Trang

Diệp Kính Thiên: Nguyễn Tấn Dũng có thắng không?

Khả năng được đề cử chức Tổng bí thư khóa 12 cho Nguyễn Tấn Dũng có thể chắc chắn. Đây mới chỉ là hiệp một. Sang hiệp hai – bầu cử Ban chấp hành Trung ương khóa 12 – mới là chủ yếu.

Anh Ba Thanh: Nguyễn Phú Trọng sẽ làm Tổng bí thư nửa nhiệm kỳ đầu khóa XII ?

Khai mạc hội nghị, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã hé lộ một chi tiết đáng lưu ý trong báo cáo đó là về đề xuất tiêu chí xem xét trường hợp "đặc biệt"

Hiển thị các bài đăng có nhãn Thứ trưởng. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Thứ trưởng. Hiển thị tất cả bài đăng

13.4.12

Thứ trưởng BXD Nguyễn Thanh Nghị thẩm định Thị trấn Ba Đồn là đô thị loại IV

Ngày 12/4/2012 tại Bộ Xây dựng, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị đã chủ trì Hội nghị thẩm định Đề án đề nghị công nhận Thị trấn Ba Đồn mở rộng huyện Quảng Trạch tỉnh Quảng Bình là đô thị loại IV.

Thứ trưởng Nguyễn Thanh Nghị phát biểu tại Hội nghị
Thứ trưởng Nguyễn Thanh Nghị phát biểu tại Hội nghị
Dự Hội nghị có ông Nguyễn Hữu Hoài - Phó Bí thư tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình, lãnh đạo các Sở Xây dựng, Nội vụ của tỉnh, Huyện uỷ và UBND huyện Quảng Trạch, Đảng uỷ và UBND thị trấn Ba Đồn, đại diện Văn phòng Chính phủ, các Bộ ngành ở trung ương, các Cục, Vụ chức năng của Bộ Xây dựng và các Hội, Hiệp hội chuyên ngành Xây dựng.

Theo Đề án đề nghị công nhận thị trấn Ba Đồn mở rộng là đô thị loại IV do đại diện UBND huyện Quảng Trạch trình bày thị trấn Ba Đồn là thị trấn huyện lỵ của huyện Quảng Trạch, là trung tâm chính trị, hành chính, kinh tế, văn hoá, xã hội của huyện Quảng Trạch trong tổng thể các đô thị của tỉnh và cả nước, nằm trong quy hoạch xây dựng vùng Nam Hà Tĩnh - Bắc Quảng Bình và được xác định là vùng kinh tế tổng hợp, động lực phát triển của hai tỉnh Hà Tĩnh và Quảng Bình.

Năm 2008 Bộ Xây dựng đã có văn bản số 612/BXD-KTQH về việc thoả thuận thị trấn Ba Đồn là đô thị loại IV. Tuy nhiên, cùng với việc thành lập Khu kinh tế Hòn La tỉnh Quảng Bình và việc Quy hoạch phát triển Khu kinh tế Hòn La được phê duyệt thì khoảng 350 ha đất của thôn Xuân Kiều xã Quảng Xuân thuộc Thị trấn được chuyển sang Khu kinh tế Hòn La.

Theo Nghị định số 42/2009/NĐ-CP của Chính phủ quy định điều kiện để công nhận loại cho các đô thị có sự điều chỉnh địa giới hành chính thì cần có sự đánh giá và được công nhận là đô thị đạt các tiêu chuẩn cơ bản về phân loại đô thị.

Vì vậy, việc xem xét công nhận Thị trấn Ba Đồn mở rộng là đô thị loại IV trên cơ sở Đề án đề nghị công nhận Thị trấn Ba Đồn mở rộng là đô thị loại IV là cần thiết và là cơ sở pháp lý cho việc thực hiện các bước tiếp theo khi tiến hành thành lập thị xã Ba Đồn trực thuộc tỉnh Quảng Bình.

Tại Hội nghị đại diện Cục Phát triển đô thị Bộ Xây dựng, các chuyên gia phản biện, các thành viên Hội đồng thẩm định đã phát biểu đóng góp ý kiến cho Đề án. Các thành viên Hội đồng thẩm định đã bày tỏ sự nhất trí với đánh giá phân loại nêu trong Đề án và đóng góp ý kiến nêu lên sự cần thiết của việc lập và thực hiện các chương trình, dự án nhằm nhanh chóng khắc phục các tiêu chí mới chỉ đạt ngưỡng tối thiểu hoặc chưa đạt theo quy định.

Phát biểu kết luận Hội nghị, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị - Chủ tịch Hội đồng thẩm định cho biết các thành viên Hội đồng đều nhất trí đánh giá cao các thành tựu của Thị trấn, Đề án đã đánh giá đúng tiềm năng, vị thế cũng như thực tế phát triển của Thị trấn, điều đó sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc tập trung đầu tư và quản lý Thị trấn tốt hơn.

Thứ trưởng lưu ý UBND tỉnh Quảng Bình và UBND huyện Quảng Trạch trong thời gian tới cần có biện pháp khắc phục các tiêu chí mà đến nay Thị trần mới đạt ngưỡng tối thiểu hoặc chưa đạt so với quy định, quan tâm rà soát, điều chỉnh và phê duyệt quy hoạch Thị trấn trong đó cần đặt Thị trấn trong mối liên hệ vùng; đầu tư cho thiết kế đô thị, xây dựng những công trình kiến trúc là điểm nhấn đô thị; tập trung các nguồn lực cho việc phát triển hạ tầng kỹ thuật đô thị, hạ tầng xã hội đô thị bằng các nguồn vốn ngân sách và cả các nguồn vốn thu hút ngoài ngân sách để cải thiện các tiêu chí chưa đạt và cho sự phát triển sau này của Thị trấn trở thành thị xã; quan tâm hơn đến công tác quản lý đô thị; tập trung đầu tư cho phát triển kinh tế, xã hội để nâng cao chất lượng sống của người dân đô thị.

Thứ trưởng Nguyễn Thanh Nghị cho biết Hội đồng thẩm định nhất trí đề nghị Bộ Xây dựng công nhận Thị trấn là đô thị loại IV.

H. Phước

11.4.12

Mục đích Tổng Tham mưu trưởng Đỗ Bá Tỵ thăm Trung Quốc là gì?

Tổng Tham mưu trưởng quân đội Việt Nam thăm Trung Quốc nhằm 'tăng thiện chí và độ tin cậy chính trị' giữa quân đội hai bên trong khi các diễn biến mới ở Biển Đông đang gây căng thẳng giữa hai nước.

Chuyến thăm của Thượng tướng Đỗ Bá Tỵ, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam, được nói kéo dài từ ngày 11 đến 17/4.

Thượng tướng Đỗ Bá Tỵ dẫn đầu phái đoàn thăm Trung Quốc
Thượng tướng Đỗ Bá Tỵ dẫn đầu phái đoàn thăm Trung Quốc
Báo Quân đội Nhân dân nói chuyến đi diễn ra theo lời mời của Thượng tướng Trần Bỉnh Đức, Tổng Tham mưu trưởng Quân Giải phóng nhân dân Trung Quốc “nhằm khẳng ̣định thiện chí và góp phần tăng cường độ tin cậy về chính trị giữa nhân dân và quân đội hai nước”.

Tuy nhiên, bản tin ngắn gọn của tờ báo này không cho biết lịch trình và nội dung cụ thể.

Nỗ lực ngoại giao

Có nhận định cho rằng mặc dù là chuyến thăm định kỳ, nhưng đây có thể cho thấy nỗ lực làm giảm căng thẳng đang diễn ra vì tranh chấp Biển Đông.

Mới hôm 10/4, Trung Quốc yêu cầu Nga không hợp tác với Việt Nam trong dự án khai thác khí ở Biển Đông, không lâu sau khi có cảnh cáo tương tự với Ấn Độ.

Từ Hà Nội, nhà nghiên cứu Trung Quốc Dương Danh Dy, nguyên Tổng Lãnh sự Việt Nam tại Quảng Đông, cho rằng hình thức thăm viếng khó giải quyết tận gốc căng thẳng.

Ông nói: “Nói đến vấn đề Biển Đông, tính từ sau chuyến thăm năm ngoái của ông Nguyễn Phú Trọng, vẫn chưa thực hiện được những gì hai bên đã hứa.”

“Trung Quốc không tôn trọng những lời hứa và thỏa thuận mà hai bên đã ký,” ông Dy chỉ trích.

Tháng 10/2011, ngay ngày đầu tiên trong chuyến thăm chính thức Trung Quốc của Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng, hai bên đã ký kết Thỏa thuận những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển.

Tuy vậy, thời gian gần đây, hai nước công khai to tiếng vì những diễn biến quanh Hoàng Sa và Trường Sa.

Theo ông Dương Danh Dy, Việt Nam "cũng có những hành động khiến Trung Quốc khó chịu lắm” như loan báo việc đoàn sáu vị sư ra Trường Sa hồi tháng Ba.

Kế tiếp phải kể đến biến cố 21 ngư dân đảo Lý Sơn bị Trung Quốc bắt giữ và Trung Quốc lại vừa cho hay một tàu du lịch đã hoàn tất hành trình ba ngày khảo sát dự án du lịch ở quần đảo Hoàng Sa.

Ông Dy nói: “Ở Trung Quốc hiện nay, phái hiếu chiến hay cũng là nhóm lợi ích luôn nghĩ rằng việc chạy đua vũ trang quân sự có lợi cho họ hơn.”

Khi được hỏi về ông Trần Bỉnh Đức, Tổng Tham mưu trưởng Quân Giải phóng nhân dân Trung Quốc, ông Dương Danh Dy nhận định: “ Đã là người Trung Quốc mà ở cương vị lãnh đạo như vậy, thì dứt khoát họ phải đại diện cho lợi ích bá quyền nước lớn của Trung Quốc.”

“Chỉ có khác biệt là có người dùng biện pháp lỗ mãng như Đặng Tiểu Bình, và có người lại khôn khéo như Chu Ân Lai, nhưng họ đều cùng một ruộc.”

'Không dùng vũ lực'

Tuy hai nước đang liên tục to tiếng vì Biển Đông, ông Dy cho rằng việc dùng vũ lực không đem lại lợi ích cho nước nào.
Hai nước gần đây chỉ trích nhau vì những diễn biến quanh Hoàng Sa
Hai nước gần đây chỉ trích nhau vì những diễn biến quanh Hoàng Sa

“Việc sử dụng vũ lực ở Biển Đông không đem lại lợi ích cho bất kỳ phe phái nào.”

“Trong tình hình hiện nay, nếu xảy ra xung đột quân sự thì Trung Quốc cũng không có lợi, và thậm chí còn là quốc gia bị thiệt nhất.”

“Nếu ép quá thì Việt Nam có khả năng sẽ trở thành đồng minh với Mỹ, mà nếu điều này xảy ra thì Trung Quốc càng không có lợi,” ông Dy nhận định.

 Cũng từ Hà Nội, Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, cựu đại sứ ở Trung Quốc, nói ông "không phản đối việc gìn giữ tình hữu nghị với nhân dân Trung Quốc".

Nhưng ông nói nếu Trung Quốc "cậy mạnh mà đánh, Việt Nam sẽ đánh trả".

“Chưa chắc ưu thế quân lực, phương tiện chiến tranh hiện đại của Trung Quốc đã thắng.”

"Hải quân Việt Nam nhỏ và yếu hơn Trung Quốc, nhưng họ không thể huy động toàn bộ hải quân ra Biển Đông được," Thiếu tướng Vĩnh nói.

Trong khi đó, ông Dương Danh Dy cho rằng bối cảnh ngoại giao hiện nay thuận lợi hơn cho Việt Nam so với lần cuối cùng có chiến tranh lớn với Trung Quốc.

"Ở cuộc chiến 1979, Việt Nam không nhận được sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế và Trung Quốc coi trận đánh đó chỉ là đánh cho người ta xem."

"Nay, nếu xảy ra xung đột, Việt Nam lại ở vị trí hoàn toàn ngược lại khi nhận được sự ủng hộ từ Asean cũng như bạn bè quốc tế. Trong khi, Trung Quốc sẽ là một quốc gia đơn độc, thiếu đồng minh," ông Dy nhận xét.

BBC

19.3.12

Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị ký kết với Bộ Đất đai Hạ tầng Nhật Bản

Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị tiếp và làm việc với Thứ trưởng Bộ Đất đai Hạ tầng Nhật Bản

Sáng 17/3/2012, tại Hà Nội, Thứ trưởng Bộ Đất đai Hạ tầng, Giao thông & Du lịch Nhật bản Shogo Tsugaw và Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị đã ký kết Biên bản ghi nhớ về việc phát triển Dự án đô thị sinh thái tại một số Tỉnh, Thành phố Việt Nam.

Thứ trưởng Nguyễn Thanh Nghị tiếp và làm việc với Thứ trưởng Bộ Đất đai Hạ tầng Nhật bản
Thứ trưởng Nguyễn Thanh Nghị tiếp và làm việc với Thứ trưởng Bộ Đất đai Hạ tầng Nhật bản
Đây là bước khởi đầu cho chương trình hợp tác lâu dài giữa Bộ Đất đai Hạ tầng, Giao thông & Du lịch Nhật bản và Bộ Xây dựng Việt Nam đã được Bộ trưởng Nhật bản MLIT Takeshi Maeda và Bộ trưởng Trịnh Đình Dũng thống nhất từ cuối năm 2011.

Theo bà Phan Mỹ Linh, Cục trưởng Cục Phát triển đô thị (PTĐT), để chuẩn bị cho những cam kết giữa Việt Nam và Nhật bản trong Biên bản ghi nhớ vừa được ký kết, các chuyên gia Nhật bản cùng Bộ Xây dựng đã khảo sát 2 vùng đô thị khu vực ngoại ô Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh. Những tiêu chí lựa chọn địa điểm chính thức để lập Dự án, Cục PTĐT cùng Đoàn khảo sát sẽ báo cáo Lãnh đạo 2 Bộ quyết định trong thời gian gần nhất.

Theo BaoXayDung