Trang

Diệp Kính Thiên: Nguyễn Tấn Dũng có thắng không?

Khả năng được đề cử chức Tổng bí thư khóa 12 cho Nguyễn Tấn Dũng có thể chắc chắn. Đây mới chỉ là hiệp một. Sang hiệp hai – bầu cử Ban chấp hành Trung ương khóa 12 – mới là chủ yếu.

Anh Ba Thanh: Nguyễn Phú Trọng sẽ làm Tổng bí thư nửa nhiệm kỳ đầu khóa XII ?

Khai mạc hội nghị, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã hé lộ một chi tiết đáng lưu ý trong báo cáo đó là về đề xuất tiêu chí xem xét trường hợp "đặc biệt"

Hiển thị các bài đăng có nhãn ngư dân. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn ngư dân. Hiển thị tất cả bài đăng

2.4.12

Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải yêu cầu Trung Quốc thả ngư dân


Theo BBC đưa tin về cuộc gặp của Phó thủ tướng VN và TQ. Đáng chú ý là việc giải quyết ngư dân Việt Nam bị TQ bắt như thế nào. Báo Vì Dân xin gửi đến bạn đọc chi tiết bài viết

Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải của Việt Nam đã yêu cầu Trung Quốc thả vô điều kiện hai tàu cá và 21 ngư dân Việt Nam hiện đang bị Trung Quốc giam giữ.
Ông Hải đã đưa ra yêu cầu này với người đồng cấp Trung Quốc là Lý Khắc Cường trong cuộc gặp tại thành phố Bác Ngao thuộc tỉnh Hải Nam của Trung Quốc hôm thứ Bảy ngày 31/1.
Ông Lý hiện là ủy viên Thường vụ Bộ chính trị đầy quyền lực của Trung Quốc và được cho là sẽ thay thế thủ tướng sắp mãn nhiệm Ôn Gia Bảo.
Ông Hải đang có chuyến công cán đến Hải Nam để tham dự hội nghị thường niên Diễn đàn Bác Ngao về châu Á diễn ra từ ngày 01 đến 03/4.
Hai vị phó thủ tướng đã thảo luận về những diễn biến gần đây trên Biển Đông
Hai vị phó thủ tướng đã thảo luận về những diễn biến gần đây trên Biển Đông
Phó thủ tướng Việt Nam cũng yêu cầu phía Trung Quốc không có những hành động làm phức tạp thêm tình hình, theo tường thuật của Thông tấn xã Việt Nam.
Tuy nhiên, bản tin của Thông tấn xã Việt Nam không cho biết ông Lý đã trả lời như thế nào đối với yêu cầu thả ngư dân của ông Hải.
Ông Hoàng Trung Hải một lần nữa nhấn mạnh tầm quan trọng của các nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết các vấn đề trên biển mà hai nước đã ký kết trong chuyến thăm Trung Quốc hồi tháng 10 năm ngoái của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Ông Hải yêu cầu hai nước thực hiện nghiêm túc các nguyên tắc trên để xử lý các vấn đề nảy sinh trên biển.

Giải quyết 'thích hợp'

Trong khi đó, phó thủ tướng nước chủ nhà Lý Khắc Cường dùng chữ ‘thích hợp’ để mô tả cách hai nước nên giải quyết các tranh chấp trên Biển Đông.
Phó Thủ tướng Lý cho rằng hai nước nên xuất phát từ tầm nhìn lâu dài và có những biện pháp thiết thực để duy trì sự phát triển bền vững trong quan hệ song phương, theo tường thuật của Tân Hoa Xã.
Ông Lý cũng cho rằng Chính phủ Trung Quốc hết sức coi trọng quan hệ Trung-Việt và mong muốn hợp tác cùng có lợi với Việt Nam trên tất cả mọi lĩnh vực.
Hai vị phó thủ tướng cũng bày tỏ mong muốn đưa kim ngạch thương mại song phương lên 60 tỷ đô la vào năm 2015, trong đó góp phần từng bước giảm nhập siêu của Việt Nam.
Cũng trong trong khuôn khổ chuyến thăm Hải Nam, phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải cũng có cuộc tiếp xúc với bí thư Tỉnh ủy của tỉnh này là ông La Bảo Minh để bàn các biện pháp thúc đẩy các quan hệ kinh tế, thương mại giữa Hải Nam và các địa phương của Việt Nam.
Trong một cuộc trao đổi với BBC, Chủ tịch Hội nghề cá Việt Nam Nguyễn Việt Thắng nói ông tin rằng cuối cùng phía Trung Quốc cũng phải thả vô điều kiện các ngư dân Việt Nam như những lần trước đây.
“Dù thế nào cũng phải giải quyết theo thỏa thuận cấp cao giữa hai nước,” ông Thắng nói.
Ông nói trước những động thái gần đây của phía Trung Quốc tại ngư trường gần Hoàng Sa, trong số các ngư dân Việt Nam cũng có người lo sợ.
Tuy nhiên đa phần các ngư dân vẫn đánh bắt tại Hoàng Sa đó là công việc bình thường và là cuộc sống của họ.
“Đó là ngư trường quen thuộc của ngư dân Việt Nam nhiều thế kỷ nay,” ông giải thích.

28.3.12

Trung Quốc bất tín trong quan hệ với Việt Nam

Tin của các trang lãnh đạo -cũng ngạc nhiên khi lại có thể mạnh mẽ như vậy ???
Nguồnhttp://nguyentandung.org/bien-dao/trung-quoc-bat-tin-trong-quan-he-voi-viet-nam.html



Ngang nhiên bắt giữ, cản trở ngư dân Việt Nam đang hoạt động nghề cá tại vùng biển thuộc quần đảo Hoàng Sa nước ta là những hành động không hề mới của Trung Quốc. Chỉ có điều nó được các cơ quan chức năng của Trung Quốc lặp đi lặp lại với tần suất ngày một nhiều hơn. Điều đó không chỉ chứng tỏ sự coi thường luật pháp quốc tế, sự vô nhân đạo mà quan trọng hơn đó là sự bất tín của họ trong quan hệ Việt – Trung.
Bắt tàu cá Việt Nam bất chấp luật pháp và đạo lý
Trước sự việc Trung Quốc bắt và hiện đang giam giữ 21 ngư dân và 2 tàu cá của tỉnh Quảng Ngãi mang số hiệu QNg 66101TS và QNg 66074TS. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lương Thanh Nghị đã nêu rõ: “Quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam. Việc Trung Quốc bắt giữ, cản trở ngư dân Việt Nam đang hoạt động nghề cá tại vùng biển thuộc quần đảo Hoàng Sa đã xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền và quyền tài phán của nước ta. Việt Nam kiên quyết phản đối hành động này, yêu cầu Trung Quốc thả ngay và vô điều kiện các ngư dân, tàu cá nói trên. Chấm dứt việc bắt giữ, cản trở ngư dân Việt Nam tại các vùng biển của Việt Nam.”
Tàu cá và ngư dân Việt Nam đang hoạt động trong vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam
Đại diện Bộ Ngoại giao Việt Nam đã gặp Đại Sứ quán Trung Quốc trao công hàm nêu rõ lập trường của Việt Nam và đang tiếp tục đấu tranh để giải quyết vụ việc, bảo đảm lợi ích chính đáng của ngư dân Việt Nam. Còn nhớ, trước đó tròn 1 tháng (ngày 22/2), 11 ngư dân của ta trên tàu cá QNg 90281TS cũng của tỉnh Quảng Ngãi đã bị phía Trung Quốc dùng vũ lực uy hiếp, ngăn cản không cho vào quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam để tránh gió, đánh đập, lục soát lấy tài sản. Trước sự việc đó, hôm 29/2, Người phát ngôn Lương Thanh Nghị đã khẳng định: “Việt Nam có chủ quyền không tranh cãi đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Việc ngư dân Việt Nam hoạt động nghề cá tại các vùng biển thuộc hai quần đảo này là việc làm bình thường từ bao đời nay và phù hợp với các quy định của luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982.” Đồng thời nhấn mạnh: Hành động dùng vũ lực uy hiếp, đánh đập, lục soát lấy tài sản của ngư dân ta của phía Trung Quốc “đã xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán của Việt Nam, đi ngược lại tinh thần đối xử nhân đạo đối với ngư dân, đe dọa nghiêm trọng tính mạng và gây thiệt hại nặng nề về tài sản cho ngư dân Việt Nam, không phù hợp với quan hệ hữu nghị giữa hai nước và nhận thức chung của lãnh đạo cấp cao hai nước, trái với tinh thần Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC).”
Ngang nhiên lặp lại hành vi bắt và đánh đập tàu cá Việt Nam
Những hành động như kể trên của phía Trung Quốc không có gì là mới, chỉ có điều nó được các cơ quan chức năng của phía Trung Quốc lặp đi lặp lại với tần suất ngày một nhiều, ngang nhiên hơn. Điều đó không chỉ chứng tỏ sự coi thường luật pháp quốc tế, sự vô nhân đạo mà quan trọng hơn đó là sự bất tín của họ trong quan hệ Việt Nam – Trung Quốc.
Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Lương Thanh Nghị khẳng định Việt Nam có chủ quyền không tranh cãi đối với quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa
Không những thế, ngày 22/3, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi còn lớn tiếng cho rằng: Việc các ngư dân Việt Nam bị bắt là do đã xâm phạm chủ quyền và lãnh hải của Trung Quốc, vì thế phản ứng của Trung Quốc là hợp lý và đúng luật. Vờ lên mặt đạo đức khi nhắc nhở, Việt Nam nên quản lý và giáo dục ngư dân của mình, đừng để họ xâm nhập bất hợp pháp vào lãnh hải Trung Quốc nữa. Hoà theo giọng điệu đó, một số cơ quan truyền thông của Trung Quốc đăng tải ý kiến của một vài chuyên gia Trung Quốc cho rằng đây chỉ là hành động cảnh cáo với những ai có ý định xâm phạm lãnh hải của họ. Những lý lẽ họ đưa ra cho thấy sự cố tình bất chấp luật pháp quốc tế, bất chấp những chứng cứ lịch sử luôn khẳng định chủ quyền của Việt Nam ở Hoàng Sa và Trường Sa đã tồn tại từ bao đời nay, bất chấp cả đạo lý khi giở trò bắt bớ, đánh đập các ngư dân Việt Nam đang đánh bắt cá ngay trong vùng lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.
Trung Quốc: Lời nói không đi đôi với việc làm
Theo luật pháp quốc tế thì Hoàng Sa và Trường Sa chưa bao giờ được thế giới công nhận là của Trung Quốc. Một trong những chứng cứ minh chứng cho điều này là tại Hội nghị San Francisco năm 1951  đa số nước tham dự hội nghị bỏ phiếu không chấp nhận giao hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa cho Trung Quốc. Một năm sau, trong Hiệp ước hoà bình Trung – Nhật cũng đã nhấn mạnh việc không thừa nhận hai quần đảo trên là của Trung Quốc.
Cho tới năm 1974 Trung Quốc đã dùng vũ lực đánh chiếm toàn bộ quần đảo Hoàng Sa khi đó đang được quản lý bởi chính quyền Việt Nam Cộng hòa. Đến năm 1988 lại dùng vũ lực đánh chiếm một số đảo ở quần đảo Trường Sa thuộc quyền quản lý hợp pháp của Việt Nam. Những hành động trên được coi là sự cưỡng chiếm bất hợp pháp hay nói cho đúng là hành động xâm lược một cách trắng trợn, bất chấp luật pháp quốc tế. Nay, họ lại muốn tuyên bố chủ quyền và mở rộng vùng đặc quyền kinh tế ở khu vực hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là điều không thể được cộng đồng quốc tế chấp nhận. Bởi, theo Luật quốc tế cụ thể là theo UNCLOS 1982 thì tuyên bố như thế sẽ chồng lấn lên vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.
Lễ ký kết thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển giữa hai nước Việt Nam-Trung Quốc (trong chuyến thăm Trung Quốc của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng vào 10/2011)
Mà đã là vùng đặc quyền kinh tế của chúng ta, đương nhiên ngư dân của Việt Nam có quyền đánh bắt, khai thác thuỷ hải sản và các hoạt động kinh tế khác. Vì sao Trung Quốc lại trắng trợn có hành vi bắt bớ, đánh đập, cấm ngư dân Việt Nam đánh bắt cá tại vùng biển thuộc vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Nếu xét về luật pháp quốc tế là đây là hành vi sai trái, Trung Quốc đã không từ một thủ đoạn nào kể cả bắt giữ, đánh đập, lục soát lấy tài sản của những ngư dân Việt Nam bình thường – những con người chỉ quanh năm biết làm bạn với biển cả của Tổ quốc, lấy con tàu làm nhà, chứ không hề biết đến súng đạn, thù hận. Trung Quốc cố tình làm thế với mục đích khiến cộng đồng quốc tế hiểu sai về vùng đặc quyền kinh tế nằm trong sự quản lý của Việt Nam. Hành vi ấy chứng tỏ ý đồ cướp đất của phía Trung Quốc là quá rõ ràng. Nó không hề phù hợp với hành vi của một cường quốc, với xu thế của cộng đồng quốc tế hiện nay khi giải quyết các vấn đề trên biển bằng hoà bình. Có lẽ cũng vì thế mà họ đã buộc phải bội tín với phương châm “16 chữ vàng và tinh thần 4 tốt” mà chính họ hay rao giảng. Cách đây chưa đầy 6 tháng, ngày 11/10, nhân chuyến thăm của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và đoàn cấp cao Đảng ta tới Trung Quốc, họ đã cùng với chúng ta ký “Thỏa thuận những Nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển giữa hai nước” làm kim chỉ nam cho việc giải quyết những tồn tại về các vấn đề trên biển.
Đối với Trung Quốc thì lời nói không hoặc chưa bao giờ đi đôi với việc làm. Cách hành xử của họ không thể được coi là cách hành xử của một “láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt”. Tin rằng, cộng đồng quốc tế sẽ tự tìm cho mình câu trả lời thông qua hành xử kiểu “vừa ăn cướp, vừa la làng” của Trung Quốc ở Biển Đông thời gian gần đây. Còn về phía Việt Nam, kết hợp với sự đấu tranh cương quyết đúng về lý, hợp về tình, chúng ta sẽ tìm được tiếng nói chung với cộng đồng quốc tế, với những người có lương tri. Hành vi bất chấp đạo lý và luật pháp của Trung Quốc trước sau sẽ bị lên án bởi công luận, cộng đồng quốc tế.
Bạch Dương