Trang

Diệp Kính Thiên: Nguyễn Tấn Dũng có thắng không?

Khả năng được đề cử chức Tổng bí thư khóa 12 cho Nguyễn Tấn Dũng có thể chắc chắn. Đây mới chỉ là hiệp một. Sang hiệp hai – bầu cử Ban chấp hành Trung ương khóa 12 – mới là chủ yếu.

Anh Ba Thanh: Nguyễn Phú Trọng sẽ làm Tổng bí thư nửa nhiệm kỳ đầu khóa XII ?

Khai mạc hội nghị, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã hé lộ một chi tiết đáng lưu ý trong báo cáo đó là về đề xuất tiêu chí xem xét trường hợp "đặc biệt"

Hiển thị các bài đăng có nhãn Bộ Ngoại giao. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Bộ Ngoại giao. Hiển thị tất cả bài đăng

23.8.12

Chủ tịch Eximbank: ông Kiên chỉ "to mồm"

Ông Lê Hùng Dũng
Chiều 22-8, trao đổi với Tuổi Trẻ, ông Lê Hùng Dũng - chủ tịch Ngân hàng Eximbank (EIB) - cho rằng ông Kiên chỉ “to mồm” chứ hoàn toàn không có ảnh hưởng gì tại Eximbank, chưa nói là ảnh hưởng lớn.

Theo ông Dũng, việc ông Kiên tuyên bố là “ông chủ” của Eximbank chỉ có ý nghĩa về mặt hình thức. “Không phải cứ anh Kiên mà ngay cả một anh đạp xích lô hay bác xe ôm, nếu có nắm giữ 5-10 cổ phiếu Eximbank cũng có quyền xưng là “ông chủ” của ngân hàng này, vì theo điều lệ thì cổ đông đều là ông chủ của Eximbank” - ông Dũng nói.

Theo ông Dũng, bản thân ông Nguyễn Đức Kiên hiện chỉ nắm 0,21% vốn cổ phần của Eximbank. Còn những người thân hoặc các công ty mà ông Kiên làm đại diện có nắm cổ phần tại Eximbank hay không, ông Dũng cho rằng ông không có thông tin vì chỉ quan tâm đến các cổ đông lớn, tức là những cá nhân hay tổ chức nắm 5% vốn cổ phần trở lên.

Liên quan đến tuyên bố của ông Kiên là cổ đông lớn của Eximbank, ông Dũng khẳng định đây là thông tin hoàn toàn sai sự thật nhưng bản thân ông không tiện tranh luận vì “anh Kiên cũng là cổ đông của Eximbank”, hơn nữa có tranh luận cũng chẳng giải quyết được điều gì.
Trong khi đó, trao đổi với Tuổi Trẻ, ông Phạm Hữu Phú - phó chủ tịch HĐQT Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) - khẳng định ông Nguyễn Đức Kiên hoàn toàn không có mối quan hệ nào với ngân hàng này.

“Không có chuyện ông Kiên nằm trong nhóm cổ đông nắm giữ cổ phiếu Sacombank đã ủy quyền cho Eximbank tham gia giành quyền kiểm soát Sacombank như dư luận từng đồn đoán” - ông Phú khẳng định. Theo ông Phú, trong danh sách cổ đông của Sacombank chốt ngày 30-6-2012, không có tên ông Nguyễn Đức Kiên cũng như ba tổ chức mà ông Kiên là đại diện.

Ngày 22-8, trong văn bản trả lời Cục Cảnh sát kinh tế (C46), Tổng cục Cảnh sát phòng chống tội phạm, ông Trầm Bê - phó chủ tịch HĐQT Sacombank - cho biết tính đến ngày 30-6, ông Nguyễn Đức Kiên không sở hữu cổ phần tại Sacombank.

Tuy nhiên, trong văn bản, ông Trầm Bê cũng cho biết không có đầy đủ thông tin về người thân của ông Kiên, đồng thời đề nghị cơ quan điều tra cho biết thêm về danh sách các người thân (cùng thông tin số CMND) để có điều kiện truy lục.

Trước đó, trong văn bản gửi Sacombank (STB) cùng ngày 22-8, C46 đã yêu cầu ngân hàng này cung cấp các tài liệu phản ánh các nội dung như: cổ phần của ông Nguyễn Đức Kiên và những người thân, người đứng tên hộ của ông Nguyễn Đức Kiên (bố, mẹ, vợ, anh, chị em...) tại Sacombank (hồ sơ mua bán cổ phần); tiền mua cổ phần từ tài khoản thuộc ngân hàng nào chuyển đến, thời gian (chứng từ); tình trạng cổ phần từ khi sở hữu đến nay; tổng số cổ phần mà ông Nguyễn Đức Kiên và người thân... sở hữu chiếm tỉ lệ bao nhiêu tại Sacombank.
Chứng khoán: nhà đầu tư trong nước bán, nước ngoài mua
Trong phiên giao dịch ngày 22-8, chứng khoán hai sàn tiếp tục mất điểm nhưng đà giảm đã chậm lại nhờ lực bắt đáy các cổ phiếu nhỏ và động thái tích cực gom cổ phiếu của nhà đầu tư nước ngoài.
Tại sàn TP.HCM, theo số liệu của HSX, phiên này khối ngoại mua vào khoảng 4,62 triệu chứng khoán với giá trị hơn 107,21 tỉ đồng, trong khi bán ra khoảng 2,88 triệu chứng khoán, giá trị hơn 73 tỉ đồng. Như vậy, phiên này nhà đầu tư nước ngoài tiếp tục mua ròng hơn 34 tỉ đồng. Trước đó, trong phiên 21-8, nhà đầu tư nước ngoài cũng mua ròng gần 133 tỉ đồng, bất chấp nhà đầu tư trong nước bán tháo.
Trở lại phiên 22-8, các cổ phiếu ngân hàng vẫn tiếp tục bị bán mạnh trong khi lực bắt đáy các cổ phiếu nhỏ cùng sự tăng giá của một số cổ phiếu có tỉ trọng lớn như DPM, GAS, PVD,VNM... đã đóng vai trò lực đỡ của thị trường. Kết thúc phiên giao dịch, VN-Index đóng cửa ở mức 410,23 điểm, chỉ mất 6,61 điểm (tương đương 1,59%), dù cuối đợt 1 đã mất đến 12,62 điểm (3,03%).
Theo một số chuyên gia, tâm lý nhà đầu tư đã ổn định trở lại sau đợt bán tháo cổ phiếu trước đó, nhiều nhà đầu tư vẫn tiếp tục mua vào giúp cho thanh khoản tại HSX duy trì ở mức xấp xỉ 1.000 tỉ đồng. Tại sàn Hà Nội, chỉ số HNX-Index phiên này giảm 2,3 điểm (tương đương 3,44%), đóng cửa ở mức 64,65 điểm.


http://vietstock.vn/2012/08/chu-tich-eximbank-ong-kien-chi-to-mom-757-236249.htm

25.5.12

Trung Quốc vi phạm lệnh cấm đánh bắt cá của chính mình?


Ngày 24-5, Philippines buộc tội Trung Quốc cố tình làm căng thẳng tình hình tại khu vực tranh chấp trên Biển Đông sau khi báo chí Manila đưa tin Bắc Kinh triển khai nhiều tàu tại khu vực này, bất chấp lệnh cấm đánh bắt cá mới được thực thi.

Bộ Ngoại giao Philippines cho biết họ "hết sức quan ngại” trước sự tăng đột biến số lượng tàu thuyền của Trung Quốc xung quanh khung vực tranh chấp căng thẳng Scarborough Shoal/Hoàng Nham trong mấy ngày qua.
Bãi cạn Scarborough Shoal/ Hoàng Nham  - nơi tranh chấp giữa Trung Quốc và Philippines

Theo đó, đêm ngày 22-5, Bộ Ngoại giao Philippines cho biết có khoảng 76 tàu của Trung Quốc xuất hiện trong khu vực này. Đây hầu hết là các tàu con, được triển khai từ các tàu lớn hơn để hoạt động tại các vùng nước nông, đánh bắt cá, sò và san hô. Manila cũng buộc tội Trung Quốc đã khai thác trái phép, đe dọa tới hệ sinh thái biển trong khu vực. "Đáng tiếc là những hành động này diễn ra trong lúc Trung Quốc đang nỗ lực giảm căng thẳng và cả hai bên đã có nhiều cuộc thảo luận về việc làm dịu tình hình trên Biển Đông” – Bộ Ngoại giao Philippines nêu rõ. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Philippines Raul Hernandez cho biết nhiều ngư dân Trung Quốc vẫn tiếp tục hoạt động đánh bắt trong khu vực, bất chấp lệnh đánh bắt cá mà chính nước họ mới đưa ra ngày 16-5. Lệnh cấm có hiệu lực tới ngày 1-8, phía Philippines cũng đã đưa ra một lệnh cấm tương tự.

Hiện giới chức chịu trách nhiệm quản lý khai thác thủy sản của Trung Quốc vẫn chưa đưa ra bất cứ bình luận nào về sự việc. Trong một bài phát biểu vắn tắt, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi đã nói có khoảng 20 tàu đánh cá của Trung Quốc đang hoạt động trong vùng biển tranh chấp. Ông Hồng cho rằng các tàu cá này đang hoạt động trong khu vực hoàn toàn hợp lệ đối chiếu với lệnh cấm mà họ đưa ra.

Trong tuyên bố của mình, Manila đã thể hiện rằng họ hy vọng lệnh cấm đánh bắt cá mà đã đưa ra là một cách thức giải quyết căng thẳng "giữ thể diện” cho cả hai bên trong tranh chấp tại bãi cạn Scarborough.

Căng thẳng bắt đầu tăng kể từ tháng trước, sau khi một số tàu của Chính phủ Trung Quốc ngăn cản chính quyền Philippines bắt giữ các tàu cá của họ đang khai thác trái phép trong khu vực. Các tuyên bố chủ quyền ngày càng mạnh mẽ của Bắc Kinh trong thời gian qua đã khiến nhiều quốc gia trong khu vực quan ngại, trong đó có Philippines, Malaysia, Brunei và Việt Nam.

Giới phân tích cho rằng, nếu tình hình tranh chấp trên Biển Đông càng kéo dài, sẽ càng khó cho bất kỳ bên nào chịu nhường bước và chịu mang tiếng là "nước yếu”. Đặc biệt, Trung Quốc đang tìm cách tăng cường sự hiện diện trên Biển Đông như một cường quốc, đối với cả trong nước và quốc tế... trước thời điểm chuyển giao các nhà lãnh đạo được coi là khá nhạy cảm.

Ngày 20-5, lần đầu tiên Nga lên tiếng về tình hình Biển Đông sau hơn một tháng khu vực này rơi vào căng thẳng vì tranh chấp lãnh hải giữa Philippines và Trung Quốc. "Moscow rất quan ngại về "sóng gió” gần đây ở Biển Đông. Liên bang Nga tuyên bố phản đối bất kỳ hành động can thiệp nào của các nước bên ngoài vào những cuộc tranh chấp ở Biển Đông. Đây là lập trường chính thức của chúng tôi” – Đại sứ Nga tại Manila, ông Nikolay Kudashev cho biết. Theo ông Kudashev, Nga rất lưu tâm đến việc nước này cũng như Mỹ không phải là một bên trong cuộc tranh chấp giữa Manila và Bắc Kinh xung quanh bãi cạn Scarborough.

Đây là lần đầu tiên một quan chức Chính phủ Nga công khai nói trực tiếp về cuộc tranh chấp lãnh hải ở Biển Đông. Ông Kudashev nhấn mạnh, Chính phủ Nga "không thờ ơ” trước tình hình hiện nay ở Biển Đông - khu vực rất gần biên giới Nga này. Cũng như Mỹ, Nga "rất lo ngại” về vấn đề tự do hàng hải. "Chúng tôi liên tục cam kết bảo vệ tự do hàng hải ở Biển Đông. Chúng tôi là một phần của khu vực này. Chúng tôi tin các nước sẽ coi trọng hàng đầu việc bảo đảm tự do hàng hải trong khu vực. Chúng tôi cần môi trường thương mại, giao thông an toàn. Điều đó là cho tất cả các nước như Trung Quốc, Mỹ, Philippines, Singapore và tất cả mọi người” – ông Kudashev nói thêm.

Ngoài ra, ông Kudashev cũng lên tiếng ủng hộ các nước trong khu vực tìm kiếm một giải pháp hòa bình trên cơ sở đàm phán và đối thoại.

Khánh Duy (ĐĐK)

3.5.12

Việt-Mỹ trong thế cờ biển Đông

Trả lời hãng tin Blomberg trong một phỏng vấn năm ngoái, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh được dẫn lời: "Không ai có thể tưởng tượng được là quan hệ giữa Hoa Kỳ và Việt Nam lại phát triển nhanh như thế này. Sau 16 năm bình thường hóa quan hệ, chúng ta đã tiến tới giai đoạn phát triển nó trên mọi lĩnh vực".

Hàm ý gì từ  tác động cộng hưởng kép?

Mỹ muốn gì ở Biển Đông? Và các nước ASEAN, mà cụ thể là Việt Nam có  thể hợp tác với siêu cường này như thế  nào để đảm bảo lợi ích của mình? Các  động thái gần đây cho thấy một bức tranh mới trong mối quan hệ hai bên đang dần dần xuất hiện với nhiều gam màu khác nhau. Từ mối quan hệ ban đầu chỉ tập trung vào việc tìm kiếm quân nhân Mỹ  mất tích trong chiến tranh Việt Nam, các dấu hiệu hợp tác gần đây khiến một số nhà quan sát  đã sử dụng cụm từ "mối quan hệ chiến lược" để hình dung về tương lai song phương giữa hai nước từng đối địch.
Tàu sân bay USS George Washington của Mỹ
thường xuyên xuất hiện ở các vùng biển châu Á trong những năm qua. Ảnh: US Navy
Trả lời hãng tin Blomberg trong một phỏng vấn năm ngoái, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh được dẫn lời: "Không ai có thể tưởng tượng được là quan hệ giữa Hoa Kỳ và Việt Nam lại phát triển nhanh như thế này. Sau 16 năm bình thường hóa quan hệ, chúng ta đã tiến tới giai đoạn phát triển nó trên mọi lĩnh vực".

Cụm từ "trong mọi lĩnh vực" của tân ngoại trưởng không quá lời, khi cách đây không lâu một hiệp ước giữa hai nước được ký kết tạo cho giới quan sát nhiều chú ý. Đó là hợp tác Quân y Việt - Mỹ. Theo báo chí đưa tin, thỏa thuận bao gồm các hoạt động trao đổi chuyên môn, hội thảo cũng như hợp tác nghiên cứu y học và là một hợp tác đầu tiên trong đó là quân sự - quốc phòng. Liệu y học có là "ngôn ngữ chung"  giúp nối liền những khoảng cách - như lời của quan chức Hải quân Mỹ ví von - thì chưa ai có  thể khẳng định. 

Nhưng những bước đi "mềm"  trong lĩnh vực còn được xem là nhiều nhạy cảm này có lẽ đã khởi động trước đó một thời gian qua lời cựu đại sứ Lê Công Phụng: "Việt Nam và Mỹ đã nhất trí thiết lập cơ chế đối thoại chiến lược về an ninh - quốc phòng và cho đến nay đã tiến hành được ba vòng đối thoại. Việt Nam là một trong số rất  ít các nước ở Đông Nam Á có cơ chế  này với Mỹ". 

Bối cảnh nào thúc đẩy mối quan hệ tiến nhanh như vậy, và những viên gạch nào cần tiếp tục  được đặt nền? Vượt trên các tên gọi của giới nghiên cứu hay các nhà ngoại giao, một góc nhìn trực diện vào bản chất thật sự của quan hệ Việt - Mỹ đang cần đưa lên bàn cân đánh giá  làm tiền đề cho quá trình hoạch định chính sách. Trong đó, tác động kép từ sự thay đổi cục diện khu vực đóng vai trò tiên yếu. Một là  quá trình toàn cầu hóa. Hai là sự trỗi dậy của Trung Quốc như một cường quốc kinh tế - quân sự. 

Tác động cộng hưởng kép

Dẫu đa phương hay song phương, dẫu quan hệ kinh tế hay ngoại giao, dẫu trong hoàn cảnh thuận hòa hay đang tồn tại một số bất đồng trước mắt, có hai yếu tố cần được xem xét, đó là toàn cầu hóa kinh tế và trỗi dậy của Trung Quốc trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Một mặt, sự lựa chọn của Việt Nam tham gia thị trường toàn cầu đã làm thay đổi định hướng trong các quyết định về chiến lược ngoại giao. 

Việc gia nhập tổ chức Thương mại Thế  giới (WTO) năm 2007 là một bước thứ hai trong quá  trình cải cách của Việt Nam, đánh dấu phương hướng đa phương hóa, đa dạng hóa trong các lựa chọn về  chính sách đối ngoại. Quá trình xích lại gần với cộng đồng chung thế giới nên được đánh giá trong bối cảnh ưu tiên về phát triển và  hiện đại hóa đất nước được đặt lên hàng đầu. Toàn cầu hóa trong mối quan hệ Việt - Mỹ, vì thế, kiến tạo một hình dung về thế giới ngày càng liên kết mà trong đó chia sẻ lợi  ích sẽ là yếu tố chủ đạo.
Bên cạnh đó, sự trỗi dậy của Trung Quốc xoay quanh cuộc tranh luận rằng liệu cán cân quyền lực toàn cầu có đang chuyển đổi hay không. Với Trung Quốc, một ngôi sao đang lên, đồng nghĩa rằng đây sẽ là đầu máy tăng trưởng và thịnh vượng của nền kinh tế khu vực. Gắn kết vào nền kinh tế  có 1,34 tỉ dân này là xu thế tất yếu, để tận dụng nguồn tài nguyên, giá thành nhân công, thị trường nội địa khổng lồ và xung lực tăng trưởng dồi dào.
Sự trỗi dậy của Trung Quốc như một cường quốc kinh tế - quân sự làm thay đổi tương đối cán cân quyền lực của các nước trong vùng Thái Bình Dương. Công bố về ngân sách quốc phòng từ Bắc Kinh trong năm 2011, theo phát ngôn viên chính phủ nước này, đã đạt 601 tỉ nhân dân tệ (91,5 tỉ USD), tăng 12,7%. Kế hoạch hiện đại hóa hạm đội tàu ngầm đạt bước tiến tương đối trong vòng bảy năm trở lại đây: trong năm 2002, chỉ có bảy trong 69 chiếc tàu ngầm đáp ứng tiêu chuẩn hiện đại, năm 2009 tỷ lệ này tăng lên 31 trên 65 chiếc, trong đó bao gồm 12 tàu ngầm hạng Kilo. 

Một xu hướng tương tự như thế cũng có thể quan sát từ kế hoạch phát triển kho vũ khí hạt nhân với việc thiết lập các loại tên lửa xuyên lục địa Dong Feng-31 và Dong Feng-31A với phạm vi tấn công khoảng từ 7.200km đến 11.200km. Song hành với chuyển động về năng lực quốc phòng, nước này đã có nhiều hành động xác quyết chủ quyền của mình tại vùng tranh chấp ở Biển Đông mà gần đây nhất qua hai vụ cắt cáp vụ tàu Bình Minh và tàu Viking trong vùng biển thuộc đặc quyền kinh tế của Việt Nam.

Biển Đông: Thế  của nước yếu, thế của nước mạnh 

Với Mỹ, điểm mà các nhà  phân tích chiến lược đặt câu hỏi là sự trỗi dậy của Trung Quốc (i) sẽ làm thay đổi cấu trúc  "đồng minh" của Mỹ tại châu Á - Thái Bình Dương như thế nào, và cũng không kém phần quan trọng (ii) là sẽ ảnh hưởng đến lựa chọn chiến lược của các nước nhỏ hay các nước vẫn chưa định hình vị trí của mình trong bàn cờ khu vực. Trong bài toán biển Đông, trước những hành động mang tính thách thức từ phía Trung Quốc qua hành xử của tàu hải giám, phân chia vùng lãnh hải hay tự diễn dịch UNCLOS phục vụ tùy theo lợi ích, nước Mỹ dường như đứng trước ngã ba đường. Tín hiệu xuất phát gần đây từ Washington cho thấy Chính phủ Mỹ có nhiều tiếng nói khẳng định lợi ích và sự cam kết hiện diện lâu dài tại châu Á. 

Tại Diễn đàn An ninh khu vực châu Á lần thứ 10 (Đối thoại Shangri-La 2011) Bộ trưởng Quốc phòng Robert Gates cá cược 100 USD đảm bảo rằng Hoa Kỳ sẽ tiếp tục hiện diện mạnh mẽ hơn trong vòng 5-10 năm tới. Hội nghị Diễn đàn ASEAN (ARF 18) ở Bali trước đấy một tuần, Ngoại trưởng Mỹ cũng đã kêu gọi các bên giải quyết vấn đề bằng pháp lý và thông báo rằng, Mỹ sẽ đóng vai trò thúc đẩy quá trình này, khuyến cáo tất cả các quốc gia liên quan cần phân định chủ quyền theo Luật Biển quốc tế 1982. 

Mặt khác, Mỹ cũng đang đứng trước bài toán ngân sách và khó khăn tài chính, dẫn đến xu hướng đòi hỏi chính phủ xét lại các vấn đề quốc nội nên đặt làm ưu tiên hàng đầu. Cuộc tranh luận về nợ công giữa lưỡng đảng tại Quốc hội Mỹ chấm dứt nhưng chưa kết thúc, khiến cho bất kỳ cam kết hiện diện quân sự, hay giữa đảm nhiệm vai trò mạnh mẽ hơn tại trong hồ sơ tranh chấp Biển Đông không chỉ là bài toán địa chiến lược, mà còn cần được phân tích dưới góc nhìn kinh tế. "Biển Đông hay là tôi" (hiểu như người dân đóng thuế Mỹ), quan điểm của một phân tích gia trên tạp chíForeign Policy tháng 6 năm ngoái có thể xem như đại diện một trường phái trong công luận Mỹ đặt dấu chấm hỏi về phí tổn nước Mỹ phải gánh chịu và nhu cầu đứng mũi chịu sào đảm bảo "ô dù an ninh chung" cho khu vực Thái Bình Dương.
Còn với các nước nhỏ trong khối ASEAN nói chung và Việt Nam nói riêng, thái độ của nước mạnh Trung Quốc lúc mềm mỏng, lúc cứng rắn với từng quốc gia, diễn ra trong từng diễn đàn, từng tình huống từ Bắc Kinh tạo nên những tiên đoán khác nhau từ các nước liên quan. Hoặc như chính sách của Bắc Kinh trong hồ sơ sông Mekong thời gian vừa qua cũng gây lo ngại cho những nước ở hạ nguồn. Siêu cường Mỹ vẫn giữ vai trò số một, nhưng phần nào đang suy giảm, và không trực tiếp đụng độ lợi ích từ việc tranh chấp, vì vậy giữ nguyên hiện trạng là lựa chọn khả dĩ. Các nước nhỏ ASEAN tổn thương trực tiếp từ tiếp cận sức mạnh, vì thế cần luật hơn cần nắm đấm.
Trái banh bây giờ lăn về phía cường quốc đang lên Trung Quốc thông qua một giả định và hai câu hỏi. Giả định rằng nếu Bắc Kinh tự tin vào sức mạnh của mình sẽ vượt Nhật, vượt Mỹ, thì một trật tự mới (giống như những gì xảy ra trong lịch sử) cần được phải sắp xếp lại. Trung Quốc sẽ đi con đường nào, lựa chọn sức mạnh thủy lôi, tàu chiến, xe tăng để xây mộng bá quyền hay lựa chọn thể chế chấp nhận tự giới hạn mình vào luật, chuẩn tắc giữ vai trò "vương quyền" lãnh đạo dẫn dắt? Và ở cái thế dự đoán giữa những kịch bản khó tiên đoán trước, quan hệ Việt - Mỹ cần dựa vào điểm tựa nào để hoạch định tương lai? 

Nguyễn Chính Tâm (VietNamNet)

29.4.12

Trung Quốc bác đề xuất của Philippines đưa tranh chấp ở Biển Đông ra Tòa án quốc tế

Ngày 29-4, Trung Quốc đã "nghiêm khắc" bác bỏ đề xuất của Philippines về việc đưa cuộc tranh chấp lãnh hải ở Biển Đông ra phân xử tại Tòa án quốc tế về Luật Biển.
Vụ trưởng Vụ biên giới và hải dương trực thuộc Bộ Ngoại giao Trung Quốc, ông Đặng Trung Hoa, ngày 28-4 đã triệu một nhân viên ngoại giao cấp cao của Philippines tại Bắc Kinh tới trụ sở bộ này để trao bản kháng nghị "nghiêm khắc" đối với động thái của Philippines.
Phó đô đốc Philippines Alexander Pama (bên phải) trưng bằng chứng về việc 2 tàu hải giám Trung Quốc "xâm phạm chủ quyền Philippines" ở Scarborough
Ông Đặng khẳng định với phái viên của Philippines: "Đảo Hoàng Nham (Philíppines gọi là Scarborough) là một phần lãnh thổ không thể tách rời của Trung Quốc kể từ thời cổ đại. Không hề có cơ sở pháp lý để kêu gọi một cơ quan quốc tế phân xử".
Trước đó, Bộ Ngoại giao Philippines cáo buộc hai tàu tuần duyên của nước này làm nhiệm vụ bảo vệ đảo Scarborough đã bị tàu ngư chính của Trung Quốc "uy hiếp" vào sáng cùng ngày.
Trong ba tuần qua, khu vực mà cả Bắc Kinh và Manila đều tuyên bố chủ quyền này đã diễn ra các cuộc đối đầu gay gắt của các tàu tuần tra của hai bên.
Theo TTXVN

28.3.12

Trung Quốc bất tín trong quan hệ với Việt Nam

Tin của các trang lãnh đạo -cũng ngạc nhiên khi lại có thể mạnh mẽ như vậy ???
Nguồnhttp://nguyentandung.org/bien-dao/trung-quoc-bat-tin-trong-quan-he-voi-viet-nam.html



Ngang nhiên bắt giữ, cản trở ngư dân Việt Nam đang hoạt động nghề cá tại vùng biển thuộc quần đảo Hoàng Sa nước ta là những hành động không hề mới của Trung Quốc. Chỉ có điều nó được các cơ quan chức năng của Trung Quốc lặp đi lặp lại với tần suất ngày một nhiều hơn. Điều đó không chỉ chứng tỏ sự coi thường luật pháp quốc tế, sự vô nhân đạo mà quan trọng hơn đó là sự bất tín của họ trong quan hệ Việt – Trung.
Bắt tàu cá Việt Nam bất chấp luật pháp và đạo lý
Trước sự việc Trung Quốc bắt và hiện đang giam giữ 21 ngư dân và 2 tàu cá của tỉnh Quảng Ngãi mang số hiệu QNg 66101TS và QNg 66074TS. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lương Thanh Nghị đã nêu rõ: “Quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam. Việc Trung Quốc bắt giữ, cản trở ngư dân Việt Nam đang hoạt động nghề cá tại vùng biển thuộc quần đảo Hoàng Sa đã xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền và quyền tài phán của nước ta. Việt Nam kiên quyết phản đối hành động này, yêu cầu Trung Quốc thả ngay và vô điều kiện các ngư dân, tàu cá nói trên. Chấm dứt việc bắt giữ, cản trở ngư dân Việt Nam tại các vùng biển của Việt Nam.”
Tàu cá và ngư dân Việt Nam đang hoạt động trong vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam
Đại diện Bộ Ngoại giao Việt Nam đã gặp Đại Sứ quán Trung Quốc trao công hàm nêu rõ lập trường của Việt Nam và đang tiếp tục đấu tranh để giải quyết vụ việc, bảo đảm lợi ích chính đáng của ngư dân Việt Nam. Còn nhớ, trước đó tròn 1 tháng (ngày 22/2), 11 ngư dân của ta trên tàu cá QNg 90281TS cũng của tỉnh Quảng Ngãi đã bị phía Trung Quốc dùng vũ lực uy hiếp, ngăn cản không cho vào quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam để tránh gió, đánh đập, lục soát lấy tài sản. Trước sự việc đó, hôm 29/2, Người phát ngôn Lương Thanh Nghị đã khẳng định: “Việt Nam có chủ quyền không tranh cãi đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Việc ngư dân Việt Nam hoạt động nghề cá tại các vùng biển thuộc hai quần đảo này là việc làm bình thường từ bao đời nay và phù hợp với các quy định của luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982.” Đồng thời nhấn mạnh: Hành động dùng vũ lực uy hiếp, đánh đập, lục soát lấy tài sản của ngư dân ta của phía Trung Quốc “đã xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán của Việt Nam, đi ngược lại tinh thần đối xử nhân đạo đối với ngư dân, đe dọa nghiêm trọng tính mạng và gây thiệt hại nặng nề về tài sản cho ngư dân Việt Nam, không phù hợp với quan hệ hữu nghị giữa hai nước và nhận thức chung của lãnh đạo cấp cao hai nước, trái với tinh thần Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC).”
Ngang nhiên lặp lại hành vi bắt và đánh đập tàu cá Việt Nam
Những hành động như kể trên của phía Trung Quốc không có gì là mới, chỉ có điều nó được các cơ quan chức năng của phía Trung Quốc lặp đi lặp lại với tần suất ngày một nhiều, ngang nhiên hơn. Điều đó không chỉ chứng tỏ sự coi thường luật pháp quốc tế, sự vô nhân đạo mà quan trọng hơn đó là sự bất tín của họ trong quan hệ Việt Nam – Trung Quốc.
Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Lương Thanh Nghị khẳng định Việt Nam có chủ quyền không tranh cãi đối với quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa
Không những thế, ngày 22/3, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi còn lớn tiếng cho rằng: Việc các ngư dân Việt Nam bị bắt là do đã xâm phạm chủ quyền và lãnh hải của Trung Quốc, vì thế phản ứng của Trung Quốc là hợp lý và đúng luật. Vờ lên mặt đạo đức khi nhắc nhở, Việt Nam nên quản lý và giáo dục ngư dân của mình, đừng để họ xâm nhập bất hợp pháp vào lãnh hải Trung Quốc nữa. Hoà theo giọng điệu đó, một số cơ quan truyền thông của Trung Quốc đăng tải ý kiến của một vài chuyên gia Trung Quốc cho rằng đây chỉ là hành động cảnh cáo với những ai có ý định xâm phạm lãnh hải của họ. Những lý lẽ họ đưa ra cho thấy sự cố tình bất chấp luật pháp quốc tế, bất chấp những chứng cứ lịch sử luôn khẳng định chủ quyền của Việt Nam ở Hoàng Sa và Trường Sa đã tồn tại từ bao đời nay, bất chấp cả đạo lý khi giở trò bắt bớ, đánh đập các ngư dân Việt Nam đang đánh bắt cá ngay trong vùng lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.
Trung Quốc: Lời nói không đi đôi với việc làm
Theo luật pháp quốc tế thì Hoàng Sa và Trường Sa chưa bao giờ được thế giới công nhận là của Trung Quốc. Một trong những chứng cứ minh chứng cho điều này là tại Hội nghị San Francisco năm 1951  đa số nước tham dự hội nghị bỏ phiếu không chấp nhận giao hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa cho Trung Quốc. Một năm sau, trong Hiệp ước hoà bình Trung – Nhật cũng đã nhấn mạnh việc không thừa nhận hai quần đảo trên là của Trung Quốc.
Cho tới năm 1974 Trung Quốc đã dùng vũ lực đánh chiếm toàn bộ quần đảo Hoàng Sa khi đó đang được quản lý bởi chính quyền Việt Nam Cộng hòa. Đến năm 1988 lại dùng vũ lực đánh chiếm một số đảo ở quần đảo Trường Sa thuộc quyền quản lý hợp pháp của Việt Nam. Những hành động trên được coi là sự cưỡng chiếm bất hợp pháp hay nói cho đúng là hành động xâm lược một cách trắng trợn, bất chấp luật pháp quốc tế. Nay, họ lại muốn tuyên bố chủ quyền và mở rộng vùng đặc quyền kinh tế ở khu vực hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là điều không thể được cộng đồng quốc tế chấp nhận. Bởi, theo Luật quốc tế cụ thể là theo UNCLOS 1982 thì tuyên bố như thế sẽ chồng lấn lên vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.
Lễ ký kết thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển giữa hai nước Việt Nam-Trung Quốc (trong chuyến thăm Trung Quốc của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng vào 10/2011)
Mà đã là vùng đặc quyền kinh tế của chúng ta, đương nhiên ngư dân của Việt Nam có quyền đánh bắt, khai thác thuỷ hải sản và các hoạt động kinh tế khác. Vì sao Trung Quốc lại trắng trợn có hành vi bắt bớ, đánh đập, cấm ngư dân Việt Nam đánh bắt cá tại vùng biển thuộc vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Nếu xét về luật pháp quốc tế là đây là hành vi sai trái, Trung Quốc đã không từ một thủ đoạn nào kể cả bắt giữ, đánh đập, lục soát lấy tài sản của những ngư dân Việt Nam bình thường – những con người chỉ quanh năm biết làm bạn với biển cả của Tổ quốc, lấy con tàu làm nhà, chứ không hề biết đến súng đạn, thù hận. Trung Quốc cố tình làm thế với mục đích khiến cộng đồng quốc tế hiểu sai về vùng đặc quyền kinh tế nằm trong sự quản lý của Việt Nam. Hành vi ấy chứng tỏ ý đồ cướp đất của phía Trung Quốc là quá rõ ràng. Nó không hề phù hợp với hành vi của một cường quốc, với xu thế của cộng đồng quốc tế hiện nay khi giải quyết các vấn đề trên biển bằng hoà bình. Có lẽ cũng vì thế mà họ đã buộc phải bội tín với phương châm “16 chữ vàng và tinh thần 4 tốt” mà chính họ hay rao giảng. Cách đây chưa đầy 6 tháng, ngày 11/10, nhân chuyến thăm của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và đoàn cấp cao Đảng ta tới Trung Quốc, họ đã cùng với chúng ta ký “Thỏa thuận những Nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển giữa hai nước” làm kim chỉ nam cho việc giải quyết những tồn tại về các vấn đề trên biển.
Đối với Trung Quốc thì lời nói không hoặc chưa bao giờ đi đôi với việc làm. Cách hành xử của họ không thể được coi là cách hành xử của một “láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt”. Tin rằng, cộng đồng quốc tế sẽ tự tìm cho mình câu trả lời thông qua hành xử kiểu “vừa ăn cướp, vừa la làng” của Trung Quốc ở Biển Đông thời gian gần đây. Còn về phía Việt Nam, kết hợp với sự đấu tranh cương quyết đúng về lý, hợp về tình, chúng ta sẽ tìm được tiếng nói chung với cộng đồng quốc tế, với những người có lương tri. Hành vi bất chấp đạo lý và luật pháp của Trung Quốc trước sau sẽ bị lên án bởi công luận, cộng đồng quốc tế.
Bạch Dương