Trang

Diệp Kính Thiên: Nguyễn Tấn Dũng có thắng không?

Khả năng được đề cử chức Tổng bí thư khóa 12 cho Nguyễn Tấn Dũng có thể chắc chắn. Đây mới chỉ là hiệp một. Sang hiệp hai – bầu cử Ban chấp hành Trung ương khóa 12 – mới là chủ yếu.

Anh Ba Thanh: Nguyễn Phú Trọng sẽ làm Tổng bí thư nửa nhiệm kỳ đầu khóa XII ?

Khai mạc hội nghị, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã hé lộ một chi tiết đáng lưu ý trong báo cáo đó là về đề xuất tiêu chí xem xét trường hợp "đặc biệt"

Hiển thị các bài đăng có nhãn Bộ Công an. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Bộ Công an. Hiển thị tất cả bài đăng

23.8.12

Chủ tịch Eximbank: ông Kiên chỉ "to mồm"

Ông Lê Hùng Dũng
Chiều 22-8, trao đổi với Tuổi Trẻ, ông Lê Hùng Dũng - chủ tịch Ngân hàng Eximbank (EIB) - cho rằng ông Kiên chỉ “to mồm” chứ hoàn toàn không có ảnh hưởng gì tại Eximbank, chưa nói là ảnh hưởng lớn.

Theo ông Dũng, việc ông Kiên tuyên bố là “ông chủ” của Eximbank chỉ có ý nghĩa về mặt hình thức. “Không phải cứ anh Kiên mà ngay cả một anh đạp xích lô hay bác xe ôm, nếu có nắm giữ 5-10 cổ phiếu Eximbank cũng có quyền xưng là “ông chủ” của ngân hàng này, vì theo điều lệ thì cổ đông đều là ông chủ của Eximbank” - ông Dũng nói.

Theo ông Dũng, bản thân ông Nguyễn Đức Kiên hiện chỉ nắm 0,21% vốn cổ phần của Eximbank. Còn những người thân hoặc các công ty mà ông Kiên làm đại diện có nắm cổ phần tại Eximbank hay không, ông Dũng cho rằng ông không có thông tin vì chỉ quan tâm đến các cổ đông lớn, tức là những cá nhân hay tổ chức nắm 5% vốn cổ phần trở lên.

Liên quan đến tuyên bố của ông Kiên là cổ đông lớn của Eximbank, ông Dũng khẳng định đây là thông tin hoàn toàn sai sự thật nhưng bản thân ông không tiện tranh luận vì “anh Kiên cũng là cổ đông của Eximbank”, hơn nữa có tranh luận cũng chẳng giải quyết được điều gì.
Trong khi đó, trao đổi với Tuổi Trẻ, ông Phạm Hữu Phú - phó chủ tịch HĐQT Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) - khẳng định ông Nguyễn Đức Kiên hoàn toàn không có mối quan hệ nào với ngân hàng này.

“Không có chuyện ông Kiên nằm trong nhóm cổ đông nắm giữ cổ phiếu Sacombank đã ủy quyền cho Eximbank tham gia giành quyền kiểm soát Sacombank như dư luận từng đồn đoán” - ông Phú khẳng định. Theo ông Phú, trong danh sách cổ đông của Sacombank chốt ngày 30-6-2012, không có tên ông Nguyễn Đức Kiên cũng như ba tổ chức mà ông Kiên là đại diện.

Ngày 22-8, trong văn bản trả lời Cục Cảnh sát kinh tế (C46), Tổng cục Cảnh sát phòng chống tội phạm, ông Trầm Bê - phó chủ tịch HĐQT Sacombank - cho biết tính đến ngày 30-6, ông Nguyễn Đức Kiên không sở hữu cổ phần tại Sacombank.

Tuy nhiên, trong văn bản, ông Trầm Bê cũng cho biết không có đầy đủ thông tin về người thân của ông Kiên, đồng thời đề nghị cơ quan điều tra cho biết thêm về danh sách các người thân (cùng thông tin số CMND) để có điều kiện truy lục.

Trước đó, trong văn bản gửi Sacombank (STB) cùng ngày 22-8, C46 đã yêu cầu ngân hàng này cung cấp các tài liệu phản ánh các nội dung như: cổ phần của ông Nguyễn Đức Kiên và những người thân, người đứng tên hộ của ông Nguyễn Đức Kiên (bố, mẹ, vợ, anh, chị em...) tại Sacombank (hồ sơ mua bán cổ phần); tiền mua cổ phần từ tài khoản thuộc ngân hàng nào chuyển đến, thời gian (chứng từ); tình trạng cổ phần từ khi sở hữu đến nay; tổng số cổ phần mà ông Nguyễn Đức Kiên và người thân... sở hữu chiếm tỉ lệ bao nhiêu tại Sacombank.
Chứng khoán: nhà đầu tư trong nước bán, nước ngoài mua
Trong phiên giao dịch ngày 22-8, chứng khoán hai sàn tiếp tục mất điểm nhưng đà giảm đã chậm lại nhờ lực bắt đáy các cổ phiếu nhỏ và động thái tích cực gom cổ phiếu của nhà đầu tư nước ngoài.
Tại sàn TP.HCM, theo số liệu của HSX, phiên này khối ngoại mua vào khoảng 4,62 triệu chứng khoán với giá trị hơn 107,21 tỉ đồng, trong khi bán ra khoảng 2,88 triệu chứng khoán, giá trị hơn 73 tỉ đồng. Như vậy, phiên này nhà đầu tư nước ngoài tiếp tục mua ròng hơn 34 tỉ đồng. Trước đó, trong phiên 21-8, nhà đầu tư nước ngoài cũng mua ròng gần 133 tỉ đồng, bất chấp nhà đầu tư trong nước bán tháo.
Trở lại phiên 22-8, các cổ phiếu ngân hàng vẫn tiếp tục bị bán mạnh trong khi lực bắt đáy các cổ phiếu nhỏ cùng sự tăng giá của một số cổ phiếu có tỉ trọng lớn như DPM, GAS, PVD,VNM... đã đóng vai trò lực đỡ của thị trường. Kết thúc phiên giao dịch, VN-Index đóng cửa ở mức 410,23 điểm, chỉ mất 6,61 điểm (tương đương 1,59%), dù cuối đợt 1 đã mất đến 12,62 điểm (3,03%).
Theo một số chuyên gia, tâm lý nhà đầu tư đã ổn định trở lại sau đợt bán tháo cổ phiếu trước đó, nhiều nhà đầu tư vẫn tiếp tục mua vào giúp cho thanh khoản tại HSX duy trì ở mức xấp xỉ 1.000 tỉ đồng. Tại sàn Hà Nội, chỉ số HNX-Index phiên này giảm 2,3 điểm (tương đương 3,44%), đóng cửa ở mức 64,65 điểm.


http://vietstock.vn/2012/08/chu-tich-eximbank-ong-kien-chi-to-mom-757-236249.htm

18.5.12

Khởi tố, bắt giam ông Dương Chí Dũng - nguyên chủ tịch HĐQT Vinalines

Ngày 18-5, Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an đã khởi tố bị can, ra lệnh bắt tạm giam, lệnh khám xét đối với ông Dương Chí Dũng - cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam, nguyên chủ tịch HĐQT Tổng công ty Hàng hải VN.

Ông Mai Văn Phúc (54 tuổi, trú ở Thụy Khuê, quận Tây Hồ, Hà Nội) - phó vụ trưởng Vụ Vận tải, Bộ Giao thông vận tải, nguyên tổng giám đốc Tổng công ty Hàng hải VN - Vinalines và ông Trần Hữu Chiều (60 tuổi, trú ở Thái Thịnh, quận Đống Đa) - phó tổng giám đốc Vinalines cũng bị khởi tố, ra lệnh bắt tạm giam về hành vi “cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”.
Được biết, hiện ông Dũng đang vắng mặt tại nơi ở và không đến cơ quan làm việc.

Từ trái sang: ông Mai Văn Phúc, Dương Chí Dũng và Trần Hữu Chiều 
Trao đổi với Tuổi Trẻ, ông Trương Tấn Viên - thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải - cho biết bộ đã nhận được thông báo của cơ quan điều tra về quyết định khởi tố, bắt tạm giam 4 tháng đối với ông Dương Chí Dũng và ông Mai Văn Phúc để phục vụ điều tra về những sai phạm của ông Dũng khi còn làm ở Vinalines.
Tuy nhiên, ông Viên cho biết đến chiều nay bộ vẫn chưa biết được thông tin ông Dũng đã bị bắt hay chưa.
Theo ông Viên, “sáng nay cơ quan công an đã khám phòng làm việc của ông Dũng nhưng không thấy ông Dũng đến cơ quan”.
Ông Lê Mạnh Hùng - thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải - cho biết hiện bộ tạm đình chỉ các công việc liên quan đến cán bộ bị bắt giữ trong khi chờ cơ quan điều tra xác minh làm rõ sai phạm.
Trưa 18-5, PV Tuổi Trẻ có mặt tại Cục Hàng hải Việt Nam nhưng không thấy ông Dũng xuất hiện, cửa phòng làm việc đóng kín. Trong khi đó, hoạt động của Cục Hàng hải vẫn diễn ra bình thường.
Các lãnh đạo khác của Cục Hàng hải cho biết trong ngày 18-5 ông Dũng không đến cơ quan làm việc và chưa ai được thông báo thông tin ông Dũng bị bắt. Trong khi đó, tại trụ sở Vinalines, cơ quan điều tra đã làm việc với hội đồng thành viên tổng công ty, khám xét nơi làm việc của ông Chiều.
Được biết, lãnh đạo tổng công ty sẽ họp và ra các quyết định tạm đình chỉ công tác đối với ông Chiều.
Tuoitre.vn

1.1.12

Lê Hồng Anh là ai ?


Báo Vì Dân xin trân trọng giới thiệu tiểu sử tóm tắt Đại tướng Lê Hồng Anh, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban bí thư Lê Hồng Anh. 

Đại tướng Lê Hồng Anh.
Thường trực Ban bí thư Lê Hồng Anh. 
Họ và tên: Lê Hồng Anh

Sinh ngày 12/11/1949.

Quê quán : Xã Vĩnh Bình Bắc, huyện Vĩnh Thuận, tỉnh Kiên Giang.

Dân tộc: Kinh.

Ngày vào Đảng Cộng sản Việt Nam: 2-3-1968.

Trình độ học vấn: Đại học Luật.

Lý luận chính trị: Cử nhân.

Tóm tắt quá trình công tác

Năm 1960: Tham gia cách mạng năm 1960.

1960-1968: là cán bộ xã Đoàn xã Vĩnh Bình Bắc, huyện Vĩnh Thuận, tỉnh Kiên Giang.

1969-1977: là cán bộ tỉnh Đoàn, rồi Ủy viên Ban Chấp hành, Ủy viên Ban Thường vụ tỉnh Đoàn, Thị ủy viên-Bí thư Đoàn thanh niên Rạch Giá, Phó Bí thư tỉnh Đoàn Kiên Giang.

1978-1980 : Học và tốt nghiệp Trường Nguyễn Ái Quốc Trung ương (nay là Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh).

1981: là Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh (khoá II), Bí thư Tỉnh Đoàn, rồi Phó ban Tổ chức Tỉnh ủy Kiên Giang.

1986-1991: giữ các chức vụ: Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra, Trưởng ban Tổ chức Tỉnh ủy, Bí thư huyện ủy Châu Thành, rồi Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy.

Tháng 6/1996: tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng, được bầu là Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Kiên Giang.

Từ tháng 6/1997: Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương.

Tháng 4/2001: tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng, được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng, được Ban Chấp hành Trung ương bầu vào Bộ Chính trị, phân công giữ chức Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương.

Đại biểu Quốc hội khóa XI.

Tháng 8/2002: tại kỳ họp thứ nhất Quốc hội khóa XI, được Quốc hội phê chuẩn giữ chức Bộ trưởng Bộ Công an.

Tháng 1/2003: thôi giữ chức Bí thư Trung ương, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương.

Tháng 1/2005: được phong cấp hàm Đại tướng an ninh nhân dân.

Tháng 4/2006: tại Đại hội Đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ X của Đảng, được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng, được Ban Chấp hành Trung ương bầu vào Bộ Chính trị.

Tháng 7/2006: Được chỉ định giữ chức Bí thư Đảng ủy Công an Trung ương nhiệm kỳ 2006-2010.

Ngày 2/8/2007: tại kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa XII phê chuẩn bổ nhiệm giữ chức vụ Bộ trưởng Bộ Công an.

Tháng 8/2011: Ông giữ chức vụ Thường trực Ban Bí thư

- Đại biểu Quốc hội khóa XI, XII.

Theo Thông tấn xã Việt Nam