Trang

Diệp Kính Thiên: Nguyễn Tấn Dũng có thắng không?

Khả năng được đề cử chức Tổng bí thư khóa 12 cho Nguyễn Tấn Dũng có thể chắc chắn. Đây mới chỉ là hiệp một. Sang hiệp hai – bầu cử Ban chấp hành Trung ương khóa 12 – mới là chủ yếu.

Anh Ba Thanh: Nguyễn Phú Trọng sẽ làm Tổng bí thư nửa nhiệm kỳ đầu khóa XII ?

Khai mạc hội nghị, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã hé lộ một chi tiết đáng lưu ý trong báo cáo đó là về đề xuất tiêu chí xem xét trường hợp "đặc biệt"

Hiển thị các bài đăng có nhãn Đại tướng. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Đại tướng. Hiển thị tất cả bài đăng

30.7.12

Quân đội Việt Nam ‘mãi nhớ ơn Trung Quốc’


Quân đội Việt Nam đã có một buổi họp mặt kỷ niệm ngày thành lập Giải phóng quân Trung Quốc (PLA) chỉ vài ngày trước khi PLA chính thức kỷ niệm 85 năm ngày thành lập của mình vào ngày 1/8.

Theo đó, Bộ Quốc phòng đã triệu tập hàng trăm các sỹ quan thuộc các cơ quan của Bộ, các binh chủng và các quân khu đã từng được phía Trung Quốc đào tạo qua các thế hệ cho cuộc gặp gỡ mang tính kỷ niệm này hôm thứ Bảy ngày 28/7.
Chủ trì buổi gặp mặt là Đại tướng Phùng Quang Thanh, người đứng đầu Bộ Quốc phòng Việt Nam và Thượng tướng Ngô Xuân Lịch, chủ nhiệm Tổng cục chính trị của quân đội đồng thời là ủy viên trung Đảng.
Quân đội Việt Nam có hoạt động
mừng ngày thành lập quân đội Trung Quốc
Ngoài ra buổi họp mặt còn có sự tham dự của ít nhất ba ủy viên trung Đảng khác, bao gồm hai thứ trưởng là Thượng tướng Nguyễn Thành Cung và Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh và Trung tướng Mai Quang Phấn, người phó của ông Lịch tại Tổng cục chính trị.

‘Thể hiện lòng biết ơn’

Mục đích của cuộc hội ngộ này, theo Thông tấn xã Việt Nam, là ‘dịp thể hiện lòng biết ơn’ sự giúp đỡ của Trung Quốc đã ‘đào tạo cán bộ’ cho quân đội Việt Nam, đồng thời ‘biểu dương’ các sỹ quan từng được Trung Quốc đào tạo đã có đóng góp ‘chiến thắng mọi kẻ thù xâm lược’.
“Chúng tôi luôn trân trọng, ghi nhớ và mãi biết ơn sự giúp đỡ chí tình, chí nghĩa, to lớn có hiệu quả mà Đảng, Chính phủ, nhân dân và Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc đã dành cho Việt Nam,” Đại tướng Phùng Quang Thanh phát biểu tại buổi họp mặt cũng có sự tham dự của đại biện lâm thời Trung Quốc Khương Tái Đông và tùy viên quân sự của nước này.
Cuộc gặp mặt này diễn ra trong bối cảnh Trung Quốc liên tục leo thang các hành động đòi hỏi chủ quyền của họ trên các vùng đảo có tranh chấp với Việt Nam trên Biển Đông trong khi giới chức Việt Nam có các hoạt động nhắc nhở công chúng trong nước về 'tình hữu nghị Việt-Trung'.
Thay mặt quân đội Việt Nam, ông Thanh gửi tới Quân ủy Trung ương và toàn bộ Giải phóng quân Trung Quốc ‘lời chúc mừng tốt đẹp nhất’ nhân ngày thành lập.
Chỉ cách đây vài ngày, Quân ủy Trung ương Trung Quốc đã ra quyết định thành lập đơn vị trú đóng của ‘thành phố Tam Sa’ trên đảo Vĩnh Hưng mà phía Việt Nam gọi là đảo Phú Lâm.
Bộ Ngoại giao Việt Nam ngay sau đó đã lên án động thái này của Quân ủy Trung ương Trung Quốc là xâm phạm chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa.
Báo Quân đội nhân dân, cơ quan ngôn luận của quân đội Việt Nam, đã có bài tường thuật chi tiết về ‘tình cảm biết ơn’ của quân đội Việt Nam đối với Trung Quốc trong buổi gặp mặt này với tiêu đề ‘Khắc ghi tấm lòng nhường cơm sẻ áo’.
Trong diễn từ khai mạc, Trung tướng Mai Quang Phấn được dẫn lời khẳng định sự giúp đỡ của Trung Quốc đã đem lại ‘kết quả to lớn cho Việt Nam’.
Việt Nam gần đây có nhiều sự
kiện ca ngợi tình hữu nghị với Trung Quốc
Ông Phấn ca ngợi các sỹ quan được đào tạo tại Trung Quốc đã ‘vận dụng sâu sắc’ những điều được chỉ dạy để góp phần ‘xuất sắc’ trong ‘công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa’.
Theo ông Phấn thì hàng ngàn cán bộ, sỹ quan quân đội của Việt Nam đã được Trung Quốc ‘tận tình giúp đỡ’ trong nhiều chuyên ngành khác nhau.
“Cuộc gặp mặt không chỉ là dịp để bày tỏ lòng biết ơn sự giúp đỡ quý báu....đây còn là hoạt động thiết thực góp phần tăng cường hơn nữa mối quan hệ hữu nghị hợp tác, đối tác chiến lược toàn diện giữa hai Đảng, Nhà nước, Quân đội và nhân dân hai nước ngày càng bền chặt,” ông phát biểu.

Thách thức chung

Trong khi đó, Bộ trưởng Phùng Quang Thanh nêu rõ ‘các thế lực thù địch’ là thách thức chung của Đảng, chính quyền và quân đội hai nước Trung – Việt.
Theo ông thì các thế lực này ‘vẫn tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động diễn biến hòa bình; lợi dụng các hoạt động dân chủ, nhân quyền, tôn giáo nhằm xóa bỏ chế độ xã hội chủ nghĩa, chia rẽ quan hệ hữu nghị Việt – Trung’.
Do đó, ông kêu gọi quân đội hai nước ‘tăng cường tình đoàn kết, hợp tác chặt chẽ và bảo vệ thành quả cách mạng của mỗi nước’.
Về phần quân đội Việt Nam, ông khẳng định ‘đặc biệt coi trọng’ quan hệ với Giải phóng quân Trung Quốc – coi đây là ‘chủ trương nhất quán’ và là ‘ưu tiên hàng đầu’.
Đại biện lâm thời Trung Quốc Khương Tái Đông được dẫn lời nói tại buổi gặp mặt rằng ‘quan hệ hai nước đang có bước phát triển tốt đẹp’. Ông nhắc lại quan hệ giữa hai nước là ‘núi liền núi, sông liền sông’ và ‘vừa là đồng chí vừa là anh em’.
“Việc quan hệ quốc phòng giữa hai bên phát triển vững vàng đã góp phần quan trọng vào sự phát triển quan hệ hai nước Trung-Việt,” ông nói.

Ý đồ thật sự?

Trao đổi với BBC, ông Dương Danh Dy, vốn từng là đại diện ngoại giao của Việt Nam tại Quảng Châu, mô tả sự giúp đỡ của Trung Quốc đối với Việt Nam trong cuộc chiến tranh chống Mỹ là ‘nhiệt tình’, ‘đến nơi đến chốn’ và ‘không hề giấu giếm thứ gì cả’.
Do đó, ông nói việc quân đội Việt Nam khẳng định lòng biết ơn đối với Trung Quốc là ‘đúng’ và ‘Việt Nam không bao giờ quên ơn’.
Người dân Việt Nam đang phẫn nộ
 với 'thành phố Tam Sa' của Trung Quốc
Ông dẫn chứng với việc Trung Quốc đem qua ngay cho phía Việt Nam vũ khí chống tăng B40 mà họ mới làm được và vẫn chưa trang bị cho quân đội của họ sau khi xe tăng Mỹ giết chết rất nhiều người của quân đội Bắc Việt.
“Nhiều dũng sỹ diệt xe tăng của Việt Nam là nhờ B40 của Trung Quốc,” ông nói.


"Sự giúp đỡ bao giờ cũng là sự giúp đỡ lẫn nhau. Những bài học, vũ khi của Trung Quốc giúp Việt Nam rất quý, thế nhưng những bài học của Việt Nam trên thực tế chiến trưòng chắc chắn cũng mang lại rất nhiều ích lợi cho Trung Quốc, nhất là khi họ không phải đổ máu."
Ông Dy cũng lưu ý rằng sự giúp đỡ ‘hăng hái’ chủ yếu là ở các ‘cán bộ cấp thấp ở dưới’ không biết gì về ‘ý đồ thật sự’ của giới lãnh đạo chóp bu của Trung Quốc đối với Việt Nam.
Theo ông thì giới lãnh đạo Trung Quốc mà ông nêu đích danh là Mao Trạch Đông, Chu Ân Lai và Đặng Tiểu Bình không tốt đẹp gì với Việt Nam và có ý đồ lợi dụng cuộc chiến của Việt Nam để mặc cả với Pháp và Mỹ.
Khi được hỏi liệu Trung Quốc có giúp đỡ Việt Nam đào tạo sỹ quan một cách thật lòng trong bối cảnh có tranh chấp trên Biển Đông hay không, ông Dy cho biết ‘Trung Quốc đã cảnh giác với Việt Nam từ lâu lắm rồi’.
Ông chỉ trích việc Bộ Quốc phòng tổ chức kỷ niệm long trọng ngày thành lập quân đội Trung Quốc trong bối cảnh hiện nay là ‘rất dở’, ‘không có ích gì cho mối quan hệu hữu nghị giữa hai nước’ và ‘gây phản cảm cho người dân’.
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2012/07/120729_pla_celebrated_vietnam.shtml


30.5.12

Đại tướng Phùng Quang Thanh cảnh báo nguy cơ xung đột quân sự ở Biển Đông

Phát biểu tại Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng Asean (ADMM-6) ở Phnom Penh, Đại tướng Phùng Quang Thanh cảnh báo nguy cơ xung đột quân sự ở Biển Đông nếu các bên không kiềm chế.

Hội nghị lần 6 của các bộ trưởng quốc phòng trong khối diễn ra hôm thứ Ba 29/5 ở thủ đô Campuchia, nước chủ tịch Asean năm 2012.
Việt Nam là một trong các quốc gia chủ chốt trong việc thúc đẩy diễn đàn ADMM 
Phản ánh quan ngại của các nước trực tiếp liên quan tranh chấp ở Biển Đông, ông Phùng Quang Thanh nói trong bài phát biểu được báo Quân đội Nhân dân thuật lại, rằng "tình hình tranh chấp biên giới lãnh thổ ở khu vực và chủ quyền trên Biển Đông đang diễn biến khá phức tạp và có thể gây ra xung đột quân sự nếu các bên không nỗ lực kiềm chế" “Vấn đề tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông là một thực tế mà chúng ta không cần né tránh vì nó xảy ra trong khu vực Đông Nam Á, tranh chấp giữa các nước Asean với nhau và giữa một số nước Asean với quốc gia ở ngoài Asean”.

Ông Thanh không nói rõ 'quốc gia ở ngoài Asean' là nước nào, nhưng trong tranh chấp Biển Đông ngoại trừ Đài Loan mà đa số các nước Asean không công nhận là quốc gia độc lậ̣p, chỉ có Trung Quốc là không nằm trong khối Asean. Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Lương Quang Liệt hiện cũng đang có chuyến thăm đầu tiên tới Campuchia. Ông Lương đã có cuộc gặp tham vấn kéo dài 45 phút với các bộ trưởng quốc phòng Asean vào tối thứ Ba.


Vấn đề tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông là một thực tế mà chúng ta không cần né tránh vì nó xảy ra trong khu vực Đông Nam Á, tranh chấp giữa các nước Asean với nhau và giữa một số nước Asean với quốc gia ở ngoài Asean. Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Phùng Quang Thanh

Asean phải giữ vai trò chủ đạo 

Phát biểu tại hội nghị vài tiếng trước đó, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam kêu gọi khối Asean thể hiện rõ quyết tâm "duy trì môi trường hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển, để xây dựng Cộng đồng chính trị -an ninh vào năm 2015" Ông Thanh cũng nhấn mạnh, "khi tăng cường hợp tác với các đối tác ngoài khu vực, Asean phải giữ được vai trò chủ đạo".
Gần đây, Biển Đông đang dần dần trở thành một trong các vấn đề gây chia rẽ lớn trong khối Asean, một phần bị cho là vì một số quốc gia không liên quan trực tiếp đã không tích cực trong việc đi tìm giải pháp.
Bắc Kinh cũng nhiều lần cáo buộc một số nước Asean vì quyền lợi của mình mà "lôi kéo" các nước khác để đối chọi với Trung Quốc.
Trung Quốc và Asean đang tìm kiếm một bộ Quy tắc Ứng xử ở Biển Đông (COC) thay cho Tuyên bố chung về Ứng xử của các nước ở Biển Đông (DOC) mà hai bên đã ký từ 2002 nhưng không có hiệu quả trong kiềm chế tranh chấp.
Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh kêu gọi các bên bình tĩnh, "hết sức kiềm chế, tiến hành đàm phán hòa bình để giải quyết các tranh chấp trên biển bằng luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước LHQ về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982)".
Ônh nhắc lại chủ trương của Việt Nam: “Trong quá trình đàm phán hòa bình, tranh chấp song phương thì hai nước đàm phán với nhau để giải quyết".
"Còn những tranh chấp đa phương, giữa nhiều nước, nhiều bên, phải giải quyết đa phương, nỗ lực tìm kiếm giải pháp mà các bên có thể chấp nhận được”.

Chỉ còn vấn đề Biển Đông 

Bộ trưởng Thanh thừa nhận: "Tranh chấp trên biển là vấn đề duy nhất còn tồn tại trong quan hệ Việt - Trung hiện nay".
Ông cũng nói giữa Việt Nam và Trung Quốc đã "có những lúc có tranh chấp trên biển khá phức tạp", nhưng chủ trương của Việt Nam là giữ quan hệ hợp tác-giao lưu về quốc phòng và quân sự.
"Lãnh đạo Quân đội hai nước gặp nhau trao đổi thẳng thắn, chân tình và thống nhất quân đội hai nước phải kiềm chế không để xảy ra xung đột quân sự trên biển."
Ông bộ trưởng kêu gọi chính phủ hai bên chú ý quản lý các phương tiện truyền thông, "không để các cơ quan báo chí đăng tải những bài viết có tính chất kích động, chia rẽ quan hệ hai nước, làm phức tạp thêm tình hình".
Kết thúc hội nghị ADMM-6, các bộ trưởng quốc phòng Asean đã ký kết Tuyên bố chung, trong đó tái khẳng định cam kết của Asean về việc thực hiện đầy đủ và hiệu quả DOC, hướng tới việc thông qua COC.
Tuyên bố này cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của tự do hàng hải ở Biển Đông "theo đúng các nguyên tắc của luật pháp quốc tế".
Cuối tuần này, ông Phùng Quang Thanh sẽ tới Singapore để tham dự Diễn đàn an ninh Shangri-La (1/6-3/6).
Tranh chấp trên biển là vấn đề duy nhất còn tồn tại trong quan hệ Việt - Trung hiện nay.Bộ trưởng Phùng Quang Thanh

BBC

1.1.12

Lê Hồng Anh là ai ?


Báo Vì Dân xin trân trọng giới thiệu tiểu sử tóm tắt Đại tướng Lê Hồng Anh, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban bí thư Lê Hồng Anh. 

Đại tướng Lê Hồng Anh.
Thường trực Ban bí thư Lê Hồng Anh. 
Họ và tên: Lê Hồng Anh

Sinh ngày 12/11/1949.

Quê quán : Xã Vĩnh Bình Bắc, huyện Vĩnh Thuận, tỉnh Kiên Giang.

Dân tộc: Kinh.

Ngày vào Đảng Cộng sản Việt Nam: 2-3-1968.

Trình độ học vấn: Đại học Luật.

Lý luận chính trị: Cử nhân.

Tóm tắt quá trình công tác

Năm 1960: Tham gia cách mạng năm 1960.

1960-1968: là cán bộ xã Đoàn xã Vĩnh Bình Bắc, huyện Vĩnh Thuận, tỉnh Kiên Giang.

1969-1977: là cán bộ tỉnh Đoàn, rồi Ủy viên Ban Chấp hành, Ủy viên Ban Thường vụ tỉnh Đoàn, Thị ủy viên-Bí thư Đoàn thanh niên Rạch Giá, Phó Bí thư tỉnh Đoàn Kiên Giang.

1978-1980 : Học và tốt nghiệp Trường Nguyễn Ái Quốc Trung ương (nay là Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh).

1981: là Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh (khoá II), Bí thư Tỉnh Đoàn, rồi Phó ban Tổ chức Tỉnh ủy Kiên Giang.

1986-1991: giữ các chức vụ: Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra, Trưởng ban Tổ chức Tỉnh ủy, Bí thư huyện ủy Châu Thành, rồi Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy.

Tháng 6/1996: tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng, được bầu là Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Kiên Giang.

Từ tháng 6/1997: Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương.

Tháng 4/2001: tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng, được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng, được Ban Chấp hành Trung ương bầu vào Bộ Chính trị, phân công giữ chức Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương.

Đại biểu Quốc hội khóa XI.

Tháng 8/2002: tại kỳ họp thứ nhất Quốc hội khóa XI, được Quốc hội phê chuẩn giữ chức Bộ trưởng Bộ Công an.

Tháng 1/2003: thôi giữ chức Bí thư Trung ương, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương.

Tháng 1/2005: được phong cấp hàm Đại tướng an ninh nhân dân.

Tháng 4/2006: tại Đại hội Đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ X của Đảng, được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng, được Ban Chấp hành Trung ương bầu vào Bộ Chính trị.

Tháng 7/2006: Được chỉ định giữ chức Bí thư Đảng ủy Công an Trung ương nhiệm kỳ 2006-2010.

Ngày 2/8/2007: tại kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa XII phê chuẩn bổ nhiệm giữ chức vụ Bộ trưởng Bộ Công an.

Tháng 8/2011: Ông giữ chức vụ Thường trực Ban Bí thư

- Đại biểu Quốc hội khóa XI, XII.

Theo Thông tấn xã Việt Nam

Tiểu sử Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Phùng Quang Thanh

Đại tướng Phùng Quang Thanh là ai ? Để trả lời câu hỏi này Báo Vì Dân kính mời các bạn đọc tóm tắt tiểu sử Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Phùng Quang Thanh


Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Phùng Quang Thanh
Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Phùng Quang Thanh
Sinh ngày: 02/02/1949.

Quê quán: TP Hà Nội.

Học vị: Cử nhân.

Ủy viên Trung ương Đảng khóa IX, X, XI

Ủy viên Bộ chính Trị khóa X, XI

Đại biểu Quốc hội khóa XI, XII, XIII
7/1967-7/1970: Đảng viên, chiến sỹ, Tiểu đội phó, Tiểu đội trưởng, Tiểu đoàn 9, Trung đoàn 64, Sư đoàn 320.

8/1970-10/1971: Chi ủy viên, Thiếu úy, Trung đội phó, Trung đội trưởng, Đại đội phó rồi Đại đội trưởng Đại đội 9 thuộc Tiểu đoàn 9, Trung đoàn 64, Sư đoàn 320.

10/1971-6/1972: Học viên Trường Sỹ quan lục quân 1.

7/1972-12/1976: Tiểu đoàn phó, Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 9, Trung đoàn 64, Sư đoàn 320 B, sau đó là học viên đào tạo tại Học viện Quân sự.

12/1976-4/1979: Tham mưu trưởng Trung đoàn 64, Sư đoàn 320B, sau đó là học viên văn hóa tại Trường Văn hóa Quân đoàn 1.

5/1979-9/1979: Phó Trung đoàn trưởng Trung đoàn 64, Sư đoàn 320B.

10/1979-12/1982: Trung đoàn trưởng Trung đoàn 64, Sư đoàn 320B.

1/1983-12/1983: Học viên Học viện thực hành Liên Xô.

12/1983-8/1986: Phó Sư đoàn trưởng kiêm Tham mưu trưởng Sư đoàn 390, Quân đoàn 1. Sau đó là học viên học tiếng Nga tại Trường Đại học Ngoại ngữ quân sự và Học viện Quân sự cao cấp khóa VIII.

9/1986-7/1988: Đảng ủy viên, Phó Bí thư Đảng ủy rồi phụ trách Sư đoàn 390, sau đó là Đại tá, Sư đoàn trưởng Sư đoàn 390, Quân đoàn 1.

8/1988-7/1989: Đại tá, Sư đoàn trưởng Sư đoàn 312, Quân đoàn 1, sau đó học tiếng Nga tại Học viện kỹ thuật quân sự.

8/1989-1/1991: Học viên Học viện Vôrôsilốp, Bộ Tổng tham mưu Liên Xô, sau đó là học viên tại Học viện Quân sự cao cấp.

2/1991-8/1991: Đại tá, Tham mưu trưởng Quân đoàn 1.

9/1991-8/1993: Đại tá, Sư đoàn trưởng Sư đoàn 312, Quân đoàn 1.

9/1993-1/1998: Thiếu tướng, Bí thư Đảng ủy, Phó Cục trưởng rồi Cục trưởng Cục Tác chiến – Bộ Tổng tham mưu, sau đó học chính trị cao cấp tại Học viện Chính trị – Quân sự.

2/1998-5/2001: Thiếu tướng rồi Trung tướng, Phó Bí thư Đảng ủy, Tư lệnh Quân khu 1. Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng được bầu vào Ban chấp hành Trung ương Đảng.

6/2001-4/2006: Ủy viên Trung ương Đảng, Trung tướng rồi Thượng tướng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Tổng Tham mưu trưởng Quân đội Nhân dân Việt Nam. Đại biểu Quốc hội khóa XI.

Từ 4/2006 đến nay: Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần X của Đảng được bầu vào Ban chấp hành Trung ương Đảng, được Trung ương bầu vào Bộ Chính trị và phân công làm Phó Bí thư Đảng ủy Quân sự Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc Phòng. Đại biểu Quốc hội khóa XII.

Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần XI của Đảng được bầu vào Ban chấp hành Trung ương Đảng, được Trung ương bầu vào Bộ Chính trị. Đại biểu Quốc hội khóa XIII. Tại Kỳ họp thứ nhất Quốc hội Khóa XIII, được Quốc hội phê chuẩn tiếp tục làm Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.