Trang

Diệp Kính Thiên: Nguyễn Tấn Dũng có thắng không?

Khả năng được đề cử chức Tổng bí thư khóa 12 cho Nguyễn Tấn Dũng có thể chắc chắn. Đây mới chỉ là hiệp một. Sang hiệp hai – bầu cử Ban chấp hành Trung ương khóa 12 – mới là chủ yếu.

Anh Ba Thanh: Nguyễn Phú Trọng sẽ làm Tổng bí thư nửa nhiệm kỳ đầu khóa XII ?

Khai mạc hội nghị, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã hé lộ một chi tiết đáng lưu ý trong báo cáo đó là về đề xuất tiêu chí xem xét trường hợp "đặc biệt"

Hiển thị các bài đăng có nhãn Báo chí. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Báo chí. Hiển thị tất cả bài đăng

5.9.12

Ngày khai giảng ở trường hát Quốc ca bằng tay


Sáng nay 5/9, hơn 400 học sinh trường PTCS Xã Đàn (Hà Nội) hân hoan dự lễ khai giảng mới. Thay vì hát vang bài Quốc ca, các em hướng lên lá cờ Tổ quốc bằng ngôn ngữ riêng của mình.












29.8.12

Tại sao Lào ?


Nhắc tới mối quan hệ khăng khít Việt – Lào chúng ta thường hay liên tưởng đến những câu nói:: “Mối quan hệ đặc biệt Việt – Lào: Tài sản vô giá cần được giữ gìn”, “Chung dãy Trường Sơn-Thắm tình đồng chí”, “Hợp tác quân sự, quốc phòng: Một trong những trụ cột quan hệ đặc biệt Việt Nam – Lào”,….
Nhưng để hiểu vì sao chúng ta lại phải tập trung phát triển quan hệ Việt-Lào thì báo chí thường ít nói đến.
Hiện nay, báo chí truyền thông đặc biệt chú trọng đến vấn đề chủ quyền biển đảo, Hoàng Sa, Trường Sa. Đúng, vì Việt Nam là quốc gia biển, vậy nên biển đảo luôn là đề tài nóng bỏng trên khắp các trang báo, trong các cuộc họp, trong bữa cơm của nhiều gia đình và là đề tài nhạy cảm chính trị.
Việt Nam nhìn sang Lào
Việt Nam nhìn sang Lào
Nhưng hãy bình tâm và nhìn lại mảnh đất hình chữ S của tổ quốc chúng ta. Ngược chiều với biển là gì? đó chính là rừng núi, là dãy Trường Sơn, là cột sống của đất nước ta, và xa hơn nữa là nước bạn Lào.
Tại sao chúng ta cần nhìn sang Lào ?
Muốn bảo vệ được biển thì trước hết phải bảo vệ được đất liền, bảo vệ cái xương sống của mình. Chúng ta có thể đầu tư nhiều tiền của, công sức để bảo vệ biển, nhưng kẻ thù, các thế lực thù địch “thọc vào xương sống” của chúng ta thì không những không giữ được biển mà còn mất cả “mái nhà”.
Bản Đồ Đông Dương
Bản Đồ Đông Dương
Việt Nam nằm ở phía đông Trường Sơn nhìn ra biển nên có điểm yếu “hở sườn” ở phía đông. Bờ biển Việt Nam tương đối dài, nên việc bố trí chiến lược gặp không ít khó khăn. Còn Lào nằm ở sườn tây dãy Trường Sơn. Dãy Trường Sơn được ví như cột sống của hai nước. Địa hình hiểm trở của Trường Sơn – một “lá chắn chiến tranh” hùng vĩ, che chắn cho cả Việt Nam và Lào, nên phát huy được sự cần thiết dựa lưng vào nhau tạo ra vô vàn cách đánh của chiến tranh du kích, chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc.
Càng ngày số lượng  khách du lịch Việt Nam sang thăm quan du lịch ở nước bạn Lào  càng tăng.
Càng ngày số lượng khách du lịch Việt Nam sang thăm quan du lịch ở nước bạn Lào càng tăng.
Các Nhà lãnh đạo đang làm gì ?
Thời gian qua, không ồn ào, nhưng lãnh đạo Đảng và Nhà nước của hai nước luôn có những hoạt động để củng cố cho mối quan hệ này được phát triển.
Vào tháng 2, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã thực hiện chuyến thăm 3 ngày tới CHDCND Lào theo lời mời của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước CHDCND Lào Choummaly Sayasone. Chuyến thăm của Chủ tịch nước nhằm góp phần tăng cường hơn nữa mối quan hệ hữu nghị truyền thống, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện Việt Nam – Lào.
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Tổng Bí thư, Chủ tịch nước CHDCND Lào Choummaly Sayasone
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Tổng Bí thư, Chủ tịch nước CHDCND Lào Choummaly Sayasone
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng:
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp Chủ tịch nước CHDCND Lào tại Hà Nội
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp Chủ tịch nước CHDCND Lào tại Hà Nội
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng:
Thủ tướng Thoongxỉnh Thămmavông đón Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng
Thủ tướng Thoongxỉnh Thămmavông đón Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ngày 09/09/2011 tại thủ đô Viêng Chăn
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng:
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đón Chủ tịch Quốc hội Lào Pany Yathotu.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đón Chủ tịch Quốc hội Lào Pany Yathotu.
Bộ trưởng Bộ Công An Trần Đại Quang:
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Chumaly Sayasone cùng Bộ trưởng Trần Đại Quang và các thành viên Đoàn đại biểu cấp cao Bộ Công an Việt Nam
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Chumaly Sayasone cùng Bộ trưởng Trần Đại Quang và các thành viên Đoàn đại biểu cấp cao Bộ Công an Việt Nam
Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Phùng Quang Thanh:
Đại tướng Phùng Quang Thanh, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam tiếp Thượng tướng Đuông Chay Phichít, Phó Thủ tướng, kiêm Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Lào
Đại tướng Phùng Quang Thanh, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam tiếp Thượng tướng Đuông Chay Phichít, Phó Thủ tướng, kiêm Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Lào
Đoàn đại biểu TP Hồ Chí Minh do đồng chí Lê Thanh Hải, Uỷ viên Bộ Chính trị TƯ Đảng CS Việt Nam, Bí thư Thành uỷ, dẫn đầu, thăm và làm việc tại Lào từ 26-6 đến 30-6
Đoàn đại biểu TP Hồ Chí Minh do đồng chí Lê Thanh Hải, Uỷ viên Bộ Chính trị TƯ Đảng CS Việt Nam, Bí thư Thành uỷ, dẫn đầu, thăm và làm việc tại Lào từ 26-6 đến 30-6
Và gần đây nhất là các lãnh đạo cấp cao Việt Nam tiếp đón Phó Thủ tướng Lào Somsavat Lengsavad.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp Phó Thủ tướng Lào. (Ảnh: Trí Dũng/TTXVN)
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp Phó Thủ tướng Lào. (Ảnh: Trí Dũng/TTXVN)
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tiếp Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ nước CHDCND Lào, ông Somsavat Lengsavad. Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tiếp Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ nước CHDCND Lào, ông Somsavat Lengsavad. Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Trong cách mạng giải phóng dân tộc: 
Trải qua nhiều giai đoạn và biến cố của lịch sử, hai nước Việt Nam – Lào cùng tựa lưng vào dải Trường Sơn hùng vĩ, sát cánh bên nhau, xây đắp quan hệ đoàn kết đặc biệt Việt Nam – Lào cao đẹp, mẫu mực, thủy chung, hiếm có trong lịch sử quan hệ quốc tế. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết: “Việt – Lào hai nước chúng ta – Tình sâu hơn nước Hồng Hà, Cửu Long”. Chủ tịch Cayxỏn Phômvihản cũng từng nói: “Trong lịch sử cách mạng thế giới đã có nhiều tấm gương sáng chói về tinh thần quốc tế vô sản, nhưng chưa ở đâu và chưa bao giờ có sự đoàn kết liên minh chiến đấu đặc biệt lâu dài và toàn diện như vậy”.
Sau Cách mạng Tháng Tám thành công, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã mời Hoàng thân Souphanouvong đến Hà Nội để gặp gỡ, trao đổi những vấn đề liên quan đến hai nước và khu vực. Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng nhận ra rằng trong sự nghiệp giải phóng dân tộc mình cần phải có những người bạn đồng minh. Trước hết đó là hai dân tộc láng giềng Lào và Campuchia.
Chủ tịch Hồ Chí Minh và Hoàng thân Souphanouvong, tại Việt Bắc, năm 1954.
Chủ tịch Hồ Chí Minh và Hoàng thân Souphanouvong, tại Việt Bắc, năm 1954.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dày công vun đắp, xây dựng cho mối quan hệ này trở nên ngày càng trong sáng, thủy chung, mẫu mực cho đến khi người ra đi.
Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp Hoàng thân Suvanna Phuma, Thủ tướng Chính phủ Vương quốc Lào và Hoàng thân Souphanouvong, Chủ tịch Mặt trận Lào yêu nước.
Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp Hoàng thân Suvanna Phuma, Thủ tướng Chính phủ Vương quốc Lào và Hoàng thân Souphanouvong, Chủ tịch Mặt trận Lào yêu nước.
Muốn nhìn sang Lào, trước hết chúng ta hiểu gì về đất nước Lào anh em ?
Lào với tên chính thức Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào, là một quốc gia không giáp biển duy nhất tại vùng Đông Nam Á. Lào còn được gọi là “đất nước Triệu Voi” hay Vạn Tượng. Trước đây Lào còn có tên là Ai Lao, Lão Qua. Lào giáp Trung Quốc ở phía Bắc với đường biên giới dài 505 km; giáp Campuchia ở phía Nam với đường biên giới dài 535 km; giáp với Việt Nam ở phía Đông với đường biên giới dài 2069 km, giáp với Myanma ở phía Tây Bắc với đường biên giới dài 236 km; giáp với Thái Lan ở phía Tây với đường biên giới dài 1835 km. So với các nước láng giềng khác của Lào, Việt Nam và Lào có đường biên giới trên đất liền dài nhất, với trên 2000 km.
Lịch sử
Lào trước thế kỷ 14 gắn liền với sự thống trị của vương quốc Nam Chiếu. Mãi cho đến thế kỷ 13, lãnh thổ nước Lào vẫn thuộc về đế chế Khmer, rồi đến vương quốc Sukhothai. Vào thế kỷ 14, vua Phà Ngừm lên ngôi đổi tên nước thành Lan Xang. Trong nhiều thế kỉ tiếp theo, Lào nhiều lần phải chống các cuộc xâm lược của Miến Điện và Xiêm. Đến thế kỷ 18, Thái Lan giành quyền kiểm soát trên một số tiểu vương quốc còn lại. Các lãnh thổ này nằm trong phạm vi ảnh hưởng của Pháp trong thế kỷ 19 và bị sáp nhập vào Liên bang Đông Dương vào năm 1893. Trong Thế chiến thứ hai, Pháp bị Nhật thay chân ở Đông Dương. Sau khi Nhật đầu hàng quân Đồng Minh, ngày 12 tháng 10 năm 1945, Lào tuyên bố độc lập. Đầu năm 1946, Pháp quay trở lại xâm lược Lào. Năm 1949 quốc gia này nằm dưới sự lãnh đạo của vua Sisavang Vong và mang tên Vương quốc Lào. Tháng 7 năm 1954, Pháp ký Hiệp ước Genève, công nhận nền độc lập và toàn vẹn lãnh thổ của Lào.
Việt Nam đã đưa Quân tình nguyện sang thực hiện nhiệm vụ quốc tế tại Lào
Việt Nam đã đưa Quân tình nguyện sang thực hiện nhiệm vụ quốc tế tại Lào
Khi chiến tranh ra toàn cõi Đông Dương, năm 1968 quân tình nguyện Việt Nam sang tham chiến cùng quân Pathet Lào, chống lại quân đội Hoa Kỳ. Năm 1975 phong trào cộng sản Pathet Lào do Hoàng thân Souphanouvong lãnh đạo đã nắm quyền lãnh đạo đất nước này. Ngày 2 tháng 12 năm 1975, Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc Lào quyết định xóa bỏ chế độ quân chủ, thành lập nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào. Ngày này cũng được lấy làm ngày quốc khánh của Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào.
Lào là thành viên Liên Hiệp Quốc từ ngày 14 tháng 12 năm 1955. Những năm cuối thập niên 1980, Lào thực hiện chính sách nới lỏng kiểm soát kinh tế. Năm 1997 quốc gia này gia nhập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á. Hiện nay quan hệ với Việt Nam vẫn là cơ bản trong chính sách đối ngoại của Lào.
Nhiều hoạt động giao lưu VH-TT-DL các tỉnh biên giới Việt - Lào
Nhiều hoạt động giao lưu VH-TT-DL các tỉnh biên giới Việt - Lào
Địa lý
Lào là một quốc gia không giáp với biển. Lào giáp Trung Quốc ở phía Bắc; giáp Campuchia ở phía Nam; giáp với Việt Nam ở phía Đông, giáp với Myanma ở phía Tây Bắc; giáp với Thái Lan ở phía Tây.
Địa thế Lào có nhiều núi non bao phủ bởi rừng xanh; đỉnh cao nhất là Phou Bia cao 2.817 m. Diện tích còn lại là bình nguyên và cao nguyên. Sông Mê Kông chảy dọc gần hết biên giới phía tây, giáp giới với Thái Lan, trong khi đó dãy Trường Sơn chạy dọc theo biên giới phía đông giáp với Việt Nam.
Thủ đô và thành phố lớn nhất của Lào là Viêng Chăn, các thành phố lớn khác là: Louang Phrabang, Savannakhet và Pakse.
Một đám cưới Việt ở Lào
Một đám cưới Việt ở Lào
Chính trị
Chính đảng duy nhất là Đảng Nhân dân Cách mạng Lào. Người đứng đầu nhà nước là Chủ tịch nước được Quốc hội cử ra có nhiệm kỳ 5 năm. Người đứng đầu chính phủ là Thủ tướng. Chính phủ được Chủ tịch nước đề cử và Quốc hội thông qua. Đường lối chính sách của chính phủ do Đảng lãnh đạo thông qua 9 ủy viên Bộ Chính trị và 49 ủy viên Trung ương đảng. Các quyết sách quan trọng của chính phủ do Hội đồng bộ trưởng biểu quyết thông qua.
Kinh tế
Lào không có đường thông ra biển và chủ yếu là đồi núi trong đó 47% diện tích là rừng. Có một số đồng bằng nhỏ ở vùng thung lũng sông Mê Kông hoặc các phụ lưu như đồng bằng Viêng Chăn, Champasack…45 % dân số sống ở vùng núi. Lào có 800.000 ha đất canh tác nông nghiệp với 85% dân số sống bằng nghề nông.
Chị Ma Thị Kim Cương, một người VN hiện làm việc  tại Đài Truyền hình Quốc gia Lào cùng chồng và con trai
Chị Ma Thị Kim Cương, một người VN hiện làm việc tại Đài Truyền hình Quốc gia Lào cùng chồng và con trai
Lào có nguồn tài nguyên phong phú về lâm nghiệp, nông nghiệp, khoáng sản và thuỷ điện.
Nền kinh tế trong những năm gần đây có nhiều tiến bộ. Lào đang nắm bắt thời cơ, đang tạo nên những bước đột phá và đang có những tiền đề cho một thời kỳ tăng tốc. Tăng trưởng GDP năm 2007 đạt 8%, năm 2008 đạt 7,9%. Thu nhập bình quân đầu người tăng dần, năm 2000 đạt 298USD/người/năm; năm 2006 đạt 546USD/người/năm, năm 2007 đạt 678USD/người/năm, năm 2008 đạt 841USD/người/năm. Đến năm 2020, Lào phấn đấu đạt GDP bình quân đầu người tăng gấp 2-3 lần hiện nay, khoảng 1.200-1.500 USD/năm.
Nông trường cao su do doanh nghiệp Việt Nam đầu tư tại tỉnh Attapư, Lào.
Nông trường cao su do doanh nghiệp Việt Nam đầu tư tại tỉnh Attapư, Lào.
Kinh tế đối ngoại: đến năm 2007, Lào có quan hệ thương mại với 60 nước, ký Hiệp định thương mại với 19 nước, 39 nước cho Lào hưởng quy chế GSP. Hàng hoá xuất khẩu chủ yếu là khoáng sản và gỗ.
Kinh tế phát triển dựa trên sự phát triển nông nghiệp vững chắc và lấy phát triển công nghiệp làm cơ sở, tạo tiền đề cho công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, thành phần kinh tế Nhà nước và kinh tế tập thể được củng cố và phát triển vững mạnh. GDP tăng gấp 3 lần năm 2000; chủ động mở rộng hợp tác quốc tế.
Chùa Việt trên đất Lào
Chùa Việt trên đất Lào
Lào đã bắt đầu dỡ bỏ việc kiểm soát tập trung hóa và tăng cường phát triển doanh nghiệp tư nhân vào năm 1986. Tỷ lệ tăng trưởng trung bình hàng năm đạt 7% trong các năm 1988-2001 ngoại trừ một khoảng thời gian tụt xuống do cuộc khủng hoảng tài chính châu Á bắt đầu năm 1997.
Mặc dù tốc độ tăng trưởng cao nhưng Lào vẫn còn là một đất nước với cơ sở hạ tầng lạc hậu. Tại đây đã có tuyến đường sắt nối thủ đô Vientiane đến tỉnh Nong Khai (Thái Lan), hệ thống đường bộ mặc dù đã được cải tạo nhưng vẫn đi lại khó khăn, hệ thống liên lạc viễn thông trong nước và quốc tế còn giới hạn, điện sinh hoạt chỉ mới có ở một số khu vực đô thị.
Tiết mục hát múa mở màn Dạ hội Thanh niên Quân đội Việt Nam - Lào: “Bài ca Việt-Lào”.
Tiết mục hát múa mở màn Dạ hội Thanh niên Quân đội Việt Nam - Lào: “Bài ca Việt-Lào”.
Sản phẩm nông nghiệp chiếm khoảng một nửa tổng sản phẩm quốc nội (GDP) và sử dụng 80% lực lượng lao động. Nền kinh tế vẫn tiếp tục nhận được sự trợ giúp của Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) và các nguồn quốc tế khác cũng như từ đầu tư nước ngoài trong chế biến sản phẩm nông nghiệp và khai khoáng.
Tập đoàn Sông Đà của Việt Nam đầu tư hai Dự án thủy điện Sekong 3 và Sekaman 4 tại tỉnh Attapeu và Sekong, gần biên giới Lào-Việt Nam. Các dự án đầu tư của Việt Nam tại Lào đã góp phần tích cực vào việc xây dựng và phát triển kinh tế-xã hội của Lào,
Hành chính
Lào áp dụng một hệ thống hành chính bốn cấp gồm cấp trung ương và ba cấp địa phương. Cấp địa phương cao nhất là tỉnh có 17 đơn vị và thành phố Viêng Chăn. Cấp địa phương cấp hai là các quận, huyện, thị xã. Cấp địa phương thấp nhất là Bản ( Lào không có đơn vị hành chính cấp xã).
Thủ đô: Viêng Chăn
Các tỉnh: Attapeu – Bokeo – Borikhamxay – Champasack – Huaphanh – Khammuane – Luangnamtha – Luangprabang – Oudomxay – Phongsaly – Saravane – Savannakhet – Viêng Chăn – Xayabury – Sekong – Xiengkhuang
Thành phố: Vientiane(thủ đô), Luangprabang (thành phố)
Thị xã: Attapeu, Ban Houayxay, Bounneua, Hat Dokeo, Luang Namtha, Nam Thane, Napheng, Oudomxay, Paklay, Pakse, Paksong, Phongsali, Phonhong, Phonsavan, Salavan, Savannakhet, Sayaboury, Seno, Thakhek, Thangone, Vang Vieng, Viengsay.
Dân cư
Khoảng 60% dân cư là dân tộc Lào theo nghĩa hẹp, nhóm cư dân thống lĩnh trong chính trị, văn hóa sinh sống ở các khu vực đất thấp. Dân tộc Lào bắt nguồn từ người Thái. 8% dân cư thuộc các sắc tộc khác ở vùng đất thấp cùng với người Lào được gọi chung là Lào Lùm.
Các dân tộc sinh sống ở vùng cao là người H’Mông (Mèo), Dao (Yao hay Miền), Thái đen, Shan và một ít người gốc Tây Tạng-Miến Điện, sống tại các khu vực cô lập của Lào. Các bộ lạc vùng cao với một di sản ngôn ngữ sắc tộc hỗn hợp ở phía bắc của Lào. Một cách tổng quát họ được biết đến như là người Lào Sủng hay người Lào vùng cao.
Biên giới Việt Lào ổn định thúc đẩy hợp tác phát triển giữa hai quốc gia.
Biên giới Việt Lào ổn định thúc đẩy hợp tác phát triển giữa hai quốc gia.
Các vùng núi ở trung tâm và miền nam là nơi sinh sống của các bộ lạc thuộc sắc tộc Môn-Khmer, được biết đến như là người Lao Thơng. Có một ít người là gốc Việt Nam, chủ yếu ở các thành thị, nhưng nhiều người đã rời khỏi đây sau khi Lào giành độc lập cuối những năm thập niên 1940 và sau 1975.
Tôn giáo chính là Phật giáo Theravada, cùng với những điểm chung của thờ cúng linh vật trong các bộ lạc miền núi là sự cùng tồn tại một cách hòa bình của thờ cúng tinh thần. Có một số ít người theo đạo Kitô và đạo Hồi.
Ngôn ngữ chính thức và chi phối là tiếng Lào, một kiểu phát âm của Nhóm ngôn ngữ Thái. Người Lào vùng trung và cao nguyên nói tiếng của bộ lạc mình.
Theo ước tính hiện có khoảng 230.000 người Việt đang làm ăn sinh sống tại Lào tập trung chủ yếu tại Vientiane và các tỉnh như Savannakhek, Thakhek, Champasak…
Văn hóa
Nền văn hóa Lào chịu ảnh hưởng nặng của Phật giáo Thượng tọa bộ. Sự ảnh hưởng này được phản ánh trong ngôn ngữ và nghệ thuật, văn học và nghệ thuật biểu diễn của Lào.
Hợp tác du lịch Việt-Lào: Cần cái “nắm tay” chặt hơn
Hợp tác du lịch Việt-Lào: Cần cái “nắm tay” chặt hơn
Giao thông
Giao thông Lào được xem tương đối tốt, tại các thành phố lớn, giao thông rất thuận tiện. Người Lào tại vùng thủ đô đều sử dụng xe hơi do giá nhập khẩu rẻ, người làm công chức được cấp xe nên lượng xe 4 bánh tại các thành phố lớn rất nhiều. Xe máy hầu như rất ít và không có, xe đạp cũng hiếm thấy ngay tại thủ đô.
 Lào
Hành lang kinh tế Đông Tây là một trong năm hành lang kinh tế được phát triển theo sáng kiến của Ngân hàng Phát triển Châu Á ở khu vực tiểu vùng sông Mê Kông. Đây là tuyến giao thông dài 1450km đi qua bốn nước, bắt đầu từ thành phố cảng Mawlamyine đến cửa khẩu Myawaddy (Myanma), đi qua bảy tỉnh của Thái Lan tới Lào và cuối cùng đến Việt Nam (chạy từ cửa khẩu Lao Bảo qua các tỉnh Quảng Trị, Thừa Thiên – Huế tới cảng Đà Nẵng
Đường xá hầu hết là đường 2 chiều, tại các ngã tư đèn xanh là đèn một hướng và không cho phép hướng đối diện chạy. Đèn bộ hành cũng như đèn cho xe chạy đều là đèn một hướng.
Truyền thông
Tất cả báo chí đều được phát hành bởi chính quyền, kể cả hai tờ báo tiếng nước ngoài là tờ Thời báo Vientiane bằng tiếng Anh và tờ Le Renovateur bằng tiếng Pháp. Ngoài ra, Khao San Pathet Lao, hãnh thông tấn chính thức, cũng phát hành các bản tin với phiên bản tiếng Anh và tiếng Pháp. Lao hiện có 9 nhật báo, 90 tạp chí, 43 trậm phát thanh và 32 trạm truyền hình hoạt động trên khắp cả nước.
Tổng công ty Viễn thông quân đội (Viettel) của Việt Nam đã đầu tư mạng viễn thông Unitel tại Lào. Mạng viễn thông Unitel liên doanh giữa Viettel Lao Asia Telecom
Thương hiệu Unitel của Viettel Global có mặt tại Lào năm 2009.
Thương hiệu Unitel của Viettel Global có mặt tại Lào năm 2009.
Ngoài ra, đáng chú ý Trung Quốc cũng mở trạm phát thành FM tại thủ đô Viêng Chăn để phát các chương trình của Đài Phát thanh Quốc tế Trung Quốc bằng tiếng Trung, tiếng Lào và tiếng Anh. Việc sử dụng Internet chủ yếu chỉ thông dụng ở khu vự đô thị lớn và đặc biệt phổ biến trong giới trẻ.

Nhìn lại trong suốt thời gian qua, đặc biệt trong giai đoạn nửa thế kỷ đến nay, mối quan hệ Lào – Việt Nam đã chứng minh cho thấy là mối quan hệ mẫu mực thủy chung trong sáng và hiếm có và đã trở thành tài sản quý giá của nhân dân hai nước. Trước tình hình quốc tế có sự diễn biến phức tạp như hiện nay, nó càng đòi hỏi chúng ta phải cùng nhau giữ gìn và củng cố mối quan hệ quý giá đó cho ngày càng chặt chẽ, phát triển. Tiếp tục thắt chặt sự hợp tác về mặt chính trị, tăng cường mối quan hệ hợp tác toàn diện lên tầm cao mới. Bên cạnh đó, cần phải quan tâm hơn nữa và phải có những biện pháp thích hợp trong việc tuyên truyền truyền thống quan hệ đặc biệt Lào – Việt Nam trong đội ngũ cán bộ và nhân dân hai dân tộc, đặc biệt là đội ngũ thanh thiếu niên để làm sao cho họ hiểu và quán triệt sâu hơn, để họ tiếp tục gìn giữ tài sản vô giá này ngày càng phát triển và mãi mãi đơm hoa, kết trái.
Trường Sa

23.8.12

Chủ tịch Eximbank: ông Kiên chỉ "to mồm"

Ông Lê Hùng Dũng
Chiều 22-8, trao đổi với Tuổi Trẻ, ông Lê Hùng Dũng - chủ tịch Ngân hàng Eximbank (EIB) - cho rằng ông Kiên chỉ “to mồm” chứ hoàn toàn không có ảnh hưởng gì tại Eximbank, chưa nói là ảnh hưởng lớn.

Theo ông Dũng, việc ông Kiên tuyên bố là “ông chủ” của Eximbank chỉ có ý nghĩa về mặt hình thức. “Không phải cứ anh Kiên mà ngay cả một anh đạp xích lô hay bác xe ôm, nếu có nắm giữ 5-10 cổ phiếu Eximbank cũng có quyền xưng là “ông chủ” của ngân hàng này, vì theo điều lệ thì cổ đông đều là ông chủ của Eximbank” - ông Dũng nói.

Theo ông Dũng, bản thân ông Nguyễn Đức Kiên hiện chỉ nắm 0,21% vốn cổ phần của Eximbank. Còn những người thân hoặc các công ty mà ông Kiên làm đại diện có nắm cổ phần tại Eximbank hay không, ông Dũng cho rằng ông không có thông tin vì chỉ quan tâm đến các cổ đông lớn, tức là những cá nhân hay tổ chức nắm 5% vốn cổ phần trở lên.

Liên quan đến tuyên bố của ông Kiên là cổ đông lớn của Eximbank, ông Dũng khẳng định đây là thông tin hoàn toàn sai sự thật nhưng bản thân ông không tiện tranh luận vì “anh Kiên cũng là cổ đông của Eximbank”, hơn nữa có tranh luận cũng chẳng giải quyết được điều gì.
Trong khi đó, trao đổi với Tuổi Trẻ, ông Phạm Hữu Phú - phó chủ tịch HĐQT Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) - khẳng định ông Nguyễn Đức Kiên hoàn toàn không có mối quan hệ nào với ngân hàng này.

“Không có chuyện ông Kiên nằm trong nhóm cổ đông nắm giữ cổ phiếu Sacombank đã ủy quyền cho Eximbank tham gia giành quyền kiểm soát Sacombank như dư luận từng đồn đoán” - ông Phú khẳng định. Theo ông Phú, trong danh sách cổ đông của Sacombank chốt ngày 30-6-2012, không có tên ông Nguyễn Đức Kiên cũng như ba tổ chức mà ông Kiên là đại diện.

Ngày 22-8, trong văn bản trả lời Cục Cảnh sát kinh tế (C46), Tổng cục Cảnh sát phòng chống tội phạm, ông Trầm Bê - phó chủ tịch HĐQT Sacombank - cho biết tính đến ngày 30-6, ông Nguyễn Đức Kiên không sở hữu cổ phần tại Sacombank.

Tuy nhiên, trong văn bản, ông Trầm Bê cũng cho biết không có đầy đủ thông tin về người thân của ông Kiên, đồng thời đề nghị cơ quan điều tra cho biết thêm về danh sách các người thân (cùng thông tin số CMND) để có điều kiện truy lục.

Trước đó, trong văn bản gửi Sacombank (STB) cùng ngày 22-8, C46 đã yêu cầu ngân hàng này cung cấp các tài liệu phản ánh các nội dung như: cổ phần của ông Nguyễn Đức Kiên và những người thân, người đứng tên hộ của ông Nguyễn Đức Kiên (bố, mẹ, vợ, anh, chị em...) tại Sacombank (hồ sơ mua bán cổ phần); tiền mua cổ phần từ tài khoản thuộc ngân hàng nào chuyển đến, thời gian (chứng từ); tình trạng cổ phần từ khi sở hữu đến nay; tổng số cổ phần mà ông Nguyễn Đức Kiên và người thân... sở hữu chiếm tỉ lệ bao nhiêu tại Sacombank.
Chứng khoán: nhà đầu tư trong nước bán, nước ngoài mua
Trong phiên giao dịch ngày 22-8, chứng khoán hai sàn tiếp tục mất điểm nhưng đà giảm đã chậm lại nhờ lực bắt đáy các cổ phiếu nhỏ và động thái tích cực gom cổ phiếu của nhà đầu tư nước ngoài.
Tại sàn TP.HCM, theo số liệu của HSX, phiên này khối ngoại mua vào khoảng 4,62 triệu chứng khoán với giá trị hơn 107,21 tỉ đồng, trong khi bán ra khoảng 2,88 triệu chứng khoán, giá trị hơn 73 tỉ đồng. Như vậy, phiên này nhà đầu tư nước ngoài tiếp tục mua ròng hơn 34 tỉ đồng. Trước đó, trong phiên 21-8, nhà đầu tư nước ngoài cũng mua ròng gần 133 tỉ đồng, bất chấp nhà đầu tư trong nước bán tháo.
Trở lại phiên 22-8, các cổ phiếu ngân hàng vẫn tiếp tục bị bán mạnh trong khi lực bắt đáy các cổ phiếu nhỏ cùng sự tăng giá của một số cổ phiếu có tỉ trọng lớn như DPM, GAS, PVD,VNM... đã đóng vai trò lực đỡ của thị trường. Kết thúc phiên giao dịch, VN-Index đóng cửa ở mức 410,23 điểm, chỉ mất 6,61 điểm (tương đương 1,59%), dù cuối đợt 1 đã mất đến 12,62 điểm (3,03%).
Theo một số chuyên gia, tâm lý nhà đầu tư đã ổn định trở lại sau đợt bán tháo cổ phiếu trước đó, nhiều nhà đầu tư vẫn tiếp tục mua vào giúp cho thanh khoản tại HSX duy trì ở mức xấp xỉ 1.000 tỉ đồng. Tại sàn Hà Nội, chỉ số HNX-Index phiên này giảm 2,3 điểm (tương đương 3,44%), đóng cửa ở mức 64,65 điểm.


http://vietstock.vn/2012/08/chu-tich-eximbank-ong-kien-chi-to-mom-757-236249.htm

Thông tin 3 công ty của "trùm" Kiên


Ngay sau khi cơ quan công an công bố danh sách 3 công ty do "trùm" Kiên làm Chủ tịch HĐQT có hành vi kinh doanh trái phép, dư luận và các phương tiện thông tin đại chúng đổ xô đi lùng sục thông tin của các công ty này.

Để giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về 3 công ty liên quan đến sai phạm của ông Nguyễn Đức Kiên, chúng tôi xin cung cấp một số thông tin thu thập được.

Theo cơ quan công an, 3 công ty này gồm: Công ty cổ phần (CTCP) Đầu tư ACB Hà nội, Công ty TNHH Đầu tư Tài chính Á Châu Hà Nội và Công ty CP Đầu tư thương mại B&B. Tất cả đều do ông Nguyễn Đức Kiên làm Chủ tịch HĐQT. Còn thông tin tại một số trang web có lưu lại giấy phép đăng ký kinh doanh thì 2 trong số 3 công ty này ông Kiên còn kiêm nhiệm chức vụ giám đốc.

Cụ thể, CTCP Đầu tư thương mại B&B đăng ký kinh doanh năm 2008, có trụ sở tại P.Văn Chương, Q.Đống Đa, Hà Nội do ông Nguyễn Đức Kiên làm giám đốc chuyên hoạt động trong lĩnh vực xây dựng dân dụng công nghiệp, xây dựng nhà ở, kho bãi đổ xe. Tuy nhiên, trụ sở hiện tại đóng ở địa chỉ trên là của Công ty tin học ACB.

Ngoài ra, Công ty TNHH Đầu tư tài chính Á Châu Hà Nội cũng do ông Kiên làm giám đốc có đăng ký kinh doanh năm 2008, hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh khách sạn, nhà hàng ăn uống, xây dựng và kinh doanh sân golf; xây dựng giao thông, cầu đường, dân dụng và công nghiệp.

Riêng CTCP Đầu tư ACB Hà Nội ông Kiên chỉ giữ chức Chủ tịch HĐQT, trong đăng ký kinh doanh của công ty này địa chỉ nằm tại số 57B Phan Chu Trinh, Hà Nội. Hoạt động kinh doanh chủ yếu là bất động sản, mua bán căn hộ, cho thuê, chế tác, trang sức. Trong giấy đăng ký có ghi ông Huỳnh Quang Tuấn - giám đốc kiêm người đại diện trước pháp luật. Ông Tuấn được dư luận biết đến bởi hiện đang là thành viên HĐQT kiêm Phó tổng giám đốc Ngân hàng cổ phần Á Châu.

Một lãnh đạo Hiệp hội các nhà đầu tư tài chính cho rằng, trong số 3 công ty trên có 2 công ty hoạt động liên quan đến đầu tư và tài chính tuy nhiên không có công ty nào là thành viên Hiệp hội này.

“Các công ty này cũng không có tên tuổi và không có địa chỉ website, cũng như bố cáo rõ ràng”, lãnh đạo này cho biết thêm.

Một chuyên gia trong lĩnh vực đầu tư tài chính cũng cho biết, 3 công ty trên không có tên tuổi gì trên thương trường, hầu như không ai biết đến.
http://www.thanhnien.com.vn/pages/20120822/mu-mo-thong-tin-3-cong-ty-cua-trum-kien.aspx

22.8.12

Lý thuyết tiệm cầm đồ


72h trước khi Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình “thi vấn đáp”, số nợ 2.000 tỉ đồng của “cánh chim đầu đàn ngành xây dựng VN” - Vinaconex - được công bố.

Hai “con nợ” lớn nhất là Sở Xây dựng Hà Nội và 2 DN con của EVN. 24h sau đó, Tổng Giám đốc Cảng Cam Ranh thổ lộ với… báo chí nỗi lo 200 tỉ đồng mà Cam Ranh sắp phải ôm thay Vinalines. Nhưng những số nợ trăm tỉ, ngàn tỉ này thực ra chỉ đóng vai trò những quân cờ đôminô. Trong một hiệu ứng mà quân cờ đầu tiên - Vinashin với  món nợ 3.345 tỉ đồng - một trong những nguyên nhân khiến Ngân hàng Habubank rớt nước mắt xóa tên sau hơn 20 năm tồn tại. Thật khốn khổ phải ở vào thời buổi mà mình vừa là chủ nợ của một món nợ khó đòi, vừa là con nợ của nhiều món nợ không thể trả.
Hình Minh Họa
Trước phiên “thi vấn đáp” của thống đốc, tỉ lệ nợ xấu của hệ thống ngân hàng là 4,75% - theo báo cáo của các tổ chức tín dụng; là 8,6% - theo công bố của Thanh tra NHNN; là 13% - theo đánh giá của Fitch và là 11% - theo báo cáo của Uỷ ban Giám sát Tài chính Quốc gia. Thống đốc Nguyễn Văn Bình hôm qua chỉ nói “Cứ cho là 8,6-10%” dù ông đánh giá tỉ lệ nợ xấu này là “xấu", là “hết sức đáng báo động”, nhưng “chưa đến mức độ hốt hoảng, nguy kịch quá”. Thậm chí, người đứng đầu Ngân hàng Nhà nước còn mỉm cười tự tin khi nói về “lý thuyết tiệm cầm đồ” trong mua bán nợ xấu: Tỉ lệ trích quỹ dự phòng hiện được hơn 70.000 tỉ đồng và 84% các khoản nợ xấu đều có tài sản đảm bảo, chiếm tới 135% giá trị khoản nợ. “Chỉ cần bán khoản nợ 10 đồng với giá 3 đồng thì ngân hàng sẽ không còn nợ xấu, DN cũng hết nợ xấu, lại có thanh khoản”- ông Nguyễn Văn Bình tính toán đầy lạc quan.

Lý thuyết tiệm cầm đồ sẽ đúng, sẽ chính xác, sẽ hiệu quả, nếu như không có những con nợ gắn mác "Vina". Bởi thứ tài sản mà các "Vina" đem ra “cầm cố” tại ngân hàng hoặc là nguồn lực công, thực ra cũng là của nhân dân, hoặc là những con tàu lên lão, hoặc tệ hơn, những chiếc ụ tàu đồng nát.

Và sau các loại "Vina", quân cờ tiếp theo là những DN nào nữa? Thật khó có thể đưa ra được một con số chính xác số DN đã “chết”, khi những quân đôminô tiếp tục đổ xuống. Nhưng không khó để nhìn thấy nguyên nhân của những "cái chết": Thiếu vốn, nếu có cũng là mức lãi suất mà bây giờ có “buôn đất” cũng không trả nổi lãi. Bởi ngay cả khi “quyết tâm chính trị” và “lời hiệu triệu” của thống đốc về một mức lãi suất 15% được cho là có hiệu quả trong thực tế, thì hôm qua, không biết đã là lần thứ bao nhiêu, các vị đại biểu QH lại tiếp tục phản ánh về tình trạng: Khoản vay với lãi suất 15%, nhưng có tới 3/4 số tiền được các ngân hàng gợi ý gửi lại tiết kiệm, thực chất được vay với lãi suất hơn 18%.

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng hôm qua đã gợi ý để thống đốc thể hiện quyết tâm chính trị, rằng: Liệu với quyết tâm chính trị của thống đốc thì đến cuối năm này, hoặc đến 31.6 năm sau, nợ xấu có giảm không? Giảm cỡ bao nhiêu? Thống đốc đã nhận trách nhiệm trước khoản nợ xấu vượt xa ngưỡng an toàn 3%. Nhưng câu trả lời về thời hạn của ông là “trong nhiệm kỳ này”.

Dẫu sao, cũng có một thông tin có hậu để có thể kỳ vọng vào huyết mạch tài chính không bị ngừng trệ vì những cục máu đông - nợ xấu. Đó là việc Thanh tra Chính phủ đã chính thức kiến nghị tạm dừng thành lập mới các tập đoàn kinh tế nhà nước, do nguyên nhân chủ yếu là “đầu tư dàn trải dẫn đến lãng phí, thiếu hiệu quả; một số dự án đầu tư ngoài ngành tỉ suất lợi nhuận thấp, khả năng mất vốn cao…”.

Bởi nợ xấu chỉ có thể về ngưỡng an toàn khi những chiếc “máy xay tiền” được “rút điện”.

http://laodong.com.vn/Chinh-tri/Ly-thuyet-tiem-cam-do/80274.bld

22.6.12

Luật Biển, báo chí và nhân dân

Một bộ luật mà người dân có muốn cũng không thể biết có thể gọi là gì nếu như không phải là một bộ luật bí mật?


Điều mà báo chí quan tâm nhất trong phiên bế mạc kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XIII, có lẽ chính là việc QH có thông qua luật Biển? Và báo chí sẽ đưa những gì, đưa như thế nào về dự án được xem là quan trọng nhất trong kỳ họp lần này?

Câu hỏi thứ nhất có thể trả lời ngay: Hóa ra các vị đại biểu QH không kém như người ta tưởng. Căn cứ vào bản giải trình tiếp thu, thì trong các phiên thảo luận mà báo chí không được phép tham dự và đưa tin trước đó, rất nhiều đại biểu đề nghị quy định rõ về quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa ngay tại Điều 1 của dự thảo Luật. Có ý kiến thậm chí đề nghị cần quy định trong Luật này vị trí địa lý của các đảo, quần đảo. Điều này đã được Ban soạn thảo tiếp thu và ngay trong điều 1 luật Biển, chủ quyền thiêng liêng và bất khả xâm phạm đối với 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa đã được khẳng định. Khoảng 10h20 phút sáng qua, Quốc hội với 495/496 đại biểu tán thành đã thông qua luật Biển Việt Nam.

Chỉ có một điều đáng nói. Đó là vị đại biểu thứ 496. Dù không đồng ý thông qua hay không bỏ phiếu thông qua thì vị đại biểu duy nhất này cũng đã tạo ra sự ngạc nhiên đến sững sờ đối với những người chứng kiến. Thật khó có thể cắt nghĩa “lá phiếu thứ 496” này.

Có lẽ là tình cờ khi luật Biển, một bộ luật có ý nghĩa cách mạng- được thông qua đúng vào ngày báo chí cách mạng Việt Nam 21-6. Chỉ có điều, báo chí không “cách mạng” như người ta tưởng. VietNamNet là tờ đầu tiên đưa tương đối chi tiết luật Biển vào buổi trưa 21-6. Có điều, bài báo được gỡ xuống gần như ngay sau đó. Không cần phải đọc báo sáng nay cũng biết: Luật Biển chỉ được thể hiện dưới dạng tin một dòng. Đại khái QH thông qua luật Biển. Không chi tiết. Ngoại trừ trường hợp cực khó cắt nghĩa, là một bài to uỵch trên báo Nhân dân dưới dòng tít: “Quốc hội thông qua luật Biển Việt Nam”.

Nguyên Bộ trưởng Bộ 4T Lê Doãn Hợp, trong ngày báo chí cách mạng đã khẳng định hùng hồn: “Không có vùng cấm nào, chỉ có báo chí ngại không vào thì thành vùng cấm”. Đã không có “vùng cấm” mà báo chí lại chỉ đưa “tin một dòng”- không chi tiết, không bình luận về một bộ luật được quan tâm nhường đó thì chỉ có một khả năng: Các nhà báo, các tòa soạn cho rằng dân không được phép biết, hoặc không cần biết.

Tháng 8 năm ngoái, đại biểu QH Dương Trung Quốc đã có phát biểu vô cùng thẳng thắn xung quanh báo cáo về tình hình Biển Đông, một “báo cáo không đầy 1 tiếng và không có thảo luận”, rằng: Trừ một vài nội dung chi tiết, còn về căn bản nếu những nội dung báo cáo đó được trình bày cho dân chúng thì chỉ có tốt trở lên, dân sẽ tin hơn vào những gì Chính phủ đã làm. Nó làm sáng tỏ phần nào những băn khoăn, trăn trở của dân và quan trọng hơn là sự ủng hộ của dân được tổ chức, được huy động có hiệu quả”. Vị đại biểu, đồng thời là một nhà sử học nhấn mạnh:”Cái gì cần tế nhị trong quan hệ ngoại giao ta phải giữ, nhưng với dân thì không cần đến sự tế nhị mà cần sự tin cậy, thẳng thắn. Cái gì cần mềm mỏng với ngoại giao thì cũng cần mềm mỏng trong “nội giao”, đừng tạo ra những khoảng cách, những xung đột không đáng có giữa Chính phủ và nhân dân, cho dù sự cảnh giác là cần thiết”.

21-6 năm nay thì lại là một bộ luật “bí mật”.

Ai sẽ là người bảo vệ chủ quyền nếu không phải là nhân dân! Ai sẽ là người thực thi các bộ luật ngoài nhân dân! Nhưng liệu người dân có thể thực thi các bộ luật khi nó được các tòa báo “dấu kín”. Liệu họ có thể bảo vệ chủ quyền biển đảo nếu như hoàn toàn mù tịt, không biết bộ luật đó nói về cái gì!

Và liệu một bộ luật còn có giá trị thực thi nếu như chỉ vài trăm vị, dù là đại biểu dân cử được bàn, được biết?

Đào Tuấn

Việt Nam không có 'vùng cấm' báo chí?

Một cựu bộ trưởng truyền thông vừa tuyên bố rằng Việt Nam không cấm báo chí đưa tin mà chỉ có báo chí 'sợ không dám vào' một số lĩnh vực.

Ông Lê Doãn Hợp, người là Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông Việt Nam nhiệm kỳ 2007-2011, nói với trang tin VietnamNet của bộ này hôm 21/6:

"Tôi xin khẳng định ngay là không có vùng cấm nào [đối với báo chí], chỉ có báo chí ngại không vào mà thành vùng cấm.

Ông Lê Doãn Hợp có những phát biểu cấp tiến hơn
 so với khi ông còn tại chức 
"Báo chí, nếu phản ánh đúng, bản thân cái đúng tự bảo vệ mình."

Ông Hợp được biết tới với tuyên bố mà người ta gọi là báo chí "lề phải", ý chỉ báo chí nhà nước và "lề trái", tức các báo chỉ trích chính quyền.

Tuy nhiên bản thân ông nói phóng viên đã trích dẫn sai lời nói của ông, vốn ông có ý nói rằng báo chí cần tuân thủ pháp luật cũng như các phương tiện giao thông trên đường phải đi phía bên phải.
Trong phỏng vấn đăng đúng ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam, ông Hợp cũng nói:

"Hãy nhớ rằng tiêu cực luôn sợ báo chí.

"Một thiết chế chính trị mà báo chí đủ uy trước tiêu cực là thiết chế chính trị tuyệt vời.
"Mà để làm được điều đó, báo chí chỉ có cách làm tốt công tác phản biện."

Bản thân ông Hợp nói chính ông đã cùng các đồng nghiệp "đưa hai chữ "phản biện" vào Nghị quyết 11 [của Đảng Cộng sản]" và ông có cảm giác "lâng lâng " khi đạt được điều này.

Tuyên truyền đường lối

Những tuyên bố của ông Hợp có vẻ thẳng thắn và lý tưởng hơn so với thời ông còn làm bộ trưởng.
Người thay thế ông Hợp, ông Nguyễn Bắc Son, có những phát biểu nặng về đường lối chính sách hơn nhiều.

Trong cuộc giao lưu trực tuyến hôm 12/6, ông Son nói trong phần phát biểu trước khi trả lời câu hỏi của người theo dõi:
Hai phóng viên VOV bị hành hung tại Văn Giang khi đến đưa tin 
"Có thể nói, báo chí cách mạng đã khẳng định vai trò, hoàn thành tốt nhiệm vụ là phương tiện thông tin truyền thông thiết yếu, tuyên truyền đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước."

Ông Son không nhắc gì tới vai trò "phản biện" hay "giám định" mà ông Hợp đề cập tới trong phỏng vấn với VietnamNet.

Vị bộ trưởng đương quyền không nhắc gì tới chuyện người dân có thể làm gì với báo chí ngoại trừ khẳng định Việt Nam "không có báo tư nhân".

Phóng viên Nguyễn Hùng của BBC nói rằng chỉ có tại những nước đang phát triển người ta mới công khai tuyên bố truyền thông phục vụ chính quyền thay vì người dân.

Anh nói các nước tư bản phát triển có cách gây ảnh hưởng tới báo chí tinh vi và tế nhị hơn nhiều.
Họ cũng cho phép người dân sở hữu báo chí và coi đây là diễn đàn của công chúng chứ không phải của chính quyền, phóng viên BBC nói.

Việt Nam cũng bị cáo buộc tăng cường trấn áp báo chí và thế giới mạng trong vài năm gần đây.
Một tổ chức bảo vệ báo chí tây phương thậm chí liệt Việt Nam vào danh sách các nước mà họ gọi là "kẻ thù của internet".

BBC


21.6.12

Báo chí sống trong dân và trung thực chia sẻ với dân

Đó là sứ mệnh cao cả của báo chí cách mạng theo kỳ vọng của Karl Marx : "báo chí sống trong nhân dân và trung thực chia sẻ với nhân dân niềm hy vọng và nỗi lo lắng của họ, tình yêu và lòng căm thù của họ, niềm vui và nỗi buồn của họ. Trong hy vọng và lo lắng, có điều gì báo chí nghe được ở cuộc sống, báo chí sẽ lớn tiếng loan tin cho mọi người đếu biết, báo chí tuyên bố sự phán xét của mình đối với những tin tức đó"*.


Dõi theo những phóng sự nóng bỏng, những thông tin giàu sức cảnh báo, với nội dung truyền cảm đầy tính thuyết phục mà để thu thập được, những người làm báo phải đổ mồ hôi sôi nước mắt, kể cả không loại trừ khả năng bị đe doạ đến tính mạng, sẽ hiểu ra được cuộc chiến đấu trên trận địa này không kém phần cam go. Sự nhanh nhạy trong nắm bắt thông tin, tính chính xác trong nhìn nhận và phân tích sự kiện của một số nhà báo tài năng thể hiện trên nhiều trang của những tờ báo được công chúng đón chờ, đã thổi một luồng sinh khí vào đời sống xã hội.
Phóng viên tác nghiệp
Xã hội nhận ra ở đó cách nhìn thẳng vào sự thật và dám nói lên sự thật, phản ánh đúng ý chí và nguyện vọng của các tầng lớp nhân dân, từ đó, tạo ra một áp lực của dư luận xã hội đấu tranh chống lại những tiêu cực, những trì trệ, thoái hóa biến chất của một bộ phận không nhỏ trong bộ máy đang kìm hãm sự phát triển của đất nước. Những trang báo, những cây bút ấy đã thực hiện tốt trách nhiệm xã hội của báo chí. Cũng chính vì thế, người đọc thực sự biết ơn những cây bút trung thực và can đảm dám nói lên sự thật, cho dù có phải trả giá đắt cho việc đó.

Thì chả phải những nhà báo tâm huyết như Thức, như Thục Vy, như Vương, những nhân vật trong cuốn phim "Đàn Trời" đang chiếu trên tivi đã suýt chết vì thiên phóng sự giàu sức tố cáo đó sao! Thế lực bảo kê cho tội ác lại do Chủ tịch Tỉnh cầm đầu. Và một khi quyền lực Nhà nước câu kết với bọn ăn cắp cùng với thế lực "xã hội đen" hình thành nên một tổ chức "mafia" lũng đoạn các hoạt động kinh tế, thì về bản chất, nó đã trở thành vấn đề xã hội chính trị cực kỳ nguy hiểm, uy hiếp sự tồn vong của chế độ. Đừng quên rằng hình ảnh trong phim chỉ chuyển tải được một phần rất nhỏ cuộc sống thực mà chúng ta đang sống. Nhà báo chân chính phải dám đối diện với những thế lực đen tối trong cuộc sống thực đó.

Phải chăng đây chính là "cuộc chiến đấu khổng lồ" nhằm "chống lại những gì đã cũ kỹ hư hỏng để tạo ra những cái mới mẻ tốt tươi" mà Bác Hồ đã thiết tha căn dặn trong "Di Chúc"?. Để giành thắng lợi, "cần phải động viên toàn dân, tổ chức và giáo dục toàn dân, dựa vào lực lượng vĩ đại của toàn dân"**. Báo chí góp phần trực tiếp và sắc bén vào sự nghiệp cao cả đó.

Đây là sự kế thừa và phát huy truyền thống của báo chí cách mạng. Chỉ chẳng thế sao nếu nhớ lại bài báo "Thà ít mà tốt" trên báo Sự Thật số 49 ngày 4/3/1923 V.Lenin từng phẫn nộ về việc "Nhà nước Xô viết... đã chất đầy một đống rác rưởi đủ loại", trong đó không thiếu những kẻ "quyết ngoạm một miếng rồi chuồn".

V. Lenin vạch rõ : "Thế là đã năm năm, chúng ta ra sức cải tiến bộ máy nhà nước của ta. Nhưng đó chỉ là một hoạt động phí công, một hoạt động qua năm năm, đã chỉ cho chúng ta thấy rõ rằng hoạt động đó chỉ là vô hiệu, thậm chí còn vô ích, hay thậm chí còn có hại là khác". Bài báo ấy đã như một phát súng lệnh đẩy tới cuộc đấu tranh chống lũ tham nhũng đang là bọn cướp ngày nhân danh nhà nước để đục khoét của công.

V.Lenin đòi hỏi "về điểm này không thể có một chút do dự nào cả...hãy đuổi cổ bọn lợi dụng và bọn ăn cắp đã chui vào Đảng" ***.

Có lẽ không chỉ là 5 năm thất bại trong việc làm trong sạch bộ máy Đảng và Nhà nước ấy, mà đây cũng là một trong những nguyên nhân cơ bản đẩy tới sự sụp đổ của Nhà nước Xô Viết.

Bài học này vẫn còn nguyên vẹn cho đến hôm nay. Vì vậy mà báo chí, vũ khí sắc bén của nhân dân, với sức mạnh khó so sánh của nó, phải đi tiên phong trong "cuộc chiến đấu khổng lồ" này. Và trong cuộc chiến đang diễn ra, báo chí có được một lợi thế mà trước đây chưa thể có. Đó là những thành tựu to lớn của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin khiến cho sự bưng bít thông tin trở thành ngớ ngẩn.

Nhà báo thời nay, dù tự giác hay tự phát đều tiếp nhận được nguồn sức mạnh từ thành tựu ấy. Vấn đề đặt ra là bản lĩnh và trình độ của nhà báo có phát huy được nguồn sức mạnh đó hay không. Đã từng có những cây bút xông xáo, nhạy bén và quyết liệt. Và cũng đã có không ít người phải trả giá cho chuyện đó.

Không thiếu những phóng viên bị hành hung, bị đập máy ảnh khi tiếp cận hiện trường để thu thập thông tin. Với một môi trường pháp lý quá lỏng lẻo và bất cập, tinh thần thượng tôn pháp luật quá yếu kém, thì một số người cầm quyền hư hỏng sợ nhà báo như sợ cọp, sẽ tìm mọi cách đối phó, bất hợp tác và toan tính những hành vi mua chuộc, đe dọa, trấn áp. Vì vậy, cũng không thiếu những nhà báo thiếu bản lĩnh đã buông bút, thậm chí bẻ cong ngòi bút.

Với cuộc chiến đấu không cân sức này, sứ mệnh của báo chí đang được thử thách trong cơn sóng cả của dòng thác cuộc sống. Chỉ có điều, cuộc sống thì vẫn miệt mài tuôn chảy không theo trình tự tuyến tính mà là phi tuyến tính, luôn nảy sinh những nhân tố mới, những tương tác mới tạo ra khả năng hình thành những hợp trội không dự báo trước được.

Cũng giống như tốc độ của dòng sông được quyết định từ sức cuộn chảy từ bên dưới, dòng thác cuộc sống cũng vậy. Ý chí và sức mạnh của nhân dân rồi sẽ quyết định sự phát triển của chính nó. Chẳng thế mà Victor Hugo, đại văn hào Pháp khẳng định "Hãy nhìn vào dân chúng, bạn sẽ thấy chân lý".
Và đồng hương của ông, Napoléon Đệ nhất, người đã từng ngạo mạn tuyên bố "Nhà nước là ta" cũng đã phải nhẫn nhục nói rằng : "Nhà nước là cái gì? Không là cái gì cả, nếu nó không có dư luận". Nhà độc tài thông minh ấy đã hiểu được xét đến cùng, sức mạnh của cái Nhà nước mà ông ta nắm trong tay, là đến từ đâu.

Dõi theo cái logic này, sẽ hiểu ra cách lựa chọn của Thomass Jefferson: "nếu phải chọn một chính phủ không cần báo chí với một báo chí không cần chính phủ thì ông chọn cái thứ hai ". Đừng quên rằng Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trích dẫn Tuyên ngôn Độc lập năm 1776, để mở đầu cho"Tuyên ngôn Độc lập" ngày 2.9.1945.

Thoạt nghe, cứ ngỡ như là một cực đoan, song nếu biết rằng, vị tổng thống thứ ba của Hợp chủng quôc Hoa Kỳ chủ trương rằng chính quyền Liên Bang nên đóng vai trò càng nhỏ càng hay. Với chủ trương ấy, 37 năm sau, Abraham Lincoln đã mô tả chính quyền Hoa Kỳ phải là "của Dân, do Dân và vì Dân". Khi kết thúc nhiệm kỳ tổng thống, Thomass Jefferson tuyên bố : "Không một người tù nào cảm thấy nhẹ nhàng hơn tôi khi tôi trút được gánh nặng quyền lực".

Cho nên, cái lý của sự lựa chọn đó, xét đến cùng là ở sứ mệnh đích thực báo chí như nó cần phải có mà nếu thiếu nó thì cái nhà nước của dân, do dân và vì dân khó lòng thực thi được chức năng đích thực của nó khi nó là "là cái thế giới ý tưởng không ngừng trào ra từ thực tế hiện thực, lại chảy trở về hiện thực như một dòng thác đầy sinh khí "*.  Chỉ có thể trở thành "dòng thác đấy sinh khí ", chứ không là những bản sao lười nhác công văn chỉ thị dội từ trên xuống, khi báo chí thực hiện đúng sứ mệnh thiêng liêng của mình. Nhân kỷ niệm ngày nhà báo 21.6, thô thiển nhắc lại đôi điều nói trên tưởng cũng là một việc nên làm!
_________________________________________
*   C.Mác và  Ph. Ang-ghen Toàn Tập. Tập I. NXBCTQG 1995. tr.237, tr.99
**  Hồ Chí Minh toàn tập. Tập 12. NXBCTQG. Hà Nội 1996, tr. 505
** Lênin Toàn tập. Tập 45. NXB tiến bộ Matxcơva. 1978. Bản tiếng Việt, tr.15-18

Tác giả: GS TƯƠNG LAI
tuanvietnam



20.4.12

Báo Nga: Nên bán Su-35 cho Việt Nam hơn là Trung Quốc

Cách đây vài hôm, các bài viết cho biết các phương tiện truyền thông Nga đã chỉ trích việc Nga bán vũ khí tiên tiến Su-35 và các loại khác cho Trung Quốc…..

Theo đó, hành động này sẽ không chỉ gây tổn hại cho Nga trong lợi ích thương mại, an ninh quốc gia Nga mà còn đặt ra một mối đe dọa nghiêm trọng, bài viết kêu gọi Nga hủy bỏ việc bán 48 máy bay chiến đấu Su-35 cho Trung Quốc, nhưng có thể bán cho Việt Nam và Kazakhstan.
Nga nên bán Su-35 cho Việt Nam hơn là Trung Quốc
Nga nên bán Su-35 cho Việt Nam hơn là Trung Quốc 

Phương tiện truyền thông Nga nhận xét việc bán vũ khí cho Trung Quốc rằng: "Không được trang bị vũ khí tiên tiến cho các đối thủ tiềm năng."

Trong các doanh nghiệp quân sự và các tạp chí quân sự của Nga, theo báo Độc Lập cũng có một bài viết dài mới đây, cảnh báo rằng việc bán vũ khí tiên tiến và các trang thiết bị vũ khí khác sẽ đặt ra cho an ninh quốc gia Nga một mối đe dọa nghiêm trọng từ Trung Quốc.

Bài báo này chỉ trích rằng sự sụp đổ của Liên Xô, bầu không khí xã hội Nga và các hoạt động khác bị bao trùm bởi tiền bạc, và đã gây ra việc Nga bán các trang thiết bị vũ khí cho Trung Quốc để kiếm tiền bạc để rồi bỏ qua lợi ích an ninh quốc gia.

Đồng thời, vì lợi ích riêng của một số, Nga và một số các nhóm lợi ích cũng vận động hành lang để bán các loại vũ khí và trang thiết bị tiên tiến cho Trung Quốc.
Người Nga chắc vẫn chưa quên bài học Hồng Kỳ- 9 ( Hồng Kỳ- 9 là phiên bản tên lửa Trung Quốc là nhái hệ thống tên lửa S-300 của Nga)
Người Nga chắc vẫn chưa quên bài học Hồng Kỳ- 9 ( Hồng Kỳ- 9 là phiên bản tên lửa Trung Quốc là nhái hệ thống tên lửa S-300 của Nga) 

Bài viết cho biết, có thể thường thấy là Trung Quốc đã và đang mô phỏng theo các trang thiết bị vũ khí của Nga để bán trên thị trường quốc tế, có tác động xấu gây thiệt hại cho xuất khẩu vũ khí Nga và các lợi ích khác.

Nhưng điều này chỉ là một phần nhỏ của các tác động tiêu cực đối với Nga. Một mối đe dọa lớn hơn cho Nga, ngoài vũ khí của Nga, Trung Quốc còn bắt chước các loại vũ khí phương Tây, và sau đó Trung Quốc kết hợp và giả nâng cấp để cải thiện và đổi mới cho riêng mình, và làm cho sức mạnh quân sự của Trung Quốc đã tăng cường rất nhiều.
Bài học mang tên J-11 làm nhái Su-27 của Nga
Bài học mang tên J-11 làm nhái Su-27 của Nga 

Bài báo cho biết Nga dự định bán máy bay chiến đấu Su-35 cho Trung Quốc và các trang thiết bị vũ khí tiên tiến khác, đó là kẻ thù tiềm năng của lực lượng vũ trang Nga. Bài báo kêu gọi Nga hủy bỏ chương trình bán 48 chiến đấu cơ Su-35 cho Trung Quốc, hoặc bán cho Việt Nam, Kazakhstan, thay vì bán cho Trung Quốc, Việt Nam hoặc Kazakhstan có thể thị trường cung cấp máy bay chiến đấu thấp hơn, nhưng không thể là bán Su-35 cho Trung Quốc, không bán cũng là để tăng cường an ninh quốc gia của Nga.

Nga và Trung Quốc đã và đang chính thức giải quyết vấn đề biên giới, nhưng Nga vẫn còn có tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc và các nước châu Á khác lo lắng về việc mở rộng ảnh hưởng và sức mạnh của Trung Quốc.

Xung quanh vấn đề bán vũ khí tiên tiến cho Trung Quốc ở Nga đang có các cuộc tranh luận nóng bỏng và cũng có ý kiến ủng hộ.
Trung Quốc đã cho người Nga thấy nhiều bài học vô cùng đau xót
Trung Quốc đã cho người Nga thấy nhiều bài học vô cùng đau xót 

Giả thiết rằng việc hỗ trợ và bán vũ khí tiên tiến cho Trung Quốc, quân đội Trung Quốc với các hệ thống vũ khí của Nga, điều đó có thể giúp Nga hiểu rõ hơn về quân đội Trung Quốc, để có thể giúp Nga hiệu quả hơn để bảo vệ mình chống lại mối đe dọa từ Trung Quốc. Mặt khác, doanh số bán hàng của các vũ khí tiên tiến từ Nga sang Trung Quốc cũng có thể mang lại lợi ích chính trị.

Việc sử dụng những vũ khí do Nga chế tạo được sử dụng để chống lại Đài Loan, đặc biệt, để Trung Quốc tập trung vào cuộc đối đầu với Hoa Kỳ có thể giúp Nga giảm áp lực từ Trung Quốc.

Chuyên gia vũ khí Nga ông Piyatushen, cho biết, ông tin rằng Nga sẽ kéo thời gian và ít có khả năng bán máy bay chiến đấu Su-35 cho Trung Quốc.

Theo tin tức các cơ quan gần đây trích dẫn tin quốc phòng của Trung Quốc cho biết Trung Quốc đã phủ nhận những tin tức về việc mua 48 máy bay chiến đấu Su-35 của Nga.

Phú nguyễn (theo Bắc Kinh Nhật Báo, Vibay, hotrungnghia.multiply.com)