Trang

Diệp Kính Thiên: Nguyễn Tấn Dũng có thắng không?

Khả năng được đề cử chức Tổng bí thư khóa 12 cho Nguyễn Tấn Dũng có thể chắc chắn. Đây mới chỉ là hiệp một. Sang hiệp hai – bầu cử Ban chấp hành Trung ương khóa 12 – mới là chủ yếu.

Anh Ba Thanh: Nguyễn Phú Trọng sẽ làm Tổng bí thư nửa nhiệm kỳ đầu khóa XII ?

Khai mạc hội nghị, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã hé lộ một chi tiết đáng lưu ý trong báo cáo đó là về đề xuất tiêu chí xem xét trường hợp "đặc biệt"

Hiển thị các bài đăng có nhãn Bộ Quốc phòng. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Bộ Quốc phòng. Hiển thị tất cả bài đăng

27.5.12

Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Phùng Quang Thanh tiếp Đại sứ Hoa Kỳ

Chiều 26-5, tại Trụ sở Bộ Quốc phòng, Đại tướng Phùng Quang Thanh, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, đã tiếp Ngài David Shear, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Hợp chủng quốc Hoa Kỳ tại Việt Nam.
Sau khi hai bên trao đổi tình hình ở mỗi nước, Đại tướng Phùng Quang Thanh đánh giá cao những bước phát triển trong quan hệ Việt – Mỹ thời gian qua, đặc biệt trên lĩnh vực hợp tác quốc phòng-an ninh.
Đại tướng Phùng Quang Thanh và Đại sứ Đây-vít Sia tại buổi tiếp chiều 26-5 (Ảnh: Anh Phương).

Tháng 9-2011, Bộ Quốc phòng hai nước đã ký kết Bản ghi nhớ về hợp tác quốc phòng song phương, trong đó tập trung vào 5 lĩnh vực hợp tác cụ thể là: Thiết lập các cơ chế đối thoại thường xuyên cấp cao giữa hai Bộ Quốc phòng của hai nước; an ninh hàng hải; tìm kiếm cứu nạn; hỗ trợ nhân đạo và cứu trợ thảm họa; nghiên cứu và trao đổi kinh nghiệm về hoạt động gìn giữ hòa bình của LHQ. Ngoài ra, hai bên còn đẩy mạnh trao đổi, hợp tác trên một số lĩnh vực khác như đào tạo, khắc phục hậu quả chiến tranh, rà phá bom mìn tại Việt Nam. Bộ trưởng cũng thông báo với Đại sứ David Shear về việc Việt Nam đang tiến hành công tác chuẩn bị cho chuyến thăm của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Mỹ Leon Panetta tới Việt Nam vào đầu tháng 6 tới.
Đại sứ David Shear cảm ơn Đại tướng Phùng Quang Thanh đã dành thời gian tiếp, đồng thời khẳng định rằng, Chính phủ Mỹ đánh giá cao mối quan hệ hợp tác trong lĩnh vực quốc phòng-an ninh giữa hai nước. Ông tin tưởng rằng, với việc Bộ Quốc phòng hai nước đang trong quá trình thực hiện các nội dung hợp tác trên cơ sở Bản ghi nhớ về hợp tác quốc phòng song phương, quan hệ quốc phòng-an ninh giữa Việt Nam và Mỹ sẽ tiếp tục được tăng cường trong thời gian tới.
VŨ HÙNG

22.4.12

Vì sao Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng thăm Tổng cục 2, Bộ Quốc phòng ?

Nhân kỷ niệm 37 năm thống nhất đất nước, ngày 21/4, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Bí thư Quân ủy Trung ương đã đến thăm, làm việc với cán bộ chủ chốt Tổng cục 2 (Bộ Quốc phòng).

Tổng Bí thư biểu dương những thành tựu to lớn mà lực lượng tình báo quốc phòng đã đạt được trong những năm qua.

Tổng Bí thư nhấn mạnh lực lượng tình báo quốc phòng có vai trò, vị trí đặc biệt quan trọng trong lực lượng vũ trang, có trách nhiệm thực hiện các hoạt động nghiệp vụ để phục vụ công tác tham mưu chiến lược toàn diện của Đảng, Nhà nước và quân đội, cũng như phục vụ công tác chuyên ngành của các ngành, các cấp, các địa phương, đóng góp hết sức quan trọng vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng thăm Tổng cục 2, Bộ Quốc phòng
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng thăm Tổng cục 2, Bộ Quốc phòng 

Tổng Bí thư chỉ rõ tình hình thế giới và khu vực đang có những diễn biến phức tạp, nhanh chóng, khó lường, đất nước ta đang đứng trước cả thời cơ và thách thức lớn, đòi hỏi phải không ngừng chăm lo củng cố, tăng cường sức mạnh quốc phòng, kết hợp chặt chẽ nhiệm vụ xây dựng chủ nghĩa xã hội với nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta đang triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội XI.

Trong khi đặt lên hàng đầu nhiệm vụ phát triển kinh tế xây dựng đất nước, phải gia sức tăng cường quốc phòng, giữ vững an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, coi đây là nhiệm vụ trọng yếu thường xuyên của Đảng, Nhà nước và toàn dân, trong đó có quân đội nhân dân và công an nhân dân là lực lượng nòng cốt; xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân, kết hợp chặt chẽ với thế trận an ninh nhân dân vững chắc, xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân hùng mạnh đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.

Về phương hướng tổ chức và hoạt động của tình báo quốc phòng trong thời gian tới, Tổng Bí thư nhấn mạnh 5 nội dung cơ bản.

Trong đó, trước hết cần tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tình báo quốc phòng, đây là bài học lớn, là nguyên tắc, nhiệm vụ rất quan trọng, là yêu cầu bức thiết trong tình hình hiện nay.
Về thực hiện nhiệm vụ chính trị trung tâm thời gian tới, Tổng Bí thư chỉ rõ cần sớm phát hiện âm mưu, ý đồ chống phá của các thế lực thù địch đối với cách mạng Việt Nam; tăng cường thực hiện nhiệm vụ chính trị đối ngoại; chống chuyển hóa, chống diễn biến hòa bình, bảo vệ Đảng, bảo vệ chế độ; mở rộng phạm vi, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động, tiếp tục làm tốt vai trò tham mưu cho Bộ Quốc phòng, Bộ Tổng tham mưu về tổ chức lực lượng, định hướng và trực tiếp chỉ đạo hoạt động nghiệp vụ, chủ động, tích cực góp phần thực hiện các mục tiêu chính sách của Đảng, Nhà nước về chính trị, ngoại giao, kinh tế...

Tổng Bí thư nhấn mạnh, cần tiếp tục thực hiện quyết liệt, tạo chuyển biến về chất trong việc tổ chức lực lượng theo hướng tinh gọn, hiệu quả; đặc biệt chú trọng xây dựng đội ngũ cán bộ có bản lĩnh chính trị vững vàng, năng lực nghiệp vụ sắc sảo, trình độ kiến thức chuyên môn tương xứng với trách nhiệm và các yêu cầu nhiệm vụ trước mắt cũng như lâu dài.

Trong tình hình mới, cán bộ tình báo cần có năng lực toàn diện, bên cạnh phẩm chất chính trị, còn phải tinh thông nghiệp vụ, am hiểu địa bàn, am hiểu các vấn đề chính trị, kinh tế, văn hóa, thông thạo ngoại ngữ... Cần có chiến lược, kế hoạch đào tạo cán bộ bài bản, chú ý xây dựng đội ngũ cán bộ kế thừa vững chắc; chủ động tham mưu đề xuất với Đảng, Nhà nước có cơ chế, chính sách phù hợp, tạo điều kiện thuận lợi để lực lượng tình báo quốc phòng hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

Tổng Bí thư cũng lưu ý, Tổng cục 2 (Bộ Quốc phòng) cần tăng cường phối hợp với các bộ, ngành, địa phương, nhằm tạo sức mạnh tổng hợp thực hiện tốt các yêu cầu nhiệm vụ đặt ra trong giai đoạn mới.

Theo TTXVN

11.4.12

Mục đích Tổng Tham mưu trưởng Đỗ Bá Tỵ thăm Trung Quốc là gì?

Tổng Tham mưu trưởng quân đội Việt Nam thăm Trung Quốc nhằm 'tăng thiện chí và độ tin cậy chính trị' giữa quân đội hai bên trong khi các diễn biến mới ở Biển Đông đang gây căng thẳng giữa hai nước.

Chuyến thăm của Thượng tướng Đỗ Bá Tỵ, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam, được nói kéo dài từ ngày 11 đến 17/4.

Thượng tướng Đỗ Bá Tỵ dẫn đầu phái đoàn thăm Trung Quốc
Thượng tướng Đỗ Bá Tỵ dẫn đầu phái đoàn thăm Trung Quốc
Báo Quân đội Nhân dân nói chuyến đi diễn ra theo lời mời của Thượng tướng Trần Bỉnh Đức, Tổng Tham mưu trưởng Quân Giải phóng nhân dân Trung Quốc “nhằm khẳng ̣định thiện chí và góp phần tăng cường độ tin cậy về chính trị giữa nhân dân và quân đội hai nước”.

Tuy nhiên, bản tin ngắn gọn của tờ báo này không cho biết lịch trình và nội dung cụ thể.

Nỗ lực ngoại giao

Có nhận định cho rằng mặc dù là chuyến thăm định kỳ, nhưng đây có thể cho thấy nỗ lực làm giảm căng thẳng đang diễn ra vì tranh chấp Biển Đông.

Mới hôm 10/4, Trung Quốc yêu cầu Nga không hợp tác với Việt Nam trong dự án khai thác khí ở Biển Đông, không lâu sau khi có cảnh cáo tương tự với Ấn Độ.

Từ Hà Nội, nhà nghiên cứu Trung Quốc Dương Danh Dy, nguyên Tổng Lãnh sự Việt Nam tại Quảng Đông, cho rằng hình thức thăm viếng khó giải quyết tận gốc căng thẳng.

Ông nói: “Nói đến vấn đề Biển Đông, tính từ sau chuyến thăm năm ngoái của ông Nguyễn Phú Trọng, vẫn chưa thực hiện được những gì hai bên đã hứa.”

“Trung Quốc không tôn trọng những lời hứa và thỏa thuận mà hai bên đã ký,” ông Dy chỉ trích.

Tháng 10/2011, ngay ngày đầu tiên trong chuyến thăm chính thức Trung Quốc của Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng, hai bên đã ký kết Thỏa thuận những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển.

Tuy vậy, thời gian gần đây, hai nước công khai to tiếng vì những diễn biến quanh Hoàng Sa và Trường Sa.

Theo ông Dương Danh Dy, Việt Nam "cũng có những hành động khiến Trung Quốc khó chịu lắm” như loan báo việc đoàn sáu vị sư ra Trường Sa hồi tháng Ba.

Kế tiếp phải kể đến biến cố 21 ngư dân đảo Lý Sơn bị Trung Quốc bắt giữ và Trung Quốc lại vừa cho hay một tàu du lịch đã hoàn tất hành trình ba ngày khảo sát dự án du lịch ở quần đảo Hoàng Sa.

Ông Dy nói: “Ở Trung Quốc hiện nay, phái hiếu chiến hay cũng là nhóm lợi ích luôn nghĩ rằng việc chạy đua vũ trang quân sự có lợi cho họ hơn.”

Khi được hỏi về ông Trần Bỉnh Đức, Tổng Tham mưu trưởng Quân Giải phóng nhân dân Trung Quốc, ông Dương Danh Dy nhận định: “ Đã là người Trung Quốc mà ở cương vị lãnh đạo như vậy, thì dứt khoát họ phải đại diện cho lợi ích bá quyền nước lớn của Trung Quốc.”

“Chỉ có khác biệt là có người dùng biện pháp lỗ mãng như Đặng Tiểu Bình, và có người lại khôn khéo như Chu Ân Lai, nhưng họ đều cùng một ruộc.”

'Không dùng vũ lực'

Tuy hai nước đang liên tục to tiếng vì Biển Đông, ông Dy cho rằng việc dùng vũ lực không đem lại lợi ích cho nước nào.
Hai nước gần đây chỉ trích nhau vì những diễn biến quanh Hoàng Sa
Hai nước gần đây chỉ trích nhau vì những diễn biến quanh Hoàng Sa

“Việc sử dụng vũ lực ở Biển Đông không đem lại lợi ích cho bất kỳ phe phái nào.”

“Trong tình hình hiện nay, nếu xảy ra xung đột quân sự thì Trung Quốc cũng không có lợi, và thậm chí còn là quốc gia bị thiệt nhất.”

“Nếu ép quá thì Việt Nam có khả năng sẽ trở thành đồng minh với Mỹ, mà nếu điều này xảy ra thì Trung Quốc càng không có lợi,” ông Dy nhận định.

 Cũng từ Hà Nội, Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, cựu đại sứ ở Trung Quốc, nói ông "không phản đối việc gìn giữ tình hữu nghị với nhân dân Trung Quốc".

Nhưng ông nói nếu Trung Quốc "cậy mạnh mà đánh, Việt Nam sẽ đánh trả".

“Chưa chắc ưu thế quân lực, phương tiện chiến tranh hiện đại của Trung Quốc đã thắng.”

"Hải quân Việt Nam nhỏ và yếu hơn Trung Quốc, nhưng họ không thể huy động toàn bộ hải quân ra Biển Đông được," Thiếu tướng Vĩnh nói.

Trong khi đó, ông Dương Danh Dy cho rằng bối cảnh ngoại giao hiện nay thuận lợi hơn cho Việt Nam so với lần cuối cùng có chiến tranh lớn với Trung Quốc.

"Ở cuộc chiến 1979, Việt Nam không nhận được sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế và Trung Quốc coi trận đánh đó chỉ là đánh cho người ta xem."

"Nay, nếu xảy ra xung đột, Việt Nam lại ở vị trí hoàn toàn ngược lại khi nhận được sự ủng hộ từ Asean cũng như bạn bè quốc tế. Trong khi, Trung Quốc sẽ là một quốc gia đơn độc, thiếu đồng minh," ông Dy nhận xét.

BBC

1.1.12

Tiểu sử Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Phùng Quang Thanh

Đại tướng Phùng Quang Thanh là ai ? Để trả lời câu hỏi này Báo Vì Dân kính mời các bạn đọc tóm tắt tiểu sử Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Phùng Quang Thanh


Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Phùng Quang Thanh
Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Phùng Quang Thanh
Sinh ngày: 02/02/1949.

Quê quán: TP Hà Nội.

Học vị: Cử nhân.

Ủy viên Trung ương Đảng khóa IX, X, XI

Ủy viên Bộ chính Trị khóa X, XI

Đại biểu Quốc hội khóa XI, XII, XIII
7/1967-7/1970: Đảng viên, chiến sỹ, Tiểu đội phó, Tiểu đội trưởng, Tiểu đoàn 9, Trung đoàn 64, Sư đoàn 320.

8/1970-10/1971: Chi ủy viên, Thiếu úy, Trung đội phó, Trung đội trưởng, Đại đội phó rồi Đại đội trưởng Đại đội 9 thuộc Tiểu đoàn 9, Trung đoàn 64, Sư đoàn 320.

10/1971-6/1972: Học viên Trường Sỹ quan lục quân 1.

7/1972-12/1976: Tiểu đoàn phó, Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 9, Trung đoàn 64, Sư đoàn 320 B, sau đó là học viên đào tạo tại Học viện Quân sự.

12/1976-4/1979: Tham mưu trưởng Trung đoàn 64, Sư đoàn 320B, sau đó là học viên văn hóa tại Trường Văn hóa Quân đoàn 1.

5/1979-9/1979: Phó Trung đoàn trưởng Trung đoàn 64, Sư đoàn 320B.

10/1979-12/1982: Trung đoàn trưởng Trung đoàn 64, Sư đoàn 320B.

1/1983-12/1983: Học viên Học viện thực hành Liên Xô.

12/1983-8/1986: Phó Sư đoàn trưởng kiêm Tham mưu trưởng Sư đoàn 390, Quân đoàn 1. Sau đó là học viên học tiếng Nga tại Trường Đại học Ngoại ngữ quân sự và Học viện Quân sự cao cấp khóa VIII.

9/1986-7/1988: Đảng ủy viên, Phó Bí thư Đảng ủy rồi phụ trách Sư đoàn 390, sau đó là Đại tá, Sư đoàn trưởng Sư đoàn 390, Quân đoàn 1.

8/1988-7/1989: Đại tá, Sư đoàn trưởng Sư đoàn 312, Quân đoàn 1, sau đó học tiếng Nga tại Học viện kỹ thuật quân sự.

8/1989-1/1991: Học viên Học viện Vôrôsilốp, Bộ Tổng tham mưu Liên Xô, sau đó là học viên tại Học viện Quân sự cao cấp.

2/1991-8/1991: Đại tá, Tham mưu trưởng Quân đoàn 1.

9/1991-8/1993: Đại tá, Sư đoàn trưởng Sư đoàn 312, Quân đoàn 1.

9/1993-1/1998: Thiếu tướng, Bí thư Đảng ủy, Phó Cục trưởng rồi Cục trưởng Cục Tác chiến – Bộ Tổng tham mưu, sau đó học chính trị cao cấp tại Học viện Chính trị – Quân sự.

2/1998-5/2001: Thiếu tướng rồi Trung tướng, Phó Bí thư Đảng ủy, Tư lệnh Quân khu 1. Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng được bầu vào Ban chấp hành Trung ương Đảng.

6/2001-4/2006: Ủy viên Trung ương Đảng, Trung tướng rồi Thượng tướng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Tổng Tham mưu trưởng Quân đội Nhân dân Việt Nam. Đại biểu Quốc hội khóa XI.

Từ 4/2006 đến nay: Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần X của Đảng được bầu vào Ban chấp hành Trung ương Đảng, được Trung ương bầu vào Bộ Chính trị và phân công làm Phó Bí thư Đảng ủy Quân sự Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc Phòng. Đại biểu Quốc hội khóa XII.

Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần XI của Đảng được bầu vào Ban chấp hành Trung ương Đảng, được Trung ương bầu vào Bộ Chính trị. Đại biểu Quốc hội khóa XIII. Tại Kỳ họp thứ nhất Quốc hội Khóa XIII, được Quốc hội phê chuẩn tiếp tục làm Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.