội đặc nhiệm nhằm đấu lại với Hải quân và Không quân Argentina và dành lại quần đảo bằng một cuộc đổ bộ.
Cuộc chiến chấm dứt khi Argentina đầu hàng vào 14/6/1982 và quần đảo vẫn thuộc quyền kiểm soát của Anh.
Cuộc chiến kéo dài 74 ngày, đã dẫn đến cái chết của 257 chiến sĩ Anh và 649 chiến sĩ, thủy thủ, phi công Argentina cũng như 3 dân thường đảo Falkland.

Đến năm 2010 thì Argentina vẫn tuyên bố chủ quyền với quần đảo và tuyên bố này vẫn nằm trong Hiến pháp Argentina sau lần sửa đổi năm 1994.
Căng thẳng giữa 2 nước đã leo thang kể từ năm 2010 khi London cho phép thăm dò dầu khí quanh quần đảo.
Lê Ngọc Thống
http://phunutoday.vn/xa-hoi/quoc-phong/cach-danh/201203/Truong-Sa-khong-phai-la-Malvinas-2137635/