Sau khi chính phủ Trung Quốc
chính thức phản đối dự án khai thác khí đốt ở bồn trũng Nam
Côn Sơn giữa PetroVietnam và tập đoàn Nga Gazprom. Thái độ từ phía
Nga sẽ như thế nào?
Nam Côn Sơn |
Liệu Gazprom có xử sự giống như BP đã làm mấy năm trước hay không ?
Thông
tin không được công bố ra ngoài, nhưng sau bị rò rỉ qua công
điện của giới ngoại giao Hoa Kỳ trên Wikileaks cho thấy vào thời
điểm trước khi BP quyết định rút lui, công ty này đã bị 'cả
Trung Quốc và Việt Nam gây áp lực'.
Một
điện tín đánh đi hôm 23/04/2008 từ tòa đại sứ Hoa Kỳ ở London
viết: "Chính phủ Trung Quốc đã đe dọa có hành động với tài
sản của BP tại Hoa lục nếu như công ty này không ngừng các dự
án mới tại các khu vực đang tranh chấp ở Biển Đông".
"Theo
Bộ Ngoại giao Anh, Trung Quốc đã chỉ ra rất rõ ràng rằng nếu
BP tiếp tục các dự án mới thì việc này sẽ ảnh hưởng xấu
tới các dự án khác của BP tại Trung Quốc."
Về
phần mình, chính phủ Việt Nam cũng nói với BP rằng các dự
án trên bờ của hãng này ở Việt Nam có thể gặp khó khăn nếu
BP thuận theo áp lực của Trung Quốc.
Kết
quả sau đó là vào tháng 6/2007, BP đã ngừng kế hoạch khảo
sát địa chấn tại lô 5.2 "để cho các nước liên quan có cơ hội
giải quyết vấn đề".
Tháng 3/2009, BP chính thức rút khỏi hai lô 5.2 và 5.3.
Hai
lô này, tại hai mỏ khí Hải Thạch và Mộc Tinh cách bờ 370 km,
được phát hiện từ năm 1996, nằm ở khu vực Nam Côn Sơn, giữa
Trường Sa và bờ biển Việt Nam.
Trường
hợp của BP cho thấy một giải pháp dung hòa trong việc làm ăn
của các công ty nước ngoài tại các vùng các bên cùng tuyên bố
chủ quyền ở Biển Đông là rất khó khăn.
Nhiều
khi, nó vượt ra ngoài phạm trù kinh tế, và phụ thuộc chủ yếu
vào ý chí chính trị của các bên liên quan.
Nga,
đồng minh lâu năm và đối tác chính của Việt Nam trong nhiều
lĩnh vực, có khá nhiều quyền lợi trong việc duy trì hậu thuẫn
cho Hà Nội. Gazprom, tuy có làm ăn với Trung Quốc, nhưng cũng
là tập đoàn nhà nước và bị chi phối bới việc hoạch định
chính sách của Điện Kremlin.
Bởi vậy, giới bình luận cho rằng tập đoàn này sẽ tỏ thái độ cứng rắn hơn trước áp lực của Trung Quốc.
Điều này chắc chắn sẽ đặt các nhà hoạch định chính sách ở Bắc Kinh trước một bài toán nan giải.
BBC
BBC