Trang

Diệp Kính Thiên: Nguyễn Tấn Dũng có thắng không?

Khả năng được đề cử chức Tổng bí thư khóa 12 cho Nguyễn Tấn Dũng có thể chắc chắn. Đây mới chỉ là hiệp một. Sang hiệp hai – bầu cử Ban chấp hành Trung ương khóa 12 – mới là chủ yếu.

Anh Ba Thanh: Nguyễn Phú Trọng sẽ làm Tổng bí thư nửa nhiệm kỳ đầu khóa XII ?

Khai mạc hội nghị, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã hé lộ một chi tiết đáng lưu ý trong báo cáo đó là về đề xuất tiêu chí xem xét trường hợp "đặc biệt"

Hiển thị các bài đăng có nhãn Hoa Kỳ. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Hoa Kỳ. Hiển thị tất cả bài đăng

30.8.12

Thóa mạ Việt Nam khi nói 'Hoa Kỳ không nên đổi chác nhân quyền tại Việt Nam'

Đã thành “thông lệ” mỗi khi Việt Nam đạt được một thành tựu nào trên các phương diện đối ngoại mang tính toàn cầu trên trường quốc tế thì các cá nhân , tổ chức có sẵn định kiến , hiềm thù với Việt Nam lại khởi động những bài “tụng kinh” rên rỉ hoà cùng với các mõ làng truyền thông với gương mặt “cũ mèm”, ra rả tung hứng trên các phương tiện truyền thông.

Điển hình là ngày 28-8-2012 mõ làng VOA đã có bài phỏng vấn “nóng hổi” với ông giáo sư Allen Weiner của Trường Luật đại học Stanford với giật tít- “Hoa Kỳ không nên đổi chác nhân quyền tại Việt Nam” , sau khi có bài của ông ta đăng trên tờ Washington post ngày 26-8-2012 .
Trong cuộc phỏng vấn với VOA , điều tất nhiên là mõ làng VOA sẽ khai thác triệt để theo ý đồ của họ một khi đối tượng là người đồng “quan điểm” , cùng “chí hướng” . Ông Allen Weiner trình bày rằng- “thực trạng vi phạm nhân quyền tại Việt Nam với các vụ bắt bớ những nhà hoạt động, những người bất đồng chính kiến và cho rằng Hoa Kỳ không nên phát triển các mối quan hệ thương mại sâu hơn với VIệt Nam mà không cùng lúc thúc đẩy Hà Nội phải tôn trọng các cam kết của họ với quốc tế về tôn trọng nhân quyền.” Và ông Weiner nói tiếp :”Hoa Kỳ không nên tưởng thưởng cho chính quyền Hà Nội bằng cách đồng ý để cho Việt Nam vào Đối tác Xuyên Thái Bình Dương trong khi mà Hà Nội vẫn tiếp tục sử dụng các luật lệ mơ hồ của họ để bóp nghẹt những tiếng nói bất đồng và vi phạm nhân quyền của công dân”.
Không hiểu có phải vì từ trước đến nay có những cá nhân mà trong môi trường hoạt động của họ thuộc hệ “chìm lắng” không có cơ hội để thể hiện cái “ta đây” mà mốt thời thượng hiện nay là “chơi nổi” , thích “đánh bóng” sau tháng năm dài ở trong góc tối chẳng ai đoái hoài . Ông giáo sư Allen Weiner lại “phán” ra những điều hết sức chủ quan và vô căn cứ đến vậy .Tôn trọng nhân quyền là quan tâm, chăm lo, tạo mọi điều kiện về vật chất và tinh thần của mỗi người dân mà Đảng , nhà nước CHXHCN Việt Nam đã và đang nỗ lực để mỗi người có thể thực hiện đầy đủ những quyền cơ bản đó. Một xã hội phát triển toàn diện là xã hội thực sự tôn trọng nhân quyền, đề cao quyền con người , đó là mục tiêu phấn đấu và ngày càng hoàn thiện trên con đường xây dựng một nước Việt Nam XHCN văn minh cùng nhân loại . Ông Allen Weiner đã cố tình bẻ cong sự thật về những gì đang diễn ra ở Việt Nam theo chiều hướng khác , ông đã cùng hội cùng thuyền với các thế lực không có thiện cảm với Việt Nam , dùng thủ đoạn “diễn biến” với vũ khí mang tên “nhân quyền” công kích một nhà nước mà dưới con mắt của các vị là “cái gai” cần nhổ .
Với luận điểm “nhân quyền cao hơn chủ quyền”, núp dưới danh nghĩa những “nhà nhân quyền”, “nhà dân chủ”… các vị luôn ra sức cổ võ , ủng hộ cho “tự do nhân quyền”, “tự do ngôn luận”… Vậy thực chất của cái gọi là “nhân quyền cao hơn chủ quyền” là gì? Đây là luận điểm vì con người hay chỉ là một “ngón đòn chính trị” của kẻ thù? – Nhân dân Việt Nam có đầy đủ bản lĩnh , trí tuệ thể khẳng định một cách chắc chắn rằng đó là mưu đồ xấu xa nhằm làm rối loạn xã hội , “đục nước béo cò”.
Nhà nước Việt Nam hiểu rằng: nhân quyền cũng đồng nghĩa với quyền con người, là những quyền cơ bản của con người: quyền tự do tư tưởng, tự do phát biểu, tự do đi lại và cư trú, tự do hội họp và lập hội, quyền sở hữu, quyền tham gia chính quyền, quyền được hưởng giáo dục , hưởng bảo vệ sức khoẻ v.v.. Tôn trọng nhân quyền là quan tâm, chăm lo, tạo mọi điều kiện về vật chất và tinh thần để mỗi người có thể thực hiện đầy đủ những quyền cơ bản đó – Chính vì lẽ đó nhân dân Việt Nam đã sát cánh cùng chính phủ nỗ lực không ngừng , vượt qua bao nhiêu khó khăn đúng lên từ đống tro tàn của chiến tranh tàn khốc do người Mỹ gây ra , cắn răng chịu đựng đòn thù cấm vận hơn 20 năm , cả nước đồng cam cộng khổ không chịu quỳ gối trước sự ép buộc vô nhân đạo của các thế lực nước lớn ,đó là một cách trả lời kiêu hãnh nhất về nhân quyền .
Một xã hội phát triển toàn diện là xã hội thực sự tôn trọng nhân quyền, đề cao quyền con người,lịch sử phát triển nhân loại đã cho thấy, nhân quyền luôn là vấn đề được đề ra trong nhiều xã hội song không phải xã hội nào cũng quan tâm bảo đảm nhân quyền một cách tuyệt đối . Thử nhìn lại nước Mỹ và những nước tư bản chủ nghĩa, vi phạm nhân quyền, chà đạp quyền con người , tội ác ngày càng gia tăng , sinh mạng con người bị tước đoạt tàn nhẫn với những vụ xả súng giết người hàng loạt . Điều này chắc ngài đã biết ?-Theo số liệu của FBI mỗi năm ở Mỹ có tới 30.000 người bị chết do các vụ bạo lực có liên quan đến súng. Mới đây Báo cáo thường niên của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ về tình hình nhân quyền thế giới năm 2011 trong khi có ghi nhận nhiều thành tựu quan trọng của Việt Nam trong việc bảo đảm quyền con người cho nhân dân Việt Nam….
Trả lời câu hỏi của VOA về17 nhà hoạt động Công giáo trẻ có liên hệ với Dòng Chúa Cứu Thế bị bắt vì bị tố cáo vi phạm các điều luật như ‘hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân’ và tuyên truyền chống nhà nước”
Ông Weiner nói- “đề nghị các giới chức Mỹ nên yêu cầu Việt Nam nên bắt đầu bằng việc phóng thích 17 nhà hoạt động Công giáo trẻ bị bắt giữ từ năm ngoái và những nhà tranh đấu nhân quyền khác bị giam cầm chỉ vì đã tìm một tiếng nói cho tương lai của đất nước”.
ông Weiner vẫn tiếp tục đưa ra một số nhận định thiếu khách quan dựa trên những thông tin sai lệch khi đánh giá một sự việc trên những thông tin mù mờ , phiến diện. Những dẫn chứng để đưa ra đánh giá về cái gọi là “giam cầm” là hoàn toàn vu khống,sai lệch với bản chất sự việc, phát biểu nói trên vẫn không có gì khác hơn “thầy bói mù xem voi”- việc một số đối tượng phạm tội hình sự, bị các cơ quan tiến hành tố tụng ở Việt Nam điều tra, truy tố, xét xử, tuyên các bản án hình sự theo quy định pháp luật.Việc đánh giá tự do tôn giáo phải dựa trên tình hình khách quan về đời sống tôn giáo ở một quốc gia, vùng, lãnh thổ, bao gồm cả đời sống vật chất và văn hóa, tinh thần. Tự do tôn giáo không thể bị đánh lận với một số đối tượng lợi dụng tôn giáo để thực hiện hành vi phạm pháp, bị điều tra, truy tố, xét xử. Hai phạm trù này hoàn toàn khác nhau. Khi phạm một tội quy định trong Bộ luật Hình sự, thì dù công dân đó theo hay không theo tôn giáo nào đều chịu sự trừng phạt của pháp luật một cách bình đẳng.
Luật pháp bất kỳ quốc gia nào cũng nhằm bảo vệ thể chế chính trị của quốc gia đó, nhóm người xâm phạm an ninh quốc gia, chống chính quyền nhân dân ,hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân , gây rối…bạo động..v..v đều bị coi là tội. Luật pháp Việt Nam cũng quy định các điều luật trong Bộ luật Hình sự trên quan điểm pháp lý đó. Ngay tại Hoa Kỳ mà họ tự mệnh danh là “thiên đường tự do” cũng quy định rất rõ ràng hành vi gây rối chống chính quyền và chế tài xử phạt rất nghiêm khắc, chắc ông Weiner cũng đã biết các quan toà đã xử tội bảy thành viên nhóm Hutaree có hành vi chống lại chính quyền ở tiểu bang Michigan, nhóm này đã lên kết hoạch giết viên cảnh sát sau khi họ đã tấn công một đám tang bằng vũ khí , họ xưng danh là “chiến binh thiên chúa giáo” họ đang thực thi theo ý chúa các quyền tự do? Nước Mỹ khi họ đã xưng danh trên thế giới là họ bảo đảm tự do tôn giáo nhưng họ cũng tách biệt rõ ràng về việc lợi dụng tôn giáo chống chính quyền , vi phạm pháp luật sẽ bị trừng phạt , vậy những kẻ có hành vi vi phạm pháp luật của nước CHXHCN Việt Nam bị trừng phạt thì ông Weiner và các tổ chức khác lại hùa theo các mõ làng như VOA xuyên tạc, vu khống với giọng điệu nhàm tai “đàn áp tôn giáo” ? Sự thật luôn là sự thật , dù có léo lận vì mục đích gì đi chăng nữa lẽ phải luôn thuộc về chính nghĩa.
Houston ngày 28-8-2012
AMARIT TX (WORDPRESS)
REDvn

27.5.12

Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Phùng Quang Thanh tiếp Đại sứ Hoa Kỳ

Chiều 26-5, tại Trụ sở Bộ Quốc phòng, Đại tướng Phùng Quang Thanh, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, đã tiếp Ngài David Shear, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Hợp chủng quốc Hoa Kỳ tại Việt Nam.
Sau khi hai bên trao đổi tình hình ở mỗi nước, Đại tướng Phùng Quang Thanh đánh giá cao những bước phát triển trong quan hệ Việt – Mỹ thời gian qua, đặc biệt trên lĩnh vực hợp tác quốc phòng-an ninh.
Đại tướng Phùng Quang Thanh và Đại sứ Đây-vít Sia tại buổi tiếp chiều 26-5 (Ảnh: Anh Phương).

Tháng 9-2011, Bộ Quốc phòng hai nước đã ký kết Bản ghi nhớ về hợp tác quốc phòng song phương, trong đó tập trung vào 5 lĩnh vực hợp tác cụ thể là: Thiết lập các cơ chế đối thoại thường xuyên cấp cao giữa hai Bộ Quốc phòng của hai nước; an ninh hàng hải; tìm kiếm cứu nạn; hỗ trợ nhân đạo và cứu trợ thảm họa; nghiên cứu và trao đổi kinh nghiệm về hoạt động gìn giữ hòa bình của LHQ. Ngoài ra, hai bên còn đẩy mạnh trao đổi, hợp tác trên một số lĩnh vực khác như đào tạo, khắc phục hậu quả chiến tranh, rà phá bom mìn tại Việt Nam. Bộ trưởng cũng thông báo với Đại sứ David Shear về việc Việt Nam đang tiến hành công tác chuẩn bị cho chuyến thăm của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Mỹ Leon Panetta tới Việt Nam vào đầu tháng 6 tới.
Đại sứ David Shear cảm ơn Đại tướng Phùng Quang Thanh đã dành thời gian tiếp, đồng thời khẳng định rằng, Chính phủ Mỹ đánh giá cao mối quan hệ hợp tác trong lĩnh vực quốc phòng-an ninh giữa hai nước. Ông tin tưởng rằng, với việc Bộ Quốc phòng hai nước đang trong quá trình thực hiện các nội dung hợp tác trên cơ sở Bản ghi nhớ về hợp tác quốc phòng song phương, quan hệ quốc phòng-an ninh giữa Việt Nam và Mỹ sẽ tiếp tục được tăng cường trong thời gian tới.
VŨ HÙNG

26.5.12

Trung Quốc có bị Hoa Kỳ và đồng minh bao vây?

Thành lập bộ phận châu Á của hệ thống phòng thủ tên lửa toàn cầu là mục tiêu chính của cuộc tập trận hải quân chung của Hoa Kỳ, Nhật Bản và Australia. Phải chăng đây là 1 động thái mới của Mỹ để kiềm chế và chống lại sự ngày càng lớn mạnh của quân đội Trung Quốc ở Châu Á - Thái Bình Dương?
Hoa Kỳ dựng liên minh hải quân chống Trung Quốc 
Các chuyên gia Nga đã đưa ra ý kiến như vậy sau khi có tin về việc ngày 6/ 6/2012 sẽ bắt đầu cuộc trập trận chung quy mô lớn ở vùng biển phía đông đảo Kyushu.Tham gia cuộc tập trận này sẽ có các tàu chiến, tàu ngầm và máy bay tuần tra chống tàu ngầm của ba nước.
Đây là cuộc tập trận thứ năm kể từ năm 2007 của lực lượng hải quân Hoa Kỳ, Nhật Bản và Australia. Tuy nhiên, đây là cuộc tập trận ba bên đầu tiên sau khi Lầu Năm Góc bắt đầu thành lập hệ thống phòng thủ tên lửa châu Á. Về mặt chính thức, hoạt động này đã bắt đầu vào tháng 4 năm nay.
Theo kế hoạch, các bộ phận tiền tiêu của hệ thống NMD sẽ bố trí ở Nhật Bản, Hàn Quốc và Australia. Nói về việc này, chuyên gia Igor Korotchenko, thành viên Hội đồng Cộng đồng thuộc Bộ Quốc phòng Nga, tổng biên tập tạp chí ‘Quốc phòng’, nói: ‘Cuộc tập trận có mục đích chứng minh khả năng mới trong lĩnh vực phòng thủ tên lửa của lực lượng hải quân ba nước.
Hoa Kỳ đang tích cực phát triển bộ phận của hệ thống phòng thủ tên lửa ở Châu Á 
Hoa Kỳ đang tích cực phát triển bộ phận châu Á của hệ thống NMD. Washington không chỉ hy vọng vào sự hỗ trợ quân sự của các đồng minh, mà còn muốn để các nước này, đặc biệt Nhật Bản, trực tiếp tham gia qúa trình phát triển hệ thống chống tên lửa ‘Aegis’.
Các chuyên gia Nga cho rằng, ở mức độ nhất định, cuộc tập trận mang tính chất chống Trung Quốc, nhằm làm giảm khả năng của Trung Quốc trong lĩnh vực kiềm chế hạt nhân chiến lược’.
Cuối năm ngoái, Mỹ đã thông qua chiến lược an ninh quốc gia mới. Chuyên gia Konstantin Sivkov, Phó Chủ tịch thứ nhất của Học viện các vấn đề địa chính trị, nhắc nhở rằng, theo chiến lược an ninh mới của Mỹ, Trung Quốc là đối thủ địa chính trị chính của họ.
Và cuộc tập trận sắp tới là một cơ hội tốt để phô trương sức mạnh của Mỹ và đồng minh. Chuyên gia Sivkov nói tiếp: ‘Hệ thống phòng thủ tên lửa mà Mỹ đang thành lập ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương định hướng chống Trung Quốc. Cuộc tập trận hải quân sắp tới là cần thiết để hoàn thiện cơ chế sử dụng vũ lực và các phương tiện phòng thủ tên lửa’.
Bộ phận châu Á của hệ thống phòng thủ tên lửa toàn cầu có đặc điểm như sau: các hệ thống radar và các thành phần thiết bị đánh chặn tên lửa đạn đạo về chủ yếu bố trí trên tàu chiến. Trung Quốc đang tích cực gia tăng lực lượng hải quân của mình.
Theo Hoa Kỳ, điều đó tạo nguy cơ đe dọa sự hiện diện của họ trong khu vực. Chắc là, cuộc tập trận này được thực hiện để hoàn thiện cơ chế tương tác với các đồng minh trong khu vực trong trường hợp cấp tính đối đầu quân sự với Trung Quốc’.
Hình ảnh cuộc tập trận Trung - Nga cuối tháng 4 năm nay 
Cuối tháng Tư, Hải quân của Trung Quốc và Nga đã tổ chức cuộc tập trận chung lớn nhất trong những năm gần đây ở vùng biển Hoàng Hải. Hai bên đã tập luyện các hoạt động chung trên không, trên biển và dưới nước trong trường hợp phải giáng trả nguy cơ khủng bố.
Cuộc diễn tập đã được tổ chức trong bối cảnh Mỹ đang thành lập hệ thống NMD ở châu Á, vì thế nhiều chuyên gia coi đó là hoạt động tập thể nhằm củng cố an ninh chung.
Nói chung, châu Á giữ vị trí hàng đầu trên thế giới về số lượng và quy mô các cuộc tập trận hải quân chung. Thành phần các nước tham gia có thể thay đổi. Chẳng hạn, ngày 28 /5 sẽ bắt đầu cuộc tập trận chung đầu tiên của Hải quân Australia và Hàn Quốc. Hoạt động này sẽ được tổ chức ở vùng biển phía Nam của bán đảo Triều Tiên, gần đảo Jeju của Hàn Quốc.
Mỹ dựng lên liên minh quân sự của mình ở Châu Á - Thái Bình Dương trước sự lo ngại sức mạnh của quân đội Trung Quốc 
Mục đích chính của cuộc tập trận là tập luyện phát hiện và theo dõi tàu ngầm của đối phương và sử dụng ngư lôi. Tham gia cuộc tập trận sẽ có gần mười tàu chiến và tàu ngầm, kể cả tàu khu trục trang bị hệ thống đa năng ‘Aegis’ - một trong những thành phần chính của hệ thống phòng thủ tên lửa Mỹ ở châu Á.
  • Theo Igor Korotchenko, Konstantin Sivkov, Tiếng nói nước Nga (GDVN)


Vì sao Trung Quốc dùng chiến lược ‘mơ hồ’ ở Biển Đông?

Trung Quốc đã tung ra những hồ sơ lịch sử để củng cố tuyên bố chủ quyền về một bãi cạn tranh chấp ở gần Philippines tại Biển Đông.

Theo các chuyên gia hàng hải, trong khi chiến dịch tuyên truyền rõ ràng thể hiện việc Bắc Kinh sẽ có quan điểm cứng rắn với Manila ở cuộc đụng độ tại bãi cạn Scarborough thì những lý lẽ pháp lý chính xác cho các tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc và phạm vi lãnh thổ bị ảnh hưởng lại vẫn không hề chắc chắn.

Giống như hầu hết các tuyên bố chủ quyền với toàn bộ vùng biển giàu tài nguyên và chiến lược quan trọng Biển Đông, Bắc Kinh vẫn còn mơ hồ về các chi tiết.
Theo tiết lộ của WikiLeaks, một chuyên gia luật hàng hải cấp cao của chính phủ Trung Quốc đã thừa nhận không biết căn cứ lịch sử cho đường 9 đoạn. Ảnh: wordpress
Điều đó cho phép giới lãnh đạo Trung Quốc thể hiện trước những người dân với chủ nghĩa dân tộc đang tăng cao rằng, họ có thể bảo vệ quyền của Trung Quốc trong kiểm soát một vùng lãnh thổ đại dương.

"Sự mập mờ này phục vụ mục đích trong nước của Trung Quốc là đảm bảo tính hợp pháp của chính phủ và thỏa mãn quan điểm dân chúng”, Sun Yun, một chuyên gia đối ngoại Trung Quốc tại Washington D.C từng là nhà phân tích cho Tổ chức nghiên cứu khủng hoảng quốc tế cho biết.

Điểm nóng 

Xung đột chủ quyền ở Biển Đông khiến nơi đây trở thành một trong những điểm nóng nhất, có nguy cơ châm ngòi cho xung đột tại châu Á - Thái Bình Dương.

Trung Quốc, Philippines, Việt Nam, Malaysia và Brunei đều có tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông - vùng biển cung cấp khoảng 10% lượng cá đánh bắt toàn cầu và mang giá trị 5 nghìn tỉ USD trong giao dịch thương mại đường biển.

Mỹ - nước tuyên bố có lợi ích quốc gia ở Biển Đông - gần đây đã tiến hành tập trận hải quân với Philippines gần bãi cạn Scarborough. Họ tăng cường sự hiện diện trong khu vực với nỗ lực thực hiện một phần chiến lược “trục xoay” hướng về châu Á sau hơn một thập niên chiến tranh ở Iraq và Afghanistan.

Đối đầu gay gắt ở bãi cạn Scarborough (mà Trung Quốc gọi là đảo Hoàng Nham) bắt đầu từ tháng trước, khi Bắc Kinh điều tàu hải giám ngăn chặn không cho Philipines bắt giữ các ngư dân Trung Quốc ở khu vực tranh chấp.

Cả Bắc Kinh và Manila đều tuyên bố chủ quyền với bãi cạn. Philippines nói, nó nằm trong phạm vi 200 hải lý vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) - nghĩa là họ có quyền khai thác các tài nguyên tự nhiên trong khu vực này.

Hồ sơ lịch sử

Trong một phản ứng có phối hợp từ Bắc Kinh, người phát ngôn chính thức của chính phủ, các nhà ngoại giao cấp cao và báo chí đều đưa ra những viện chứng lịch sử từ các triều đại cổ xưa để đáp trả tuyên bố chủ quyền của Manila.

Họ nói, tài liệu cho thấy, các thủy thủ Trung Quốc đã phát hiện ra đảo Hoàng Nham từ 2.000 năm trước và trích dẫn hồ sơ các chuyến thăm, quyền hoạch định bản đồ cũng như cư trú của bãi cạn từ thời Tống (960-1279 SCN) cho tới thời kỳ hiện đại.

Trung Quốc còn triển khai một số tàu tuần tra bán quân sự hiện đại nhất tới bãi cạn như nỗ lực thể hiện sức mạnh trỗi dậy, cho dù vẫn đang giữ hải quân ở một khoảng cách nhất định.

Một người phát ngôn chính phủ Philippines hôm thứ tư cho hay, Trung Quốc có gần 100 tàu thuyền ở bãi cạn, gồm cả 4 tàu tuần tra chính phủ. Trước đó, Manila yêu cầu tất cả tàu thuyền Trung Quốc rời khỏi khu vực.

Bộ Ngoại giao Trung Quốc trả lời rằng, chỉ có 20 tàu cá Trung Quốc tại đây - một số lượng bình thường tại thời điểm này trong năm và khẳng định họ hoạt động phù hợp với pháp luật Trung Quốc.

Đường 9 đoạn

Các chuyên gia lưu ý rằng, Bắc Kinh thường xuyên đưa ra phạm vi tuyên bố chủ quyền của họ với cái gọi là đường 9 đoạn, bao trùm khoảng 90% trong 3,5 triệu km2 Biển Đông trên các bản đồ Trung Quốc.

Ranh giới mơ hồ này lần đầu tiên được chính thức công bố trên một bản đồ của chính quyền Trung Quốc năm 1947 và được tái hiện ở những bản đồ sau đó.

Trong khi Bắc Kinh không gặp khó khăn gì khi sản xuất ra những bằng chứng lịch sử để hỗ trợ cho các tuyên bố chủ quyền liên quan tới rất nhiều đảo, vỉa đá thì lại có rất ít tài liệu để chứng tỏ bản đồ 9 đoạn xuất phát từ đâu.

Bức điện tín ngoại giao tháng 9/2008 của Mỹ mà WikiLeaks tiết lộ cho thấy, đại sứ quán Mỹ ở Bắc Kinh thông tin rằng, một chuyên gia luật hàng hải cấp cao của chính phủ Trung Quốc - Yin Wenqiang - đã “thừa nhận” ông không biết căn cứ lịch sử cho đường 9 đoạn.

Bãi cạn Scarborough rơi vào phạm vi đường 9 đoạn, cũng như quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa - hai nhóm đảo quan trọng nhất đang có tranh chấp ở Biển Đông.

Luật Biển

Trung Quốc luôn khẳng định có chủ quyền với cả hai quần đảo trên nhưng vẫn chưa xác định rõ bao nhiêu phần lãnh thổ còn lại nằm trong phạm vi đường 9 đoạn mà họ đưa ra yêu sách tuyên bố chủ quyền.

Một lý do cho sự thiếu minh bạch này là, Trung Quốc đã ký vào Công ước LHQ về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982.

Nếu Bắc Kinh xác định rõ các tuyên bố chủ quyền của mình để phù hợp với những quy định của công ước này, thì rõ ràng họ sẽ bị giảm bớt phạm vi lãnh thổ mong muốn và chính quyền sẽ đối mặt với những chỉ trích khi chủ nghĩa dân tộc dâng cao.

Ở phương diện khác, nếu Bắc Kinh tối đa hóa phạm vi các yêu sách chủ quyền bao gồm toàn bộ hay hầu hết khu vực trong đường 9 đoạn, họ sẽ gặp khó khăn khi bào chữa theo luật quốc tế và gây phản ứng với những nước láng giềng.

"Không có lựa chọn nào dẫn tới viễn cảnh hứa hẹn”, Sun nói.

Điều đó có nghĩa là Trung Quốc sẽ tiếp tục mơ hồ, các chuyên gia nhấn mạnh, nhất là trong bối cảnh nước này đứng trước sự chuyển giao lãnh đạo dự kiến vào cuối năm nay.

Thái An (theo Reuters)

25.5.12

Tàu hải quân Hoa Kỳ USNS Richard E. Byrd sửa chữa ở vịnh Cam Ranh

Ngày 24-5, ông Trần Quốc Vương - đại diện Cảng vụ Nha Trang tại TP Cam Ranh (Khánh Hòa) - xác nhận tàu USNS Richard E. Byrd (T-AKE 4) thuộc hạm đội 7 hải quân Hoa Kỳ đã thả neo trong vịnh Cam Ranh để sửa chữa nhỏ và bảo dưỡng định kỳ.
Tàu USNS Richard E. Byrd (T - AKE 4) neo tại vịnh Cam Ranh - Ảnh: V.T.
Tàu dài 210m, rộng 32,3m, tổng trọng tải 40.298 tấn, được trang bị hai trực thăng và chuyên dùng chở vũ khí, trang thiết bị và hàng hóa quân nhu loại khô cho hải quân Hoa Kỳ. Êkip vận hành gồm 12 sĩ quan hải quân và 123 nhân viên dân sự. Dự kiến tàu được sửa chữa, bảo dưỡng khoảng hai tuần.
Đây là lần thứ ba tàu USNS Richard E. Byrd (T-AKE 4) vào sửa chữa ở Cam Ranh, hai lần trước vào tháng 2-2010 và tháng 8-2011. Ông Vương cho biết sắp tới cứ 2-3 tháng thì có một tàu của hải quân Hoa Kỳ vào sửa chữa ở cảng Cam Ranh.
V.T.

12.4.12

Vì sao Hải quân Mỹ triển khai tàu chiến hiện đại tại Singapore?


Mỹ lôi kéo Singapore vào liên minh quân sự chống Trung Quốc. Giám đốc Học viện các vấn đề địa chính trị Leonid Ivashov bình luận như vậy về thỏa thuận triển khai bốn tàu chiến Mỹ tại Singapore.

Các tàu này được thiết kế đặc biệt để hoạt động trong vùng nước ven biển và sẽ hiện diện trên cơ sở luân phiên. Chiếc tàu đầu tiên sẽ đến khu vực vào cuối năm nay.

Phát ngôn viên Lầu Năm Góc Leslie Hull-Ryde gọi thỏa thuận với Singapore là “chưa từng có.”
Phải chăng Mỹ lôi kéo Singapore vào liên minh quân sự chống Trung Quốc?
Phải chăng Mỹ lôi kéo Singapore vào liên minh quân sự chống Trung Quốc?
Nhà phân tích Nga Leonid Ivashov coi đây là một bước tiến mới theo hướng tăng cường hiện diện quân sự của Mỹ ở châu Á để đối trọng với ảnh hưởng quân sự-chính trị ngày càng tăng của Trung Quốc: “Tăng cường hiện diện tại Singapore là một trong những yếu tố của cuộc đối đầu quân sự giữa Mỹ và Trung Quốc. Người Mỹ hiện nay đang cho lực lượng quân sự của mình tiến gần lãnh thổ Trung Quốc, bố trí căn cứ tại Singapore, trước đó là tại Úc, tăng cường sự hiện diện trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương về toàn diện. Trung Quốc đang đẩy mạnh khả năng quân sự của mình, đặc biệt là các thành phần có thể hoạt động trong khu vực đại dương.

Trên nguyên tắc, cuộc chiến tranh địa chính trị giữa hai trung tâm quyền lực có thể dẫn đến một cuộc chiến tranh thế giới thứ ba. Không nhất thiết phải là chiến tranh giữa Mỹ và Trung Quốc. Nhưng hôm nay họ đang chiến đấu với nhau trên lãnh thổ nước ngoài. Điều này được chứng minh bởi các sự kiện ở Libya. Việc lật đổ chế độ Gaddafi trước hết đã làm giảm đi nghiêm trọng sự hiện diện kinh tế của Trung Quốc ở châu Phi.”

Vào cuối tháng Giêng, Mỹ đã đã thỏa thuậnvới Australia rằng trong 6 năm quân số Mỹ ở Australia sẽ tăng gần 13 lần, lên đến 2500 người. Thuỷ quân lục chiến Hoa Kỳ sẽ được cấp căn cứ không quân “Tindal” ở Darwin, bắc Australia, là nơi Mỹ sẽ triển khai máy bay ném bom chiến lược, máy bay chiến đấu và máy bay chở dầu.

Mỹ đang tạo ra một trong những đầu cầu khu vực để cân bằng ảnh hưởng trên biển. Bởi vì tên lửa đạn đạo mới của Trung Quốc sẽ không với tới căn cứ quân sự này của Mỹ. Đồng thời, từ căn cứ này còn có thể kiểm soát sự lưu thông của tàu thuyền trong vùng biển Đông.

Trong khi đó, Mỹ khéo léo sử dụng những mối quan ngại của Ấn Độ về sức mạnh quân sự ngày càng tăng của Trung Quốc và cố gắng lôi kéo nước này vào liên minh. Một bằng chứng của điều này là tuần tập trận chung “Malabar 2012″. Tàu chiến của hai nước diễn tập chống quân đội đối phương và các mục tiêu hải quân trên bờ biển, tiến hành trinh sát hàng hải, các tàu chống tàu ngầm và nhóm tàu sân bay.

Phú nguyễn (Theo Tiếng nói nước Nga)

Thái độ của Nga trước việc Trung Quốc phản đối dự án khí đốt ở Biển Đông ?

Sau khi chính phủ Trung Quốc chính thức phản đối dự án khai thác khí đốt ở bồn trũng Nam Côn Sơn giữa PetroVietnam và tập đoàn Nga Gazprom. Thái độ từ phía Nga sẽ như thế nào?

Nam Côn Sơn
Nam Côn Sơn
Trong lúc giới chức Việt Nam và Nga không đưa ra bình luận gì về thỏa thuận giữa Gazprom và PetroVietnam, dư luận đặt câu hỏi liệu áp lực từ phía Trung Quốc sẽ có tác động thế nào tới dự án khai thác khí ở hai mỏ Hải Thạch và Mộc Tinh.

Liệu Gazprom có xử sự giống như BP đã làm mấy năm trước hay không ?
Thông tin không được công bố ra ngoài, nhưng sau bị rò rỉ qua công điện của giới ngoại giao Hoa Kỳ trên Wikileaks cho thấy vào thời điểm trước khi BP quyết định rút lui, công ty này đã bị 'cả Trung Quốc và Việt Nam gây áp lực'. 

Một điện tín đánh đi hôm 23/04/2008 từ tòa đại sứ Hoa Kỳ ở London viết: "Chính phủ Trung Quốc đã đe dọa có hành động với tài sản của BP tại Hoa lục nếu như công ty này không ngừng các dự án mới tại các khu vực đang tranh chấp ở Biển Đông".
"Theo Bộ Ngoại giao Anh, Trung Quốc đã chỉ ra rất rõ ràng rằng nếu BP tiếp tục các dự án mới thì việc này sẽ ảnh hưởng xấu tới các dự án khác của BP tại Trung Quốc." 

Về phần mình, chính phủ Việt Nam cũng nói với BP rằng các dự án trên bờ của hãng này ở Việt Nam có thể gặp khó khăn nếu BP thuận theo áp lực của Trung Quốc. 

Kết quả sau đó là vào tháng 6/2007, BP đã ngừng kế hoạch khảo sát địa chấn tại lô 5.2 "để cho các nước liên quan có cơ hội giải quyết vấn đề". 

Tháng 3/2009, BP chính thức rút khỏi hai lô 5.2 và 5.3. 

Hai lô này, tại hai mỏ khí Hải Thạch và Mộc Tinh cách bờ 370 km, được phát hiện từ năm 1996, nằm ở khu vực Nam Côn Sơn, giữa Trường Sa và bờ biển Việt Nam. 

Trường hợp của BP cho thấy một giải pháp dung hòa trong việc làm ăn của các công ty nước ngoài tại các vùng các bên cùng tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông là rất khó khăn. 

Nhiều khi, nó vượt ra ngoài phạm trù kinh tế, và phụ thuộc chủ yếu vào ý chí chính trị của các bên liên quan. 

Nga, đồng minh lâu năm và đối tác chính của Việt Nam trong nhiều lĩnh vực, có khá nhiều quyền lợi trong việc duy trì hậu thuẫn cho Hà Nội. Gazprom, tuy có làm ăn với Trung Quốc, nhưng cũng là tập đoàn nhà nước và bị chi phối bới việc hoạch định chính sách của Điện Kremlin. 

Bởi vậy, giới bình luận cho rằng tập đoàn này sẽ tỏ thái độ cứng rắn hơn trước áp lực của Trung Quốc. 

Điều này chắc chắn sẽ đặt các nhà hoạch định chính sách ở Bắc Kinh trước một bài toán nan giải.

BBC