Trang

Diệp Kính Thiên: Nguyễn Tấn Dũng có thắng không?

Khả năng được đề cử chức Tổng bí thư khóa 12 cho Nguyễn Tấn Dũng có thể chắc chắn. Đây mới chỉ là hiệp một. Sang hiệp hai – bầu cử Ban chấp hành Trung ương khóa 12 – mới là chủ yếu.

Anh Ba Thanh: Nguyễn Phú Trọng sẽ làm Tổng bí thư nửa nhiệm kỳ đầu khóa XII ?

Khai mạc hội nghị, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã hé lộ một chi tiết đáng lưu ý trong báo cáo đó là về đề xuất tiêu chí xem xét trường hợp "đặc biệt"

Hiển thị các bài đăng có nhãn thương lái. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn thương lái. Hiển thị tất cả bài đăng

30.5.12

Báo động: Người Trung Quốc nuôi cá trên vịnh Cam Ranh

   Tại thành phố Cam Ranh (Khánh Hoà), vùng nuôi cá mú được xem là lớn nhất Việt Nam, người Trung Quốc không chỉ thu mua mà còn sử dụng mặt nước vịnh để nuôi các loài hải sản có giá trị kinh tế cao như tôm hùm, cá mú.
   Điều đáng nói là tình trạng người Trung Quốc “núp bóng” nuôi cá tại một vịnh có vị trí quan trọng này diễn ra từ lâu, nhưng chính quyền tỏ ra lúng túng.
   Ông Đào Văn Hoà, chủ tịch UBND thành phố Cam Ranh cho rằng vịnh Cam Ranh có vị trí quan trọng đối với quốc phòng, đặc biệt đối với vùng biển của đất nước. Vịnh Cam Ranh đang được Đảng, Nhà nước quan tâm đầu tư và thực hiện các nhiệm vụ về quốc phòng, kinh tế. Nghị quyết về phát triển kinh tế vùng vịnh Cam Ranh của Tỉnh uỷ Khánh Hoà cũng xác định quá trình phát triển kinh tế ở vịnh này phải vừa bảo đảm phát triển kinh tế bền vững, ổn định đồng thời kết hợp hài hoà với quốc phòng.
Lồng bè do những người Trung Quốc điều hành. 
   Bè cá Trung Quốc hoành tráng
   Hầu như mọi ngư dân và người buôn bán nào ở gần cảng Cam Ranh đều biết các đìa cũng như lồng bè nuôi cá, tôm của người Trung Quốc. Ông Đạt, một chủ đìa tại đây nói đìa nuôi tôm hùm của A Xìu nằm cạnh cảng Cam Ranh, còn phía ngoài vịnh cách đó chừng 200m là lồng bè nuôi cá mú của những người Trung Quốc khác. Mỗi lồng bè nuôi cá, tôm hùm trị giá hàng tỉ đồng.
   Từ xa có thể thấy khu trại nuôi cá của A Xìu gồm những khu nhà kiên cố, có cả hàng rào, cổng cao khác hẳn với những khu trại tạm bợ của người Việt bên cạnh. Tuy nhiên, khi đến gần thì khu trại này đóng cửa.
   Lên một chiếc tàu, chúng tôi rời cảng tiếp tục đến bè nuôi của người Trung Quốc phía ngoài vịnh. Bè này nằm cách cảng Cam Ranh chừng vài trăm mét và có thể thấy rõ quân cảng Cam Ranh ở phía bên kia bờ vịnh. Từ xa, bè của những người Trung Quốc nổi bật giữa biển bởi sự hoành tráng so với những chiếc bè nhỏ của người Việt gần đó. Các bè này cũng giống như trại nuôi cá của A Xìu: không bảng hiệu, được gắn với nhau, mỗi bè có nhiều lồng, trên bè có đến ba ngôi nhà lợp tôn kiên cố với tổng diện tích khoảng 100m2. Huy, một người địa phương làm công tại một bè cá của người Trung Quốc ở đây cho biết, ở bè này có sáu người Trung Quốc làm việc với gần 100 lồng. Ngoài ra họ còn thu mua cá mú khắp nơi nhưng nhiều nhất là tại Cam Ranh, Phú Yên và đảo Phú Quý.
   “Người Trung Quốc ở đây ai cũng có thể nói được tiếng Việt, bởi họ qua đây đã sáu, bảy năm rồi. Người Trung Quốc cân cá, mua cá, xuất bán cá... còn em chỉ lo chăm sóc cá thôi. Mỗi năm có hàng ngàn tấn cá được xuất đi, khi nào đủ số lượng thì sẽ có tàu của Trung Quốc cập bè đưa cá về bên đó”, Huy nói.
   Chúng tôi quan sát thấy xung quanh bè thấy có chừng ba, bốn chiếc tàu cá mang biển số Khánh Hoà, Bình Thuận đang chở cá đến để bán cho người Trung Quốc. Trên bè các bảng thông báo, thẻ đánh số đều được ghi bằng tiếng Trung. Tại một góc khác của bè, hai người đàn ông Trung Quốc tự xưng là A Ngán và A Keng vừa hút thuốc lào vừa quan sát những người Việt làm việc. A Ngán cho hay quê ở Quảng Châu, chuyên mua và nuôi cá mú. Cá mú đen thu mua về rồi nuôi tiếp, đến khi cá nặng chừng 1kg mới bán; cá mú nghệ nặng 10kg thì bán, có thể đóng thùng đi đường bộ hoặc tàu từ Trung Quốc qua thu mua tại bè. “Chúng tôi ở đây đã lâu, có người lấy vợ Việt Nam và tách ra làm riêng rồi”, A Ngán khoe.

Những người Trung Quốc trên vịnh Cam Ranh. 

   Theo ông Hoàng Gia Ánh, chủ tịch hội nông dân phường Ba Ngòi, thành phố Cam Ranh, giá cá mú đen thương phẩm loại 1kg tại Cam Ranh hiện bán 200.000 đồng/kg, cá mú nghệ 250.000 đồng/kg. Thương lái Trung Quốc tại các bè trên đang thu mua loại cá mú nhỏ 0,5 – 0,6kg với giá bằng 1/2 giá cá thương phẩm. “Họ thu mua cá nhỏ sau đó nuôi thêm rồi xuất khẩu, bởi làm như vậy lời hơn so với mua cá lớn rồi xuất ngay”.

   “Họ tự làm chứ chúng tôi không cho phép”
   Theo ông Nguyễn Thành Long, đội phó đội Quản lý thị trường số 3, tại Cam Ranh đang có ít nhất bốn cơ sở thu mua và một cơ sở nuôi bè hải sản của người Trung Quốc, nhưng do người Việt Nam đứng tên; phường Cam Phúc Bắc có hai cơ sở, phường Cam Phú có một cơ sở. Riêng tại phường Cam Linh có hai cơ sở, trong đó cơ sở nuôi bè trên biển của công ty TNHH Song Phong. Song, ông Trần Tính, phó chủ tịch UBND phường Cam Linh cho rằng trên địa bàn chỉ có một cơ sở thu mua hải sản với khoảng 5 – 7 người Trung Quốc hoạt động, đứng tên kinh doanh là công ty TNHH Khải Hoàn của người Việt Nam. “Cơ sở này thuê đất trên bờ của người Việt, còn lồng bè trên biển thì họ tự làm chứ chúng tôi không cho phép”, ông Tính nói.
   Ông Tính cho biết thêm ở khu vực lồng bè có người Trung Quốc hoạt động, hiện nhiều lực lượng đang quản lý: trạm kiểm soát của đồn Biên phòng cửa khẩu, đồn Biên phòng 384, công an… Rất nhiều cơ quan quản lý, nhưng ông Tính phân bua: “Quá nhiều lực lượng song chúng ta đang lúng túng trong phân cấp xử lý vấn đề người nước ngoài. Qua các buổi giao ban chúng tôi đều có ý kiến về việc này, bản thân tôi thấy cần phải rút kinh nghiệm”.
   Cũng theo ông Tính, mỗi lần có mưa bão, phường ra di dời những người trên lồng bè vào bờ để tránh nguy hiểm, nhưng gặp khó khăn khi muốn đưa người Trung Quốc vào bờ. “Phần vì chúng tôi nói thì họ không hiểu, phần vì họ nghe dự báo thời tiết từ đài của họ nên họ không chịu di dời. Thực sự chúng tôi không biết họ có bao nhiêu người ở trên những bè đó”, ông Tính nói.
   Phó chủ tịch UBND thành phố Cam Ranh Nguyễn Ngọc Sơn, thừa nhận trên địa bàn có một số người nước ngoài nuôi trồng thuỷ sản. “Tuy nhiên, trên thực tế đến nay chưa có doanh nghiệp hay người nước ngoài nào xin phép nuôi trồng thuỷ sản tại vịnh Cam Ranh... Chúng tôi sẽ xử lý theo đúng quy định của pháp luật”, ông Sơn nói.
   Thương lái Trung Quốc khuấy động vùng trồng khóm

   Thương lái Trung Quốc thông qua thương lái các địa phương đã điều khiển giá thu mua khóm (dứa) tại các vùng chuyên canh khóm huyện Gò Quao, Giồng Riềng (Kiên Giang), Tân Phước (Tiền Giang), Vị Thanh (Hậu Giang) khiến giá mặt hàng này nhích lên được khoảng một tuần. Tuy nhiên, hoạt động mua bán khóm sôi động chỉ được một thời gian ngắn, sau đó rơi vào yên ắng. Hiện giá khóm loại 1 (từ 1,2kg trở lên) từ 3.800 – 4.000 đồng/kg.
   Ông Vu Suổi, chủ nhiệm HTX Thạnh Thắng (Hậu Giang) cho biết, thương lái Trung Quốc chỉ mua khóm loại 1, khóm hơi xanh chứ không mua khóm chín, khóm trái nhỏ. Tại Hậu Giang, các lái Trung Quốc chỉ tuyển lựa, thu mua thời gian ngắn rồi chuyển khóm về Trung Quốc bằng xe đông lạnh. Tuy nhiên, mấy ngày gần đây, không thấy thương lái Trung Quốc xuất hiện trở lại trên địa bàn. Chính vì vậy, nhiều thương lái Việt Nam và nông dân khóc ròng.

Ngọc Tùng
Theo Lê Anh
Sài Gòn Tiếp thị

26.5.12

Chuyện con cua và cán bộ "cận dân": "Cao chạy xa bay" mới quản lý...

Thương người nông dân "bán mặt cho đất bán lưng cho trời" một nắng hai sương đến khi có thành quả chỉ để mà 'ngắm' chơi.
Thời gian gần đây tại một tỉnh xa nhất nước bỗng trở thành tâm điểm bàn tán của dư luận. Mà có gì mới đâu cơ chứ, chuyện nông dân khốn khổ bị thương lái Trung Quốc quỵt tiền hay "xù" theo những bài bản quen thuộc đã xẩy ra cách đây hàng thập kỷ. Vẫn chiêu đẩy giá cao để người người, nhà nhà đổ xô vào làm đến khi có hàng rồi bỗng nhiên mất hút.
Đó là chuyện con cua ở Cà Mau. Theo người dân Năm Căn, địa phương "vùng sâu vùng xa" nhất nước, từ 4 - 5 năm nay thương lái Trung Quốc đã đến đây thu mua cua. Ban đầu trả tiền rất "ngọt", thậm chí trả tiền trước, nhưng sau cứ lần lượt gối đầu, rồi sang nợ và cuối cùng trốn mất.

Còn chuyện củ khoai ở Vĩnh Long, cũng vậy. Thương lái Trung Quốc hoạt động như chỗ không người. Mua bán thu gom cứ như ở đất họ. Làn sóng trồng khoai dâng cao, giá cả được đẩy lên, thế là nhà nhà lao vào trồng, đến khi sản phẩm tràn đồng, họ liền hạ giá mua nhỏ giọt hoặc đánh bài chuồn.
Thương người nông dân "bán mặt cho đất bán lưng cho trời" một nắng hai sương đến khi có thành quả chỉ để mà 'ngắm' chơi.
Một điểm thu mua cua của thương lái Trung Quốc - Ảnh: Gia Bách/ Thanh Niên  
Kể cũng lạ những chiêu như vậy đã xẩy ra ở phía Bắc hàng chục năm nay. Từ chuyện nuôi chó cảnh, chuyện mua móng trâu, rễ Hồi, đến chuyện mua đỉa mua cây hoa Hải đường. Có người thạo các chiêu lừa kiểu trên cho biết, các thương lái đến thu gom nhưng họ có mang về nước đâu. Lúc đầu thì mua với giá cao để người người nhà nhà săn lùng hoặc sản xuất. Đến khi đẩy giá lên cao ngất ngưỡng, hàng hiếm họ liền xuất những thứ đã mua để bán lại. Đến khi bán hết thì họ đánh bài chuồn còn người dân và những người "năng động" làm ăn đi thu gom thì rơi vào cảnh trắng tay, nhìn hàng để đấy.
Cũng một chiêu đấy, cũng những người của đất nước ấy mà sao dân mình lại không biết mà phòng nhỉ. Phải chăng dân ta ngây thơ, vì lòng tham hay vì họ không có thông tin?
Lòng tham cũng có đấy, không trách được người dân. Kiếm được một đồng thời "gạo châu, củi quế" đâu phải đơn giản. Chỉ tính sơ sơ giá cả cao ngất thế thì làm gì mà không lao vào. Khốn nỗi họ chỉ nhìn thấy trước mắt.
Còn chuyện không có thông tin? Có người lập luận, ta hiện nay có hàng ngàn tờ báo, tạp chí, hàng trăm báo mạng rồi vô số các trang blog sao lại nói không có thông tin? Nước ta hiện nay đứng vào hàng những nước phát triển mạnh nhất về thông tin cơ mà. Nhưng khốn nỗi có thông tin và thông tin có đến với người dân hay không lại là chuyện khác. Ở những vùng sâu vùng xa hiện nay, lo chạy từng bữa ăn thì lấy đâu ra tiền mua báo, mua tivi để xem, chưa nói đến dùng đồ xa xỉ là máy tính.
Thế cán bộ của ta đâu? Những người có điều kiện đọc báo xem tivi, truy cập mạng? Thì cứ xem cán bộ ta ở một số nơi lo cho dân thế nào thì đủ biết. Có địa phương được Chính phủ bỏ tiền giúp cho trong vụ bão lụt những năm trước thì cán bộ lại "năng động" đem chia cho người nhà hay thân quen. Hay chuyện tiền Tết của dân được Chính phủ hỗ trợ, một vài nơi cán bộ "cất kỹ" quá nên hết cả mùa xuân, đào mai rụng hết cũng chẳng thấy tiền đâu. Những vụ ấy báo đài đã chỉ đích danh và đã bị xử lý kỷ luật. Tệ hại hơn có cán bộ khi bão đến không lo chống bão cùng dân mà đang say mê tiệc rượu thì đủ biết thông tin đến được với dân bằng cách nào.
Nói dại có vụ việc gì xẩy ra thì chỉ tổ người dân lãnh đủ. Mà đúng là người dân đã lãnh đủ. Thương lái sang bên này cả năm trời, đi đủ các nơi như chỗ không người, thu mua các kiểu, tận tình chỉ bảo "trồng cây gì, nuôi con gì" thế mà chẳng nơi nào quản lý hay báo cáo. Trên một tờ báo, ông Phạm Hữu Đức - Chủ tịch UBND xã Thuận An (Vĩnh Long) một cán bộ cấp "cận dân" cho biết: "Tất cả các thương buôn này đều có hộ chiếu du lịch và đến đây kinh doanh thông qua phiên dịch. Còn lại hoạt động kinh doanh của họ như thế nào, địa phương không thể quản lý được".
Và đến khi sự việc xẩy ra thì chính quyền mới vào cuộc. Ông Lê Dũng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau, cũng "đang chỉ đạo các ngành, các huyện rà soát số nợ của thương lái Trung Quốc". Không quản lý được để họ cao chạy xa bay  thì rà soát nợ để làm gì nhỉ?
Tác giả: ĐĂNG TẤN (TVN)