Trang

Diệp Kính Thiên: Nguyễn Tấn Dũng có thắng không?

Khả năng được đề cử chức Tổng bí thư khóa 12 cho Nguyễn Tấn Dũng có thể chắc chắn. Đây mới chỉ là hiệp một. Sang hiệp hai – bầu cử Ban chấp hành Trung ương khóa 12 – mới là chủ yếu.

Anh Ba Thanh: Nguyễn Phú Trọng sẽ làm Tổng bí thư nửa nhiệm kỳ đầu khóa XII ?

Khai mạc hội nghị, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã hé lộ một chi tiết đáng lưu ý trong báo cáo đó là về đề xuất tiêu chí xem xét trường hợp "đặc biệt"

Hiển thị các bài đăng có nhãn Báo quân đội. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Báo quân đội. Hiển thị tất cả bài đăng

24.8.12

TT Nguyễn Tấn Dũng chỉ đạo vụ bắt "Bầu Kiên"?

Đại tá Nguyễn Đức Thịnh (Cục trưởng Cục Cảnh sát kinh tế) cho biết, trước khi khởi tố, tạm giam ông Nguyễn Đức Kiên, lãnh đạo liên ngành Tư pháp trung ương đã họp và thống nhất cao. Việc bắt đã báo cáo Thủ tướng.

- Khi có thông tin bắt Nguyễn Đức Kiên, người dân nghĩ đến Ngân hàng ACB, ông có thể nói gì về việc này?

- Thông báo của cơ quan cảnh sát điều tra và phát biểu của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đã nêu rõ: Chúng tôi khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với Nguyễn Đức Kiên do vi phạm trong quản lý, điều hành của 3 công ty do Nguyễn Đức Kiên làm Chủ tịch Hội đồng quản trị. Hiện Nguyễn Đức Kiên không tham gia quản lý, điều hành Ngân hàng ACB.

Chúng tôi cũng đã nói rõ là lãnh đạo Bộ Công an và Cơ quan cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an nhận được rất nhiều đơn, thư khiếu nại, tố cáo liên quan đến vi phạm của 3 công ty do Nguyễn Đức Kiên điều hành và báo cáo Bộ trưởng và Thứ trưởng Phạm Quý Ngọ chỉ đạo.

Trước khi khởi tố, bắt giam Nguyễn Đức Kiên, lãnh đạo liên ngành Tư pháp trung ương đã họp và thống nhất cao. Quá trình bắt, khám xét và tổ chức điều tra đảm bảo đúng người, đúng tội theo quy định của pháp luật và đã báo cáo Thủ tướng và nhận được sự chỉ đạo chặt chẽ của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.

bau Kien
Bầu Kiên trước khi bị bắt tạm giam. Ảnh: Hoàng Hà.

- Ông Nguyễn Đức Kiên là người có vị trí trong xã hội, quá trình điều tra, cơ quan điều tra có chịu áp lực như thế nào?

- Nguyên tắc mọi người đều bình đẳng trước pháp luật, vì vậy chúng tôi không chịu áp lực nào trong điều tra vụ án này và quá trình chỉ đạo điều tra vụ án chúng tôi phải thực hiện nghiêm túc, khách quan các quy định của Bộ luật tố tụng hình sự.

- Ông đánh giá gì về tội phạm trong lĩnh vực ngân hàng?

- Cục Cảnh sát kinh tế đã chủ động phối hợp với các lực lượng tham mưu cho lãnh đạo Bộ Công an và chỉ đạo lực lượng cảnh sát kinh tế các tỉnh, thành phố làm tốt công tác phòng ngừa, phát hiện và đấu tranh với các tội phạm kinh tế nói chung và vi phạm, tội phạm kinh tế trong lĩnh vực ngân hàng nói riêng để góp phần làm cho “mạch máu” kinh tế của đất nước hoạt động lành mạnh. Lợi ích của người dân, quốc gia phải được đặt lên hàng đầu.

Việc này chúng tôi đã có kế hoạch và báo cáo lãnh đạo Bộ công an triển khai mạnh mẽ nên sau khi Nghị quyết 11 năm 2001 của Chính phủ được ban hành, lực lượng Cảnh sát kinh tế đã tập trung chống mua bán trái phép vàng, ngoại tệ, rồi chống vi phạm trần lãi suất. Hiện nay chúng tôi tập trung quan tâm đến hồ sơ, thủ tục cho vay, sử dụng vốn huy động... để phòng ngừa, phát hiện tội phạm, vi phạm.

Điển hình của tội phạm này phải kể đến vụ Võ Anh Tuấn (Phó Giám đốc Ngân hàng Nhà Bè), Huỳnh Thị Huyền Như (Chi nhánh Ngân hàng Công thương TP HCM) móc nối với một số cán bộ, cá nhân trong và ngoài ngân hàng lừa đảo chiếm đoạt 4.600 tỷ đồng. Chúng tôi đang tiếp tục điều tra, mở rộng giai đoạn 2 của vụ án này.

Công an Nhân dân

23.8.12

Bầu Kiên từng học lớp chọn trong quân đội


Bầu Kiên từng học khóa 15, thuộc đơn vị có nhiều người học giỏi của Học viện Kỹ thuật quân sự. Được học lớp chọn

Một lãnh đạo Học viện Kỹ thuật quân sự (trước kia là ĐH kỹ thuật quân sự) cho biết, những ngày đầu thập niên 80, gần 500 học sinh xuất sắc nhất cả nước đã trúng tuyển vào Đại học Kỹ thuật quân sự.

Hồi ấy, ngôi trường này thu hút được rất nhiều học sinh đoạt giải quốc gia, quốc tế, học sinh trường chuyên đăng ký tuyển sinh (hiện nay, sức hút có giảm hơn, nhưng vẫn có nhiều người giỏi thi vào).

Ngày đó, trường này được quyền đặc cách đến từng trường phổ thông để chọn những học sinh xuất sắc nhất.

Nguyễn Đức Kiên hồi đó là học sinh trường THPT Cao Bá Quát, huyện Gia Lâm, Hà Nội, cũng trúng tuyển vào đây, cùng với nhiều học sinh chuyên Toán A0 của ĐH Tổng hợp Hà Nội, chuyên Chu Văn An (năm đó Việt Nam không thi học sinh giỏi quốc tế, nhưng những học sinh này đều năm trong đội dự thi quốc tế, nếu nước ta tham gia) và nhiều nhân tài từ các trường chuyên khác trên cả nước.

Vì học giỏi nên Nguyễn Đức Kiên đã được chọn vào Đại đội 156, có gần 200 người, được đi du học. Hồi đó, Nguyễn Đức Kiên được gửi đi học tại Hungary, học trường Kỹ thuật quân sự Zalka Maté, ngành thông tin, vô tuyến điện. (TS Nguyễn Quang A, Giám đốc Công ty tin học 3C và Đại tá Hồng Thanh Quang, Phó Tổng biên tập báo Công an Nhân dân cũng từng học như vậy).

Khóa 15 sau đó có nhiều người đã thành công trong nhiều lĩnh vực. Ví dụ như Ủy viên Trung ương Đảng, Trương Quang Nghĩa (vốn là kỹ sư xây dựng, khóa 15), Bí thư tỉnh ủy Sơn La.

Đại gia ngân hàng và bóng đá

Năm 1994, bầu Kiên cùng nhiều người đã sáng lập ra ngân hàng TMCP Á châu – ACB. Hiện nay, ACB là ngân hàng dẫn đầu trong nhóm các ngân hàng thương mại ngoài quốc doanh.

Bầu Kiên là một trong những doanh nhân tiên phong đầu tư vào lĩnh vực này. Ông bắt đầu nổi tiếng với màn phát biểu như đổ nước nóng vào ban lãnh đạo liên đoàn bóng đá Việt Nam.

Bên cạnh lĩnh vực ngân hàng và bóng đá, bầu Kiên còn đầu tư vào rất nhiều lĩnh vực khác như du lịch, may mặc…

Sự kiện bầu Kiên bị bắt chiều 20/8 là một sự kiện lớn, khiến đông đảo người dân quan tâm.

http://vtc.vn/538-345659/giao-duc/bau-kien-tung-hoc-lop-chon-trong-quan-doi.htm

20.6.12

Báo quân đội VN mở trang web tiếng Trung Quốc

Tờ báo chính thức của Quân đội Việt Nam, báo Quân đội Nhân dân, khai trương trang web tiếng Trung nhằm tăng cường “quan hệ hữu nghị hợp tác truyền thống”
Bấm
trang web tiếng Trung nhằm tăng cường “quan hệ hữu nghị hợp tác truyền thống”.

Trang web tiếng Hoa của báo Quân đội Nhân dân
Buổi lễ sáng nay ở Hà Nội có mặt các quan chức quan chức quốc phòng, ngoại giao, tuyên giáo của Việt Nam và Đại sứ Trung Quốc ở Hà Nội.
Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Phùng Quang Thanh không tham dự, nhưng gửi lẵng hoa chúc mừng, theo báo Quân đội Nhân dân.
Tờ báo nói mục đích ra đời trang web là “giúp bạn đọc Trung Quốc và những người biết tiếng Trung trên toàn thế giới có thêm một nguồn thông tin chính xác, tin cậy, hấp dẫn để hiểu thêm về đất nước, con người Việt Nam, hiểu thêm quan điểm, chính sách của Đảng và Nhà nước Việt Nam; hiểu rõ hơn về một đất nước Việt Nam yêu chuộng hòa bình, đổi mới, năng động, dân chủ và phát triển”.
Trung tướng Mai Quang Phấn, Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam, phát biểu trọng tâm trang web là “khai thác những mặt tốt, những điểm đồng”.
“Với những điểm còn khác biệt, cần có thông tin chính xác để bạn đọc hiểu đúng lập trường, quan điểm của Việt Nam; giáo dục quan hệ hữu nghị truyền thống lâu đời giữa hai nước," ông yêu cầu.
Trong khi đó, Đại sứ Trung Quốc tại Việt Nam Khổng Huyễn Hựu mong muốn tờ báo điện tử “giúp nhân dân Trung Quốc thêm hiểu Việt Nam, yêu quý Việt Nam”.
Mặc dù tờ báo quân đội đã có trang mạng bằng tiếng Anh, nhưng việc khai trương bản điện tử tiếng Trung được chú ‎ ý nhiều hơn trong bối cảnh quan hệ Việt – Trung luôn nhạy cảm.
Hôm 15/6, Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, đã tiếp Đại sứ Trung Quốc tại trụ sở Bộ Quốc phòng.
Bản tin ngắn của Việt Nam nói hai bên “thảo luận biện pháp nhằm thúc đẩy hợp tác quốc phòng song phương trên cơ sở những thỏa thuận hai nước đã đạt được”.
Đa phương quan hệ
Gần đây, chính giới và các học giả Trung Quốc rất chú ý thái độ của Việt Nam sau khi Hoa Kỳ tuyên bố tăng cường quan hệ với vùng Đông Nam Á trong chiến lược “tái cân bằng”.
Trung Quốc xem chiến lược châu Á mà chính quyền Barack Obama đề ra là nhằm hạn chế sức mạnh gia tăng của Bắc Kinh.
Trước chuyến thăm đầu tháng 6/2012 tới Singapore, Việt Nam và Ấn Độ, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ, Leon Panetta đã nói đến mục tiêu tăng cường quan hệ truyền thống với Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia và Philippines, và xây dựng "đối tác mạnh mẽ" với các nước Đông Nam Á.
Hôm nay, một quan chức Mỹ, ông Andrew Shapiro, Trợ lý Ngoại trưởng về Chính trị và Quân sự, có mặt ở Hà Nội.
Ông dẫn đầu phái đoàn Mỹ dự đối thoại song phương với Việt Nam về chính trị, an ninh, và quốc phòng trong hai ngày 19 và 20.
Thông cáo của Mỹ nói cuộc họp năm ngoái ở Washington DC đã thành công và cuộc đối thoại nêu rõ sự cam kết tiếp tục trong khu vực của Mỹ và quan hệ song phương “ngày càng mạnh mẽ” với Việt Nam.
Chính phủ Việt Nam luôn nói không liên minh quân sự với nước nào.
Mới đây, Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh tuyên bố "chúng tôi quan hệ tốt với các nước láng giềng trong khu vực khu vực, các nước lớn, trong đó quan hệ với Mỹ, với Trung Quốc là quan hệ ổn định, hợp tác lâu dài, toàn diện".
"Việt Nam không có đi với nước này để chống lại nước khác," ông nhắc lại.
Việc khai trương trang tiếng Trung của báo Quân đội Nhân dân được xem là một phần trong thông điệp này gửi cho Trung Quốc.

BBC