Diệp Kính Thiên: Nguyễn Tấn Dũng có thắng không?
Khả năng được đề cử chức Tổng bí thư khóa 12 cho Nguyễn Tấn Dũng có thể chắc chắn. Đây mới chỉ là hiệp một. Sang hiệp hai – bầu cử Ban chấp hành Trung ương khóa 12 – mới là chủ yếu.
Anh Ba Thanh: Nguyễn Phú Trọng sẽ làm Tổng bí thư nửa nhiệm kỳ đầu khóa XII ?
Khai mạc hội nghị, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã hé lộ một chi tiết đáng lưu ý trong báo cáo đó là về đề xuất tiêu chí xem xét trường hợp "đặc biệt"
Hiển thị các bài đăng có nhãn bán nước. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn bán nước. Hiển thị tất cả bài đăng
5.9.12
29.8.12
Tại sao Lào ?
16:03
An ninh hạt nhân, Angela Phương Trinh, Anh Ba Tào Lao, bác sỹ, bán nước, Báo chí, Blogger Cu Vinh
No comments
Nhắc tới mối quan hệ khăng khít Việt – Lào chúng ta thường hay liên tưởng đến những câu nói:: “Mối quan hệ đặc biệt Việt – Lào: Tài sản vô giá cần được giữ gìn”, “Chung dãy Trường Sơn-Thắm tình đồng chí”, “Hợp tác quân sự, quốc phòng: Một trong những trụ cột quan hệ đặc biệt Việt Nam – Lào”,….
Nhưng để hiểu vì sao chúng ta lại phải tập trung phát triển quan hệ Việt-Lào thì báo chí thường ít nói đến.
Hiện nay, báo chí truyền thông đặc biệt chú trọng đến vấn đề chủ quyền biển đảo, Hoàng Sa, Trường Sa. Đúng, vì Việt Nam là quốc gia biển, vậy nên biển đảo luôn là đề tài nóng bỏng trên khắp các trang báo, trong các cuộc họp, trong bữa cơm của nhiều gia đình và là đề tài nhạy cảm chính trị.
Nhưng hãy bình tâm và nhìn lại mảnh đất hình chữ S của tổ quốc chúng ta. Ngược chiều với biển là gì? đó chính là rừng núi, là dãy Trường Sơn, là cột sống của đất nước ta, và xa hơn nữa là nước bạn Lào.
Tại sao chúng ta cần nhìn sang Lào ?
Muốn bảo vệ được biển thì trước hết phải bảo vệ được đất liền, bảo vệ cái xương sống của mình. Chúng ta có thể đầu tư nhiều tiền của, công sức để bảo vệ biển, nhưng kẻ thù, các thế lực thù địch “thọc vào xương sống” của chúng ta thì không những không giữ được biển mà còn mất cả “mái nhà”.
Việt Nam nằm ở phía đông Trường Sơn nhìn ra biển nên có điểm yếu “hở sườn” ở phía đông. Bờ biển Việt Nam tương đối dài, nên việc bố trí chiến lược gặp không ít khó khăn. Còn Lào nằm ở sườn tây dãy Trường Sơn. Dãy Trường Sơn được ví như cột sống của hai nước. Địa hình hiểm trở của Trường Sơn – một “lá chắn chiến tranh” hùng vĩ, che chắn cho cả Việt Nam và Lào, nên phát huy được sự cần thiết dựa lưng vào nhau tạo ra vô vàn cách đánh của chiến tranh du kích, chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc.
Các Nhà lãnh đạo đang làm gì ?
Thời gian qua, không ồn ào, nhưng lãnh đạo Đảng và Nhà nước của hai nước luôn có những hoạt động để củng cố cho mối quan hệ này được phát triển.
Vào tháng 2, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã thực hiện chuyến thăm 3 ngày tới CHDCND Lào theo lời mời của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước CHDCND Lào Choummaly Sayasone. Chuyến thăm của Chủ tịch nước nhằm góp phần tăng cường hơn nữa mối quan hệ hữu nghị truyền thống, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện Việt Nam – Lào.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng:
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng:
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng:
- Bộ trưởng Bộ Công An Trần Đại Quang:
- Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Phùng Quang Thanh:Và gần đây nhất là các lãnh đạo cấp cao Việt Nam tiếp đón Phó Thủ tướng Lào Somsavat Lengsavad.Trong cách mạng giải phóng dân tộc:Trải qua nhiều giai đoạn và biến cố của lịch sử, hai nước Việt Nam – Lào cùng tựa lưng vào dải Trường Sơn hùng vĩ, sát cánh bên nhau, xây đắp quan hệ đoàn kết đặc biệt Việt Nam – Lào cao đẹp, mẫu mực, thủy chung, hiếm có trong lịch sử quan hệ quốc tế. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết: “Việt – Lào hai nước chúng ta – Tình sâu hơn nước Hồng Hà, Cửu Long”. Chủ tịch Cayxỏn Phômvihản cũng từng nói: “Trong lịch sử cách mạng thế giới đã có nhiều tấm gương sáng chói về tinh thần quốc tế vô sản, nhưng chưa ở đâu và chưa bao giờ có sự đoàn kết liên minh chiến đấu đặc biệt lâu dài và toàn diện như vậy”.Sau Cách mạng Tháng Tám thành công, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã mời Hoàng thân Souphanouvong đến Hà Nội để gặp gỡ, trao đổi những vấn đề liên quan đến hai nước và khu vực. Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng nhận ra rằng trong sự nghiệp giải phóng dân tộc mình cần phải có những người bạn đồng minh. Trước hết đó là hai dân tộc láng giềng Lào và Campuchia.Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dày công vun đắp, xây dựng cho mối quan hệ này trở nên ngày càng trong sáng, thủy chung, mẫu mực cho đến khi người ra đi.Muốn nhìn sang Lào, trước hết chúng ta hiểu gì về đất nước Lào anh em ?Lào với tên chính thức Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào, là một quốc gia không giáp biển duy nhất tại vùng Đông Nam Á. Lào còn được gọi là “đất nước Triệu Voi” hay Vạn Tượng. Trước đây Lào còn có tên là Ai Lao, Lão Qua. Lào giáp Trung Quốc ở phía Bắc với đường biên giới dài 505 km; giáp Campuchia ở phía Nam với đường biên giới dài 535 km; giáp với Việt Nam ở phía Đông với đường biên giới dài 2069 km, giáp với Myanma ở phía Tây Bắc với đường biên giới dài 236 km; giáp với Thái Lan ở phía Tây với đường biên giới dài 1835 km. So với các nước láng giềng khác của Lào, Việt Nam và Lào có đường biên giới trên đất liền dài nhất, với trên 2000 km.Lịch sửLào trước thế kỷ 14 gắn liền với sự thống trị của vương quốc Nam Chiếu. Mãi cho đến thế kỷ 13, lãnh thổ nước Lào vẫn thuộc về đế chế Khmer, rồi đến vương quốc Sukhothai. Vào thế kỷ 14, vua Phà Ngừm lên ngôi đổi tên nước thành Lan Xang. Trong nhiều thế kỉ tiếp theo, Lào nhiều lần phải chống các cuộc xâm lược của Miến Điện và Xiêm. Đến thế kỷ 18, Thái Lan giành quyền kiểm soát trên một số tiểu vương quốc còn lại. Các lãnh thổ này nằm trong phạm vi ảnh hưởng của Pháp trong thế kỷ 19 và bị sáp nhập vào Liên bang Đông Dương vào năm 1893. Trong Thế chiến thứ hai, Pháp bị Nhật thay chân ở Đông Dương. Sau khi Nhật đầu hàng quân Đồng Minh, ngày 12 tháng 10 năm 1945, Lào tuyên bố độc lập. Đầu năm 1946, Pháp quay trở lại xâm lược Lào. Năm 1949 quốc gia này nằm dưới sự lãnh đạo của vua Sisavang Vong và mang tên Vương quốc Lào. Tháng 7 năm 1954, Pháp ký Hiệp ước Genève, công nhận nền độc lập và toàn vẹn lãnh thổ của Lào.Khi chiến tranh ra toàn cõi Đông Dương, năm 1968 quân tình nguyện Việt Nam sang tham chiến cùng quân Pathet Lào, chống lại quân đội Hoa Kỳ. Năm 1975 phong trào cộng sản Pathet Lào do Hoàng thân Souphanouvong lãnh đạo đã nắm quyền lãnh đạo đất nước này. Ngày 2 tháng 12 năm 1975, Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc Lào quyết định xóa bỏ chế độ quân chủ, thành lập nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào. Ngày này cũng được lấy làm ngày quốc khánh của Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào.Lào là thành viên Liên Hiệp Quốc từ ngày 14 tháng 12 năm 1955. Những năm cuối thập niên 1980, Lào thực hiện chính sách nới lỏng kiểm soát kinh tế. Năm 1997 quốc gia này gia nhập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á. Hiện nay quan hệ với Việt Nam vẫn là cơ bản trong chính sách đối ngoại của Lào.Địa lýLào là một quốc gia không giáp với biển. Lào giáp Trung Quốc ở phía Bắc; giáp Campuchia ở phía Nam; giáp với Việt Nam ở phía Đông, giáp với Myanma ở phía Tây Bắc; giáp với Thái Lan ở phía Tây.Địa thế Lào có nhiều núi non bao phủ bởi rừng xanh; đỉnh cao nhất là Phou Bia cao 2.817 m. Diện tích còn lại là bình nguyên và cao nguyên. Sông Mê Kông chảy dọc gần hết biên giới phía tây, giáp giới với Thái Lan, trong khi đó dãy Trường Sơn chạy dọc theo biên giới phía đông giáp với Việt Nam.Thủ đô và thành phố lớn nhất của Lào là Viêng Chăn, các thành phố lớn khác là: Louang Phrabang, Savannakhet và Pakse.Chính trịChính đảng duy nhất là Đảng Nhân dân Cách mạng Lào. Người đứng đầu nhà nước là Chủ tịch nước được Quốc hội cử ra có nhiệm kỳ 5 năm. Người đứng đầu chính phủ là Thủ tướng. Chính phủ được Chủ tịch nước đề cử và Quốc hội thông qua. Đường lối chính sách của chính phủ do Đảng lãnh đạo thông qua 9 ủy viên Bộ Chính trị và 49 ủy viên Trung ương đảng. Các quyết sách quan trọng của chính phủ do Hội đồng bộ trưởng biểu quyết thông qua.Kinh tếLào không có đường thông ra biển và chủ yếu là đồi núi trong đó 47% diện tích là rừng. Có một số đồng bằng nhỏ ở vùng thung lũng sông Mê Kông hoặc các phụ lưu như đồng bằng Viêng Chăn, Champasack…45 % dân số sống ở vùng núi. Lào có 800.000 ha đất canh tác nông nghiệp với 85% dân số sống bằng nghề nông.Lào có nguồn tài nguyên phong phú về lâm nghiệp, nông nghiệp, khoáng sản và thuỷ điện.Nền kinh tế trong những năm gần đây có nhiều tiến bộ. Lào đang nắm bắt thời cơ, đang tạo nên những bước đột phá và đang có những tiền đề cho một thời kỳ tăng tốc. Tăng trưởng GDP năm 2007 đạt 8%, năm 2008 đạt 7,9%. Thu nhập bình quân đầu người tăng dần, năm 2000 đạt 298USD/người/năm; năm 2006 đạt 546USD/người/năm, năm 2007 đạt 678USD/người/năm, năm 2008 đạt 841USD/người/năm. Đến năm 2020, Lào phấn đấu đạt GDP bình quân đầu người tăng gấp 2-3 lần hiện nay, khoảng 1.200-1.500 USD/năm.Kinh tế đối ngoại: đến năm 2007, Lào có quan hệ thương mại với 60 nước, ký Hiệp định thương mại với 19 nước, 39 nước cho Lào hưởng quy chế GSP. Hàng hoá xuất khẩu chủ yếu là khoáng sản và gỗ.Kinh tế phát triển dựa trên sự phát triển nông nghiệp vững chắc và lấy phát triển công nghiệp làm cơ sở, tạo tiền đề cho công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, thành phần kinh tế Nhà nước và kinh tế tập thể được củng cố và phát triển vững mạnh. GDP tăng gấp 3 lần năm 2000; chủ động mở rộng hợp tác quốc tế.Lào đã bắt đầu dỡ bỏ việc kiểm soát tập trung hóa và tăng cường phát triển doanh nghiệp tư nhân vào năm 1986. Tỷ lệ tăng trưởng trung bình hàng năm đạt 7% trong các năm 1988-2001 ngoại trừ một khoảng thời gian tụt xuống do cuộc khủng hoảng tài chính châu Á bắt đầu năm 1997.Mặc dù tốc độ tăng trưởng cao nhưng Lào vẫn còn là một đất nước với cơ sở hạ tầng lạc hậu. Tại đây đã có tuyến đường sắt nối thủ đô Vientiane đến tỉnh Nong Khai (Thái Lan), hệ thống đường bộ mặc dù đã được cải tạo nhưng vẫn đi lại khó khăn, hệ thống liên lạc viễn thông trong nước và quốc tế còn giới hạn, điện sinh hoạt chỉ mới có ở một số khu vực đô thị.Sản phẩm nông nghiệp chiếm khoảng một nửa tổng sản phẩm quốc nội (GDP) và sử dụng 80% lực lượng lao động. Nền kinh tế vẫn tiếp tục nhận được sự trợ giúp của Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) và các nguồn quốc tế khác cũng như từ đầu tư nước ngoài trong chế biến sản phẩm nông nghiệp và khai khoáng.Tập đoàn Sông Đà của Việt Nam đầu tư hai Dự án thủy điện Sekong 3 và Sekaman 4 tại tỉnh Attapeu và Sekong, gần biên giới Lào-Việt Nam. Các dự án đầu tư của Việt Nam tại Lào đã góp phần tích cực vào việc xây dựng và phát triển kinh tế-xã hội của Lào,Hành chínhLào áp dụng một hệ thống hành chính bốn cấp gồm cấp trung ương và ba cấp địa phương. Cấp địa phương cao nhất là tỉnh có 17 đơn vị và thành phố Viêng Chăn. Cấp địa phương cấp hai là các quận, huyện, thị xã. Cấp địa phương thấp nhất là Bản ( Lào không có đơn vị hành chính cấp xã).Thủ đô: Viêng ChănCác tỉnh: Attapeu – Bokeo – Borikhamxay – Champasack – Huaphanh – Khammuane – Luangnamtha – Luangprabang – Oudomxay – Phongsaly – Saravane – Savannakhet – Viêng Chăn – Xayabury – Sekong – XiengkhuangThành phố: Vientiane(thủ đô), Luangprabang (thành phố)Thị xã: Attapeu, Ban Houayxay, Bounneua, Hat Dokeo, Luang Namtha, Nam Thane, Napheng, Oudomxay, Paklay, Pakse, Paksong, Phongsali, Phonhong, Phonsavan, Salavan, Savannakhet, Sayaboury, Seno, Thakhek, Thangone, Vang Vieng, Viengsay.Dân cưKhoảng 60% dân cư là dân tộc Lào theo nghĩa hẹp, nhóm cư dân thống lĩnh trong chính trị, văn hóa sinh sống ở các khu vực đất thấp. Dân tộc Lào bắt nguồn từ người Thái. 8% dân cư thuộc các sắc tộc khác ở vùng đất thấp cùng với người Lào được gọi chung là Lào Lùm.Các dân tộc sinh sống ở vùng cao là người H’Mông (Mèo), Dao (Yao hay Miền), Thái đen, Shan và một ít người gốc Tây Tạng-Miến Điện, sống tại các khu vực cô lập của Lào. Các bộ lạc vùng cao với một di sản ngôn ngữ sắc tộc hỗn hợp ở phía bắc của Lào. Một cách tổng quát họ được biết đến như là người Lào Sủng hay người Lào vùng cao.Các vùng núi ở trung tâm và miền nam là nơi sinh sống của các bộ lạc thuộc sắc tộc Môn-Khmer, được biết đến như là người Lao Thơng. Có một ít người là gốc Việt Nam, chủ yếu ở các thành thị, nhưng nhiều người đã rời khỏi đây sau khi Lào giành độc lập cuối những năm thập niên 1940 và sau 1975.Tôn giáo chính là Phật giáo Theravada, cùng với những điểm chung của thờ cúng linh vật trong các bộ lạc miền núi là sự cùng tồn tại một cách hòa bình của thờ cúng tinh thần. Có một số ít người theo đạo Kitô và đạo Hồi.Ngôn ngữ chính thức và chi phối là tiếng Lào, một kiểu phát âm của Nhóm ngôn ngữ Thái. Người Lào vùng trung và cao nguyên nói tiếng của bộ lạc mình.Theo ước tính hiện có khoảng 230.000 người Việt đang làm ăn sinh sống tại Lào tập trung chủ yếu tại Vientiane và các tỉnh như Savannakhek, Thakhek, Champasak…Văn hóaNền văn hóa Lào chịu ảnh hưởng nặng của Phật giáo Thượng tọa bộ. Sự ảnh hưởng này được phản ánh trong ngôn ngữ và nghệ thuật, văn học và nghệ thuật biểu diễn của Lào.Giao thôngGiao thông Lào được xem tương đối tốt, tại các thành phố lớn, giao thông rất thuận tiện. Người Lào tại vùng thủ đô đều sử dụng xe hơi do giá nhập khẩu rẻ, người làm công chức được cấp xe nên lượng xe 4 bánh tại các thành phố lớn rất nhiều. Xe máy hầu như rất ít và không có, xe đạp cũng hiếm thấy ngay tại thủ đô.Đường xá hầu hết là đường 2 chiều, tại các ngã tư đèn xanh là đèn một hướng và không cho phép hướng đối diện chạy. Đèn bộ hành cũng như đèn cho xe chạy đều là đèn một hướng.Truyền thôngTất cả báo chí đều được phát hành bởi chính quyền, kể cả hai tờ báo tiếng nước ngoài là tờ Thời báo Vientiane bằng tiếng Anh và tờ Le Renovateur bằng tiếng Pháp. Ngoài ra, Khao San Pathet Lao, hãnh thông tấn chính thức, cũng phát hành các bản tin với phiên bản tiếng Anh và tiếng Pháp. Lao hiện có 9 nhật báo, 90 tạp chí, 43 trậm phát thanh và 32 trạm truyền hình hoạt động trên khắp cả nước.Tổng công ty Viễn thông quân đội (Viettel) của Việt Nam đã đầu tư mạng viễn thông Unitel tại Lào. Mạng viễn thông Unitel liên doanh giữa Viettel Lao Asia TelecomNgoài ra, đáng chú ý Trung Quốc cũng mở trạm phát thành FM tại thủ đô Viêng Chăn để phát các chương trình của Đài Phát thanh Quốc tế Trung Quốc bằng tiếng Trung, tiếng Lào và tiếng Anh. Việc sử dụng Internet chủ yếu chỉ thông dụng ở khu vự đô thị lớn và đặc biệt phổ biến trong giới trẻ.Nhìn lại trong suốt thời gian qua, đặc biệt trong giai đoạn nửa thế kỷ đến nay, mối quan hệ Lào – Việt Nam đã chứng minh cho thấy là mối quan hệ mẫu mực thủy chung trong sáng và hiếm có và đã trở thành tài sản quý giá của nhân dân hai nước. Trước tình hình quốc tế có sự diễn biến phức tạp như hiện nay, nó càng đòi hỏi chúng ta phải cùng nhau giữ gìn và củng cố mối quan hệ quý giá đó cho ngày càng chặt chẽ, phát triển. Tiếp tục thắt chặt sự hợp tác về mặt chính trị, tăng cường mối quan hệ hợp tác toàn diện lên tầm cao mới. Bên cạnh đó, cần phải quan tâm hơn nữa và phải có những biện pháp thích hợp trong việc tuyên truyền truyền thống quan hệ đặc biệt Lào – Việt Nam trong đội ngũ cán bộ và nhân dân hai dân tộc, đặc biệt là đội ngũ thanh thiếu niên để làm sao cho họ hiểu và quán triệt sâu hơn, để họ tiếp tục gìn giữ tài sản vô giá này ngày càng phát triển và mãi mãi đơm hoa, kết trái.Trường Sa
23.8.12
Bầu Kiên từng học lớp chọn trong quân đội
Bầu Kiên từng học khóa 15, thuộc đơn vị có nhiều người học giỏi của Học viện Kỹ thuật quân sự. Được học lớp chọn
Một lãnh đạo Học viện Kỹ thuật quân sự (trước kia là ĐH kỹ thuật quân sự) cho biết, những ngày đầu thập niên 80, gần 500 học sinh xuất sắc nhất cả nước đã trúng tuyển vào Đại học Kỹ thuật quân sự.
Hồi ấy, ngôi trường này thu hút được rất nhiều học sinh đoạt giải quốc gia, quốc tế, học sinh trường chuyên đăng ký tuyển sinh (hiện nay, sức hút có giảm hơn, nhưng vẫn có nhiều người giỏi thi vào).
Ngày đó, trường này được quyền đặc cách đến từng trường phổ thông để chọn những học sinh xuất sắc nhất.
Nguyễn Đức Kiên hồi đó là học sinh trường THPT Cao Bá Quát, huyện Gia Lâm, Hà Nội, cũng trúng tuyển vào đây, cùng với nhiều học sinh chuyên Toán A0 của ĐH Tổng hợp Hà Nội, chuyên Chu Văn An (năm đó Việt Nam không thi học sinh giỏi quốc tế, nhưng những học sinh này đều năm trong đội dự thi quốc tế, nếu nước ta tham gia) và nhiều nhân tài từ các trường chuyên khác trên cả nước.
Vì học giỏi nên Nguyễn Đức Kiên đã được chọn vào Đại đội 156, có gần 200 người, được đi du học. Hồi đó, Nguyễn Đức Kiên được gửi đi học tại Hungary, học trường Kỹ thuật quân sự Zalka Maté, ngành thông tin, vô tuyến điện. (TS Nguyễn Quang A, Giám đốc Công ty tin học 3C và Đại tá Hồng Thanh Quang, Phó Tổng biên tập báo Công an Nhân dân cũng từng học như vậy).
Khóa 15 sau đó có nhiều người đã thành công trong nhiều lĩnh vực. Ví dụ như Ủy viên Trung ương Đảng, Trương Quang Nghĩa (vốn là kỹ sư xây dựng, khóa 15), Bí thư tỉnh ủy Sơn La.
Đại gia ngân hàng và bóng đá
Năm 1994, bầu Kiên cùng nhiều người đã sáng lập ra ngân hàng TMCP Á châu – ACB. Hiện nay, ACB là ngân hàng dẫn đầu trong nhóm các ngân hàng thương mại ngoài quốc doanh.
Bầu Kiên là một trong những doanh nhân tiên phong đầu tư vào lĩnh vực này. Ông bắt đầu nổi tiếng với màn phát biểu như đổ nước nóng vào ban lãnh đạo liên đoàn bóng đá Việt Nam.
Bên cạnh lĩnh vực ngân hàng và bóng đá, bầu Kiên còn đầu tư vào rất nhiều lĩnh vực khác như du lịch, may mặc…
Sự kiện bầu Kiên bị bắt chiều 20/8 là một sự kiện lớn, khiến đông đảo người dân quan tâm.
21.6.12
Nhìn cô "bán hoa" ra anh "bán tàu"
Cũng sẽ phải cân nhắc lại cách đặt vấn đề vì sao những dự án thất thoát ngàn tỷ đồng, đủ nuôi cả một huyện trong cả năm, lại ít được quan tâm hơn chuyện một người mẫu bán dâm.
Để không mất thời gian của những người tò mò, xin thưa ngay là không phải lấy tựa bài chẳng ăn nhập gì nhau để "câu" độc giả cho bài viết này. Mà chúng ta bắt đầu suy luận theo kiểu "Tại sao gái đứng đường lại giống "ông già Noel"?" của nhóm tác giả kinh tế Steven D. Levitt và J. Dubner từ các nghiên cứu của The Economist mới đây.
Theo suy luận này thì các cô gái bán hoa và các "ông già Noel" ở Mỹ giống nhau ở chỗ đều tận dụng cơ hội mùa vụ để tăng thêm thu nhập và tăng giá.
Nếu dịch vụ ông già Noel tăng giá vào dịp lễ, thì số lượng và giá của các cô gái bán hoa cũng tăng khi nhu cầu mua dâm tăng.
Thế còn chuyện hoa hậu mại dâm và thất thoát ở Vinalines có gì liên quan? Hãy bắt đầu từ mức giá 2.000 đô la và thậm chí có thông tin là 30.000 đô la cho những lần đi khách của các chân dài, tăng giảm theo thứ bậc từ C đến A.
Ảnh minh họa. Nguồn: DNSG |
Trong thương mại, hiện tượng phân biệt giá xảy ra khi có sự khan hiếm hoặc sự khác biệt. Giả như cũng một chiếc túi xách nữ, nguyên vật liệu như nhau nhưng Hermes, Louis Vuitton, Chanel giá hàng chục ngàn đô la so với một chiếc túi không tên tuổi chỉ khoảng vài chục đô la.
Cũng như thế, hàng trăm, hàng ngàn cô gái đang đứng đường với giá vài trăm ngàn đồng sẽ thấy tủi nhục hơn rất nhiều khi biết "đồng nghiệp" của mình lại có giá gấp hàng - chục - ngàn - lần. Khác biệt là rất lớn dù "công việc" không khác gì nhau.
Việc bắt người bán dâm từ đề tài thuộc phạm trù "tủi nhục - xấu hổ" được dư luận chuyển sang khai thác thành phạm trù định giá "cao cấp - không cao cấp".
Theo "lý thuyết mùa vụ" nói trên, khi số lượng người mua tăng lên đột biến ắt sẽ dẫn đến sự tăng số lượng người bán.
Động lực xúc tác khiến số người bán tăng lên ở đây là cơn say tiền của xã hội, cùng với đó là sự xuống cấp về đạo đức khi món hàng lại là thân xác và nhân phẩm. Hai ngàn đô la xem ra là cái giá quá đắt cho một cô gái mất nhân phẩm và quá rẻ với một kẻ ranh ma giàu lên bất ngờ.
Để đánh giá nhân phẩm, có nên so sánh 2.000 đô la bán thân của hoa hậu với 10 đô la nhân viên hải quan nhận hối lộ, sẵn sàng bán rẻ danh dự công chức lẫn thể diện quốc gia?
Bởi vì, nhân phẩm và liêm chính đều là những phẩm chất cần có của một con người có đạo đức. Sự phân biệt giá trong thương mại xuất hiện khi có một số khách hàng được người bán xếp vào diện sẵn - sàng - trả - giá - cao. Mua một món đồ, mục đích của những khách hàng này nhiều khi không phải là giá trị sử dụng mà là giá trị cộng thêm về đẳng cấp, về phong cách hưởng thụ để khu biệt với số đông.
Sẵn - sàng - trả - giá cao ở đây chỉ có các đại gia. Ở ta, không có khái niệm thượng lưu hay quý tộc.
Tất cả những người giàu có, cỡ đi xe Rolls Royce Phantom trở lên đều được xếp vào hàng đại gia, dù xuất phát điểm hoặc động cơ làm giàu của họ có thể là bán cá, đốn rừng hay buôn lậu.
Lấy giá thấp nhất của một lần "mây mưa" phi pháp với chân dài hạng C là 2.000 đô la, quy đổi ra tiền đồng là gần 50 triệu đồng, bằng số tiền công chức thu nhập khá ở thành phố để dành trong nửa năm, còn nếu quy đổi ra lúa và thu nhập của người nông dân thì thời gian để dành (nếu có thể) là vài ba năm.
So sánh để thấy rằng không - thể - nào một người bình thường có được cơ hội vui vẻ cùng chân dài. Chỉ có đại gia thừa rất nhiều tiền hoặc tiêu tiền không phải của mình mới chấp nhận đánh đổi một lần qua đêm với chân dài như thế.
Vì thế, theo cách loại suy thì sẽ có cơ sở khi đưa những kẻ tham nhũng hàng ngàn tỷ đồng trong những dự án kiểu Vinalines, Vinashin hoặc các dự án ODA PCI vào đối tượng tình nghi mua dâm hoa hậu.
Nếu như biết tội nghiệp cho cô hoa hậu "bán hoa" hết cơ hội làm lại cuộc đời khi bị phơi hình trên mặt báo, thì cũng cần thấy sự nguy hiểm đối với xã hội của những đại gia không chỉ là chuyện liên quan đến tình dục lệch lạc, mà liên quan đến số tiền đốt cho thú vui bệnh hoạn đó.
Nhầm lẫn hoặc cố tình nhầm lẫn trong đánh giá nhân phẩm và liêm chính đã dẫn đến những nhầm lẫn trong lựa chọn đại diện cho cái đẹp và cán bộ, dẫn đến những hậu quả nhỡn tiền: những cô gái mất phẩm hạnh vẫn có thể thành hoa hậu, còn cán bộ dù làm thất thoát hàng ngàn tỷ đồng vẫn được đề bạt lên chức cao hơn.
Cũng sẽ rất sai nếu tách biệt chuyện tham nhũng và lãng phí đại sự với chuyện "lá cải" của những kẻ thụ hưởng bất bình thường, kể cả cách thụ hưởng tình dục theo cách phi pháp.
Cũng sẽ phải cân nhắc lại cách đặt vấn đề vì sao những dự án thất thoát ngàn tỷ đồng, đủ nuôi cả một huyện trong cả năm, lại ít được quan tâm hơn chuyện một người mẫu bán dâm.
Đó hoàn toàn không thuộc đề tài của cuộc tranh luận báo "lá cải" và không "lá cải" đang diễn ra.
Bởi vì, nếu theo cách suy luận gái bán dâm ít nguy hiểm hơn kẻ mua dâm nêu trên, thì báo "lá cải" thật ra ít nguy hiểm hơn cơ chế đẻ ra những tờ "lá cải", và ít nguy hiểm hơn rất nhiều "nguyên liệu" mà xã hội đang tạo ra những thông tin "lá cải" đó.
Theo Anh Thư/ DNSG
19.6.12
Bán thân, bán than, bán nước ai đáng bị kết án hơn ai ?
Phamvietdao.net: Một nguồn tin dấu tên từ Bộ Công
thương nơi ông Vũ Huy Hoàng làm Bộ trưởng cho biết: ai muốn thâm nhập "
hộp đen" nơi ẩn dấu nhữ dữ liệu hoạt động của cái Bộ này thì phải nắm
được mật khẩu gồm "5 chữ H "đó là: Huyền, Hoàng,Hải, Hùng, Hạng; Đằng
sau các ký hiệu này là hàng loạt thao tác đã lập trình sẵn giống như cái
hộp chứa mã khóa kho bom nguyên tử của các quốc gia có loại bom
này...Chủ blog chưa được cung cấp những mật khẩu tiếp theo đằng sau 5
chữ H này chỉ biết mỗi Huyền là phu nhân của ông Vũ Huy Hoàng, còn những
mã khóa còn lại phải chờ nguồn tin cung cấp thêm từ Bộ Công Thương...
Giữa lúc báo chí Việt Nam chửi nhau là “lá cải” thì
thật không may, công an lại phanh phui ra hàng loạt đường dây mại dâm
cao cấp tại Hà Nội và Sài Gòn, chuyên đưa hoa hậu, á hậu và người mẫu
phục vụ các đại gia với giá từ 1,500 đến 2,300 Mỹ kim một lần phục vụ.
Thế là báo lớn báo nhỏ đều thi nhau khai thác, bất kể
cái từ “lá cải” mà họ tránh như tránh tà. Nhưng cũng chính nhờ chuyện
chạy đua moi tin hoa hậu bán dâm như thế, chúng ta mới giật mình phát
hiện những chuyện có ý nghĩa hơn.
Bán thân
Nhân vật được nhắc nhiều trong vụ lùm xùm bán dâm này là Mỹ Xuân, tên thật Võ Thị Mỹ Xuân.
Theo thông tin trong bài “Gặp ‘má mì’ Mỹ Xuân trong trại tạm giam” đăng
trên báo Công an TPHCM ngày 08/06/2012 thì cô Xuân này sinh ra ở Cần
Thơ năm 1983 sau đó tách tỉnh, quê cô thuộc về Hậu Giang.
Gia đình nghèo, cha mẹ chia tay khi chị còn nhỏ, em
trai sinh năm 1987 theo cha, Xuân được giao cho bác. Phần bà mẹ bỏ lên
Sài Gòn dạy học và lập gia đình, có thêm con gái nay đã 15 tuổi. Tuy
nhiên bà mẹ này lại bất hạnh khi người chồng mới bị tai biến mạch máu
não phải nằm một chỗ gần chục năm trời.
Riêng Mỹ Xuân ở quê phải đi bán vé số dạo phụ bác
kiếm sống. Hết lớp 12, cô lên Sài Gòn vừa làm việc trong xưởng may của
ông chú họ vừa học trung cấp du lịch và đã trải qua hai năm làm hướng
dẫn viên du lịch tại Hội An, Quảng Nam trước khi gia nhập giới showbiz,
trở thành người mẫu tự do.
Năm 2009 cô khai gian trẻ lại 2 tuổi để dự cuộc thi
“Người đẹp Sóc Trăng 2009” diễn ra trong một hội chợ vào tối 4/5/2009 và
đã vượt qua 168 thí sinh để đoạt ngôi người đẹp nhất. Trước năm 2008
cuộc thi này mang tên Hoa hậu Nam Mêkông nên mọi người quen gọi Mỹ Xuân
là hoa hậu và cô cũng xài luôn danh hiệu này để hành nghề bán dâm.
Trước đó, khi vừa bước vào giới người mẫu vào năm
2008 cô đã bán mình cho giám đốc với giá 500 Mỹ kim. Lúc đó số tiền này
rất lớn với cô và cô cho biết đã dùng tiền mua tặng mẹ một tủ lạnh, số
còn lại biếu ngoại và chi tiêu lặt vặt trong gia đình. Nhưng cũng từ cái
lần dễ dãi ấy, cô trượt dài vào con đường sa ngã nhưng với danh hiệu
hoa hậu đã đoạt cùng với những bức hình rực lửa kèm danh xưng hoa hậu,
giá bán dâm của cô ngày càng cao.
Bản tin trên số báo trên cho biết:
“Phải thừa nhận Mỹ Xuân rất thương và có hiếu với
mẹ. Cô chỉ mong xây được cho mẹ căn nhà hẳn hoi để mẹ đỡ khổ. Khốn nỗi
sau khi gắn mác Hoa hậu, làm người mẫu, cô không gặt hái được thành công
gì trong làng giải trí Việt. Ý chí kiếm tiền thôi thúc và nhất là đã
“nhúng chàm”, Mỹ Xuân tìm cách đánh bóng tên tuổi bằng những tấm ảnh lồ
lộ da thịt và lối phát ngôn gây sốc. Cô đi khách ngày càng bạo hơn, giá
cả của hoa hậu là hàng ngàn “đô”, cao điểm lên tới 4,000 USD (hơn 80
triệu đồng). Cô sẵn sàng đi tới các thành phố lớn, sang tận Campuchia. Ở
Sài gòn, cô thường đưa khách về nhà mình là căn hộ chung cư ở phường
Bình Khánh, quận 2.”
Bỏ qua chuyện đạo đức, chỉ xét ở khía cạnh kinh
doanh, có thể nói Mỹ Xuân là người “biết làm ăn”, đã biết cách đánh bóng
tên tuổi, hình ảnh của mình để đạt đến giá cả tối đa. Thứ nhất, cô biết
“nghiên cứu thị trường”, biết “xây dựng thương hiệu”, và biết cách
“tiếp thị” để đạt đến lợi nhuận tối đa.
Thứ hai, tiền bạc thu được nếu được phung phí vào các
khoản như “hàng hiệu” thì đó cũng không ngoài mục tiêu “đánh bóng
thương hiệu” nói trên. Còn lại, nếu những thông tin trên là đúng, kể ra
cô cũng là người sống có hiếu, sống trọn nghĩa tình khi phần lớn món
tiên bán dâm đầu tiên được cô chi ra để mua quà tặng mẹ và biếu ngoại.
Chỉ so sánh trên khía cạnh này, dù là gái bán dâm, Mỹ
Xuân cũng hơn hẳn những quan chức bệ vệ trong guồng máy công quyền tại
Việt Nam, thí dụ chuyện họ bán than.
Bán than
Đó là mỏ than lộ thiên tại Quảng Ninh với phẩm lượng
than tốt nhất ở Việt Nam nhưng tự dưng bị biến thành “lãnh địa riêng”
của một công ty Indonesia. Mỗi năm, công ty này hưởng 90% lợi nhuận
trong khi phía Việt Nam chỉ được hưởng 10%, dù đó là mỏ lộ thiên, chỉ
việc xúc than lên bán, chẳng phải đầu tư hạ tầng cơ sở gì nhiều.
Hợp đồng “cho không biếu không than tốt” ký vào năm
1991 với có hiệu lực đến 30 năm, tức đến năm 2021. Có lẽ đến lúc đó thì
mỏ đã sạch than!
Ngày 21.5.2012 hai phóng viên Thái Sơn và Káp Long đã
nhắc lại trên báo Thanh Niên với bài “Biếu không nước ngoài mỏ than tốt
nhất”.
“Ngày 19.4.1991, Công ty than Uông Bí (TUB), đơn
vị thành viên của Tập đoàn Than khoáng sản Việt Nam (Vinacomin) ký hợp
đồng hợp tác kinh doanh với Công ty Pt.Vietmindo Energitama, 100% vốn
Indonesia (VMD). Theo đó, VMD sẽ đầu tư toàn bộ máy móc, công nghệ để
khai thác trong 30 năm mỏ than Uông Thượng, Đồng Vông. Lợi nhuận được
chia theo tỷ lệ 90% cho VMD và 10% còn lại là của TUB. Đây là mỏ than lộ
thiên có diện tích trên 1.000 ha, nằm trên địa bàn P.Vàng Danh, TP.Uông
Bí và cũng là nơi có vỉa than tốt hạng nhất ở Quảng Ninh.
VMD chỉ việc khai thác trên mặt đất là đã dễ dàng
thu được than cám 4, cám 5, là những loại than có chất lượng tốt nhất
hiện nay. Trong khi đó, các doanh nghiệp (DN) thành viên Vinacomin như
Công ty than Mạo Khê, than Núi Béo, thậm chí cả TUB phải đầu tư hàng
ngàn tỉ đồng vào công nghệ khai thác hầm lò và dùng sức người đào sâu
vào lòng đất cả trăm mét mới lấy lên được than.”
Hợp đồng hợp quy định VMD chỉ được phép khai thác
than nhằm mục đích duy nhất là xuất cảng, theo đó mỗi năm chỉ được phép
khai thác tối đa 500,000 tấn than thương phẩm, tương đương khoảng
750.000 tấn than thô.
Tuy nhiên theo điều tra của hai phóng viên trên thì
trên thực tế những năm qua VMD luôn khai thác vượt mức hạn định. Thí dụ
năm 2010 VMD khai thác 750,000 tấn than thương phẩm, năm 2011 là trên
800,000 tấn.
Để che lấp chuyện này, toàn bộ các hệ thống khai
thác, sàng lọc và kinh doanh than được VMD thực hiện theo dây chuyền
khép kín. Công trường khai thác cũng như nơi sàng than luôn đặt trong
tình trạng “nội bất xuất ngoại bất nhập”. Để xuất than VMD còn xây dựng
cả một cảng riêng để xuất cảng than và muốn vào đây để kiểm tra hay tiến
hành công tác về chuyên môn, các cơ quan hữu trách Việt Nam cũng như
TUB phải xin phép VMD.
Tại sao lại có những chuyện vô lý như thế này?
Lý do là hợp đồng ký không có một điều khoản nào nhắc
đến việc đình chỉ hoạt động của VMD kể cả trong trường hợp công ty này
vi phạm hợp đồng. Mặt khác, toàn bộ hoạt động khai thác, sản xuất kinh
doanh đều ghi rõ VMD là người điều hành, TUB không được phép kiểm tra,
thậm chí việc rót than xuống cảng đưa lên tàu nước ngoài cũng do VMD
trực tiếp thực hiện và TUB không được phép can thiệp.
Vậy thì ai đã hạ bút ký một hợp đồng ngu xuẩn như thế?
Ông Phạm Văn Tứ, Phó tổng giám đốc TUB, đã phân trần
rằng tình trạng trên là “do lịch sử để lại” vì “bản thân chúng tôi là
những người đi sau, thừa kế”.
Theo ông, bản hợp đồng liên doanh này là do Bộ Công
nghiệp thời đó trực tiếp phê duyệt, còn TUB chỉ đứng tên trên danh nghĩa
mà thôi!
Ông cay đắng: “Chúng tôi chỉ biết đi vào đi ra và
nghiên cứu khoa học mà thôi. Trước tình trạng này, chúng tôi đã nhiều
lần đề nghị VMD đàm phán lại hợp đồng với các điều khoản công
bằng hơn cho đối tác nhưng đến nay họ chưa đồng ý. Điều này cũng đồng
nghĩa với những thiệt thòi của chúng ta sẽ tiếp tục kéo dài cho đến khi
hết hạn hợp đồng”.
Trong khi đó, theo nhiều thông tin PV Thanh Niên có được, trong quá trình khai thác, Ông Tứ còn than thêm: “Than
ở Uông Bí ngày càng cạn kiệt, chúng tôi cũng muốn giữ một phần tài
nguyên để cho công ty mình khai thác nhưng bây giờ họ đang tiếp tục lập
các dự án mới khai thác 1-2 triệu tấn. Việc này TUB không thể can thiệp
được mà phải do các cơ quan khác cao hơn”.
Trong khi đó thì các nhà kinh tế đã ước tính vào năm
2014, 2015 Việt Nam sẽ nhập cảng khoảng 1-6 triệu tấn than. Lượng than
nhập cảng sẽ tăng lên hằng năm. Dự kiến đến năm 2025, lượng than nhập
cảng lên tới 40 triệu tấn. Than nhập cảng chủ yếu sẽ được cung cấp cho
các nhà máy nhiệt điện.
Trên thực tế thì từ năm 2011 Việt Nam đã nhập cảng
than rồi, gọi là “nhập thí điểm” với 9,500 tấn than mua của Indonesia
với giá 100,6 USD/tấn than (tính cả cước vận tải).
Lúc đó các quan chức lãnh đạo khẳng định việc nhập
cảng là để “thăm dò thị trường, làm quen với phương thức nhập cảng, vận
chuyển”. Thế nhưng nhiều chuyên gia cho biết tất có thể, Việt Nam đang
phải nhập cảng than của chính mình: Indonesia khai thác than từ Việt
Nam, chở về Indonesia rồi xuất cảng sang Việt Nam.
Nghĩa là một cái vòng lẩn quẩn: cái vòng lẩn quẩn do “lịch sử để lại” và “lịch sử đang tạo ra”.
“Lịch sử để lại và lịch sử tạo ra”
Ông Phạm Văn Tứ cho biết “Bộ Công nghiệp thời đó”
chịu trách nhiệm nhưng bộ thời đó là ai, là bộ trưởng nào, thứ trưởng
hay vụ trưởng nào đã trực tiếp thương lượng và ký kết một hợp đồng ngu
xuẩn như vậy?
Theo ngôn ngữ của báo chí Việt Nam thì những quan
chức này đã “thiếu trách nhiệm gây ra thiệt hại nghiêm trọng” và do đó
phải bị trừng trị theo pháp luật.
Tuy nhiên ông Tứ còn phân trần rằng tình trạng trên
là “do lịch sử để lại”. Mà nói là “lịch sử” thì có thể bỏ qua vì toàn bộ
những tội ác tày trời, những thiệt hại nghiệm trọng mà đảng cộng sản
gây ra đều được bỏ qua như vậy: vì chúng là do “lịch sử để lại”.
Có thể bỏ qua cho những thiệt hại nghiêm trọng do
“lịch sử để lại” nhưng chúng ta không thể bỏ qua những thiệt hại nghiệm
trọng mà “lịch sử đang tạo ra”, cũng lấy thí dụ từ chính Bộ Công nghiệp
nói trên.
Ngày 27.1.2008 Nguyễn Tấn Dũng ký nghị định
189/2007/NĐ-CP sáp nhập hai bộ Bộ Công nghiệp và Bộ Thương mại thành Bộ
Công Thương, cử Bí thư Tỉnh ủy Lạng Sơn Vũ Huy Hoàng làm bộ trưởng, hiện
vẫn còn tại chức.
Nghị định quy định bộ như là “cơ quan của Chính phủ,
thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công nghiệp và thương mại". Và
đó cũng là cơ quan quản lý những dự án đang gây thiệt hại nghiêm trọng
cho tài nguyên quốc gia, từ viện khai thác bauxite, các dự án trồng
rừng, các dự án xây dựng nhà máy nhiệt điệt hay phân đạm v.v..
Mai này, những thế hệ kế tiếp sẽ vò đầu bức tai trước
những hậu quả từ các dự án này, và lúc đó nếu chế độ cộng sản vẫn cầm
quyền, điệp khúc “do lịch sử để lại” sẽ được lập lại.
Bởi thế, ngay từ bây giờ, cần phải vạch mặt những
nhân vật, những cơ quan, những chính sách đang làm yếu dần tiềm lực của
dân tộc.
Bởi vậy hãy khoan chê trách sỉ vả cô gái bán dâm Mỹ
Xuân. Xét về lý thì cô chỉ bán thân của mình, để phục vụ cho mình và cho
người thân của mình và chưa từng làm hại ai.
Xuất thân nghèo nàn, gia cảnh không may, phải đi bán
vé số dạo để phụ gia đình bác mưu sinh nhưng cô vẫn cố học hết trung
học, rèn luyện cho mình một cái nghề ở ngành du lịch rồi mới chen chân
vào giới người mẫu và từ đây mới sa ngã vào con đường bán dâm. Thế nhưng
cô đã không bán rẻ thân cô mà, bằng mọi cách, đã vươn lên với cái giá
cao nhất có thể bán được.
Còn những quan chức bệ vệ trong Bộ Công nghiệp, Bộ
Công thương, trong Phủ Thủ tướng, trong Trung ương Đảng hay trong Bộ
Chính trị thì sao?
Họ chẳng bán cái gì của họ cả mà bán tài nguyên của quốc gia và nhưng chẳng làm gì cho quốc gia, cho đất nước!
Mà hỡi ôi, cái giá mà họ bán thì quá rẻ trong khi cái giá mà thế hệ mai sau phải trả thì quá đắt.
Bởi thế, đừng cười, đừng khinh cô Mỹ Xuân: cô bán
thân nhưng không bán rẻ chút nào và không bán thân vì riêng cô mà còn vì
thân nhân, vì mẹ, vì ngoại.
Còn đám lãnh tụ kia thì lại bán rẻ nước mình, và chỉ bán cho riêng chúng nó.
Chúng nó còn đáng khinh hơn các cô gái bán dâm kia mấy bậc!
Lê Trọng Hiệp
15.6.12
Tăng Thanh Hà kể chuyện bán nước mía lề đường ngày nhỏ
Không có lấy một người bạn nối khố, cuộc sống nay đây mai đó, phụ mẹ bán nước mía... là thời ấu thơ nhiều vất vả của "ngọc nữ" màn ảnh Việt.
Vết sẹo tuổi thơ
Nhớ lại thời thơ ấu, Tăng Thanh Hà bảo, ngày ấy khát khao duy nhất của cô chỉ là được ở trong một ngôi nhà rất đỗi bình thường, thay vì cuộc sống di động nay đây mai đó. Đó là những ngày cô mới lên 10 tuổi, cha làm ăn thua lỗ nên gia đình cô phải bán nhà để trả nợ. Từ đó, cô cùng mọi người trong nhà bắt đầu cuộc sống tạm bợ, luôn thay đổi nơi ở trọ.
Với Tăng Thanh Hà, đó là lý do khiến cô không có nổi một người bạn thân nối khố, không có cả cảm giác được chơi đùa hồn nhiên với những người hàng xóm chung quanh. Có chăng cô tìm thấy cảm giác thân quen khi căn phòng nào gia đình mình dọn đến ở trọ cũng chật chội và bé tí teo.
Hà Tăng kể chuyện bán nước mía lề đường ngày nhỏ |
Tuổi thơ dữ dội trong ký ức của Tăng Thanh Hà còn là những ngày phụ giúp cha mẹ kiếm tiền nuôi sống gia đình. Ngày đó, cha mẹ cô có xe bán nước mía lưu động nên ngoài thời gian học là cô lại ra đỡ mẹ bán. Hôm nào trời nắng, nước mía bán chạy không sao, hôm nào trời mưa, mọi người lại tần ngần nhìn nhau thở dài. Dù thế cô vẫn cứ yêu đời, có lúc còn mong nước mía ế để được… uống thừa.
Nhiều lần cô thấy mẹ rớt nước mắt vì cuộc sống chật vật khó khăn, cô cũng khóc theo dù chưa hiểu hết nỗi lòng bà. Tuổi thơ với cô còn là những hôm dậy từ tờ mờ sáng phụ mẹ nấu cơm, sau đó đạp xe giao cơm cho khách rồi mới đến trường học.
Đến giờ cô vẫn nhớ như in hình ảnh về mình ngày ấy - cô bé 11 tuổi gầy gò và đen thui, đạp chiếc xe cà tàng mượn của chị họ đi giao cơm cho mẹ giữa trời nắng chang chang.
Vai diễn đổi đời
Không có tuổi thơ trong sáng như nhiều bạn bè cùng trang lứa nhưng điều kỳ lạ là cô bé Tăng Thanh Hà lúc nào cũng cười tươi rói, nhiều lúc còn lẩm nhẩm diễn kịch một mình. Thấy con gái có "máu" nghệ thuật, lại mê diễn xuất nên mẹ cô dành dụm tiền đưa cô đến ghi danh học lớp diễn viên nhỏ tuổi của đội kịch Idecaf.
Từ đó, cô bắt đầu quãng thời gian sống chung với nghệ thuật, vừa đi học vừa phụ giúp cha mẹ làm lụng kiếm tiền lại vừa tập tành trên sân khấu kịch. Đến khi ghi danh thử vai trong bộ phim truyền hình Dốc tình của đạo diễn Lưu Trọng Ninh, cô mới thật sự chạm ngõ vào con đường nghệ thuật.
Ngày ấy, cô 16 tuổi, đến thử vai một cô gái vào đời sớm với nghề kinh doanh hoa. Trong buổi casting, Tăng Thanh Hà khiến đoàn làm phim tò mò xen lẫn ngạc nhiên khi vừa háo hức lại vừa bình thản tự giới thiệu về mình rằng cô từng tham gia đội kịch thiếu nhi, cũng phụ giúp gia đình mưu sinh trong cuộc sống nên có thể đảm nhiệm vai diễn này.
Ít ai biết rằng, để chuẩn bị cho lần casting đó, ngay trước giờ hẹn, cô phải chạy ù ra chợ mua bộ quần áo mới. Dù bộ trang phục với nhiều người là bình thường và không giúp cô gái đen nhẻm nổi bật hơn, nhưng riêng với đạo diễn Lưu Trọng Ninh, chính sự tự tin và gương mặt biểu cảm của cô làm ông ấn tượng.
Tăng Thanh Hà |
Nhờ vậy cô nhận được vai diễn và trở thành diễn viên trẻ tuổi nhất trong đoàn làm phim lúc bấy giờ. Đấy cũng là lần đầu tiên cô xuất hiện trên màn ảnh nhỏ và lập tức lọt vào "mắt xanh" của nhiều đạo diễn có nghề, dần dà trở thành cái tên đắt giá.
Hà "đổi đời" khi liên tiếp nhận được lời mời đóng phim, đóng quảng cáo. Có điều ít ai ngờ rằng số tiền cát-xê từ việc lần đầu đóng phim, cô tự thưởng cho mình bằng món… ổi chấm muối ớt.
Không tin vào số phận
Từ cô bé bán nước mía đen nhẻm đến nay Tăng Thanh Hà đã trở thành nhan sắc ấn tượng trên màn ảnh Việt. Dù thế, cô bảo không tin vào số phận, mà mọi thứ đến với mình đều có sự dự định cả.
Với Tăng Thanh Hà, những gì cô có được hôm nay, 30% nhờ may mắn, 70% còn lại nhờ vào sự nỗ lực của bản thân. Cho đến giờ, dù bận rộn nhưng cô chia sẻ có một thói quen vẫn giữ là đọc sách. Cô bảo: "Tôi có thể ôm một cuốn sách từ trong nhà ra đến ngoài đường, say sưa đọc rất nhanh. Vì vậy, vật bất ly thân của tôi là một hay thậm chí là nhiều cuốn sách".
Theo ANTĐ
8.6.12
Quan chức Trung Quốc tuyên bố: Cấm thuốc lá là bán nước!
“Các ông định cấm thuốc lá? Tôi nói cho các ông biết, đó là bán nước. Công nhân viên chức của các ông, 1/10 tiền trả lương là lấy từ tiền của chúng tôi (nguồn thu từ thuốc lá – PV), vị quan chức này cho biết.
Ngày hôm qua 7/6 tờ Time Weekly đăng tải phát biểu của một quan chức thuộc Cục Thuốc lá Trung Quốc phản ứng về việc Bắc Kinh tham gia đàm phán công ước cấm thuốc lá của tổ chức Y tế thế giới WHO.
Hút thuốc lá là hành vi hợp pháp tại Trung Quốc, mặc dù biết tác hại của thuốc lá nhưng chỉ 3% người Trung Quốc hút thuốc lá chủ động cai thuốc |
“Các ông định cấm thuốc lá? Tôi nói cho các ông biết, đó là bán nước. Công nhân viên chức của các ông, 1/10 tiền trả lương là lấy từ tiền của chúng tôi (nguồn thu từ thuốc lá – PV), vị quan chức này cho biết.
Sáng nay, 8/6 tờ Thanh niên Trung Quốc viết bài phản bác lại phát ngôn gây sốc này – cấm thuốc lá là bán nước của viên quan chức nọ. Sở dĩ ông ta dám lớn tiếng mạnh miệng như vậy vì những đóng góp của thuốc lá đối với nguồn thu ngân sách quốc gia.
Theo báo cáo thống kê, năm 2011 Trung Quốc có tổng kim ngạch tiêu thụ thuốc lá lên đến 1011,14 tỉ nhân dân tệ, lợi nhuận ròng đạt 752,9 tỉ nhân dân tệ và nộp ngân sách 600,118 tỉ nhân dân tệ.
Tờ Thanh niên Trung Quốc đưa ra 3 lập luận bác lại quan điểm của quan chức đại diện ngành sản xuất thuốc lá Trung Quốc khi cho rằng, nguồn thu ngân sách quốc gia Trung Quốc sẽ không bị ảnh hưởng bởi vì mất đi khoản tiêu dùng thuốc lá sẽ làm tăng tiêu dùng các sản phẩm khác, thuế đều về ngân sách.
Trụ sở Cục Thuốc lá Trung Quốc, đồng thời cũng là đại bản doanh của tổng công ty Thuốc lá Trung Quốc |
Nguyên nhân thứ 2 theo tờ báo này, sau khi cấm thuốc lá không có nghĩa là lượng tiêu thụ thuốc lá giảm đi ngay lập tức vì tại Trung Quốc hút thuốc vẫn là hành vi hợp pháp, mặc dù nhiều người biết hút thuốc lá có thể gây ung thư nhưng chỉ 3% người Trung Quốc hút thuốc chủ động cai thuốc.
Tờ Thanh niên Trung Quốc đưa ra lý do thứ 3, đó là nhìn từ góc độ chiến lược phát triển quốc gia thì hạt nhân của chiến lược này chính là phát triển con người, chiến lược gì thì chiến lược, cũng phải lấy con người làm gốc.
Trong vấn đề phát triển con người, sức khỏe là điều kiện cơ bản. Vì vậy cấm thuốc lá đối với Trung Quốc và có lẽ là tất cả các quốc gia khác là mục tiêu chiến lược dài hạn, đồng thời không hút thuốc lá là hành vi yêu nước.
Hồng Thủy (nguồn Thanh niên Trung Quốc)
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)