Trang

Diệp Kính Thiên: Nguyễn Tấn Dũng có thắng không?

Khả năng được đề cử chức Tổng bí thư khóa 12 cho Nguyễn Tấn Dũng có thể chắc chắn. Đây mới chỉ là hiệp một. Sang hiệp hai – bầu cử Ban chấp hành Trung ương khóa 12 – mới là chủ yếu.

Anh Ba Thanh: Nguyễn Phú Trọng sẽ làm Tổng bí thư nửa nhiệm kỳ đầu khóa XII ?

Khai mạc hội nghị, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã hé lộ một chi tiết đáng lưu ý trong báo cáo đó là về đề xuất tiêu chí xem xét trường hợp "đặc biệt"

Hiển thị các bài đăng có nhãn vịnh Cam Ranh. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn vịnh Cam Ranh. Hiển thị tất cả bài đăng

4.6.12

Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh: 'Thăm cảng là hoạt động bình thường'


Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta hiện đang ở Việt Nam trong chuyến thăm hai ngày tới thứ Ba 5/6.

Trưa Chủ nhật 3/6, phát biểu trước các thủy thủ tàu vận tải USNS Richard E. Byrd hiện đang neo đậu để sửa chữa ở Vịnh Cam Ranh, ông Panetta tuyên bố: "Đây là môt chuyến đi lịch sử".
Ông nói: "Việc chiếc tàu đang có mặt tại đây và được công nhân Việt Nam bảo dưỡng là chỉ dấu to lớn cho thấy chúng ta đã tiến xa tới đâu".
Tuy nhiên, nhiều phân tích gia cho rằng trước con mắt theo dõi sít sao của Trung Quốc, Hà Nội luôn muốn tỏ ra là giữ cân bằng trong quan hệ với Bắc Kinh và Washington.
BBC đã có cuộc phỏng vấn với Thứ trưởng Quốc phòng Việt Nam, Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, bên lề diễn đàn an ninh Đối thoại Shangri-La 11 ở Singapore.
Trước hết, ông Vịnh cho biết nhận định của ông về các vấn đề an ninh đang thu hút sự quan tâm của thế giới.
Ông Vịnh đã có mặt tại diễn đàn Đối thoại Shangri-La 11 ở Singapore 
Ông Nguyễn Chí Vịnh: Nhận xét của chúng tôi khi tham dự hội nghị lần này là nhu cầu hợp tác về quốc phòng-an ninh [trên thế giới] đang tăng lên rõ rệt.
Một diễn đàn không chính thức như thế này mà tập trung được rất nhiều lãnh đạo các quốc gia, quốc phòng, học giả, nhà báo... Tiếng nói chung của hội nghị là mong muốn tìm được cơ hội và đường hướng để tạo ổn định và hòa bình cho từng quốc gia.
Bên cạnh xu thế chung của thời đại là hòa bình, ổn định và phát triển, thế giới trong năm vừa qua cũng gặp nhiều vấn đề về an ninh và không chỉ ở một khu vực. Điển hình là ở Trung Đông và Bắc Phi; hay Đông Bắc Á, rồi châu Á-Thái Bình Dương và Đông Nam Á.
Vì sao lại có nhiều bất ổn như vậy khi mà thế giới ngày một văn minh hơn? Tôi nghĩ một lý do là hệ lụy của khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Mọi quốc gia đều phải tìm con đường đi của mình [để thoát khỏi khủng hoảng].
Thứ hai nữa là trong thời gian ngắn, châu Á-Thái Bình Dương đã trở nên một khu vực thu hút sự chú ý nhiều nhất trên thế giới. Ngay Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ cũng đã nhận định, rằng châu Á-Thái Bình Dương là tương lai của thế kỷ 21.
Chính vì vậy, khu vực này tạo ra nhiều lợi ích , đương nhiên dẫn đến nhiều cọ xát vì lợi ích và xảy ra xung đột.
Về Biển Đông tôi cho rằng về đại cục thì đã có tiến bộ nhưng vẫn còn tiềm ẩn và xảy ra những điều đáng tiếc, vì các nước vẫn chưa tìm được tiếng nói chung, chưa tạo dựng được luật chung trong cách ứng xử và phân chia lợi ích trong khu vực.
Bộ trưởng Panetta gặp binh sỹ trên tàu USNS Richard E. Byrd hôm Chủ nhật 
BBC: Theo ông nhận định thì nguy cơ xảy ra xung đột vũ trang ở Biển Đông có lớn hay không và làm sao để kiểm soát nguy cơ này?
Ông Nguyễn Chí Vịnh: Theo tôi nguy cơ xảy ra xung đột vũ trang không lớn vì nếu xảy ra vào lúc này, nó sẽ không chỉ diễn ra giữa hai nước mà sẽ lôi kéo rất nhiều quốc gia.
Hậu quả của nó cũng sẽ không dừng lại ở các nước trực tiếp liên quan, mà ảnh hưởng tới tất cả các nước có lợi ích trong khu vực. Vì vậy không một nước nào đủ liều lĩnh để tạo ra xung đột quân sự trên biển.
Tuy nhiên các mâu thuẫn và bất bình đẳng trong ứng xử và tìm kiếm lợi ích trên Biển Đông thì vẫn hiện hữu, vẫn diễn ra và cần đấu tranh để đẩy lùi chúng.
BBC: Đúng một năm trước đây, đã có biểu tình phản đối chính sách Biển Đông của Trung Quốc ở trong nước. Lúc đó ông có kêu gọi người dân nên tin tưởng vào cách giải quyết của chính phủ. Vậy một năm qua, chính phủ đã có cách giải quyết như thế nào?
Ông Nguyễn Chí Vịnh: Không chỉ một năm mà một thời gian tương đối dài vừa qua, Đảng CSVN và Nhà nước Việt Nam đã rất quan tâm tới việc xử lý các vấn đề trên Biển Đông với ba mục tiêu rõ ràng.
Trước hết là bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, như quy định cụ thể trong Luật Biển mà ông Thủ tướng đã phát biểu trước Quốc hội.
Thứ hai là bảo đảm quan hệ hòa bình, hữu nghị và từng bước phát triển với các nước láng giềng, đặc biệt là với Trung Quốc. Không thể đặt vấn đề Biển Đông ra ngoài quan hệ chung với Trung Quốc.
Đây cũng là động lực giúp giải quyết mục tiêu thứ nhất ở trên vì chỉ khi nào có mối quan hệ bình đẳng, hiểu biết lẫn nhau thì mới có thể yên tâm về một nền hòa bình bền vững, giữ ổn định nhưng lại bảo vệ được chủ quyền lãnh thổ.
Mục tiêu thứ ba là làm cho người dân hiểu về Hoàng Sa, Trường Sa, Biển Đông, các khái niệm như vùng đặc quyền kinh tế... và rằng Việt Nam đã và sẽ làm những gì có thể để bảo vệ chủ quyền nhưng cũng không đem thảm họa khác cho dân tộc, là chiến tranh.
Tôi nghĩ là người dân đã có hiểu biết cơ bản về những điều mà tôi vừa nói.

'Hoạt động kinh tế'

BBC: Nói đến một nước lớn khác, thì Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta đang có chuyến thăm Việt Nam. Nghị trình của ông Panetta ở Việt Nam là gì, thưa ông?
Ông Nguyễn Chí Vịnh: Hoạt động chủ yếu là ông Panetta sẽ đàm phán với Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh. Ông cũng sẽ tới chào lãnh đạo chính phủ Việt Nam.
Ngoài ra ông Panetta sẽ thăm cảng Ba Ngòi ở Vịnh Cam Ranh, nơi mà Tỉnh Khánh Hòa cùng Tập đoàn Tàu thủy Việt Nam đang sửa chữa tàu vận tải quân sự cho Mỹ.
Ông còn thăm cơ quan MIA (Tìm kiếm người Mỹ mất tích trong cuộc chiến Việt Nam). Đây là lĩnh vực hợp tác mà cả Hoa Kỳ và Việt Nam đều hài lòng.
BBC: Ông Panetta đã tới thăm hải cảng Cam Ranh, nơi mà Hoa Kỳ từng sử dụng trong thời kỳ chiến tranh Việt Nam. Bởi vậy hành động này được cho là mang tính biểu tượng lớn. Liệu có quan ngại rằng một nước thứ ba nào khác, hay nói thẳng ra là Trung Quốc, sẽ lo lắng về việc Việt Nam "xích lại quá gần" với Hoa Kỳ?
Ông Nguyễn Chí Vịnh: Trước hết cần nói về Cam Ranh. Vịnh Cam Ranh là khu vực rất rộng lớn, quân cảng chỉ là một phần. Trong khu vực quân cảng, Việt Nam không có hợp tác với nước nào và cũng không cho tàu thuyền bất kỳ nước nào vào trong cả.
Bên cạnh đó, có một khu vực kinh tế rất lớn là cảng Ba Ngòi, do Tỉnh Khánh Hòa quản lý. Tại đây, có một xưởng sửa chữa tàu biển và cho tới nay một số tàu vận tải của Mỹ đã vào sửa chữa.
Trong quá trình phát triển kinh tế đối ngoại, Tỉnh Khánh Hòa và Tập đoàn Tàu thủy Việt Namđã ký hợp đồng để sửa chữa cho các tàu dân sự và vận tải quân sự nhưng không vũ trang của nước ngoài, ở mức tiểu tu và bảo dưỡng nhỏ vì trình độ của Việt Nam còn hạn chế.
Nếu [nước nào] hiểu đúng tình hình thực tế như vậy thì tôi cho là không có lý do gì để quan ngại cả.
Đây là hoạt động kinh tế bình thường. Cảng Ba Ngòi đã đón tàu vận tải Mỹ vào sửa chữa và cũng sẽ đón tàu của Trung Quốc, Nhật Bản, Nga... nếu như có nhu cầu trên cơ sở hợp đồng kinh tế.
BBC: Chúng tôi vừa có cuộc nói chuyện với Thượng nghị sỹ John McCain, trong đó ông McCain tỏ ra lạc quan về việc Mỹ có thể bán một số loại vũ khí sát thương cho Việt Nam trong tương lai. Thưa, ông có thể bình luận gì về việc này?
Ông Nguyễn Chí Vịnh: Việc bỏ cấm vận vũ khí sát thương cho Việt Nam mang ý nghĩa biểu tượng là chủ yếu vì không thể có quan hệ lành mạnh, bình đẳng mà nước này lại cấm vận với nước kia.
Bỏ cấm vận sẽ tạo tin tưởng rằng Mỹ tôn trọng Việt Nam. Chừng nào chưa bỏ cấm vận thì Mỹ cũng chưa thể nói rằng hai bên đã có quan hệ lành mạnh và bình đẳng.
Tuy nhiên đây là công việc mang tính chính trị là chủ yếu, còn cho tới nay Việt Nam chưa có nhu cầu mua vũ khí, trang bị của Mỹ.
BBC: Một trong các điều kiện mà Hoa Kỳ đòi hỏi nhằm bỏ cấm vận vũ khí với Việt Nam là phải cải thiện nhân quyền. Theo ông đánh giá, khác biệt về nhân quyền giữa Việt Nam và Hoa Kỳ còn lớn hay không?
Ông Nguyễn Chí Vịnh: Theo tôi còn khác biệt là do Mỹ chưa hiểu đầy đủ về Việt Nam. Tôi không thấy có điều gì để nói là vi phạm nhân quyền ở Việt Nam.
Hành động vi phạm pháp luật, cản trở tiến bộ xã hội, bị xã hội lên án, cơ quan nhà nước xử lý thì không thể gọi là vi phạm nhân quyền được.
Tôi mong là quan chức Mỹ tìm hiểu Việt Nam kỹ hơn, sang Việt Nam nhiều hơn thì sẽ không nói là Việt Nam thiếu nhân quyền.

BBC 

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta thăm Vịnh Cam Ranh

Trong khuôn khổ chuyến thăm và làm việc tại Việt Nam, trưa 3/6, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta đã thăm tàu USNS Richard E. Byrd của Mỹ, đang neo đậu trong quá trình sửa chữa tại Vịnh Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa.


Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ tới Việt Nam  
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta đến thăm vịnh Cam Ranh.

Ông Leon Panetta nhắc đến cuộc chiến Việt Nam và nhu cầu nhìn tới tương lai 
Phát biểu trước giới báo chí Việt Nam và quốc tế có mặt trên tàu USNS Richard, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta cho biết chuyến thăm và làm việc tại Việt Nam lần này của ông nhằm mở rộng mối quan hệ hợp tác về quốc phòng với Việt Nam theo biên bản ghi nhớ về hợp tác quốc phòng giữa hai nước ký kết hồi năm ngoái.
Chiếc Air Force chở Bộ trưởng Panetta đáp xuống sân bay Cam Ranh 
Trong đó, hai bên chú trọng các lĩnh vực tìm kiếm, cứu nạn hàng hải, kiểm soát thảm họa thiên tai, các hoạt động gìn giữ an ninh, an toàn và tự do hàng hải trên biển Đông.
Ông cho rằng tiềm năng quan hệ giữa hai nước còn rất lớn và Mỹ đang cố gắng nâng mối quan hệ đó lên tầm cao mới.
Chiếc máy bay chở đoàn báo chí và tùy tùng của Bộ trưởng Panetta đáp xuống sân bay Cam Ranh 
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta bày tỏ cảm ơn Việt Nam đã tích cực hỗ trợ, giúp đỡ trong việc tìm kiếm hài cốt binh lính Mỹ mất tích trong chiến tranh tại Việt Nam.
Tàu USNS Richard E. Byrd của Mỹ đang sửa chữa tại vịnh Cam Ranh, được Bộ trưởng Panetta ghé thăm trong chuyến công du tại Việt Nam 
Theo dự kiến, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta sẽ có cuộc hội đàm với Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Phùng Quang Thanh vào ngày 4/6 tại Hà Nội; sau đó đến chào Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng./.
Tàu chuyên dụng tại cảng Ba Ngòi đón Bộ trưởng Panetta cùng đoàn tùy tùng


Ông Panetta gắn huy hiệu cho một số thủy thủ
Bắt tay từng thủy thủ trên tàu

Bắt tay từng thủy thủ trên tàu

2.6.12

Vụ “Người TQ dựng bè cá kiên cố trên vịnh Cam Ranh: Đề nghị trục xuất 7 người Trung Quốc

Chiều 1-6, ông Nguyễn Văn Hoàng - phó bí thư Thành ủy Cam Ranh (tỉnh Khánh Hòa) - cho biết đã chỉ đạo UBND TP Cam Ranh kiểm tra, xử lý quyết liệt việc những người nước ngoài, trong đó có người Trung Quốc, hoạt động nuôi trồng, mua bán hải sản trái quy định trong vùng biển vịnh Cam Ranh.
Bè cá của người Trung Quốc trong vịnh Cam Ranh - Ảnh: Thanh Vân 
“Thành ủy yêu cầu kiểm tra có bao nhiêu người nước ngoài đang nuôi trồng, mua bán thủy hải sản trong vịnh Cam Ranh, có đăng ký kinh doanh hay không, có đăng ký tạm trú tại địa phương không... Việc người Trung Quốc nuôi hải sản trong vịnh Cam Ranh đã xuất hiện mấy năm nay rồi nhưng đúng là anh em quản lý ở các địa phương lơ quá, theo dõi không kỹ. Anh em cứ tưởng họ tới mua hải sản rồi đi chứ không nắm chắc họ trụ lại đó để làm ăn là dở quá. Mấy năm nay họ mượn danh nghĩa người VN để nuôi cá, nuôi tôm rồi mua bán mà không đóng đồng thuế nào cả” - ông Hoàng nói.

Đại tá Nguyễn Đức Vượng - phó chính ủy Bộ tư lệnh Vùng 4 hải quân - cho biết lãnh đạo Vùng 4 đã có thông tin về việc một số lồng bè nuôi hải sản trong vịnh Cam Ranh có sự hiện diện của người nước ngoài. “Chúng tôi sẽ kiểm tra trực tiếp vị trí những lồng bè nuôi trồng hải sản này”.

Tối cùng ngày, ông Nguyễn Huy Điền, vụ trưởng Vụ Nuôi trồng thủy sản (Tổng cục Thủy sản - Bộ NN&PTNT), cho biết về luật thì người nước ngoài được đầu tư nuôi cá trên vùng biển VN. Để được nuôi cá, chủ đầu tư phải có dự án và được địa phương đồng ý, đồng thời phải chấp hành nghiêm các quy định về truy xuất nguồn gốc thức ăn, con giống. 

Theo ông Điền, từ năm 2010 trở lại đây việc cấp phép cho các chủ đầu tư nước ngoài nuôi trồng thủy sản trên vùng biển VN đã bị hạn chế, gần như không có dự án nào được cấp phép. Sau khi báo Tuổi Trẻ nêu vụ người Trung Quốc nuôi cá bè trên vịnh Cam Ranh, cơ quan này đã chỉ đạo các địa phương khẩn trương rà soát, báo cáo về Tổng cục Thủy sản ngay trong tuần tới. Qua thông tin nhanh thì hiện chỉ có mỗi Khánh Hòa mới có hiện tượng như vậy. Còn tại Quảng Ninh, Hải Phòng không có vấn đề gì.

Trả lời câu hỏi vì sao vịnh Cam Ranh được quy hoạch chỉ cho nuôi trồng các loài thủy sản hai vỏ và rong biển, nhưng hiện có hơn 10.000 lồng bè và hơn 300ha đìa nuôi tôm cá, trong đó có những lồng bè của người Trung Quốc “núp bóng”, một lãnh đạo Phòng Kinh tế TP Cam Ranh nói rằng do việc phân định ranh giới mặt nước chưa thực hiện nên địa phương để người dân tận dụng nuôi trồng trước thời hạn cuối cùng vào năm 2015. 

Phạt tiền, trục xuất và cấm nhập cảnh Việt Nam
Ngày 1-6, ông Nguyễn Khắc Toàn - ủy viên dự khuyết T.Ư Đảng, bí thư Thành ủy Cam Ranh - cho biết ngày 23-5 Công an Cam Ranh đã lập biên bản vi phạm hành chính đối với bảy người Trung Quốc, đề nghị cấp có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh và trật tự, an toàn xã hội. Mức đề xuất xử phạt: phạt tiền 15 triệu đồng/người, trục xuất khỏi VN, cấm nhập cảnh VN trong năm năm. “Những người này không phải chuyên gia nuôi trồng gì, chỉ sang thu gom thủy sản để xuất khẩu. Qua vụ này chúng tôi sẽ rà soát, chấn chỉnh mọi công tác quản lý địa bàn, quản lý cư trú, quản lý quy hoạch, mua chế biến thủy sản...” - ông Toàn nói.

Người Trung Quốc đã rời bè cá
Chiều 1-6, chúng tôi quay lại TP Cam Ranh và nhận thấy mọi hoạt động nuôi hải sản trên các lồng bè có người Trung Quốc vẫn diễn ra bình thường. Chúng tôi tìm được ông Nguyễn Văn Sinh, một người dân ở P.Cam Linh (TP Cam Ranh) làm thuê trên các bè cá của người Trung Quốc với mức lương 4 triệu đồng/tháng, khi ông đang loay hoay chất hàng gồm bình gas lớn, gạo, nước mắm, dầu ăn... lên xe máy để chở ra ghe vận chuyển lên bè nuôi cá. Ông Sinh cho biết ông làm thuê cho những người Trung Quốc này từ khi bè nuôi cá của họ mới lập vào năm 2001 đến nay. Nhiệm vụ của ông là vận chuyển thực phẩm từ đất liền ra bè nuôi cá, bao gồm cả thức ăn cho người và thức ăn cho cá.
Theo ông Sinh, bè được kết từ gần 100 lồng lớn với diện tích đến gần 1.000m2. Trên bè dựng ba ngôi nhà, mỗi ngôi nhà rộng khoảng 50m2 với đầy đủ tiện nghi. Những người Trung Quốc có một tàu lớn công suất khoảng 70CV và một canô. Hiện trên bè có mười người, trong đó có sáu người Trung Quốc, nhưng cách đây khoảng 15 ngày có hai người về nước nên hiện chỉ còn bốn người Trung Quốc ăn ngủ trên bè.
Cũng theo ông Sinh, những người Trung Quốc này thực chất rất ít nuôi cá mà chủ yếu mua cá mú ở Cam Ranh và các tỉnh Phú Yên, Bình Thuận, Kiên Giang... về vỗ béo, sau đó chờ tàu từ Trung Quốc qua chở về. Cứ khoảng một tháng có một tàu loại lớn của Trung Quốc qua lấy hàng, trên tàu có gần mười người đều là người Trung Quốc.
Ông Sinh cho biết thêm từ chiều 31-5, mấy ông Trung Quốc lên đất liền đến nay chưa thấy về. “Trước khi đi mấy ông giao việc cho một người làm thuê ở bè nhưng không nói khi nào sẽ về. Sáng 1-6, có một đoàn ra bè kiểm tra và lấy mẫu thức ăn của cá nói là để xét nghiệm. Chiều cùng ngày cũng có một đoàn của cảng vụ lên bè kiểm tra rồi đi” - ông Sinh cho hay.

http://tuoitre.vn/Chinh-tri-Xa-hoi/494628/De-nghi-truc-xuat-7-nguoi-Trung-Quoc.html

30.5.12

Báo động: Người Trung Quốc nuôi cá trên vịnh Cam Ranh

   Tại thành phố Cam Ranh (Khánh Hoà), vùng nuôi cá mú được xem là lớn nhất Việt Nam, người Trung Quốc không chỉ thu mua mà còn sử dụng mặt nước vịnh để nuôi các loài hải sản có giá trị kinh tế cao như tôm hùm, cá mú.
   Điều đáng nói là tình trạng người Trung Quốc “núp bóng” nuôi cá tại một vịnh có vị trí quan trọng này diễn ra từ lâu, nhưng chính quyền tỏ ra lúng túng.
   Ông Đào Văn Hoà, chủ tịch UBND thành phố Cam Ranh cho rằng vịnh Cam Ranh có vị trí quan trọng đối với quốc phòng, đặc biệt đối với vùng biển của đất nước. Vịnh Cam Ranh đang được Đảng, Nhà nước quan tâm đầu tư và thực hiện các nhiệm vụ về quốc phòng, kinh tế. Nghị quyết về phát triển kinh tế vùng vịnh Cam Ranh của Tỉnh uỷ Khánh Hoà cũng xác định quá trình phát triển kinh tế ở vịnh này phải vừa bảo đảm phát triển kinh tế bền vững, ổn định đồng thời kết hợp hài hoà với quốc phòng.
Lồng bè do những người Trung Quốc điều hành. 
   Bè cá Trung Quốc hoành tráng
   Hầu như mọi ngư dân và người buôn bán nào ở gần cảng Cam Ranh đều biết các đìa cũng như lồng bè nuôi cá, tôm của người Trung Quốc. Ông Đạt, một chủ đìa tại đây nói đìa nuôi tôm hùm của A Xìu nằm cạnh cảng Cam Ranh, còn phía ngoài vịnh cách đó chừng 200m là lồng bè nuôi cá mú của những người Trung Quốc khác. Mỗi lồng bè nuôi cá, tôm hùm trị giá hàng tỉ đồng.
   Từ xa có thể thấy khu trại nuôi cá của A Xìu gồm những khu nhà kiên cố, có cả hàng rào, cổng cao khác hẳn với những khu trại tạm bợ của người Việt bên cạnh. Tuy nhiên, khi đến gần thì khu trại này đóng cửa.
   Lên một chiếc tàu, chúng tôi rời cảng tiếp tục đến bè nuôi của người Trung Quốc phía ngoài vịnh. Bè này nằm cách cảng Cam Ranh chừng vài trăm mét và có thể thấy rõ quân cảng Cam Ranh ở phía bên kia bờ vịnh. Từ xa, bè của những người Trung Quốc nổi bật giữa biển bởi sự hoành tráng so với những chiếc bè nhỏ của người Việt gần đó. Các bè này cũng giống như trại nuôi cá của A Xìu: không bảng hiệu, được gắn với nhau, mỗi bè có nhiều lồng, trên bè có đến ba ngôi nhà lợp tôn kiên cố với tổng diện tích khoảng 100m2. Huy, một người địa phương làm công tại một bè cá của người Trung Quốc ở đây cho biết, ở bè này có sáu người Trung Quốc làm việc với gần 100 lồng. Ngoài ra họ còn thu mua cá mú khắp nơi nhưng nhiều nhất là tại Cam Ranh, Phú Yên và đảo Phú Quý.
   “Người Trung Quốc ở đây ai cũng có thể nói được tiếng Việt, bởi họ qua đây đã sáu, bảy năm rồi. Người Trung Quốc cân cá, mua cá, xuất bán cá... còn em chỉ lo chăm sóc cá thôi. Mỗi năm có hàng ngàn tấn cá được xuất đi, khi nào đủ số lượng thì sẽ có tàu của Trung Quốc cập bè đưa cá về bên đó”, Huy nói.
   Chúng tôi quan sát thấy xung quanh bè thấy có chừng ba, bốn chiếc tàu cá mang biển số Khánh Hoà, Bình Thuận đang chở cá đến để bán cho người Trung Quốc. Trên bè các bảng thông báo, thẻ đánh số đều được ghi bằng tiếng Trung. Tại một góc khác của bè, hai người đàn ông Trung Quốc tự xưng là A Ngán và A Keng vừa hút thuốc lào vừa quan sát những người Việt làm việc. A Ngán cho hay quê ở Quảng Châu, chuyên mua và nuôi cá mú. Cá mú đen thu mua về rồi nuôi tiếp, đến khi cá nặng chừng 1kg mới bán; cá mú nghệ nặng 10kg thì bán, có thể đóng thùng đi đường bộ hoặc tàu từ Trung Quốc qua thu mua tại bè. “Chúng tôi ở đây đã lâu, có người lấy vợ Việt Nam và tách ra làm riêng rồi”, A Ngán khoe.

Những người Trung Quốc trên vịnh Cam Ranh. 

   Theo ông Hoàng Gia Ánh, chủ tịch hội nông dân phường Ba Ngòi, thành phố Cam Ranh, giá cá mú đen thương phẩm loại 1kg tại Cam Ranh hiện bán 200.000 đồng/kg, cá mú nghệ 250.000 đồng/kg. Thương lái Trung Quốc tại các bè trên đang thu mua loại cá mú nhỏ 0,5 – 0,6kg với giá bằng 1/2 giá cá thương phẩm. “Họ thu mua cá nhỏ sau đó nuôi thêm rồi xuất khẩu, bởi làm như vậy lời hơn so với mua cá lớn rồi xuất ngay”.

   “Họ tự làm chứ chúng tôi không cho phép”
   Theo ông Nguyễn Thành Long, đội phó đội Quản lý thị trường số 3, tại Cam Ranh đang có ít nhất bốn cơ sở thu mua và một cơ sở nuôi bè hải sản của người Trung Quốc, nhưng do người Việt Nam đứng tên; phường Cam Phúc Bắc có hai cơ sở, phường Cam Phú có một cơ sở. Riêng tại phường Cam Linh có hai cơ sở, trong đó cơ sở nuôi bè trên biển của công ty TNHH Song Phong. Song, ông Trần Tính, phó chủ tịch UBND phường Cam Linh cho rằng trên địa bàn chỉ có một cơ sở thu mua hải sản với khoảng 5 – 7 người Trung Quốc hoạt động, đứng tên kinh doanh là công ty TNHH Khải Hoàn của người Việt Nam. “Cơ sở này thuê đất trên bờ của người Việt, còn lồng bè trên biển thì họ tự làm chứ chúng tôi không cho phép”, ông Tính nói.
   Ông Tính cho biết thêm ở khu vực lồng bè có người Trung Quốc hoạt động, hiện nhiều lực lượng đang quản lý: trạm kiểm soát của đồn Biên phòng cửa khẩu, đồn Biên phòng 384, công an… Rất nhiều cơ quan quản lý, nhưng ông Tính phân bua: “Quá nhiều lực lượng song chúng ta đang lúng túng trong phân cấp xử lý vấn đề người nước ngoài. Qua các buổi giao ban chúng tôi đều có ý kiến về việc này, bản thân tôi thấy cần phải rút kinh nghiệm”.
   Cũng theo ông Tính, mỗi lần có mưa bão, phường ra di dời những người trên lồng bè vào bờ để tránh nguy hiểm, nhưng gặp khó khăn khi muốn đưa người Trung Quốc vào bờ. “Phần vì chúng tôi nói thì họ không hiểu, phần vì họ nghe dự báo thời tiết từ đài của họ nên họ không chịu di dời. Thực sự chúng tôi không biết họ có bao nhiêu người ở trên những bè đó”, ông Tính nói.
   Phó chủ tịch UBND thành phố Cam Ranh Nguyễn Ngọc Sơn, thừa nhận trên địa bàn có một số người nước ngoài nuôi trồng thuỷ sản. “Tuy nhiên, trên thực tế đến nay chưa có doanh nghiệp hay người nước ngoài nào xin phép nuôi trồng thuỷ sản tại vịnh Cam Ranh... Chúng tôi sẽ xử lý theo đúng quy định của pháp luật”, ông Sơn nói.
   Thương lái Trung Quốc khuấy động vùng trồng khóm

   Thương lái Trung Quốc thông qua thương lái các địa phương đã điều khiển giá thu mua khóm (dứa) tại các vùng chuyên canh khóm huyện Gò Quao, Giồng Riềng (Kiên Giang), Tân Phước (Tiền Giang), Vị Thanh (Hậu Giang) khiến giá mặt hàng này nhích lên được khoảng một tuần. Tuy nhiên, hoạt động mua bán khóm sôi động chỉ được một thời gian ngắn, sau đó rơi vào yên ắng. Hiện giá khóm loại 1 (từ 1,2kg trở lên) từ 3.800 – 4.000 đồng/kg.
   Ông Vu Suổi, chủ nhiệm HTX Thạnh Thắng (Hậu Giang) cho biết, thương lái Trung Quốc chỉ mua khóm loại 1, khóm hơi xanh chứ không mua khóm chín, khóm trái nhỏ. Tại Hậu Giang, các lái Trung Quốc chỉ tuyển lựa, thu mua thời gian ngắn rồi chuyển khóm về Trung Quốc bằng xe đông lạnh. Tuy nhiên, mấy ngày gần đây, không thấy thương lái Trung Quốc xuất hiện trở lại trên địa bàn. Chính vì vậy, nhiều thương lái Việt Nam và nông dân khóc ròng.

Ngọc Tùng
Theo Lê Anh
Sài Gòn Tiếp thị

25.5.12

Tàu hải quân Hoa Kỳ USNS Richard E. Byrd sửa chữa ở vịnh Cam Ranh

Ngày 24-5, ông Trần Quốc Vương - đại diện Cảng vụ Nha Trang tại TP Cam Ranh (Khánh Hòa) - xác nhận tàu USNS Richard E. Byrd (T-AKE 4) thuộc hạm đội 7 hải quân Hoa Kỳ đã thả neo trong vịnh Cam Ranh để sửa chữa nhỏ và bảo dưỡng định kỳ.
Tàu USNS Richard E. Byrd (T - AKE 4) neo tại vịnh Cam Ranh - Ảnh: V.T.
Tàu dài 210m, rộng 32,3m, tổng trọng tải 40.298 tấn, được trang bị hai trực thăng và chuyên dùng chở vũ khí, trang thiết bị và hàng hóa quân nhu loại khô cho hải quân Hoa Kỳ. Êkip vận hành gồm 12 sĩ quan hải quân và 123 nhân viên dân sự. Dự kiến tàu được sửa chữa, bảo dưỡng khoảng hai tuần.
Đây là lần thứ ba tàu USNS Richard E. Byrd (T-AKE 4) vào sửa chữa ở Cam Ranh, hai lần trước vào tháng 2-2010 và tháng 8-2011. Ông Vương cho biết sắp tới cứ 2-3 tháng thì có một tàu của hải quân Hoa Kỳ vào sửa chữa ở cảng Cam Ranh.
V.T.