Trang

Diệp Kính Thiên: Nguyễn Tấn Dũng có thắng không?

Khả năng được đề cử chức Tổng bí thư khóa 12 cho Nguyễn Tấn Dũng có thể chắc chắn. Đây mới chỉ là hiệp một. Sang hiệp hai – bầu cử Ban chấp hành Trung ương khóa 12 – mới là chủ yếu.

Anh Ba Thanh: Nguyễn Phú Trọng sẽ làm Tổng bí thư nửa nhiệm kỳ đầu khóa XII ?

Khai mạc hội nghị, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã hé lộ một chi tiết đáng lưu ý trong báo cáo đó là về đề xuất tiêu chí xem xét trường hợp "đặc biệt"

Hiển thị các bài đăng có nhãn Hải quân. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Hải quân. Hiển thị tất cả bài đăng

22.6.12

Tàu nghiên cứu của Hải quân Mỹ thăm cảng Đà Nẵng

Tàu nghiên cứu khoa học Roger Revelle của Hài quân Hoa Kỳ, sáng 22/6, cập cảng Tiên Sa, Đà Nẵng, bắt đầu chuyến thăm 8 ngày. 

Hãng tin ANI cho hay chuyến đi được thực hiện trong khuôn khổ “Chương trình nghiên cứu hợp tác chung về hải dương học Biển Đông Việt Nam và tương tác Biển và lục địa” giữa Bộ Khoa học và Công nghệ Việt Nam với Văn phòng Nghiên cứu Hải quân Hoa Kỳ.
Tàu nghiên cứu khoa hoc Roger Revelle 
Trong thời gian lưu lại Việt Nam, 28 sỹ quan-thủy thủ trên tàu Roger Revelle sẽ cung cấp các khóa huấn luyện cho các nhà khoa học và nghiên cứu gia Việt Nam trong lĩnh vực hải dương học, quản lý nghiên cứu biển.

Theo lịch trình, tàu sẽ rời Việt Nam vào ngày 29 cuối tháng này.

Tàu nghiên cứu Roger Revelle thuộc hải quân Hoa Kỳ do Viện Hải dương học Scripps, trường Đại học California, San Diego, vận hành được trang bị các phương tiện hiện đại phục vụ công tác nghiên cứu hải dương.

VOA

29.4.12

Lính Trường Sa hôm nay


Hôm nay là ngày kỷ niệm 37 năm ngày giải phóng hoàn toàn quần đảo Trường Sa (29-4-1975). Phóng viên Tuổi Trẻ gửi về những hình ảnh mới nhất về người lính ở quần đảo yêu thương của Tổ quốc.
Những người lính Trường Sa có thể chưa đầy đôi mươi, hay những sĩ quan hải quân chuyên nghiệp. Họ có thể mới đặt chân lên đảo làm nhiệm vụ, hay quanh năm suốt tháng dãi dầu nắng gió…
“Đến tiếp đón niềm nở, ở chăm sóc tận tình, về dặn dò chu đáo” đó là khẩu hiệu tinh thần của người lính đảo Trường Sa
“Đến tiếp đón niềm nở, ở chăm sóc tận tình, về dặn dò chu đáo” đó là khẩu hiệu tinh thần của người lính đảo Trường Sa
Tất cả đều đang ngày đêm canh giữ vùng biển, vùng trời và hải đảo Trường Sa hôm nay với một quyết tâm và tình yêu nồng cháy: "Đảo là nhà, biển cả là quê hương".
Xin giới thiệu chùm ảnh ghi nhận một góc nhỏ về cuộc sống của những người lính Trường Sa hôm nay.
Cây xanh đem từ đất liền là món quà quý hiếm với người lính đảo. Trong ảnh: trồng và chăm sóc cây trên đảo Sinh Tồn
Cây xanh đem từ đất liền là món quà quý hiếm với người lính đảo. Trong ảnh: trồng và chăm sóc cây trên đảo Sinh Tồn

Thay ca gác trên đảo Trường Sa Lớn. Mỗi người lính thường phải gác bên cột đá chủ quyền giữa trời nắng nóng. Tuy nhiệm vụ vất vả nhưng với họ còn là niềm tự hào
Thay ca gác trên đảo Trường Sa Lớn. Mỗi người lính thường phải gác bên cột đá chủ quyền giữa trời nắng nóng. Tuy nhiệm vụ vất vả nhưng với họ còn là niềm tự hào
Hai trung úy Trần Xuân Nam (trái) và Vũ Xuân Sách , thuộc Trung đoàn công binh 131 lắp đặt cửa sổ công trình “Góp đá xây Trường Sa” tại cụm đảo Đá Tây. Hai anh cho biết mới ra Trường Sa hơn 4 tháng nhưng thấy yêu thương với nơi này
Hai trung úy Trần Xuân Nam (trái) và Vũ Xuân Sách , thuộc Trung đoàn công binh 131 lắp đặt cửa sổ công trình “Góp đá xây Trường Sa” tại cụm đảo Đá Tây. Hai anh cho biết mới ra Trường Sa hơn 4 tháng nhưng thấy yêu thương với nơi này  
Hình ảnh cảm động ở đảo Cô Lin: khi chân vịt của xuồng máy đưa đoàn công tác trở về tàu bị mắc kẹt vào san hô, một người lính đảo đã không chần chừ lặn xuống biển để gỡ
Hình ảnh cảm động ở đảo Cô Lin: khi chân vịt của xuồng máy đưa đoàn công tác trở về tàu bị mắc kẹt vào san hô, một người lính đảo đã không chần chừ lặn xuống biển để gỡ   
Trong các tiết mục biểu diễn văn nghệ không thể thiếu tiếng hát và nụ cười lạc quan của người lính đảo
Trong các tiết mục biểu diễn văn nghệ không thể thiếu tiếng hát và nụ cười lạc quan của người lính đảo  

Mười năm chưa về đất liền đón tết, để vơi bớt nỗi nhớ nhà,  trung úy Lương Ngọc Long (quê Thanh Hóa) nuôi con chim cu gáy làm bạn trên nhà giàn Ba Kè, vùng biển Trường Sa và thềm lục địa phía Nam
Mười năm chưa về đất liền đón tết, để vơi bớt nỗi nhớ nhà,  trung úy Lương Ngọc Long (quê Thanh Hóa) nuôi con chim cu gáy làm bạn trên nhà giàn Ba Kè, vùng biển Trường Sa và thềm lục địa phía Nam

Những người lính Trường Sa cùng hô vang lời thề bảo vệ vùng biển, vùng trời và hải đảo trong buổi chào cờ thường ngày tại đảo Song Tử Tây
Những người lính Trường Sa cùng hô vang lời thề bảo vệ vùng biển, vùng trời và hải đảo trong buổi chào cờ thường ngày tại đảo Song Tử Tây
Một buổi chào cờ trên đảo Song Tử Tây
Một buổi chào cờ trên đảo Song Tử Tây

Chiến sĩ Nguyễn Thành Quân canh gác bên cột đá chủ quyền trên đảo Song Tử Tây
Chiến sĩ Nguyễn Thành Quân canh gác bên cột đá chủ quyền trên đảo Song Tử Tây

“Đến tiếp đón niềm nở, ở chăm sóc tận tình, về dặn dò chu đáo” đó là khẩu hiệu tinh thần của người lính đảo Trường Sa
“Đến tiếp đón niềm nở, ở chăm sóc tận tình, về dặn dò chu đáo” đó là khẩu hiệu tinh thần của người lính đảo Trường Sa

Người lính canh gác trên đảo Trường Sa Đông, nơi được xem là nắng gió  khắc nghiệt nhất huyện đảo Trường Sa
Người lính canh gác trên đảo Trường Sa Đông, nơi được xem là nắng gió  khắc nghiệt nhất huyện đảo Trường Sa 
Một vòng hoa bất tử thả xuống vùng biển Cô Lin - Gạc Ma - Len Đao, nơi 64 cán bộ, chiến sĩ đã anh dũng hi sinh khi làm nhiệm vụ ngày 14-3-1988
Một vòng hoa bất tử thả xuống vùng biển Cô Lin - Gạc Ma - Len Đao
Một vòng hoa bất tử thả xuống vùng biển Cô Lin - Gạc Ma - Len Đao, nơi 64 cán bộ, chiến sĩ đã anh dũng hi sinh khi làm nhiệm vụ ngày 14-3-1988. Những người lính hôm nay đã thề “quyết tâm bảo vệ bằng được quần đảo Trường Sa - một phần lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc và xây dựng Trường Sa trở thành một huyện đảo giàu mạnh, ngang tầm với vị trí chiến lược trên biển Đông”
TIẾN THÀNH thực hiện

23.4.12

Hải quân Mỹ - Việt giao lưu một tuần

Việt Nam vừa bắt đầu một tuần lễ giao lưu phi tác chiến với lực lượng hải quân Mỹ vào khi căng thẳng ngấm ngầm tại Biển Đông giữa một số nước Đông Nam Á với Trung Quốc vẫn tiếp tục.
Ba tàu chiến từ Hạm đội 7 của Mỹ mà đi đầu bằng chiến hạm USS Blue Ridge đã tới Đà Nẵng trong thời gian diễn ra sự kiện kéo dài 5 ngày bắt đầu từ thứ Hai, 23/4/2012.
Tàu USS Blue Ridge (hình minh họa từ một chuyến thăm Hong Kong)
Tàu USS Blue Ridge (hình minh họa từ một chuyến thăm Hong Kong) 
Báo chí Việt Nam chú ý cách dùng từ cho sự kiện này, gọi là 'hoạt động trao đổi' của Hải quân Hoa Kỳ với Hải quân Quân đội Nhân dân Việt Nam, và không dùng chữ 'diễn tập'.
Vẫn theo truyền thông Việt Nam, nhà chức trách và quân đội nước này tổ chức lễ đón chính thức tại cầu tàu số 1 của cảng Tiên Sa, Đà Nẵng.
Tham dự buổi lễ được biết có Đại sứ Mỹ tại Việt Nam David Shear, Tư lệnh Hạm Đội 7 Phó Đô đốc Scott Swift, thuyền trưởng các tàu cùng nhiều quan chức và tướng lĩnh của Mỹ.
Theo các bản tin quốc tế, hải quân Mỹ - Việt sẽ có các hoạt động như cứu hộ và phòng ngừa thiên tai tại khu vực mà hiện đang có các căng thẳng về chủ quyền.
Trung Quốc, Philippines và các quốc gia khác đều nhận chủ quyền tại các hòn đảo trên Biển Đông, vốn được cho là giàu trữ lượng dầu lửa và khí đốt.
Điểm nóng tiềm tàng
Nhiều nhà bình luận nhìn nhận biển đảo là điểm nóng có tiềm năng xảy ra xung đột vũ trang.
Trong một báo cáo của Viện nghiên cứu khủng hoảng quốc tế (ICG), thái độ không đồng nhất của các cơ quan và báo chí Trung Quốc về Biển Đông là một trong những lý do có thể gây khủng hoảng.
Căng thẳng nổ ra trong tháng này gần một bãi đá ngầm ở phía bắc quần đảo Trường Sa đang có tranh chấp khi hai tàu tuần dương của Trung Quốc đã chặn một tàu chiến của Philippines không cho tàu chiến này bắt giữ các ngư dân Trung Quốc hôm 10/4.
Tàu Trung Quốc và Philippine tiếp tục trấn giữ tại bãi đá này vào hôm thứ Hai chờ đợi cho phía bên kia rút đi.
Hãng AP nhắc rằng trước đó trong tháng, năm nhà sư Việt Nam đã ra quần đào Trường Sa để truyền dạy Phật giáo và bảo vệ tuyên bố chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam.
Căng thẳng giữa Việt Nam và Trung Quốc lên cao điểm hồi hè năm ngoái sau khi chính phủ Việt Nam cáo buộc Trung Quốc can thiệp vào các hoạt động khai thác dầu khí ngoài khơi của Việt Nam. Trung Quốc bác bỏ cáo buộc này.
Đụng độ lớn lần cuối trên biên dính dáng tới Trung Quốc và Việt Nam khiến hơn 70 thủy thủ Việt Nam thiệt mạng là vào năm 1988.
Chính phủ Trung Quốc gọi Biển Đông là một trong những "ích lợi cốt lõi" của mình, có nghĩa là họ sẵn sàng tham chiến để bảo vệ nó.
Hoa Kỳ thì nói họ có quyền lợi quốc gia trong việc bảo đảm tự do hàng hải tại vùng biển này và các phân tích gia cho biết chính phủ Mỹ đang mở rộng sự hiện diện quân sự của mình tại châu Á để đối trọng trước ảnh hưởng ngày càng gia tăng của Trung Quốc tại đây.

21.4.12

Ấn Độ thả "Quái vật" trên biển răn đe Trung Quốc

Cuộc đối đầu chạy đua vũ khí giữa 2 cường quốc tại Châu Á giờ không chỉ còn trên đất liền mà đã lan dần ra biển.
bởi vì Ấn Độ coi sự phát triển của Hải quân Trung Quốc là một mối đe dọa lớn trên tuyến đường biển Ấn Độ Dương và hoạt động khai thác năng lượng của Ấn Độ ở biển Đông.
bởi vì Ấn Độ coi sự phát triển của Hải quân Trung Quốc là một mối đe dọa lớn trên tuyến đường biển Ấn Độ Dương và hoạt động khai thác năng lượng của Ấn Độ ở biển Đông.

mặt trận đối đầu giữa 2 cường quốc tại Châu Á này giờ không chỉ còn trên đất liền mà đã lan dần ra biển…
mặt trận đối đầu giữa 2 cường quốc tại Châu Á này giờ không chỉ còn trên đất liền mà đã lan dần ra biển…

mặt trận đối đầu giữa 2 cường quốc tại Châu Á này giờ không chỉ còn trên đất liền mà đã lan dần ra biển…
Tầu ngầm hạt nhân Chakra II chính là lời thách thức của Ấn Độ gửi tới Trung Quốc
Mặc dù đã có một lực lượng hải quân khá hùng hậu, nhưng so với Trung Quốc, hải quân Ấn Độ vẫn bị tụt hậu một khoảng khá xa
Mặc dù đã có một lực lượng hải quân khá hùng hậu, nhưng so với Trung Quốc, hải quân Ấn Độ vẫn bị tụt hậu một khoảng khá xa
Ý thức được điều này giới chức quân sự Ấn Độ đã không tiếc tiền thuê lại tầu ngầm hạt nhân Akula của Nga để tiếp tục tăng cường sức mạnh cho Hải quân Ấn Độ đồng thời giúp Ấn Độ bảo vệ tuyến đường biển ở Ấn Độ Dương.
Ý thức được điều này giới chức quân sự Ấn Độ đã không tiếc tiền thuê lại tầu ngầm hạt nhân Akula của Nga để tiếp tục tăng cường sức mạnh cho Hải quân Ấn Độ đồng thời giúp Ấn Độ bảo vệ tuyến đường biển ở Ấn Độ Dương.
Theo đó tàu ngầm lớp Nerpa do Nga chế tạo (trị giá 1 tỷ đôla) được hải quân Ấn Độ thuê trong 10 năm tới.
Theo đó tàu ngầm lớp Nerpa do Nga chế tạo (trị giá 1 tỷ đôla) được hải quân Ấn Độ thuê trong 10 năm tới.
Hiện Ấn Độ gia nhập cùng Trung Quốc, Nga, Mỹ, Anh và Pháp để trở thành một nhà điều khiển tàu ngầm hạt nhân
Hiện Ấn Độ gia nhập cùng Trung Quốc, Nga, Mỹ, Anh và Pháp để trở thành một nhà điều khiển tàu ngầm hạt nhân
Ấn Độ cũng đang tự phát triển  tàu chạy bằng điện hạt nhân, dự kiến sẽ cho ra mắt vào cuối năm nay.
Ấn Độ cũng đang tự phát triển  tàu chạy bằng điện hạt nhân, dự kiến sẽ cho ra mắt vào cuối năm nay.
Tàu Akula II nặng 8.140 tấn mang tên K-152 Nerpa, được Ấn Độ đặt tên lại thành INS Chakra II.
Tàu Akula II nặng 8.140 tấn mang tên K-152 Nerpa, được Ấn Độ đặt tên lại thành INS Chakra II.
Giờ đây tàu ngầm Akula II trở thành niềm tự hào của hải quân Ấn Độ.
Giờ đây tàu ngầm Akula II trở thành niềm tự hào của hải quân Ấn Độ. 
Hình ảnh mô phỏng tính năng của Chakra II
Hình ảnh mô phỏng tính năng của Chakra II
chiếc INS Chakra II sẽ hoạt động và được kỳ vọng là tăng thêm một lợi thế cho hải quân Ấn Độ, và đảm bảo an ninh, chủ quyền của Ấn Độ.
chiếc INS Chakra II sẽ hoạt động và được kỳ vọng là tăng thêm một lợi thế cho hải quân Ấn Độ, và đảm bảo an ninh, chủ quyền của Ấn Độ.
Hình vẽ sơ thảo thiết kế của Chakra
Hình vẽ sơ thảo thiết kế của Chakra
Cảm nhận được Trung Quốc tìm cách phát triển hải quân “xanh lam”, nên Ấn Độ rất muốn tăng cường lực lượng trên biển của mình
Cảm nhận được Trung Quốc tìm cách phát triển hải quân “xanh lam”, nên Ấn Độ rất muốn tăng cường lực lượng trên biển của mình
bởi vì Ấn Độ coi sự phát triển của Hải quân Trung Quốc là một mối đe dọa lớn trên tuyến đường biển Ấn Độ Dương và hoạt động khai thác năng lượng của Ấn Độ ở biển Đông.
bởi vì Ấn Độ coi sự phát triển của Hải quân Trung Quốc là một mối đe dọa lớn trên tuyến đường biển Ấn Độ Dương và hoạt động khai thác năng lượng của Ấn Độ ở biển Đông.

18.4.12

Diệu kế bảo vệ Tổ quốc của Quân đội Việt Nam


Diệu kế bảo vệ Tổ quốc của Quân đội Việt Nam


Đối tượng có âm mưu tấn công xâm lược Việt Nam, đương nhiên bao giờ cũng hùng mạnh hơn khi so sánh lực lượng mới dám hành động. Nhưng khi xảy ra chiến tranh thì sự so sánh đó chỉ mang tính tương đối.

Để dành thắng lợi trong chiến tranh còn phụ thuộc nhiều yếu tố như: Bố trí lực lượng như nào trên cơ sở địa lý để biến lực lượng ít thành nhiều, yếu thắng mạnh.
Chiến đấu cơ SU-30MK2 mới nhất của Việt Nam - Ảnh: ĐVO
Chiến đấu cơ SU-30MK2 mới nhất của Việt Nam - Ảnh: ĐVO 

Bố trí lực lượng ra sao để phục vụ cho lối sở trường hay như lối đánh đánh tập kích nhiều hướng, nhiều tầng, dồn dập, vân vân và vân vân. Đó thuộc về nghệ thuật quân sự chỉ huy, mưu kế nhà binh của các tướng lĩnh, sỹ quan QĐND Việt Nam.

Bởi vậy, muốn thực thi nghệ thật quân sự, phải tiến hành tổ chức xây dựng lực lượng phù hợp đáp ứng với cách thức bố trí và sử dụng lực lượng.
Đây vừa là nội dung, vừa là tiền đề cho nghệ thuật tác chiến đánh thắng kẻ thù. Không xây dựng phát triển lực lượng, thậm chí xây dựng thiếu khoa học, không phù hợp với tình hình thực tế đất nước thì thất bại là không tránh khỏi.

Có thể nói chưa bao giờ trong lịch sử, Việt Nam ngày nay dưới sự lãnh đạo của Đảng đã chuẩn bị cho nhiệm vụ phòng thủ bảo vệ tổ quốc (BVTQ) một cách bình tĩnh, tự tin, sáng suốt, nhạy bén đến thế.

Việt Nam bình tĩnh bởi trước những nguy cơ, thách thức và sức ép cực lớn của các thế lực thù địch hùng mạnh đe dọa sử dụng vũ lực mà không rối trí. Nhân dân Việt Nam vẫn không sợ, không nao núng hay mắc mưu trước những âm mưu hiểm độc của địch.

Việt Nam tự tin bởi trong những lúc đất nước “như ngàn cân treo sợi tóc” khi phải đối đầu với một kẻ thù hùng mạnh nhất thế giới, máy chém lê khắp miền Nam, miền Bắc thì bầu trời, vùng biển không quân và hải quân địch làm chủ, khống chế.

Hải quân, không quân Việt Nam còn lạc hậu hơn địch hàng trăm lần mà chúng ta vẫn có những trận đánh để đời… và rồi chúng ta đã vượt qua thì ngày nay chúng ta có thuận lợi hơn rất nhiều.

Trước hết là sự sáng suốt, nhạy bén trong công tác tổ chức xây dựng lực lượng, hiện đại hóa Quân đội.

Thay vì xây dựng quân đội chính quy từng bước hiện đại, thì trước tình hình an ninh quốc gia đang bị nhiều nguy cơ thách thức, Việt Nam quyết định đưa “Hải quân, Phòng không –Không quân, Tác chiến điện tử và Thông tin liên lạc tiến thẳng lên hiện đại”.
Tàu Đinh Tiên Hoàng tuần tra bảo vệ chủ quyền biển đảo - Ảnh: Trọng Thiết
Tàu Đinh Tiên Hoàng tuần tra bảo vệ chủ quyền biển đảo - Ảnh: Trọng Thiết 

Trong chiến tranh hiện đại, một quốc gia hùng mạnh có nền quân sự hiện đại gây ra với một quốc gia nhỏ, năng lực quốc phòng hạn chế gần như có chung một phương thức tiến hành.
Chẳng hạn như ở 3 cuộc chiến tranh gần đây mà Mỹ và NATO tiến hành với Nam Tư, I-Rắc, và Ly Bi thì phương thức tấn công đó là:

Đầu tiên (tác chiến điện tử), tên lửa hành trình từ các tàu ngầm, tàu nổi mở màn, tấn công vào lãnh thổ nhằm làm cho hệ thống radar phòng không, hệ thống thông tin chỉ huy liên lạc tê liệt hoặc thiệt hại nặng khiến đối phương như “mù” và “điếc”.

Ở Nam Tư năm 1999, 218 tên lửa Tomahawk được phóng đi từ tàu ngầm Anh và tàu chiến Mỹ. Cuộc chiến Iraq 2003, 725 Tomahawk được bắn vào các mục tiêu ở Iraq.

Còn tại cuộc chiến Libya 2011, chỉ trong ngày đầu 19/3 Mỹ - Anh phóng tới 124 quả, ngày 22/3 phóng tiếp 159 quả.
Bastion-P là một trong những hệ thống tên lửa phòng thủ bờ biển cơ động hiện đại nhất trên thế giới hiện nay. Đến nay, chỉ có Hải quân Nga và Việt Nam sở hữu hệ thống tên lửa khủng khiếp này. Với phần chiến đấu 200 kg, Yakhont có thể tiêu diệt hầu hết tàu chiến trên thế giới hiện nay chỉ với một quả đạn. Và với một loạt phóng 8 quả (2,5s/1 quả) nó có thể buộc một hạm đội đối phương phải từ bỏ nhiệm vụ.
Bastion-P là một trong những hệ thống tên lửa phòng thủ bờ biển cơ động hiện đại nhất trên thế giới hiện nay. Đến nay, chỉ có Hải quân Nga và Việt Nam sở hữu hệ thống tên lửa khủng khiếp này. Với phần chiến đấu 200 kg, Yakhont có thể tiêu diệt hầu hết tàu chiến trên thế giới hiện nay chỉ với một quả đạn. Và với một loạt phóng 8 quả (2,5s/1 quả) nó có thể buộc một hạm đội đối phương phải từ bỏ nhiệm vụ. 

Tiếp theo, không quân xuất kích chiếm lĩnh, thống trị bầu trời săn diệt những mục tiêu quân sự còn lại một cách dễ dàng và đánh phá các trung tâm kinh tế, chính trị, quốc phòng…mà không hề gặp sức kháng cự.

Giai đoạn này được coi là then chốt, quyết định kết quả chiến tranh. Mục đích chiến tranh đạt được hay không tùy thuộc có thống trị được bầu trời đối phương hay không.

Cuối cùng là lực lượng đổ bộ xuất kích hoặc không cần thiết khi đối phương đã đầu hàng không điều kiện.

Việt Nam cũng rơi vào một hoàn cảnh gần tương tự: kinh tế chưa phát triển, khoa học công nghệ còn hạn chế, bờ biển dài…thì phương thức tấn công với 3 bước trên trở nên  hết sức nguy hiểm.

Vì vậy, muốn chiến thắng kẻ thù không cách nào khác là phải xây dựng Hải quân, PK-KQ, Tác chiến điện tử và lực lượng thông tin liên lạc hiện đại, tinh nhuệ thiện chiến, cùng với toàn quân, toàn dân giáng trả, phá tan từng giai đoạn tiến hành chiến tranh của địch.

Với tinh thần đó, trong một thời gian chưa dài, nhưng Việt Nam đã tích cực xây dựng Hải quân, Phòng không-Không quân - lực lượng nòng cốt bảo vệ vùng trời, vùng biển và lực lượng tác chiến điện tử, thông tin liên lạc thực sự hiện đại, có trang bị vũ khí tối tân đủ sức hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

Việc các chuyên gia quân sự nước ngoài coi Việt Nam là quốc gia có tiềm lực quân sự mạnh nhất ĐNA, chúng  ta không hề muốn như thế.

Nhưng ở giác độ nào đó cho chúng ta thấy sự quyết tâm của Đảng, Nhà nước, Chính phủ và toàn dân tộc trong việc bảo vệ chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ, lãnh hải thiêng liêng của Tổ quốc.

Dù còn nghèo nhưng dân tộc Việt Nam vẫn sẵn sàng “thắt lưng buộc bụng” để tăng cường sức mạnh cho quân đội đủ sức răn đe và giáng trả đích đáng nếu chúng liều lĩnh xâm phạm bờ cõi.

13.4.12

Mỹ , Hàn Quốc, Nhật Bản chạy đua tìm mảnh vỡ tên lửa Triều Tiên

Hải quân Hàn Quốc đã phát động một chiến dịch tìm kiếm nhằm thu thập mảnh vỡ từ vụ phóng tên lửa thất bại của CHDCND Triều Tiên, theo AFP.

Chỉ vài phút sau khi tên lửa được phóng vào buổi sáng 13.4, Mỹ và Hàn Quốc đã tuyên bố vụ phóng thất bại, vài giờ sau đó, hãng tin nhà nước CHDCND Triều Tiên thừa nhận rằng vệ tinh không thể được đưa lên quỹ đạo.

 Tàu hải quân Hàn Quốc tại căn cứ hải quân Incehon - Ảnh: AFP
 Tàu hải quân Hàn Quốc tại căn cứ hải quân Incehon - Ảnh: AFP


Người phát ngôn của Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân Hàn Quốc nói với AFP: “Chúng tôi đã xác định vị trí các mảnh vỡ và đang thực hiện nỗ lực để thu thập chúng”.

Thông báo được đưa ra bất chấp lời cảnh báo của CHDCND Triều Tiên vào tuần trước nói rằng không được phép thực hiện các chiến dịch như thế.

“Nếu bất kỳ ai… nỗ lực bắn hạ hoặc thu thập mảnh vỡ tên lửa vũ trụ, chúng tôi sẽ trả đũa không thương xót”, Ủy ban Thống nhất Hòa bình Tổ quốc của CHDCND Triều Tiên tuyên bố.

Theo hãng Yonhap, hơn một chục tàu hải quân Hàn Quốc, nhiều chiếc trong số đó được trang bị hệ thống định vị siêu âm hoặc thợ lặn, đang lùng sục khu vực.

Trong khi đó, kênh tin tức CBS Radio News đưa tin hai tàu khu trục Hàn Quốc được trang bị tên lửa đánh chặn cùng các trực thăng đang sục sạo vùng biển để tìm mảnh vỡ.

Chính phủ Nhật cho biết lực lượng của họ đang hợp tác với quân đội Mỹ để đánh giá lộ trình bay của tên lửa và thu thập mảnh vỡ, theo CBS Radio News.

Các tàu quét mìn và những tàu khác của hải quân Mỹ cũng đang có mặt trong khu vực.

“Chúng tôi tin rằng một số mảnh vỡ lớn đang nằm dưới đáy biển”, người phát ngôn của Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân Hàn Quốc phát biểu.

Theo Yonhap, đáy biển tại khu vực sâu khoảng 70 đến 100 mét nên việc thu thập các mảnh vỡ lớn rất khả thi.

Sơn Duân

12.4.12

Vì sao Hải quân Mỹ triển khai tàu chiến hiện đại tại Singapore?


Mỹ lôi kéo Singapore vào liên minh quân sự chống Trung Quốc. Giám đốc Học viện các vấn đề địa chính trị Leonid Ivashov bình luận như vậy về thỏa thuận triển khai bốn tàu chiến Mỹ tại Singapore.

Các tàu này được thiết kế đặc biệt để hoạt động trong vùng nước ven biển và sẽ hiện diện trên cơ sở luân phiên. Chiếc tàu đầu tiên sẽ đến khu vực vào cuối năm nay.

Phát ngôn viên Lầu Năm Góc Leslie Hull-Ryde gọi thỏa thuận với Singapore là “chưa từng có.”
Phải chăng Mỹ lôi kéo Singapore vào liên minh quân sự chống Trung Quốc?
Phải chăng Mỹ lôi kéo Singapore vào liên minh quân sự chống Trung Quốc?
Nhà phân tích Nga Leonid Ivashov coi đây là một bước tiến mới theo hướng tăng cường hiện diện quân sự của Mỹ ở châu Á để đối trọng với ảnh hưởng quân sự-chính trị ngày càng tăng của Trung Quốc: “Tăng cường hiện diện tại Singapore là một trong những yếu tố của cuộc đối đầu quân sự giữa Mỹ và Trung Quốc. Người Mỹ hiện nay đang cho lực lượng quân sự của mình tiến gần lãnh thổ Trung Quốc, bố trí căn cứ tại Singapore, trước đó là tại Úc, tăng cường sự hiện diện trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương về toàn diện. Trung Quốc đang đẩy mạnh khả năng quân sự của mình, đặc biệt là các thành phần có thể hoạt động trong khu vực đại dương.

Trên nguyên tắc, cuộc chiến tranh địa chính trị giữa hai trung tâm quyền lực có thể dẫn đến một cuộc chiến tranh thế giới thứ ba. Không nhất thiết phải là chiến tranh giữa Mỹ và Trung Quốc. Nhưng hôm nay họ đang chiến đấu với nhau trên lãnh thổ nước ngoài. Điều này được chứng minh bởi các sự kiện ở Libya. Việc lật đổ chế độ Gaddafi trước hết đã làm giảm đi nghiêm trọng sự hiện diện kinh tế của Trung Quốc ở châu Phi.”

Vào cuối tháng Giêng, Mỹ đã đã thỏa thuậnvới Australia rằng trong 6 năm quân số Mỹ ở Australia sẽ tăng gần 13 lần, lên đến 2500 người. Thuỷ quân lục chiến Hoa Kỳ sẽ được cấp căn cứ không quân “Tindal” ở Darwin, bắc Australia, là nơi Mỹ sẽ triển khai máy bay ném bom chiến lược, máy bay chiến đấu và máy bay chở dầu.

Mỹ đang tạo ra một trong những đầu cầu khu vực để cân bằng ảnh hưởng trên biển. Bởi vì tên lửa đạn đạo mới của Trung Quốc sẽ không với tới căn cứ quân sự này của Mỹ. Đồng thời, từ căn cứ này còn có thể kiểm soát sự lưu thông của tàu thuyền trong vùng biển Đông.

Trong khi đó, Mỹ khéo léo sử dụng những mối quan ngại của Ấn Độ về sức mạnh quân sự ngày càng tăng của Trung Quốc và cố gắng lôi kéo nước này vào liên minh. Một bằng chứng của điều này là tuần tập trận chung “Malabar 2012″. Tàu chiến của hai nước diễn tập chống quân đội đối phương và các mục tiêu hải quân trên bờ biển, tiến hành trinh sát hàng hải, các tàu chống tàu ngầm và nhóm tàu sân bay.

Phú nguyễn (Theo Tiếng nói nước Nga)

28.3.12

Học viên Hải quân Việt Nam: Điều khiển chiến hạm trên... cạn

Học viên Hải quân Việt Nam: Điều khiển chiến hạm trên... cạn 

Trong buồng điều khiển hành trình tàu tên lửa, “thuyền trưởng” Hoàng Văn Tiến căng mắt nhìn phía trước, tay nắm chắc bộ đàm lắng nghe các “sĩ quan” hàng hải, rađa, súng - pháo - tên lửa báo cáo tình hình. "Thuyền trưởng" ra khẩu lệnh: “Công kích tên lửa! Toàn tàu về vị trí chiến đấu. Mở máy phóng...”. Qua bộ đàm, tiếng của sĩ quan ngành 2 vang lên: “Máy phóng sẵn sàng, đài chỉ huy!”.

Học viên Hải quân Việt Nam: Điều khiển chiến hạm trên... cạn
Học viên Hải quân Việt Nam: Điều khiển chiến hạm trên... cạn 
Giọng Tiến đanh lại: “Chuẩn bị: ba... hai... một... Phóng!”. Lần lượt 11 quả tên lửa trên chiến hạm rời bệ phóng, theo quỹ đạo hướng thẳng tới mục tiêu. Đó là một “lát cắt” trong buổi thực hành tình huống chiến đấu của học viên sĩ quan năm thứ 5 Học viện Hải quân tại Trung tâm mô phỏng kíp tàu 1241.8 - một loại tàu chiến hiện đại, được trang bị tổ hợp tên lửa UranE và các loại pháo hạng nặng công kích cùng một lúc nhiều mục tiêu trên mặt biển và trên không.


Tấn công trên tàu tên lửa

Hôm đó, các học viên thực hành tình huống giả định: tại tọa độ X của vùng biển miền Trung VN, một nhóm tàu mặt nước của địch đang xâm nhập, gây hấn, chiến hạm 1241.8 được lệnh hành trình đến tọa độ xác định và công kích tấn công đối phương, giữ vững chủ quyền biển đảo.

Thủy thủ đoàn do các học viên trẻ từ 22-24 tuổi của lớp TP14 nhập vai, từ thuyền trưởng đến sĩ quan, chiến sĩ các ngành hàng hải, vũ khí, rađa, thông tin, cơ điện...

Trong cabin, nơi tập trung nhiều loại máy móc, thiết bị hiện đại của một chiến hạm, sau khi thuyền trưởng Hoàng Văn Tiến ra lệnh toàn tàu tập trung, nhổ neo chuẩn bị rời bến, thì máy trưởng kiêm lái tàu Phan Bá Khánh mở máy, tăng dần tốc độ đạt mức 38 hải lý/giờ.

Nhân viên hàng hải Hồ Sỹ Lương theo dõi thông số trên các màn hình, liên tục báo cáo. Ở các buồng bên cạnh, các sĩ quan rađa, vũ khí... cũng vào vị trí chiến đấu.

 Biển cả mênh mông hiện ra trước mũi tàu, rồi từng đợt sóng cao gió lớn khiến con tàu nặng gần 500 tấn, công suất máy hàng vạn mã lực cũng chênh chao.

Tàu hành trình khoảng nửa giờ thì sĩ quan rađa Lưu Vĩnh Hải báo cáo về đài chỉ huy: “Đã phát hiện được nhóm mục tiêu, mục tiêu số 1 cự ly 35km, phương vị 31 độ, vận tốc 6,2m/giây.

Mục tiêu số 2 cự ly 37km, phương vị 38 độ, vận tốc 6,2m/giây”. Bộ phận rađa cũng thực hiện phát hiệu lệnh xác định chủ quyền mục tiêu, nhưng hai mục tiêu không có tín hiệu trả lời.

Thuyền trưởng Tiến ra lệnh cho bộ phận vũ khí thực hiện giải tính, đưa ra các phương án chiến đấu hiệu quả nhất và quyết định chọn phương án có xác suất thành công cao hơn, sử dụng lượng tên lửa ít hơn.

Trong phòng điều khiển phóng tên lửa, hai sĩ quan Bùi Ngọc Toán và Phùng Thế Lát tập trung cao độ trước những thông số trên màn hình, liên tục báo cáo tình hình về sở chỉ huy. Vài phút sau đó, vị thuyền trưởng trẻ tuổi ra lệnh công kích đối phương bằng tên lửa. 11 trong tổng số 16 quả tên lửa trên tàu lần lượt rời bệ phóng. Kết quả, các tên lửa đã tấn công trúng mục tiêu, tàu 1241.8 hoàn thành nhiệm vụ và quay về căn cứ.

Như trên tàu thật

“Chiến hạm 1241.8” là một khối nhà kiên cố nằm trong Học viện Hải quân. Mỗi căn phòng trong trung tâm được trang bị những thiết bị chuẩn mô phỏng các buồng chức năng của tàu tên lửa thật gồm buồng điều khiển hành trình (đài chỉ huy), phòng điều khiển bắn tên lửa, phòng điều khiển bắn pháo, phòng điều khiển động cơ tuôcbin...

Phòng điều khiển hành trình là nơi cho sự cảm nhận thật nhất trong hệ thống này. Cabin được thiết kế với đầy đủ thiết bị theo dõi, điều khiển, xử lý.

Phía trước cabin là một màn hình rộng lớn hình vòng cung, chiếu hình ảnh trên biển dạng 3D. Đứng trong cabin này có thể quan sát được hành trình con tàu, cảm nhận được các cấp độ sóng, nghe được mọi thứ âm thanh...

Sau buổi thực hành, học viên Bùi Sỹ Lương hào hứng: “Với thiết kế, không gian, trang thiết bị, chức năng... y như trên tàu thật,

Trung tâm mô phỏng kíp tàu tên lửa 1241.8 đã tạo cơ hội cho những học viên sĩ quan hải quân chúng tôi tiếp cận với tàu tên lửa hiện đại, nắm bắt được toàn bộ quy trình, kỹ thuật, chiến thuật và thao tác điều khiển hành trình, điều khiển các loại vũ khí chiến đấu trên tàu”.

Còn học viên Lưu Vĩnh Hải thổ lộ: “Việc liên tục thực hành, thực hiện các tình huống và hợp đồng chiến đấu nhiều lần với hệ thống mô phỏng giúp chúng tôi thuần thục mọi thao tác nghiệp vụ, nhớ nằm lòng các tình huống chiến đấu”.

Đại tá Lương Mạnh Cường - phó chính ủy Học viện Hải quân - cho biết sau khi lực lượng hải quân được trang bị các tàu tên lửa hiện đại thì Học viện Hải quân - nơi đào tạo sĩ quan hải quân duy nhất của toàn quân - cũng được trang bị song song một hệ thống mô phỏng những con tàu như thế để giúp các học viên thao tác theo chức trách, nhiệm vụ trên tàu.

Hiện nay, Học viện Hải quân đang lắp đặt hệ thống mô phỏng tàu hộ vệ tên lửa Gepard 3.9 để đầu năm tới đưa vào sử dụng.

“Thực hành với các hệ thống mô phỏng, học viên sĩ quan hải quân tiến bộ rất nhanh trong chuyên môn. Với các tình huống kỹ thuật, chiến thuật, học viên có thể thực hành nhiều lần, làm đi làm lại cho đến khi thành thục.

Nhờ vậy, học viên ra trường có thể tiếp cận nhanh, làm chủ các trang bị, vũ khí mới, đáp ứng yêu cầu sẵn sàng chiến đấu và chiến đấu thắng lợi của các đơn vị hải quân, đáp ứng yêu cầu bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo và thềm lục địa thiêng liêng của Tổ quốc trong mọi tình huống” - đại tá Cường khẳng định.

* Tiêu đề gốc: Điều khiển chiến hạm trên... cạn

23.3.12

Tuần dương hạm hải quân Pháp thăm Việt Nam


Tuần dương hạm Vendemiaire của hải quân Pháp cùng thủy thủ đoàn gần 100 người đang có chuyến thăm chính thức TP Hồ Chí Minh.
Báo Quân đội Nhân dân cho hay tàu Pháp đã cập cảng Sài Gòn sáng thứ Sáu 23/3, bắt đầu chuyến thăm thiện chí kéo dài 5 ngày.
Vendemiaire do Trung tá Jean Christophe Olieric làm chỉ huy, có 91 thủy thủ.
Tuần dương hạm Vendemiaire đã nhiều lần thăm Việt Nam
Đây là lần thứ tư tàu chiến này thăm Việt Nam, lần trước vào tháng 4/2011, cập cảng Hải Phòng. Trước đó nữa, tàu đã thăm Hải Phòng và Đà Nẵng.
Năm ngoái, một thủy thủ Việt Nam đã được lựa chọn để tháp tùng thực tập trên tuần dương hạm Vendemiaire khi tàu này tới Campuchia sau Việt Nam.
Theo thông lệ, chỉ huy và thủy thủ tàu Vendemiaire sẽ tới chào xã giao lãnh đạo TP Hồ Chí Minh, Bộ Tư lệnh Quân khu 7 và Bộ Tư lệnh Hải quân.
Họ cũng sẽ tham quan thành phố và có hoạt động giao lưu thể thao với các lính thủy tương lai của Việt Nam.
Ngày 27/3, chiến hạm Pháp sẽ khởi hành đi Campuchia.
Tàu tuần dương Vendemiaire đóng thường trực tại căn cứ New Caledonia ở Thái Bình Dương, lãnh thổ hải ngoại của Pháp.
Tàu nặng 2.950 tấn, có trang bị máy bay trực thăng và các vũ khí, khí tài hiện đại.

'Đối tác tin cậy'

Cơ quan ngôn luận của Quân đội Việt Nam nhận xét rằng chuyến thăm của tuần dương hạm Vendemiaire "phù hợp với chủ trương xây dựng quan hệ đối tác tin cậy trong thế kỷ 21 đã được lãnh đạo cấp cao hai nước thỏa thuận".
Gần đây, Việt Nam đã có nhiều nỗ lực mở rộng và đa dạng hóa quan hệ quốc phòng.
Đầu năm nay, hải quân Việt Nam nhận hai trực thăng EC-225 Super Puma sản xuất ở Pháp. Phi đội trực thăng này, được tin sẽ tăng cường trong thời gian tới, có nhiệm vụ bao quát thềm lục địa Việt Nam và làm nhiệm vụ tại những nơi như quần đảo Trường Sa hay các nhà giàn ngoài khơi.
Mới đây, Đô đốc Edouard Guillaud - Tham mưu trưởng liên quân Cộng hòa Pháp, đã sang thăm hữu nghị Việt Nam từ ngày 21/2-23/2.
Tháng 11/2011, Việt Nam và Pháp đã có cuộc họp Ủy ban hỗn hợp về hợp tác quốc phòng lần thứ hai tại Paris.
Hai nước đang nỗ lực để có thể ký kết Bản ghi nhớ hợp tác song phương về quốc phòng trong tương lai gần.
Pháp là quốc gia châu Âu duy nhất duy trì căn cứ quân sự ở Thái Bình Dương, do vậy phần nào có tiếng nói trong bối cảnh khu vực đang nảy sinh nhiều bất đồng.
Paris cũng có thể cung cấp cho Hà Nội nhiều vũ khí hiện đại, nhất là trong lĩnh vực không quân và hải quân.

14.3.12

Hải quân Việt Nam tiếp nhận tàu chở khách hiện đại HQ-571


Sáng 14-3, tại Hải Phòng, Nhà máy Z189, Tổng cục Công nghiệp Quốc Phòng (Bộ Quốc phòng) đã tổ chức lễ bàn giao tàu chở khách mang số hiệu HQ-571 cho Quân chủng Hải quân.
Tàu khách mang số hiệu HQ-571
Tàu khách mang số hiệu HQ-571
Dự buổi lễ có Chuẩn đô đốc Phạm Ngọc Minh, Phó tư lệnh, Tham mưu trưởng Quân chủng Hải quân; đại biểu các cơ quan chức năng cơ quan Bộ Quốc phòng và Quân chủng Hải quân.
Tàu HQ-571 do Viện khoa học và công nghệ tàu thuỷ Việt Nam thiết kế.  Tàu có chiều dài 71 mét, chiều rộng 13,2 mét, lượng chiếm nước đầy tải 2.050 tấn, vận tốc lớn nhất 16 hải lý/giờ, tầm hoạt động 25.000 hải lý với thời gian hoạt động liên tục trên biển là 40 ngày đêm cho kíp tàu và 20 ngày đêm cho 180 khách.
Phát biểu tại buổi lễ, Chuẩn đô đốc Phạm Ngọc Minh yêu cầu các cơ quan liên quan và cán bộ, chiến sỹ tàu HQ-571 phải nhanh chóng làm chủ và khai thác có hiểu quả trang bị mới, hiện đại, đáp ứng tốt yêu cầu, nhiệm vụ trên giao.
Theo (QĐND)