Trang

Diệp Kính Thiên: Nguyễn Tấn Dũng có thắng không?

Khả năng được đề cử chức Tổng bí thư khóa 12 cho Nguyễn Tấn Dũng có thể chắc chắn. Đây mới chỉ là hiệp một. Sang hiệp hai – bầu cử Ban chấp hành Trung ương khóa 12 – mới là chủ yếu.

Anh Ba Thanh: Nguyễn Phú Trọng sẽ làm Tổng bí thư nửa nhiệm kỳ đầu khóa XII ?

Khai mạc hội nghị, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã hé lộ một chi tiết đáng lưu ý trong báo cáo đó là về đề xuất tiêu chí xem xét trường hợp "đặc biệt"

Hiển thị các bài đăng có nhãn quân sự. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn quân sự. Hiển thị tất cả bài đăng

30.5.12

Đại tướng Phùng Quang Thanh cảnh báo nguy cơ xung đột quân sự ở Biển Đông

Phát biểu tại Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng Asean (ADMM-6) ở Phnom Penh, Đại tướng Phùng Quang Thanh cảnh báo nguy cơ xung đột quân sự ở Biển Đông nếu các bên không kiềm chế.

Hội nghị lần 6 của các bộ trưởng quốc phòng trong khối diễn ra hôm thứ Ba 29/5 ở thủ đô Campuchia, nước chủ tịch Asean năm 2012.
Việt Nam là một trong các quốc gia chủ chốt trong việc thúc đẩy diễn đàn ADMM 
Phản ánh quan ngại của các nước trực tiếp liên quan tranh chấp ở Biển Đông, ông Phùng Quang Thanh nói trong bài phát biểu được báo Quân đội Nhân dân thuật lại, rằng "tình hình tranh chấp biên giới lãnh thổ ở khu vực và chủ quyền trên Biển Đông đang diễn biến khá phức tạp và có thể gây ra xung đột quân sự nếu các bên không nỗ lực kiềm chế" “Vấn đề tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông là một thực tế mà chúng ta không cần né tránh vì nó xảy ra trong khu vực Đông Nam Á, tranh chấp giữa các nước Asean với nhau và giữa một số nước Asean với quốc gia ở ngoài Asean”.

Ông Thanh không nói rõ 'quốc gia ở ngoài Asean' là nước nào, nhưng trong tranh chấp Biển Đông ngoại trừ Đài Loan mà đa số các nước Asean không công nhận là quốc gia độc lậ̣p, chỉ có Trung Quốc là không nằm trong khối Asean. Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Lương Quang Liệt hiện cũng đang có chuyến thăm đầu tiên tới Campuchia. Ông Lương đã có cuộc gặp tham vấn kéo dài 45 phút với các bộ trưởng quốc phòng Asean vào tối thứ Ba.


Vấn đề tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông là một thực tế mà chúng ta không cần né tránh vì nó xảy ra trong khu vực Đông Nam Á, tranh chấp giữa các nước Asean với nhau và giữa một số nước Asean với quốc gia ở ngoài Asean. Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Phùng Quang Thanh

Asean phải giữ vai trò chủ đạo 

Phát biểu tại hội nghị vài tiếng trước đó, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam kêu gọi khối Asean thể hiện rõ quyết tâm "duy trì môi trường hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển, để xây dựng Cộng đồng chính trị -an ninh vào năm 2015" Ông Thanh cũng nhấn mạnh, "khi tăng cường hợp tác với các đối tác ngoài khu vực, Asean phải giữ được vai trò chủ đạo".
Gần đây, Biển Đông đang dần dần trở thành một trong các vấn đề gây chia rẽ lớn trong khối Asean, một phần bị cho là vì một số quốc gia không liên quan trực tiếp đã không tích cực trong việc đi tìm giải pháp.
Bắc Kinh cũng nhiều lần cáo buộc một số nước Asean vì quyền lợi của mình mà "lôi kéo" các nước khác để đối chọi với Trung Quốc.
Trung Quốc và Asean đang tìm kiếm một bộ Quy tắc Ứng xử ở Biển Đông (COC) thay cho Tuyên bố chung về Ứng xử của các nước ở Biển Đông (DOC) mà hai bên đã ký từ 2002 nhưng không có hiệu quả trong kiềm chế tranh chấp.
Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh kêu gọi các bên bình tĩnh, "hết sức kiềm chế, tiến hành đàm phán hòa bình để giải quyết các tranh chấp trên biển bằng luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước LHQ về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982)".
Ônh nhắc lại chủ trương của Việt Nam: “Trong quá trình đàm phán hòa bình, tranh chấp song phương thì hai nước đàm phán với nhau để giải quyết".
"Còn những tranh chấp đa phương, giữa nhiều nước, nhiều bên, phải giải quyết đa phương, nỗ lực tìm kiếm giải pháp mà các bên có thể chấp nhận được”.

Chỉ còn vấn đề Biển Đông 

Bộ trưởng Thanh thừa nhận: "Tranh chấp trên biển là vấn đề duy nhất còn tồn tại trong quan hệ Việt - Trung hiện nay".
Ông cũng nói giữa Việt Nam và Trung Quốc đã "có những lúc có tranh chấp trên biển khá phức tạp", nhưng chủ trương của Việt Nam là giữ quan hệ hợp tác-giao lưu về quốc phòng và quân sự.
"Lãnh đạo Quân đội hai nước gặp nhau trao đổi thẳng thắn, chân tình và thống nhất quân đội hai nước phải kiềm chế không để xảy ra xung đột quân sự trên biển."
Ông bộ trưởng kêu gọi chính phủ hai bên chú ý quản lý các phương tiện truyền thông, "không để các cơ quan báo chí đăng tải những bài viết có tính chất kích động, chia rẽ quan hệ hai nước, làm phức tạp thêm tình hình".
Kết thúc hội nghị ADMM-6, các bộ trưởng quốc phòng Asean đã ký kết Tuyên bố chung, trong đó tái khẳng định cam kết của Asean về việc thực hiện đầy đủ và hiệu quả DOC, hướng tới việc thông qua COC.
Tuyên bố này cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của tự do hàng hải ở Biển Đông "theo đúng các nguyên tắc của luật pháp quốc tế".
Cuối tuần này, ông Phùng Quang Thanh sẽ tới Singapore để tham dự Diễn đàn an ninh Shangri-La (1/6-3/6).
Tranh chấp trên biển là vấn đề duy nhất còn tồn tại trong quan hệ Việt - Trung hiện nay.Bộ trưởng Phùng Quang Thanh

BBC

20.4.12

Việt Nam từng đánh Trung Quốc trong lịch sử như thế nào?

Người Việt Nam thường nhớ tới bài thơ thần "Nam quốc sơn hà" của Lý Thường Kiệt, nhưng có thể chưa nhiều người nhớ tới “Phạt Tống lộ bố văn” của ông.


Danh tướng Lý Thường Kiệt qua nét vẽ theo phong cách huyền sử. (Có tài liệu nói rằng, Lý Thường Kiệt là thái giám nên không để râu, tuy nhiên, để giữ hình ảnh võ tướng, ông thường đeo râu giả)
Danh tướng Lý Thường Kiệt qua nét vẽ theo phong cách huyền sử.
(Có tài liệu nói rằng, Lý Thường Kiệt là thái giám nên không để râu,
tuy nhiên, để giữ hình ảnh võ tướng, ông thường đeo râu giả)
Trong kháng chiến chống Mỹ, có những tổ chiến đấu của một lực lượng tinh nhuệ đã vào tận căn cứ địch để phá hủy các máy bay hiện đại (căn cứ....). Sớm hơn rất nhiều, tổ tiên ta từ ngàn năm trước đã chủ động mở chiến dịch quy mô lớn với nhiều chục ngàn quân, đánh vào nơi xuất phát của các cánh quân xâm lược. Người chỉ huy các cánh quân ấy là Lý Thường Kiệt.

Lý Thường Kiệt là tôi trung của ba triều vua nhà Lý (Lý Thái Tông, Lý Thánh Tông và Lý Nhân Tông). Ông cũng là người chỉ huy của ba chiến dịch bất hủ: đánh vào Châu Khâm, Châu Liêm 1075-1076 và phòng thủ ở ở sông Như Nguyệt năm 1076, cũng như đánh đánh bại sự xâm lược của quân Chiêm Thành 1069.

Nhà Lý ở nước ta hình thành từ khi vua Lý Công Uẩn lên ngôi năm 1009 và 1010 định đô ở Thăng Long. Các triều vua tiếp tục ổn định nhiều mặt trong nước, nhưng hai đầu biên giới phía Bắc, phía Nam thường bị dòm ngó, quấy nhiễu.

Vốn từ năm 1070 vua quan nhà Tống đã tính kế xâm lược nước ta, chuẩn bị binh lực, lương thực, dùng người thông tỏ địa hình. Trước đó, ở phía Nam, qua việc Chiêm Thành đánh lên năm 1069, nhà Tống thu thập được số liệu về nước ta.

Đối phó với kẻ thù hùng mạnh bấy giờ là quân Tống giai đoạn 1073 trở đi, Lý Thường Kiệt đang trông coi cả việc văn, việc võ, tức cả về chính trị lẫn quân sự của triều Lý Nhân Tông, đã coi sự đoàn kết, tập trung sức mạnh từ triều đình đến toàn dân, từ kinh đô đến biên ải là kế lâu dài. 

Từ tháng 10/1075 đến tháng 3/1076, quân dân nhà Lý đã triển khai tiến công trước để tự vệ vào các căn cứ quân sự của nhà Tống ở Châu Ung (Quảng Tây), Châu Khâm, Châu Liêm (Quảng Đông)... 

Năm 1072, vua Lý Thánh Tông mất, vua Lý Nhân Tông lên ngôi còn nhỏ tuổi, vua Tống Thần Tông và đại thần Vương An Thạch quyết tâm nam chinh. Đến năm 1075 nhà Tống đã tập kết lực lượng ở các căn cứ trên. Về phía ta, năm 1075 đã khẳng định ý đồ của địch qua nhiều nguồn tin giá trị do có kế hoạch nắm địch từ xa và đi sâu.

Ngày 27/10/1075, Lý Thường kiệt huy động hơn 100.000 quân, chia thành hai đạo tấn công: đạo quân bộ do các tù trưởng Tôn Đản, Lưu Kỉ, Hoàng Kim Mãn, Thân Cảnh Phúc, Vi Thủ An chỉ huy đánh các trại biên giới; đạo quân thủy do Lý Thường Kiệt chỉ huy, vượt biển đánh Khâm Châu, Liêm Châu rồi cùng phối hợp tiến đánh Ung Châu.
Lý Thường Kiêt đánh Tống bên kia biên giới. Tranh minh họa
Lý Thường Kiêt đánh Tống bên kia biên giới. Tranh minh họa  

Trên đường tiến quân, Lý Thường Kiệt cho phân phát “Phạt Tống lộ bố văn” kể tội vua quan nhà Tống, kêu gọi nhân dân ủng hộ hành động tự vệ chính đáng của quân dân Đại Việt. Quân ta chiếm Khâm Châu 31/12/1075, Liêm Châu 02/01/1076, Ung Châu 01/03/1076 phá hủy căn cứ, kho tàng... sau đó chủ động rút về, gấp rút chuẩn bị kháng chiến.

Mười tháng sau thất bại ở Ung Châu, dựng cầu phao đóng bè, chuẩn bị vượt sông tiến về Thăng Long. Nắm vững địa hình, có chuẩn bị sẵn, quân ta với 60.000 người do Lý Thường Kiệt chỉ hủy, lần lượt đánh bại hai cuộc vượt sông lớn của địch, buộc chúng phải co cụm và chờ tăng viện. 

Cuối tháng 2, quân ta phản công, đánh đêm, vượt sông đánh úp diệt quá nửa cụm quân địch ở Như Nguyệt, buộc địch vào thế cùng lực kiệt, phải xin rút quân, từ bỏ âm mưu xâm lược nước ta.

Chiến thắng Như Nguyệt còn đọng mãi với lời thơ Nam quốc sơn hà:

Nam quốc sơn hà Nam đế cư
Tiệt nhiên định mệnh tại thiên thư
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư

Nghĩa là: 

Sông núi nước Nam, vua Nam ở
Rành rành định phận tại sách trời
Cớ sao lũ giặc sang xâm phạm?
Chúng bay sẽ bị đánh tơi bời

Lý Thường Kiệt, cậu bé Ngô Tuấn ngày nào, đã trải qua bao gian khó trong suốt hơn 80 năm trên đời để có những chiến công trên.

Nhà văn Hoàng Quốc Hải, trong tác phẩm “Tám triều vua Lý” xuất băn năm 2010, tập 2, trang 527, mượn lời một hòa thượng nói với tướng quân Ngô An Ngữ, bố Ngô Tuấn khi Ngô Tuấn lên 7 tuổi: “Cậu bé này quãng đầu đời gặp nhiều trắc trở với những nỗi buồn vĩ đại... Song cũng vì cái nhẽ trắc trở ấy mà cậu trở nên một bậc anh tài hiếm thấy trong lịch sử nước nhà. Chí làm trai đừng có ngại những thác ghènh và cả sự vấp ngã”.

Ba năm sau lời nhà sư thì Ngô Tuấn mất cha, và bốn năm sau mất mẹ. Khi bước vào tuổi hai mươi, sắp đến ngày cưới thì nhạc phụ ốm nặng, phải cưới chạy tang, cưới vợ được ba ngày thì làm lễ tang nhạc phụ. Những tưởng tình vợ chồng của tuổi trẻ có thể làm vơi nỗi buồn, nhưng rồi giữa lúc đang hướng tới hạnh phúc lứa đôi thì vua có chiếu sung Ngô Tuấn vào chức Hoàng môn chi hậu (quan hoạn) và ban quốc tính-mang họ Lý.

Cuộc đời vui buồn của Lý Thường Kiệt đem lại bao suy nghĩ cho nhiều thế hệ. Nhớ đến ông là nhớ đến bản Tuyên ngôn độc lập đầu tiên của nước Việt. 

Nhớ đến ông, một người mồ côi bố rồi mẹ khi 7 tuổi và 10 tuổi, đã không ngừng học tập, rèn luyện trong cuộc sống, công việc và chiến trận, vượt lên những trắc trở nhiều khi giằng xé tâm can. Nhớ đến tinh thần chủ động tấn công của quân dân nhà Lý và sự phòng thủ vững vàng từ thể hiện lòng dân. Đang trông coi cả văn võ triều đình, tính đến sự xâm lược của giặc, đã thuyết phục quan Lý Đạo Thành trở lại coi việc văn (chính trị) để ông tập trung cho giai đoạn chống giặc 1075-1076. Đấy chính là tâm nguyện đoàn kết vì nước của ông.

Văn Tuấn

http://quocphong.baodatviet.vn/Home/QPCN/Ly-Thuong-Kiet-voi-chien-dich-quan-su-tao-bao/20124/205169.datviet